Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 98 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
***











KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế


XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU


Họ và tên sinh viên : Nguyễn Xuân Huấn
Mã sinh viên : 1001025456
Lớp : A3
Khóa : K49
Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Xuân Minh




Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
EC
European Commission
Cộng đồng châu Âu
EU
European Union
Liên Minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GPS
Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
GSP
Generalized System of

Preferences
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập
HACCP
Hazard Analysis Critical
Control Points
Hệ thống phân tích mối nguy
hiểm và kiểm soát điểm tới hạn
HS
Harmonized System
Mã số hàng hóa dùng chung
ISO
International Organization for
Standardization
Hệ thống quản lý chất lượng
IUU
Illegal, Unreported and
Unregulated
Bất hợp pháp, không có báo
cáo và không theo quy định
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PCA
Partnership and Cooporation
Agreement between VietNam
and EU
Hiệp định Đối tác và Hợp tác
toàn diện Việt Nam – EU

USD
United State Dollar
Đồng đô la Mỹ
VASEP
The Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
WCPFC
The West and Central Pacific
Fisheries Commission
Ủy ban nghề cá Tây và Trung
Thái Bình Dương



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

STT
Tên bảng biểu, sơ đồ
Trang
Biểu đồ 1.1
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm
2012
7
Biểu đồ 1.2
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường EU
8

Biểu đồ 1.3
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính
năm 2011 và 2012
9
Biểu đồ 2.1
Xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam sang các thị
trường chính năm 2012
21
Biểu đồ 2.2
Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương đóng hộp của một
số nhà cung cấp chính vào thị trường EU năm 2012
22
Biểu đồ 2.3
Các thị trường nhập khẩu cá ngừ chính của Việt Nam
tại EU năm 2012
24
Biểu đồ 2.4
Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ hàng đầu sang
thị trường EU năm 2012
25
Biểu đồ 2.5
Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương sang EU quí II, năm
2012 và 2013
26
Biểu đồ 2.6
Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU
giai đoạn 2008 – 2013
27
Biểu đồ 2.7
Cơ cấu mặt hàng cá ngừ xuất khẩu sang thị trường EU

giai đoạn 2008-2013
28
Biểu đồ 2.8
Biến động giá cả cá ngừ xuất khẩu sang EU giai đoạn
2008-2013
30
Biểu đồ 2.9
Giá cả cá ngừ đại dương xuất khẩu sang các nước thuộc
EU năm 2012
31
Sơ đồ 3.1
Hệ thống phân phối cá ngừ Việt Nam đến người tiêu
dùng EU

32


Biểu đồ 2.10
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương tại Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2012
36
Bảng 2.1
Phương pháp xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương trên
tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú
Yên và Khánh Hòa
40
Bảng 3.1
Bảng chấm điểm đối với cá ngừ vây vàng
68
Bảng 3.2

Bảng chấm điểm đối với cá ngừ mắt to
69



Mục lục

NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU 5
1.1. Giới thiệu về thị trƣờng nhập khẩu cá ngừ đại dƣơng liên minh châu Âu .
5
1.1.1. Sơ lược về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu 5
1.1.2. Thương mại thủy sản Việt Nam – EU 8
1.1.3. Các quy định liên quan đến xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU . 9
1.1.3.1. Các quy định chung đối với các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu sang
thị trường EU 9
1.1.3.2. Quy định riêng của EU đối với mặt hàng cá ngừ đại dương 11
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của
Việt Nam 12
1.2.1. Nhóm các yếu tố trong nước 12
1.2.2. Nhóm các yếu tố quốc tế 14
1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của Việt
Nam sang thị trƣờng EU 14
1.3.1. Thị trường EU là thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương chiến lược của Việt
Nam 14

1.3.2. Khai thác tiềm năng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam 15
1.3.3. Xuất khẩu cá ngừ có ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội 16


1.3.4. Thực hiện chiến lược xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 16
1.4. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia có xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng 17
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan 17
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Philipines 18
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 19
Tiểu kết chƣơng 1 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013. 21
2.1. Tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của Việt Nam sang thị trƣờng EU
giai đoạn 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 21
2.1.1. Thị phần xuất khẩu 21
2.1.2. Giá trị cá ngừ đại dương xuất khẩu sang thị trường EU 25
2.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 27
2.1.4. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu 28
2.1.5. Giá cả cá ngừ xuất khẩu 30
2.1.6. Hệ thống phân phối cá ngừ Việt Nam đến người tiêu dùng tại liên minh châu
Âu 32
2.1.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá 34
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt
Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2008 – tháng 6/2013 36
2.2.1. Các nhân tố trong nước 36
2.2.2. Nhóm các yếu tố quốc tế 42
2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trƣờng EU giai
đoạn 2008 - 2013 44
2.3.1. Những kết quả đạt được 44

