Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khảo sát sự có mặt của các biệt dược kháng sinh tại thị trường việt nam tính đến tháng 12 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI
MA THỊ BÍCH HUỆ
KHẢO SÁT Sự CÓ MẬT CỦA CÁC BIỆT Dược
KHÁNG SINH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2005
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC KHÓA 2001 - 2006 )
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện : Cục Quản lý Dược- Bộ Y tê
Bộ môn Quản lý kinh tế Dược
(Trường ĐH Dược HN)
Thời gian thực hiện : 12/2005 - 05/2006
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xỉn chán thành cảm
ơn ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn
Quản lý kinh tê Dược- trường Đại học Dược Hà Nội, Cục Quản lý
Dược- Bộ Y tế đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện đ ể em thực
hiện khoá luận.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn gia đình, các
thầy cô giáo, các bạn sinh viên Trường Đại Học Dược Hà Nội, những
người đã giúp đỡ, động viên em trong suất quá trình học tập và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
Sinh viên: Ma Thi Bích Huê
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 1
TỔNG QUAN 3
1. Đại cương về kháng sinh



.

3
1.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh 3
1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

3
1.3. Phân loại kháng sinh 3
2. Tình hình sử dụng kháng sinh 4
3. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp 9
4. Kỉnh phí sử dụng kháng sinh và mức độ gia tăng SDK thuốc
kháng sinh
15
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

19
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Phương pháp hồi cứu 19
2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp 19
2.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 19
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u VÀ BÀN LUẬN 20
3.1. Tỷ lệ thuốc KS trong tổng sô thuốc lưu hành từ năm 2001 đến
năm 2005 20

3.2. Tổng sô SDK thuốc KS trong nước và thuốc KS nước ngoài lưu
hành tại thị trường Việt Nam qua các năm 21
3.3. Danh sách một sô cơ sở sản xuất trong nước có sô lượng thuốc
KS được đăng kí nhiều năm 2005 23
3.4. Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc KS trong nước được đăng
kí 24
3.5. Một số nhóm thuốc KS có nhiều SDK tính từ năm 2001 đến năm
2005 27
3.6. Một số hoạt chất có SDK lớ n 29
3.7. Một số quốc gia có nhiều thuốc KS được cấp SDK từ năm 2001
đến năm 2005 30
3.8. Sô lượng hoạt chất KS đăng kí kưu hành qua các n ăm

32
3.9. Giá của KS nước ngoài và KS trong nước 34
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KS : Kháng sinh
SDK : Số đăng kí
DN : Doanh nghiệp
VND : Việt Nam đồng
TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
DĐVN : Dược điển Việt Nam
DĐTQ : Dược điển Trung Quốc
TCN : Tiêu chuẩn ngành
BD KS : Biệt dược kháng sinh
USP : Dược điển Mỹ

BP : Dược điển Anh
HA : Huyết áp
Cep : Cephalosporin
Qui : Quinolon
Mac : Macrolid
Ami : Aminosid
Peni : Penicillin
Bảng 1.1. Mô hình bệnh chung ở Việt Nam từ năm 1986- 2000

5
Bảng 1.2. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất các năm 1994, 1999,
2000 6
Bảng 1.3. Tỷ lệ kháng thuốc của một số trực khuẩn Gr(-)

11
Bảng 1.4. Mức độ kháng kháng sinh của s. aureus 12
Bảng 1.5. Mức độ kháng kháng sinh của một số chủng vi
khuẩn 13
Bảng 1.6. Tổng giá trị thuốc kháng sinh từ năm 1995 đến năm 1998

16
Bảng 1.7. Tiền thuốc kháng sinh từ năm 1998 đến năm 2000

17
Bảng 1.8. Mức độ gia tăng SDK thuốc kháng sinh từ năm 2001 đến năm
2005 17
Bảng 3.9. Số lượng SDK thuốc kháng sinh trong nước và nước ngoài từ năm
2001 đến năm 2005 20
Bảng 3.10. Số lượng SDK thuốc kháng sinh được cấp qua từng năm


