Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.62 KB, 86 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại


XUẤT KHẨU RAU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN



Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Mã sinh viên: 1001017277
Lớp: Anh 14
Khóa: 49
Người HDKH: TS. Nguyễn Thị Thu Hà


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013



MỤC LỤC

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG RAU NHẬT BẢN VÀ SỰ
CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU ĐÀ LẠT SANG
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4
1.1. Thị trường nhập khẩu rau của Nhật Bản 4
1.1.1. Giới thiệu về đặc điểm và tập quán tiêu thụ rau của thị trường Nhật
Bản 4
1.1.2. Nhu cầu nhập khẩu rau của thị trường Nhật Bản 5
1.1.3. Nguồn cung mặt hàng rau vào Nhật Bản 6
1.1.4. Đặc điểm thị trường nhập khẩu rau Nhật Bản 8
1.1.5. Hệ thống phân phối rau nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản 11
1.1.6. Một số quy định liên quan đến nhập khẩu rau vào thị trường Nhật Bản
và các hiệp định thương mại cần quan tâm khi xuất khẩu 12
1.2. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau của Đà Lạt 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 15
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
1.2.3. Tiềm năng sản xuất 18
1.2.4. Nguồn nhân lực 19
1.2.5. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất 19
1.2.6. Chất lượng rau xuất khẩu 20
1.3. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường
Nhật Bản 21
1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu rau của tỉnh Quảng Châu sang Nhật Bản.23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN
2007 - 2013 26



2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng rau của thành phố Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013 26
2.1.1. Giá trị và sản lượng xuất khẩu 26
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng rau xuất khẩu 28
2.1.3. Chất lượng rau xuất khẩu 32
2.1.4. Giá cả xuất khẩu 35
2.1.5. Phân phối rau Đà Lạt tại Nhật Bản 37
2.1.6. Phương thức vận chuyển 39
2.1.7. Phương thức thanh toán 39
2.1.8. Thương hiệu 40
2.1.9. Hoạt động xúc tiến thương mại 41
2.2. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013 42
2.2.1. Thành tựu 42
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 52
3.1. Mục tiêu và định hướng của việc xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bải giai đoạn 2014 - 2019 52
3.1.1. Mục tiêu 52
3.1.2. Định hướng 53
3.2. Triển vọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2019 54
3.2.1. Cơ hội 54
3.2.2. Thách thức 56
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2019 57
3.3.1. Giải pháp về nguồn cung ứng rau xuất khẩu 57
3.3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng rau xuất khẩu 60

3.3.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 63


3.3.4. Giải pháp về thương hiệu 64
3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan ban ngành có liên
quan 66
3.4.1. Quy hoạch các vùng trồng rau một cách hợp lý 67
3.4.2. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu hàng
hoá 67
3.4.3. Hỗ trợ về mặt tài chính và bảo hiểm xuất khẩu 68
3.4.4. Hỗ trợ về khoa học kĩ thuật, thông tin thị trường 69
3.4.5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu 70
3.4.6. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 71
3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 71
KẾT LUẬN 73





Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

































DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
AJCEP
ASEAN - Japan Closer

Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản
APEC
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
- Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
C/O
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
CFR
Cost and Freight
Tiền hàng và Cước phí
CPT
Carriage Paid To
Cước phí trả tới
FAO
Food and Agriculture
Organization
Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc
FOB
Free on Board
Giao trên tàu

GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized System of
Preferences
Hệ thống ưu đãi thuế quan
HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
IQF
Individual Quick Frozen
Công nghệ cấp đông rời
ISO
International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
JAS
Japan Agricultural Standard
Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật
Bản
L/C
Letter of Credit
Thư điện tử


MAFF
Ministry of Agriculture,

Forestry and Fisheries
Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Nhật Bản
MFN
Most Favoured Nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
MRA
Mutual Recognition
Arrangement
Hiệp định công nhận lẫn nhau
T/T
Telegraphic Transfer
Chuyển tiền bằng điện
VietGAP
Vietnamese Good
Agricultural Practices
Thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt cho rau quả tươi theo tiêu
chuẩn Việt Nam
VJEPA
Vietnam - Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện Việt Nam - Nhật Bản
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới






DANH MỤC BẢNG, HÌNH

DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu rau của một số quốc gia sang Nhật Bản giai đoạn
2007 - 2012 7
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản giai
đoạn 2007 - 2013 26
Bảng 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2007 - 2013 (tỉ trọng theo kim ngạch) 29
Bảng 2.3: Một số nguồn xuất khẩu rau mù tạt xanh sang Nhật Bản giai đoạn 2007 -
2012 31
Bảng 2.4: Giá của một số mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2007 - 2012 36
Bảng 3.1: Mục tiêu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2015 52

