Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.81 KB, 117 trang )



o0o




SO SáNH 5 TRUYệN TRUYềN Kì
HàN QUốC, VIệT NAM, NHậT BảN ảNH HƯởNG
Từ TIễN ĐĂNG TÂN THOạI CủA TRUNG HOA

Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam Trung i
60.22.01.21





Ngi hng dn khoa hc








2

Tôi xin cam đoan, đề tài So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật
Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa hoàn toàn là do tôi thực hiện


dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đăng Na, giảng viên khoa Ngữ văn trường
ĐHSPHN. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên
Nguyễn Thị Thương


3


Để hoàn thành Luận văn So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam,
Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô tổ bộ môn văn học trung đại
Việt Nam và toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thương




4

 

Tiễn đăng, A : Tiễn đăng tân thoại
Kim Ngao,B : Kim Ngao tân thoại
Mạn lục, C : Truyền kì mạn lục
Vũ nguyệt, D : Vũ nguyệt vật ngữ
A1 : Tiệc mừng dưới Thủy cung
A2 : Nàng Thúy Thúy
A3 : Chức xá nhân Tu Văn
A4 : Chiếc đèn mẫu đơn
A5 : Đêm chơi thuyền ở Giám Hồ
B1 : Truyện đi dự yến tiệc ở Long cung
B2 : Truyện Lý Sinh ngó trộm qua Tường
B3 : Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam
B4 : Say rượu tới chơi đình Phù Bích
B5 : Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc.
C1 : Chuyện đối tụng ở Long cung
C2 : Chuyện Lệ Nương
C3 : Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên
C4 : Chuyện cây gạo
C5 : Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.
D1 : Cá chép tự nhủ trong giấc mơ
D2 : Ngôi nhà trong bãi sậy
D3 :Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu
D4 : Tranh luận về chuyện giàu nghèo
D5 : Chuyện con rắn tà dâm.





5



 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của đề tài 9
7. Cấu trúc luận văn 10
 11
1.1. Nguồn gốc thể truyền kì 11
1.2. Đặc trưng thể loại 12
1.3. Tiễn đăng: Tác giả và 5 truyện liên quan đề tài 13
1.3.1. Cù Hựu với Tiễn đăng 13
1.3.2. Tóm tắt 5 truyện trong Tiễn đăng 15
1.4. Kim Ngao: Tác giả và 5 truyện truyền kì 17
1.4.1. Kim Thời Tập với Kim Ngao 17
1.4.2. Tóm tắt truyện 19
1.5. Mạn lục: Tác giả và 5 truyện trong văn bản 21
1.5.1. Nguyễn Dữ với Mạn lục 21
1.5.2. Tóm tắt 5 truyện 23
1.6. Vũ nguyệt: Tác giả và 5 truyện 25
1.6.1. Uêđa Akinari với Vũ nguyệt 25
1.6.2. Tóm tắt 5 truyện liên quan đề tài 26
* Tiểu kết chương 1 29



6
. 
 32
2.1. Ảnh hưởng một số cốt truyện tiêu biểu 32
2.1.1. Cốt truyện người biến thành ma 33
2.1.2. Cốt truyện người trần lạc cõi tiên 46
2.2. Ảnh hưởng một số môtip tiêu biểu. 60
2.2.1. Môtip biện bác đối thoại 61
2.2.2. Môtip cứu vật, vật đền ơn 65
2.2.3. Môtip nhập mộng 67
2.2.4. Môtip nhân vật kì ảo kết hợp với hành vi kì ảo. 69
2.2.4.1. Nhân vật chính mang lốt ma 70
2.2.4.2. Nhân vật thần tiên 72
2.2.5. Môtip vật kì ảo 73
2.3. Sự ảnh hưởng văn từ 75
* Tiểu kết chương 2 82
          TRONG
KIM NGAO  
 83
3.1. Kết cấu 83
3.2. Kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi 88
3.3. Lấy ảo để nói thực 96
3.4. Môtíp dân gian của mỗi nền văn hóa 103
* Tiểu kết chương 3 106
 107
O



1





1.1. Ý nghĩa khoa học
Truyền kì, thể truyện ngắn cổ điển của nền văn học Trung Hoa thịnh hành ở
thời Đường. Đây là thể loại văn học độc đáo, mượn cái kì để nói sự thực, góp phần
không nhỏ vào việc khẳng định giá trị hư cấu, tưởng tượng trong việc phản ánh, lý
giải hiện thực cuộc sống. Trải qua quá trình vận động tiếp biến của nền văn học,
thể truyền kì ngày càng trưởng thành giành vị trí không thể xem thường trong lịch
sử văn học Trung Hoa cuối Nguyên đầu Minh với sự ra đời tác phẩm Tiễn đăng tân
thoại của Cù Hựu “làm chói sáng văn học đời Minh” [22, tr27] thế kỉ XIV.
Văn học Việt Nam trung đại xem như một nền văn học trẻ được “bứng trồng,
cắt chiết” từ nền văn học già Trung Hoa cổ đại, vì vậy sự ảnh hưởng kế thừa từ nền
văn học này là điều tất yếu.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (? - ?) là tác phẩm lớn của thế kỉ XVI.
Ngay từ khi mới ra đời tác phẩm được đánh giá rất cao, coi đây là “thiên cổ kì
thư”, “thiên cổ kì bút” (Vũ Khâm Lân), “áng văn hay của bậc đại gia” (Phan Huy
Chú), là “tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyền kì ở Việt Nam thời
kì trung đại” [21, tr150]… Từ đó cho đến nay đã không ít những công trình
nghiên cứu xoay quanh vấn đề đi tìm hiểu giá trị của tập truyện. Đề tài này cũng
nhằm mục đích tiếp tục khám phá những giá trị của nó trên cơ sở nghiên cứu so
sánh với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, đồng thời mở hướng nghiên cứu so
sánh thể truyền kì Hàn, Nhật, qua việc lấy 5 truyện tiểu biểu trong Tiễn đăng tân
thoại làm cơ sở, từ đó so sánh với 5 truyện trong các tác phẩm Kim Ngao tân
thoại, Kim Thời Tập (1435 - 1439), Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ (? - ?), Vũ
nguyệt vật ngữ, Uêđa Akinari (1743 – 1809).
Ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh này nhằm phân biệt đặc thù dân tộc mỗi nước,
tiến tới đánh giá vị trí, vai trò của từng tác giả, khẳng định rõ những cống hiến của họ
trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn hóa nhân loại.


