Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 211 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC






BÁO CÁO PHỤ LỤC




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG SINH VIÊN
HIỆN NAY VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG,
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN

(Đề tài cấp Bộ. Mã số: B94-38-32)











Chủ nhiệm đề tài
PGS. PTS. Mạc Văn Trang









Những sản phẩm nghiên cứu năm 1995


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC







BÁO CÁO PHỤ LỤC




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG SINH VIÊN
HIỆN NAY VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG,

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN

(Đề tài cấp Bộ. Mã số: B94-38-32)










Chủ nhiệm đề tài
PGS. PTS. Mạc Văn Trang









Những sản phẩm nghiên cứu năm 1995


(Mẫu số 04)
BÁO CÁO TỔNG KẾT TOÀN DIỆN VỀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tên đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phƣơng hƣớng biện pháp, giáo
dục lối sống cho sinh viên”
Mã số đề tài: B94-38-32
Chỉ số phân loại:
Số đăng ký đề tài:
Chỉ số lƣu trữ:
Kinh phí đƣợc cấp: 13.500.000 đồng
Thời gian nghiên cứu từ: 30/3/1994 đến 30/12/1995
Tên cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài (học hàm, học vị, chức vụ):
1. PGS.PTS. Mạc Văn Trang Chủ nhiệm đề tài
2. Thạc sĩ Phạm Hồng Tín Thƣ ký đề tài
3. Thạc sĩ Nguyễn Danh Bình Cán bộ nghiên cứu
4. Thạc sĩ Đinh Hữu Liễn nt
5. Thạc sĩ Nguyễn Đông Hanh nt
6. Thạc sĩ Trần Đình Hậu nt

Ngày 30/12/1995 Ngày 25/4/1996
Chủ nhiệm đề tài Thủ trƣởng cơ quan chủ trì





PGS.PTS Mạc Vân Trang PGS.PTS Đặng Bá Lâm

Ngày đánh giá chính thức: 25/4/1996
Kết quả bỏ phiếu: Xuất sắc 6/6 phiếu: Khá…… phiếu; Đạt:…… phiếu;
Không đạt 0 phiếu
Kết luận chung, đạt loại: xuất sắc


Ngày 25/4/1996 Ngày 2/7/1996
Chủ tịch hội đồng đánh giá chính thức Thủ trƣởng cơ quan quản lý đề tài
(Ký và đóng dấu) (Ký và đóng dấu)



Mục lục


MỤC LỤC

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG VÀ LSSV 6
1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc. 6
2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc. 9
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12
1. Tìm hiểu những khái niệm cơ bản của đề tài 12
2. Những cơ sở kinh tế - xã hội của lối sống 25
3. Một vài nét về đặc điểm tâm sinh lý sinh viên cần quan tâm trong việc nghiên cứu,
giáo dục LSSV . 46
III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA LSSV HIỆN NAY 55
A . Định hƣớng giá trị của sinh viên (SV) 55
B. Tập lối sống sinh viên biểu hiện trong học tập 76
C. Một số đặc điểm lối sống sinh viên thể hiện trong nhu cầu sinh hoạt văn hóa của sinh
viên hiện nay 89
D. Lối sống sinh viên điển hình trong hoạt động xã hội – chính trị 105
E- Vài nhận xét về LSSV thể hiện trong quan hệ xã hội, giao tiếp, ứng xử… 117
G - Một số suy nghĩ về lối sống và giáo dục , lối sống SV trong sinh hoạt cá nhân ở ký
túc xá 123



PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỐI
SỐNG CHO SV 133
I. Những nguyên tắc xác định giáo dục LSSV 133
II. Định hƣớng nội dung gáo dục LSSV 135
III. Về những hình thức, biện pháp giáo dục LSSV 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 146
1. Một số biểu hiện tiêu cực trong LSSV (báo cáo). 10 trang 146
2. Học sinh, sinh viên phạm tội và những biện pháp phòng ngừa (báo cáo). 19 trang 146
3. Đặc điểm LSSV hiện nay và biện pháp giáo dục (báo cáo). 5 trang 146
4. Phiếu lấy ý kiến. 1 trang 146
5. Bản thống kê đánh giá LSSV. 8 trang 146
6. Số liệu tổng hợp điều tra LSSV 1994-1995. 10 trang 146
7. Danh mục bài báo về LSSV. 4 trang 146
8. Danh mục tài liệu về lối sống. 7 trang 146



5


- Tìm hiểu cơ sở lí luận nghiên cứu lối sống nói chung và LSSV.
- Nghiên cứu xác định đặc điểm LSSV hiện nay
- Xu hƣớng diễn biến và phƣơng hƣớng giáo dục LS cho SV
.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu lí luận,

- Sƣu tập, phân tích các kết quả nghiên cứu liên quan đến LSSV của các đề tài khác
trong mấy năm lại đây và thực tế LSSV phản ảnh trên báo chí để khái quát những đặc điểm
LSSV.
- Toạ đàm, xêmina với cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, nhà giáo và nhất là với đại
biểu SV.
- Điều tra điểm, để xác định rõ thêm đặc điểm LSSV.
- Trƣng cầu ý kiến về đặc điểm, xu hƣớng LSSV và phƣơng hƣớng giáo dục.