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu nhập khẩu rau của Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2012 6
Biểu đồ 1.2: Giá trị nhập khẩu rau của Nhật Bản giai đọan 2007 - 2012 8
Biểu đồ 1.3: Giá trị nhập khẩu rau tươi của Nhật Bản năm 2012 9
Biểu đồ 1.4: Giá trị nhập khẩu rau đông lạnh của Nhật Bản năm 2012 10
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối rau nhập khẩu tại Nhật Bản 11
Biểu đồ 1.5: Diện tích trồng rau các loại tại Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2012 18
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất rau an toàn tại Đà Lạt 20
Biểu đồ 2.1: Sản lượng rau của thành phố Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2007 - 2013 27
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2007 - 2013 (tỉ trọng theo kim ngạch) 29

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch rau đông lạnh của thành phố Đà Lạt xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013 30


Biểu đồ 2.4: Giá rau trung bình của một số nguồn xuất khẩu rau sang Nhật Bản năm
2012 35
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 37





1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, thương mại
quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hoà mình cùng với sự thay đổi
và hội nhập của đất nước, thành phố Đà Lạt cũng không ngừng phát triển và đã có
những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước với những mặt hàng
xuất khẩu có thế mạnh như rau quả, hoa, chè và cà phê.
Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên đã giúp thành phố sản xuất được các loại
rau ôn đới với hương vị ngon, hình thức đẹp cũng như đa dạng, phong phú về chủng
loại. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, Đà Lạt còn là nguồn cung
cấp rau cho nhiều tỉnh thành khác trong nước và phục vụ xuất khẩu. Trong những
năm qua, ngành rau đã mang lại một phần thu nhập đáng kể cho người dân thành
phố, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành rau Đà
Lạt. Người Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ rau rất cao, nhưng do đặc trưng về thổ

nhưỡng và khí hậu, nền nông nghiệp Nhật Bản tuy đã cố gắng nhưng vẫn không thể
đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trước đây, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu rau từ
Trung Quốc, nhưng từ sau khi rau Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo
về thực vật vượt quá chuẩn quy định, Nhật Bản đã dần chuyển hướng sang nhập
khẩu rau của Việt Nam, trong đó có rau Đà Lạt. Tuy nhiên, tỉ lệ xuất khẩu của rau
Đà Lạt hiện chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 10% tổng sản lượng.
Từ nhận thức trên, người viết đã chọn đề tài khóa luận là: “Xuất khẩu rau của
thành phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản” với mong muốn áp dụng những
kiến thức đã học để phân tích thực trạng xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt sang
Nhật Bản, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn mà
ngành rau của Đà Lạt đang gặp phải.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt
sang thị trường Nhật Bản, từ đó tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt
hàng này trong giai đọan 2014 - 2019.
2

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phân tích thị trường Nhật Bản và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất
khẩu rau Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu rau của Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013.
- Thứ ba, phân tích định hướng, cơ hội và thách thức của Đà Lạt về xuất khẩu rau,
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Nhà nước và bên liên quan nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu rau của Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2019.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đối tượng là hoạt động xuất khẩu rau của thành
phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu được phân chia ra theo không gian và thời gian:
- Phạm vi không gian: khoá luận nghiên cứu về việc xuất khẩu rau của thành

phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu mặt hàng rau trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Phạm vi thời gian: khóa luận được tiến hành trên cơ sở phân tích những số
liệu và thông tin trong giai đoạn 2007 - 2013, qua đó đề ra các giải pháp cho giai
đoạn 2014 - 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cở sở kết hợp giữa phương pháp thu thập, tổng
hợp tài liệu và phương pháp so sánh, phân tích nhằm nhận xét, minh họa, chứng
minh và đánh giá tình hình xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu được thực hiện qua tìm hiểu từ văn bản
của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, từ các ấn phẩm sách, báo, tạp chí chuyên
ngành, công trình nghiên cứu, tra cứu các trang thông tin trên mạng.
- Phương pháp so sánh, phân tích được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập
và tổng hợp, từ đó đưa ra những luận điểm nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về thị trường rau Nhật Bản và sự cần thiết của việc đẩy
mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản.
3

- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau của thành phố Đà Lạt sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
rau Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2019.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình
của TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Bộ môn Nghiệp vụ - Trường Đại học Ngoại Thương
Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả xin chân thành cảm ơn cô đã luôn theo
sát, đóng góp ý kiến suốt thời gian qua để tác giả có thể hoàn thành đề tài.
Đây là một đề tài có giá trị thực tiễn rất lớn, tuy nhiên do vốn kiến thức lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót về

hình thức cũng như nội dung. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phản hồi đóng góp
của quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn, và có thể rút ra được những
kinh nghiệm cho bản thân cũng như công việc của mình sau này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương Thảo


