Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.16 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Qua các thời kì lịch sử đã chứng minh được vai trò to lớn của nhân dân. Các
triều đại đươc lập nên và diêt vong cũng do nhân dân mà ra, bao vị vua cũng xuất
thân từ nông dân do thời thế mà dứng lên lãnh đạo nhân dân . Nhưng cũng có bao
vị vua đồi bại đem lai khổ đau cho nhân dân cuôi cùng cũng bị nhân dân nổi dậy và
lật đổ.
Trong các cuôc chiến tranh bảo vê nền độc lập vai trò của nhân đan cang được
chứng minh! Tư thời Bắc thuộc , nước ta đã nhiều lân bị đế chế phương Băc xâm
chiếm, chúng đàn áp nhân dân ta. Nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh , rất
nhiêu cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Nhờ sự đồng lòng giúp đo của nhân dân
, nước ta đã đánh đuổi bao cuộc xâm chiếm của giăc ngoại xâm. Điển hình là ba
lân chiên thắng quân Nguyên của vua tôi nhà Trần . Lịch sử thế giới ghi nhận, vào
thế kỷ 13 quân Nguyên Mông được coi là đội quân vô địch, tung vó ngựa từ đông
sang tây, đến đâu nơi đó đều bị giày xéo và khuất phục. Ấy vậy mà đội quân ấy đã
bị chặn lại ở đất nước Đại Việt nhỏ bé, không chỉ một mà tới ba lần.Lần thứ nhất,
năm 1257 Hốt Tất Liệt sai sứ sang dụ hàng, Trần Thái Tông ra lệnh bắt giam sứ
giả và truyền lệnh cả nước sẵn sàng đánh giặc. Cuối năm đó Hốt Tất Liệt cử Ngột
Lương Hợp Thai chỉ huy 10 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Lần thứ hai, tháng
1/1284 vua Nguyên sai thái tử Thoát Hoan đích thân đem 50 vạn quân sang đánh
nước ta. Thêm 10 vạn quân do Toa Đô đánh từ phía nam ra. Vua Trần tập hợp Hội
nghị Diên Hồng, muôn người như một thét vang một tiếng “Đánh”. Lần thứ 3
(1285- 1286), với 30 vạn tinh binh tràn sang Đại Việt . Tất cả ba lần đều bị nhân
dân ta đánh bại .
Trong cuộc chiến đấu với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những đế quốc hùng
mạnh nhất thế giới với tiềm lực kinh tế và quân sự. Cuộc chiến đã góp phần làm
nước Pháp suy sụp và phân hóa. Các chính phủ hiếu chiến bị lật đổ liên
tiếp. Pháp chi phí 3.000 tỷ quan, tương đương 7 tỷ USD (trung bình 1 tỉ
quan/ngày). Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh
VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ
trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD
(VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Với sự chênh


lệch tương quan lực lượng nếu không có sự đoàn kết và ung hộ, tương trợ của nhân
dân thi chúng ta không thê nào chiên thăng trong các cuộc chiến khốc liệt đó. Tập
hợp được sức mạnh của nhân dân thì không có gì là không thể!
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nho gia miệt thị người dân lao động. Về trí tuệ, họ xếp con người thành hai loại:
thượng trí và hạ ngu. Thượng trí là bọn cầm quyền, bọn “quân tử”. Hạ ngu là người
dân lao động. Họ cho rằng hai loại người này do số phận an bài nên không bao giờ
thay đổi (Duy thượng trí hạ ngu bất di). Trong xã hội, họ phân biệt nghề sang, nghề
hèn. Họ đề cao lao động trí óc bằng quan điểm: “Vạn cái nghề đều thấp hèn, duy
chỉ có đọc sách là cao cả” (vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao).
Do đó cũng có những ông vua chuyên quyền , độc ác , coi nhân dân nhu cỏ rác…
điển hình như:
1. Lê Ngọa Triều (1005-1009): Giết anh cướp ngôi, hoang dâm vô độ, thường hay
bầy ra những trò dã man để mua vui. Ví như để mía lên đầu nhà sư rồi róc vỏ,
thỉnh thoảng bổ vào đầu sư mà cười.
2. Lê Uy Mục (1505-1509): Vừa lên ngôi đã giết Thái hoàng thái hậu, dung túng
cho ngoại thích hoành hành, suốt ngày rượu chè, coi mạng người như cỏ rác.
Phó sứ nhà Minh sang nước ta là Hứa Thiên Tích, thấy Uy Mục thì làm 2 câu thơ:
"An Nam tứ bách vận vưu trường Thiên ý như hà giáng quỷ vương "
Khi Giản Tu Công Oanh nổi lên chống lại có sai Lương Đắc Bằng thảo hịch kể tội
như sau: "... Giết hại người xương thịt, dìm hãm các thần liêu... Tước đã hết mà
thưởng bậy không ngớt, dân đã cùng mà vơ vét không thôi... Tiêu tiền như bùn đất,
bạo ngược ngang với Tần Chính..."
3. Lê Tương Dực (1510-1516): Chính là Giản Tu Công đã nổi dậy chống lại Uy
Mục, nhưng sau khi lên ngôi thì rơi vào con đường của Uy Mục. Tương Dực gian
dâm với vợ lẽ của cha, xa hoa vô độ, suốt ngày đắp thành xây điện, lao lực sức
dân, thuế khóa nặng nề, giết hại vương công, khiến cho giặc cướp nổi lên. Sứ nhà
Minh khi sang nước ta cũng nhận xét về Tương Dực như sau: "Quốc vương An
Nam mặt thì đẹp mà người thì lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không