2
Vì vậy, So sánh 5 truyện truyền kì của Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh
hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa là rất cần thiết và đề tài hoàn toàn
mới, chưa từng được công bố.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Truyền kì mạn lục lựa chọn vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại
học. Một số tác phẩm đưa vào chương trình trung học phổ thông như Chuyện người
con gái Nam Xương lớp 9, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên lớp 10, các trường
đại học, tác phẩm đã giới thiệu trọn vẹn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này góp phần
cung cấp cho người dạy, người học thêm vốn hiểu biết để nghiên cứu và giảng dạy
tác phẩm tốt hơn, đồng thời tăng cường khả năng khám phá mối quan hệ văn học
khu vực.
Là một giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm tích lũy trong giảng dạy và
nghiên cứu khoa học còn ít, sự hiểu biết về Hán học còn hạn chế. Hơn nữa lần đầu
tiên nghiên cứu một vấn đề khoa học có tính chuyên sâu, chắc chắn không tránh
khỏi những bỡ ngỡ và sai sót. Rất mong các thầy cô giáo có những ý kiến đóng góp
để đề tài hoàn thiện hơn nữa.

Ngay từ khi ra đời, Truyền kì mạn lục đã gây được tiếng vang lớn trong giới
nho sĩ. Việc Nguyễn Thế Nghi (thế kỉ XVI) người cùng thời với Nguyễn Dữ đem
dịch Nôm tác phẩm này thành Tân biên Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập đã
chứng tỏ sự quan tâm của xã hội tới tác phẩm. Truyền kì Đông Á hầu hết đều chịu
ảnh hưởng chung từ tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa, trong khoảng
mấy chục năm trở lại đây đã có không ít những công trình nghiên cứu cả trong và
ngoài nước nghiên cứu so sánh các tập trruyện này. Trong luận văn, chúng tôi chỉ ra
một số những công trình nghiên cứu, những bài viết liên quan đến đề tài:
2.1. Những ý kiến tiêu biểu:
 Giai đoạn trước thế kỉ XX
- Ý kiến đánh giá sớm nhất về Truyền kì mạn lục là của Hà Thiện Hán (nửa đầu

thế kỉ XVI). Ông nói “Xem văn từ của ông, thấy không ra ngoài rào giậu của Tông Cát

3
nhưng lại có ý khuyên răn, có lời dạy dỗ, thật có can hệ đến giáo hóa ở đời, đâu có phải
là chuyện vặt vãnh chắp nhặt tầm thường” [35, tr204].
- Tiếp theo Lê Quý Đôn, trong Kiến văn tiểu lục có viết: “Về đại thể phỏng
theo tập Tiễn đăng của nhà nho đời Nguyên”
- Sau cùng lời ghi của Phan Huy Chú trong thiên Văn tịch chí, sách Lịch triều
hiến chương loại chí cũng có đoạn: “Sách Truyền kì có bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn
Dữ soạn, đại lược bắt chước(hiệu) cuốn Tiễn đăng tân thoại của nhà nho đời Nguyên”.
Như vậy, cả 3 ý kiến trên đều chỉ ra Nguyễn Dữ đã “phỏng theo”, “bắt
chước” Tiễn đăng tân thoại. Tuy nhiên cũng cần phải thấy xét trên những điều kiện
lịch sử xã hội mà thể loại truyền kì xuất hiện, việc ảnh hưởng văn học các nước
không thể tránh khỏi. Nếu ở thời Đường nền kinh tế thành thị phát triển cùng những
nhu cầu văn hóa và lối sống thị dân là cơ sở ra đời của thể loại truyền kì thì ở Việt
Nam vào khoảng thế kỉ XV-XVII cũng có đầy đủ tiền đề xã hội lịch sử tương tự.
Bởi vậy, Truyền kì mạn lục cũng có những nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp thị dân
như kĩ nữ, thư sinh đi thi, thương nhân, cũng có những chủ đề tự do như tự do hôn
nhân, tình yêu trai gái phóng túng…như trong các tác phẩm thời Đường, có cùng
loại hình, cốt truyện, thời gian, không gian hoàn toàn Việt Nam. Những ý kiến trên
đưa ra có ảnh hưởng lớn tới quan niệm của các nhà nghiên cứu sau này.
 Giai đoạn thế kỉ XX đến nay
- Trong bài viết về Mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục,
PGS.TS Phạm Tú Châu đã rút ra một số ý kiến xác đáng về Truyền kì mạn lục: “
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự xuất hiện loại truyện ngắn nghệ
thuật Việt Nam. Trong điều kiện có một ngôn ngữ văn học chung cho cả vùng Viễn
Đông hướng đến nền văn học của các nước láng giềng là quy luật hoàn toàn tự nhiên.
Về nội dung những câu chuyện của Cù Hựu, tư liệu đặc biệt để Nguyễn Dữ sáng tạo ra
thế giới quỷ thần của mình Dù vậy không nên nghĩ rằng 20 truyện của Nguyễn Dữ là
biến thể số truyện tương đồng của Cù Hựu. Trái lại trong số đó có truyện hoàn toàn độc

lập không đáng kể (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị). Các truyện: Chuyện đối tụng ở
Long cung, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên là những chuyện có mượn tình tiết phonklore
dân tộc hoặc môtip phonklore thế giới…” [3, tr75].

4
Như vậy sự ảnh hưởng trực tiếp nền văn học cổ Trung Quốc đến nền văn học
cổ Việt Nam là hoàn toàn có, nhưng sự ảnh hưởng đó tác động đến từng nhà văn
như thế nào mới đáng quan tâm. Phạm Tú Châu đã khẳng định việc ảnh hưởng
truyền kì của Trung Quốc quả khó tránh khỏi, song nói Nguyễn Dữ mô phỏng
truyện Cù Hựu thực không chính xác.
- Trần Ích Nguyên, trong phần kết luận công trình, Nghiên cứu so sánh
giữa Tiễn đăng tân thoại với Truyền kì mạn lục của mình đã viết: “ Cù Hựu và
Nguyễn Dữ kì thực là bậc trứ danh trong việc xây dựng tiểu thuyết. Tân thoại thì kế
thừa Truyền kì, Chí quái ở các triều đại trước, lấy thơ văn, bút kí các loại làm tư
liệu. Mạn lục thì thể hiện ở việc bắt chước Tân thoại, hấp thụ nguồn dinh dưỡng dồi
dào và viết lại thần thoại, chí quái Việt Nam. Đối với công phu tuyển chọn chất liệu,
mỗi người đều có phương pháp và con đường riêng của mình, nhưng cả hai lại cùng
thu nạp truyền thuyết dân gian địa phương thông qua sự tưởng tượng phong phú và
cách tổ chức chặt chẽ, thông qua tài năng cá nhân mà biến hóa vật mục nát thành
thần kì…” [22, tr283].
Ở luận án này, Trần Ích Nguyên bên cạnh việc thừa nhận sự tiếp biến Tân
thoại trong Truyền kì mạn lục, tác giả cũng khẳng định tài năng của từng tác giả
trong việc sáng tạo của mình. Tuy nhiên, ở đây ta thấy tác giả chỉ nêu đặc trưng cá
biệt của 2 tác phẩm và so sánh đối chiếu một cách song song nên chưa thể đạt tới sự
phân tích tỉ mỉ quan hệ ảnh hưởng của 2 tác phẩm.
- Nghiên cứu có phần sâu sắc mối quan hệ giữa các tập truyện truyền kì Đông
Á, phải kể đến Toàn Huệ Khanh, nhà nghiên cứu người Hàn Quốc, trong công trình
So sánh thể loại tiểu thuyết truyền kì của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thông
qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục, tác giả tiếp tục
đưa ra ý kiến nhằm nhìn nhận công bằng, chính xác, khoa học hơn về giá trị cũng