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG RAU NHẬT BẢN VÀ
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU ĐÀ LẠT
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Thị trường nhập khẩu rau của Nhật Bản
1.1.1. Giới thiệu về đặc điểm và tập quán tiêu thụ rau của thị trường Nhật Bản
Từ xưa đến nay, rau luôn chiếm một tỉ lệ tiêu thụ cao trong cơ cấu thực phẩm
của người dân Nhật Bản. Có thể nói, trung bình hàng năm người Nhật tiêu thụ rau
nhiều hơn dân chúng ở các nước công nghiệp. Mỗi năm quốc gia này tiêu thụ
khoảng 1,7 triệu tấn rau các loại, trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng 100 kg
rau/năm. Phần lớn các loại rau tiêu thụ tại Nhật được nhập khẩu từ các nước trong
khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã dần mở
rộng thị trường rau nhập khẩu sang các nước Châu Âu và Mỹ.
Trong các món ăn truyền thống của Nhật, cũng như các món ăn được chế biến
lại theo kiểu phương Tây, rau là nguồn cung cấp chất xơ chính và các loại vitamin
cần thiết cho cơ thể. Cùng với sự phong phú về hình dạng, màu sắc và chủng loại,
rau còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thêm tính thẩm mĩ và hài hoà cho
các món ăn của người Nhật, đồng thời giúp phòng chống một số bệnh thường gặp
như máu nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, táo bón và ung thư.
Bắp cải và rau bó xôi là những loại rau phổ biến, thường xuyên xuất hiện trong
các bữa ăn truyền thống của người dân Nhật Bản. Bên cạnh các loại rau trồng trên

cạn, người Nhật còn ưa chuộng rong biển. Rong biển là một nguồn cung cấp dinh
dưỡng dồi dào và được sử dụng rất nhiều trong các món ăn, từ những món đơn giản
như canh rong biển, cơm cuộn cho đến các món ăn phức tạp hơn.
Theo điều tra mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, phụ nữ Nhật Bản đặc biệt
chú ý đến các loại thực phẩm lành mạnh. Trong đó, chế độ ăn nhiều rau quả tươi là
tốt nhất cho sức khoẻ. Thức uống được phụ nữ Nhật quan tâm hiện nay là cũng các
loại rau xay hoặc các loại thức uống được chế biến từ rau tươi và các loại đồ uống
chức năng.
Thị trường thực phẩm Nhật Bản vốn chú trọng đến các sản phẩm thực phẩm tốt
cho sức khỏe nay lại càng chú trọng nhiều hơn đến các loại thực phẩm thiên nhiên.
Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản tăng mạnh đối với các loại rau đạt tiêu
5

chuẩn chất lượng và Nhật Bản cũng là một thị trường khó tính với những quy định
khắt khe về mức độ đồng đều giữa hình dáng, kích thước và màu sắc của rau nhập
khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu cũng tăng đối với các loại rau được chế biến sẵn hoặc ở
dạng đông lạnh khi mà một bộ phận lớn cư dân Nhật có nhu cầu rút ngăn thời gian
chế biến khi làm bếp. Ngoài ra, xu thế ăn kiêng đã dẫn đến việc nhập khẩu các loại
rau trước đây không phổ biến ở thị trường này như rau diếp, tỏi tây, hành tăm, xà
lách, củ cải
1.1.2. Nhu cầu nhập khẩu rau của thị trường Nhật Bản
Nông nghiệp được đánh giá là một điểm yếu trong nền kinh tế Nhật Bản do
những hạn chế về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động: đất phù hợp với mục
đích canh tác nông nghiệp chỉ chiếm 20% tổng diện tích Nhật Bản và chịu áp lực
thâm canh cao; tuổi trung bình của lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao. Vì
vậy, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của
người dân trong nước và Nhật Bản phải nhập khẩu một lượng lớn nông phẩm từ
nước ngoài. Đặc biệt đối với rau tươi và rau đông lạnh, sản lượng nhập khẩu tăng
liên tục trong những năm qua do sức sản xuất nội địa sụt giảm và nhu cầu tiêu thụ
tăng mạnh. Mặt khác, các nhà cung cấp thực phẩm trong nước tích cực tìm kiếm các