4. Kế hoạch nghiên cứu:
- 1994:
- Sƣu tập tài liệu, làm tổng quan
- Nghiên cứu lí luận (1 bƣớc cơ bản sau hoàn thiện tiếp)
- Chuẩn bị phiếu điều tra,…
- 1995:
- Toạ đàm, xêmina
- Điều tra khảo sát
- Lấy ý kiến…
- Hoàn thiện tài liệu khoa học của đề tài

5. Những ngƣời tham gia nghiên cứu:
- PGS.PTS. Mạc Văn Trang
- PST.PTS. Lê Đức Phúc
- Thạc sĩ. Phạm Hồng Tín
- Thạc Sĩ. Nguyễn Danh Bình
- Thạc sĩ. Đinh Hữu Liễn
6

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG VÀ LSSV


1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc.
Trong điều kiện tài liệu phƣơng Tây rất hiếm, thời gian và kinh phí hạn hẹn, trên cơ
sở một số tài liệu có đƣợc, có thể đƣa ra một vài nét dƣới đây.

1.1. Ở phƣơng Tây: Thuật ngữ “lối sống” đƣợc các nhà triết học, xã hội học,… nhắc
đến từ lâu, song sau này mới đƣợc dùng nhƣ một khái niệm khoa học.

Max Weber (1864-1920) học giả ngƣời Đức là ngƣời đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ
“lối sống” nhƣ một khái niệm khoa học. Ông đã tả sự phân tầng xã hội theo 1 hình tam giác.
Đỉnh tam giác là tầng lớp trên, chủ sở hữu, giữa là tầng lớp trung lƣu, đấy là tầng lớp nghèo.
Mỗi tầng lớp lại chia thành các nhóm có những địa vị, cơ may, thu nhập, tiện nghi sinh hoạt
khác nhau,… Tuy nhiên, lối sống, kiểu sống của các nhóm chỉ đƣợc mô tả bằng những số liệu
thống kê, nằm trong sự phân tích chung về phân tầng xã hội.
(3)


Nhiều vấn đề đƣợc các nhà xã hội học phƣơng Tây nghiên cứu rất sâu, nhƣ:
(4)

- Văn hoá
- Xã hội hoá
- Địa vị, vai trò, chuẩn mực, giá trị.
- Việc làm, thất nghiệp, bãi công…
- Sự khác biệt và bất bình đẳng về giới,
- Hôn nhân, gia đình, li hôn,
- Bất bình đẳng về giáo dục,
- Tôn giáo
- Vấn đề tội phạm
- Tự tử

- Cƣỡng dâm
- v.v…


(3)
Xem nhập môn xã hội học (Introductory sooilogy) NXB Khoc học xã hội, H1993.
(4)
Tài liệu đã dẫn
7


Tuy nhiên, tất cả những vấn đề đó đƣợc nghiên cứu tách rời nhau và chủ yếu là mô tả
hiện tƣợng, chƣa đƣợc phân tích hệ thống hoá theo phạm trù lối sống và chƣa thấy những
nghiên cứu riêng về LSSV.

Trong cuốn “The student Pevolution: A Global Analysis” của nhiều tác giả, đƣợc xuất
bản 1970 tại Ấn Độ, đã đề cập đến nhiều vấn đề của sinh viên Thế giới:
- Các tổ chức xã hội, đoàn thể của SV (Hội sinh viên,…)
- Sự tham gia của sinh viên vào các phong trào xã hội chính trị ở các nƣớc.
- Thái độ của sinh viên đối với những sự kiện chính trị, đảng phái, chính sách của
Chính phủ…
- Số lƣợng và cơ cấu sinh viên trong một số nƣớc…
- v.v…

Tuy nhiên, vấn đề đặc điểm LSSV, xu hƣớng diễn biến của nó… không đƣợc đề cập ở
đây.
Nói tóm lại, qua một số ít tài liệu đã biết trong vấn đề lối sống nói chung và LSSV
chƣa thấy đƣợc nghiên cứu hệ thống, cân đối giữa các mặt nhƣ một lĩnh vực, một phạm trù
tƣơng đối độc lập, mà chỉ đƣợc nghiên cứu từng mặt, từng hiện tƣợng rất sâu và rời rạc.
1.2. Ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc XHCN trƣớc đây rộ lên những nghiên cứu về lối

sống vào những năm 70-80. Chúng tôi đã thống kê sơ bộ đƣợc trên 50 tài liệu tiếng Nga,
tiếng Đức viết về lối sống. Một số tài liệu đã đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣ:
- “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của Visnhiopxki. X.X., NXB Lao động. H/1981
- “Lối sống Xô viết hôm nay và ngày mai” của Đôbrunhina V.I., NXB Tiến bộ, 1984
và nhiều bài tổng quan biên dịch :
- Phong cách sống và đạo đức trong CNXH, Thông tin KHXH, 1987.
8


- Lối sống XHCN, phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu, TTKHXH, 1987.
- Lối sống XHCN, Thanh Lê chủ biên, NXB Phổ thông, H. 1980
Nhìn chung những nghiên cứu về lối sống của Liên Xô (cũ) và các nƣớc trong khối
XHCN đều xuất phát từ những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin về phƣơng thức sản xuất
XHCN (theo mô hình Liên Xô) và từ đó đề xuất những quan điểm triết học xã hội học, chính
trị cho việc xây dựng lối sống XHCN.
Những tiêu chí của lối sống XHCN mang tính suy diễn, hoạch định trƣớc và những số
liệu thực tế chỉ để minh hoạ cho nó. Những mặt nội dung, tiêu chí của lối sống CNXH đƣợc
xác lập bằng cách đối lập với lối sống TBCN, ví dụ:
Lối sống XHCN
Lối sống TBCN
- Sự thống nhất về chính trị, đạo đức…
- Sự chia rẽ, đối lập nhau…
- Chủ nghĩa tập thể
- Chủ nghĩa cá nhân
- Tình hữu nghị và CN Quốc tế…
- Chủ nghĩa dân tộc, phân biệt
- Lao động tự do và sự thống nhất lợi ích…
- Lao động bị bóc lột, tha hoá…
- Đoàn kết, hữu ái, giai cấp
- Cạnh tranh theo luật rừng…

