Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Người Ê Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn
gốc hải đảo của dân tộc Ê Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến
trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Ðê vẫn còn là một xã hội
đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta có giá trị đóng góp không
nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
“Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và
tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức
sống và sự từng trải của dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và
trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.”
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh
(Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian)
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục :
Lời mở đầu …………………………………………………………………………...1
Mục lục……………………………………………………………………………….2
Phần 1: Tìm hiểu chung về dân tộc Ê Đê……………………………………………..3
Phần 2: Đời sống và văn hóa dân tộc Ê Đê…………………………………….……..4
Chương I: Đời sống…………………………………………………………………...4
Chương II: Văn hóa……………………………………..…………………………….7
Trang phục truyền thống…….......................................……………………………….7
Kiến trúc.........................................................................................................................11
Tôn giáo.........................................................................................................................14
Chế độ gia đình..............................................................................................................15
Chữ viết – Ngôn ngữ.....................................................................................................15
Lễ hội.............................................................................................................................16
Kết luận……………………………………………………………………...………20
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………..…….21
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần I:
Tìm hiểu chung về dân tộc Ê đê
Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê. Trước năm 1975, tại miền
nam Việt Nam người Ê Đê được gọi là Rađê. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348
người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây
của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như
Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh
sống, song chưa có số liệu chính thức.
Ê Đê, Đêgar, ÊĐêgar
Tổng dân số
306.333 người (ước tính năm 2003).
Khu vực đông người sinh sống
Tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai
và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
Ngôn ngữ
Ê Đê, Việt
Tín ngưỡng
Kitô giáo, Phật giáo tiểu thừa , vật linh
Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Phần II:
Đời sống và văn hóa dân tộc Ê Đê
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I:
ĐỜI SỐNG
1. Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng
trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái
lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô,
khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông.
Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu
đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay
người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu,
ca cao...
Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng
chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến có
nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằng khung dệt kiểu
Inđônêdiêng cổ xưa. Nghề gốm và rèn không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán,
trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng.
2. Ăn
Người ê Ðê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức
ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có
rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có
tục ăn trầu cau.
3. Mặc
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay
mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh,
nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng,
vòng kền đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen
răng. Ðội đầu có khăn, nón.
4. Ở
Ðịa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây
Phú Yên, Khánh Hoà. Ngôi nhà truyền thống của người ê Ðê là nhà sàn dài, kiến trúc
mô phỏng hình thuyền với 2 đặc trưng cơ bản là: hai vách dọc dựng thượng thách - hạ
thu; hai đầu mái nhô ra. Nhà chỉ có hai hàng cột ngang, kết cấu theo vì cột, không kết
cấu theo vì kèo. Không gian nội thất chia ra làm hai phần theo chiều dọc. Phần đầu
gọi là Gah, vừa là phòng khách, vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả đại gia đình
mẫu hệ. Phần cuối gọi là ôk, dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách
ngăn bằng phên nứa.
5. Phương tiện vận chuyển
Chủ yếu là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. ở vùng Krông Băk
phổ biến có loại gùi cao cẳng. Vận chuyển trên bộ thì có voi nhưng không phổ biến
lắm.
6. Văn nghệ
Có hình thức kể khan rất hấp dẫn. Về văn chương, khan là sử thi, trường ca cổ xưa; về
hình thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác để truyền cảm. Về dân
ca có hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả... Nền âm nhạc ê Ðê nổi tiếng ở bộ cồng
chiêng gồm 6 chiêng bằng, 3 chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái mặt
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
da. Không có một lễ hội nào, một sinh hoạt văn hoá nào của cộng đồng lại có thể
vắng mặt tiếng cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng là các loại nhạc cụ bằng tre nứa,
vỏ bầu khô như các dân tộc khác ở Trường Sơn, Tây Nguyên, nhưng với ít nhiều kỹ
thuật riêng mang tính độc đáo.
`7. Chơi
Trẻ em thường thích chơi cù quay, thả diều vằng có sáo trúc. Trò chơi đi cà kheo trên
cao nguyên cũng lôi cuốn không ít thiếu niên ê Ðê ở nhiều nơi. Trò bịt mắt dê, ném
lao (ném xa và ném trúng mục tiêu cũng được nhiều trẻ em ê Ðê ưa thích.
8. Học
Việc học tập (học nghề, truyền bá kiến thức...) theo lối làm mẫu, bắt chước và nhập
tâm, truyền khẩu. Ðến năm 1923 mới xuất hiện chữ ê Ðê theo bộ vần chữ cái La-tinh.
Chương II:
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
VĂN HÓA
1. Trang phục truyền thống.
Dân tộc Ê đê sinh sống ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên nhưng tập trung chủ yếu ở
huyện Sông Hinh. Cùng với dân tộc Chăm, Bana, Tày, Nùng…, dân tộc Êđê có bản
sắc văn hoá truyền thống riêng thể hiện qua trang phục. Đây cũng là một trong
những yếu tố cơ bản để nhận biết, phân biệt bản sắc văn hoá giữa dân tộc này với
dân tộc khác.
Theo các cụ già kể lại thì trang phục truyền thống của dân tộc Êđê, đối với phụ nữ
là chiếc áo chui đầu, dài tay, có hai hàng nút chạy dọc theo vai, những tua chỉ nhiều
màu được kết lại thành chùm sau đó đính vào vai áo thả dài xuống đến đầu gối. Khi
những thiếu nữ Êđê bước đi, những tua chỉ này bay mềm mại và uyển chuyển trông
thật duyên dáng. Ngoài ra còn quấn váy, chiếc váy dài đến gót chân. Còn đối với
đàn ông thì mặc áo cài nút, dài tay, cổ áo hình chữ V, đóng khố.
Cũng như các dân tộc anh em: Chăm, Bana, Tày… thì dân tộc Êđê đã biết dệt vải để
mặc, có khi còn trao đổi mua bán với các dân tộc khác trong vùng. Nghề dệt truyền
thống đã được họ truyền từ đời này sang đời khác. Ở thời sơ khai, người Êđê trồng
bông, xe sợi, dệt thành vải, sau đó nhuộm màu từ các loại vỏ cây, quả… Trang phục
của dân tộc Ê đê lấy màu đen, đỏ làm màu chủ đạo. Hiện nay dân tộc Ê đê dùng chỉ
của người Việt, mua màu về nhuộm thành nhiều màu: đen, đỏ, vàng…
Nhìn vào trang trí trên trang phục, ta có thể nhận biết ngay trang phục của dân tộc
Êđê. Qua màu sắc, hoa văn trang trí bằng những đường song song chạy sát mép vải,
mô tít trang trí trên vải bằng cách điệu hình học. Hoa văn trên trang phục của dân
tộc Ê đê có ấn tượng mạnh mẽ về phong cách. Chính những hoa văn phản ánh nét
văn hoá truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Ê đê.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Rất tiếc bộ trang phục dân tộc Ê đê chỉ còn thấy trong dịp lễ hội còn ngày thường
thì hiếm thấy. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Ê đê, thiết nghĩ Nhà
nước có sự đầu tư, mặt khác tuyên truyền giúp người dân hiểu được bản sắc văn hoá
của dân tộc mình./.
1.1. Trang phục Thiếu nhi người Ê Đê
Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu
biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu
đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng
khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm.
Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên,
nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
8