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 45


Tiểu kết chƣơng 2 49
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN
2014 - 2020 50
3.1. Triển vọng xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng sang thị trƣờng EU giai đoạn
2014 – 2020 50
3.1.1. Cơ hội 50
3.1.2. Thách thức 51
3.2. Mục tiêu, định hƣớng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
sang thị trƣờng EU giai đoạn 2014 – 2020 52
3.2.1. Mục tiêu phát triển ngành cá ngừ Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 52
3.2.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2014 – 2020 52
3.3. Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng
của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2014 – 2020 53
3.3.1. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn cung cá ngừ đại dương ổn định và bền vững .
53
3.3.1.1. Giải pháp hỗ trợ ngư dân về thông tin ngư trường và nguồn lợi thủy hải
sản 53
3.3.1.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất chuyên nghiệp 55
3.3.1.3. Giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi cá ngừ đại dương cho phát triển
bền vững 57
3.3.1.4. Giải pháp nhập khẩu cá ngừ đại dương để ổn định nguồn nguyên liệu
cho xuất khẩu 58
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương xuất khẩu 60
3.3.2.1. Giải pháp cải tiến tàu thuyền, ngư cụ và trang thiết bị kỹ thuật khai thác
60



3.3.2.2. Giải pháp cải thiện công nghệ sơ chế và bảo quản cá trên tàu và trong
quá trình chuyên chở 62
3.3.2.3. Giải pháp xây dựng trung tâm hậu cần phục vụ nghề đánh bắt cá ngừ
đại dương 64
3.3.2.4. Giải pháp lựa chọn phương pháp đánh bắt cá ngừ đại dương phù hợp
đảm bảo chất lượng 66
3.3.2.5. Giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cá ngừ đại
dương 67
3.3.3. Nhóm giải pháp về thị trường hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương
Việt Nam 70
3.3.3.1. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho cá ngừ đại dương 70
3.3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại 72
3.3.3.3. Giải pháp đa dạng hóa kênh phân phối cho các sản phẩm cá ngừ đại
dương 74
3.4. Một số kiến nghị 76
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, cơ quan nhà nước 76
3.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội cá ngừ Việt Nam 77
3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương 78
Tiểu kết chƣơng 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, các sản phẩm thủy hải sản đã xác lập vị thế là một trong những mặt

hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam và được Chính phủ quy hoạch để
tiếp tục giữ vững vai trò đặc biệt quan trọng này trong giai đoạn sắp tới, góp phần
không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2012, tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản nước ta đạt mốc 6,134 tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 4,5% GDP
của cả nước. Riêng 9 tháng đầu năm 2013, thủy sản đem về cho nền kinh tế nước ta
4,7 tỷ đô, tăng 4,5% so với cùng kì năm trước (Chí Trung, 2013).
Trong đó, không thể không nhắc đến các sản phẩm cá ngừ đại dương, một trong
ba mặt hàng hải sản xuất khẩu quan trọng nhất bên cạnh tôm và cá basa. Năm 2012,
Việt Nam xuất khẩu cá ngừ đại dương sang 94 thị trường với giá trị cả năm đạt 565
triệu đô la Mỹ, tăng 58% so với năm 2011 và là mặt hàng có mức tăng trưởng cao
nhất trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Báo cáo cuối
năm VASEP, 2012). Với nguồn cá ngừ đại dương tự nhiên vô cùng dồi dào, kinh
nghiệm đánh bắt cá ngừ hơn 15 năm của ngư dân Việt Nam, cộng thêm việc được
đưa vào chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, ngành khai thác, sản xuất và
xuất khẩu cá ngừ hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì và củng cố vị trí quan trọng của mình
trong ngành thủy sản nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung trong một thời gian
dài sắp tới.
Nói đến cá ngừ đại dương thì không thể không nhắc tới thị trường chủ lực nhập
khẩu mặt hàng này – Liên minh châu Âu (EU). Nếu xét chung về tất cả các mặt
hàng thủy hải sản, EU chiếm đến 18,5% giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
năm 2012 với 1,126 tỷ đô la. Riêng về các sản phẩm cá ngừ đại dương, thị trường
này đã nhập khẩu 112 triệu đô la Mỹ, tăng trưởng hơn 50% so với năm 2011. Đặc
biệt, 6 tháng đầu năm 2013, EU là thị trường duy nhất có mức tăng trưởng dương
trong số các thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Có thể nói, EU đang là thị trường
quan trọng nhất đối với mặt hàng cá ngừ đại dương xuất khẩu. Với việc EU vừa mới
trải qua cuộc khủng hoảng nợ công, làm suy yếu trầm trọng nhiều nền kinh tế và
phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam
2

xuất sang thị trường EU lại càng được ưa chuộng với mức giá phải chăng hơn so

với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philippines.
Mặc dù vậy, xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU cũng còn gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là trong việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, cùng cách khai thác và
đánh bắt cá theo lối truyền thống, thiếu cơ sở khoa học và do đó hạn chế chất lượng
và tính cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ đại dương…Những thách thức đó đang
đòi hỏi sự hợp tác đồng bộ giữa Chính phủ; các bộ-ban-ngành có liên quan; các
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá ngừ đại dương và ngư dân bên cạnh việc hoạch
định chiến lược phát triển rõ ràng để giúp sản phẩm cá ngừ đại dương của nước nhà
tiếp tục củng cố vị trí và tăng trưởng trên thị trường khó tính này. Trước tình hình
đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam
sang thị trường Liên minh châu Âu”, nhằm tìm ra các giải pháp phát huy những
điểm mạnh, hạn chế và khắc phục những điểm yếu trong việc xuất khẩu sản phẩm
chủ lực này của Việt Nam sang thị trường EU.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về cơ sở lí luận của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại
dương Việt Nam sang thị trường EU;
Thứ hai, đánh giá sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương
sang thị trường EU;
Thứ ba, phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt
Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013;
Thứ tư, đánh giá những cơ hội và thách thức, ưu điểm và nhược điểm đối với
hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU hiện nay;
Thứ năm, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương sang
thị trường EU giai đoạn 2014-2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam
sang thị trường EU.