- Nhu cầu tinh thần phát triển cao…
- Chủ nghĩa sùng bái tiêu dùng…
- Dân chủ và bình đẳng.
- Dân chủ giả hiệu, bất bình đẳng…
- Chủ nghĩa lạc quan, tin tƣởng,…
- Bế tắc và bi quan, thất vọng
- Sự phát triển cá nhân toàn diện, hài hoà…
- Sự phát triển phiến diện, bệnh hoạn…

Đồng thời tất cả những gì là xấu xa, tiêu cực, tệ nạn xã hội đều đổ tại “tàn dƣ của xã
hội cũ” và “nhiễm phải tuyên truyền phản động của lối sống phƣơng Tây”.
Một thái độ nhƣ vậy bao trùm trong nghiên cứu xã hội học về lối sống đã khiến cho
những kiến giải thiếu khách quan và thƣờng sa vào phê phán các quan điểm, trình bày quan
điểm lí
9

luận chung thiếu phân tích, lí giải đời sống hiện thực.
Ngày nay nghiên cứu khoa học với con mắt thiếu khách quan nhƣ vậy không còn phù
hợp. Cần phải có cách nhìn mới, có phê phán, nhƣng khách quan.
2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.
2.1. Giai đoạn trƣớc 1986. Thuật ngữ “Lối sống”, “Nếp sống” đƣợc dùng ở văn kiện
Đại hội Đảng CSVN lần thứ IV, thứ V và sau đó thƣờng đƣợc dùng trong các tài liệu chính
thức.
Một số tài liệu về lối sống XHCN của Liên Xô (cũ) đƣợc dịch giới thiệu ở Việt
Nam.
(5)

Một số giáo trình, tài liệu giáo khoa, chuyên khảo đã đƣợc xuất bản.
(5)
Một số bài viết

về lối sống mới, lối sống XHCN,… đăng trên báo chí,…
Một số cuộc hội thảo đã đƣợc tiến hành ở tầm quốc gia. Đáng chú ý là các tài liệu hội
thảo đƣợc tập hợp trong cuốn “Bàn về lối sống và nếp sống XHCN”, NXB Văn hoá, H, 1985.
Tuy nhiên tất cả các tài liệu nói trên mới ở mức: “Bàn về….” “Bƣớc đầu tìm hiểu…”
hoặc “Góp thêm ý kiến về nghiên cứu lối sống XHCN”….
Trƣớc 1986, tức là trƣớc Đại hội VI của Đảng CSVN, trƣớc khi có đƣờng lối đổi mới,
quan điểm nghiên cứu cũng nhƣ cách thức nghiên cứu; trình bày vấn đề lối sống của Việt
Nam cũng na ná nhƣ của Liên Xô (cũ).
2.2. Giai đoạn sau 1986. Từ sau khi công cuộc đổi mới đƣợc triển khai, những thay
dổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đã diễn ra trên đất nƣớc ta và kéo theo nó là những khủng hoảng
về định hƣớng giá trị, đạo đức, lối sống. Rồi kinh tế xã hội ổn định và phát triển, định hƣớng
giá trị, lối sống phù hợp với hoàn cảnh mới đang hình thành.


(5)
Xem danh mục tài liệu tham khảo.

10

Trong bối cảnh nói trên, từ sau 1986 đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu tâm lí- xã
hội học gắn liền với đời sống xã hội, đặc biệt là ở đối tƣợng thanh niên, sinh viên, nhƣ:
- “Nghiên cứu điề tra về nhân cách sinh viên” (Ban lí luận giáo dục và tâm lí học,
Viện nghiên cứu đại học và GDCN 1987 - 1988).
- “Một số vấn đề diễn biến tƣ tƣởng, lối sống SV và HSCN (Mạc Văn Trang, Thông
tin chuyên đề, 1989).
- Một vài nét dự báo diễn biến tƣ tƣởng và lối sống SV (Báo cáo khoa học trong đề tài
Nhà nƣớc về “Dự báo phát triển giáo dục” mã số: KH.52.VNN 01, 1990).
- “Những nhu cầu và nguyện vọng của nữ SV” (Đề tài nghiên cứu của Hội SV Việt
Nam và Viện nghiên cứu thanh niên 1992 - 1993).
- “Những biểu hiện của lối sống SV hiện nay…” (tiểu luận tốt nghiệp cao học của

Phạm Hồng Tín, 1993).
- Ngoài ra còn nhiều cuộc thăm dò, điều tra xã hội học về thanh niên, học sinh, sinh
viên của Ban Khoa giáo TW Đảng, Ban Văn hoá tƣ tƣởng TW Đảng, của các Viện nghiên
cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể,… cũng xoay quanh những vấn đề nhân cách, đạo đức, tƣ
tƣởng, thái độ chính trị, niềm tin.
- Đặc biệt trong chƣơng trình nhà nƣớc về khoa học xã hội nghiên cứu con ngƣời
trong công cuộc đổi mới mang mã số KX07, đã có nhiều đề tài đề cập đến lí luận và khảo sát
thực tế xung quanh vấn đề đạo đức, lối sống của các nhóm xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ.
Chƣơng trình này vẫn đang triển khai tiếp tục.
Nói tóm lại từ thời kì đổi mới, khoa học xã hội đã đƣợc chú ý hơn, nhất là những
nghiên cứu về giáo dục, gia đình, về phụ nữ, thanh niên thiếu niên, sinh viên,…
Những nghiên cứu không chỉ đề cập đến những mặt tốt, mặt tích cực mà còn nhấn
mạnh những mặt yếu kém, mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội diễn ra trong xã hội ta, trong các
11