21
Bảng 3.11. Các cơ sở sản xuất trong nước có số lượng SDK thuốc kháng sinh
được đăng kí nhiều năm 2005 23
Bảng 3.12. Tiêu chuẩn chất lượng của các thuốc kháng sinh trong nước được
đăng kí 24
Bảng 3.13. Một số nhóm thuốc kháng sinh có nhiều SDK từ 2001 đến
2 0 05 27
Bảng 3.14. Các hoạt chất có SDK lớn

29
Bảng 3.15. Các quốc gia có nhiều SDK thuốc kháng sinh ở Việt Nam

30
Bảng 3.16. Số lượng hoạt chất kháng sinh được đăng kí lưu hành qua các
năm


.
32
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.17. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Ceftriaxone (lg, dạng bột
pha tiêm) 35
Bảng 3.18. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Ciprofloxacin (500mg, viên
nang) 37
Bảng 3.19. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefoperazone (lg, dạng
tiêm) 38
Bảng 3.20. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefaclor (250mg, viên
nang) 39
Bảng 3.21. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefuroxime (500mg, viên
nén) 41

Bảng 3.22. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Amoxicillin (500mg, viên
nén) 42
Hình 3.1. Cơ cấu SDK thuốc kháng sinh trong nước và nước ngoài với tổng số
thuốc đã có SDK
.

20
Hình 3.2. So sánh số lượng SDK thuốc kháng sinh trong nước và nước ngoài
được cấp qua từng năm 22
Hình 3.3. Tỷ lệ phần trăm thuốc kháng sinh được đăng kí của các doanh nghiệp
trong nước 24
Hình 3.4. Tỷ lệ phần trăm của các thuốc kháng sinh được đăng kí

26
Bảng 3.5. Tỷ lệ phần trăm SDK thuốc kháng sinh theo các nhóm hoạt chất 27
Bảng 3.6. So sánh số lượng SDK thuốc kháng sinh trong nước và nước ngoài
theo các nhóm hoạt chất 28
Hình 3.7. Tỷ lệ phần trăm SDK thuốc kháng sinh của các quốc gia 31
Hình 3.8. Mô tả tỷ lệ SDK so với hoạt chất qua từng năm

33
Hình 3.9. Biểu thị số lượng hoạt chất kháng sinh đăng kí qua từng
năm 33
Hình 3.10. So sánh giá bán lẻ các biệt dược cùng hoạt chất Ceftriaxone (lg,
dạng bột pha tiêm) 36
Hình 3.11. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Ciprofloxacin (500mg,
viên nang) 37
Hình 3.12. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefoperazone (lg, dạng
tiêm) 38
Hình 3.13. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefaclor (250mg, viên

nang) 40
Hình 3.14. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Cefuroxime (500mg, viên
nén) 41
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.15. So sánh giá các biệt dược cùng hoạt chất Amoxicillin (500mg, viên
nén) 42
DAT VẤN Dầ
Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, hoạt
động của ngành Dược cũng diễn ra hết sức sôi động và phát triển mạnh
trong những năm gần đây.
Do đất nước ta là một đất nước đang phát triển, mô hình bệnh chủ
yếu là các bệnh nhiễm khuẩn nên vấn đề thuốc kháng sinh luôn được chú
trọng, đầu tư và phát triển, đồng thời cũng là một vấn đề hết sức nóng
bỏng.
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất kháng
sinh phát triển mạnh đã cho ra đời nhiều loại kháng sinh mới, mặt
khác công tác nhập khẩu cũng được thuận lợi hơn. Chính vì vậy số
lượng kháng sinh tăng lên đáng kể và chủng loại ngày càng phong phú.
Mạng lưới cung ứng thuốc phát triển mạnh mẽ nên thuốc kháng sinh
được cung ứng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng kịp thời
nhu cầu phòng và chữa bệnh của người dân.
Các công ty Dược phẩm trong và ngoài nước với các hoạt động của
mình cũng góp phần làm cho thị trường thuốc kháng sinh ngày càng sôi
động và phong phú.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan tâm tới mặt trái của nó đó
là tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong phòng và chữa bệnh có xu
hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Để góp phần có cái nhìn tổng quát về thị trường thuốc kháng sinh hiện nay,
chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát sự có mặt của các biệt dược kháng sinh tại
thị trường Việt Nam tính đến tháng 12/2005” với các mục tiêu:

1
Tim hiểu thực trạng các loại kháng sinh hiện đang lưu hành tại Việt Nam.
Phân tích sự thay đổi về số lượng và chủng loại kháng sinh hiện đang lull
hành. /
So sánh sự khác biệt về giá bán lẻ củâỵmộl s^k^án| skih hành
trên thị trường.
2
FHẮNI
TổNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ KHÁNG SINH [19]
1.1.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh
“Kháng sinh là các chất chuyển hoá tự nhiên hoặc tổng hợp dựa trên
khuôn mẫu của các chất tự nhiên, có khả năng ức chế hoặc diệt vi sinh vật ở
nồng độ thấp”
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Có 7 nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Lựa chọn kháng sinh cần dùng.
- Chọn dạng thuốc thích hợp.
- Sử dụng đúng liều.
- Sử dụng đúng thời gian quy định.
- Phối hợp kháng sinh phải hợp lý.
- Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý.
1.1.3. Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách phân loại kháng sinh như phân loại theo phổ tác dụng,
theo mục đích điều trị hoặc theo cấu trúc hoá học
Theo cấu trúc hoá học, kháng sinh được chia thành các nhóm sau:
3
• Nhóm p~ lactam:
+ Phân nhóm Penicillin: Penicillin G, Ampicillin, Amoxicillin

+ Phân nhóm Cephalosporin: Cefalexin, Cefotaxime,
Cefuroxime
• Nhóm Aminosid:
+ Dẫn chất Streptidin: Streptomycin, Dihydrostreptomycin
4- Dẫnchất thế 4,6 của Deoxy-2-Streptamin : Kanamycin,
Gentamicin
+ Dẫn chất 4,5 của Deoxy-2-Streptamin: Neomycin,
Paromycin
+ Dẫn chất Streptamin: Spectinomicin.
• Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thiammphenicol.
• Nhóm Tetracyclỉn: Tetracyclin, Oxytetracyclin
• Nhóm Macrolid: Erythromycin, spiramycin
• Nhóm Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin.
• Nhóm Quỉnolon: Acid Nalidixic, Ciprofloxacin, Ofloxacin
• Nhóm Sulfamid: Sulfamethoxazol, Sulfadiazin
• Nhóm Imidazol: Metronidazol
• Nhóm Rifampicin: Rifampicin.
1.2. TÌNH HÌNH s ử DỤNG KHÁNG SINH
Theo số liệu điều tra của Ngân hàng thế giới (World Bank) và trường đại
học Oxford (Mỹ) thì trên thế giới có 2 loại mô hình bệnh tật:
- Mô hình bệnh tật của các nước phát triển
- Mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới đang phát triển với khoảng 83 triệu
dân nên có mô hình bệnh tật rất đặc thù của quốc gia nhiệt đới đang phát triển.
4
Bảng 1.1. Mô hình bệnh chung ở Việt Nam từ năm 1986-2000
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Chương bệnh
1986 1995 1999
2000

Mắc Chết Mác Chết Mắc Chết
Mắc Chết
Bệnh lây
59,20
52,10 46,40 45,93 37,02 34,01 32,11
26,08
Bệnh không lây
39,00 41,80 41,90 33,89 53,71 52,22
51,20 52,25
Tai nạn, chấn
thương, ngộ độc
2,23
1,80 11,70 19,18 9,27 13,77 13,69
21,67
Nguồn: Niên giám thống kê Y học năm 1986,1995,1999,2000
Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập thấp đang trong quá trình
phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, do
đó mô hình bệnh cũng thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước, các bệnh lây, nhiễm trùng giảm xuống: Năm 1995 là
46,40%, năm 2000 là 32,11%. Tuy nhiên, về mặt mô hình bệnh ở Việt
Nam, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhất kể cả trong
quá khứ, hiện tại và tương lai
5
Đơn vị tính: Trên 100.000 dân
Bảng 1.2. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất các năm 1994,1999, 2000
stt
Năm 1994
Năm 1999
Năm 2000
Tên bệnh Sô lần

mác
Tên bệnh Sô lần
mắc
Tên bệnh
Sô lần
mác
1 lả chảy, viêm ruột
do nhiễm khuẩn
353,04 Các bệnh viêm
phổi
426,60 Các bệnh viêm

phổi
354,14
2 Viêm phế quản cấp
138,66 Viêm họng,
amidan
291,44
Suy tim 298,40
3 Viêm phổi
109,92 Viêm phế quản và
tiểu phế quản cấp
250,29
Viêm họng,
amidan
293,47
4
Tai nạn giao thông 102,40
ỉa chảy, viêm ruột
do nhiễm khuẩn