nguồn nhập khẩu trái vụ, cùng với các chính sách mở cửa cho hàng ngoại nhập,
cũng là nguyên nhân khiến cho xu hướng nhập khẩu rau vào Nhật Bản tăng lên,
chiếm khoảng 81% tổng sản lượng tiêu thụ.
Nhu cầu tiêu thụ cao, đặc biệt đối với các loại rau đạt tiêu chuẩn về chất lượng,
kể cả rau tươi cũng như rau đông lạnh, đã biến Nhật Bản thành một thị trường xuất
khẩu rau cực kì hấp dẫn dành cho những doanh nghiệp biết và tuân theo các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường này.
Theo số liệu thống kê từ Trademap, nhu cầu nhập khẩu rau của Nhật Bản trong 5
năm từ 2007 đến 2012 được thể hiện qua đồ thị bên dưới. Theo đó, từ năm 2009 đến
năm 2012 nhu cầu nhập khẩu rau của thị trường Nhật Bản đều có xu hướng tăng gia
tăng trở lại. Cụ thể, năm 2009, nhu cầu nhập khẩu rau của thị trường này đạt
1.273,5 nghìn tấn, thì 3 năm sau con số này đã lên 1.725,6 nghìn tấn, tăng 452,1
nghìn tấn. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu rau các loại của Nhật Bản ngày
6

càng tăng khi mà ngành nông nghiệp Nhật Bản không có đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu về rau của người tiêu dùng trong nước.
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu nhập khẩu rau của Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị: nghìn tấn
Nguồn: Trade Map
1.1.3. Nguồn cung mặt hàng rau vào Nhật Bản
Cùng với trồng lúa và chăn nuôi gia súc, việc sản xuất rau cũng đóng một vai trò
rất lớn đối với người nông dân Nhật Bản. Sản xuất rau tại Nhật đi theo hướng sản
xuất quy mô nhỏ và chuyên môn hoá. Diện tích của Nhật Bản trải dài từ Bắc xuống
Nam nên mùa trồng rau hiệu quả vốn đã dài lại kết hợp cùng với phương thức sản
xuất hiện đại nên mùa vụ còn có thể kéo dài thêm vài tháng nữa. Tuy nhiên, trong
những tháng mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt, khi mà phần lớn các loại rau đều
không thể chống chịu được khiến cho sản lượng bị sụt giảm nghiêm trọng thì đã tạo
điều kiện cho việc nhập khẩu rau từ các nước nhiệt đới và các nước ở phía Nam bán
cầu.

Nguồn nhập khẩu rau tươi của Nhật Bản chủ yếu là từ Mỹ, Mexico, New
Zealand, Australia và Trung Quốc. Trong đó, Mỹ chủ yếu cung cấp các loại hành,
hoa lơ, măng tây, bí ngô; New Zealand và Australia do nằm ở vùng khí hậu Nam
bán cầu nên thường cung cấp các loại rau tươi trái vụ; Trung Quốc thì cung cấp
nhiều loại rau tươi nhờ ưu thế thuận lợi về địa lý. Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc,
Ðài Loan, Thái Lan là những nước cung cấp rau đông lạnh chủ yếu cho thị trường
Nhật Bản.
1.704
1.296
1.274
1.495
1.678
1.726
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
1.600
1.800
2.000
2007 2008 2009 2010 2011 2012
7

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu rau của một só quốc gia sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2012
Quốc gia

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Trị giá
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Trung Quốc
1.233.259
57,61
1.471.016
58,1
1.522.750
56,58
Mỹ
263.733
12,32
304.532
12,03
307.822
11,44
Thái Lan

109.286
5,11
122.072
4,82
128.610
4,78
New Zealand
110.431
5,16
116.020
4,58
121.181
4,5
Hàn Quốc
79.438
3,71
90.323
3,57
114.047
4,24
Mexico
66.400
3,11
83.372
3,3
107.956
4,01
Úc
27.183
1,27

26.663
1,05
28.723
1,07
Philippines
10.154
0,47
13.292
0,52
20.837
0,77
Việt Nam
12.509
0,58
12.444
0,49
17.119
0,64
Indonesia
10.935
0,51
15.467
0,61
15.648
0,58
Khác
271.355
10,15
276.765
10,93

306.410
11,39


Trong giai đoạn 2010 - 2012, Trung Quốc và Mỹ luôn là hai quốc gia đứng đầu
về xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu rau của hai quốc
gia này sang Nhật Bản tăng dần qua các năm và đạt giá trị xuất khẩu lần lượt là
1.522.750 USD và 307.822 USD vào năm 2012, chiếm tỉ trọng gần 70% tổng kim
ngạch nhập khẩu rau của Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc do có lợi thế về cơ sở hạ
tầng, công nghệ và giá cả hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác nên luôn nắm vị trí
số một về xuất khẩu rau tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, tỉ trọng rau nhập khẩu
của Trung Quốc ở thị trường Nhật Bản năm 2012 giảm nhẹ (1,52%) so với năm
2011, đạt 56,58%.
Nguồn: Trade Map
8

