Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chiến lược kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương hải dương luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*****




TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT




CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ch-¬ng tr×nh ®Þnh h-íng thùc hµnh





Hµ Néi -2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*****




TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT



CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 603405

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ch-¬ng tr×nh ®Þnh h-íng thùc hµnh

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN BẰNG

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HĐ CHẤM LUẬN VĂN



Hµ Néi -2015

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT



STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CLKD
Chiến lƣợc kinh doanh
2
KH
Khách hàng.
3
NH
Ngân hàng.
4
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
5
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
6
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
7
VCB
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoa
̣
i thƣơng Việt Nam.
8
VCBHD
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoa

̣
i thƣơng Hải Dƣơng.

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng
3.1
Ma trận SWOT
39
2
Bảng
3.2
Các loại chiến lƣợc cạnh tranh
40
3
Bảng
4.1
Một số chỉ tiêu kinh doanh chính của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng 2010-2014
51
4
Bảng
4.2

Một số chỉ tiêu hoạt động của các ngân hàng tỉnh
Hải Dƣơng năm 2013-2014
52
5
Bảng
4.3
Bảng xếp hạng vị trí cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng, BIDV và Sacombank tại
Hải Dƣơng
61
6
Bảng
4.4
Bảng so sánh quy mô tổng tài sản của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng và các đối thủ từ
năm 2013-2014
65
7
Bảng
4.5
Tình hình triển khai dịch vụ thẻ và e-banking tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
67
8
Bảng
4.6
Bảng so sánh quy mô lao động và lợi nhuận năm
2014 của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải
Dƣơng và các đối thủ
72

9
Bảng
4.7
Ma trận SWOT và CLKD áp dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
76




iii

DANH MU
̣
C CA
́
C HI
̀
NH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
Hình
2.1
Quy trình nghiên cứu luận văn
9
Hình
3.1
Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh trong ngành của

M.Porter
25
Hình
4.1
Trụ sở chính và các phòng giao dịch của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
47
Hình 4.2
Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Hải Dƣơng
49
Hình 4.3
Một số chỉ tiêu kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Hải Dƣơng 2010-2014
51
Hình
4.4
So sánh xếp hạng vị trí cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng và các đối thủ từ
2012-2014
62
Hình
4.5
So sánh một số chỉ tiêu chính năm 2014 của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng và đối thủ
65
Hình
4.6
Năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
70

Hình
4.7
So sánh quy mô lao động và lợi nhuận năm 2014 của
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng, BIDV và Sacombank
tại Hải Dƣơng
72




MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MU
̣
C CA
́
C HNH VẼ, ĐỒ THỊ iii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TNH HNH
NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
1.3.1. Mục đích nghiên cứu 5
1.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 5
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
1.6. Những đóng góp của luận văn 6
1.7. Bố cục luận văn 7
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 8
2.2. Quy trình nghiên cứu 8
2.2.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu 9
2.2.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 10
2.2.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu 10


2.2.4. Nghiên cứu định tính 10
2.2.5. Nghiên cứu định lượng 11
2.3.1. Phương pháp hệ thống hoá: 11
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp: 11
2.3.3. Phương pháp quy nạp diễn dịch và loại suy: 11
2.3.4. Phương pháp chuyên gia: 11
2.4. Địa điểm nghiên cứu: 12
2.5. Nguồn dữ liệu 12
2.5.1. Dữ liệu thứ cấp: 12
2.5.2. Dữ liệu sơ cấp: 12
CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 13
3.1. Các quan niệm về chiến lƣợc kinh doanh và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh 13
3.1.1. Các quan niệm về chiến lược kinh doanh 13
3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh 14
3.2. Các chiến lƣợc kinh doanh trong thực tiễn 16
3.2.1. Các chiến lược kết hợp trong thực tế 16
3.2.2. Các chiến lược chuyên sâu trong thực tiễn 16

3.2.3. Các chiến lược mở rộng hoạt động trong thực tiễn 16
3.2.4. Các chiến lược khác trong thực tiễn 17
3.3.Quy trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh 17
3.3.1.Xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược 17
3.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài 20
3.3.3. Phân tích tình hình nội bộ của doanh nghiệp 30
3.3.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược 36
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG 43


4.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam
(VCB) 43
4.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng 45
4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 45
4.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 46
4.2.3. Sản phẩm dịch vụ 50
4.2.4. Kết quả kinh doanh trong mấy năm gần đây 50
4.3. Phân tích môi trƣờng chiến lƣợc kinh doanh của NH TMCP Ngoại
thƣơng Hải Dƣơng 53
4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô 54
4.3.2. Phân tích môi trường ngành 56
4.3.3. Cơ hội và thách thức 62
4.4. Phân tích môi trƣờng bên trong của NH TMCP Ngoại thƣơng Hải
Dƣơng 64
4.4.1. Phân tích nguồn lực tài chính 64
4.4.2. Phân tích chất lượng sản phẩm - dịch vụ 66
4.4.3. Phân tích nguồn nhân lực 71
4.4.4. Phân tích trình độ tổ chức, quản lý 73
4.4.5. Hoạt động Marketing 73