237,32
Viêm phế quản và
tiểu phế quản cấp
251,46
5
Lao hô hấp
92,30
Nạo hút thai
161,66
Gãy xương cổ
ngực khung chậu
216,15
6
Xảy thai không tự
phát
49,45
Cúm
119,38
ía chảy, viêm ruột
do nhiễm khuẩn
204,03
7 Sốt xuất huyết
41,04 Lao hô hấp
116,22 Tai nạn giao
thông
162,47
8
Cao HA
38,40 Tăng huyết áp
nguyên phát

103,24 Tăng huyết áp
nguyên phát
119,06
9
Loét dạ dày- tá
tràng
37,44 Tai nạn giao
thông
90,86 Xảy thai do can
thiệp y tế
115,06
10
Viêm loét cổ tử
cung
35,30
Lao bộ máy hô
hấp
97,92
Viêm dạ dày và tá
tràng
99,24
Nguồn: Niên giám thống kê Y học năm 1994, 1999,2000
6
thiếu được. Hàng năm có xấp xỉ 100 tấn kháng sinh được nhập vào Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Y tế, chi phí cho kháng sinh chiếm khoảng 40- 50%
tổng chi phí thuốc. [ 10]
Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh
tế, thị trường thuốc ngày càng đa dạng, phong phú. Đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Thuốc kháng sinh được nhập khẩu
hoặc sản xuất trong nước và đưa ra thị trường gồm rất nhiều loại, từ những

thuốc kinh điển đến những kháng sinh thế hệ mới nhất, đầy đủ về số lượng,
thoả mãn nhu cầu của thầy thuốc điều trị cũng như tự chữa trị của nhân dân.
Việc này đã mang lại những kết quả rất tốt trong phòng chống dịch bệnh,
ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng nhưng cũng tạo nên hiện tượng kháng
thuốc ngày càng cao.
Từ năm 1995- 1999 tỷ trọng về tổng giá trị thuốc kháng sinh so với
tổng giá trị thuốc nhập khẩu là 27%. Tính đến năm 2000 việc sản xuất thuốc
kháng sinh trong nước đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Số thuốc kháng sinh được cấp số đăng kí là 8700 chiếm 19% Ị111
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp kháng sinh trong 10 năm
qua chúng ta đã sản xuất được nhiều loại kháng sinh mới, số lượng và chủng
loại kháng sinh tăng lên gấp bội. Trị giá tiền thuốc kháng sinh phục vụ công
tác điều trị bệnh viện chiếm 40- 50% tổng giá trị tiền thuốc cho bệnh viện.Ị111
Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh hiện nay có rất nhiều điều chúng ta
cần quan tâm như cho thuốc thiếu cân nhắc, bao vây cho lấy lòng bệnh
nhân .Ai cũng có thể mua thuốc kháng sinh để uống bất kể là bệnh gì. Kết quả
là vi khuẩn ngày càng kháng lại với kháng sinh. Những thông báo gần đây cho
thấy chúng ta đang phải đối phó với các bệnh nhiễm khuẩn ngày càng nặng,
đấy là gánh nặng của ngành Y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung một phần
do vi khuẩn kháng kháng sinh đang sử dụng [12]
7
Theo nghiên cứu tại Việt Nam trong số bệnh nhân được kê đơn kháng
sinh thì có đến hơn 70% là liều dùng không phù hợp [16 ] và kết quả cuối cùng
là vi khuẩn kháng thuốc. Trên thực tế tình trạng kháng kháng sinh còn trầm
trọng hơn so với số lượng khảo sát. Có những điều ai cũng biết, cũng vi phạm
mà không ai xử lý. Một trong những vi phạm đó là quy chế kê đơn và bán
thuốc theo đơn không được tuân thủ. [13]
Theo khảo sát ở một số tỉnh số lượng thuốc được mua theo đơn chỉ
khoảng 20%. Tiền thuốc các bệnh viện mua chỉ chiếm 1/10 doanh số bán ra
của các doanh nghiệp Dược. Tỷ lệ này trái ngược với các nước tiên tiến. [13]

