Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.45 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM HÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Huế
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Toán 
- Lĩnh vực khác: sinh hoạt chủ nhiệm 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học : 2013 – 2014
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
________________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Huế
2. Ngày tháng năm sinh: 25-1-1976
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 491C/A2 - Nhị Hòa - Hiệp Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: (cơ quan ) - ĐTDĐ: 0974365111
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ:
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Toán và chủ nhiệm lớp
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân Toán
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Toán học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán
-Số năm có kinh nghiệm: 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “Kinh nghiệm
trong việc nâng cao chất lượng của giờ sinh hoạt chủ nhiệm” (sáng kiến
trong năm học 2006-2007), “Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới” (2007-
2008), “Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học” (2008-2009),
“Tìm lời giải cho bài toán
| | ,A B A B
= =
” (2009 – 2010). “ Tạo hứng thú
học tập cho học sinh với bài toán Tổ hợp” (2010 – 2011), “Tạo hứng thú học
tập cho học sinh với bài toán Tổ hợp - Bài toán Tổ hợp với thực tế” (2011-
2012)…
2
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Mục lục
Mục lục 3
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Mục đích của đề tài 4
3.Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.2. Cơ sở thực tiễn 6
CHƯƠNG 2: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 8

2.1.Phương pháp triển khai 8
2.2. Ứng dụng vào thực tế một số chủ điểm tiêu biểu 9
Hướng về đồng bào vùng lũ 17
CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO GIỜ SINH
HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 20
3.1. Kết quả thực hiện 20
3.2 Bài học kinh nghiệm 20
PHẦN KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC…………… …………………………………………………………………22
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Là người giáo viên, ngoài công việc truyền thụ tri thức cho học sinh thì
công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là công việc vô cùng quan
trọng. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn là trách
nhiệm của người thầy làm công tác chủ nhiệm lớp. Với vai trò trực tiếp theo
dõi và đánh giá hạnh kiểm của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm có nhiều điều
kiện định hướng và giáo dục tư tưởng, lối sống học sinh.
Trong nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, như: học tập
chuyên đề về đạo đức, xử lý kỷ luật thì việc tích hợp nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm là một
hướng cần thiết.
Bởi lẽ, việc triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh một cách rộng khắp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh
vực đời sống. Tuy nhiên, đây là công việc có đặc thù mang tính chất vận động,
tính chất tư tưởng, rất khó định lượng và cần phải được làm thường xuyên. Do
đó, một yêu cầu có tính thời sự là đưa ra nhiều mô hình hay để mọi tầng lớp
nhân dân, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này là học sinh, có thể học và

làm theo Bác.
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm bậc THPT, tôi nhận thấy việc hướng dẫn,
tạo ý thức tự giác cho học sinh học tập và làm theo gương Bác có ý nghĩa quan
trọng, nhất là trong tình hình có nhiều luồng văn hóa ngoại lại đan xen, ảnh
hưởng không nhỏ đến tư tưởng, lối sống của các em. Làm sao để học sinh có
được sự tự giác để học và làm theo Bác, để học sinh phát triển tư tưởng, nhân
cách đúng hướng? Đó chính là động lực để tôi triển khai nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm đưa vấn đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp”.
2.Mục đích của đề tài
Khi giáo viên - học sinh cùng thực hành tốt đề tài “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp” sẽ giúp học
sinh có thêm kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể, tạo hứng khởi hơn trong
học tập cũng như trong cuộc sống. Do vậy, giờ sinh hoạt lớp không còn đáng
sợ với học trò với các công việc kiểm điểm, phê bình nặng nề. Ngược lại đó là
4
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
giờ học các em mong muốn để được sinh hoạt tập thể, hát, cười vui vẻ,tự tin
hơn, yêu đời hơn sau một tuần học tập vất vả.
- Học sinh tích cực hơn, năng động hơn, sáng tạo trong các hoạt động của
lớp. Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái ngày càng được gắn chặt.
- Học sinh biết quan tâm đến các vấn đề chính trị, thời sự, xã hội, biết yêu
quê hương đất nước, thương con người, không vô cảm trước nỗi đau của người
khác
3.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài Đưa
vấn đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh
hoạt chủ nhiệm lớp” có 3 chương chính, được bố cục như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương này trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Từ các cơ sở có

được giúp người viết có nền tảng đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất
được nêu trong chương 2 và 3.
Chương 2: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Chương chính của đề tài trình bày nội dung, biện pháp thực hiện các giải
pháp của đề tài. Chương có 2 mục là: Phương pháp triển khai và Ứng dụng
vào thực tiễn một số chủ điểm tiêu biểu.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Chương cuối cùng nêu lên kết quả thực hiện đề tài, qua đó rút ra một số
bài học kinh nghiệm.
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận
*Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, tư tưởng
cho học sinh
Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Theo lời căn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người thầy "không phải là gõ
đầu trẻ để kiếm cơm" mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người
công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với
nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng, cần-
kiệm-liêm-chính-chí-công-vô-tư, có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giáo dục, phải đặc biệt chú
trọng giáo dục đạo đức. Đó là vì sự nghiệp, vì cuộc sống của chính các em học
sinh để sau này, các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có
ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Người cho rằng, việc dạy trẻ cũng như
trồng cây non. Cây non được trồng tốt thì sau này cây sẽ lên tốt. Dạy trẻ nhỏ
tốt thì sau này các em sẽ thành người tốt. Theo Người, tài phải đi đôi với đức,