tầng lớp, nhất là trong sinh viên, học sinh.
Cùng với những kết quả nghiên cứu khoa học, các báo chí, phim ảnh, các phƣơng tiện
thông tin đại chúng thƣờng xuyên đăng tải, truyền đi các hiện tƣợng xã hội cả tốt và xấu (có
khi cái xấu lại đƣợc chú ý hơn vì giật gân).
Tất cả tình hình trên đã đƣa ra một bức tranh sinh động nhƣng hết sức phức tạp về bộ
mặt đạo đức, lối sống, nếp sống của xã hội.
Do đó rất cần những công trình nghiên cứu khách quan, hệ thống hoá, khái quát
những sự kiện, những dƣ luận xã hội tản mạn về lối sống, nếp sống trong xã hội ta hiện nay
và đƣa ra những định hƣớng giáo dục cần thiết.
Đề tài nghiên cứu những đặc điểm LSSV là một trong những cố gắng theo hƣớng đó.


12

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Tìm hiểu những khái niệm cơ bản của đề tài
1.1. Khái niệm lối sống và LSSV
Theo Max-Weber thì lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội. Khái niệm lối sống đƣợc
mô tả nhƣ kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp là một cộng đồng ngƣời cùng chung mộtv
ị trí kinh tế nhƣng những ngƣời trong cộng đồng không có ý thức thuộc vào một giai cấp.
Còn nhóm xã hội là một thực tế hình thành trên động cơ tâm lý danh dự hình thành trên cơ sở
giữa chúng với lĩnh vực tiêu thụ, những mặt hàng và những mặt hàng đó là tiêu chí cơ bản
của các nhóm xã hội khác nhau. Thí dụ: Hình thành những nhóm xã hội đi lại bằng ô tô riêng,
mô tô, xe đạp, các tiêu chí về nhóm thƣờng là mức lƣơng, mức thu nhập, trình độ tiện nghi,
nghỉ ngơi…. Có thể dựa vào những tiêu chí khác nhƣ nhà ở mấy phòng, khả năng nghỉ mát
mỗi năm vào dịp hè.v.v…
(6)

Theo Dean-Mac-Cen-nell, thì lối sống biểu hiện không phải chỉ trong lĩnh vực nghề
nghiệp lao động mà cả trong giải trí nữa. Con ngƣời trong xã hội hiện đại không những có
nhiều sản phẩm tiêu dùng hơn, mà còn có nhiều thời gian rỗi hơn để giải trí. Lối sống trƣớc
hết thể hiện cung cách tiêu thụ, kiểu giải trí, giải trí trở thành một yếu tố tiêu thụ chính, thậm
chí còn quan trọng hơn cả những yếu tố tiêu thụ khác.
(7)

Thuật ngữ “Lối sống” có sự kết hợp biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh
thần, gắn liền với phƣơng thức sản xuất của xã hội, với chế độ chính trị xã hội, với


(6)
Chuyển dẫn từ “Bàn về lối sống XHCN, NXB văn hoá H.1985

(7)
Minh Chí - Thử phê phán khái niệm lối sống trong các công trình nghiên cứu một số học giả phƣơng Tây hiện

đại - Tham luận trình bày tại hội nghị “Lối sống” ở Long An tháng 8-1984.
13

hình thái kinh tế xã hội. Một số công trình nghiên cứu “lối sống” của Liên Xô đã đặt vấn đề
định nghĩa “lối sống” khi bàn về nội hàm và cơ cấu của phạm trù này họ đã hƣớng tới ba cách
tiếp cận, có thể tạm gọi là ba nhóm định nghĩa nhƣ sau:
Nhóm thứ nhất định nghĩa lối sống bằng cách liệt kê càng nhiều càng tốt cả mọi hoàn
cảnh có liên quan đến cuộc sống của con ngƣời và của toàn xã hội. Do đó lối sống đƣợc kiến
giải nhƣ một phạm trù xã hội học bao hàm cả các điều kiện sống, các hình thức hoạt động
sống của con ngƣời, các quan hệ xã hội, sinh hoạt, các hình thức thoả mãn nhu cầu, thế giới
quan… Cách định nghĩa này bị nhiều ý kiến phê phán vì sự mở quá rộng khái niệm lối sống,
làm cho lối sống mất nội hàm riêng và đặc trƣng của nó.
Nhóm thứ hai có hai xu hƣớng định nghĩa: Một, cho rằng lối sống là phạm trù nói lên
các nhu cầu của con ngƣời, những cách thức thoả mãn những nhu cầu đó, nói lên khuynh
hƣớng muốn giải thích lối sống nhƣ là một khái niệm chung nhất, một cái gì ngang hàng với
“vật chất xã hội” thay thế cho tất cả những khái niệm khác. Việc khắc phục các khuynh
hƣớng sai lầm này đòi hỏi phải xác định một cách chính xác hơn vị trí của khái niệm “lối
sống” trong hệ thống những khái niệm triết học và phạm trù xã hội học.
(8)

Xu hƣớng khác, cho rằng lối sống là phạm trù chỉ nếp nghĩ và nếp hành vi, nếp sống
nội tâm của con ngƣời. Theo A.F.Buchen-cô, cả hai xu hƣớng định nghĩa trên không dựa vào
những hoàn cảnh bên ngoài mà dựa vào các điều kiện bên trong, vốn có của chủ thể (nhu cầu,
nếp nghĩ).
Nhƣ vậy, ngƣời ta sẽ loại trừ hình thức hoạt động sống quan trọng nhất của con ngƣời
là lao động ra khỏi lối sống và cả hoạt động chính trị - xã hội cũng nằm ngoài lối sống.


