Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khảo sát giá thuốc trên địa bàn hà nội theo phương pháp tiếp cận mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 84 trang )

Bộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

0
O
0

NGÔ XUÂN HỢI
KHẢO SÁT GIÁ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
• t
THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN MỚI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001-2006 )
Người hướng dẫn: Th.s Từ Thị Hồng Anh
DS. Nguyễn Thành Lâm
Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện ĩ 02/2006 - 05/2006
j£Ờ3 &ẨM ơ n
‘Hoàn tíiànẫ fịfioá Cuận tố t nghiệp Cà một sự íịỉện quan trọng ấối với
6ấn thân tôi <ĐểCàm được điều này, ngoài sự cốgắng nỗ [ực hết mind, tôi ẩẵ
nhận ấkíỢc rết nhiều sự chỉ 6ầo, giúp ấd đọng viên của các thầy cô giáo, gÙL
đtttH và 6ạn 6è.
Nhăn dịp tốt nghiệp, tôi xin 6ày tỏ ữfi cảm ơn chân tíiàníi ấếrv
‘ĩũạc Sỹ Nguyễn ‘Tuân Jỉnfi: Người thầy ẩã tận tình giúp tôi hoàn
thành Cuậỉt vấn nảy.
(Bày tỏ dòng 6ỉết ơn sâu sắc đếm
‘lĩiạc Sỹ: Từ iHi Hổng JLnh, người cô ấã tận tình chỉ 6do tôi trong quá
trình tam íuận văn.
(Bây tỏ Còng Siết ơn sâu sắc ấếm
(Dược Sỹ Nguyễn (IŨầnâ Lâm, (Phòng quẩn Cý lịiníi doanh, (Bộ °ìC T ế đã
hết Còng giúp ấơ tôi hoàn thành Ctiậĩt văn.
‘Tôi củng jận 6ày tỏ Cồng cảm ơn sâu sắc tói Ts Nguyễn (Ihị <1Hái


ĩĩằng cùng toàn thể cắc thầy cô giáo trong 6ộ môn Quản [ý Hịnã tếdược, Trường
đại Học <Dươcũĩà ữỉội đã Cuôn giứp đồ tôi trong quá trình tàm Cuận vấn.
Cũng níiân dịp nảy tôi oỏn chân thành cầm ơn Đẳng uỷ, (Ban giám diệu
nhà trường cùng toàn thể cấc thầy cô giáo trong Trường đại íiọc (Dược Hà
Nội ấằ dạy do tồi trong 5 năm học đại Học.
<ĩôi xịn 6ày tỏ Còng B iết ơn củ a tôi ẩến bố m ẹ tôị anã chị em và người thân
của tôi đa hiôn /2 nguồn độitg Cực cho tôi trong quá trìnã Học tập.
Và tôi jận 6ày tỏ ữ i cầm ơn ấến các 6ạn Sè tô ị những người đã giúp
ấd tôi rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà nội tháng 05 năm 2006.
ặígườĩ tÍỊực ÍỊtin
CHỦ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bào hiểm xã hội.
I
BRNTBV : Bán ra nhà thuốc bệnh viện.
CIF : Giá giao hàng trên boong tàu cộng
thêm các chi phí bảo hiểm và chi phí vận
chuyển.
FDA : Cơ quan quản lý dược phẩm và thực
phẩm Hoa Kỳ.
GDP : Thu nhập bình quân đầu người.
GMP : Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt.
IRP : Giá tham khảo quốc tế.
KHKT : Khoa học kỹ thuật.
MPR : Tỷ lệ so với giá tham khảo quốc tế.
MVNTBV : Mua vào nhà thuốc bệnh viện.
NTBV : Nhà thuốc bệnh viện.
NTTN : Nhà thuốc tư nhân.
PKTN : Phòng khám tư nhân
SDK : SỐ đăng ký.

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
TSCĐ : Tài sản cố định.
TTY : Thuốc thiết yếu.
WHO : Tổ chức y tế thế giới.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới.
XNK : Xuất nhập khẩu.
MUC LUC
Trang
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN

2
1.1. Đại cương về giá cả 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Các loại giá 2
1.1.3. Chính sách giá
.
3
1.1.4. Một số chiến lược giá 4
1.2. Tình hình sử dụng và quản lý giá thuốc trên thế giới

5
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới 5
1.2.2. Giá thuốc và những bất cập trong y tế

.

6

1.2.3. Một vài phương pháp quản lý giá thuốc trên thế giới 8
1.3. Vài nét về tình hình sử dụng và quản lý giá thuốcòViệt Nam. 10
1.3.1. Thực trạng về thị trường thuốc ở nước ta 10
1.3.2. Quản lý giá thuốc ở Việt N am 13
1.4. Tình hình tăng giá thuốc và nguyên nhân

16
1.4.1. Tinh hình tăng giá thuốc trong thời gian gần đây

16
1.4.2. Nguyên nhân của tăng giá thuốc

16
1.5. Quản lý giá thuốc là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc g ia

19
1.6. Sự cần thiết phải có một phương pháp đồng bộ để tiếp cận với
giá thuốc 20
1.6.1. Sự cần thiết của phương pháp nghiên cứu

20
1.6.2. Vai trò của phương pháp nghiên cứu
21
1.6.3. Một cách tiếp cận mới 22

PHẨN
2
: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u

23

2.1. Đối tượng nghiên cứ u

23
2.2.Phương pháp nghiên cứ u 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Cỡ mẫu 24
2.2.3. Cách chọn mẫu 24
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 24
2.3. Phương pháp xử lý kết quả 25
2.3.1. Phần mềm xử lý kết quả 25
2.3.2. Cấu trúc của chương trình xử lý kết quả
26
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 29
3.1. Giá thuốc tại khu vực Hà Nội và so sánh với các nước trên thế
giới 30
3.1.1. Nhận xét về giá thuốc tại Hà Nội so với giá tham khảo quốc tế
IRP

.
30
3.1.2. So sánh giá giữa khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội

31
3.1.3. So sánh giá giữa các khối với nhau
33
3.1.4. So sánh giá giữa khu vực Hà Nội và các nước trên thế giới đã tiến
hành nghiên cứu theo phương pháp này 44
3.2. Tính sẵn có của các thuốc trên địa bàn Hà Nội và so sánh với các
nước khác trên thế giới 49
3.2.1. Tính sẵn có của một số thuốc

.