đức đi đôi với tài, nếu chỉ có tài mà không có đức thì là người vô dụng.
Dựa trên tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học: dựa vào hoạt động
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích
hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin, niềm vui trong học tập và thực sự tạo được môi trường “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh - mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với công tác giáo dục trong nhà trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh, mô hình quản lý học
sinh các cấp học chủ yếu là phân bổ đến từng đơn vị lớp. Mô hình này đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Tùy theo từng đặc điểm, tình hình
6
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
của lớp học mà có những phương án giáo dục đạo đức, định hướng nhân cách
cho học sinh một cách phù hợp.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi có một số nhận định sau:
*Mặt thuận lợi:
1. Học sinh tương đối ngoan, thực hiện tốt nội quy nhà trường.
2. Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con
mình. Phụ huynh hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo
dục học sinh.
*Mặt khó khăn:
1.Hình ảnh học sinh ngán ngẩm khi đến giờ chủ nhiệm, không khí tẻ nhạt
với các ánh mắt lơ đễnh, những cái đầu mệt mỏi gục xuống bàn, nhóm thì chơi
cờ tướng, nhóm lại ngồi tán chuyện gẫu, có em mở điện thoại di động chơi
game
Những học sinh vi phạm nội quy trong tuần trơ ra với những điệp khúc
kiểm điểm, phê bình của giáo viên chủ nhiệm đã ám ảnh tôi rất nhiều năm qua.

Tuổi 15, 16, 17 của các em là tuổi đẹp nhất, là những gương mặt sáng ngời
thánh thiện, là những tâm hồn tràn đầy nhựa sống, là sự hoạt bát, năng động có
chút huyên náo dễ thương cớ sao lại trở thành những con chim xuội cánh đáng
thương trong giờ sinh hoạt cuối tuần?
2. Một số học sinh có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc, quan tâm của gia
đình.
3.Nhiều học sinh thụ động, nhút nhát, kỹ năng sống cũng như sinh hoạt
tập thể yếu.
4.Ý thức học tập của nhiều học sinh chưa tốt, học sinh còn lười học.
5.Một số ít học sinh thường xuyên vi phạm nội quy. Kết quả xếp hạng
năm học trước của lớp là hạng cuối.
6.Không ít học sinh sống cùng mẹ, thiếu sự yêu thương, chăm sóc của
người bố vì bố mẹ ly dị.
7.Có một vài phụ huynh thể hiện thái độ không hợp tác với giáo viên chủ
nhiệm năm học trước.
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 7
CHƯƠNG 2: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM
GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ
NHIỆM LỚP
2.1.Phương pháp triển khai
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được lồng ghép vào
giờ sinh hoạt lớp theo từng chủ điểm. Các chủ điểm đó sẽ được giáo viên chủ
nhiệm triển khai, gợi mở khéo léo vào đầu mỗi tiết sinh hoạt lớp, giúp học sinh
rút ra những bài học đạo đức cho chính mình.
Mô hình triển khai được thể hiện như sau:
Trong các bước triển khai, thì việc tìm chủ điểm cho buổi sinh hoạt quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tương tác giữa chủ đề - giáo viên - học
sinh, tâm lý tiếp cận của học sinh
Thông thường, giáo viên thường căn cứ vào dòng chủ lưu thời sự - chính
trị - xã hội để đưa ra các chủ điểm. Chẳng hạn, trước tình hình học sinh THPT

quan tâm thiên lệch giữa các môn khoa học xã hội (đặc biệt là môn sử) với các
môn khoa học tự nhiên, giáo viên đã đưa chủ điểm việc tìm hiểu lịch sử của đất
nước - thông qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Tuy vậy, việc chủ
8
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
điểm tìm hiểu lịch sử phải được cụ thể hóa bằng đề tài sinh động, thời sự mà
hầu hết học trò nào cũng biết, như: vấn đề biển đảo
Trong quá trình triển khai, người giáo viên đóng vai trò gợi mở và lắng
nghe học sinh, khuyến khích để học sinh nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của
mình.
2.2. Ứng dụng vào thực tế một số chủ điểm tiêu biểu
2.2.1. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua việc tìm hiểu
lịch sử của đất nước
Bác Hồ đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục phải chứa đựng tính dân
tộc, tính khoa học và tính nhân dân; phải làm cho người học hiểu được những
truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn kết,
tương thân tương ái, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao
động sản xuất.
Tự hào với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta,
với những chiến công hiển hách từ trận Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán
của tướng quân Ngô Quyền (năm 938) đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Tống (1075 - 1077) của nước Đại Việt với bản Tuyên ngôn độc lập đầu
tiên: Nam quốc sơn hà của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Sau Hội nghị Diên
Hồng, toàn quân và dân ta đã quyết tâm, đồng lòng đánh đuổi quân Mông
Nguyên ra khỏi bờ cõi. Với bản Bình Ngô Đại Cáo - bản Tuyên ngôn độc lập
lần thứ hai của dân tộc (Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi khẳng định chủ quyền
đất nước) đã kết thúc 20 năm thống trị của nhà Minh (1407 - 1427)…; Cách

mạng tháng Tám (1945) thành công khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến thắng lợi Điện Biên
Phủ “Chấn động địa cầu” năm 1954 đã kết thúc trăm năm đô hộ của thực dân
Pháp. Cùng cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta đã đánh tan đế quốc
Mỹ thống nhất đất nước(1975). Bác Hồ thường nêu gương các vị khai quốc
công thần, anh hùng dân tộc để giáo dục thế hệ ngày nay. Đặc biệt mỗi lần
nhắc đến Nguyễn Trãi, Bác biểu lộ một tấm lòng ưu ái và khâm phục sâu sắc.
Chỉ có nhân dân là sức mạnh vô địch dù kẻ thù mạnh đến đâu và vai trò làm
chủ đất nước sau khi đã giải phóng đất nước khỏi bọn xâm lược là những tư
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 9
tưởng lớn của Nguyễn Trãi, đã vượt lên trên thời đại của ông, mãi mãi có sức
sống cho đời sau
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên dạy Toán, tôi luôn
nhắc nhở và mong học sinh không quên lịch sử nước nhà, tự hào và sống có
trách nhiệm với đất nước. Tôi thường hướng dẫn các em tìm hiểu thêm những
sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử qua sách, báo và các phương tiện thông
tin truyền thông khác. Tôi đã đưa ra chủ đề sinh hoạt tháng tám là “Huyền
thoại mùa thu” yêu cầu các em tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
sử trong cách mạng tháng tám năm 1945. Các em đã rất tích cực tham gia. Giờ
sinh hoạt tuần cuối của tháng đã trở thành một buổi trao đổi những kiến thức
lịch sử một cách nhẹ nhàng, hào hứng. Là giáo viên, khi nhìn xuống thấy
những ánh mắt chăm chú lắng nghe pha niềm tự hào khi cô giáo kể cho các em
nghe về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về những câu chuyện đời thường của ông
(Báo Tuổi Trẻ 26-8-2012), tôi cảm thấy cuối tuần vui và ý nghĩa.
Đặc biệt, trong tháng 10-2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời,
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để dự lễ
viếng Đại tướng và tìm hiểu thêm về những thông tin quanh cuộc đời và sự
nghiệp của Đại tướng. Qua đó các em hiểu rõ hơn về lịch sử cách mạng Việt
Nam thông qua những hình ảnh, câu chuyện liên quan đến con người cụ thể là
vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là hình thức giáo dục