(8)
Kejzerov N.M. vấn đề lối sống trong những chiến dịch tuyên truyền tƣ sản hiện nay. Trong “Proolemy,

Socialisti – Cheskoi obrazzhizni” M. “Mauka”, 1977.tr.251 (dẫn theo sƣu tập chuyên đề lối sống XHCN - Viện
Thôngtin XHKH Việt Nam 1978.
14

Nhóm thứ ba: gồm các định nghĩa không loại trừ bản thân hoạt động sống ra khỏi lối
sống, nên đã kiến giải lối sống nhƣ là sự thống nhất các hình thức hoạt động sống và nhiều
điều kiện sống quan trọng nhất. Nhƣ vậy, lối sống là phạm trù xã hội học, chỉ sự thống nhất
hữu cơ của các hình thức hoạt động sống và những điều kiện nhất định.
Định nghĩa của viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, nhà xã hội học,
tiến sĩ triết học M.N. Rút-ke-vích nêu lên: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc
điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân
trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
(9)
.
Khi nghiên cứu sự biến đổi trên phạm vi toàn cầu hiện nay, Feter Schmitz (Đức)
khẳng định rằng “Nhƣng nếu không có những kết luận rút ra trong lối sống riêng tƣ của từng
ngƣời thì sẽ chẳng có gì đổi thay cả”
(10)
.
Lối sống là nhân tố quan trọng, quyết định tới mức có thể nói rằng, nếu bỏ qua hoặc
xem nhẹ nó, việc nghiên cứu, đào tạo và giáo dục con ngƣời nói chung, sinh viên nói riêng sẽ
rơi vào tình trạng tản mạn, ít có ý nghĩa.
Theo E. W, Schorochova “Lối sống là toàn bộ những hình thƣứ hoạt động sinh sống
tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp,
các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội – chính
trị và riêng tƣ


(9)
Nghiên cứu xã hội học về lối sống ở Liên Xô, ủy ban khoa học xã hội, Viện xã hội học 1983

(10)
Tƣ duy toàn cầu – hành động tại địa phƣơng. Trong hỗ trợ trẻ em nghèo khổ; 1/1994, Duisburg.
15

thƣờng ngày trong những mối qua hệ qua lại của mọi ngƣời và trong đời sống cá nhân”
(11)

V. Đô-bơ-ri-a-nếp quan niệm “lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hoá của hệ
thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt
động của con ngƣời”.
(12)

Dựa vào mối quan hệ tƣơng tác giữa các điều kiện và các mặt của thực tiễn sinh sống
cá nhân, H.D.Schmidt đƣa ra một sơ đồ phân tích đƣợc trình bày cụ thể ở bảng 1.
(13)


Phạm vi quan hệ
Xác định đặc điểm nội dung
Cơ thể của bản thân
Cách thức ăn uống
Cách thức vận động
Sự chăm sóc cơ thể và văn hoá thể chất
Sản xuất
Phƣơng thức lao động
Phƣơng thức nâng cao trình độ
Nội trợ
Văn hoá mua sắm
Sử dụng ngân sách
Gia đình

Phong cách giáo dục
Giao tiếp tình cảm
Thời gian nhàn rỗi
Giao tiếp xã hội và bạn bè
Các sinh hoạt văn hoá
Các hoạt động theo sở thích
Tổ chức kỳ nghỉ

Bảng 1: Những ví dụ về các khía cạnh phân hoá của lối sống


(11)
Trong: Tâm lý học trong chủ nghĩa xã hội. NXB khoa học Đức, Berlin 1980, tr.24
(12)
Xã hội học Mác-Lê-nin, NXB thông tin lý luận, Hà Nội 1985, tr.213
(13)
Phác thảo về tâm lý học nhân cách. NXB khoa học Đức, Berlin 1982, tr.52
(Theo bài viết của Lê Đức Phúc cho đề tài)
16

Chịu ảnh hƣởng của những mối quan hệ với xã hội, lao động, những ngƣời khác, với
bản thân và môi trƣờng tự nhiên, lối sống do đó cũng có thể đƣợc phân chia thành lối sống cá
nhân, lối sống của nhóm hoặc cộng đồng, lối sống của các giai tầng khác nhau, có thể đo
bằng hệ thống giá trị đƣợc hƣớng tới
(14)
. Những lối sống đó còn phụ thuộc vào cái phổ quát
và cái riêng biệt của những vùng không gian rộng lớn đƣợc đặc trƣng cho các dân tộc phƣơng
Đông hoặc phƣơng Tây, hoà quyện thêm với những đặc điểm tôn giáo, sắc tộc khiến cho các
quá trình tìm hiểu, giải thích và tiếp biến văn hoá (trong bản thân lối sống) trở nên rất phức
tạp.

Theo một quan niệm chung, lối sống đƣợc đặc trƣng bởi:
- Toàn bộ các hình thức (phƣơng thức) khách quan của hoạt động sinh sống của con
ngƣời.
- Những cách thức phản ánh, nhận thức các hình thức đó thông qua quan hệ của chủ
thể đối với chúng.
Trong cuộc sống thƣờng ngày, lao động là một hoạt động và cũng là giá trị có ý nghĩa
hơn cả. Dựa trên những phân tích sâu sắc trong “Hệ tƣ tƣởng Đức” của Marx và Engels,
Lucien Seve đi sâu phân định nhân cách, lối sống cá nhân gắn với nhu cầu, tính tích cực dựa
vào kế hoạch thời gian thực tế, đƣợc chia thành 4 khu vực.
I. Hoạt động cụ thể bao gồm những hành động tạo năng lực, khả năng cho cá nhân: II.
Hoạt động cụ thể bao gồm những hành động tạo sản phẩm; III. Hoạt động trừu tƣợng


(14)
F.Pataki: Kollektivíinns es szocialista eletmod Budapest 1976.

