Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.69 KB, 12 trang )

Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người không
còn phụ thuộc vào tự nhiên nữa mà chuyển sang giai đoạn cải tạo tự nhiên
và hoà đồng cùng với thiên nhiên. Tuy nhiên ở mức độ nào đó con người
vẫn đang dùng khoa học kỹ thuật để tận dụng thiên nhiên và chống chọi với
thiên nhiên trong văn hoá ứng xử. Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không chỉ làm môi trường để
con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị
văn hoá.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Khí hậu
nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề
nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho
phù hợp với tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự
nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt
Nam, nó là bản sắc riêng- là cái hồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm
lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người
Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình.
Đề tài mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn
hoá dân tộc là đề tài hay và hấp dẫn. Nó giúp chúng ta trả lời được câu hỏi
điều kiện địa lý có ảnh hưởng như thế náo dến văn hoá ứng xử của con
người và văn hoá dân tộc. Dân tộc mà tôi đề cập đến trong bài làm của mình
là dân tộc Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi
trường tự nhiên nhưng hầu như các công trình chỉ nêu khái quát được mọt
phần nào đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ mà chưa được giải quyết.
đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với
văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc”.
2.Lịch sử vấn đề:
Như đã nói ở trên vấn đề văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên đã


có rất nhiều tác giả nghiên cứu.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” viết. “Con
người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên-cách thức ứng xử với môi
trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hoá.”
Trong phần này tác giả đã nêu khá khái quát con gnười đã ứng xử với môi
trường tự nhiên như thế nào “việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi
trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc kĩnh vực ứng phó: mặc và ở là
để ứng phó với thời tiết, khí hậu đi lại là ứng phó với khoảng cách.[1]
1
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
Trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” do Trần Quốc Vượng ( chủ
biên ) các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường tự
nhiên “ con người tồn tại trong tự nhiên, bới vậy mối quan hệ giữa con
người với môi trường tự nhiên cũng là một mặt cơ bản cuả đời sống văn
hoá”. [2]
Trần Diễm Thuý trong cuốn “ cơ sở văn hoá Việt Nam” viết: “thích
ứng với tự nhiên là một đặc điểm thể hiện tính cách hoà đồng, tính cách yêu
quý thiên nhiên và cũng là một cách biểu hiện văn hoá của người Việt cổ.”
Trong cuốn đề cương bài giảng Địa văn hoá thế giới của Tiến Sỹ Đậu
Thị Hoà cũng đã phân tích mối quan hệ giữa những điều kiện địa lý với văn
hoá ứng xử và văn hoá dân tộc.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu có đề cập đến vấn đề này nhưng tôi
chưa kịp thống kê hết. Nhưng nhìn chung các tài liệu chỉ tập chung phân tích
một phần nào đó của vấn đề hoặc chỉ đề cập một cách tổng quát chủ yếu là
đề cập đến văn hoá ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Chứ
chưa có ai phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng
xử và văn hoá dân tộc. Đề tài còn nhiều vến đề cần đi sâu vào nghiên cứu.
với đề tài này tôi muốn góp phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện
địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc một cách toàn diện nhất.
3. Mục đích nghiên cứu :

Văn hoá là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một hiện tượng đặc
biệt của con người. Một hiện tượng luôn gắn với thời gian và không gian có
ý nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn hoá người có mối quan hệ mật
thiết với lịch sử và không gian lãnh thổ. Chính vì vậy mục đích nghiên cứu
của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử
của con người.
Đồng thời đề tài là sự mở rộng nghiên cứu toàn diện những nét văn
hoá đặc trưng của dân tộc, mà những nét văn hoá đó được hình thành từ cơ
sở của điều kiện tự nhiên.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong bài làm của mình phần mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với
văn hoá ứng xử của con người tôi chỉ nêu một cách khái quát.Mà chủ yếu là
phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với văn hoá dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài làm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp liên ngành văn hoá học.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
2
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và văn hoá ứng xử
của con người.
1. Khái niệm văn hoá.
Trong mọi lĩnh vực của đời sống, chúng ta thường sử dụng những
thuật ngữ như: văn hoá học, văn hoá ứng xử, văn hoá học đường, văn hoá
giao thông…vv. Vậy văn hoá là gì?
Ngay từ khi ra đời văn hoá đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau.
Điều này chứng tỏ để định nghĩa về văn hoá thật không hề đơn giản.

Từ “văn hoá” có nguồn gốc từ tiếng la tinh – Cultura có nghĩa là vun
trồng và chăm bón, Cultusanimi nghĩa là trồng trọt về tinh thần.
Văn hoá có nghĩa là “cái hoá thành văn”, “văn” có nghiã là nét vẽ,
mang tính hình thức bên ngoài, còn “hoá” là sự biến đổi, tự bản thân “văn”
đã bao trùm sự biến đổi và phát triển. Xét văn hoá trong mối quan hệ với tự
nhiên thì văn hoá được định nghĩa “văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi
con người” (Nguyễn Từ Chi,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996).
Burnetttylo, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Anh khi nghiên cứu
văn hoá với tư cách là một nhà khoa học đã định nghĩa : “văn hoá là một
tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật
pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau, những tập quán khác
nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội.
UNESCO đã định nghĩa văn hoá:
Văn hoá là một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh
thần, vật chất, tri thức và tình cảm…Khắc họa nên bản sắc của một cộng
đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội. Văn hoá không chỉ
bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những nối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống giá trị , những truyền thống tín ngưỡng…
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng: “hai tiếng văn hoá chẳng
qua là chỉ chung tất cả các sinh hoạt của con người cho nên ta có thể nói
rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”,(theo Giáo Sư Đào Duy Anh)
Như vậy chúng ta có thể nói “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình
hoạt động thực tiễn. (Trần Ngọc Thêm, cơ sở văn hoá Việt Nam,Nxb Giáo
dục, 1999).
2. Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của
con người.
3
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
2.1.Con người tận dụng môi trường tự nhiên để ăn uống.