49
3.2.2. Tính sẵn có giữa nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân và phòng
khám tư nhân

i,

51
3.2.3. Tính sẩn có giữa khu vực 1 và 2

52
3.2.4. Tính sẵn có giữa Hà Nội và một số nước trên thế giới
53
3.3. Khả năng chi trả của người dân đối với liệu trình điều trị chuẩn
theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giói 55
3.3.1. Khả năng thanh toán của người dân đối với liệu trình điều chuẩn theo
khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) 55
3.3.2. So sánh khả năng thanh toán với các nước khác trên thế giới

59
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ XUẤT

62
4.1. Kết luận 62
* •
4.2. Một số ý kiến đề xuất

63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỰC
DANH MUC BẢNG VẢ HÌNH
BẢNG
HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Số liệu về sử dụng thuốc
trên thế giới.
*
6
Bảng 1.2: Giá trị tổng sản lượng thuốc
từ năm 1999 đến 2004
11
Bảng 1.3: Giá trị xuất nhập khẩu từ
1999 đến 2004
12
Bảng 1.4: Mức tăng tiền thuốc/người
và tăng GDP hàng năm.
12
Bảng 2.5: Danh mục các hoạt chất tiến
hành nghiên cứu.
24
Bảng 2.6: Tóm tắt thu thập số liệu
thực địa.
25
Bảng 2.7: Trang chủ của chương trình
xử lý số liệu.

26
Bảng 3.8: Minh hoạ việc nhập số liệu
vào trang giá thuốc mua vào và trang

củng cố số liệu thực địa.
29
Bảng 3.9: Bảng tỷ lệ giá thuốc mua
vào so với giá quốc tế
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ giá thuốc mua
vào

Hà Nội so với giá IRP.
30
Bảng 3.10: Bảng so sánh giá thuốc của
44 hoạt chất

khu vực lvà 2
Hình 3.2: So sánh giá thuốc giữa khu
vực khác nhau
32
Bảng 3.11: So sánh giá của 44 hoạt
chất giữa nhà thuốc bệnh viện, phòng
khám tư nhân, nhàthuốc tư nhân.
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh giá của 44
hoạt chất giữa nhà thuốc bệnh viện,
phòng khám tư nhân, nhà thuốc tư.
33
Bảng 3.12: Bảng so sánh giá của 44
hoạt chất giữa các cặp với nhau.
Hình,3.4: Biểu đồ so sánh giá của 44
hoạt chất giữa các cặp với nhau.
35/36
Bảng 3.13: Bảng so sánh giá của
Atenolol giữa các khối ở Hà Nội.

Hình 3.5:. Biểu đồ so sánh giá của
Atenolol giữa các khối ở Hà Nội.
37/38
Bảng 3.14: Bảng so sánh giá của

Omeprazol giữa các khối ở Hà Nội.
Hình 3.6: Biểu đồ so sánh giá của
Omeprazol giữa các khối ở Hà Nội.
39
Bảng 3.15: Bảng so sánh giá của
Diclofenac giữa các khối ở Hà Nội.
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh giá của
Diclofenac giữa các khối ở Hà Nội.
40
Bảng 3.16: Bảng so sánh giá của
Nifedipin retard giữa các khối ở Hà
Nội
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh giá của
Nifedipin retard giữa các khối ở Hà
Nội.
41/42
»
Bảng 3.17: Bảng so sánh giá của
Acyclovir giữa các khối ở Hà Nội.
Hnh 3.9: Biểu đồ so sánh giá của
Acyclovir giữa các khối ở Hà Nội.
43
Bảng 3.18: So sánh giá giữa khu vực
Hà Nội và các nước trên thế giới:
Hình 3.1 Oa: So sánh giá của biệt dược

ở Hà Nội với các nước trên thế giới
45/46
Hình 3.10b: So sánh giá của tương
đương generic rẻ nhất ở Hà Nội với
các nước trên thế giới.
45/47
Bảng 3.19: So sánh tính sẵn có của
một số thuốc
Hình 3.11: Biểu đồ phần trăm sẵn có
của một số thuốc.
49/50
Bảng 3.20: So sánh tính sẵn có giữa
nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư
nhân và phòng khám tư nhân.
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện sự sẵn có
giữa nhà thuốc bộnh viện, nhà thuốc
tư nhân và phòng khám tư nhân.
51
Bảng 3.21: So sánh tính sẵn có giữa
khu vực 1 và 2 trong địa bàn Hà Nội
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện tính sẵn
có của thuốc giữa khu vực 1 và 2.
52/53
Bảng 3.22: So sánh tính sẵn có một số
thuốc giữa Hà Nội và Tây Bengal (Ân
Độ)
Hình 3.14: So sánh tính sẵn có một số
thuốc giữa Hà Nội và Tây Bengal (Ấn
Độ)
54

