Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.31 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT ……………..
TRƯỜNG THCS …………………
HỌ TÊN ………………………….
KHÓA, NGÀY .. / .. / ………..
Đề thi
Học sinh giỏi năm học 2010- 2011
Môn: địa lí 9
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao việc trồng cây công nghiệp ở vùng Trung du và
Miền núi nước ta lại có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng ?
Câu 2 (3,5 điểm):
Cho bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp:
Năm
Điện
(triệu kw/h)
Than
(triệu tấn)
Vải lụa
(triệu m)
Phõn húa học
(nghỡn tấn)
1990
1994
1998
2001
2002
8790
12476
21694
30801
35563


4,6
5,7
11,7
13,0
15,9
318
226
315
379
345
354
841
978
1071
1176
a, Tính tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm công nghiệp trong thời kỡ
1990-2002 và vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện (năm 1990 là 100%).
b, Nhận xột và giải thớch tỡnh hỡnh sản xuất của cỏc ngành cụng nghiệp
trờn.
Câu 3 (2,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a, Kể tên các trung tâm công nghiệp nằm ở ven biển nước ta. Nêu các ngành
công nghiệp chuyên môn hoá ở các trung tâm công nghiệp kể trên.
b, Trong các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp nằm ở ven biển
nước ta, ngành công nghiệp nào xuất hiện nhiều nhất? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm): Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc phát
triển ngành thủy sản ở nước ta.
………………..Hết………………..
Đáp án và biểu điểm ĐịA 9
Câu 1(1,5 điểm): Việc trồng cây công nghiệp ở trung du miền núi nước

ta lại có ý nghĩa kinh tế - xã hội và chính trị quan trọng.
* ý nghĩa về kinh tế: (0,5 điểm)
- Khai thác các thế mạnh về tự nhiên của trung du và miền núi nước ta về
trồng cây công nghiệp (Đất, khí hậu)
- Góp phần bảo vệ môi trường.
- Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế
của trung du và miền núi.
* ý nghĩa về xã hội: (0,5 điểm)
- Tạo ra việc làm cho người lao động của địa phương (chủ yếu đồng bào dân
tộc ít người), tạo nguồn thu nâng cao đời sống cho người dân.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa đồng
bằng và miền núi.
* ý nghĩa về chính trị: (0,5 điểm)
- Trung du miền núi là vùng tiếp giáp với biên giới các nước nên đời sông
dân cư ở đây ổn định sẽ góp phần ổn định vùng biên…
Câu 2 (3,5 điểm)
a. Tính tốc độ tăng trưởng - vẽ biểu đồ (2,5 điểm)
* Bảng tính (Đơn vị: %) (0,5 điểm)
Năm Điện Than Vải lụa Phân hóa học
1990
1994
1998
2001
2002
100
141.9
246.8
350.4
404.6
100

123.9
254.3
282.6
345.7
100
71.1
99.1
119.2
108.5
100
237.6
276.3
302.5
332.2
* Vẽ biểu đồ (2,5 điểm)
- Biểu đồ đường, đẹp, chính xác
- Ghi chú đầy đủ
b. Nhận xét, giải thích (1,0 điểm)
- Sản lượng điện tăng gấp hơn 4 lần, tăng nhanh do cải tạo, xây dựng mới và
nâng công suất nhiều nhà máy điện... Năm 1998-2002 SL điện tăng nhanh
đột biến để đẩy mạnh CNH, HĐH.
- SL than tăng gần 3,5 lần, tăng nhanh nhờ cải tiến khai thác và mở rộng thị
trường.
- Vải lụa tăng gần 1,1 lần, tăng chậm vì công nghệ còn lạc hậu, chất lượng
sản phẩm thấp.
- Phân hóa học tăng hơn 3,3 lần, tăng nhanh để phục vụ nông nghiệp và giảm
nhập khẩu.
Câu 3: (2,0 điểm)
a, Kể tên các trung tâm CN: Cẩm Phả, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,
Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành chuyên môn hoá:

- Cẩm Phả: Than, cơ khí
- Hải Phòng: Chế biến nông sản, điện tử, đóng tàu, dệt may, vật liệu xây
dung.
- Đà Nẵng: Cơ khí, đóng tàu, dệt may, hoá chất.
- Nha Trang: Chế biến nông sản, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng.
- Vũng Tàu: Chế biến nông sản, nhiệt điện, vật liệu xây dựng.
- Tp Hồ Chí Minh: Chế biến nông sản, cơ khí, đóng tàu, dệt may.
(Mỗi trung tâm nói đúng 3 ngành trở lên cho điểm tối đa, đúng từ 1 đến 2
ngành cho 1/2 số điểm, trung tâm Cẩm Phả chỉ cần 2 ngành).
b, Ngành xuất hiện nhiều nhất: Công nghiệp chế biến nông sản
* Giải thích: Các điểm, trung tâm công nghiệp ở ven biển đều có thế mạnh để
phát triển ngành này:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (từ nông, ngư nghiệp).
- Dân đông tạo thuận lợi về lao động, thị trường.
- Vị trí ven biển thuận lợi giao thông để xuất nhập cảng…
Câu 4 (3,0 điểm): Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển
ngành thủy sản ở nước ta.
a, Thuận lợi (2,0 điểm)
* Đối với ngành khai thác thủy sản:
- Khai thác thủy sản nước ngọt trong các sông, suối, ao, hồ.
- Khai thác hải sản (nước lợ, nước mặn): Nước ta có nhiều bói tụm, bói cỏ.
- Đặc biệt là có bốn ngư trường trọng điểm:
+ Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
+ Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
* Đối với ngành nuôi trồng thủy sản:
- Nước ta có các bói triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn: thuận lợi nuôi
trồng thủy sản nước lợ.
- Các vùng biển ven các đảo, vũng vịnh: thuận lợi nuôi thủy sản nước mặn.

- Nước ta có nhiều sông suối, ao hồ có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
b, Khó khăn (1,0 điểm)
- Biển động trong mùa mưa bão.
- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm ở nhiều vùng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư,...

×