như công lao đóng góp của các tác giả khi xây dựng 3 tập truyện này. Tác giả nhận
định: “Nếu xem xét dung mạo biến đổi của Kim Ngao và Truyền kì sau khi chịu ảnh
hưởng của Tiễn đăng ta có thể thấy các truyện loại kì quái của Kim Ngao đã được
biến đổi thành các truyện nhấn mạnh tới khắc họa nhân vật chính khoe tài văn
chương, còn Truyền kì được biến đổi thành các truyện nhấn mạnh môtip phê phán

5
hiện thực và diệt trừ yêu quái. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì có sự khác biệt
trong ý đồ sáng tác của tác giả Kim Ngao, Truyền kì và sự khác biệt của văn hóa
Việt Nam được hình thành và phát triển trên vùng đất có nhiều song ngòi kênh rạch,
bốn mùa cây cỏ hoa lá tốt tươi” [14, tr283].
Nhận xét của Toàn Huệ Khanh cho thấy nhiều về văn phong, ngôn ngữ, nội
dung, hình thức chung của cả 3 tác phẩm, chỉ ra khá tỉ mỉ đặc trưng thể loại, động
cơ sáng tác, văn hóa đặc trưng mỗi nước nhưng tác giả chưa đi sâu vào những chi
tiết nghệ thuật để tạo nên sự sinh động của thế giới nhân vật trong từng tác phẩm.
- Nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản Kawamoto Kurive trong bài viết Những
vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục cũng đã nhấn mạnh đến sự
sáng tạo của Nguyễn Dữ khi so sánh 3 tác phẩm Tiễn đăng tân thoại, Già tì tử (
tập truyện truyền kì của nhà văn Nhật Bản Asai Royhi (1612 – 1681), cũng chịu
ảnh hưởng của Cù Hựu) và Truyền kì mạn lục đã nhận xét: “ Nguyễn Dữ tuy vẫn
tôn trọng thế giới văn học của nguyên bản, nhưng gần như ở đâu cũng tìm rút ra
những đề tài và môtip đáng chú ý để tạo ra một thế giới đặc biệt khác lạ dù phải
đưa vào yếu tố của bản gốc” [11, tr61]. Nguyễn Dữ, rõ ràng từ những đặc trưng
của văn học và tâm lí dân tộc đã đem lại cho truyện truyền kì khu vực những màu
sắc nghệ thuật mới.
2.2. Một số bài viết trên tạp chí, nguồn Internet:
- Kimseona, Đề tài tình yêu trong Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc so sánh
với Truyền kì mạn lục của Việt Nam, Tạp chí văn học số 10/ 1995 chỉ ra điểm giống
nhau giữa hai tác phẩm trong việc đề cao tình yêu tự do qua việc dùng tình yêu của
con người trần thế với ma quái đã đề cập đến số phận đau khổ của người phụ nữ

trong xã hội đương thời.
- Đinh Phan Cẩm Vân, trong bài Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ
giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn, Tạp chí nghiên cứu văn học
số 6, 2005 chỉ ra sự khác biệt giữa hai tác phẩm: “… Từ những tình tiết này, có
thể đưa ra một gợi ý không đến nỗi thiếu cơ sở, rằng điểm khác nhau căn bản
giữa Nuyễn Dữ và Cù Hựu là cảm hứng về tình và sắc… Điều đó cho thấy nét

6
đặc thù trong đời sống văn hóa tinh thần hai nước và cảm hứng giữa hai nhà văn
có những mặt khác nhau”.
- Đoàn Lê Giang, Vũ Nguyệt vật ngữ của Uêđa Akinari và Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1, 2010 cũng đã đưa ra một số ý
kiến ảnh hưởng lẫn nhau giữ hai tác phẩm này.
- Đinh Thị Khang, So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn đăng
tân thoại và Truyền kì mạn lục, 2006 (Internet) cuối bài viết tác giả nhận xét:
“Không phải chỉ cho rằng Nguyễn Dữ đã chịu ảnh hưởng nhiều từ sáng tác của Cù
Hựu (do tiếp thu tình tiết, môtip và bút pháp thể loại…), nhưng vẫn thể hiện sức
sáng tạo khéo léo và tài năng nghệ thuật của mình. Mà còn phải quan tâm đến một
hiện tượng có tính quy luật của văn học trung đại. Đó là nhiều môtip phonklore, các
type truyện dân gian của Việt Nam, Trung Quốc khá gần gũi nhau. Đó là hiện tượng
tồn tại trong nhiều nền văn học của những tài năng tuyệt vời, sự hiện diện của
những môtip đó rất phong phú, linh hoạt, mới mẻ… Có thể khẳng định những đóng
góp về nội dung và nghệ thuật tạo ra sự đa dạng về hệ thống truyện ngắn truyền kì
viết về đề tài này trong khu vực”.
Tuy nhiên trong phạm vi ngắn, các bài viết chỉ nêu ra một số vấn đề, bút pháp
nghệ thuật kết hợp giữa yếu tố kì và thực khi miêu tả tình yêu giữa người với hồn ma.
Các tác giả chưa đi sâu vào từng yếu tố nghệ thuật để xây dựng nhân vật ở mỗi truyện.
2.3. Một số tài liệu liên quan đến đề tài:
- Bộ sách Lịch sử văn học tập II (sách ĐHSP, NXB Giáo dục, 1978).
- Luận án phó tiến sĩ khoa học với đề tài Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ

thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ 19 của PGS.TS Nguyễn Đăng Na (bảo vệ
năm 1987).
- Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục của Trần Ích
Nguyên, (Nxb Văn hóa, HN, 2000).
- Bộ sách Văn học Việt Nam ( Nxb Giáo dục, 2001).
- Nghiên Cứu so sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam
thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục, Toàn Huệ
Khanh, (Nxb ĐHQG, HN, 2004).