Bảng 3.23: So sánh giá một số hoạt
chất giữa Malaysia và Hà Nội
Hình 3.15: So sánh giá một số hoạt
chất giữa Malaysia và Hà Nội
55
Bảng 3.24: Số ngày lương mà :
người dân Hà Nội phải trả khi điều trị
một số bệnh theo liệu trình chuẩn của
WHO
Hình 3.16: Biểu đồ thể hiện mức độ
phù hợp khả năng thanh toán của
người dân Hà Nội.
56
Bảng 25: Số ngày công bệnh nhân
phải trả khi điều trị bệnh cao huyết áp
và viêm loét dạ dày bằng các thuốc
khác nhau.
Hình 17a: Biểu đồ biểu diễn số ngày
công bệnh nhân phải trả khi điều trị
bệnh cao huyết áp bằng các thuốc
khác nhau.
57/58
Hình' 17b: Biểu đồ biểu diễn số ngày
công bệnh nhân phải trả khi điều trị
bệnh loét dạ dày bằng các thuốc khác
nhau.
57/58
Bảng 3.26: Bảng so sánh khả năng
thanh toán giữa Hà nội và các quốc
gia trên thế giới

Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện số ngày
công mà bệnh nhân phải trả giữa các
nước trên thế giới.
60
NGHIÊN cúu GIÁ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO PHUƠNG PHÁP HẾP CẬN MỚI
ĐẶT VÂN ĐỂ

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong công
tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhưng’ nhiều khi giá thuốc lại là trở ngại đối
với bệnh nhân khi điều trị bệnh. Thực tế trong nhiều năm qua giá thuốc ở thị
trường nước ta có nhiều biến động, đặc biệt là trong năm 2003 đã có hai đợt
tăng giá bất thường (vào tháng 3 và tháng 9-10). Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống của nhân dân. Trong thời gian gần đây giá thuốc đã đi vào
bình ổn chứng tỏ các cơ quan quản lý đã có sự can thiệp hiệu quả. Song để
làm tốt hơn nữa công tác quản lý giá thuốc thì cần phải có thông tin về giá
thuốc thật đầy đủ và tỉ mỉ. Nhưng một trở ngại mà không chỉ nước ta mà cả
các nước trên thế giới đều gặp phải đó là thiếu một phương pháp đồng bộ
trong việc tiếp cận với giá thuốc. Đứng trước thực trạng đó, tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã đưa ra một phương pháp mới giúp các quốc gia, đặc biệt là các
nước nghèo và các nước đang phát triển có một công cụ để tìm hiểu và nghiên
cứu giá thuốc. Từ năm 2001, phương pháp này đã được sử dụng ở nhiều nước
như: An Độ, Mali, Fiji, Mongolia, Lebanon, Srilanka, Kuwait, và ngày càng
được mở rộng sang các quốc gia khác.
Để giải quyết vấn đề giá thuốc thì cần phải có sự tham gia của nhiều người
và nhiều nguồn lực. Nó vượt ra ngoài giới hạn của các cuộc khảo sát quy mô
nhỏ. Nhưng kết quả của các nghiên cứu nhỏ sẽ giúp xác định vấn đề giá thuốc
và giúp cho các nhà quản lý có những thông tin hữu ích. Không nằm ngoài
mục đích đó, nhằm cung cấp bằng chứng xác thực và hệ thống các số liệu cơ
bản về giá thuốc, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát giá thuốc trên địa bàn Hà Nội theo phương pháp tiếp cận

mới” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá về giá thuốc trên địa bàn Hà Nội.
2. Đánh giá về tính sẵn có của thuốc trên địa bàn Hà Nội.
3. Đánh giá về khả năng chỉ trả của người dân Hà Nội cho liệu trình
điều trị chuẩn của WHO.
t
1.1. Đại cương về giá cả.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.2. Các loại giá.
1.1.3. Chính sách giá.
1.1.4. Một số chiến lược giá.
> 1
>
1.2. Tình hình sử dụng và quản lý giá thuốc trên thế giới.
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới.
1.2.2. Giá thuốc và những bất cập trong y tế.
1.2.3. Phương pháp quản lý giá thuốc trên thế giới.
a) Phương pháp quản lý giá của Châu Mỹ.
b) Quản lý giá thuốc ở Châu Âu.
c) Quản lý giá thuốc ở Châu Á.
1.3. Vài nét về tình hình sử dụng và quản lý giá thuốc ở
Việt Nam.
1.3.1. Thực trạng về thị trường thuốc ở nước ta.
1.3.2 . Quản lý giá thuốc ở Việt Nam.
1.4. Tình hình tăng gìá thuốc và nguyên nhân.
1.4.1. Tinh hình tăng giá thuốc trong thời gian gần đây.
1.4.2. Nguyên nhân của tăng giá thuốc.
a) Quản lý nhà nước.
b) Phương thức cung ứng sử dụng thuốc.
c) Tinh trạng độc quyền.

d) Nguyên nhân khác.
1.5. Quản lý giá thuốc là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
của các quốc gia.
1.6. Sự cần thiết phải có một phương pháp đồng bộ để
tiếp cận với giá thuốc
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về giá cả.
1.1.1. Khái niệm [4,11].
> Giá cả: Là đặc trưng cho một sản phẩm mà người tiêu dùng có thể nhận
thấy trực tiếp nhất. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
> Giá thành: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
> Chi phí tạo giá thành :
■ Chi phí cố định: Là chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay
đổi của sản lượng hàng hoá bán ra hoặc doanh thu tiêu thụ, chi phí này
gồm có: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm
■ Chi phí biến đổi: Là chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi của
lượng hàng hoá bán ra hoặc doanh thu tiêu thụ, chi phí này gồm có: mức
tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, bao bì đóng gói, lương công
nhân
> Lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các
hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
1.1.2. Các loại giá [4].
> Giá thành kế hoạch: Là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên các
I
định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiến triển và dựa trên số liệu phân tích
tình hình thực hiện giá thành của thời kỳ trước.
> Giá thành thực tế: Là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