Thống kê cho thấy 80% bệnh nhân nội trú và 60% bệnh nhân ngoại trú
dùng kháng sinh, 30% sử dụng không đúng liều. [12]
Kháng sinh hiện nay mua dễ dàng người bệnh tự mua kháng sinh để điều
trị mặc dù chưa đủ kiến thức để sử dụng đúng loại, đúng thuốc, đúng thời gian
dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Tại Hà Nội trong một cuộc điều tra khi được hỏi: ’Theo ông bà kháng sinh
được dùng để chữa bệnh gì”? Có 34,5% số người dược hỏi trả lời để chữa bệnh
nhiễm trùng; 20% cho biết họ không biết kháng sinh dùng để chữa bệnh gì; 9,8%
trả lời để chữa bệnh ho; 2,4% chữa ỉa chảy; 8,4% để chữa sốt; 19% chữa đau họng
[19].
Trong những năm qua, một số giải pháp nhằm đưa ra việc sử dụng
kháng sinh hợp lý đã được tiến hành. Nhiều Hội đồng thuốc và điều trị ở các
bệnh viện đã hoạt động có hiệu quả, đưa ra các nguyên tắc lựa chọn đánh giá
thuốc để điều trị, đã ban hành 119 hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh, quy
định chỉ các xí nghiệp đạt GMP mới được phép sản xuất thuốc kháng sinh
nhóm |3- Lactam để tránh ô nhiễm chéo. Các trung tâm thông tin thuốc, trung
tâm ADR tích cực tập huấn, in ấn bản tin gửi tới các cơ sở điều trị. Việc giáo
dục truyền thông về sử dụng thuốc hợp lý an toàn được đẩy mạnh Tuy vậy
8
những thành tích đạt được vẫn còn thấp, không như mong muốn. Nguyên nhân
của sử dụng kháng sinh chưa hợp lý:
- Thiếu thông tin thuốc: Hiện nay mạng lưới thông tin thuốc của Việt
Nam chưa hoàn chỉnh từ TW đến cơ sở, do đó thông tin về thuốc chưa đầy đủ,
chính xác, trung thực và phi thương mại. Chỉ có thông tin thương mại từ các
hãng. Bộ Y tế thí điểm thông tin thuốc tại 10 bệnh viện, nhưng thực tế làm tốt
thông tin thuốc và thực hành Dược lâm sàng hiện nay còn là một thách thức
mới đối với khu vực bệnh viện. Phần lớn dược sỹ đại học tại bệnh viện chưa
làm được nhiệm vụ thông tin thuốc và thực hành dược lâm sàng
- Bác sỹ thiếu kiến thức về Dược động học, Dược lý lâm sàng, Dược lâm
sàng do đó sử dụng thuốc chưa hợp lý.

- Cơ chế thị trường tác động đến người kê đơn [15]
13. TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP.
Vi khuẩn kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu không chỉ ở các nước
đang phát triển mà còn ở ngay các nước phát triển. Tình hình vi khuẩn kháng
kháng sinh đang diễn ra rất trầm trọng ở tất cả các quốc gia. Sở đĩ tình hình kháng
thuốc ngày càng phức tạp là do nhiều nguyên nhân như: kháng sinh được sử dụng
tuỳ tiện, nhiều loại kháng sinh được mua ở bất cứ noi đâu mà không cần đơn của
bác sỹ. Bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh không đủ liều lượng và thòi gian quy
định do không tham khảo sự chỉ dẫn của thầy thuốc .Chính vì vậy tình trạng vi
khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng cao và gây khó khăn cho việc điều trị [ 1 ].
Theo thông báo của WHO thì tỷ lệ kháng Penicillin của các chủng
lậu cầu ở các nước Châu Á Thái Bình Dương ở mức độ cao là: Philippine
và Hàn Quốc với >90%, Trung Quốc 80%, Singapore gần 60%. Cũng
theo thông báo của WHO, sự kháng lại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon
thế hệ 2 gia tăng rõ rệt nhất là Trung Quốc: 9,4% năm 1996; 28% năm
1997; 54% năm 1998- 1999; 85,2% năm 2000 [17]
Theo thông báo của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, tình hình
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở khu vực Đông Nam Á
9
khá cao: 97% số chủng Shigella íìexneri ở Hồng Kông đã kháng lại
Tetracycline, ở Trung Quốc 91,3% kháng với Ampicillin, còn ở
Philippine là 81%. Đặc biệt Klebsiella spp đã kháng lại Ampicillin ở tất
cả các nước trong khu vực, cao nhất là Hàn Quốc 98%, tiếp đó đến
Malaysia 97,3%; thấp nhất là Nhật Bản 85%; ở Trung Quốc có 66% số
chủng này kháng với Co-trimoxazol, còn ở Philippine là 54,8% [17]. Tại
các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Malaysia,
Singapore tỷ lệ kháng Tetracyclin của lậu cầu năm 1996 là 7,4%; 1997 là
8,2%; 1998 là 84%; năm 1999-2000 là 70% [17J.
Theo nghiên cứu về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường
gặp ở Việt Nam năm 2003 của GS.TSKH Lê Đăng Hà, PGS.TS Lê Huy Chính,