7
- Bài viết Truyện ngắn trong sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại, trích trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn
Đăng Na, (NXB Giáo dục, HN, 2006).
2.4. Các khóa luận, luận văn tốt nghiệp:
- Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Lan (ĐHSP HN, 1995) và luận
văn Thạc sĩ của Kimseona (ĐH tổng hợp, 1995). Cả hai tác giả này đều so sánh
Truyền kì mạn lục với các tác phẩm cùng loại.
- Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Dương (ĐHSP HN, 1996) với đề
tài Nghiên cứu số phận người phụ nữ và các phương thức thể hiện số phận ấy trong
Truyền kì mạn lục, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn).
- Luận văn Thạc sĩ của học viên Ngô Thị Phượng (ĐHSP HN, 2005) với đề tài
Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu với Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn).
- Luận văn Thạc sĩ của học viên Lương Thị Hương Giang (ĐHSP HN, 2010) với
đề tài Nghiên cứu một số môtip nhân vật phụ nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
dưới góc độ so sánh, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn).
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên, do những mục đích khác nhau mà
các tác giả đã đi lý giải làm sáng tỏ nhận định của mình, đã có những đóng góp
quan trọng về thể truyền kì Việt Nam nói riêng và thể truyền kì Đông Á nói chung
dưới góc độ so sánh tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu hơn

trong việc làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa nội dung và hình thức nghệ thuật,
mức độ ảnh hưởng trong sáng tác thể truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh
hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa. Trên cơ sở tổng kết những nguồn tài
liệu trên, chúng tôi coi đó là những thành tựu cần được kế thừa, là những gợi ý về
hướng để có thế nghiên cứu cụ thể nhiều mặt về điểm tương đồng và dị biệt trong 4
sáng tác của 4 nền văn học khác nhau.

Trên cơ sở lấy 5 truyện tiêu biểu trong Tiễn đăng tân thoại làm cơ sở so sánh
chúng tôi đi làm sáng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu

8
tới 3 tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Kim Thời Tập, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ,
Vũ nguyệt vật ngữ, Uêđa Akinari, đồng thời đánh giá vị trí, vai trò của từng tác giả
trong quá trình tiếp nhận văn hóa nhân loại.

4.1. Đề tài Nghiên cứu so sánh 5 truyện truyền kì của Hàn Quốc, Việt Nam,
Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa.
- 5 trong 20 truyện của Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu): Chiếc đèn mẫu đơn,
Nàng Thuý Thuý, Đêm chơi thuyền trên Giám Hồ, Chức Xá nhân tu văn, Tiệc mừng
dưới thuỷ cung.
- 5 truyện trong Kim Ngao tân thoại (Kim Thời Tập): Cuộc chơi hu bồ
trong chùa Vạn Phúc, Truyện Lý sinh ngó trộm qua tường, Say rượu tới chơi
đình Phù Bích, Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam, Truyện đi dự yến tiệc
ở Long cung.
- 5 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ): Chuyện cây gạo,
Chuyện Lệ Nương, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện chức Phán sự ở đền Tản
Viên, Chuyện đối tụng ở Long cung.
- 5 trong 9 truyện của Vũ nguyệt vật ngữ (Uêđa Akinari): Chiếc nồi thiêng ở
đền Kibitsu, Ngôi nhà trong bãi sậy, Chuyện con rắn tà dâm, Tranh luận về chuyện
giàu nghèo, Cá chép tự nhủ trong giấc mơ.

Hiện có nhiều bản dịch Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại sang Việt,
người viết sử dụng bản dịch của Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và
hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm văn học và ngôn ngữ Đông Tây ấn hành
năm 1998. Tác phẩm Kim Ngao tân thoại người viết sử dụng bản dịch của Toàn Huệ
Khanh và Lý Xuân Chung, đây cũng là bản dịch đầu tiên do Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia ấn hành, Vũ nguyệt vật ngữ sử dụng bản dịch của Nguyễn Trọng Định, Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội, 1989.
4.2. Để mở rộng, đi sâu vào nghiên cứu người viết sẽ tham khảo thêm một số
tác phẩm trong Kho tàng cổ tích Việt Nam, Cổ văn Trung quốc chọn lọc, Truyện
dân gian Nhật Bản, Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam… một số

9
tác phẩm được xem là liên quan đến đề tài này.
Trên cơ sở chung của thể loại truyền kì, luận văn tiến tới khảo sát
- Sự tiếp thu, biến đổi qua một số nội dung, nghệ thuật cơ bản.
- Sự sáng tạo gắn với nền văn hóa dân tộc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
trong việc tiếp nhận thể loại truyền kì từ Trung Hoa.
Từ đó rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nền văn học Việt, Hàn, Trung,
Nhật, thấy được sự đóng góp lớn cho thể loại truyền kì trong nền văn học sử Đông
Á của mỗi nước. Đây là phần trung tâm của đề tài, người viết sẽ trình bày cụ thể ở
chương 2 và 3, phần nội dung của luận văn.
Để tiện nghiên cứu so sánh, trong luận văn tên mỗi tác phẩm chúng tôi viết tắt
cụ thể là: Tiễn đăng (Tiễn đăng tân thoại), Kim Ngao (Kim Ngao tân thoại), Mạn
lục (Truyền kì mạn lục), Vũ nguyệt (Vũ nguyệt vật ngữ).

Để triển khai nội dung đề tài một cách hiệu quả và chặt chẽ, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp so sánh qua một số thao tác thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp văn học sử
5.3. Phương pháp phân tích văn học trung đại


Những năm gần đây, đề tài nghiên cứu thể loại truyền kì Đông Á dưới góc độ
so sánh đang được giới trí thức quan tâm, ít nhiều có sự thành công đáng kể. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thấy phần lớn còn ở mức độ khảo sát sơ bộ từng mặt với một
vài truyện hoặc có những công trình khảo sát mang tính chuyên sâu ở từng mảng
nhưng còn nhiều kết luận thiếu công bằng như lời tựa đề của Hà Thiện Hán, và
công trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên. Đề tài: So sánh 5 truyện truyền kì Hàn
Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại, làm rõ điểm giống và
khác nhau ở cách xây dựng nội dung sáng tác, phương pháp sáng tác, ý đồ sáng tác,
phong tục tập quán ở mỗi nước, đem đến cái nhìn rộng hơn, đánh giá khách quan
hơn trong mối quan hệ văn học khu vực.