> Giá thành công xưởng: Là toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm.
1.1.3. Chính sách giá [4,11]*
> Phương pháp định giá theo chi phí: Bao gồm các phương pháp sau:
■ Cộng lãi vào chi phí: Đây là một trong các phương pháp định gia
chính, thường được áp dụng cho kinh doanh. Trong đó chi phí được tính
như sau:
A
s Chi phí đơn yị = Chi phí biến đổi + —
(Trong đó: A là chi phí cố định, B là số lượng tiêu thụ)
M
S Giá đã cộng phụ lãi = “ ~
(Trong đó M là chi phí đơn vị, N là lãi dự kiến trên doanh số bán)
■ Định giá theo lợi nhuận mục tiêu: Xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ
suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư. Cách tính:
A X B
s Giá theo lợi nhuận mục tiêu = Chi phí đơn vị + —- — (Với A: tỷ
» N
suất lợi nhuận, B: Vốn đầu tư, N: Số lượng tiêu thụ).
> Phương pháp định giá theo thị trường: Tức là việc định giá sản phẩm
của công ty chủ yếu dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh. Các nguyên tắc nhừ
sau:
■ Khi công ty có những sản phẩm khác biệt và được thị trường chấp
nhận thì giá bán sản phẩm của công ty sẽ lớn hơn giá bán của đối thủ.
■ Khi công ty tham gia vào thị trường với năng lực cạnh tranh yếu hơn
hoặc bằng với đối thủ, lúc đó giá bán sản phẩm của công ty sẽ thấp hơn
hoặc bằng giá bán của đối thủ.
> Phương pháp định giá xuất phát từ nhu cầu: Khi sử dụng hàng hoá,
khách hàng sẽ đánh giá hàng hoá theo khả năng đáp ứng của hàng hoá cho
nhu cầu của mình. Nhà sản xuất sẽ định giá tâm lý hoặc giá chấp nhận được,
tức giá hợp suy nghĩ của người tiêu dùng. Phương pháp này phù hợp với định

vị sản phẩm.
'X
> Phương pháp định giá thăm dò: Phương pháp này được sử dụng khi các
nhà sản xuất kinh doanh muốn tìm hiểu nhu cầu thị trường, phương pháp này.
được tiến hành theo các cách sau:
■ Định giá sản phẩm cao lúc ban đầu, sau đó hạ xuống.
■ Định giá sản phẩm thấp ban đầu, sau đó nâng dần giá sản phẩm lên.
1.1.4. Một sô chiến lược giá [4,11].
»
> Chiến lược một giá: Trong cùng một điều kiện cơ bản và cùng một khối
lượng hàng, mức giá là như nhau đối với tất cả các mặt hàng. Chiến lược này
đảm bảo cho doanh nghiệp có được thu nhập và duy trì uy tín với khách hàng,
việc định giá và quản lý giá dễ dàng. Tuy vậy có nhược điểm là dễ dẫn tới tình
trạng cứng nhắc, kém linh hoạt về giá. Chiến lược một giá được các công ty
dược phẩm áp dụng vì một trong các yêu cầu của marketing dược là thuốc bán
ra phải đúng giá.
> Chiến lược giá linh hoạt: Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối
lượng hàng hoá, nhà sản xuất đưa ra cho khách hàng những mức giá khác
nhau. Ưu điểm của nó là người bán tự đưa ra mức giá cụ thể trong khung giá
“trần -sàn” nên có khả năng hỗ trợ tốt hơn đối với việc kinh doanh. Chiến lược
này áp dụng cho kinh doanh nhỏ, bán lẻ hàng hoá. Tuy nhiên nhược điểm của
nó là việc quản lý rất khó khăn và phức tạp, khách hàng ít tỏ ra hài lòng đối
với giá linh hoạt.
Chiến lược “hớt váng”: Dựa vào thời cơ thuận lợi để đưa ra giá cao tối
đa cho sản phẩm ngay từ khi tung nó ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận
cao. Chiến lược này có những hạn chế cơ bản: Đó là nó làm giảm đáng kể số
lượng khách hàng và làm tăng đối thủ cạnh tranh xâm lấn vào thị trường với
mức giá thấp hơn.
Chiến lược này áp dụng khi: Sản phẩm có năng lực cạnh tranh áp đảo trên
thị trường (Kỹ thuật cao, tinh xảo, có bằng sáng chế ) hoặc doanh nghiệp có

vị trí độc quyền trên thị trường. Trong ngành dược, một số công ty dược phẩm
4
hàng đầu thế giới áp dụng chiến lược này đối với thuốc chất lượng cao, có
nhiều đặc tính nổi trội.
> Chiến lược ngự trị: Đó là giá cả giảm xuống cùng với chi phí. Đối vớỉ
các doanh nghiệp đứng ở vị trí tấn công các doanh nghiệp cạnh tranh, họ sẽ áp
dụng chiến lược ngự trị để nhằm mục đích ngăn chặn đối thủ cạnh tranh nhảy
vào thị trường.
> Chiến lược giá “xâm nhập”: Giá sản phẩm được đưa ra thấp trong một
thời gian dài nhằm mục đích bán hàng hoá với khối lượng lớn. Chiến lược này
được sử dụng đối với các sản phẩm thay thế hoặc cải tiến.
> Chiến lược định giá khuyến mãi: Là hình thức điều chỉnh giá tạm thời
nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
> Chiến lược định “giá ảo”: Là chiến lược định giá cao hon giá cần bán
(thường từ 20% đến 50%), sau đó kết hợp với các chính sách phân phối,
khuyến mãi để thúc đẩy việc bán sản phẩm với giá thực thấp hơn nhằm kích
thích người mua.
1.2. Tình hình sử dụng và quản lý giá thuốc trên thế giới.
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thje giới.
Đối với mỗi quốc gia, việc chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân là một
trong những mục tiêu hàng đầu, luôn luôn được chú trọng, quan tâm đúng
mức. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh
cho nhân dân hay nói theo cách khác nó là một trong các yếu tố chủ yếu bảo
đảm sức khoẻ cho mọi người, đảm bảo nguồn lực cho mỗi quốc gia. Chính vì
vậy, hàng năm các nước trên thế giới đã tốn không ít tiền của để đạt được mục
tiêu này. Họ sẵn sàng đầu tư không những cho phát triển ngành công nghiệp
dược mà còn đầu tư tiền mua các loại thuốc, dịch vụ y tế để nhằm nâng cao
sức khoẻ người dân. Lượng ngân sách trong tiêu dùng thuốc hàng năm trên thế
giới luôn tăng lên, cho dù có rất nhiều những biến động kinh tế, chính trị, xã
hội xảy ra. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 1.1 dưới đây. Các khu

