Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Chuyển đổi mô hình Chợ truyền thống thành mô hình kết hợp Chợ với Trung tâm thương mại Thực trạng và giải pháp cho mô hình tại chợ Hàng Da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.69 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU 5
Bảng 1.1: Số lượng trung tâm thương mại trên cả nước và Hà Nội từ năm 2008-2011 5
Bảng 1.2: Số lượng siêu thị trên cả nước và Hà Nội từ năm 2008-2011 6
Bảng 1.3: Bảng thống kê số lượng các gian hàng tại tầng hầm của chợ Hàng Da mới 7
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
Bảng 3.1: Cơ cấu đối tượng được điều tra phân chia theo giới tính 19
Bảng 3.2: Số lượng mua hàng tại các tầng 22
Bảng 3.3: Các mặt hàng người dân thường xuyên mua tại chợ Hàng Da hiện nay 23
Bảng 3.4 : Case Processing Summary 25
Bảng 3.5: Tần suất mua * Khoảng cách từ nhà tới chợ Crosstabulation 26
Bảng 3.6: Thống kê số liệu về tần suất mua và khoảng cách từ nhà tới chợ Hàng Da của người mua
26
Bảng 3.7: Lý do mua hàng tại chợ Hàng Da sau khi chuyển đổi 28
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua hàng tại chợ Hàng Da 31
Bảng 3.9: Thời gian gửi xe * Phương tiện Crosstabulation 33
Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của khách hàng ở từng tiêu thức 34
Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa quan điểm về chuyển đổi chợ với Thu nhập của người mua 36
Bảng 3.12: Ý kiến về việc chuyển đổi chợ thành mô hình Chợ kết hợp Trung tâm thương mại của
người mua 37
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
PHỤ LỤC 1 64
PHỤ LỤC 2: 71
Mẫu 2: Phiếu phỏng vấn sâu người mua tại chợ Hàng Da 71
PHỤ LỤC 3 73
Mẫu 3: Phiếu phỏng vấn sâu người bán 73
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Chuyên đề thực tập” Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên


địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của sinh viên Kiều Thị Bùi Hằng 81
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, các chợ truyền thống trên địa
bàn Hà Nội đang bộc lộ những điểm bất cấp trên nhiều khía cạnh như vấn đề
vệ sinh môi trường, chất lượng hàng hóa,…Cùng với đó là sự phát triển tràn
làn của các chợ truyền thống không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng không
nhỏ tới mỹ quan của thành phố. Vì vậy, làm sao để có thể vừa duy trì được
chợ truyền thống mà vẫn đảm bảo phát triển mô hình bán lẻ hiện đại, thì đó là
một bài toán nan giải với các sở, các ban ngành chức năng. Một mô hình mới
đã được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng để đáp ứng được cả hai mục
tiêu nêu trên, đó là mô hình kết hợp giữa chợ với trung tâm thương mại Có
thể điểm danh một số chợ truyền thống vốn là nơi mua sắm sầm uất tại Hà
Nội, nay được nâng cấp lên mô hình chợ hỗn hợp như : Chợ Hàng Da, chợ
Cửa Nam - quận Hoàn Kiếm, chợ Ô Chợ Dừa - quận Đống Đa, chợ Thanh Trì
- huyện Thanh Trì, Việc xây dựng mô hình này nhằm mục đích nâng cao
hoạt động thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, chỉ sau một
thời gian ngắn, các chủ đầu tư cũng như các tiểu thương đã tỏ ra vô cùng thất
vọng vì chợ sau chuyển đổi không được người dân đón nhận. Chợ Hàng Da
vốn là một trong những chợ nổi tiếng sầm uất nhất chốn Hà thành trước kia,
nay cũng rơi vào vắng khách, nhiều tiểu thương sau một thời gian hoạt động
đã rút lui. Hoạt động kinh doanh đi xuống tại chợ Hàng Da cũng như các chợ
chuyển đổi khác có nhiều lí do mà chủ yếu là do thiết kế mô hình không phù
hợp với thói quen của người dân. Gần đây, thành phố Hà Nội đã tiến hành rà
soát lại các dự án chuyển đổi chợ thành mô hình chợ kết hợp trung tâm
thương mại và quyết định ngừng thực hiện các dự án chưa triển khai như chợ
Nghĩa Tân, Do đó với các dự án chuyển đổi chợ chưa triển khai sẽ không bị
ảnh hưởng nhiều. Điều đáng lo ngại là các dự án chợ đang và đã chuyển đổi,
nếu thành phố không đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ra sự lãng
phí trong sử dụng đất cũng như tác động tiêu cực đến người mua, người bán