17

bao gồm những hnh động tạo năng lực, khả năng cho cá nhân; IV. Hoạt động trừu tƣợng bao
gồm những hành động tạo sản phẩm, nghĩa là tạo ra lao động xã hội một cách trực tiếp
(15)
.
Đó là những ví dụ mang tính giả thiết.
Nhìn vào đó, ta có thể thấy kế hoạch thời gian của một ngƣời sinh viên chẳng hạn sẽ
đƣợc miêu tả trong hoạt động nhƣ sau:

Hoạt động cụ thể Hoạt động trừu tƣợng
Tạo ra sản phẩm
cho xã hội



Tạo ra năng lực
cho cá nhân


Và tiếp theo, ta có thể vẽ hình tƣợng trƣng cho hoạt động, cho sự sử dụng thời gian
của một trẻ nhỏ còn đi học, của một công nhân hoặc của một viên chức đã về hƣu. Tuy nhiên,
đây chỉ là một chỉ số đánh giá mà thôi.
Lê Nhƣ Hoa sau khi đã phân tích nhiều khái niệm khác nhau về lối sống đã khái quát.
“Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm các mối quan
hệ kinh tế, xã hội, tƣ tƣởng, tâm lý,


(15)
Marxisme et théorie de la personslité. Éditions sociales, Paris 1972.
18

đạo đức, văn hoá và các mối quan hệ khác của con ngƣời, đặc trƣng sinh hoạt của họ trong
những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống có liên quan tới các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, văn hoá và sinh hoạt của con
ngƣời, của các tập đoàn, giai cấp và của xã hội. Vì vậy nó trở thành đối tƣợng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác nhau
(16)
.
Theo chúng tôi: LSSV là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu phản
ánh những điều kiện sống, hoạt động và các mối quan hệ hiện thực của họ; những đặc điểm
này đƣợc biểu hiện trong định hƣớng giá trị, trong các hoạt động, trong giao tiếp ứng xử xã
hội và trong sinh hoạt cá nhân.
Nhƣ vậy nghiên cứu LSSV cần phải nghiên cứu những biểu hiện của nó trong sự định
hƣớng giá trị, trong các hoạt động học tập, lao động, văn hoá thể thao, chính trị - xã hội, trong

các quan hệ giao tiếp xã hội và trong đời sống cá nhân.
Chúng tôi xác định nghiên cứu lối sống SV cần tiếp cận theo quan điểm phức hợp, ít
nhất ở cả 3 góc độ: Xã hội học - tâm lý học - giáo dục học. Nghĩa là cần trắc đạc, thống kê,
khái quát đƣợc những đặc điểm LSSV, phân tích sâu hơn về tính đặc thù tâm lý sinh viên
trong lối sống và đề xuất những phƣơng pháp, biện pháp giáo dục LSSV.
1.2. Khái niệm nếp sống
(*)


Đó là thuật ngữ đƣợc dùng thông dụng ở Việt Nam theo thói quen của ngôn ngữ Việt
Nam ngay cả trên sách báo cũng


(16)
Bàn về lối sống, nếp sống XHCN, NXB văn hoá, tháng 4/1985, tr.17
(*)
Theo Phạm Hồng Tín: “những biểu hiện của LSSV,…” tiểu luận tốt nghiệp cao học - 1993.
19

đều dùng hai thuật ngữ: Lối sống và nếp sống; nó không hoàn toàn là một nhƣng cũng không
thể nói lên 2 phạm trù khác nhau.
Có thể nói lối sống và nếp sống là hai thuật ngữ mới trong tiếng Việt, sách cổ, sách
chữ Hán, chữ Nôm, hiếm thấy xuất hiện. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, nhất là sau cách
mạng tháng 8 đã bắt đầu hình thành khái niệm về cách thức, lề lối, nề nếp của con ngƣời
trong cuộc sống. các khái niệm này có thể mƣợn dịch, hoặc phỏng theo từ nƣớc ngoài. Thuật
ngữ về khái niệm này trong các tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc đƣợc viết: “Mode de
vie”, “Way of life”, “Obraz jiznhi”, “Lebens Weise”, “sinh hoạt phƣơng thức”… Các từ điển
không có sự phân biệt rõ ràng về lối sống, nếp sống, thí dụ từ điển tiếng Việt – NXB KHXH
1988 chỉ đề cập tới ý nghĩa của lối và nếp(ở nghĩa 2) nhƣ:
Lối: Hình thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định mang đặc điểm riêng…

nhƣ: Lối sống tiểu tƣ sản, lối châm biếm… (trang 606).
Nếp: (Nghĩa 2) lối, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen: Nếp sống văn minh,
nếp suy nghĩ… (trang 692).
Nhƣ vậy nếp sống trong đời sống của con ngƣời không chỉ hạn hẹp nhƣ từ điển mà
phải hiểu rộng hơn. Trong tác phẩm “đời sống mới” Bác Hồ viết 3/1947.
(17)
đã đề cập tới xây
dựng lối sống mới, nếp sống mới và cả lẽ sống của nhân dân ta sau khi thoát khỏi sự đô hộ
của thực dân phong kiến.
Có rất nhiều quan niệm xung quanh khái niệm nếp sống Văn kiệu đại hội IV,V của
Đảng cũng đề cập khái