s
vực khác nhau trên thế giới cũng chi tiểu ngân sách rất khác nhau trong việc
sử dụng thuốc. Hàng năm các nước khu vực Bắc Mỹ đã tiêu tốn 265,7 tỷ USD,
trong việc mua thuốc để bảo đảm sức khoẻ nhân dân, trong khi đó con số này'
ở khu vực Châu Âu là 169,5 tỷ USD, ở Châu Á Thái Bình Dương (Không bao
gồm Nhật Bản) là 46,4 tỷ USD, Mỹ La Tinh là 24,0 tỷ USD [17].
Bảng 1.1: Sô liệu về sử dụng thuốc trên thế giới (đơn vị: Tỷ USD)
Năm
Tiền sử dụng
Năm Tiền sử dụng
1998
297,0 2002 427,0
1999
331,0 2003 497,0
2000
356,0 2004 559,0
2001
390,0 2005 602,0
1.2.2. Giá thuốc và những bất cập trong y tế [13,16].
> Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới không đều nhau. Trong khi nước
Mỹ với dân số chiếm khoảng 4,5% dân số thế giới thì tiền thuốc sử dụng lại
khá cao 251,8 tỷ USD (Chiếm 41,8 % ngân sách tiêu dùng thuốc của thế giới).
Ở Nhật Bản, hàng năm chính phủ đã chi tiêu tới 60,3 tỷ USD ngân sách quốc
gia trong việc sử dụng thuốc, bình quân •tiền thuốc trên đầu người rất cao (348
USD, năm 2000). Trong khi đó ở các nước Á, Phi, dân số chiếm 10%, thì bình
quân tiền thuốc trên đầu người chỉ khoảng 10 USD /năm.
> Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu
những khoản thuốc thiết yếu (Năm 2000). Và cũng theo tổ chức này năm
2001 thì tình trạng thiếu thuốc phổ biến ở các nước châu Á và châu Phi, ở đây
có tới 50% dân số không có được số lượng thuốc cần thiết (WHO/WTO năm

2001).
6
> Hình thức thanh toán tiền thuốc cũng rất đáng chú ý, đó là trong khi ở
các nước có thu nhập cao chỉ có 20% dân số phải tự thanh toán tiền thuốc thì ở ,
các nước đang phát triển có tới 90% dân số phải tự chi trả tiền thuốc. Ở châií
Phi có dưới 10% dân số được chi trả bởi các hãng bảo hiểm xã hội và các dịch
vụ y tế công cộng nhưng các dịch vụ này lại phân bố không đều, chỉ tập trung
chủ yếu ở các trung tâm, thành phố lớn, nơi người dân có đời sống cao.
> Bên cạnh đó giá thuốc cũng là vấn đề bất cập. Đối vổi bệnh nhân điều trị
thì mục đích khỏi bệnh là hàng đầu nhưng trong nhiều trường hợp thì giá tiền
điều trị và giá thuốc lại khiến họ gặp phải những khó khăn khi lựa chọn.
Nhiều khi đó là vấn đề then chốt ngăn cản họ sử dụng thuốc nhất là người có
thu nhập thấp. Họ không đủ tiền để mua thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo,
t
thậm chí nhiều người dân không đủ tiền để mua các thuốc thiết yếu nhất đối
với cuộc sống chỉ vì tiền thuốc cao hơn so với thu nhập của gia đình.
Sự biến động của giá là rất phức tạp. Nhiều khi trong cùng một quốc gia,
cùng một loại dược phẩm, cùng hãng sản xuất nhưng giá lại rất khác nhau ở
những khu vực khác nhau. Các khu vực khác nhau trên thế giới có giá cũng rất
khác nhau, nhiều khi giá ở những nước nghèo hơn thì lại cao hơn ở nước giầu.
Chẳng hạn như Ở Nam Phi, giá thuốc trung bình được tiến hành khảo sát thì
đều cao hơn so với 8 nước Tây Âu, trong khi thu nhập của các nước Tây Âu là
cao hơn so với Nam Phi.
»
Như vậy giá thuốc là một trở ngại và dẫn tới bất công trong tiếp cận
thuốc của người dân.
> Chúng ta sẽ phần nào hiểu được điều đó qua một vài con số dưới đây:
■ Theo công bố của tổ chức WHO (2001): Để điều trị bệnh viêm phổi
thông thường bằng một đợt kháng sinh đầy đủ thì ở nước có thu nhập
thấp, nó tốn ngang một tháng lương của một công nhân nhà nước