tại chợ. Ý thức được sự cấp thiết này, tác giả xin đề xuất đề tài “Chuyển đổi
mô hình Chợ truyền thống thành mô hình kết hợp Chợ với Trung tâm
thương mại - Thực trạng và giải pháp cho mô hình tại chợ Hàng Da” với
mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng hoạt động kinh doanh tại Chợ Hàng Da và
từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ.
Thực tế đã có đề tài” Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ
chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay” nghiên cứu về mô hình chợ kết hợp trung tâm thương mại. Tuy nhiên, đề
tài này tiếp cận theo khía cạnh chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lí từ ban
quản lí sang hợp tác xã hoặc doanh nghiệp quản lí. Trong khi đó, tác giả tập
trung vào nghiên cứu khía cạnh kinh tế- xã hội của mô hình thiết kế của các
Chợ kết hợp Trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, tác giả chú
trọng nghiên cứu việc chuyển đổi chợ thành mô hình Chợ kết hợp Trung tâm
thương mại tại chợ Hàng Da. Những dữ liệu thực tế thu thập được là cơ sở
giúp tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại chợ
Hàng Da nói riêng và các Chợ kết hợp Trung tâm thương mại trên địa bàn Hà
Nội nói chung.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bài nghiên
cứu sẽ gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về cuộc nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Với kiến thức, khả năng nghiên cứu và nguồn lực có hạn nên đề tài sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả kính mong sẽ nhận được ý
kiến đóng góp từ phía các thầy cô. Đồng thời tác giả cũng muốn gửi lời cám ơn
đến Th.s Nguyễn Thị Nguyệt Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
đề tài này!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh cuộc nghiên cứu

Theo báo cáo của Sở Công Thương năm 2012, Hà Nội hiện có khoảng 20
trung tâm thương mại lớn nhỏ (chiếm khoảng 17% con số này của cả nước)
và khoảng 110 siêu thị (chiếm khoảng 19% cả nước). Diện tích đất trung tâm
thương mại trên đầu người chỉ đạt 0,077m2, con số của siêu thị là 0,019 m2.
Đây là mức thấp so với yêu cầu phát triển thương mại của một đô thị lớn. Hơn
nữa, loại hình bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỷ trọng quá ít ỏi, khoảng chưa đến
20% so với các loại hình bán lẻ truyền thống là các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ
Theo quy hoạch của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ nay đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố sẽ thúc đẩy, tạo sự đột phát mạnh mẽ
trong phát triển, hiện đại hóa ngành thương mại. Trong đó sẽ xây dựng thêm
956 siêu thị, 35 trung tâm thương mại, 45 trung tâm mua sắm tại các khu vực
trên địa bàn.
Theo CBRE Việt Nam nhận định, thị trường bán lẻ trong tương lai vẫn sẽ
phát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và ở thị trường Hà Nội nói riêng.
Bảng 1.1: Số lượng trung tâm thương mại trên cả nước và Hà Nội từ năm
2008-2011
Năm
Vùng 2008 2009 2010 2011
Cả nước 72 85 101 116
Hà Nội 11 13 18 20
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 1.2: Số lượng siêu thị trên cả nước và Hà Nội từ năm 2008-2011
Năm
Khu vực
2008 2009 2010 2011
Cả nước 386 451 571 638
Hạng 1 81 84 110 117
Hạng 2 92 90 148 168
Hạng 3 213 277 313 353
Hà Nội 59 78 74 88