Các nước Châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc cũng có kim ngạch xuất khẩu
rau vào Nhật khá cao và tăng dần qua các năm. Có được kết quả đó là do các nước
này đã tuân thủ chặt chẽ quy trình xử lí rau xuất khẩu từ khâu gieo hạt cho đến khâu
thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói và xuất sang Nhật Bản. Đây là quy trình đã
được chính phủ của hai nước thông qua trong Hiệp định công nhận lẫn nhau. Theo
Hiệp định này thì nông sản của nước này khi nhập khẩu vào nước kia sẽ được
nghiễm nhiên chấp nhận và ngược lại.
Việt Nam là quốc gia đứng vị trí thứ 14 về kim ngạch xuất khẩu rau vào thị
trường Nhật Bản. Cả kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu rau của Việt Nam sang thị
trường này đều có xu hướng tăng, cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 17.119 USD năm
2012, tăng 4.675 USD so với năm 2011, tỉ trọng xuất khẩu rau năm 2012 cũng tăng
0,15% so với năm 2011 và đạt 0,64%, cho thấy hoạt động xuất khẩu rau của Việt
Nam phần nào đã phát huy được tiềm năng và tranh thủ những ưu đãi của Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản.

1.1.4. Đặc điểm thị trường nhập khẩu rau Nhật Bản
1.1.4.1. Giá trị nhập khẩu
Biểu đồ 1.2: Giá trị nhập khẩu rau của Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị: USD

Nguồn: Trade Map
1.756.880
1.684.163
1.712.713
2.140.683
2.531.966
2.691.103
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2007 2008 2009 2010 2011 2012
9

Năm 2008, giá trị nhập khẩu rau của Nhật Bản giảm nhẹ (từ 1,75 triệu USD
xuống 1,68 triệu USD) do lạm phát tăng kéo theo giá tăng, làm giảm nhu cầu tiêu
thụ rau của thị trường này. Tuy nhiên trong giai đoạn sau, từ năm 2009 đến 2012,
nhờ có sự điều tiết của Chính phủ nên giá cả nhìn chung đã bình ổn trở lại, nhu cầu
tiêu thụ rau cũng tăng lên, đặc biệt vào năm 2010, giá trị nhập khẩu rau của Nhật
Bản đạt 2.140.683 USD, tăng 25% so với năm 2009, và đến năm 2012 đạt
2.691.103 USD.
1.1.4.2. Các loại rau nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản

Rau tươi
Hiện nay, rau tươi nhập khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng rau tiêu thụ tại thị
trường Nhật Bản. Bắp cải, bó xôi, măng tây là những loại rau tươi được nhập khẩu
chủ yếu. Trong những năm gần đây, sự đa dạng hoá trong khẩu phần ăn của người
Nhật cùng với xu thế ăn kiêng đã làm tăng đáng kể lượng nhập khẩu của một số loại
rau trước đây không phổ biến ở thị trường này như tỏi tây, hẹ tây, rau diếp xoăn, củ
cải đường
Biểu đồ 1.3: Giá trị nhập khẩu rau tươi của Nhật Bản năm 2012
Đơn vị: USD

Nguồn: Trade Map
251.504
53.352
29.527
37.293
77.882
Bắp cải
Rau diếp
Rau bó xôi
Măng tây
Các loại rau khác
10

Bắp cải là loại rau được ưa chuộng tại Nhật và là món ăn không thể thiếu trong
các bữa ăn của người dân nước này. Tuy là một loại rau ôn đới, phù hợp với điều
kiện khí hậu của Nhật Bản nhưng quốc gia này lại không có nhiều diện tích đất
nông nghiệp để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Vì vậy,
trong các sản phẩm rau tươi nhập khẩu vào Nhật Bản năm 2012, bắp cải là mặt hàng
có giá trị nhập khẩu cao nhất, đạt 251.504 USD, chiếm tỉ trọng lên đến 62,3%.
Rau đông lạnh