không lành nghề có mức lương thấp nhất, trong khi đó ở nước có thu
7
nhập cao chi phí đó chỉ bằng 2 đến 3 giờ lao động trả lương của công
nhân.
* Để điều trị bệnh lao ở cơ sở y tế tư nhân, người dân Tanzania phải làni
việc tới 500 giờ trong khi đó một người dân Thuỵ Sỹ chỉ phải làm việc
trong 1,4 giờ (WHO năm 2001).
■ Tại châu Phi năm 2000, Lamivudin dùng trong điều trị HIV/AIDS
trung bình đắt hơn 20% so với 10 nước công nghiệp phát triển.
■ Để điều trị viêm loét dạ dày trong 1 tháng thì số tiền bỏ ra mua biệt
dược Ranitidin tương đương tiền công 50 ngày làm việc tại Cameron,
xấp xỉ 19 ngày làm việc tại Armenia và 13 ngày tại Philippin.
■ Ở Ấn Độ, nếu điều trị HIV/AIDS mà bệnh nhân sử dụng thuốc trong
nước thì trong 1 năm chỉ mất 300USD trong khi đó các công ty đa
quốc gia đưa ra giá rất cao, đó là từ 12000USD đến 15000ƯSD cho
một năm điều trị. [13]
1.2.3. Một vài phương pháp quản lý giá thuốc trên thế giới,
a) Phương pháp quản lý giá của Châu Mỹ [12].
> Mô hình kiểm soát hoàn toàn : Họ sử dụng hồ sơ làm cơ sở hình thành
giá thuốc, sau khi nghiên cứu hồ sơ, các nhà quản lý quyết định cho phép nhà
sản xuất cộng thêm vào giá thành một “thặng số” (Từ 20% đến 30%) để hình
thành giá bán buôn. Trên cơ sở giá bán buôn, nhà thuốc bán lẻ cộng thêm một
thặng số (từ 25% đến 30%) để hình thành giá bán lẻ. Nhà nước cũng quy định
cộng thêm thặng số vào giá CIF cho thuốc nhập khẩu. Chính sách này đảm
*
bảo giá cả tương đối đồng nhất, chống được tình trạng đầu cơ tích trữ, việc
cung ứng diễn ra bình thường. Mô hình này được Ecuador, Hondurat sử dụng
trong quản lý giá.
> Mô hình trung gian: Đó là sự kết hợp giữa cơ chế tự do và cơ chế kiểm
soát hoặc trung gian kết hợp. Có sự hoà trộn của hai hình thức quản lý.

8
■ Kết hợp sự giám sát của chính phủ để xác định giá đối vói một số
thuốc (TTY), trong khi giá của dược phẩm khác được tự do.
■ Các nhà sản xuất tự định giá và nhà nước giám sát. Giá thuốc có thể
tăng mà hoàn toàn không phải chứng minh. Mô hình này giúp ổn định
thị trường thuốc, quy trình quản lý đem giản, cho phép các công ty
cạnh tranh nhau nhưng có thể dẫn tới tăng giá thuốc đối với kiểu tự do
có kiểm soát. Một số quốc gia áp dụng mô hình này là: Mexico,
Brazil, Canada, Columbia, Urugoay, Venezuela, Costarica.
> Mô hình theo cơ chế tự do: Nhà nước cho phép nhà sản xuất chủ động
xác định giá thuốc và thực hiện thặng số quy định hoặc theo quy luật cung
cầu. Mô hình này sẽ dẫn tới giá thuốc tăng hơn tỷ giá hối đoái, giá cả thất
thường, không rõ ràng. Một số nước áp dụng đó là: Chilê, Hoa Kỳ, Peru.
b) Quản lý giá thuốc ở châu Âu [12],
> CHLB Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy: Các nước này sử dụng định
mức tối đa về bù giá thuốc. Các thuốc ẹử dụng được chia thành nhóm có giá
trị chữa bệnh như nhau và được ấn định giá. Họ thể chế hoá giới hạn tối đa bù
giá. Chính phủ và các quỹ bảo hiểm sẽ chi trả theo mức giá quy định còn phần
còn lại sẽ do bệnh nhân phải trả (Một số nước thì chính phủ, bảo hiểm y tế chi
trả cho những đơn thuốc không mất tiền hoặc với chế phẩm giá rẻ nhất). Vì
vậy các nhà sản xuất đưa ra giá sản phẩm của mình nằm trong mức giá đó để
bệnh nhân chấp nhận mua thuốc (Lọt vào đơn của bác sĩ).
> Tại Anh: Hệ thống quản lý tương đối dễ dãi vì không tồn tại độc quyền
và trong nhiều cửa hàng cũng bán thuốc không cần kê đơn, chủ hiệu thuốc
cũng không nhất thiết phải là dược sĩ. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý đó là:
■ Tự do cạnh tranh và khống chế giới hạn lãi của dược phẩm (17% đến
21%). Nếu vượt quá thì phải trả cho nhà nước hoặc giảm giá thuốc.
9
■ Đối với thuốc mang tên gốc có hệ thống khống chế giá tối đa. Các nhà
sản xuất tên gốc được chính phủ bù giá và có xem xét đến vị trí của,

nhà sản xuất và khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường.
> Hệ thống quản lý giá của Pháp, Italia, Tây Ban Nha: Giá thuốc được
hoàn chỉnh thông qua việc xác định giá của tất cả các sản phẩm đã được đăng
ký và lưu hành. Ngoài ra tất cả các hãng phải bắt buộc trình bày sản phẩm của
mình trước hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá sẽ đề đạt mức giá cho Bộ y
t
tế, Bộ tài chính, Bộ công nghiệp. Đề nghị có thể được nhà sản xuất chấp nhận
hoặc không chấp nhận. Nếu trong trường hợp không chấp nhận thì việc xét
duyệt lại thẩm định lại từ đầu.
> Hệ thống quản lý giá của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu: Các nước
này từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đều áp dụng cơ chế quản lý kiểu hỗn
hợp như sau:
■ Nhà sản xuất tự quyết định giá thành phẩm.
■ Nhà nước, cơ quan quản lý quy định thặng số cho các khâu của quá
trình lưu thông hàng hoá từ nhập khẩu tới bán buôn bán lẻ.
c) Quản lý giá thuốc ở châu Á [3].
Nhìn chung thì công tác quản lý giá ở khu vực này chưa thật sự được chú
trọng. Ở Thái Lan, nhà nước sẽ đưa ra giá thuốc bình quân cho mỗi loại, sau
đó các công ty sẽ tự định giá dựa vào giá thuốc này và giá của đối thủ cạnh
tranh. Tại Bangladesh, Ấn Độ, họ kiểm soát giá thuốc thông qua kiểm soát giá
của nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó chính phủ Trung Quốc định giá cho
mỗi khâu phân phối và lấy giá thuốc nội địa làm giá tham khảo.
1.3. Vài nét về tình hình sử dụng và quản lý giá thuốc ở Việt Nam.
1.3.1. Thực trạng về thị trường thuốc ở nước ta.
I
> Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, với khí hậu nhiệt đới gió mùa
do đó mô hình bệnh tật tương đối phức tạp. Mặt khác với dân số đông
10
(82,0324 triệu người) nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị là rất lớn. Nhà nước
đã quan tâm đầu tư cho y tế, ban hành nhiều chính sách, nghị định, nhằm mục,