(17)
Tân sinh, đời sống mới – TPHCM, Bộ VHTT miền Nam Vụ VHQC tái bản 1975.
20

niệm nếp sống. Văn kiện đại hội IV, V của Đảng cũng đề cập khái niệm nếp sống “Nếp sống
mới có văn hoá”, “vận động một cách kiên trì và sâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hoá
trong xã hội”
(18)
.
Trong bài kỷ niệm 40 năm đề cƣơng văn hoá, đồng chí Trƣờng Chinh nói về vấn đề
lối sống và nếp sống: “Nền văn hoá XHCN nƣớc ta đòi hỏi phải xây dựng một nếp sống mới,
nếp sống XHCN”.
Ngƣời ta cũng đƣa ra nhiều nhận định khác nhau khi nghiên cứu về lối sống, nếp
sống, tác giả: L.V.Kokan trong bài: “Nếp sống của cá nhân, những lý thuyết và phƣơng pháp
luận” viết: “Nếp sống của con ngƣời đƣợc coi nhƣ là sự phản ánh của cá nhân vào xã hội, còn
lối sống của con ngƣời đƣợc coi nhƣ là sự phản ánh của XH vào cá nhân”.
(19)

Còn
A.P.Buchenkô cho rằng: nếp sống không phải là một phần mà là một trong những hình thức
biểu hiện của lối sống”. Có thể thấy 3 nhóm ý kiến khác nhau trong sự hiểu lối sống và nếp
sống:
- Nếp sống đồng nghĩa với lối sống.
- Nếp sống có ý nghĩa hẹp hơn lối sống.
- Nếp sống và lối sống có những mặt khác nhau.
Theo Mạc Văn Trang thì: “…Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là những đặc
điểm biểu hiện của lối sống đã đƣợc định hình thành nếp sống, thói quen của cá nhân (thành
phong tục, tập quán truyền thống) lối sống mới đƣợc nẩy sinh hình thành phát triển, và đến
một mức độ đƣợc củng cố định hình mới thành nếp sống, lối sống và nếp sống không tách rời
nhau”.
(20)



(18)
Báo cáo chính trị Đại hội IV, NXBST - tr.125
(19)
Thông tin XHKH số 5/83, tr. 138
(20)
Mạc Văn Trang, giáo dục lối sống cho H/S HN - kết quả NCKH DN - 86 - 90 trang 171
21

Nhƣ vậy, nếp sống là những phƣơng thức hoạt động, hành vi ứng xử của con ngƣời đã
đƣợc lặp đi, lặp lại thành nếp, thành thói quen, phong tục đƣợc xã hội công nhận. Việc thay
dổi một nếp sống là rất khó khăn không thể đơn giản làm ngay một lúc. Việc sử dụng hai
thuật ngữ lối sống và nếp sống dựa theo nguyên tắc bám sát tính chất khác nhau của khái
niệm: “Lối sống nói lên tính định hƣớng, định tính chỉ ra phƣơng hƣớng chính trị và tƣ tƣởng
của vấn đề, còn nếp sống nói lên định hình và định lƣợng”.

(21)

Xung quanh lối sống, nếp sống còn nhiều thuật ngữ liên quan: Phong hoá, phong tục,
phong cách sống, nếp sống mới, nếp sống văn minh, nếp sống văn hoá, nếp sống XHCN…
Nhƣng có thể hiểu chung rằng nội hàm của chúng đều nằm trong phạm trù nếp sống.
1.3. Khái niệm mức sống
Mức sống phụ thuộc vào số những điều kiện trực tiếp tác động đến sự hình thành và
phát triển lối sống, nhƣng nó không phải là yếu tố hợp thành của lối sống. Mức sống chỉ là
điều kiện và kết quả của hoạt động sống chứ chƣa phải là bản thân hoạt động sống của con
ngƣời. Theo từ điển tiếng việt NXB - KHXH 1988 (trang 678) định nghĩa: “Mức sống là mức
đạt đƣợc của các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần…” nhƣ vậy là mức sống trƣớc hết
phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lƣơng sản xuất.
E.I.Kapustin trong bài viết: “Lối sống XHCN với tƣ cách là phạm trù xã hội - kinh tế”
đã nêu: “…Mức sống cho ta một ý niệm ít nhiều đầy đủ về thu nhập thực tế và tiêu dùng các
của cải vật chất, và các dịch vụ của nhân dân và của từng ngƣời. Khái niệm mức sống cũng
chỉ


(21)
Bàn về lối sống và nếp sống XHCN - NXBVH - HN, 1985, trang 21.
22

ra trình độ thoả mãn các nhu cầu của nhân dân. Cơ sở để xác định đƣợc sự thoả mãn này là sự
tiêu dùng thực phẩm cần thiết, tiêu dùng hợp lý về quần áo, giầy dép, đồ dùng gia đình, văn
hoá phẩm. Tóm lại mức sống nói lên trình độ vật chất và văn hoá mà con ngƣời đƣợc
hƣởng…”
(22)
.
Mức sống chỉ mới là mặt khách quan của lối sống (mà lối sống còn có mặt chủ quan
của nó - đó là bản thân dạng hoạt động sống của ngƣời). Thực tế chứng minh là: Mức sống có