3

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các doanh nghiệp Việt Nam,
thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam là Liên minh châu Âu (EU).
Về thời gian: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cá ngừ trong giai đoạn 2008 đến
6 tháng đầu năm 2013, đề ra giải pháp cho giai đoạn 2014-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tác giả đã sử dụng các phương pháp so
sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê…các văn bản, sách báo, tài liệu liên
quan đến nội dung nghiên cứu.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói, với sự phát triển nhanh và những đóng góp quan trọng về nhiều mặt
của mình, cá ngừ đại dương đã được rất nhiều các nhà khoa học, doanh nghiệp, bộ
ban ngành nghiên cứu. Nổi bật trong số này là các nghiên cứu sau:
Thứ nhất, Nguyễn Phi Tân, Nguyễn Thị Hồng Thu, Nguyễn Minh Thanh Trà,
2007, Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cá ngừ đại dương ở hai tỉnh Phú Yên
và Khánh Hòa, trung tâm phát triển và công nghệ trẻ thành đoàn thành phố Hồ Chí
Minh
Tóm tắt: Giới thiệu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại
dương ở hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển
sản xuất và tiêu thụ cá ngừ đại dương như xây dựng hiệp hội cá ngừ Việt Nam, xây
dựng trung tâm đấu giá sản phẩm cá ngừ…
Thứ hai, ThS. Lê Văn Vịnh, 2011, Nghiên cứu công nghệ bảo quản cá ngừ trên
tàu đánh cá xa bờ của khu vực miền Trung, trung tâm nghiên cứu thủy sản khu vực
III, Bộ thủy sản.
Tóm tắt: Giới thiệu cách thức bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu đánh bắt xa
bờ của ngư dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Nêu bật vai trò quan trọng
của việc bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu đánh cá xa bờ nhằm đảm bảo nguồn
nguyên liệu chất lượng cho ngành công nghiệp xuất khẩu cá ngừ và tìm ra các giải

pháp và quy trình bảo quản hiệu quả nhất cá ngừ trên tàu đánh cá xa bờ.
Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại
dương sang nhiều thị trường, đồng thời đề ra các giải pháp có tính khả thi cao.
4

Song, do thực hiện từ lâu, nhiều đề tài nay đã không còn hoặc ít có giá trị, chưa sát
với tình hình mới. Chưa có đề tài nào cập nhật phân tích hoạt động xuất khẩu cá
ngừ đại dương sang EU giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu 2013.
6. Tính mới của đề tài
Mặc dù đề tài được thực hiện chỉ trong một thời gian ngắn, song tác giả đã đầu
tư tìm kiếm các số liệu thật, giúp cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng xuất
khẩu cá ngừ đại dương, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất khẩu cá ngừ sang
thị trường EU và đề ra giải pháp một cách khách quan nhất. Bên cạnh đó, các giải
pháp mà tác giả đưa ra cho đề tài cũng có lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ thể. Việc
tiếp cận một đề tài không mới với sự chặt chẽ và hợp lí giữa 3 chương, sự đầu tư
nghiêm túc của tác giả hy vọng sẽ giúp cho đề tài mang tính thuyết phục và thực
tiễn cao.
7. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại
dương của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn 2008-2013
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại
dương Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014-2020
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo
trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II và đặc biệt xin gởi lời cảm ơn chân thành
nhất đến PGS.TS Nguyễn Xuân Minh vì sự hướng dẫn tận tình của thầy trong suốt
thời gian tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vấn đề, do hạn chế về mặt kiến thức,

kinh nghiệm cũng như thời gian, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế và bất cập. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý, chỉnh sửa từ phía Hội
đồng, quý thầy cô và các bạn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Huấn
5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Giới thiệu về thị trƣờng nhập khẩu cá ngừ đại dƣơng liên minh châu Âu
1.1.1. Sơ lƣợc về quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) là một liên minh kinh tế
chính trị thành lập vào năm 1957 và hiện bao gồm 28 nước thành viên với diện tích
chỉ 4,423,147 km
2
và dân số chỉ khoảng 500 triệu người chiếm khoảng 7,3% dân số
thế giới. Tuy nhiên, đây lại là một khu vực rất năng động và là nền kinh tế số 1 thế
giới với GDP năm 2012 đạt 17,57 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người
đứng hàng cao nhất thế giới 32,900 USD/người/năm. EU có 2/5 nước thường trực
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là Anh và Pháp, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu
thế giới (G7). Ngoài ra, liên minh Châu Âu còn được biết đến là nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài thuộc loại quy mô nhất với 281 tỷ Euro năm 2011 và luôn là nhà tài trợ
hợp tác phát triển lớn nhất thế giới với hơn 50 tỷ Euro mỗi năm, chiếm hơn 60%
tổng viện trợ phát triển toàn cầu (Bộ ngoại giao, 2012).
EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việt Nam và EU chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao vào ngày 28 tháng 11 năm 1990 và kể từ đây, hai bên tiếp tục

mở rộng quan hệ đối tác với hàng loạt các dấu ấn đáng nhớ (Bộ ngoại giao, 2012):
1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam
- EC.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010
và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU
6