ngoài giờ sinh động, thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh.
Tôi cũng giới thiệu cho các em một bộ phim hoạt hình hay “Bạch đằng
Giang” trên Intenet, những bộ phim tài liệu qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ với mong muốn các em khắc sâu hơn lịch sử dân tộc
Đã có lần một học sinh hỏi “Cô ơi, tại sao mình không dám đánh Trung
Quốc để mất Hoàng Sa, Trường Sa?”. Tôi khen học sinh biết quan tâm đến vận
mệnh đất nước đồng thời nói rõ cho các em biết rằng quần đảo Trường Sa vẫn
sừng sững hiên ngang dưới những những tay súng vững chắc của những người
lính Việt Nam. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của mọi người.
Về phía quốc gia, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đều có những bước đi, phương
pháp đấu tranh phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể để bảo vệ chủ quyền của
đất nước. Nhân dịp đó, giáo viên đã đưa nội dung “Trường Sa - Hoàng Sa thân
yêu” vào giờ sinh hoạt lớp. Hàng tuần, các tổ sẽ lên trao đổi những thông tin,
hiểu biết của mình về Trường Sa - Hoàng Sa, về tình hình Biển Đông. Tôi
hướng dẫn các em tìm đọc báo Thanh Niên (10-8-2012) lên án việc “Tập sách
bản đồ của Trung Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường
Sa”, báo Tuổi Trẻ (10- 8- 2012), báo Tuổi trẻ (25- 11- 2012) với “ Ôi, con cháu
10
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Đường tăng!”. Học sinh rất hứng khởi tham gia tìm hiểu. Đặc biệt, các em đã
phần nào được biết đến tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, tấm
bản đồ cổ của nhà Thanh (Trung Quốc) qua sự trao đổi của tiến sĩ Mai Ngọc
Hồng trên báo Tuổi Trẻ (9-8-2012). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đọc bài
trao đổi, phân tích của tướng Nguyễn Chí Vịnh về vấn đề Trường Sa - Hoàng
sa trên báo Tuổi Trẻ v.v
Đặc biệt, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình “Góp đá xây
Trường Sa, Trường THPT Nam Hà đã hưởng ứng chương trình này ngay tại lễ
khai giảng năm học 2011-2012. Hoạt động này đã được báo Tuổi Trẻ phản ánh
kịp thời:
“Góp đá” ngày khai trường

Sáng 5-9, lễ khai giảng năm học mới của Trường THPT Nam Hà (TP
Biên Hòa, Đồng Nai) càng trở nên ý nghĩa khi học sinh của trường cùng chung
tay “Góp đá xây Trường Sa”.
Chỉ sau mấy ngày phát động, học sinh của trường đã đóng góp được
13,65 triệu đồng cho chương trình.
Cô giáo Nguyễn Ngọc Huế, bí thư Đoàn Trường Nam Hà, nói trong niềm
xúc động: “Chúng tôi thật sự bất ngờ khi chỉ trong thời gian ngắn chuẩn bị
mùa tựu trường nhưng đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của đoàn viên,
học sinh. Qua chương trình phát động của báo Tuổi Trẻ, Trường Sa tuy xa
nhưng thật gần trong trái tim mỗi người dân Việt. Đó là phần thiêng liêng của
Tổ quốc giữa biển cả. Chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã góp phần hỗ
trợ thiết thực việc gìn giữ, bảo vệ Trường Sa cũng như chủ quyền biển đảo của
Việt Nam trên biển Đông”.
Em Nguyễn Thị Anh Ngân, học sinh lớp 11C7, cho biết: “Các bạn trong
lớp em ai cũng quan tâm đến Trường Sa nhưng lâu nay không biết làm cách
nào để gửi gắm tình cảm của mình. Vậy nên khi trường phát động, các bạn ấy
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 11
tham gia rất nhiệt tình”. Còn Lý Huỳnh Thanh Thiện, lớp 11C9, hào hứng:
“Buổi khai trường hôm nay thật thêm phần ý nghĩa, bởi học sinh chúng em có
dịp thể hiện tình cảm, trách nhiệm của lớp trẻ đối với đất nước, qua tấm lòng
gửi tới các chú, các anh đang ngày đêm gian khổ gìn giữ đảo xa”.
Cùng với “Góp đá xây Trường Sa”, Đoàn Trường Nam Hà tổ chức cho
các chi đoàn làm tập san về Trường Sa, rồi viết thư thăm hỏi để qua báo Tuổi
Trẻ gửi tới cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa thân
yêu. Trong một bức thư, Nguyễn Hoàng Minh Huy, lớp 11C5, viết: “Giữ biển
không phải là công việc dành cho những trái tim mềm yếu - câu nói ấy của một
người lính đảo làm em suy nghĩ rất nhiều Dù điều kiện khắc nghiệt thế nào,
em vẫn luôn tin rằng nghị lực sống và tinh thần kiên cường bám đảo bảo vệ Tổ
quốc của các anh đã chiến thắng tất cả”.
Bày tỏ niềm tự hào về học sinh của mình, cô giáo Lê Thị Thu Hà, hiệu