Người Việt có câu: “Có thực mới vực được đạo” nó nói nên tầm quan
trọng cuả việc ăn uống. Ăn không chỉ là để duy trì sự sống mà đối với nhiều
dân tộc ăn còn là một nét đẹp văn hoá, đó là nghệ thuật thưởng thức.
Mỗi vùng miền khác nhau thì có điều kiên địa lý khác nhau chính vì
vậy con người phải có những ứng xử nhất định để phù hợp và thích nghi.
Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lới để
phát triển cây lúa nước, nên thức ăn chính của con người là lúa gạo, tất cả
các loại bánh trái đều chế biến từ lúa gạo. Còn những vùng đồng bằng khô ở
vùng cận nhiệt đới và ôn đới lương thực chính là lúa mì: chẳng hạn như
lương thực chính của người Nga là lúa mì bởi lãnh thổ nước Nga nằm chủ
yếu trong khu vực có khí hậu ôn đới nên các nông phẩm chính là lúa mì, lúa
mạch, ngô…
Hay là ở những vùng thảo nguyên nguồn thức ăn chính của con người
là thịt, bởi đây là vùng có hoạt động chăn nuôi phát triển, con người đã biết
chế biến các món ăn từ thịt để đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn
như người Mông Cổ - với nền văn minh du mục truyền thống chắc chắn sẽ
ăn thịt nhiều hơn người Việt Nam.
Như vậy từ lâu con người đã biết ứng xử phù hợp với tự nhiên trong
việc ăn uống, con người đã tận dụng triệt để những nguồn lương thực sẵn có
vào cuộc sống của mình.
2.2. Mặc, ở và đi lại – cách ứng xử thích hợp của con người để
đối phó với tự nhiên.
Mặc, ở và đi lại là những hoạt động hết sức cần thiết của con người,
nó cũng là những yếu tố tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
Việc mặc không chỉ là ứng xử với môi trường tự nhiên mà nó còn để
làm đẹp, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những trang phục truyền thống
được coi là những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc ví dụ như người Việt
Nam có áo dài là trang phục truyền thống, người Nhật Bản có bộ kimônô. ở
những vùng có khí hậu nóng nhiều ánh sáng, con người sử dụng các loại vải
mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng có khí hậu giá lạnh con người

đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh hơn. Hay ở những
vùng rừng núi con người đã biết cách ăn mặc hoà dồng với thiên nhiên bằng
các loạ vải vóc màu sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng.
Việc ở là để đối phó với các hiện tượng như mưa, nắng, gió, bão,
nóng, lạnh…những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời
sống của con người. Con người không thể biến dổi được tự nhiên mà chỉ có
thể dựa vào tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn
tại. Ngay từ xa xưa khi xã hội chưa phát triển để ứng phó với những hiện
4
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
tượng tự nhiên người ta đã biết tìm những hang động và gốc cây để ở. Khi
xã hội phát triển con người đã biết khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như gạch, đá, vôi, sắt thép..vv để tạo nên những ngôi nhà vững trãi và
đẹp mắt.
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự
nhiên, chẳng hạn như ở vùng sông nước giao thông chủ yếu là bằng đường
thuỷ, phương tiện chủ yếu là tàu thuyền. Còn những vùng đồng bằng khô
khan giao thông đường bộ lại phát triển phương tiện chủ yếu là xe cộ, tàu xe.
Như vậy trong bất cứ môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng,
chi phối bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt. Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh đó, con ngưòi không thể chống lại nó một cách thuần
thục mà phải thích nghi với môt trường sống để điều hoà nhịp sống của
mình.
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VỚI
VĂN HOÁ DÂN TỘC
1. Điều kiện địa lý và con người Việt Nam.
1.1 điều kiện địa lý.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc,
phía tây và tây nam giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía đông nam
giáp biển đông với bờ biển dài hơn 3000 km. Do có vị trí và đặc điểm tự

nhiên như vậy nên Việt Nam từ xã xưa đã có vị thế của một chiếccầu nối
giữa Châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam
Á hải đảo, là giao điểm giữa các đường giao thông, giữa các “kênh” mua
bán, trao đổi hàng hoá giao lưu văn hoá từ đông sang tây, từ bắc xuống nam
và là điểm nút giao thông của nhiều nền văn hoá và văn minh trên thế giới.
Địa hình: địa hình Việt Nam ¾ là đồi núi thấp với hệ đất peralit đỏ
vàng là chủ yếu. đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác
nhau. Diện tích đất đồng bằng chỉ chiếm ¼ nhưng hầu hết các đồng bằng của
Việt Nam là những đồng bằng châu thổ do các con sông bồi đắp thường
xuyên nên rất màu mỡ, là điều kiện thuận lợi để cho con người canh tác
nông nghiệp.
Khí hậu: Nươc ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng
của gió mùa Châu Á, nên khí hậu mang tính chất nóng, ẩm phân hoá theo
mùa và theo độ cao rõ rệt. Bởi vậy hệ sinh thái rất đa dạng, mùa nào thức ấy.
Cây cối xanh tốt quanh năm phù hợp với việc phát triển nông nghiệp.
Điều kiện đất đai và khí hậu làm cho thiên nhiên Việt Nam rất đa rạng
và phong phú. Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy
Việt Nam cũng là vùng đất có nền văn minh phát triển khá sớm, cách đây
5

×