2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác
toàn diện Việt Nam – EU (PCA).
2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU
2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
Trong đó, Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) là một
khuôn khổ mới, một khung pháp lí mới gồm 8 chương với rất nhiều điểu khoản mở
rộng so với Hiệp định Khung Hợp Tác Việt Nam – EC được kí năm 1995, nhằm
xây dựng mối quan hệ Việt Nam – EU lên tầm đối tác toàn diện chiến lược, cùng
nhau phát triển. Các điều khoản chính của Hiệp định bao gồm tăng cường hợp tác
Việt Nam - EU trong các diễn đàn quốc tế và khu vực (Liên hợp quốc, ASEM,
ASEAN - EU ), thúc đẩy đàm phán FTA và tiếp tục thúc đẩy EU sớm công nhận
quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam và hợp tác trong các lĩnh vực chuyên
ngành khác như giáo dục - đào tạo, môi trường và biến đổi khí hậu, năng lượng,
ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai (Chinhphu.vn).
Tính đến hết năm 2012, đã có 20 trong tổng số 28 nước EU đầu tư vào Việt
Nam với 1.226 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký khoảng 4,75 tỷ USD. Việt
Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 107

triệu USD, quan hệ giữa EU và Việt Nam ngày càng tốt đẹp. Hiện EU là nhà tài trợ
song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn
nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2012 hơn 13 tỷ
USD (Bộ ngoại giao, 2012).
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim
ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm. Hiện EU là đối tác
thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong giai
đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ
USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011)
(Bộ ngoại giao, 2012). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt
Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương
tiện vận tải.
7

Trong năm 2012, EU trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim
ngạch xuất khẩu hàng qua EU đạt 20,3 tỷ USD, vượt qua cả Hoa Kì (19,6 tỷ USD)
và ASEAN (17,3 tỷ USD).
Biểu đồ 1.1: Các thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2012
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Đài tiếng nói Việt Nam, vov.vn
Tính trung bình mỗi năm, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 22,5% - cao
hơn tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và cao hơn tốc độ tăng
của 5 thị trường xuất khẩu chủ lực còn lại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào
thị trường này đã tăng gần như liên tục trong mấy năm nay, chỉ bị ngắt quãng vào
năm 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Cụ thể, năm 2005 đạt 5,52 tỷ USD, năm
2008 cao gấp đôi, đạt 10,9 tỷ USD, năm 2009 đạt 9,4 tỷ USD, năm 2010 đạt 11,39
tỷ USD, năm 2011 đạt 16,55 tỷ USD, năm 2012 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, khu vực EU có 6 nước đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD là Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ. Đặc biệt hơn

khi mà nền kinh tế Châu Âu gặp khủng hoảng vào năm 2012 thì kim ngạch xuất
khẩu sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với hơn 22.6 % so với năm 2011
(Chinhphu.vn, vov.vn).


20,3
19,6
17,3
13,1
12,2
5,5
0
5
10
15
20
25
EU Hoa Kì ASEAN
Nhật Bản
CHDN Trung
Hoa
Hàn Quốc
8

Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU
Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Đài tiếng nói Việt Nam, vov.vn
1.1.2. Thƣơng mại thủy sản Việt Nam – EU
Kể từ đầu thế kỉ 20, EU luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt

Nam với tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Năm 2005, EU trở thành thị trường
xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỉ trọng 15 % kim ngạch xuất
khẩu mỗi năm sau Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên vào năm 2007, EU đã vượt qua Nhật
Bản để trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tốc độ phát
triển nhanh và khá ổn định. Năm 2011, EU dẫn đầu với 21,8% thị phần kim ngạch
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đứng trước Mỹ 19,3% và Nhật Bản 16,4%, nhưng
năm 2012, thị trường này đã tụt hạng xuống hàng thứ hai (sau Mỹ với kim ngạch
1,17 tỷ USD) với kim ngạch 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong 6
tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU chỉ đạt 512 triệu USD,
giảm 7,8% so cùng kỳ năm trước. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thì nguyên nhân của sự tụt
giảm này là do suy thoái kinh tế đang lan rộng khắp trong các nước EU, trong khi
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thiếu chiến lược tiếp thị bài bản và
xây dựng thương hiệu tại thị trường khó tính này (Báo thanh tra chính phủ, 2013).