Nguồn: Tổng cục thống kê
Mấy năm trở lại gần đây, Thành phố Hà Nội có chủ trương phát triển 13
chợ nội đô Hà Nội thành các Chợ kết hợp Trung tâm thương mại với mục tiêu
xã hội hóa, phát triển hệ thống trung tâm thương mại, thay đổi cấu trúc, diện
mạo của thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát
triến của thế giới. Có thể điểm danh một số chợ kết hợp trung tâm thương mại
như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam,…nhưng các mô hình chợ kiểu mới này đều
có chung một tình trạng vắng khách. Do thời gian có hạn nên tác giả tập trung
nghiên cứu sâu thực trạng hoạt động hiện nay của mô hình chợ kết hợp trung
tâm thương mại Hàng Da.
Trung tâm thương mại chợ Hàng Da đã đi vào hoạt động vào tháng
10/2010, tuy nhiên hiện nay số lượng tiểu thương kinh doanh tại chợ đã giảm
xuống nghiêm trọng. Theo thống kê của phòng kinh tế quận Hoàn Kiếm, khi đi
vào họat động có 544 tiểu thương kinh doanh tại chợ, đến tháng 5/2012 đã có
hơn 220 hộ thuộc nhiều ngành hàng đã xin tạm nghỉ kinh doanh.
Sau đây là số liệu cụ thể các gian hàng kinh doanh từng loại mặt hàng tại
ngày 4/3/2013 do tác giả quan sát thực tế tại chợ Hàng Da.
Bảng 1.3: Bảng thống kê số lượng các gian hàng tại tầng hầm của chợ
Hàng Da mới
STT
GIAN HÀNG
SỐ GIAN
CÒN
HOẠT
ĐỘNG
SỐ GIAN
BỎ TRỐNG
TỔNG SỐ
1
Tạp phẩm 4 0 4

2 Thủy sản 6 3 9
3 Thực phẩm tươi sống 13 10 23
4 Thức ăn chin 8 2 10
5 Nông sản 20 1 21
6 Hoa quả 3 10 13
7 Hàng khô 17 2 19
8 Vàng mã 10 0 10
9 Mỹ nghệ 15 3 18
10 Giày dép 11 1 12
11 Quần áo 153 4 157
12 Trang sức 2 1 3
13 Dịch vụ ăn uống 4 4 8
14 Hàng hóa khác 0 56 56
TỔNG 266 97 363
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các loại gian hàng tại tầng hầm chợ Hàng Da hiện nay
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Nhận xét: Từ bảng trên có thể thấy hiện nay có gian hàng đã
ngừng kinh doanh, chủ yếu là các mặt hàng mà mua ở ngoài thuận tiện hơn như
trang sức, hoa quả, nước giải khát,…
Trong số các các gian hàng, quần áo hàng thùng có số lượng gian nhiều
nhất và tỉ lệ gian ngừng kinh doanh so với tổng số các gian kinh doanh mặt hàng
này là ít nhất. Lý do vì chợ Hàng Da trước đây là một trong những nơi nổi tiếng
về kinh doanh quần áo hàng thùng, đây là mặt hàng mà ở các chợ khác không có
nên đã thu hút người dân vào chợ Hàng Da ngay cả sau khi chợ chuyển đổi.
Ngoài ra, các gian kinh doanh thực phẩm như rau, thịt, đậu, …cũng là các
gian không bị ảnh hưởng nhiều sau khi chợ chuyển đổi.
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu của từng loại gian hàng tại tầng 1 chợ Hàng Da hiện
nay
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế

Nhận xét:
Biểu đồ trên cho thấy tầng 1, gian hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất hiện nay
vẫn là gian hàng kinh doanh quần áo, tiếp theo là các gian kinh doanh rượu, bia.
Ngoài ra, theo quan sát của tác giả, hiện nay số lượng gian hàng bỏ trống
tại tầng 1 là 41 gian trong đó có 1 dãy gồm 22 gian gần lối ra khu để xe tất cả
đều bỏ trống. Phía tầng sảnh hiện cho 1 công ty kinh doanh dịch vụ thuê.
Các gian từ tầng 2 đến tầng 4 hầu hết đã ngừng kinh doanh, mỗi tầng chỉ
còn vài ba gian hàng bán quần áo, mỹ phẩm, nước hoa. Tầng 4 hiện đang được
tiến hành sửa chữa. Tầng 5 đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ tổ chức đám
cưới.
Hiện nay hoạt động kinh doanh được duy trì tại Chợ Hàng Da chủ yếu là
nhờ hoạt động cho thuê đám cưới, dịch vụ bãi đỗ xe, tiền thuê gian hàng tại tầng
1 và tầng hầm 1.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Theo tìm hiểu của tác giả, hiện chỉ có 1 đề tài nghiên cứu về mô hình
Chợ truyền thống kết hợp Trung tâm thương mại có tên là “ Phương hướng
và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lí chợ trên địa bàn quận Cầu
Giấy Hà Nội trong giai đoạn hiện nay ”. Đây là bài chuyên đề tốt nghiệp của
sinh viên Kiều Thị Bùi Hằng lớp Quản lí kinh tế 44 A.
 Thành tựu của báo cáo này:
Đánh giá hiện trạng của hệ thống các chợ trên địa bàn cầu giấy hiện nay
trên nhiều phương diện như:
+ Số lượng và sự phân bổ của mạng lưới chợ.
+ Thực trạng phân loại chợ.
+ Quy mô các loại chợ theo tiêu thức diện tích và số lượng người
bán.
+ Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Thực trạng hoạt động kinh doanh bao gồm cơ cấu các loại mặt
hàng, việc khai thác mặt bằng kinh doanh, các dịch vụ được cung
cấp.

