Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN rèn kỹ năng giải toán hình học 8 thông qua tiết luyện tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.04 KB, 8 trang )

RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC 8 THÔNG QUA
TIẾT LUYỆN TẬP
GIỚI THIỆU:
Tên người thực hiện: Hồ Văn Tộ
Tên đề tài: “Rèn kỹ năng giải toán hình học 8 thông qua tiết luyện tập”
Thời gian thực hiện: tháng 09 năm 2014.
Thời gian áp dụng: từ tháng 10 năm 2014.
I. Lời nói đầu .
1/ Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục phổ thông theo nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc
hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của
quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ tiểu học tới trung học phổ
thông.
Từ đó, để phát huy tính tích cực, tự giác của hs trong học tập đòi hỏi người
giáo viên phải tư duy sáng tạo trong hoạt động dạy học. Đặc biệt trong dạy
học hình học, khâu đọc đề bài toán, vẽ hình phân tích, suy luận phải kĩ càng,
chuẩn xác, hợp lôgic. Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm trình bày với quý
vị đồng nghiệp một số giải pháp giúp hs rèn được kỹ năng giải toán hình học
8 thông qua tiết luyện tập.
2/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường THCS Phước Thạnh.
Khả năng áp dụng: Đơn vị trường THCS Phước Thạnh nói riêng, trong
phạm vi huyện Củ Chi nói chung.
II. Thực trạng của nội dung đề tài
1/ Tình hình thực tế:
Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phát huy cao độ
tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Để làm được điều đó thì
1
vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận
thức của học sinh. Học sinh là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và thái độ học tập đúng đắn chứ không phải học một cách thụ động.


Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường đối với bộ môn toán nói chung
và bộ môn hình học nói riêng tôi nhận thấy đa số học sinh rất lung túng khi
tiếp cận bài toán hình học, không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu, đi theo
hướng nào, không biết liên hệ những giả thiết bài toán với những kiến thức
đã học, không phân biệt được điều đã cho và điều cần phải tìm và thậm chí
không nắm được các kiến thức hình học nên không biết cách làm bài (đối với
học sinh yếu, kém).
2/ Nguyên nhân:
Học sinh suy luận hình học kém, chưa hiểu biết thế nào là chứng minh,
cho nên lí luận thiếu căn cứ, không chính xác, không chặt chẽ, lấy điều phải
chứng minh làm giả thiết thậm chí có mâu thuẫn, không nắm được phương
pháp tư duy, phương pháp cơ bản giải toán hình học, suy nghĩ rất hời hợt,
máy móc, không biết nhận xét đúng, sai về bài toán vừa giải nên thường lung
túng trước những bài toán khác đôi chút với bài quen giải.
Học sinh trình bày bài giải toán hình học không chuẩn, vẽ hình không
chính xác, rõ ràng, ngôn ngữ và ký hiệu tùy tiện, câu văn lủng củng không
ngắn gọn, lập luận thiếu khoa học, không logic. Những khuyết điểm trên đây
của học sinh chủ yếu là chúng ta chưa quan tâm đúng mức việc rèn cho học
sinh một số kỹ năng cơ bản giải toán cũng như việc uốn nắn, rèn luyện từng
cái nhỏ, cái bắt đầu rất quan trọng trong những bước đi ban đầu trong chứng
minh hình học và giải toán hình. Cho nên học sinh thường mắc sai lầm ngay
cả khi thực hiện những thao tác rất đơn giản.
III. Những yêu cầu và biện pháp thực hiện:
Hiện nay trong dạy học hình học có nhiều học sinh không giải được toán
hình do đó những học sinh này dễ bi quan thiếu tự tin, mất hứng thú trong
2
học tập. Vì thế dạy giải toán hình học trước hết giáo viên cần phải nắm được
các yêu cầu và biện pháp thực hiện sau:
1/ Yêu cầu:
− Người dạy phải làm cho học sinh kể cả học sinh yếu, kém giải được toán