trưởng nhà trường, cho biết: “Tôi rất mừng khi thấy chương trình Góp đá xây
Trường Sa được học trò tham gia thật nồng nhiệt. Số tiền các em đóng góp
được tuy nhỏ nhưng cao hơn cả là ý thức về độc lập và chủ quyền của quốc gia
thể hiện qua đó. Nam Hà là một ngôi trường nhỏ nằm trong vùng cù lao nông
thôn chỉ với 1.300 học sinh, nhưng luôn chú trọng việc giáo dục truyền thống
thông qua những hành động, những việc làm ý nghĩa như chương trình Góp đá
xây Trường Sa”. (Báo Tuổi Trẻ ngày 6-9-2011, />doc/454649/gop-da-ngay-khai-truong.html).
Qua đó học sinh nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ và sự vô lý
của đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra. Và cũng thông qua những buổi tìm
hiểu, trao đổi, các em càng cảnh giác với những chiêu thức tuyên truyền sai sự
thật của Trung Quốc qua sự in ấn bản đồ thể hiện hình lưỡi bò, đưa đường lưỡi
bò vào game (bản đồ các bang hội của game Chinh Đồ 2.0), hộ chiếu đường
lưỡi bò (trong bài Học giả Trung Quốc phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò:
“Ngoại giao tai trâu” chỉ chống lại Trung Quốc”…
Sôi nổi, hào hứng với tình hình thời sự biển đảo, các em càng không quên
chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” khi giáo viên chủ nhiệm hỏi về các
ngày kỷ niệm trong tháng 12. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy
bay B- 52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại
hoàn toàn( 18-12 đến 30-12-1972). Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên
không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay
B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
12
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Níchxơn phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến
20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.
2.2.2. Giáo dục học sinh biết trân trọng tình cảm gia đình, bè bạn, biêt
yêu thương đồng loại
Theo Bác Hồ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất đa dạng, từ

việc nhỏ cho tới việc lớn, từ quan hệ thầy trò, bạn bè trong nhà trường cho tới
giáo dục thái độ, trách nhiệm của các em đối với gia đình, xã hội và Tổ quốc.
Tôi nghĩ rằng nếu chỉ nêu những bài học đạo đức suông, nói miệng thì sẽ
rất nhàm chán và hiệu quả giáo dục không cao. Hãy để các em tự cảm nhận, tự
thể hiện những tình cảm thật của mình qua những việc làm cụ thể.
Nhân dịp 20-10, tôi đã đưa ra chủ đề sinh hoạt “Mẹ yêu” để các em viết ra
những cảm xúc, tình cảm dành cho mẹ. 43 học sinh với 43 dòng tâm sự, cảm
nhận thật xúc động về mẹ. Các em đã cảm nhận được sự lo toan, vất vả, tình
yêu của mẹ dành cho gia đình: “Mẹ tôi chỉ đơn giản là người phụ nữ nội trợ ở
nhà. Tôi không biết có khi nào mẹ được sung sướng hay không? Sáng nào mẹ
cũng dậy sớm dọn dẹp để bán đồ ăn sáng. Một mình mẹ tất bật lo hết mọi việc,
tôi thì chẳng giúp ích gì được cho mẹ. Sáng dậy chỉ biết gọi: “Mẹ nấu đồ cho
con ăn, con đi học”. Tôi quá vô tâm với nỗi khổ của mẹ… Nhiều lúc mẹ la
mắng, tôi ương ngạnh cãi lãi, chắc mẹ buồn tôi lắm nhỉ? Tại sao mỗi lần mẹ la
tôi không thể im miệng mà cứ cãi lời mẹ là sao? Con sai nhiều lắm rồi mẹ à!
Câu nói ấy tôi không thể nói cho mẹ nghe được. Rất muốn nói lời xin lỗi mẹ
nhưng tôi lại không đủ can đảm ( Ngọc Huyền).
Còn với Gia Huy, cậu học trò hay nói, cười rất vô tư nhưng cũng thật
hạnh phúc khi viết về mẹ: “Có thể nói, mẹ là người phụ nữ đảm đang nhất trên
đời đối với em và gia đình. Khi em buồn bã trong việc học, mẹ không la mắng,
phàn nàn mà khuyên nhủ em. Mỗi khi em mệt mỏi, mẹ đều làm những món
ngon để tẩm bổ cho em. Mẹ đối xử em tốt như vậy mà có lúc em lại cư xử sai
trái với mẹ. Lúc đó mẹ em đã bật khóc và em cảm thấy rát rất có lỗi. Sau đó
em đã xin lỗi mẹ và mẹ đã ôm em vào lòng nói: “Mẹ không sao đâu con”
nhưng em vẫn cảm thấy có lỗi với mẹ. Từ đó về sau không bao giờ em làm cho
mẹ buồn nữa”.
Đối với Thuý Vy, cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng mắc bệnh tim thì tự
nhận mình là: “Thực sự mà nói vì sự bướng bỉnh mà tôi đã nhiều lần bị mẹ
mắng, lúc đó tôi cảm thấy buồn và ghét mẹ lắm. Nhưng khi mọi thứ qua đi thì
tôi thấy được rằng mọi lỗi lầm là do tôi và mẹ la tôi là đúng. Vì tính ngang

Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 13
ngạnh tôi đã cáu gắt và quát mẹ. Không nghĩ rằng mình đang làm một việc rất
sai, nói đúng hơn là bất hiếu với người sinh ra mình và hi sinh tất cả vì tôi. Mẹ
làm gì cũng nghĩ đến tôi. Vì mẹ tôi bị bệnh nên sinh rất khó. Vậy mà mẹ vì
thương tôi vẫn cố gắng sinh ra đứa con mà mẹ mong chờ. Những lời tôi muốn
nói với mẹ không thể nào viết ra hết. Tôi chỉ nói được rằng “Con yêu mẹ nhiều
lắm”. Tôi sẽ chứng minh nó bằng hành động, bằng tất cả những gì tôi làm cho
mẹ vui”.
Với các em tuổi mới lớn, cơ thể và tâm lý đang có những thay đổi rất lớn,
rất phức tạp, tâm lý buồn vui, giận hờn vô cớ và đặc biệt các em rất muốn tự
khẳng định mình. Hầu như các em rất rất bướng bỉnh nhưng cũng dễ thương.
Tuyết Nhung, cô bé học trò vui, buồn thất thường đã viết: “Mẹ ơi! Đây là lần
đầu tiên con viết những dòng suy nghĩ của con về mẹ. Chắc mẹ nghĩ con bất
hiếu lắm đúng không? Nhưng mẹ ơi! Nói ra những lời yêu thương rất khó, đã
vậy tính cách của con lại hay ngại, không dám bộc lộ những suy nghĩ của mình
ra ngoài nên những gì con nghĩ về mẹ con đều giấu sâu trong lòng. Đến nay
con mới dám mạnh dạn nói ra nhưng cũng chẳng thể nào nói bằng miệng được
mà chỉ là trên trang giấy mà thôi. Mong mẹ hiểu cho con!… Nhiều khi mẹ hay
nói di, nói nhiều. Con biết mẹ chỉ muốn con hiểu nhưng mẹ ơi, những lời mẹ
nói con đã hiểu và nó cũng in sâu vào đầu con rồi, chỉ cần mẹ nói một lần thôi,
con đã lớn không còn là con nít nữa nên mẹ không cần phải dặn đi dặn lại
nhiều lần. Nhưng con không trách mẹ, ở một vị thế của một người mẹ, chắc
chắn có nhiều điều mà con chưa thể nào hiểu được nên con chẳng dám nói lại,
chỉ mong mẹ hiểu những suy nghĩ của con”.
Bản thân tôi cảm thấy xúc động và càng thương hơn cô học trò Như Thảo
với hoàn cảnh gia đình có những lúc không ấm êm, khi thấy em viết: “Vài
ngày sau ba cũng bỏ mẹ con tôi mà đi. Ba đi để lại cho mẹ một khoản nợ lớn.
Lúc đó tôi cảm thấy ghét ba lắm. Nhìn mẹ đi làm vất vả kiếm tiền cho tôi và em
đi học, rồi phải kiếm tiền trả nợ cho ba nữa, không ăn chỉ để nhường phần
cơm cho hai chị em tôi. Lúc đó tôi đã trốn mẹ đi làm thêm để kiếm tiền phụ mẹ.

Mẹ biết chuyện đã khóc rất nhiều và không cho tôi làm thêm nữa… Đối với tôi
mẹ là tất cả. Quan tâm, chăm sóc tôi từng chút một. Nói mẹ dữ thì không phải,
mẹ chỉ khó tính và nghiêm khắc thôi, nhiều lúc mẹ la tôi một cách vô cớ, hay
bực ai đó lại la tôi… Bực thiệt đó nhưng tôi đành chọn cách im lặng vì là con
sao dám cãi lời ba mẹ chứ, đúng không nè? Nếu hỏi tôi thương ai nhất? Tôi sẽ
trả lời là mẹ. Nếu hỏi ai quan trọng với tôi nhất? Người đó cũng là mẹ”.
Với vóc dáng mảnh như có phần yếu ớt của Nhã lại thừa nhận rằng: “Kể
cả những lời yêu thương con cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần con trằn trọc,
14
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi. Ôi mẹ yêu của con! Giá như
con đủ can đảm để nói lên ba tiếng “Con yêu mẹ!” thôi cũng được”.
Trong cuộc sống nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì chúng ta chưa nên kết luận
về nhân cách của một con người. Đã có những lúc tôi bực bội vì những học
sinh thường vi phạm nội quy, lớp xếp hạng cuối. Nhưng qua những dòng tâm
sự các em viết ra, biết hoàn cảnh gia đình các em, thay vì bực bội, tôi đã dần
cảm thông và động viên giúp các em ít phạm lỗi. Trong số những học sinh hay
vi phạm, có Kim Thu. Em đã tâm sự: “Mẹ và tôi từ trước tới giờ không hợp
nhau. Hai mẹ con mỗi ngày gặp nhau là đều có chuyện để tranh cãi. Ngày thì
cái quần, cái áo, ngày thì phòng học bừa bãi. Tất cả mọi chuyện trong nhà, cái
gì không vừa ý là mẹ lại lôi tôi ra để nói. Đơn giản thôi vì tôi là con một trong
nhà, không nói tôi thì nói với ai đây? Tính tôi từ trước tới giờ rất nghịch ngợm,
phá phách lại thêm cái tính làm biếng và hay cẩu thả…”. Dẫu là hai mẹ con
khắc khẩu (ba của Thu cũng nói thế) nhưng cuối cùng thì: “Mẹ không có cánh,
không vòng thánh nhưng trong mắt con mẹ vẫn là thiên thần”.
Còn với Bạch Mai, cô học trò cắt tóc ngắn như con trai, mặc đồ như con
trai, cũng thổ lộ rằng: “Em không đủ can đảm để nói với mẹ là “Con yêu mẹ
nhiều lắm”… Nhờ cô mà em có thể viết lên những suy nhĩ về mẹ của em. Nhân
ngày 20-10, con chúc mẹ vui vẻ, hạnh phúc và mãi bên con, mẹ nhé! Con yêu
mẹ nhiều!”.