+ Thực trạng vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn, văn minh thương
mại tại các chợ.
Phân tích và đánh giá được thực trạng của mô hình tổ chức quản lí tại các
chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy. Từ đó tác giả này đã đề xuất phương hướng,
các biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lí để đạt hiệu quả cao trong
thời gian tới.
- Hạn chế của nghiên cứu này:
+ Dữ liệu trong báo cáo chỉ có dữ liệu thứ cấp mà tác giả thu thập từ
phòng kinh tế - kế hoạch quận Cầu Giấy, chưa có các kết quả
nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp. Do đó, báo cáo chưa phân tích
được ý kiến của các đối tượng hữu quan về việc chuyển đổi mô
hình tổ chức quản lí.
+ Việc phân tích dữ liệu trong bài mang tính chất mô tả, chưa phân
tích sự tác động, mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố tác động đến
việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lí.
+ Báo cáo này tập trung nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lí của mô
hình chuyển đổi chợ và chưa nghiên cứu vấn đề thiết kế của mô
hình Chợ kết hợp Trung tâm thương mại.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chợ tại quận Cầu Giấy.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Từ thực tế các dự án chuyển đổi Chợ thành Chợ kết hợp Trung tâm
thương mại đều kinh doanh không hiệu quả, cuộc nghiên cứu của tác giả
nhằm hướng tới ba mục đích chính như sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh hiện nay tại các chợ sau khi chuyển
đổi thành Chợ kết hợp Trung tâm thương mại tại Hà Nội và tác động của mô
hình mới tới các đối tượng hữu quan.
Thứ hai: Tìm hiểu các nguyên nhân khiến mô hình Chợ kết hợp Trung tâm
thương mại hoạt động kém hiệu quả tại chợ Hàng Da.
Thứ ba: Thông qua phân tích việc chuyển đổi chợ thành chợ kết hợp trung tâm