10
Hơn nữa đây là một tác phẩm được dùng để giảng dạy trong các cấp học.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ là một tư liệu cần thiết phục vụ cho công việc học tập
và giảng dạy.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, phần Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Sự ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại trong ba nước Hàn Quốc,
Việt Nam và Nhật Bản.
Chương 3:Giá trị nghệ thuật và sự sáng tạo trong Kim Ngao tân thoại, Truyền
kì mạn lục, Vũ nguyệt vật ngữ.











11


1.1. 
Truyền kì, thể văn có nguồn ngốc từ Trung Hoa, phát triển mạnh ở thời
Đường (618 – 907). Từ thời Đường trở về trước, tiểu thuyết truyền kì Trung Hoa
về cơ bản mới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán, Ngụy, Lục triều có chút ít phát
triển nhưng khắc họa nhân vật hay miêu tả tình tiết đều còn giản đơn, chưa đạt
đến mức độ thành thục. Đồng thời ở thời kì đầu, khái niệm về “truyền kì” còn rất
hỗn loạn, nó là tên gọi chung cho các loại ghi chép những chuyện lạ hay chuyện
vặt trong lịch sử. Phải đợi đến đầu thời Đường, tiểu thuyết Trung Hoa mới dần
dần trưởng thành, có được hình thức nghệ thuật tương đối hoàn chỉnh cũng như
nội dung đời sống xã hội tương đối rộng rãi, giành vị trí không thể xem thường
trong lịch sử văn học Trung Hoa.
Vào thời Đường, người ta vẫn chưa bỏ cách nhìn lệch lạc truyền thống đối với
tiểu thuyết truyền kì, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính thống, hơn nữa
do có cấu tứ chuộng sự li kì của nó cho nên gọi là “truyền kì”. Hồ Ứng Lân đời
Minh đã từng nói: “Những chuyện biến hoá kì lạ rất thịnh vào thời Lục triều, có
điều phần lớn là ghi chép lại những điều bịa đặt chứ không phải chuyện biến hóa,
đến người thời Đường mới có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn
bút” [34, tr659].
Do điều kiện các mặt chưa thành thục cho nên ở các nhà văn truyền kì thời
Đường chưa sáng tác ra được những tác phẩm lớn, có điều họ là những người đóng
góp quý báu cho sự phát triển của tiểu thuyết Trung Hoa.
Trước hết các tác giả đã làm thay đổi hiện tượng văn học chìm đắm trong thế
giới thần quái của tiểu thuyết truyền kì Trung Hoa đã có từ thời Lục triều làm cho

tiểu thuyết truyền kì gần với đời sống hiện thực, có nội dung xã hội phong phú đồng
thời nâng cao nghệ thuật sáng tác truyền kì lên rất nhiều. Về kết cấu, ngôn ngữ và
cả về xây dựng nhân vật đều có sự khai phá và sáng tạo, thể hiện những đặc sắc
sáng tác như tình cảm khúc triết, văn phong đẹp đẽ phong phú.

12
Truyền kì thời Đường có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của sự nghiệp
sáng tác tiểu thuyết thời Tống. Các nhà tiểu thuyết truyền kì thời Tống chỉ nhặt
nhạnh cái còn lại của tiểu thuyết thời Đường mà không có sáng tác gì thêm cho nên
tác phẩm nhiều nhưng sáng tác thì kém xa so với thời Đường.
Sau này, tiểu thuyết đầu thời Minh kế thừa thời Đường song ý cảnh và công
phu thì không sánh nổi so với thời Đường, số tác phẩm và tác giả cũng ít hơn.
Những tác phẩm của thời Minh ảnh hưởng đến đời sau phải kể đến Tiễn đăng của
Cù Hựu và Tiễn đăng dư thoại của Lý Trinh.
Tiểu thuyết truyền kì còn ảnh hưởng tới thời Thanh, sự ra đời tác phẩm Liêu
trai chí dị bất hủ của Bồ Tùng Linh đánh dấu một bước ngoặt của tiểu thuyết truyền
kì Trung Hoa.
Có thể nói truyện kì ảo Trung Hoa, đặc biệt giai đoạn truyền kì, chí dị có ảnh
hưởng hết sức rộng lớn đối với các nước chịu tác động của văn hóa Hán. Trong đó tác
phẩm Tiễn đăng của Cù Hựu (1341 – 1427), có sức mạnh lan toả nhất, rõ rệt nhất, thúc
đẩy sự ra đời của các tập truyện truyền kì ở 3 nước Đông Á là Kim Ngao của Kim Thời
Tập (1435 – 1493), người Hàn Quốc, Mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế kỉ XVI) người
Việt Nam, Già tì tử của Arai Ryohi (1612 – 1691) Và Vũ nguyệt của UêĐa Akinari
(1374 – 1809), người Nhật Bản.
Chính yếu tố kì đã phân biệt truyện truyền kì với khái niệm truyện ngắn hiện
thực ở phương Tây bắt đầu từ thời Phục Hưng (mở đầu từ thế kỉ XIV ở Italia).
Truyện ngắn phương Tây trong giai đoạn đầu, tất nhiên cũng gắn bó mật thiết với
chất kỳ ảo trong văn học dân gian nhưng trong chúng yếu tố kì mờ nhạt dần, hoặc
nếu có thì cũng mất đi tính “hồn nhiên vốn có”. Ở đó lý trí chiếm ưu thế, giá trị hiện
thực là mục đích tối thượng của nhà văn.

1.2. 
Thể truyền kì có hai cách gọi: Truyện truyền kì và tiểu thuyết truyền kì. Tên
gọi này cuối thời Đường mới có. “Kì” nghĩa là không có thật, nhấn mạnh tính chất
hư cấu. Thể truyền kì có một số đặc trưng sau:

13
Một là: Luôn viết và những chuyện lạ, có thể lấy cốt truyện từ những câu
chuyện đã có sẵn trong dân gian hoặc ở ngoài đời sống, xã hội được ghi chép lại
dưới cái gốc li kì, kì ảo. Truyện truyền kì thường thông qua kì ảo để tả thực cuộc
đời.
Hai là: Thông qua yếu tố kì ảo, truyện truyền kì phản ánh nhiều mặt của cuộc
đời cũng như đặt ra nhiều vấn đề đối với đời sống: số phận của người kĩ nữ, thư sinh
đi thi, dân kẻ chợ… đã trở thành những nhân vật trung tâm của truyện. Chống lễ giáo
phong kiến, chống chế độ môn phiệt, đòi hỏi tự do hôn nhân, đồng thời vạch mặt bọn
trí thức phong kiến ham mê công danh, lợi lộc mà chìm đắm trong khoa hoạn…đã trở
thành chủ đề quan trọng của truyện.
Ba là: Bố cục truyện truyền kì thường mở đầu bằng lời giới thiệu nhân vật,
tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh… tiếp đó là phần trung tâm của truyện kể
những chuyện kì ngộ lạ lùng. Phần kết kể lý do vì sao viết truyện. Thể truyền kì
cũng thường xuất hiện những môtip như người lấy tiên, lấy ma, người hóa phép,
biến hóa…
Bốn là: Về phong cách truyện truyền kì thường dùng văn xuôi để kể, đến chỗ
tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường
làm thơ. Truyện truyền kì thể hiện bút pháp lãng mạn trong lối miêu tả nhằm ca
ngợi tình yêu nam nữ, hào sĩ hiệp khách…
Nói tóm lại, truyền kì là một thể văn ra đời từ thời Ngụy, Tấn Nam Bắc
triều, phát triển mạnh ở thời Đường. Truyện truyền kì có nội dung li kì hấp dẫn
nhằm phản ánh nhiếu mặt của đời sống, ngôn ngữ uyển chuyển, bút pháp lãng
mạn, tinh tế…