Hà My, cô học trò xinh xắn có dáng người cao khoẻ khoắn lại gửi những
tâm sự qua “ Thư gửi mẹ”: “…Ban đầu, con chỉ có ý định đây là một bài văn
tả mẹ như thời cấp một, cấp hai. Những câu văn là mẹ có nụ cười hiền, mái tóc
đẹp,con yêu mẹ nhất vì mẹ luôn hiểu con Nhưng càng suy nghĩ con lại càng
cảm thấy thiếu sót lắm, con sợ khi viết ra sự thật rằng con và mẹ cũng tranh
chấp, cãi nhau,… tụi bạn con sẽ cười, sẽ nghĩ đó là những lời mẹ áp đặt con
vào khuôn khổ, con cãi lại như thế là hỗn, tình cảm giữa hai mẹ con mình
không tốt,… Nhưng tuổi 17 là thế mẹ à! Ngang bướng một tí, lười biếng một tí,
ham chơi cũng một tí. Chẳng qua là bước khởi đầu của tuổi mới lớn, cái gì
cũng mới, cái gì cũng bỡ ngỡ muốn trải qua. Vì thế mẹ con mình vẫn bất đồng
quan điểm, mẹ chưa hiểu nổi con hay con vẫn chưa học được ngôn ngữ của
người lớn?… Tuổi 17 chưa hẳn đã trưởng thành nhưng mẹ hãy tin con, con
vẫn ngoan kia mà. Cãi lại mẹ chỉ là con muốn mẹ hiểu con, muốn được bày tỏ
suy nghĩ của chính mình…”.
Với năm trang giấy học trò nắn nót đầy ắp những tâm sự từ đáy lòng, Hà
My đã đưa tôi trở lại cái tuổi học trò để hiểu hơn những cái mà người lớn gọi là
“chướng, hay ngang ngạnh” đều có lý do của cái tuổi mới lớn. Mỗi dòng tâm
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 15
sự của các em về mẹ, càng làm tôi thấy các em đáng yêu hơn, các em càng
xứng đáng có cuộc sống ấm êm bên cha mẹ, gia đình.
Và đây là tâm sự của Ngọc Dung, cô học trò ít nói trong lớp: “Mỗi ngày
đi làm về mệt, trong người khó chịu rồi ba nói với mẹ vài câu, không hợp ý
nhau rồi lại cãi nhau. Thời gian đó ngày nào cũng như ngày ấy, không khí
trong nhà lúc nào cũng nặng nề, mệt mỏi. Ba thì không biểu hiện gì nhưng mẹ
thì rất buồn, nỗi lo cứ hiện lên mặt và nhiều lúc mẹ ngồi trước nhà khóc một
mình, những lúc như vậy tôi thấy xót xa lắm mà không biết làm gì, chỉ biết ôm
mẹ và khóc theo mẹ thôi. Tôi thấy thương mẹ vô cùng. Tôi thấy mình vô dụng
lắm và nhút nhát nữa. Ngày nào tôi cũng đi từ sáng đến tối mới về, không phải
vì tôi ham chơi đâu mà vì tôi “ sợ”. Sợ nhìn thấy cảnh ba mẹ cãi nhau, sợ sự
giận dữ của ba và cái tôi sợ nhất là nhìn thấy những giọt nước mắt mẹ. Những

lúc nhìn nước mắt mẹ rơi thật sự, thật sự tôi rất đau, đau lắm nên tôi cứ trốn
tránh, không dám đối mặt với cảm giác này, giờ nghĩ lại thấy mình đáng trách.
Tôi sẽ cố gắng vứt đi cái nhút nhát của mình để có thể đối mặt với nỗi đau này
và có thể kề bên, an ủi mẹ”. Bây giờ cuộc sống gia đình em đã vui vẻ, mẹ đi
làm và Dung thay mẹ làm việc nhà. Em vẫn luôn ghi nhớ và nhắn nhủ cùng
các bạn rằng:
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi gia đình có một cách giáo dục riêng, mỗi cô cậu
học trò một tính cách riêng. Còn biết bao tâm sự, kỷ niệm khác của các em đối
với mẹ. Nhưng tình yêu mẹ, thương mẹ dạt dào là điểm chung đáng quý. Mẹ
là tất cả với các em . Thật sự cảm động với tình cảm các em dành cho mẹ, tôi
đã đánh giá cao và khen ngợi cũng như trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy.
Chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc khi thấy các em trưởng thành. Các em là niềm
tự hào, là tình yêu cuộc sống của mẹ, các em hãy cố gắng làm mẹ vui lòng.
Cũng qua đó, giáo viên kịp thời khen ngợi động viên các em: “Viết văn
cũng không quá tồi . Vậy thì tại sao có nhiều em chưa thuộc bài môn văn? Khi
học văn, các em cần có cảm xúc, giống như khi các em viết về mẹ, với cảm xúc
chân thật chắc chắn việc học văn không còn là vấn đề khó”. Và tôi đã rất
mừng khi thời gian sau đó các em đã có tiến bộ nhiều trong môn văn. Tôi còn
nhớ có một thầy giáo đã nói: “Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy
cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới
nhiều đỉnh cao trong học tập. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào,
16
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chia vui,
buồn thì động viên”.
Là giáo viên dạy Toán nên khả năng tổ chức sinh hoạt tập thể cho học
sinh với tôi còn rất hạn chế, chưa có những sáng tạo. Tôi chỉ cố gắng tạo cho