PGS.TS Nguyễn Đức Hiền, TS Phạm Văn Ca và cs thì: 12.381 chủng vi khuẩn
phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng được thử nghiệm độ nhạy cảm với kháng
sinh tại 7 địa điểm đại diện 3 khu vực Bắc Trung Nam Việt Nam, kết quả cho
thấy 4 loại vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là: Pseudomonas aeruginosa 22,3%;
Klebsiella spp 21,8%; E. coli 21,1%; Staphylococcus aureus 16,0%.Trong đó
Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella spp, E.coli thuộc nhóm vi khuẩn Gr(-). Trực
khuẩn Gr(-) được biết đến như các tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tình hình kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa, Klebseilla
spp, E. coli như bảng 1.3.
10
Bảng 1.3. Tỷ lệ kháng thuốc của một sô trực khuẩn Gr(-).
stt
Kháng sinh
Mức độ đề kháng %
P. aeruginosa
Klebsiella spp E.coli
1
Amikacin
41,4
13,9
8,4
2
Ampicillin
-
45,8
90,0
3 Amoxicillin
- -
28,9
4

Amoxicillin/ clavunalic
-
22,8
20,7
5
Cefotaxime 47,3
63,5
33,6
6
Ceftazidime
54,3 29,3
27,7
7
Ceftriaxone
69,4 23,5
43,1
8
Cefuroxime axetil
-
30,4 52,9
9
Cefepim
48,7 10,6 20,9
10
Chloramphenicol
-
44,7
60,6
11
Ciprofloxacin

45,7 18,2
56,8
12
Imipenem
12,5
0,1
0,4
13
Levofloxacin
53,8 10,8
61,8
14
Nalidixic acid
-
35,5
61,2
15
Netilmycin 43,9
12,4
9,7
16
Nafloxacin
- -
41,3
17 Ofloxacin
45,4 33,5
51,7
18
Piperacillin/Tazobactam 35,7
11,1

22,6
19
Tetracyclin
-
54,0
75,8
20
Tobramycin
41,0 38,8
28,2
21
Ticarcillin
0,0 19,0
71,4
11
Bảng 1.4. Mức độ kháng kháng sinh của s. aureus.
Stt Kháng sinh Mức độ đề kháng %
1 Amikacin
44,7
2 Cefepime
0,0
3
Cefotaxime 10,0
4
Cefuroxime axetil
2,6
5
Chloramphenicol 43,2
6 Ciprofloxacin
52,6

7
Erythromycin 68,3
8 Imipenem
23,6
9
Netilmicin
1,0
10
Oxacillin 47,2
11 Ofloxacin
50,8
12
Piperacillin/ tazobactam
85,5
13
Ticarcillin 59,2
14
Tobramycin 53,7
15
Co- trimoxazol
26,5
16 Vancomycin
1,5
Ngày càng có nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với các kháng sinh
phải chết do không còn kháng sinh nào có hiệu lực. Các nhà y học và các nhà
sản xuất Dược phẩm đang lo ngại về cuộc đời của các kháng sinh mới được
nghiên cứu thành công và tung ra thị trường ngày càng rút ngắn. Chính con
người bằng những sai lầm của mình đang tạo điều kiện cho vi khuẩn rèn luyện
khả năng thích nghi của chúng. [4]
12