thương mại, cụ thể tại chợ Hàng Da trên các khía cạnh văn hóa, giá trị kinh tế và
hiệu quả đầu tư sẽ là căn cứ để các chủ đầu tư và các cơ quan quản lí nà nước rút
kinh nghiệm khi tiến hành chuyển đổi chợ.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiên kể trên, cuộc nghiên cứu phải trả lời được
các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Tình trạng kinh doanh tại chợ Hàng Da thay đổi như thế nào sau khi
chuyển đổi?
Câu 2 : Những nguyên nhân nào khiến chợ Hàng Da sau khi chuyển đổi lại
không thành công?
Câu 3 : Có nên tiến hành chuyển đổi mô hình Chợ thành Chợ kết hợp Trung
tâm thương mại như Hàng Da?
2.3 Các thông tin cần thu thập
2.3.1 Thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp cần được thu thập cho cuộc nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất: Các cuộc nghiên cứu cùng đề tài hoặc có nội dung liên quan: các
kết quả đạt được và giới hạn của các cuộc nghiên cứu đã tiến hành
Thứ hai: Các thông tin thống kê:
- Số lượng các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các dự án chuyển đổi
chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên cả nước.
- Thu nhập bình quân đầu người qua các năm gần đây.
- Cơ cấu các loại mặt hàng tại mỗi tầng.
- Thông tin chung về hoạt động của các chợ kết hợp Trung tâm thương
mại.
2.3.2 Thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp cần thu thập để trả lời các câu hỏi cho các vấn đề
nghiên cứu đã đưa ra về:
- Tần suất mua hàng tại chợ Hàng Da.
- Mặt hàng thường xuyên mua tại chợ.
- Mức độ hài lòng khi mua hàng tại chợ Hàng Da.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng tại chợ Hàng Da.
- Tỷ lệ các đối tượng tán thành với việc chuyển đổi chợ truyền thống
thành mô hình Chợ kết hợp Trung tâm thương mại.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đối với các thông tin thứ cấp đã được liệt kê từ trên, việc thu thập thông
tin thứ cấp được thực hiện bằng phương pháp thu thập thông tin tại bài dựa
trên các nguồn chính sau đây:
Thứ nhất: các báo cáo nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan bao gồm
các nghiên cứu của tổ chức hoặc cá nhân, đã được công bố và chứng nhận.
Các nghiên cứu là các nghiên cứu trong nước với đề tài tương tự hoặc có một
phần tương ứng. Đối với các nghiên cứu nước ngoài là các nghiên cứu có nội
dung tương ứng.
Thứ hai: các ấn phẩm báo chí bao gồm cả các ấn phẩm báo chí điện tử có
liên quan đã được xuất bản và phát hành.
Thứ ba: ác website nghiên cứu với đề tài hoặc nội dung liên quan. Các
website hoạt động độc lập và nội dung rõ ràng.
2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
2.4.2.1. Phỏng vấn chuyên sâu
Quá trình phỏng vấn chuyên sâu nhằm cung cấp các cơ sở cho việc
thiết kế bảng hỏi cho điều tra định lượng và phát hiện các vấn đề cụ thể trong
điều tra định lượng. Phỏng vấn chuyên sâu dưới hình thức phỏng vấn riêng
từng đối tượng. Số lượng phỏng vấn sâu là 2 người mua, 15 người bán, 1
nhân viên bảo vệ với thời gian phỏng vấn từ 20 phút đến 45 phút.
Đối tượng phỏng vấn là những người mua tại chợ Hàng Da sau khi
chuyển đổi và mua cả trước và sau khi chuyển đổi.
Với người bán tại chợ là những người bán tại chợ sau khi chuyển đổi và
mua cả trước và sau khi chuyển đổi, mỗi đối tượng sẽ kinh doanh mặt hàng
khác nhau.
2.4.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi

Việc điều tra bằng bảng hỏi là hình thức điều tra định lượng nhằm đánh
giá các vấn đề đã được xác định dựa trên các thông tin sơ cấp cần thu thập và
kết quả phỏng vấn chuyên sâu.
Việc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện thông qua việc phát phiếu
hỏi trực tiếp tại chợ Hàng Da, tác giả hỏi và ghi chép giúp các đối tượng. Đơn
vị điều tra là những người mua và bán tại chợ Hàng Da. Mẫu điều tra được
thiết kế là 154 phiếu hỏi người mua và 50 phiếu đối với người bán, 100 phiếu
đối với người dân.
- Hình thức chọn mẫu: lấy mẫu phi xác xuất (mẫu phi ngẫu nhiên).
- Bảng hỏi được thiết lập dựa trên câu hỏi nghiên cứu.
2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Thông tin thứ cấp: phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Thông tin sơ cấp: thông tin được tổng hợp thông qua sử dụng phần
mềm spss 20.0 để thực hiện các phân tích thống kê mô tả, phân tích các nhân
tố.
2.6. Phạm vi và hạn chế của cuộc nghiên cứu
Cuộc nghiên cứu chỉ nghiên cứu nhóm đối tượng là người mua, các hộ kinh
doanh mua/ bán tại chợ Hàng Da hiện nay, trước chưa mua/ bán hoặc mua/ bán
cả trước và sau khi chợ chuyển đổi. Nghiên cứu đã không xem xét đối tượng
người mua hoặc bán tại chợ trước đây mà sau khi chuyển đổi không mua/ bán tại
chợ. Do đó, tác giả không tìm hiểu được nguyên nhân và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến việc người mua và người bán không mua/ kinh doanh tại chợ sau
khi chuyển đổi.
Dự án chuyển đổi chợ bao gồm dự án đã hoàn thành, dự án đang thi công
xây dựng và dự án đang trong quá trình xin giấy phép. Trong đề tài này tác
giả có giới thiệu tổng quan về một số chợ tiến hành chuyển đổi và tập trung
nghiên cứu tại một chợ cụ thể - chợ Hàng Da thuộc dự án chuyển đổi chợ đã
đưa vào sử dụng. Vì vây, các kết quả nghiên cứu đưa ra liên quan đến thực
trạng tại chợ Hàng Da, không đánh giá và phân tích cụ thể về các dự án tại
các chợ khác.