Hiện nay, rau đông lạnh nhập khẩu chiếm khoảng 81% tổng lượng rau tiêu thụ
tại thị trường Nhật Bản do rau đông lạnh có thể bảo quản được trong một thời gian
dài hơn so với rau tươi. Rau đông lạnh (như rau bó xôi, bắp ngọt và các loại rau hỗn
hợp khác) được nhập khẩu nhiều nhất vào nước này chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài
Loan, Mỹ, New Zealand và Thái Lan. Trong đó, rau xuất xứ Trung Quốc có lợi thế
cạnh tranh về giá do chi phi sản xuất thấp.
Biểu đồ 1.4: Giá trị nhập khẩu rau đông lạnh của Nhật Bản năm 2012
Đơn vị: USD

Nguồn: Trade Map
451.504
275.453
300.516
323.606
290.860
397.854
Rau bó xôi
Bắp ngọt
Đậu Hà Lan
Các loại đậu khác
Rau đông lạnh hỗn hợp
Các loại rau khác
11

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy vào năm 2012, rau bó xôi là sản phẩm rau đông
lạnh được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường Nhật Bản, đạt 451.504 USD, chiếm
20,71% trong giá trị nhập khẩu rau đông lạnh của quốc gia này, tiếp đến là đậu Hà
Lan và các loại đậu khác, rau đông lạnh hỗn hợp và bắp ngọt.
1.1.5. Hệ thống phân phối rau nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản
Sơ đồ 1.1. Hệ thống kênh phân phối rau nhập khẩu tại Nhật Bản
















Nguồn: Jetro
Rau nhập khẩu vào Nhật Bản thường được phân phối thông qua các nhà nhập
khẩu. Từ đó, nhà nhập khẩu phân phối hàng hoá theo hai kênh phân phối là thị
trường bán buôn và nhà phân phối bên ngoài thị trường bán buôn.
Ở Nhật Bản, có tới 85% rau nhập khẩu được phân phối thông qua thị trường bán
buôn. Một trong những nét đặc trưng của hệ thống phân phối rau, đặc biệt là rau
tươi, thông qua thị trường bán buôn là hệ thống bán đấu giá, trung gian bán buôn và
những người mua sỉ khác mua lại từ những phiên đấu giá hàng ngày rồi bán lại cho
những người bán lẻ.
85%
12%
Nhà sản xuất nước ngoài
Người nhập khẩu
Nhà phân phối (bên ngoài
thị trường bán buôn)

Thị trường bán buôn
Bán buôn trung gian
Người tiêu dùng
Người bán lẻ khác
Người bán lẻ (siêu thị
hoặc những người thu
mua với số lượng lớn)
3%
70%
30%
12

12% lượng rau nhập khẩu được phân phối trực tiếp, nhà nhập khẩu giao hàng
hoá lại cho các nhà phân phối bên ngoài thị trường bán buôn, sau đó hàng hoá được
phân phối cho các hợp tác xã chế biến thực phẩm, hợp tác xã nông nghiệp, các công
ty thương mại và những nhà buôn bán lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ thực
phẩm, siêu thị, cửa hàng…
Bên cạnh đó, rau nhập khẩu cũng có thể được nhập khẩu qua các đầu mối rồi
đưa ra chợ bán buôn giống như rau sản xuất trong nước. Trong những năm gần đây,
các siêu thị, các cửa hàng buôn bán rau và các nhà bán lẻ chuyên kinh doanh mặt
hàng rau cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu rau trực tiếp từ nước ngoài để tìm được
nguồn cung ổn định cũng như đa dạng hoá những sản phẩm rau để có thể đáp ứng
các điều kiện đã đặt ra.
1.1.6. Một số quy định liên quan đến nhập khẩu rau vào thị trường Nhật Bản
và các hiệp định thương mại cần quan tâm khi xuất khẩu
1.1.6.1. Một số quy định
Chính sách thuế quan
Hệ thống thuế quan của Nhật Bản tương đối phức tạp và gồm nhiều loại thuế
suất khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đang được hưởng những ưu đãi từ chế độ thuế
suất MFN và GSP của Nhật. Thuế MFN của Nhật thường thấp hơn thuế phổ thông

từ 3% đến 5%. Thuế suất MFN nhập khẩu bình quân đối với rau của Nhật là từ 5%
đến 20%. Thuế suất GSP của Nhật khá thấp, thường dưới 5% hoặc bằng 0% nhưng
cũng chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng.
Từ năm 2010, khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được
triển khai đồng bộ, hơn 800 dòng sản phẩm nông sản và thuỷ sản của Việt Nam
được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức thuế suất 0%. Việc giảm thuế mạnh mẽ các
mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản đã mở ra cơ hội để tăng năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp.
Chính sách phi thuế quan
Người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nên nhà sản
xuất muốn kinh doanh mặt hàng rau của mình ở thị trường này thì cần phải đáp ứng
được những yêu cầu được quy định trong Luật bảo vệ thực vật, Luật an toàn thực
13