bao lâu!".
Những ông vua như thế nhanh chóng bị tiêu diệt , chỉ có những bậc hào kiệt
thương dân như con, coi trong dân chúng mới được người đời ca tụng , ngợi ca như
: Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi… Đó là các nhà tư tưởng với xu
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hương thân dân, coi trọng nhân dânĐối với Trần Hưng Đạo, ông nhận thức được
tầm quan trọng của nhân dân, vai trò của nhân dân trong chiến tranh cũng như
trong thời bình. Trong chiến tranh , ông biết tập hợp sức mạnh đoàn kết của nhân
dân để tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến : một lầnHưng Đạo Vương ốm. Vua
ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang
xâm lược thì kế sách như thế nào?"
Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước,
vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm
Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía
sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương
nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân
không lìa, xây thành Bính Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà
Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm,
đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua
tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên
vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế
trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như
gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng,
thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo
thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư
sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."
Khi thời bình thì chăm lo cho dân chúng: “Năm 1289, trong niềm vui toàn
thắng, đô thành bị đổ nát, đất nước hoang tàn, vua Nhân Tông hạ chỉ gấp rút tu sửa
thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn can rằng: " Việc sửa lại thành trì không cần

kíp lắm. Việc cần kíp triều đình cần phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc
úy lạo nhân dân. Hơn bốn năm, quân giặc hai lần tràn sang đánh phá, từ nơi núi
rừng đến nơi đồng ruộng đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà dân chúng vẫn một lòng
hướng về triều đình, xuất tài, xuất lực, đi lính, đóng thuế làm nên một lực lượng
mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua đã được trở về yên ổn, việc
cần làm trước hết là chú ý đến ngay dân. Những nơi nào bị tàn phá, tùy tình trạng
nặng nhẹ mà cứu tế. Nơi nào bị tàn phá quá nặng có thể miễn tô thuế mấy năm. Có
như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã
nói: "Chúng chí thành thành". Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay. Xin nhà
vua xét kỹ". Vua Trần Nhân Tông đã nghe theo lời khuyên”.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trần Nhân Tông là một vi vua anh minh bậc nhất của nươc ta. Ông cũng là người
hầu như là duy nhất coi tiêng dân , lòng dân , sức mạnh củ nhân dân là điều thiêng
liêng nhất . Chính vì thế mới có hội nghị Diên Hồng(12/1284). Hội nghị Diên
Hồng đươc triệu tập năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các
phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi
quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồngvào tháng chạp năm Giáp
Thân (1284). Khác với hội nghị Bình Than trước đó, hội nghị Diên Hồng không
bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các
phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
Ngoái ra còn có Nguyên Trãi . Ông đã kế thừaa va phát huy mạnh mẽ tư tưởng về
nhân dân. Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt
với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân
nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân
nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước,
thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục

đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì
vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân
nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống
mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay
cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và
phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại
thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy,
mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở
đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng
nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam.
Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng
thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch
sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân,
sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc sáng suốt của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an
dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần. Trong thời kỳ đó, những tư tưởng
về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc
làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã
được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của
mình. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược
đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên
bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân,
Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”,
phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu
nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà
kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư
tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề
cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và
bước vào xây dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng
làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của
vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô
lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy nghĩ như
vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn
Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao
động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của
mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào
nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân,
hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của
nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
Trong tư tưởng của các bấc tiên bói ngây xưa thi nhân dân có vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp dựng và giữ nước. Đó là một sự tiến bộ vượt bậc so với
đương thời. Nhưng trong quan niệm vẫn còn thiếu sót. Nhân dân ở đây chỉ đóng
5

×