Bảng 1.5. Mức độ kháng kháng sinh của một sô chủng vi khuẩn 15
stt Kháng sinh
H.influenza
Proteus
spp
Enterococc
us spp
Salmonell
a typhi
Enterobact
er spp
Streptococcus
pneumoniae
1
Ami kacin - 3,8 95,1
- 23,4 -
2
Ampicillin
84,6 66,1 15,0
78,0 97,0 -
3
Cefepime - 0,0
- - -
-
4
Cefotaxime
-
4,0
61,4 0,0 55,1
-

5
Ceftazidime 75,0 5,3
- 0 ,0 41,5
-
6
Ceftriaxone 60,0
5,1
75,5
0 ,0
41,3
-
7
Cefuroxime axetil 50,0 16,6
- - 57,2
-
8
Chloramphenicol 7 3,2 59,5
66,7 80,3 60,2
31,9
9
Ciprofloxacin 17,4 24,5
30,0
0,0 35,1
-
10
Imipenem
-
0,0
-
-

3,6
-
11
Co-trimoxazol 88,6
67,6 58,1
78,0 54,8
62,9
12
Tetracyclin
74,6
90,9
- - 59,2
-
13
Erythromycin
- -
78,9
-
- 64,6
14
Penicillin G
-
-
24,2
- -
1,4
Vi khuẩn kháng thuốc giờ đây càng trở thành một trong những khó khăn
lớn trong công tác y tế của bất kỳ nước nào trên phạm vi toàn thế giới. Đã đến
lúc không phải ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước đã phát triển, các
thuốc kháng khuẩn ngày càng mất hiệu lực chữa bệnh và trong nhiều trường

hợp thầy thuốc đã phải đối mặt với những thất bại chưa hề gặp phải trong
những năm trước đây. [7]
Tỷ lệ vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc kháng sinh ngày càng
tăng nhanh và các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cảnh báo rằng trong
những năm tới tốc độ gia tăng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc không hề
giảm, chưa kể tới khả năng còn có thể có sự tăng tốc trong tương lai không xa.
Viễn cảnh sẽ là những vũ khí chúng ta có trong tay mất dần hiệu lực. Và trong
cuộc chiến đấu dai dẳng suốt nửa thế kỷ qua với các bệnh nhiễm khuẩn, con
13
cuộc chiến đấu dai dẳng suốt nửa thế kỷ qua với các bệnh nhiễm khuẩn, con
người rốt cuộc sẽ có thể trở thành kẻ chiến bại nếu chúng ta không có thêm các
vũ khí mới hay không có một chiến lược thích hợp để sử dụng các vũ khí có
trong tay một cách hữu hiệu.[7]
Hiện nay vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh cùng
một lúc (thường gọi là đa đề kháng) đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn không
chỉ trong nhiễm khuẩn bệnh viện mà ngay cả trong nhiễm khuẩn cộng đồng.
Việc chữa trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn đa kháng
đương nhiên tốn kém và khó khăn hơn nhiều. [7]
Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo: 17 tỷ đô la chi tiêu trong 5 năm qua
do nghiên cứu và triển khai thuốc mới chống các bệnh nhiễm khuẩn có thể bị
mất nếu không nhanh chóng có hành động để ngăn chặn mối đe dọa của tình
hình kháng thuốc ngày càng tăng. Vấn đề kháng thuốc là hiển nhiên ở các
nước giàu và nghèo, bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc bừa bãi quá mức ở nhiều
nước công nghiệp và sử dụng dưới mức ở các nước nghèo. Đó là lời phát biểu
của tiến sĩ David Heymann- Giám đốc điều hành của WHO về các bệnh lây
truyền. WHO cho biết tình hình kháng thuốc đang tăng nhanh và ngày càng
có nhiều thuốc tuyến đầu trở nên không còn có hiệu lực, đặc biệt là các thuốc
chữa viêm màng não, các bệnh lây truyền đường tình dục như lậu, các nhiễm
khuẩn mắc tại bện viện và thuốc kháng retrovirus. Ở các nước chủng lao đã
kháng không ít nhất là 2 trong số thuốc hiệu lực nhất và ở nhiều nơi các thuốc