tiêu bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay khi nước ta bước vào nền kinh
tế thị trường, ngành dược Việt Nam có sự xuất hiện của các công ty nước
ngoài, các công ty nội địa đã tạo nên một môi trường có sự cạnh tranh mạnh
mẽ và sôi động [2,3].
Doanh số bán thuốc tăng hàng năm đặc biệt là năm 2004 có mức tăng
mạnh nhất là 140,23%. Tuy vậy, các công ty dược phẩm trong nước do còn
hạn chế về cơ sở vật chất, KHKT, trang thiết bị nên mới chỉ có 6107 biệt dược
trên tổng số 393 hoạt chất trong khi thuốc ngoại nhập có 4656 biệt dược trên
tổng số 902 hoạt chất. Điều này chứng tỏ các hoạt chất được sử dụng vào sản
xuất trong nước còn hạn chế và có sự trùng lặp hoạt chất trong các sản phẩm
là rất lớn và sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ [3].
Bảng 1.2: Giá trị tổng sản lượng thuốc từ năm 1999 đến 2004.
Năm
Doanh số
(Tỷ VNĐ)
So sánh liên
hoàn (%)
Năm
Doanh số
(Tỷ VNĐ)
So sánh liên
hoàn (%)
1999 1727,50 100,00 2002
3144,16
118,31
2000
2314,81 133,99 2003
3424,36
108,91
2001 2657,44 114,80

2004
4803,47 140,23
> Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta mất cân đối. Hàng năm ngành dược
phải nhập khẩu 62% thuốc (khoảng 5500 tỷ đồng), sản xuất trong nước chỉ
chiếm 39,74% thị phần (với 11 tỷ doanh thu ). Công tác xuất khẩu ở quy mô
nhỏ, nguồn hàng để xuất khẩu ít và không ổn định, thị trường xuất khẩu còn
hạn hẹp, thủ tục thanh toán khó khăn. Hơn nữa công nghệ sản xuất dược phẩm
của nước ta còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài (60%
nguyên liệu sản xuất tân dược phải nhập từ nước ngoài) [ 2,3].
11
Bảng 1.3: Giá trị xuất nhập khẩu từ 1999 đến 2004 (Đơn vị: Triệu USD)
Năm Giá trị nhập
khẩu
So sánh liên
hoàn (%)
Giá trị xuất
khằu
So sánh liên
hoàn (%) 1
1999
361,250 100,00
11,428 100,00
2000
397,395 110,00 20,465
179,07
2001 417,631 105,09
13,325
65,11
2002
457,128 109,45 11,888

89,22
2003 451,128 98,69 12,519
105,31
2004 600,995
133,22
16,429
131,23
> Nguồn ngân sách chi cho y tế tăng không đáng kể, trong khi chi phí cho
y tế đạt 3,5 đến 4 USD /người /năm thì trong đó tiền mua thuốc khoảng 0,67
USD (tức là chiếm tới 16-19%) [1]. Như vậy người dân phải bỏ một lượng lớn
tiền ra để mua thuốc. Trong khi chênh lệch về tiền thuốc bình quân là rất lớn:
ở Hà Nội là 8 -10 USD/người/năm thì khu vực miền núi chỉ là 0,5-1,5
USD/người/năm. Mức tăng tiền thuốc bình quân hàng năm nhanh, nhưng so
với GDP thì mức tăng này còn chưa cao [7].
Bảng 1.4: Mức tăng tiền thuốc/người và tăng GDP hàng năm.
Năm 1999
2000
' 2001 2002 2003
2004
Tiền thuốc/
người/năm
5,0
5,4
6,0 6,7
7,6 8,6
So sánh liên hoàn
(%)
100,00
108,00
111,11 111,67 113,43 113,16

Tăng GDP/năm (%)
4,77 6,19 6,89 7,04 7,24
7,6
> Mạng lưới cung ứng và kinh doanh dược phẩm ngày càng được mở rộng.
Cuối năm 2003 ở nước ta có khoảng 550 doanh nghiệp phân phối và có 37746
điểm bán thuốc lẻ. Tính đến cuối năm 2004 nước ta có khoảng 162 doanh
nghiệp với doanh số vốn 2700 tỷ đồng gồm có doanh nghiệp nhà nước, công
12
ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Việc liên doanh, liên kết
với nước ngoài có vai trò quan trọng, nó thu hút vốn đầu tư cũng như tranh thủ.
khoa học kỹ thuật, công nghệ [6].
> Trong thời đại thông tin ngày nay, các thông tin quảng cáo thuốc đã giúp
cho người dân hiểu biết về thuốc nhanh hơn. Nhưng nó cũng dẫn đến những
tiêu cực như tình trạng kê đơn chạy theo lợi nhuận, “marketing đen” trong
bệnh viện. Đây là một trong các yếu tố làm tăng giá thuốc bất hợp lý diễn ra
khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Quản lý giá thuốc ở Việt Nam.
> Thuốc là một nhân tố rất quan trọng; nó ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu bảo
đảm sức khoẻ nhân dân. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, chính phủ luôn quan tâm
tới giá thuốc cũng như các chính sách quản lý. Trong thời kỳ bao cấp, thuốc là
mặt hàng khan hiếm, việc sản xuất mang tính thủ công quy mô nhỏ. Tuy
nhiên giá thuốc lại tương đối ổn định do thuốc được phân phối có kế hoạch
theo chế độ tem phiếu. Nhưng chính việc phân phối thuốc như vậy cũng gây ra
sự bất hợp lý đó là trong khi người bệnh thì không có đủ thuốc nhưng người
không mắc bệnh lại được cung cấp thuốc, đó là sự không hợp lý trong sử
dụng, dẫn tới lãng phí thuốc, không đảm bảo được mục tiêu chăm sóc sức
khoẻ nhân dân.