2.7. Kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ ngày 26/11/2012 đến ngày
15/03/2013
- Các công việc cụ thể trong quá trình nghiên cứu được tiến hành như
sau:
Công việc 26/11-
25/12/
2012
22/1
2/20
12-
15/1/
2013
16/1-
20/1/
2013
21/1
-
27/1
/201
3
28/1
-
7/2/
201
3
20/2-
2/3/2
013
4/3

-
10/
3/2
01
3
15/3
-
20/3
/201
3
1. Thu thập thông tin
thứ cấp
2. Viết và thống nhất
đề cương với GVHD
2. Thiết kế nghiên cứu
Lập
3. Lập bảng hỏi phỏng
vấn các đối tượng
4. Chỉnh sửa bảng hỏi
5. Phát phiếu hỏi
6. Xử lý và phân tích
dữ liệu
7. Lập báo cáo nghiên
cứu
8. Chỉnh sửa và hoàn
chỉnh báo cáo theo
góp ý của GVHD
Kết quả mỗi giai đoạn - Thông tin
thứ cấp
- Kết cấu bài

nghiên cứu
Bảng
hỏi
Thông tin
sơ cấp
Kết
quả
phân
tích
Báo cáo
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quá trình thu thập thông tin
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong vòng 1 tháng. Phiếu
điều tra được tác giả hỏi trực tiếp và điền vào phiếu khi hỏi các đối tượng tại
Chợ Hàng Da.
Bước 1: Tiến hành phỏng vấn sâu một vài khách hàng tại chợ Hàng Da để
thu thập thông tin. Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàng tại
chợ sau khi chuyển đổi, các lí do không mua tại chợ, ưu nhược điểm của mô
hình chợ mới,…
Bước 2: Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được từ bước 1, tác giả tiến hành
thiết lập bảng hỏi. Tuần thứ nhất sẽ tiến hành phát phiếu thử nghiệm 15 đối
tượng. Các ý kiến phản hồi của các đối tượng là cơ sở giúp tác giả hiệu chỉnh
lại nội dung và hoàn thiện phiếu điều tra.
Bước 3: Tiến hành phát phiếu chính thức để thu thập thông tin, việc phát
phiếu này được diễn ra trong 3 tuần.
3.2 Đặc điểm nhóm đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là những người mua hàng tại chợ Hàng Da trước đây và
hiện nay. Đây là nhóm đối tượng đa dạng về giới tính, nghề nghiệp, thu nhập.
Do chợ Hàng Da sau khi chuyển đổi không phù hợp với nhu cầu của người
dân nên số lượng người mua đã giảm đi nhiều so với trước khi chuyển đổi.

Đối tượng người mua đã từng mua tại chợ cũ và hiện nay không còn mua rất
hiếm và khó xác định nên tác giả không phỏng vấn được nhiều đối tượng này.
Đa số là đối tượng người đã mua tại chợ cũ và hiện nay vẫn mua. Cơ cấu
nhóm đối tượng phỏng vấn được biểu diễn qua biểu đồ sau đây:
Bảng 3.1: Cơ cấu đối tượng được điều tra phân chia theo giới tính
Count Table
Total N
%
Đối tượng được
điều tra
Người mua tại chợ

Giới
tính
Nam 1 0.6%
Nữ 3 1.9%
Total 4 2.6%
Người mua tại chợ
mới
Giới
tính
Nam 9 5.8%
Nữ 43 27.9%
Total 52 35.7%
Người mua tại cả
chợ cũ và chợ mới
Giới
tính
Nam 18 11.7%
Nữ 76 49.4%