chống sốt rét vẫn thường dùng trên thực tế không còn hiệu lực nữa [8 j.
Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân có thể do
dùng thuốc không đúng, không đủ liều lượng, nhưng cũng có thể do chất
lượng thuốc kháng sinh trên thị trường không tốt, không ổn định và không
đồng đều. Các vi phạm về chất lượng thường gặp nhất đối với thuốc kháng
sinh là sai thiếu về hàm lượng. Chất lượng thuốc kháng sinh qua kết quả kiểm
14
nghiệm của viện kiểm nghiệm và phân viện kiển nghiệm trong 4 năm (1996-
1999) cho thấy trong tổng số 1279 mẫu kiểm nghiệm có tới 177 mẫu kháng
sinh không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 13,8% và trong số 177 mẫu không đạt
có 168 mẫu không đạt tiêu chuẩn do thiếu hàm lượng chiếm 94,9%. Tỷ lệ này
cao hơn nhiều so với tỷ lệ không đạt hàm lượng ở các thuốc khác không phải
thuốc kháng sinh (52,9%).[9]
WHO cũng lưu ý việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi nhằm
mục đích thúc đẩy tăng trưởng có khoảng 50% kháng sinh sản xuất được dùng
trong nông nghiệp góp phần làm tăng tình hình kháng thuốc.[8]
Trước tình hình kháng thuốc như vậy, WHO có đề ra chiến lược toàn cầu hạn
chế mức độ đề kháng thuốc kháng sinh. Các yếu tố thúc đẩy việc lan rộng sự đề
kháng và những hoạt động cần thiết. Những yếu tố chính bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý
- Tiếp cận với những kháng sinh có chất lượng cao
- Ngừa bệnh và khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện
- Khảo sát tốt về tỷ lệ đề kháng tại từng quốc gia [17]
1.4. KINH PHÍ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ MỨC ĐỘ GIA TÃNG SDK THUỐC
KHÁNG SINH
Trên phạm vi toàn cầu, các bệnh nhiễm khuẩn luôn luôn là mối lo ngại và
được chú trọng nhiều trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Ở Việt Nam, kháng
sinh là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn và chiếm
tỷ trọng lớn trong giá trị thuốc nhập cũng như sản xuất hàng năm của chúng
ta.fl 81

15
Bảngl.6. Tổng giá trị thuốc kháng sinh từ năm 1995 đến năm 1998
Đơn vị tính: 1000 USD
Năm
Tổng trị giá thuốc nhập khẩu
Tổng trị giá thuốc KS Tỷ trọng %
1995 280.052 66.932,43 23,9
1996 349.409
110.063,8
31,5
1997
387.096 105.290,1
27,2
1998
415.727 106.010,4
25,5
Theo báo cáo của 822 bệnh viện với 121.023 giường bệnh, tình hình sử
dụng thuốc trong ba năm 1998, 1999, 2000 như sau Ị15 ị.
Bảng 1.7. Tiền thuốc kháng sinh từ năm 1998 đến năm 2000
TT Nội dung
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tổng tiền thuốc
Trong đó
634 429 569 74 615 445
903 218 283
-Tiền thuốc sx trong nước
131 941 100 151 453 856
179 219 333
1
Tỷ lệ %

20,8% 19,6%
19,8%
-Tiền thuốc KS
147 484 724 178 072 243
202 064 397
Tỷ lệ %
23,2% 23,0%
22,4%
-Tiền Vitamine
041 930 518
035 495 198 040 877 314
Tỷ lệ %
6,6% 4,6% 4,5%
Tiền dịch truyền các loại
Trong đó:
065 797 945 073 894 681
084 939 344
Tiền dịch sản xuất trong nước 022 755 997
026 136 471
028 368 293
Tỷ lệ %
34,6% 35,4%
33,4%
3
Tiền máu
035 600 105 042 940 237 048 890 339
4
Tiền hoá chất, test kit
071 773 161 097 186 662
120 175 970

Như vậy, tiền thuốc kháng sinh có chiều hướng giảm nhưng giảm không
đáng kể, dao động 22- 23% tổng tiền thuốc, điều này chứng tỏ bệnh nhiễm
khuẩn vẫn đang còn là vấn đề cần quan tâm trong điều trị [15]. Vấn đề bất cập
16

×