5,52
10,9
9,4
11,39
16,55
20,3
0
5
10
15
20
25
2005 2008 2009 2010 2011 2012
9


Biểu đồ 1.3: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trƣờng chính năm
2011 và 2012
Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
6 tháng đầu năm 2013, hầu hết các sản phẩm thủy sản vào EU đều giảm mạnh.
Trong đó, mực và bạch tuộc giảm 39%; cá tra giảm 14%; tôm giảm 1,5%; chỉ có cá
ngừ đại dương là tăng 31% so với cùng kỳ năm 2012 (VASEP, 2013).
1.1.3. Các quy định liên quan đến xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng sang thị trƣờng
EU
1.1.3.1. Các quy định chung đối với các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu
sang thị trƣờng EU
Là một trong những khu vực phát triển nhất của thế giới và luôn chú trọng đặc
biệt đến sức khỏe của người dân và các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái,
EU là một thị trường nhập khẩu thủy sản khó tính có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc loại nghiêm ngặt nhất thế giới hiện nay, gây
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung,
và ngành xuất khẩu cá ngừ đại dương nói riêng.

1,36
1,16
1,02
1,13
1,17
1,08
0
0,2
0,4
0,6
0,8

1
1,2
1,4
1,6
EU Hoa Kì
Nhật Bản
Năm 2011 Năm 2012
10

 Hiệp định về đàn cá di cƣ quốc tế của Liên hợp quốc
Hiệp định về đàn cá di cư quốc tế là một phần của công ước về Luật biển quốc tế
do Liên Hợp Quốc soạn thảo. Trong đó qui định rằng, khi các loài cá di cư đến vùng
biển Việt Nam, việc đánh bắt các loài cá này sẽ chịu sự điều chỉnh của Ủy ban Nghề
cá Trung - Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Hiệp định này điều chỉnh tất cả các
quốc gia có đàn cá di cư đi qua, song Việt Nam lại chưa là thành viên của WCPFC,
điều này khiến chúng ta gặp bất lợi trong việc hiểu rõ các qui định cũng như phải
thừa nhận và thực hiện qui định của Ủy ban nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương.
Theo hiệp định, Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ các đàn cá di cư, nghiêm cấm các
hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, thường xuyên báo cáo về tình hình khai thác
nguồn lợi thủy sản có liên quan đến đàn cá di cư lên Ủy ban và giải quyết các tranh
chấp lãnh thổ theo hướng bảo tồn các đàn cá di cư. Nếu vi phạm các nguyên tắc
trên, các sản phẩm thủy sản nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng của Việt Nam
sẽ bị cấm xuất khẩu trên toàn thế giới và tất nhiên là bị cấm nhập khẩu vào thị
trường EU (Nguyễn Thị Kim Anh, 2009). Đầu tháng 11 năm 2013, Ủy ban châu Âu
(EC) vừa đề nghị ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ 3 nước là Belize,
Campuchia và Guinea vì hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp quá trữ lượng cho phép,
vi phạm hiệp định về đàn cá di cư.
 Quy định IUU về chứng nhận nguồn gốc thủy hải sản khai thác
IUU là một quy định mới của Liên minh Châu Âu EU về chứng nhận nguồn
gốc của thủy sản khai thác, áp dụng với hàng thủy sản nhập khẩu từ một số nước,

trong đó có Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo đó, tất cả các lô hàng
thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường EU phải có thông tin về tàu khai thác, tên chủ
tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy
báo chuyển hàng trên biển (Thúy Nga, 2009). Quy định này đã được Uỷ ban châu
Âu về nghề cá chấp thuận và đưa ra thảo luận vào tháng 4/2005 tại Rome (Italia)
nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nước vì hiện nay,
việc khai thác quá mức với các phương tiện mang tính hủy diệt đang làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ, hải sản; bảo vệ đàn cá lớn, cá di cư từ biển này
sang biển khác (như cá ngừ đại dương, cá kiếm ). Ngoài ra, còn nhằm bảo vệ môi
trường biển vì nhiều ngư dân khai thác thường dùng chất độc hoá học, làm ảnh
11

hưởng đến môi trường. Với nghề cá hoạt động quy mô nhỏ, đa số tàu đánh bắt thủ
công, khai thác chủ yếu ở ven bờ, ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn với quy định này của liên minh Châu Âu (EU).
 Quy định về chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với thủy sản
nhập khẩu vào EU
Theo quy định của EU, các nước muốn xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
phải nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU và mặt
hàng xuất khẩu phải là mặt hàng được phép. Các lô hàng thủy hải sản nào muốn vào
EU thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng của nước xuất
khẩu cấp, xác nhận lô hàng đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
theo các quy định của EU.
EU còn ban hành quy chế 91/442/EEC và 91/442/EEC, trong đó yêu cầu các
sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh, hàm lượng chất độc, độc tố, kí
sinh trùng, dư lượng hóa chất, độ tươi, độ nhiễm vi sinh tối đa…
EU còn xây dựng một hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối
nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm HACCP trong đó, các sản phẩm sẽ
được kiểm soát chất lượng ngay từ khâu chế biến, tạo thành chứ không phải đợi đến
khi đã thành phẩm như trước. Đây cũng là một hệ thống gây rất nhiều khó khăn cho