1.3.1. Cù Hựu với Tiễn đăng
Cù Hựu tên tự là Tông Cát, hiệu Tồn Trai, Ngâm Đường, Lạc Toàn, sinh ngày
14 tháng 7 năm thứ 7 niên hiệu Chí Thính, đời vua Thuận Đế nhà Nguyên
(20/8/1347), mất năm thứ 8 niên hiệu Tuyên Đức thời Minh (1433). Có tài liệu lại
cho rằng, ông sinh năm 1341 và mất 1427.

14
Ông sinh ra và lớn lên tại Sơn Dương huyện Hoài An tỉnh Giang Tô. Thông
minh, học rộng, ngay từ thủa thiếu thời đã được nhiều người biết đến. Song sống
vào buổi giao thời giữa triều Nguyên và triều Minh, loạn lạc liên miên, tuy có được
tiến cử vào khoa Minh kinh về tài học, suốt đời Cù Hựu cũng chỉ được giữ những
chức quan bổng lộc ít ỏi như các chức Giáo thụ, Huấn đạo, Tưởng sử. Năm thứ sáu
niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh Thành Tổ (1408), ông mang họa vì thơ, bị bắt giam,
xung quân, đi lính ở Bảo An (nay thuộc Chí Đan, Thiểm Tây) đến mười tám năm.
Năm 1425, Hồng Hy nguyên niên thời Minh Nhân Tông, Thái sư Anh Quốc
công Trương Phụ tâu xin thả cho ông về và phục nguyên chức, ông lại giữ chức Nội
các Biện sự, cho ở Tây phủ đảm nhiệm việc dạy học trong nhà suốt ba năm, ông vẫn
được đối xử như mọi người. Đến năm 1428 thời Tuyên Tông, ông cáo lão về quê.
Năm thứ 8 (1433) ông ốm rồi mất, hưởng thọ 87 tuổi. Khi ông mất, mộ ông được
cải táng tại Cam Khê, Tiền Đường.
Cù Hựu, có tất cả 4 con trai, con trưởng tên là Tiến ở Nam Kinh, con thứ là
Đạt (Đức Cao), từng đậu Hương tiến ở Hà Nam, về trí sỹ với chức Hiệu quan ở tại
Hàng Châu.
Mặc dù cuộc đời lắm nỗi truân chuyên, Cù Hựu vẫn không ngừng sáng tác viết
sách. Do có một thời gian bị lưu đày nên các sáng tác của Cù Hựu bị mất mát nhiều,
nhưng cho đến nay còn một khối lượng lớn tác phẩm như.
- Thơ ca gồm: Cổ súy tục âm, Phong mộc di âm, Nhạc phủ nghĩ đề, Bình Sơn
giai thú, Hương đài tập, Thái cần cảo.
- Văn xuôi gồm: Danh hiền văn túy, Tồn trai loại biên, Dư nghệ lục, Tiễn
đăng lục, Đại tạng sưu kỳ, Học hải dư châu…

- Nghiên cứu kinh điển gồm: Xuân Thu quán châu, Xuân Thu tiệp âm, Chính
ba xuyết anh…
- Ngoài ra ông còn nghiên cứu lịch sử như: Quản kiến trích biên, Tập lãm
thuyền ngộ…tương truyền ông còn một số sáng tác khác như Tồn trai di cảo, Vịnh
vật thi, Thuận thừa cảo, Bảo An tập lục, Quy điền thi thoại…
Tiễn đăng (nghĩa là câu chuyện mới dưới ánh đèn cắt bấc nhiều lần) tập truyện
gồm 4 quyển, 20 truyện có phụ lục thêm Thu hương đình ký, tổng cộng là 21 truyện có

15
tài liệu cho rằng Tiễn đăng còn có thêm Mai ký là 22 truyện. Tiễn đăng được Cù Hựu
viết xong năm thứ mười một niên hiệu Hồng Vũ đời Minh (1378) ba năm sau (1381)
mới in ra. Tập truyện hầu hết là chuyện đậm tình hương son phấn và chuyện quái dị
của quỷ thần, qua đó phản ánh ở mức độ nhất định chế độ hôn nhân bất hợp lý thời
phong biến và hiện thực xã hội đen tối cuối thời Nguyên, thể hiện một số nguyện vọng
bức xúc của kẻ sĩ và người dân, một số truyện có màu sắc của thuyết nhân quả báo ứng
của nhà Phật.
Về nghệ thuật, tập truyện có noi theo truyền kì thời Đường, lời đẹp, kể chuyện
và miêu tả uyển chuyển xen lẫn nhiều bài thơ có ảnh hưởng lớn đối với sáng tác tiểu
thuyết văn ngôn (cổ văn) thời Minh và thời Thanh. Một số truyện ưu tú đã được
chuyển thành tiểu thuyết bạch thoại, được chọn vào những tuyển tập tiểu thuyết nổi
tiếng như Tình sử loại lược, Cổ kim đồ thư tập thành và được lưu truyền rộng rãi.
Trong lịch sử tiểu thuyết văn ngôn, Tiễn đăng là khâu nối tiếp giữa tiểu thuyết thời
Đường và Liêu trai chí dị thời Thanh.
1.3.2. Tóm tắt 5 truyện trong Tiễn đăng
Từ lâu các nhà nghiên cứu cho rằng truyện kì ảo Trung Hoa, đặc biệt là giai
đoạn truyền kì, chí dị có ảnh hưởng hết sức rộng lớn đến các nước chịu tác động của
văn hóa Hán. Trong tác phẩm Tiễn đăng của Cù Hựu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất,
rõ rệt nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kì ở 3 nước Đông Á còn lại là
Triều Tiên,Việt Nam và Nhật Bản.
Do giới hạn nghiên cứu của đề tài, trong 20 truyện của Tiễn đăng, người viết

lấy 5 truyện tiêu biểu, bao gồm: Chiếc đèn mẫu đơn, Nàng Thuý Thuý, Đêm chơi
thuyền ở Giám Hồ, Chức xá nhân tu văn và Tiệc mừng dưới thuỷ cung làm đối
tượng so sánh.
- Chiếc đèn mẫu đơn
Trong đêm rằm, chàng trai họ Kiều thấy một a hoàn tay cầm chiếc đèn mẫu đơn
dẫn đường cho một mỹ nhân đi xem rước đèn, bèn rủ nhau cùng chung chăn gối. ông
hàng xóm biết chuyện nên đã cảnh báo chàng nhưng Kiều bỏ ngoài tai. Sau đi tìm nàng,
Kiều Sinh phát hiện ra rằng nàng chỉ là ma, thi hài đã chết được quàn ở giữa hồ. Trước