phẩm và Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá, phải bảo đảm độ tươi, kích cỡ,
màu sắc cũng như phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và dán nhãn sản phẩm.
Theo Luật bảo vệ thực vật, hàng rau quả muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải
được cấp giấy chứng nhận về bảo vệ sinh thái. Các giấy chứng nhận này phải do các
phòng thí nghiệm của Nhật cấp, nếu do cơ quan kiểm định của nước khác cấp thì
phải tuân thủ theo quy trình kiểm định của Nhật. Nhật Bản không cho phép nhập
khẩu mọi loại rau tươi và đông lạnh ở những vùng, những quốc gia có biểu hiện của
những loại côn trùng trên rau như bọ cánh cứng, ruồi hại hoa quả. Mặt khác, rau quả
ở dạng củ nhập khẩu vào Nhật Bản thì không được lẫn đất. Một số loại rau không
được nhập khẩu dưới dạng tươi nhưng vẫn có thể được nhập khẩu ở dạng đông
lạnh, khô hoàn toàn, ngâm dấm hay dưới các dạng chế biến khác. Tất cả các loại rau
tươi phải kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, các tác nhân gây bệnh, chất phóng xạ.
Rau đông lạnh thì phải được kiểm tra về các tiêu chuẩn đối với vi khuẩn. Khi kiểm
tra tại cảng nhập khẩu, nếu hàng hoá bị phát hiện thấy có bất kì lây nhiễm, kí sinh
trùng hay sâu bọ thì sẽ bị gửi trả lại cho người xuất khẩu hoặc bị huỷ bỏ tuỳ theo kết
quả kiểm tra.

Sản xuất an toàn và vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng
trong suốt quá trình chế biến là hết sức cần thiết. Tất cả các loại rau nhập khẩu vào
thị trường Nhật Bản đều phải đáp ứng các điều khoản của Luật an toàn thực phẩm.
Luật này chỉ cho phép nhập khẩu vào Nhật những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an
toàn và không gây hại đến sức khoẻ con người. Theo luật này, những loại thực
phẩm không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản bao gồm: các loại thực phẩm chứa
các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa các thành phần độc tố;
các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị hỏng; các loại thực phẩm không đáp ứng
được tiêu chuẩn và đặc điểm kĩ thuật trong quá trình chế biến, công thức chế biến
hoặc nguyên liệu chế biến; các loại thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho
phép; các loại thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh.
Bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn của Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS),
rau tươi có dán nhãn quốc gia xuất khẩu mới được nhập vào Nhật Bản. Đây là tiêu
chuẩn do Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) xây dựng. Tiêu chuẩn
JAS là các tiêu chí về chất lượng nông lâm sản như phân loại thành phần cấu tạo,
14

đặc tính, phương pháp sản xuất. Người Nhật Bản có sự tín nhiệm rất cao đối với
những sản phẩm có mang nhãn hiệu JAS.
Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đảm bảo
rằng nhãn hiệu, bao bì của sản phẩm phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu
dùng. Đối với rau tươi, nhà phân phối phải dán nhãn bao hàm những thông tin như
tên và loại sản phẩm, nơi hay đất nước sản xuất, tên của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu
và chủ tàu vận tải, số lượng bên trong, loại kích cỡ của sản phẩm. Đối với rau đông
lạnh, nhà phân phối phải cung cấp những thông tin về tên sản phẩm và thời hạn sử
dụng, tên, địa chỉ nhà sản xuất hoặc tên, địa chỉ nhà nhập khẩu, danh mục các loại
phụ phẩm thêm vào (nếu có), phương pháp bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
1.1.6.2. Hiệp định thương mại
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được ký kết vào ngày

15/04/2008. Đậy là một văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác
toàn diện, chặt chẽ giữa các nước ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vực hàng hoá và
dịch vụ đầu tư.
Theo Hiệp định AJCEP, hàng hoá Nhật Bản khi đi từ nước này sang nước khác
trong khu vực ASEAN sẽ không bị đánh thuế. Đổi lại, khoảng 93% hàng hoá từ
ASEAN sẽ được dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong vòng 10 năm nhằm thúc đẩy tự do
hoá cũng như tạo điều kiện cho buôn bán hàng hoá và hợp tác đầu tư.
Hiệp định AJCEP mở ra lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt
Nam, tuy đi kèm với đó là những cam kết khá chặt từ phía Nhật Bản. Việc khai
thông cánh cửa vào một thị trường khó tính, có nhiều ràng buộc về tiêu chí xuất xứ,
đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn đang là một thách thức
đối với Việt Nam.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản được ký kết vào ngày 25/12/2008
và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết
lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ
đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới.
15

Trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối
với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, đặc biệt là miễn thuế
đối với 86% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đối với nông sản, lĩnh
vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhưng cũng là lĩnh vực được Nhật Bản bảo hộ
mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết giảm thuế suất bình quân từ mức 8,1% năm 2008
xuống còn 4,74% vào năm 2019. Theo cam kết này, rau quả tươi của Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% sau 5 - 7 năm kể từ ngày Hiệp
định có hiệu lực.
Theo Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng
tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong số 2.020
dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xoá bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số

dòng thuế nông sản và 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản cũng
sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm,
214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm, trong đó đáng chú ý là
các mặt hàng rau củ chế biến.
1.2. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau của Đà Lạt
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đà Lạt được xem như là một nhà kính khổng lồ trên cao nguyên Lâm Viên, là
một vùng chuyên canh rau hoa quả lâu năm của khu vực phía Nam. Với quy mô
canh tác không lớn như những vùng rau hoa khác nhưng về mặt chất lượng sản
phẩm thì ít có địa phương nào trong cả nước có thể so sánh được. Có được điều này
một phần là nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với khí hậu thuận lợi.
Phía Bắc của thành phố Đà Lạt giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện
Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây
Nam giáp huyện Lâm Hà. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để mở rộng giao
lưu kinh tế với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các tỉnh duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên. Đà Lạt cách thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn
nhất của cả nước - khoảng 308 km và chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ để vận chuyển
hàng hoá từ Đà Lạt xuống thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Bên
cạnh đó, Đà Lạt cách sân say Liên Khương khoảng 30 km về phía Nam nên cũng có
thể tự chủ trong việc xuất khẩu rau quả.
16

Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1.520 m so với
mực nước biển, được bao quanh bởi những dãy núi cao và rừng thông. Đà Lạt nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi độ cao và điều
kiện tự nhiên nên có khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới, với nhiệt độ trung
bình trong ngày thấp nhất là 15
o
C và cao nhất là 24
o

C. Một năm thành phố chỉ có
hai mùa - mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau. Đà Lạt quanh năm đều có nắng với số giờ nắng trung bình là 2.000
giờ/năm, lượng mưa trung bình là 1800 mm/năm. Với các điều kiện thiên nhiên ưu
đãi, thành phố có thể sản xuất được những loại rau ôn đới quanh năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đà Lạt là 39.106 hecta (ha). Trong đó diện tích
đất phục vụ sản xuất nông nghiệp là hơn 10.000 ha. Đất sản xuất nông nghiệp chia
làm 2 nhóm chính là feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 m đến 1.500 m và
feralit nâu đỏ trên đá bazan. Nhóm feralit vàng đỏ chiếm tỉ lệ cao, độ phì từ thấp
đến trung bình nhưng có có lượng lân dễ tiêu và một số vi lượng thích hợp cho rau,
hoa và cây ăn quả. Nhóm feralit nâu đỏ thì có độ phì cao hơn, thích hợp cho canh
tác các loại rau có củ. Diện tích đất bị thái hoá không đáng kể, tầng dày đất khá sâu,
tạo điều kiện thuận lợi để Đà Lạt phát triển ngành trồng trọt.
Tổng hòa những đặc điểm tự nhiên trên cho thấy, Đà Lạt có nhiều ưu đãi về điều
kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng rau. Trong thực tế,
những vùng chuyên canh rau Đà Lạt được hình thành rất sớm, từ những năm 1934 -
1935, và kể từ đó, diện tích vùng trồng rau không ngừng được mở rộng. Tính đến
năm 2012, thành phố đã thu hút đến hơn 20.000 cơ sở sản xuất, hộ nông dân tham
gia trồng rau. Trong suốt gần 80 năm qua, so với các tỉnh thành khác trong cả nước,
nông dân vùng rau Lâm Đồng - Đà Lạt đã được tiếp nhận nhiều tiến bộ kĩ thuật
dưới những hình thức như hội thảo, tập huấn, mô hình khuyến nông cũng như
được học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các chuyên gia trong và ngoài nước.
Sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên tuyệt vời cùng với nhiều kinh nghiệm quý giá
được tích lũy đã giúp Đà Lạt trở thành một vùng trồng rau trọng điểm của cả nước.
Chất lượng, uy tín và danh tiếng của sản phẩm rau Đà Lạt đã được nhiều người tiêu
dùng biết đến, kể cả trong và ngoài nước.

×