hình học và qua đó cho học sinh nắm vững các tri thức hình học và hiểu
rõ thêm, thế nào là chứng minh hình học.
− Giúp các em nắm được những vấn đề đơn giản, những điều cơ sở của
khoa học hình học từ đó giúp các em có những thao tác, tư duy cơ bản,
phân tích, tổng hợp…
− Giúp hs nắm vững các dấu hiệu bản chất của khái niệm trước khi đi vào
giải bài tập.
2/ Biện pháp thực hiện
− Mỗi tiết học giáo viên nên chốt lại phần lý thuyết, tăng cường luyện tập,
lưu ý những bài tập luyện tập ở lớp phải lựa chọn có tác dụng gợi ý học
sinh giải được những bài tập giáo viên cho về nhà.
− Đối với bài tập khó phải có sự hướng dẫn cần thiết hoặc cho bài tập trả
bài miệng, câu hỏi phụ có tính chất bắt cầu, trung gian gắn kết phần lý
thuyết và phần bài tập học sinh sẽ làm trong tiết luyện tập.
− Khi giải bài tập xong cho học sinh nhìn lại con đường đi, xem kiến thức
cơ bản nào đã được vận dụng và vận dụng như thế nào, trong tình huống
nào để giải quyết vấn đề, điều gì cần tránh để lần sau khỏi mắc sai lầm.
− Quá trình giải toán hình học chú ý hệ thống hóa dần cách chứng minh
khác nhau của cùng một quan hệ nhằm giúp hs có thêm số vốn về chứng
minh.
− Chú trọng cho học sinh óc tìm tòi, khai thác cách giải khác nhau của một
số bài toán hình và biết lựa chọn cách giải tốt nhất.
− Trong tiết dạy luyện tập, ngoài những bài tập cơ bản có trong sách giáo
khoa giáo viên nên soạn những bài tập có tính chất tổng hợp nhằm giúp
3
các em hệ thống lại kiến thức đã học, phát triển tư duy tìm tòi và chứng
minh.
Tiến trình dạy học luyện tập.
1. Yêu cầu đối với lời giải:
− Lời giải không có sai lầm.

− Lập luận phải có căn cứ chính xác.
− Lời giải phải đầy đủ.
− Ngoài ba yêu cầu nói trên trong dạy học luyện tập còn yêu cầu lơi giải
ngắn gọn, đơn giản nhất, cách trình bày rõ ràng hợp lí.
− Tìm được một lời giải hay của bài toán tức là đã khai thác được những
đặc điểm riêng của bài toán điều đó làm cho hs biết được sự hưng phấn,
sáng tạo cùng niềm vui thắng lợi.
2. Phương pháp tìm tòi lời giải:
- Tìm hiểu nội dung bài toán.
 Tìm hiểu nội dung bài toán tức là tìm hiểu giả thiết là gì? Hình vẽ
minh họa ra sao? Sử dụng kí hiệu như thế nào?
 Dạng toán nào? (Toán chứng minh hay toán tìm tòi?)
- Xây dựng chương trình giải: Tức là chỉ rõ các bước tiến hành: Bước 1 là
gì? Bước 2 giải quyết vấn đề gì?
- Thực hiện chương trình giải: Là trình bày giải theo các bước đã chỉ ra,
chú ý sai lầm thường gặp trong tính toán, trong biến đổi.
- Kiểm tra và nghiên cứu lời giải: là xét xem có sai lầm không? Có phải
biện luận kết quả tìm được không? Nếu là bài toán có nội dung thực tiễn
thì kết quả tìm được có phù hợp với thực tế không? Một điều quan trọng
là rèn luyện cho hs thói quen đọc lại yêu cầu bài toán sau khi giải xong
bài toán đó để một lần nữa các em xác định lại con đường chứng minh
và hiểu rõ hơn chương trình đã đề xuất, hiểu sâu hơn kiến thức cơ bản đã
ngầm cho trong giả thiết.
4
3. Trình tự dạy học: Bao gồm các hoạt động sau
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn.
 Hoạt động 2: Xây dưng chương trình giải.
 Hoạt động 3: Thực hiện chương trình giải
 Hoạt động 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải.
Trong các hoạt động này, chú ý thể hiện được: dạy tri thức, dạy phương

