Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KỲ THI CHỌN đội TUYỂN HSG TỈNH lớp 9 VÒNG 2 địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.54 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: ĐỊA LÝ
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).

Câu 1 (4.0 điểm)
a) Trình bày tình hình phân bố của dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta.
b) Hiện nay, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
Câu 2 (4.0 điểm)
Sự đa dạng của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Những nhân tố chủ yếu nào đã
góp phần tạo nên sự đa dạng của khí hậu nước ta như vậy?
Câu 3 (6.0 điểm)
Cho bảng số liệu diện tích dân số các vùng lãnh thổ Việt Nam năm 2012:
Vùng Dân số(triệu người)) Diện tích( km
2
)
Trung du và miền núi Bắc Bộ 11400,2 95272,3
Đồng bằng sông Hồng 20236,7 21050,9
Bắc Trung Bộ 10189,6 51459,2
DH Nam Trung Bộ 8984,0 44376,6
Tây Nguyên
5379,6 54641,1
Đông Nam Bộ 15192,3 23598,0
Đông bằng sông Cửu Long
17390,5 40553,1
Tổng số 88772,9 330951,1
(Số liệu Tổng cục thống kê nhà nước năm 2012)
a) Tính mật độ dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2012.
b) Nhận xét sự phân bố dân cư trên lãnh thổ nước ta và cho biết ảnh hưởng của nó đến sự
phát triển kinh tế - xã hội.


Câu 4 (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (
0
C)
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hà Nội
14,6 16,1 20,2 26,2 28,9 30,3 29,6 29,3 27,9 26,8 23,4 18,7
Huế
19,3 20,0 22,5 26,2 28,4 29,2 28,9 29,0 26,5 25,4 25,0 22,7
a) Vẽ trên cùng một biểu đồ hai đường biểu diễn thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các
tháng trong năm của Hà Nội và Huế theo bảng số liệu đã cho.
b) Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hà Nội
và Huế.
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD:
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: ĐỊA LÝ
Câu Nội dung Điểm
1 (4,0đ)
a + Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung đông hơn
ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
0.5
+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du
Trong đó:

- Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên
30 dân tộc, ví dụ: Tày, Nùng, Thái Mường
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người
cư trú thành vùng khá rõ rệt, ví dụ: Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia-rai
ở Kon Tum
- Các tỉnh cực Nam Trung bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú
thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt, người Hoa chủ yếu ở
các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
0.5
0.5
0.5
0.5
b Hiện nay, sự phân bố các dân tộc có sự thay đổi:
+ Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây
Nguyên
+ Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La
sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư
+ Tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc núi cao đã được
hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải
thiện
0.5
0.5
0.5
2 (4.0 đ) *Sự đa dạng của khí hậu nước ta:
-Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm không thống nhất trên toàn
quốc, có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian.
0.5
Hình thành các miền và các khu vực khí hậu khác nhau:
+ Miền khí hậu phía Bắc: Từ dãy Bạch Mã trở ra, có mùa đông
lạnh, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận
xích đạo nhiệt độ cao quanh năm, có một mùa mưa và một mùa
khô tương phản sâu sắc.
+ Khu vực đông Trường Sơn( từ Hoành Sơn đến mũi Dinh) có
mùa mưa lệch sang thu đông.
+ Khu vực biển Đông có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
0.5
0.5
0.5
0.5
* Các nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta phân hóa đa dạng:
- Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (trên 15 vĩ độ).
- Do tác động của gió mùa đông bắc không đông đều trên phạm vi
cả nước (tác động sâu sắc đối với miền Bắc, miền Nam ít ảnh
0.5
2
HƯỚNG DẪN CHẤM
hưởng).
- Do tác động của sự phân hóa địa hình làm cho khí hậu có sự
phân hóa.
0.5
0.5
3(6.0 đ)
a)
Vùng Mật độ dân số (người /
km
2
)
Trung du và miền núi Bắc Bộ 120,0
Đồng bằng sông Hồng 961,0

Bắc Trung Bộ 198,0
DH Nam Trung Bộ 202,4
Tây Nguyên 99,0
Đông Nam Bộ 644,0
Đông bằng sông Cửu Long 429,0
Tổng số 268,0
2,0
b) *Nhận xét:
+ Nước ta có mật độ dân số khá cao (dẫn chứng), nhưng phân bố
không đều giữa các vùng.
- Vùng có mật độ cao nhấtlà (dẫn chứng), thấp nhất là (dần
chứng).
- Giữa đồng bằng và miền núi (d/c cao nhất là ĐBSH, thấp nhất là
Tây Nguyên…)
+. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa nội bộ vùng.
(dẫn chứng).
0,5
0,5
0,5
0,5
* Ảnh hưởng:
- Tích cực
Đồng bằng dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường tiêu
thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp
và dịch vụ.
0.5
-Tiêu cực.
+ Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử
dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên
trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế.

- Ở đồng bằng thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng
dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người
thấp…
- Ngược lại ở trung du miền núi thiếu lao động nhất là lao động có
kĩ thuật TNTN bị lãng phí trong khi đời sống của đồng bào miền
núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao…
0.5
0.5
0.5
4 (6,0đ)
3
a. Vẽ biểu đồ:
- Học sinh vẽ đúng dạng biểu đồ theo yêu cầu.
- Vẽ đẹp, chính xác.
- Có chú giải và tên biểu đồ( chú giải có thể ghi trực tiếp vào biểu
đồ).
- Lưu ý: Thiếu mỗi nội dung( tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách
các tháng không phù hợp, thiếu mũi tên ) trừ 0,25 điểm.
4,0
b. Nhận xét
- Nền nhiệt độ của Huế cao hơn Hà Nội ( dần chứng)
- Nhiệt độ trong năm của Huế ổn định hơn Hà Nội ( dẫn chứng).
2,0
4

×