Total 94 61.7%
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các đối tượng được điều tra
Nguồn: Kết quả điều tra.
Biểu đồ 3.2: Địa điểm mua sắm thường xuyên của đối tượng điều tra
Nguồn: Kết quả điều tra.
 Đặc điểm của các đối tượng được phỏng vấn:
Đa số người mua hàng tại chợ là nữ giới, chiếm 81.3% (tức là có 122 nữ
trong tổng số 150 người được hỏi).
Người mua hàng tại cả 2 thời điểm trước khi chuyển đổi chợ và chợ sau
chuyển đổi chiếm tỷ lệ cao nhất tới 61.69%.
Chợ là địa điểm có tỷ lệ người thường xuyên mua hàng nhất sau đó là
hàng rong, siêu thị và trung tâm thương mại. Hiện nay do nền kinh tế suy
thoái có ảnh hưởng đến thu nhập nên chi tiêu của người dân bắt đầu thắt chặt
và xu hướng đến các trung tâm thương mại đã giảm sút.
3.3. Phân tích thực trạng kinh doanh tại chợ Hàng Da
Bảng 3.2: Số lượng mua hàng tại các tầng
Coun
t
Không mua 4
Mua 2
Không mua 14
Mua 2
Không mua 85
Mua 3
Không mua 43
Mua 1
Nguồn: Kết quả điều tra.
Từ bảng thống kê trên ta có số lượng như sau:
+ Không mua ở tầng nào có 4 người.

+ Chỉ mua tại tầng trên có 2 người .
+ Chỉ mua tại tầng 1 có 14 người.
+ Mua tại tầng và tầng trên có 2 người.
+ Chỉ mua tại hầm có 85 người.
+ Mua tại hầm và tầng trên 3 người.
+ Mua tại hầm và tầng 1 có 43 người.
+ Mua cả ở 3 tầng có 1 người.
Trong 154 đối tượng được phỏng vấn có 4 người không mua tại tầng nào
vì đó là người mua hàng tại thời điểm chợ chưa chuyển đổi nên không trả lời
các câu hỏi này. Đa số là mua tại hàng tại tầng hầm, nếu chỉ mua tại tầng hầm
có 85 người (85/154= 55,2 %), ngoài ra có 43 người mua tại tầng hầm vừa
mua tại tầng 1, 3 người vừa mua tại tầng hầm vừa mua tại tầng trên. Trong
khi đó số lượng người mua hàng tại tầng trên rất ít (2 người chỉ mua tại các
tầng trên và 5 người mua tại tầng trên và 2 tầng thuộc khu chợ dân sinh). Từ
đó có thể thấy rằng, tại chợ Hàng Da tầng hầm là tầng thu hút khách hàng
mua sắm nhiều nhất, sau đó đến tầng 1, còn lại các tầng trên hiện trong tình
trạng vắng khách.
Bảng 3.3: Các mặt hàng người dân thường xuyên mua tại chợ Hàng Da
hiện nay
Count
Không
mua
Rượu
bia
Không
mua
Quần
áo
Không
mua

Hàng
hóa khác
Không
mua
12
Mua 9
Mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
14
Mua 5
Không
mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
0
Mua 1
Mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
3
Mua 1
Mua
Rượu

bia
Không
mua
Quần
áo
Không
mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
56
Mua 28
Mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
11
Mua 4
Mua
Quần
áo
Không
mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
2

Mua 4
Mua
Hàng
hóa khác
Không
mua
0
Mua 0
Nguồn: Kết quả điều tra.
Về cơ cấu các loại mặt hàng: Những người dân sống gần chợ thường đến
chợ hàng ngày để mua thực phẩm tươi sống cho gia đình nên thực phẩm là
loại hàng hóa được mua nhiều nhất (95 người chọn). Tiếp theo là hàng hóa
khác như giày dép, mỹ phẩm, đồ khô,…(56), mặt hàng quần áo (28), cuối
cùng là rượu bia (16).
3.4. Phân tích mối quan hệ của các nhân tố
Từ sau khi chợ chuyển đổi số lượng người dân mua hàng tại chợ giảm
dần, chủ yếu đối tượng mua hàng thường xuyên là những người dân sống gần
chợ. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả sử dụng số liệu từ phiếu điều tra
2 câu hỏi về tần suất mua và nơi ở hiện tại ở bảng hỏi ( phụ lục 1) với số lượng
mẫu là 154 người mua hàng tại Chợ Hàng Da. Cụ thế kết quả như sau:
Bảng 3.4 : Case Processing Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
Khoảng cách từ nhà
tới chợ * tần suất
mua
150 97.4% 4 2.6% 154 100.0%

×