> Ngay từ những năm 1960 đến 1963, nhà nước đã quy định rõ về cách tính
giá thành, mức lãi, giá bán nguyên liệu và thuốc thành phẩm. Mỗi thuốc đều

có một giá thống nhất trong toàn quốc, các đơn vị bán buôn, phân phối thì
được hưởng chiết khấu, điều đó có nghĩa là chi phí lưu thông được trừ lùi vào
giá do công ty chủ quản giao hàng.
> Thời điểm cuối năm 1987 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị
trường, nhà nước ta đã cho áp dụng chính sách 2 giá: “Giá cung cấp và giá bán
lẻ kinh doanh”. Giá bán lẻ kinh doanh cao gấp 8-10 lần giá cung cấp. Cũng
trong thời gian này nhà nước cương quyết xoá bỏ chế độ bao cấp qua giá
13
thuốc và quy định tỷ giá ngoại tệ khác nhau để thanh toán đối với thành phẩm,
trang thiết bị y tế, nguyên liệu [8]. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, số.
lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh. Họ đã biết tự hạch toán kinh
doanh theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, các doanh nghiệp đã sản xuất
ngày càng nhiều thuốc và bán với giá để đảm bảo không bị lỗ. Càng ngày họ
càng ít phụ thuộc vào vốn của nhà nước cung cấp. Dần dần nhà nước đã mất
quyền kiểm soát, điều hành giá thuốc và chỉ khu trú lại quản lý giá một số
dịch vụ y tế chi từ nguồn ngân sách chính phủ.
> Công tác quản lý dược từ năm 1993 dần được củng cố, việc đăng ký
thuốc và đăng ký các công ty nước ngoài kinh doanh thuốc với Việt Nam, việc
quy định các công ty XNK đã góp phần ổn định trật tự thị trường thuốc, giá
thuốc cũng ổn định hơn. Nhờ có sự cạnh tranh, nhiều công ty mất sự độc
quyền và giá thuốc đã tuân thủ theo quy luật điều tiết của thị trường.
> Trong giai đoạn hiện nay, sự tăng giá của một số mặt hàng dược phẩm là
đáng lo ngại. Việc quản lý giá tân dược trên thị trường Việt Nam đã được đề
cập nhưng chưa kịp thời. Các quy định liên quan và thực trạng của việc triển
khai vẫn chưa thể hiện được tác động rõ rệt đến sự phát triển của ngành này.
Chúng ta đã nỗ lực trong việc đưa ra một số các quy định nhằm kiểm soát giá
bán dược phẩm: Niêm yết giá, khai báo giá nhập khẩu, khung lãi suất nhưng
chưa thật sự hiệu quả [ 3,12].
■ Liên bộ quyết định giá đối với một dược phẩm được mua bằng ngân
sách nhà nước để phục vụ các chương trình y tế quốc gia: Vaccin,

thuốc sốt rét, bướu cổ thông qua cơ chế xét duyệt giá và công bố thống
nhất trong cả nước.
■ Chính phủ có chính sách hỗ trợ phí vận chuyển thuốc và cấp thuốc
miễn phí cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm chênh lệch giá giữa
các vùng kinh tế xã hội, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
14
■ Pháp lệnh giá (Quốc hội ban hành ngày 26/4/2002) chưa đưa thuốc
vào danh mục các mặt hàng dịch vụ do nhà nước định giá và bình ổn.
giá.
■ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
khoản của pháp lệnh giá (25/12/2003). Trước đó chưa có một văn bản
pháp lý nào quy định về quản lý giá thuốc. Tại nghị định
170/2003/NĐ-CP cũng chỉ mới quy định một số loại thuốc phòng và
chữa bệnh cho người nằm trong danh mục nhà nước bình ổn giá và
một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho mọi người do nhà
nước định giá.
■ Chỉ thị 05 /2004/CT-BYT ban hành ngày 16/04/2004 cũng mới chỉ là
việc chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc cho bệnh viện.
^ Trong năm 2005 và 2006 các nhà quản lý đã đưa ra hàng loạt các công
văn, nghị định để nhằm bình ổn giá thuốc và phần nào đã đem lại sự ổn định
trong thị trường thuốc như [9].
■ Công văn số 587/QLD-VP, 700/QLD-VP, 737/QLD-VP ngày 21, 25
và 27 tháng 01 năm 2005 của Cục quản lý dược. Công văn số 281/CT-
BYT ngày 16/02 năm 2006 của Bộ y tế về triển khai các biện pháp
nhằm bình ổn giá thuốc.
■ Quyết định số 1353/QĐ-BYT, 95 và 96/QĐ-TTr (25/02/2005), về triển
khai một số biện pháp bình ổn giá và thanh tra dược. Quyết định số 37,
38, 39, 40/QĐ-QLD ra các ngày 01 và 03 tháng 03/ 2005 của Cục
quản lý dược về thanh tra công tác xuất nhập khẩu và quản lý giá.

■ Văn bản 1435/QLD-GN (02/03/2005), văn bản 3725/QLD-KD
(23/05/2005) của Cục quản lý dược, văn bản 1375/YT-QLD (ngày
01/05/2005) của Bộ trưởng Bộ y tế, tất cả đều nhằm vào công tác
thanh tra và quản lý giá thuốc.
15

×