các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Liên minh châu Âu còn ban hành khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu trực
tiếp tiếp xúc với thức ăn và ban hành hướng dẫn cụ thể với các sản phẩm đóng gói
bằng nhựa bằng hướng dẫn 2002/72/EEC. Qua đó, việc đóng gói và bao bì sản
phẩm thủy sản cũng được quản lí chặt chẽ. Ngoài ra, Các sản phẩm bên ngoài được
bán tại thị trường EU phải được kèm theo các thông tin sau: nước sản xuất, tên khoa
học và tên thương mại của sản phẩm, phương thức trình bày, thể loại kích thước,
trọng lượng sản phẩm chứa trong bao bì, ngày phân loại, ngày gửi, tên và địa chỉ
của người gửi hàng (Cục xúc tiến thương mại, 2010).
1.1.3.2. Quy định riêng của EU đối với mặt hàng cá ngừ đại dƣơng
 Qui định về thuế quan của EU đối với các sản phẩm từ cá ngừ
Trước 1/1/2014, các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng
qui chế thuế GSP (Hệ thống thuế ưu đãi phổ cập), mức thuế đối với cá ngừ đại
12

dương của Việt Nam đóng hộp là 20,5%, thăn cá ngừ là 15% và các sản phẩm
nguyên liệu là 14,5%. Kể từ ngày 1/1/2014, mức thuế xuất khẩu cá ngừ của Việt
Nam tiếp tục được hưởng qui chế thuế ưu đãi phổ cập mới của EU với mức thuế
không đổi. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2016, khi hiệp định thương mại song phương
Việt Nam – EU (FTA) chính thức có hiệu lực, mức thuế này chắc chắn được thay
đổi và nhiều khả năng sẽ có lợi hơn cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam (Trung
tâm WTO Việt Nam, 2013).
 Chứng nhận “an toàn cá heo”
Xuất phát từ thực tế ngư dân các nước đánh bắt cá ngừ vằn bằng phương pháp
lưới cản dẫn tới nguồn lợi cá ngừ bị suy giảm nghiêm trọng và đe dọa sự tồn tại của
cá heo, vốn có cá ngừ là thức ăn chính. Để bảo vệ cá heo, liên minh Châu Âu yêu
cầu các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang thị trường này phải có mác “an toàn cá heo
– Dolphin safe” do tổ chức Earth Island Institute cấp. Tại Việt Nam, tính đến tháng
6/2013, mới chỉ có 15 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ được cấp chứng nhận này.
Điều này có nghĩa là một bộ phận rất lớn các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi

xuất khẩu cá ngừ sang EU.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của
Việt Nam
1.2.1. Nhóm các yếu tố trong nƣớc
 Nguồn cung hàng xuất khẩu
Nguồn nguyên liệu cá ngừ đại dương cho xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hợp đồng, đảm bảo
nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu. Việc không đảm bảo được nguồn cung
hàng xuất khẩu sẽ làm mất uy tín và khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường
quốc tế và gây ra những ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền công nghiệp sản xuất cá
ngừ trong nước. Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và rất
khó để duy trì ổn định cho sản xuất và xuất khẩu.
 Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu là khả năng xuất khẩu tối đa
của doanh nghiệp đó ra thị trường quốc tế. Năng lực xuất khẩu có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và
13

toàn ngành xuất khẩu cá ngừ đại dương nói chung, vì vậy doanh nghiệp luôn luôn
phải cải thiện năng lực xuất khẩu của chính mình. Một số nhân tố chi phối năng lực
xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm: năng lực tổ chức sản xuất, năng lực tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, năng lực tài chính, năng lực quản lí rủi ro…
 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng là một trong những nền tảng quan trọng cho hoạt động kinh tế nói
chung và xuất khẩu nói riêng. Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng sẽ rút ngắn thời gian
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, góp phần làm tăng đáng kể lợi thế cạnh tranh của
quốc gia. Các nhân tố chính của cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm: hệ thống giao
thông, bến cảng, hệ thống cung cấp điện, nước, kho bãi…
 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước là một nhân tố giúp nâng cao

lợi thế cạnh tranh của ngành thông qua việc giảm giá thành sản phẩm trên thị
trường, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các chiến lược phát triển
riêng phù hợp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh không lành mạnh có
thể kìm hãm sự phát triển của ngành xuất khẩu cá ngừ đại dương.
 Chiến lƣợc phát triển của ngành
Đây là kim chỉ nam cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, ngành thủy
sản cần xây dựng chiến lược phát triển thủy sản nói chung và ngành xuất khẩu cá
ngừ đại dương nói riêng một cách cụ thể, phù hợp với tình hình mới, năng lực sản
xuất trong nước và sát với thực tế. Chiến lược phát triển của ngành thường là một
chiến lược dài hạn được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn với những mục tiêu và
giải pháp, lộ trình rõ ràng.
 Chính sách và sự hỗ trợ của nhà nƣớc
Trong bối cảnh sản phẩm cá ngừ của Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt ở rất
nhiều thị trường thì vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng. Chính phủ cần hỗ
trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ trong hoàn cảnh khó khăn, hướng dẫn, hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan trên thị trường, đồng
thời có chính sách khuyến khích ngư dân đánh bắt, tạo nguồn nguyên liệu ổn định.
Việc tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước để giúp doanh nghiệp tiếp cận và
xâm nhập thị trường cũng là một vai trò không thể thay thế của nhà nước.
14