16
linh cữu của nàng có treo một cây đèn mẫu đơn và có một người hầu gái bằng hàng mã
đứng hầu. Chàng sợ hãi vội tìm đến pháp sư nhờ cứu giúp. Hôm sau, quên mất lời dặn
của pháp sư, Kiều Sinh bị hồn ma mê hoặc chết chung trong quan tài. Sau đó, chàng
cùng hồn ma tác oai, tác quái khắp nơi, cuối cùng bị Thiết Quang đạo nhân thu phục.
- Nàng Thuý Thuý
Lưu Thuý Thúy là con nhà thường dân đã cùng Kim Định hẹn ước trăm năm
từ ngày đi học. Tuy hai nhà không môn đăng hậu đối nhưng nhờ có mối lái hai
người nên duyên. Không bao lâu, anh em nhà Trương Sỹ Thành nỗi dậy, Thuý
Thuý bị bộ tướng của chúng là Lý Tướng Quân bắt đi. Kim Định tìm tới phủ tướng
quân giả làm anh em của Thuý Thúy mong được gặp vợ một lần. Để liên lạc với
nhau hai vợ chồng bất đắc dĩ phải dấu thơ vào cổ áo rét thề đến chết vẫn chung
thuỷ. Sau đó hai người lần lượt ốm chết, mộ chôn cạnh nhau. Oan hồn của hai vợ
chồng còn hiện về để báo tin cho cha mẹ biết.
- Đêm chơi thuyền ở Giám Hồ
Thành Lệnh Ngôn là một sử sỹ cứng cỏi không ham danh lợi, quen thú ngao du
sơn thuỷ. Một đêm mùa thu, chàng thả thuyền trôi trên hồ Giám. Trong lúc mơ màng
chàng thấy Chức Nữ mời mình đến chơi. Cả người và thuyền đều bay trên sông
Ngân. Chức Nữ nhờ Lệnh Ngôn khi về hạ giới giúp nàng tẩy giửa tiếng oan rằng
chuyện hẹn ước giữa Ngưu Lang Chức Nữ là sẽ gặp nhau trong tiết tháng bảy quả là
không có thật nhưng đến bây giờ vẫn chưa thể minh oan được bởi vì nàng ở mãi tiên

giới cách xa trần gian. Thành Lệnh Ngôn nhận lời, vừa lúc đó thì tỉnh giấc mơ.
- Chức Xá nhân Tu Văn
Chàng Hạ Nhan khi còn sống là một người học rộng biết nhiều. Đến khi chết
được Diêm Vương cho làm chức Xá nhân điện Tu Văn. Chàng chết nhưng thường
linh hiển gặp bạn bè để chuyện trò. Mỗi lần chuyện trò, chàng thường hết sức ca
ngợi địa phủ làm việc công minh, dùng người thận trọng, rất khác với trần gian. Hạ
Nhan nhờ bạn sưu tập thơ văn của mình làm khi còn sống để cho khắc in, những
mong chúng được lưu truyền rộng rãi. Người bạn đã giúp chàng thực hiện ước
nguyện. Để cảm ơn công lao của bạn, ba năm sau, Hạ Nhạn tiến cử bạn thay thế
chức của mình.

17
- Tiệc mừng dưới Thuỷ cung
Dư Thiện Văn người Triều Châu, vốn hay thơ văn được Quảng Lợi Vương mời
xuống thủy cung làm bài văn cất nóc để đọc trong lễ khánh thành ngôi điện mới. Bài
văn làm xong, Quảng Lợi Vương rất ưng ý liền cho mười ba vị hải thần là vua của biển
đông, tây, bắc cùng đến dự tiệc. Khi dự tiệc, Quảng Lợi Vương cho đọc bài văn cất nóc
nhằm ghi lại việc làm tốt đẹp. Hôm sau, Quảng Lợi Vương tặng cho Thiện Văn nhiều
đồ quý gọi là trả tiền nhuận bút rồi sai sứ giả đưa Thiện Văn về. Thiện Văn trở nên giàu
có. Sau đó, chàng không để tâm đến công danh nữa và bỏ nhà đi tu tiên.
1.4. Kim Ngao: Tác g
1.4.1. Kim Thời Tập với Kim Ngao
Kim Thời Tập tự là Duyệt Khanh, hiệu là Mai Nguyệt Đường còn có hiệu là
Đông Phong, Thanh Hàn Tử, Bích Sơn Thanh Ẩn, Chuế Thế Tông.
Theo Đinh Khuê Phúc, một học giả có tên tuổi của Hàn quốc trong lĩnh vực
nghiên cứu tiểu thuyết cổ. Kim Thời Tập quê ở Giang Lăng gần Hán Thành. Tổ tiên
ông có Chu Nguyên làm tới chức Y Xan thời trung kì Shilla và Đài Huyền làm tới
chức Thị Trung thời Koryo. Bố là Trung Vệ Nhật Tỉnh, mẹ là Tiên Sai Trương Thị.
Ông sinh ra ở Seoul vào năm thứ 17 đời vua Sejong (1435) và mất vào năm 24
đời vua Sonjong (1493) ở chùa Vô Lượng tỉnh Chung Chung, hưởng thọ 59 tuổi.