thể ngang nhau nhƣng lối sống có thể khác nhau “Mức sống” có quan hệ trực tiếp đến lối
sống là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống của con ngƣời. Nó cho phép con ngƣời
có thể phát triển và áp dụng năng lực của mình, thoả mãn nhu cầu của mình nhƣ thế nào và
đến mức nào. Nhƣng mức sống chỉ chủ yếu nói lên khía cạnh số lƣợng của đời sống, khía
cạnh kinh tế, phúc lợi của con ngƣời. Tiêu chuẩn của mức sống là: ăn, mặc, ở, đi lại học tập,
sinh hoạt văn hoá, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiễm xã hội…
“…Mức sống không trực tiếp quy thành lối sống mà nó còn phụ thuộc vào những điều
kiện xã hội - chính trị và bản chất của xã hội. Vì sự dồi dào của mức sống có thể là phƣơng
tiện làm cho con ngƣời phát triển tốt hơn, cũng có thể biến con ngƣời trở thành nô lệ của vật
chất và lối sống tiêu dùng…”
(23)
.
1.4. Khái niệm lẽ sống:
Theo từ điển tiếng Việt - NXBKHXH (1988 - trang 582) định nghĩa về “lẽ” - "lẽ là
điều thƣờng thấy ở đời đƣợc


(22)
Sau tập chuyên đề lối sống XHCN - Viện thông tin KHXH, UB-KHXH Việt Nam Hà Nội 1978, trang 3.
(23)
Mạc Văn Trang, Giáo dục lối sống cho h/s học nghề - 1986 - 90, trang 170.
23

coi là hợp lý với quy luật đạo lý; điều đƣợc coi là lý do giải thích là nguyên nhân của sự việc:
Lẽ sống…”. Điều này chƣa giải thích đƣợc gì về lẽ sống - nó chỉ là sự minh hoạ cho định
nghĩa về “lẽ” mà thôi. Lẽ sống cần phải đặt trong hệ thống nghiên cứu của lối sống, nếp sống,
mức sống để thấy thuật ngữ này có vai trò gì? và nhƣ thế lẽ sống đã có nội dung của nó.
Chúng ta có thể thống nhất rằng: Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống. Nó đề cập tới mục đích,
ý nghĩa lý tƣởng của cuộc sống, là lý chí, khát vọng của con ngƣời, cũng không hẳn là bản
thân hoạt động sống của con ngƣời. Nó giải đáp câu hỏi sống để làm gì? Nó phản ánh tính

mục đích của một lối sống, định hƣớng cho lối sống.
1.5. Khái niệm cách sống, kiểu sống:
Kiểu, cách là hình thức diễn ra của một loạt hoạt động. Theo nhƣ thế chúng ta hiểu về
cách sống, kiểu sống có nghĩa hẹp và cụ thể. Nó nói về nét riêng của lối sống cá nhân, gia
đình địa phƣơng, hay một nhóm ngƣời trong cộng đồng xã hội. (kiểu sống nghệ sĩ, kiểu sống
thầy đồ, kiểu sống thị dân…).
Cách sống đẹp, đúng hay không là phụ thuộc vào nếp sống, lối sống. Cơ cấu hoạt
động của mỗi con ngƣời, các nhu cầu của họ và phƣơng thức đặc thù của sự thoả mãn những
nhu cầu đó, hay nói cách khác hệ thống động cơ mục tiêu của con ngƣời và hành động mà
ngƣời đó tiến hành đều do phƣơng thức sản xuất, cơ cấu xã hội và nhân tố văn hoá nói chung,
nhƣng cơ cấu đó luôn luôn có nét riêng; và nét riêng của lối sống con ngƣời chính là cách
sống của họ, là những điểm độc đáo hình thành nên.
Tóm lại, về cách sống, kiểu sống chúng ta hiểu rằng nó là biểu hiện độc đáo, riêng
biệt, của lối sống ở cấp độ cá nhân hay nhóm xã hội.
24

1.6. Khái niệm chất lƣợng cuộc sống
“Chất lƣợng cuộc sống là phạm trù mới của xã hội học, kinh tế học, bao hàm: Khái
niệm lối sống, mức sống, nếp sống. Các mặt của chất lƣợng cuộc sống bao gồm những nhu
cầu cơ bản: Lƣơng thực, thực phẩm, chế độ dinh dƣỡng, vải vóc, quần áo, đồ dùng, nhà ở,
sức khoẻ điều kiện y tế; phƣơng tiện giao thông, truyền thông, năng lƣợng trong sinh hoạt,
khả năng sắp xếp công ăn việc làm, sử dụng nhân lực, điều kiện cƣ trú, môi trƣờng sống và
tài nguyên, quyền đi học và chất lƣợng giáo dục, sinh hoạt văn hoá tinh thần, pháp luật, an
ninh xã hội”
(24)
.
Theo Phạm Minh Hạc, sự phát triển ngƣời quyết định mọi sự phát triển khác, mà theo
nghĩa rộng nhất của từ này là nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
Chất lƣợng cuộc sống đòi hỏi:
+ Thu nhập cao

+ Giáo dục tốt
+ Chuẩn cao về sức khoẻ và dinh dƣỡng
+ Ít nghèo khổ
+ Môi trƣờng trong sạch
+ Bình đẳng hơn về cơ hội
+ Cá nhân tự do hơn
+ Cuộc sống văn hoá phong phú hơn.
(25)

Tóm lại, các khái niệm trên đây đƣợc tìm hiểu, xác định nhƣ những công cụ để triển
khai nghiên cứu theo mục đích, nhiệm vụ của đề tài này, chứ không nhằm phê phán đóng góp
về mặt lý luận việc nghiên cứu lối sống nói chung.


(24)
Nguyễn Minh Đức: Vấn đề dân số trong chiến lƣợc phát triển giáo dục - T/c NCGD - 12/86 - trang 6
(25)
Phạm Minh Hạc: vấn đề con ngƣời trong công cuộc đổi mới, 4/1994

×