1.2.2. Nhóm các yếu tố quốc tế
 Thị hiếu tiêu dùng ở thị trƣờng nhập khẩu
Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị
trường quốc tế. Doanh nghiệp cần tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường kĩ càng,
nắm bắt thị hiếu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm cá ngừ để có chiến lược xây dựng
và tiếp thị sản phẩm phù hợp.
 Sự cạnh tranh quốc tế
Sự cạnh tranh ở thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường trong nước rất nhiều.
Doanh nghiệp luôn chịu sức ép từ sự mặc cả khách hàng quốc tế, sự cạnh tranh của

các đối thủ quốc tế, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế…Doanh nghiệp cần có
chiến lược và nguồn lực đủ mạnh nếu muốn vươn xa trên thị trường quốc tế.
1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của Việt
Nam sang thị trƣờng EU
1.3.1. Thị trƣờng EU là thị trƣờng nhập khẩu cá ngừ đại dƣơng chiến lƣợc của
Việt Nam
Cho đến nay, cá ngừ Việt Nam đã được xuất sang 22 nước trong khối EU. Đức,
Italy và Tây Ban Nha hiện vẫn là ba nước dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ của Việt
Nam trong khối.
Theo thống kê của cục Hải Quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2013, trong khi
kim ngạch cá ngừ xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Nhật Bản và ASEAN liên tục
giảm mạnh thì EU vẫn giữ vững vị trí số với tốc độ tăng trưởng 55,5% so với cùng
kì năm 2012. Xét theo từng nhóm mặt hàng, giá trị xuất khẩu cá ngừ chế biến khác
tăng mạnh nhất, 1.638%; tiếp đến là cá ngừ đóng hộp, 70,6% và cá ngừ
tươi/sống/đông lạnh (trừ thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh) 14,91%. Số lượng thị
trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam trong khối EU theo từng nhóm mặt hàng
cũng tăng lên đáng kể (Hội chợ quốc tế Carnival, 2013).
Với việc kinh tế châu Âu vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
nợ công, EU đã và đang hạn chế tiêu dùng các sản phẩm cá ngừ cao cấp, mà tiếp tục
lựa chọn cá ngừ từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Trên cơ sở đó và tình
hình hiện tại, Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo thị trường nhập khẩu cá
ngừ của EU sẽ được cải thiện hơn nữa trong những tháng cuối năm 2013.
15

1.3.2. Khai thác tiềm năng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
Với phần biển diện tích trên 1 triệu km
2
bao gồm phần nội thủy, lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cộng thêm đường bờ biển dài hơn 3260 km
2

, hơn
3000 hòn đảo gần bờ với diện tích hơn 1600 km
2
, quần đảo lớn nhỏ và hệ thống
sông ngoài dày đặc, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển vô
cùng đa dạng và phong phú về số lượng, chủng loại với chất lượng rất cao. Theo
PGS.TS Vũ Văn Phái, công tác tại tiểu ban kinh tế Việt Nam, vùng biển Việt Nam
hiện có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 110 loài cá kinh tế, tổng trữ lượng cá biển
gần 3,5 triệu tấn và cho phép khai thác hơn 1 triệu tấn/năm (Vũ Văn Phái, 2011).
Theo thống kê của Hội nghề cá Việt Nam, cá ngừ đại dương đang là một trong
những loài cá chủ lực xuất khẩu. Theo Tiến sĩ Đoàn Văn Bộ, Chủ nhiệm Bộ môn
Quản lý biển, khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, dự báo
luồng cá ngừ đại dương” thì ở nước ta, cá ngừ đại dương tập trung chủ yếu ở vùng
biển ngoài khơi 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với trữ lượng vào khoảng
665 ngàn tấn. Trữ lượng dồi dào này cho phép Việt Nam có thể khai thác từ 20000
đến 25000 tấn cá ngừ trên năm, song trên thực tế, sản lượng khai thác cá ở nước ta
chỉ đạt vào khoảng tầm 10000 tấn trên năm, chưa bằng 50% tiềm năng khai thác.
Thời điểm hiện tại, năm 2012, sản lượng cá ngừ đánh bắt là 19000 tấn, xong vẫn
còn tăng lượng đánh bắt lên 6000 tấn mỗi năm mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững
(Nguyễn Kiểm, 2012).
Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Hội nghề cá Việt Nam Việt Nam, vùng biển
ven bờ Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho việc nuôi cá ngừ đại dương, nước ta có
diện tích bờ biển dài, các đảo, quần đảo, vũng, vịnh rất thuận lợi cho nuôi cá lồng,
bè. Số lượng cá ngừ đại dương vàng con 1-10kg được đánh bắt rất nhiều và dễ
dàng. Nếu lượng cá con này được nuôi lớn và xuất khẩu thì giá trị kinh tế là rất cao.
Cũng theo các nhà khoa học, thì vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, Khánh Hòa có
tiềm năng nuôi cá ngừ đại dương con hơn cả. Với việc một số nước đã thử nghiệm
thành công mô hình nuôi cá ngừ đại dương như Nhật Bản, thì Việt Nam hoàn toàn
có thể học hỏi và làm được.