Cuộc đời ông là một cuộc đời vất vả, cực khổ và phiêu lãng.
Kim Thời Tập thủa nhỏ nổi tiếng là thần đồng, 8 tháng tuổi tự mình biết chữ,
xay bột lúa mạch, ông tức cảnh nên thơ, 5 tuổi đã thông thạo Trung Dung Đại học,
Vua Sejong nghe tin đồn và ra lệnh cho Viện Thừa Chính gọi ông tới và thử tài ông.
Quan văn là Chi Thân Sự Phác Dĩ Xương ra vế đối:
“Đồng tử chi học bạch vũ thanh không chi mạt”
Nghĩa là
Việc học hành của con trẻ tựa như hạc trắng múa ở chân trời xanh
Ông lập tức đối lại:
Thánh chúa chi đức hoàng long phiên bích hải chi bung


18
Nghĩa là
Ân đức của thánh chúa tựa như rồng vàng vùng vẫy giữa biển xanh
Khi đó, vua Sejong rất cảm động và thưởng cho rất hậu. Năm 13 tuổi, theo học
Luận ngữ, Mạnh Tử, Thi, Thư, Xuân Thu dưới trướng quan Đại Tư Thành Kim Dương,
sau theo học Chu Dịch, Lễ Ký, Chư tử bách gia với quan Tư Thành Doãn Tường.
15 tuổi, mẹ mất, ở nhà cậu cư tang. 3 năm sau, mợ tạ thế trở về Hán Thành thì
cha lâm bệnh nặng cũng mất. Trong hoàn cảnh đó dù có vợ là con gái Nam Hiếu Lễ
nhưng tiền đồ ông không có gì là sáng sủa thường sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Năm 21 tuổi, do được sự ân sủng của vua Sejong, ông học hành chăm chỉ ở
trong núi Tam Giác với hy vọng theo đuổi con đường công danh và hết mực trung
thành với vua Tanjong – cháu vua Sejong, nhưng không ngờ xảy ra việc quan đại
quân Thú Dương (Sêjo) giết vua Tanjong cướp ngôi, ông đóng cửa khóc ròng 3
ngày không đi đâu, đốt hết sách chứa trong nhà rồi cắt tóc đi tu, tự đặt pháp hiệu là
Tuyết Sầm. Từ đấy, ông sống nay đây mai đó. Bắc tới núi Tú Lĩnh, Đông tới núi
Kim Cương, Nam tới biển Đa Bảo, chín năm lưu đãng ông chỉnh lý được ba cuốn
sách Đăng du quang tây lục, Đăng du quang đông lục, Đăng du hồ Nam lục. Văn
chương của ông tựa như mây trôi nước chảy, như biển rộng trời cao, khiến thần

khóc quỷ sầu, không thể biết được mở đầu ở đâu và kết thúc chỗ nào.
Năm 30 tuổi (1463), quan Đại quân Hiếu Ninh thuyết phục ông ra giúp vua
Thế Tổ (tức Đại quân Thú Dương), chú giải những câu ngạn ngữ trong kinh Phật,
sau đó lui về náu mình trong ngôi nhà trên núi Kim Ngao ở Khánh Châu. Hai
năm sau, Đại quân Hiếu Ninh lại đến mời ông tham gia lễ vạn thành chùa Viên
Giác. Sau đó, mấy lần Thế Tổ xuống chiếu triệu kiến song ông đều từ chối, ở lại
Kim Ngao để hoàn thành sáng tác Kim Ngao. Tập tiểu thuyết được coi là mở đầu
của thể loại truyền kì của Hàn Quốc. Năm Quý Dậu, niên hiệu Thành Tông thứ
6, ông tạ thế ở chùa Vô Lượng, núi Hồng Sơn, hưởng thọ 59 tuổi. Tác phẩm của
ông chỉ còn Mai Nguyệt Đường tập và Kim Ngao.
Kim Ngao (Chuyện mới ở núi Kim Ngao) là sản phẩm của thời đại mà Kim
Thời Tập đã trải qua. Có tài liệu cho rằng Kim Ngao gồm 20 truyện, xuất hiện

19
khoảng năm 1465 – 1470 viết bằng Hán văn, nay chỉ còn 5 truyện. Thông qua 5
truyện tác giả đã phản ánh đời sống hiện thực và mâu thuẫn trong trật tự Nho
giáo của xã hội đương thời đồng thời bày tỏ những nỗi niềm u uất.
Kim Ngao tuy chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng nhưng mang tính sáng tạo cao,
thể hiện ý đồ sáng tác rõ ràng, đồng thời cũng thể hiện tài năng văn chương của tác
giả. Năm 1972, Kim Ngao được xuất bản ở Hàn Quốc có cả chữ Hán và chữ Hàn do
Nhà xuất bản Ất Dậu ấn hành.
1.4.2. Tóm tắt truyện
- Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc
Ở Nam Nguyên có chàng thư sinh họ Lương, cha mẹ mất sớm chưa lập gia
đình. Lương Sinh cầu xin đức Phật ban cho một người vợ và có cuộc chơi hu bồ với
đức Phật. Lương Sinh gặp một thiếu nữ vốn là hồn ma hóa thân và cùng nàng chung
sống ân ái, vui thú trong ba ngày (bằng thời gian ở trần gian ba năm). Sau ba năm,
thiếu nữ nói cho Lương Sinh biết rằng nhân duyên đến đó là hết. Lúc chia ly hai
người làm thơ xướng họa với nhau và nàng đưa cho Lương Sinh cái bát bằng bạc.
Lương Sinh biết rõ nàng là hồn ma phải trở về thế giới bên kia, lòng càng thương

cảm. Lương Sinh bán hết gia sản, cúng tiến vào chùa làm lễ cúng tế cho vợ liền
trong ba đêm. Sau cùng, thiếu nữ được hóa thân làm đàn ông ở nước khác.
- Truyện Lý Sinh ngó trộm qua tường
Ở Tùng Đô có chàng thư sinh họ Lý tuổi tròn mười tám mặt mũi khôi ngô,
thông minh học giỏi. Ở làng Thiện Trúc có người con gái họ Thôi, con nhà danh giá
tuổi mới mười lăm, mười sáu xinh đẹp, giỏi thơ phú. Lý Sinh trên đường tới trường
đã làm thơ xướng họa gửi cho nàng Thôi và tình yêu nảy nở. Chuyện bị lộ ra, Lý Sinh
bị cha bắt phải đi Lĩnh Nam. Nàng Thôi phải chia tay với Lý Sinh nên bỏ cả ăn ngủ
ốm liệt giường. Bố mẹ nàng Thôi biết rõ sự tình bèn tìm người mai mối đến hỏi nhà
họ Lý. Hai người nên duyên vợ chồng nhưng vì xảy ra nạn giặc khăn đỏ nên họ phải
phải chia lìa. Nàng thôi quyết giữ lòng trinh nên đã bị chết một cách thảm thương
dưới lưỡi gươm đao của quân giặc. Lý sinh trở về nhà gặp lại người vợ đã hóa thân và
chung sống hạnh phúc. Mấy năm sau, nàng Thôi kể rõ câu chuyện hóa thân của mình
rồi dần dần biến mất, không thấy đâu nữa. Lý sinh buồn rầu sinh bệnh rồi cũng mất.

×