Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn địa 9 huyện phù cừ hưng yên năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.58 KB, 5 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: ĐỊA LÝ 9
Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề)

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam)
Câu 1. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2002
Các vùng Dân số (Người) Diện tích (Km
2
)
Cả nước 79 700 000 329 351
Trung du và miền núi Bắc Bộ 11 500 000 100 965
Đồng bằng sông Hồng 17 500 000 14 860
Bắc Trung Bộ 10 300 000 51 513
Duyên hải Nam Trung Bộ 8 400 000 44 254
Tây Nguyên 4 400 000 54 475
Đông Nam Bộ 10 900 000 23 550
Đồng bằng sông Cửu Long 16 700 000 39 734
a. Tính mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2002 (Đơn vị: Người / km
2
).
b. Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
Câu 2. (6,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu:
Dân số, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2007
Năm 1990 1995 2000 2002 2005 2007
Dân số (triệu người) 66,01 71,99 77,63 79,72 83,11 85,17
Sản lượng lúa (triệu tấn) 19,23 24,96 32,53 34,45 35,83 35,94
a. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007. Tính tốc
độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân theo đầu người của nước ta


giai đoạn 1990-2007 (lấy năm gốc 1990= 100%).
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản
lượng lúa bình quân theo đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007.
c. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa
bình quân theo đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007.
Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã được xây dựng.
b. Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện và thủy điện
ở nước ta.
Câu 4. (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Tiểu vùng
1995 2000 2002
Tây Bắc 320,5 541,1 696,2
Đông Bắc 6179,2 10 657,7 14 301,3
Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt nam, hãy so sánh sự khác nhau về
hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó.
Câu 5. (4,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và Atlat địa lí Việt Nam: Duyên hải Nam Trung
Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
HẾT
Họ tên thí sinh:……… ………………………………………………………
Số báo danh: ………… …… … Phòng thi số: ……….…………
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1:
………………………………………………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Địa lý

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1
3,0 đ
a) Tính mật độ dân số các vùng năm 2010
Các vùng
Mật độ dân số
( Người / km
2
)
Cả nước 242
Trung du miền núi Bắc Bộ 114
Đồng bằng sông Hồng 1178
Bắc Trung Bộ 200
Duyên hải Nam Trung Bộ 190
Tây Nguyên 81
Đông Nam Bộ 463
Đồng bằng sông Cửu Long 420
0,5 đ
b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
- Nước ta có mật độ dân số khá cao, nhưng phân bố không đều giữa các vùng
- Không đều giữa đồng bằng với miền núi, trung du (DC)
- Không đều ngay trong nội bộ mỗi vùng (DC)
* Giải thích:
- Điều kiện tự nhiên: Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên (địa hình, đất
đai, khí hậu, nguồn nước ) thuận lợi cho sản xuất, cư trú và sinh hoạt nên
dân cư tập trung đông, mật độ cao. Miền núi điều kiện tự nhiên (địa hình, đất
đai, khí hậu, nguồn nước ) không thuận lợi cho sản xuất và cư trú, nên thưa
dân mật độ thấp.

- Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên vào phát triển
kinh tế: Đồng bằng trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, dịch vụ phát
triển mạnh, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp, nên mật độ cao.
Miền núi kinh tế phát triển kém, chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi
gia súc và nghề rừng ,nên thưa dân mật độ thấp.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như
đb sông Hồng có mật độ cao; Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá
gần đây, nên mật độ thấp hơn.
0,25đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25đ
Câu 2
6,0 đ
a. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007.
Tính tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân
theo đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007 (lấy năm gốc 1990= 100%)
Sản lượng lúa bình quân theo đầu người ( kg/người)
Năm
1990 1995 2000 2002 2005 2007
Bình
quân
291,3 346,7 419 432,1 431 421,9
(Nếu không đổi đơn vị ra Kg/người thì trừ 0.25đ)
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và bình quân theo đầu người.
0,5đ
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đơn vị %)

Năm
1990 1995 2000 2002 2005 2007
Dân số
100 109,1 117,6 120,8 125,9 129,0
Sản lượng lúa
100 129,8 169,2 179,1 186,3 186,9
Sản lượng lúa bình
quân
100 119,0 143,8 148,3 147,9 144,8
b. Vẽ biểu đồ.
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường ( Vẽ 3 đường biểu diễn trên cùng
một hệ trục tọa độ )
- Nếu vẽ 3 đường biểu diễn bằng số liệu chưa xử lý chỉ cho 0,5đ
- Nếu vẽ 3 đường biểu diễn bằng số liệu xử lý trên 3 biểu đồ riêng biệt chỉ
cho 0,5đ
- Vẽ các dạng biểu đồ khác thì không cho điểm.
- Yêu cầu:
+ Đảm bảo chính xác về tỉ lệ, tính thẩm mỹ.
+ Ghi đầy đủ các số liệu, tiêu đề cần thiết trên biểu đồ.
+ Có ước hiệu, chú giải.
+ Có ghi tên biểu đồ.
( Nếu thiếu 01 yêu vầu trên thì trừ 0.25 điểm cho mỗi yêu cầu)
c. Nhận xét và giải thích.
- Từ năm 1990-2007: dân số, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu
người đều tăng nhanh nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Dân số:
+ Tăng liên tục, tăng chậm nhất ( 29%).
+ Do qui mô dân số nước ta lớn, tỉ lệ tăng tự nhiên đã giảm, nhưng qui mô
dân số vẫn tăng.
- Sản lượng lúa:

+ Tăng liên tục tăng nhanh nhất ( 86,9%).
+ Do nước ta đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất, tăng vụ , thay đổi cơ cấu
mùa vụ, thâm canh cao, sử dụng giống mới
- Sản lượng lúa bình quân/ người:
+ Tăng liên tục , tăng nhanh thứ hai( tăng 44,8%) nhưng có biến động:
Từ 1990-2002 tăng liên tục ( tăng 48,3% so với năm 1990); năm 2005,2007
tốc độ tăng đã chậm lại ( năm 2007 tăng 44,8% so với năm 1990)
+ Do tốc độ tăng sản lượng lúa nước ta cao hơn tốc độ tăng dân số.
0.5đ
2.5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0.5đ
0,25đ
Câu 3
3,0 đ
a. Kể tên một số nhà máy điện đã được xây dựng
- Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang , Nậm Mu, A Vương,
Vĩnh Sơn,, Xê Xan, Đa Nhim, Thác Mơ, Trị An
- Các nhà máy nhiệt điện:
+ Chạy than: Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí, Na Dương
+ Chạy bằng tuốc bin khí: Phú Mĩ, Cà Mau, Bà Rịa
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu phân bố ở các thành phố lớn như
TPHCM, Cần Thơ, nơi có nhu cầu lớn về điện, lại có cảng sông để nhập khẩu
dầu.
0,5 đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
b. Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện
và thủy điện
- Các nhà máy thủy điện: Phân bố ở miền núi, tập trung trên các hệ thống
sông lớn và vừa.
0,5đ
Do miền núi là nơi có địa hình cao, dốc, sông ngòi nhiều thác ghềnh tạo
tiềm năng thủy điện lớn, ngoài ra còn là nơi thưa dân, có nhiều thung lũng
xen các dãy núi tạo điều kiện để xây hồ chứa nước.
- Các nhà máy nhiệt điện: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nơi kinh tế
phát triển, dân cư đông => nhu cầu tiêu thụ điện lớn.
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy than tập trung ở phía bắc (DC), gắn liền với
vùng khai thác than Quảng Ninh.
+ Các nhà máy điện tuốc bin khí tập trung ở phía nam (DC), gần vùng khai
thác dầu khí ở thềm lục địa.
0,25đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
4,0 đ
* Khái quát ( Nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây bắc.
* So sánh: Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn
Tây Bắc, Cụ thể:
- Tình hình phát triển:
+ Đông bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc
( 20,5 lần năm 2002)
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây
Bắc ( trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần )
- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: Luyên kim đen, luyện
kim màu, vật liệu xây dựng, hóa chất
+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.
- Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc Cao hơn nhiều lần Tây Bắc.
+ Đông Bắc có các trung tâm công nghiệp: hạ Long, Thái Nguyên, Việt trì,
Cẩm Phả.
+ Tây Bắc Có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây
không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu
khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như; Sơn la, Điện Biên Phủ, Quỳnh
Nhai
*Giải thích:
- Công nghiệpTây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:
+ Địa hình cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn.
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác , chế biến.
+ Dân cư thưa, thiếu lao động có kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.
- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn là do:
+ Vị trí Địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc.
+ Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: Đường sông,
đường sắt, đường bộ , đường biển.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá
lớn: than, quặng sắt, thiếc
+ Dân cư đông lao động có kỹ thuật nhiều hơn. Cơ sở vật chất phục vụ công
nghiệp xây dựng tốt hơn
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
4,0 đ
Việc khai thác các tiềm năng kinh tế biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ
được thể hiện ở các ngành kinh tế biển của vùng.
- Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng:
+ Năm 2002 chiếm 27.4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước. Sản lượng
thủy sản các năm tăng trưởng mạnh nhất là năm 1995: 339 ngìn tấn, năm
2002: 493,5 ngìn tấn. Khai thác tổ chim yến trên các đảo từ tỉnh Quảng Nam
đến tỉnh Khánh Hòa
0,25đ
0,75đ
+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp nuôi trông thủy sản, cùng với
khai thác tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: cá mực,
tôm, cá đông lạnh và sấy khô. Nha trang, Phan thiết là các địa phương sản
xuất nước mắm nổi tiếng thơm ngon.
- Dọc theo bờ biển hình thành nghề làm muối với các cánh đồng muối nổi
tiếng như: Cà Ná ( Phan Rang – Ninh Thuận), sa huỳnh( Quảng Ngãi).
- Khai thác cát thủy tinh và ti tan ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.
- Du lịch biển rất phát triển:

+ Các bãi tắm nổi tiếng như Non Nước( Đà Nẵng), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi) ,
Quy Nhơn ( Bình Định), Đại lãnh ( Phú Yên), Nha trang( Khánh Hòa), Mũi
Né ( Bình thuận)
+ Các đảo Phú quý, Hòn Tre , Các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa trên
biển Đông có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng, các vịnh biển rất nổi
tiếng Dung quất, Văn Phong, cam Rành đang được khai thác phát triển du
lịch, hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đông đảo.
- Cảng biển, Duyên Hải Nam trung Bộ có các cảng biển như: Đà Nẵng, Dung
Quất, Quy Nhơn, Nha trang
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

×