16

Tác giả nhận thấy, nước ta không những được thiên nhiên ưu đãi nguồn lợi cá
ngừ đại dương bất kì quốc gia nào cũng mơ ước mà còn có điều kiện nuôi trồng và
phát triển bền vững loài cá này. Tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt để xuất khẩu là
vô cùng lớn, vấn đề là làm cách nào để tăng sản lượng cá nuôi trồng, khai thác mà
vẫn bảo tồn được đa dạng sinh thái và bảo vệ môi trường.
1.3.3. Xuất khẩu cá ngừ có ảnh hƣởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội
Những năm gần đây, cá ngừ đại dương luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
cả nước. Góp phần đem về nguồn thu ngoại tệ và phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia. Tính riêng năm 2012, cá ngừ đã đem về 569.406.303 USD cho Việt Nam, trong
đó thị trường chủ lực EU đóng góp 20% với giá trị xuất khẩu đạt 113.831.307 USD
(VASEP, 2012).
Đối với ngư dân câu cá ngừ, đây thực sự là một nghề đem lại lợi ích kinh tế lớn
với nguồn cá ngừ dồi dào và đặc biệt được sự ủng hộ và hỗ trợ của chính phủ. Việc
phát triển nghề cá cũng tạo điều kiện phát triển kinh doanh cho các cơ sở kinh
doanh xăng dầu, đá lạnh, dụng cụ đi biển, đóng tàu, đầu nậu, các công ty kinh
doanh và tiểu thương… Có thể nói nghề câu cá ngừ và xuất khẩu cá ngừ có vai trò
vô cùng quan trọng đối với đời sống nhân dân. Ngày nay, không chỉ ngư dân 3 tỉnh
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa mà tất cả các tỉnh thành trên cả nước có ngư dân
tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương đều được lợi từ nghề cá này.
Ngoài ra, việc phát triển nghề câu cá ngừ đại dương, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa
bờ, giúp ngư dân bám biển… còn góp phần khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc ta.
1.3.4. Thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu thủy sản đến năm 2020
Theo chiến lược xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 được phê duyệt ngày
16/9/2010 bởi Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì
thủy sản chính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đến năm 2020, thủy sản
sẽ đóng góp 30-33% trong khối nông lâm ngư nghiệp và tốc độ tăng trưởng mỗi
năm là 10%. Tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt gần 7 triệu tấn, trong đó kim

ngạch xuất khẩu mặt hàng này ước tính sẽ đạt từ 8 đến 9 tỷ USD. Trong đề án đã
được phê duyệt, cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong 3 thị trường quan trọng
hàng đầu trong việc nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam. Và cá ngừ đại dương tiếp
17

tục được Tổng cục thủy sản lựa chọn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
cùng với tôm, cá tra và basa.
Như vậy, có thể nói, cá ngừ đại dương tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam và EU đồng thời là nhà nhập khẩu
quan trọng nhất của thủy sản Việt Nam.
1.4. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia có xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
 Lý do Thái Lan đƣợc chọn
Đất nước Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lí, khí
hậu, điều kiện tự nhiên… Tuy nhiên, đây lại là nhà sản xuất và xuất khẩu cá ngừ lâu
đời và lớn nhất thế giới với chất lượng và thương hiệu được khẳng định, đặc biệt là
sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cá ngừ giá rẻ và
chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường. Thái Lan cũng đồng thời là nhà sản xuất
cá ngừ hộp lớn nhất và chiếm thị phần cao nhất tại liên minh châu Âu.
 Bài học kinh nghiệm của Thái Lan
Ngành công nghiệp cá ngừ Thái Lan rất chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và coi đó là nhân tố quan trọng có yếu tố sống còn. Thái Lan là một
trong những quốc gia ít ỏi và đầu tiên áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng
HACCP trên toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ.
Chính quyền Thái Lan luôn tìm cách hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá xa bờ, hình
thành các đội tàu rất mạnh, bên cạnh việc xây dựng các cảng biển trọng tâm để phát
triển nghề cá. Cảng cá Phuket từ nhiều năm nay là cảng cá ngừ số 1 của Thái Lan,
góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu.
Mặc dù khai thác cá ngừ 1 lượng lớn, xong do nhu cầu cá nguyên liệu cho xuất
khẩu quá lớn, Thái Lan liên tục phải nhập khẩu cá ngừ. Song, với sự trợ hỗ trợ của

chính phủ Thái, thủ tục nhập khẩu cá ngừ của Thái Lan rất nhanh chóng và hiệu
quả. Việc nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu với số lượng lớn để đảm bảo nguồn cung
có thể là một bài học cho ngành sản xuất cá ngừ Việt Nam vốn đang thiếu nguyên
liệu do nguồn cung chưa thật sự ổn định.
Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp Thái Lan trở thành nhà tiên phong và
dẫn đầu thị trường xuất khẩu cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp chính là nhờ tầm

×