pháp, chú trọng học sinh cách tìm tòi lời giải.
Bài tập : Cho góc xOy nhọn và lấy điểm A trên Ox , điểm B trên
Oy sao cho OA = 2dm; OB = 4 dm. trên tia đối của tia Ox lấy điểm D sao
cho OD = 6dm, trên tia đối của tia Oy lấy điểm C sao cho OC = 3dm.
a/ Chứng minh ∆OBA đồng dạng ∆ODC
b/ Đường thẳng DC cắt đường thẳng BA tại I
Chứng minh : ∆BIC đồng dạng ∆DIA
c/ Từ A kẻ AK // DC ( K ∈ Oy ) . Chứng minh : OA = OB.OK
5
A
B
K
D
I
C
6 dm
4 dm
2 dm
O
3 dm
1
2
y
x
Hoạt động thầy và trò Ghi bảng
-Giáo viên cho học sinh đọc đề và cùng
phân tích đề bài → vẽ hình → tìm giả
thiết.
-Cho học sinh nhận xét hình vẽ và giả
thiết

⇒ xác định u cầu của câu a.
-Cho học sinh nhắc lại cách chứng minh
hai tam giác đồng dạng.
-Quan sát đặc điểm của hai tam giác, kết
hợp cùng giả thiết bài tốn ta có thể
chọn trường hợp nào để chứng minh
câu a ?
-Giáo viên và học sinh cùng thành lập sơ
đồ phân tích đi lên để hình thành cách
chứng minh câu a .
-Goi học sinh lên bảng làm câu a .
→ Học sinh còn lại làm vào tập → nhận
xét.
Cho học sinh đọc tiếp đề sau đó xác định
giả thiết và u cầu câu b.
→ Gọi học sinh vẽ hình.
-Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó
u cầu đại diện nhóm thuyết trình cách

a/ Chứng minh ∆OBA đồng
dạng ∆ODC
Xét ∆OBA và ∆ODC có :
= =
=

Và = OB ( đối đỉnh )
⇒ ∆OBA đồng dạng ∆ODC (c – g –
c )
b/ Chứng minh : ∆BIC đồng dạng
∆DIA

Xét ∆BIC và ∆DIA
chung
D = B (∆OBA đồng dạng
∆ODC)
⇒ ∆BIC đồng dạng∆DIA ( g – g )
6
1
1
1
= =
IV/ Kết quả :
Đề tài này được áp dụng khá thành công trên toàn khối 8 của trường, đặc
biệt là thành công hơn trong chuyên đề thao giảng cấp trường trong 2012.
Trong thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kỹ năng giải toán
hình học 8 thông qua tiết luyện tập”, Tôi nhận thấy đối tượng học sinh yếu
tiếp thu được kiến thức về hình học, bước đầu tự giải được các bài toán hình
học cơ bản, từ đó chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, qua
kết quả HKI sau đây:
Kết quả HKI của lớp đang dạy.
GIỎI KHÁ TRUNG
BÌNH
YẾU TRÊN
TB
Số Lượng 12 15 10 1 37
Tỉ lệ 31,6% 39,5% 26,3% 2,6% 97,4%
V. Kết luận
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là một yêu cầu cấp bách
trong giai đoan hiện nay nên mỗi giáo viên chúng ta đều phải cải tiến phương
pháp dạy học của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị. Do
đó khi áp dụng đề tài này đòi hỏi giáo viên phải có óc tổ chức, điều khiển và

sáng tạo các hoạt động của lớp một cách linh hoạt, phải quản lí lớp chặt chẽ,
bám sát mọi đối tượng hs thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn. Từ đó góp phần
nâng cao dần chất lượng bộ môn và hiệu quả giảng dạy.
Bên cạnh đó việc rèn luyện cho hs là một quá trình lâu dài chứ không phải
ngày một, ngày hai. Giáo viên phải gần gủi, thân thiện quan tâm đến các em
thường xuyên hơn để các em từng bước thực hành giải toán hình học ngày
một tốt hơn. Nếu không có sự quan tâm chăm sóc như vậy thì chắc chắn sẽ
không đạt được hiệu quả như mong muốn.
7
Rất mong những ý kiến đóng góp nhiệt tình từ quý vị đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm được hoàn thiện và mang tính khả thi cho mọi đối tượng
học sinh.
Xin trân trọng kính chào.
Phước Thạnh, ngày….tháng … năm 2014
Người viết
Hồ Văn Tộ
8

×