những giờ sinh hoạt lớp có thêm tiếng cười, có niềm vui nho nhỏ cuối tuần, các
em được thư giãn đôi chút sau cả một tuần học căng thẳng. Và tôi cũng rất tâm
đắc với lời của thầy giáo Nguyễn Văn Đăng - Hiệu trưởng Trường THCS
Phước Đông (huyện Cần Đước, tỉnh Long An): “ Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý
tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một
phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng
nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say
mê, sáng tạo và phát triển toàn diện “.
-Cũng trong đầu năm học 2013-2014, khi miền Trung bị bão lũ, tôi đã cho
các em đọc những câu chuyện về tình cảnh bà con vùng lũ. Và các em trong
lớp ngay lập tức đã đóng góp trên 1 triệu đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung
thông qua Báo Đồng Nai. Bản thân một học sinh trong lớp là em Như Quỳnh
đã có những dòng cảm nghĩ xúc động:
Hướng về đồng bào vùng lũ
Em là học sinh lớp 11C7, Trường THPT Nam Hà (TP.Biên Hòa). Vừa
qua, cơn bão số 10 và 11 ập vào các tỉnh miền Trung, gây đau thương, mất
mát cho nhiều gia đình.
Mọi người ở các tỉnh miền Trung đang phải chịu đựng nhiều đau khổ,
thiếu đồ dùng sinh hoạt, thậm chí không đủ lương thực để vượt qua khó khăn.
Trong các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão, phải kể đến tỉnh
Quảng Bình. Trong bão, có gia đình còn bị mất người thân, nhiều nhà bị tốc
mái, tàu thuyền chìm và hỏng, hoa màu và cây công nghiệp bị tàn phá Cảnh
nhà cửa, đường sá tan tác vì bão lũ đã tác động mạnh đến người dân các địa
phương khác. Điều làm em xúc động nhất là những đứa trẻ lặn lội trong làn
nước lũ để tìm nhặt những tờ giấy, sách vở cũ, cho thấy sự hiếu học, muốn
được tiếp tục đến lớp.
Hai cơn bão đã đi qua nhưng hậu quả để lại cho người dân vũng bão lũ
thì quá lớn. Nhà nhà, người người dân vùng bão đang ra sức khắc phục, hàn
gắn mất mát. Song điều kiện để bắt tay làm lại từ đầu của số đông đồng bào
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 17

tỉnh Quảng Bình cũng như một số địa phương trong vùng bão lũ là rất hạn
hẹp. Với tấm lòng “lá lành đùm lá rách” nên sau khi nghe giáo viên chủ nhiệm
kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lớp chúng em quyên góp được 1 triệu
đồng và thông qua Báo Đồng Nai gửi đến chia sẻ với bà con.
Mong sao đồng bào miền Trung sớm vượt qua gian khó, nhanh chóng
khôi phục lại sản xuất để từng bước ổn định cuộc sống.
Bài viết của em đã được đăng ngay trên báo Đồng Nai, số ra ngày 23-10-
2013 ( />2270775/). Sau đó, ngay trên các trang facebook, các em học sinh trong lớp đã
chia sẻ những suy nghĩ này. Và bản thân tôi luôn tin rằng, khi các em có nhận
thức đúng, hành động đúng thì sức lan tỏa của những hành động đó trong học
đường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
-Không chỉ có những tình cảm yêu thương gia đình, tình cảm với đồng
loại, các em còn có những kỷ niệm đẹp, sự tri ân thầy cô giáo nhân dịp 20-11.
Các em không quên những thầy cô đã dìu dắt mình từ thủa nhỏ: “ Ở cô, tôi
cảm thấy có một cái gì đó rất lạ, như tình cảm của một người mẹ đối với đàn
con trẻ. Cô yêu thương chúng tôi cho dù đám học trò quậy phá này chê cô xấu
hay già. Nếu trong suy nghĩ của mọi người, thầy cô giáo là những người lái đò
đưa thế hệ trẻ cập đến bến tri thức thì đối với tôi, cô như một thiên thần mở
rộng cánh cửa mơ ước để tôi có thể thoả sức tung bay” - Tuyết Nhung đã viết
về cô giáo Hương dạy THCS.
Hay Kim Thu nhớ về người thầy dạy lớp 6 của mình: “Toán là môn học
khô khan, “ khó nuốt” nhưng cách dạy thú vị với lời nói ồm ồm tuổi già của
thầy nghe càng thích. Ai nấy đều lắng nghe, chăm chú từng cử chỉ của thầy.
Mỗi một bài toán thầy đều cho ví dụ thực tế, những ví dụ thầy đưa ra vừa
mang tính chất vui nhộn, giải trí vừa giúp học sinh hiểu bài, tiếp thu tốt hơn”.
Thời gian đã trôi qua nhưng hình ảnh cô giáo thời lớp 3 của Nhã vẫn còn in
đậm trong trái tim em: “Năm lớp Ba, em được chuyển qua lớp cô. Cô mới, lớp
mới, các bạn mới, tất cả đều quá xa lạ. Em ngập ngừng không dám bước vào
lớp chỉ đứng nép sau lưng mẹ mà khóc. Cô nhẹ nhàng nắm lấy tay em, lau
nước mắt cho em và dẫn em vào lớp. Bàn tay cô như truyền thêm sức mạnh

giúp em bớt sợ hơn rất nhiều. Cả ngày hôm đó em luôn nhớ đến đôi bàn tay
của cô”.
18
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
Hay với Hồng Vân, cô học trò rất ít nói, cảm xúc dường như vẫn còn ấm,
nguyên vẹn với cô giáo chủ nhiệm: “Chúng tôi luôn coi cô như người mẹ thứ
hai của lớp. Cô luôn tạo cho cả lớp một cảm giác gần gũi, khi tiếp xúc với cô.
Trong những tiết học của cô, lớp không chỉ được học những bài học về cuộc
sống. Cô dạy chúng tôi biết yêu quê hương đất nước qua những tin tức biển
đông, Hoàng Sa - Trường Sa mà cô thu thập trên báo chí. Cô dạy chúng tôi
biết yêu thương gia đình qua bài hát ”Nhật ký của mẹ”. Qua những mẩu
chuyện ngắn cô kể. Cô đã dạy tôi biết đứng dậy sau vấp ngã, biết cách trải qua
những khó khăn trong cuộc sống, biết nhặt những cây gai để bảo vệ bàn chân
những người đi sau. Cô dạy tôi tất cả về cuộc sống và tình yêu thương. Tôi tự
cảm thấy mình may mắn khi được học cô. Cảm ơn cô vì tất cả những gì cô làm
cho lớp và cảm ơn cô với những bài học bổ ích, là hành trang bước vào đời
sau này của em”.
Còn với Yến Nhi, hình ảnh cô giáo Tuyết lại hiện về trong em với bao
cảm xúc xen lẫn sự hối hận, tiếc thương: “Cô Tuyết là người cô mà em nhớ
nhất. Cô là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 7 và cũng là giáo viên dạy toán, cô
rất hiền. Lúc đó em là đứa học trò tự cao, tự đại. Có lần cô la em và em đã có
thái độ vô lễ với cô. Thật sự lúc đó em có thái độ rất ghét cô. Lên lớp 8, em
không còn học cô nữa và em nhận ra em đã sai nhưng em quá hèn nhát, em
không dám xin lỗi cô. Giữa năm lớp 8, cô Tuyết mất vì trọng bệnh. Em đã
khóc, khóc vì thương cô, khóc vì hối hận, khóc vì sự hèn nhát, ngu ngốc của
bản thân”. Và còn rất nhiều những kỷ niệm, những tình cảm tri ân các em dành
cho những người thầy, người cô năm xưa. Thầm cảm ơn các em, những tấm
lòng tri ân giúp tôi có thêm niềm vui và thêm yêu cái nghề mình đã chọn –
nghề dạy học.
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 19

CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO GIỜ SINH
HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP
3.1. Kết quả thực hiện
Những giờ sinh hoạt chủ nhiệm đã không còn những gương mặt căng
thẳng, lo âu trong không khí nặng nề nữa. Thay vào đó là tiếng cười với các trò
chơi vui, là tiếng hát và những ánh mắt vui cuối tuần.
Rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng nói trước đám đông, khả
năng tự học, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khơi dậy nội lực vốn có ở mỗi học
sinh. Và hơn nữa, các em dám nói lên những tâm tư, suy nghĩ của mình.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các em càng thêm
yêu quê hương đất nước, thương đồng bào. Biết trân trọng tình cảm gia đình,
bạn bè, thầy cô. Thêm tin, yêu cuộc sống hơn.
Tập thể lớp đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động của Đoàn
trường, nhiều học sinh tham gia và đạt giải các cuộc thi về ATGT, về Sức khoẻ
sinh tuổi vị thành niên cấp thành phố.
3.2 Bài học kinh nghiệm
- Đưa vấn đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
giờ sinh hoạt sinh hoạt chủ nhiệm” là vấn đề rất cần thiết, quan trọng.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em và biết lắng nghe,
cảm thông và chia sẻ với học trò của mình.
- Giáo viên không ngừng học tập để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng
như kiến thức lịch sủ, xã hội. Thường xuyên cập nhật các thông tin, thời sự qua
các phương tiện truyền thông. Và trên hết, người thầy phải sống tốt, nêu gương
cho học sinh noi theo.
- Lên kế hoạch sinh hoạt tuần, tháng theo các chủ điểm, hướng dẫn, phân
công học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên kịp thời có các hình thức động viện, khích lệ: khen ngợi, cộng
điểm hạnh kiểm…

20
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
PHẦN KẾT LUẬN
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được tổ chức
thường xuyên, mỗi tuần, mỗi buổi cũng như mỗi tiết dạy của người giáo viên.
Người thầy giáo cần có tâm huyết, kiến thức, có phương pháp sư phạm vững
vàng cũng như tình yêu thương với học sinh.
Giờ sinh hoạt lớp là khoảng thời gian, không gian gắn kết các thành viên
trong lớp lý tưởng nhất. Là thời gian để các em được vui, cười thoải mái sau
một tuần học vất vả. Là một lúc để nhìn lại, kiểm điểm đánh giá một tuần học
tập và rèn luyện của học sinh qua đó khen ngợi những học sinh tích cực, động
viên, nhắc nhở những học sinh chưa tích cực. Là cơ hội để giáo viên hiểu học
trò mình hơn. Vì thế “Cách học phải nhẹ nhàng; không gò ép học sinh vào
khuôn khổ người lớn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Người cũng đã chỉ ra
"Cách dạy trẻ cần làm cho chúng yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao
động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ hoạt
bát, tự nhiên, tự động trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng hoá ra già”.
Tôi không phải là giáo viên chủ nhiệm giỏi, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập
thể hạn chế. Tôi còn phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp, những giáo viên có
kinh nghiệm, có phương pháp hay trong công tác chủ nhiệm lớp.Với vai trò là
giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã cố gắng đưa vấn đề "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt lớp” với mong muốn các em học
sinh ngoan hơn, vui hơn, biết yêu quê hương đất nước, thương yêu bố mẹ,
thầy cô bạn bè Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên kết quả thực hiện chưa
được theo mong muốn. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô
giáo,đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo Đồng Nai (2013), các bài viết về học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh.
2.Báo Tuổi Trẻ (2011), các bài viết về Trường THPT Nam Hà và chương
trình Góp đá xây Trường Sa.
3.Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Tư tưởng
Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia.
4.Các bài viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trên website Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai t-
dongnai.gov.vn.
5.Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc
tổ chức thực hiện điểm Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đưc
Hồ Chí Minh.
6.Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
7.Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 3-8-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đồng Nai về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015
8.Nhiều tác giả (2009), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Báo Đồng Nai - NXB Đồng Nai.
9.Nhiều tác giả (2009), Cảm nhận và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, NXB Đồng Nai.
10.Nhiều tác giả (2010), Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoạt động giáo dục - ngoài giờ lên
lớp, NXB Giáo dục Việt Nam.
11.Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên) (2010), Hướng dẫn tích hợp nội dung
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp trung học phổ thông,
NXB Giáo dục Việt Nam.
22
Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp
BM04-NXĐGSKKNa
SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Nam Hà Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày 24 tháng 10 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP
Họ và tên tác giả : Nguyễn Ngọc Huế Chức vụ:
Đơn vị ( Tổ ): Toán
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 23
(Ký tên và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
24

×