4.4.6. Công nghệ thông tin 74
4.4.7. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu 74
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG 80
5.1. Hình thành các mục tiêu chiến lƣợc 80
5.1.1. Mục tiêu chung: 80
5.1.2. Mục tiêu cụ thể: 80


5.2. Các giải pháp để thực thi có hiệu quả chiến lƣợc kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng 82
5.2.1. Giải pháp tài chính 82
5.2.2. Giải pháp về đào tạo con người 83
5.2.3. Giải pháp về Marketing 85
5.2.4. Giải pháp về nghiên cứu phát triển 87
5.3. Một số kiến nghị 87
5.3.1. Kiến nghị với Hội sở chính 87
5.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 88
5.3.3. Về phía Chi nhánh 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


1

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TNH HNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đƣợc
đặt vào những điều kiện mới và luôn biến động, đó là sự biến động của thị

trƣờng và tiến bộ khoa học- công nghệ. Hoạt động của mỗi doanh nghiệp gắn
liền với toàn cục của nền kinh tế với sự hội nhập khu vực và quốc tế và sự tìm
kiếm, phát huy những lợi thế so sánh trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt.
Để nắm bắt và xử lý đúng những vấn đề trên, các nhà quản lý phải bắt đầu từ
định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh. Trƣớc đây chiến lƣợc chủ yếu đƣợc các
nhà lãnh đạo cấp cao xây dựng, nó đƣợc xem nhƣ công việc quản lý Nhà
nƣớc mà không đƣợc các doanh nghiệp coi trọng, họ chỉ thừa hƣởng những gì
quyết định từ trƣớc. Ngày nay, để kinh doanh thành đạt, các doanh nghiệp
phải tự quyết định mục tiêu kinh doanh, hoạch định chiến lƣợc và thực thi
chiến lƣợc đƣợc tiến hành thông qua thị trƣờng. Công việc này đảm bảo sự
gắn bó giữa các hoạt động của bộ phận chức năng trong một tổng thể thống
nhất, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả của quản lý doanh nghiệp.
Ngành ngân hàng luôn đƣợc coi là ngành huyết mạch, có ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến mọi mặt hoạt động của mỗi một nền kinh tế. Trong điều kiện mở cửa và hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, ngành ngân hàng có rất nhiều cơ hội để vƣơn ra
phát triển mang tầm khu vực và quốc tế, nhƣng đồng thời phải đối mặt với rất nhiều
thách thức và hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Chính sự “bùng nổ”
hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của các Ngân hàng thƣơng mại
(NHTM) trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác
động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Với chủ trƣơng
sắp xếp, cơ cấu lại ngành ngân hàng cũng nhƣ tăng cƣờng sự kiểm tra giám sát đối
với các NHTM, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) mong muốn khắc phục những yếu
kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, đảm

2

bảo hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và
hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho mỗi ngân hàng là
phải xây dựng chiến lƣợc kinh doanh (CLKD) riêng cho mình để có thể hoạt động
ổn định và phát triển trên cơ sở tận dụng đƣợc các cơ hội và hạn chế những rủi ro

trong điều kiện kinh doanh nhƣ hiện nay.
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng (VCBHD) qua hơn 10 năm hoạt
động đã khẳng việc hoạch định và xây dựng chiến lƣợc phát triển của Chi nhánh là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Qua việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức cũng nhƣ xác định các mục tiêu, định hƣớng kinh doanh cơ bản sẽ
giúp VCBHD đƣa ra những giải pháp thực hiện đồng bộ, các quyết sách mạnh mẽ
hơn, kịp thời hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, góp phần hoàn
thành mục tiêu kinh doanh chung của cả hệ thống.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc hoạch định và xây dựng CLKD, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh với câu hỏi
nghiên cứu là: “VCBHD cần thực thi chiến lƣợc kinh doanh nhƣ thế nào để giữ vững
và phát triển thƣơng hiệu trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng?”
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, đề tài xây dựng chiến lƣợc đã đƣợc các tác giả nghiên
cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX, đặc biệt ở Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều
công trình và tác giả nghiên cứu về chiến lƣợc kinh doanh, ví dụ nhƣ M.
Porter với tác phẩm Chiến lƣợc cạnh tranh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu chiến lƣợc trên bình diện quốc gia chỉ
chính thức bắt đầu từ sau thời kỳ đổi mới (1986) mà sự kiện quan trọng nhất
đƣợc đánh dấu, đó là Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thông qua Chiến
lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-2000, từ đó khái niệm
chiến lƣợc mới bắt đầu đƣợc đề cập rộng rãi, tuy nhiên trên bình diện doanh

3

nghiệp, nghiên cứu chiến lƣợc vẫn còn là những vấn đề mới. Xung quanh chủ
đề xây dựng CLKD cũng đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả

nhƣ: Nguyễn Văn Nghiến (1999), Hoàng Văn Hải (2001)
Trên cơ sở lý luận đã đƣợc các tác giả nghiên cứu, rất nhiều học viên
quan tâm nghiên cứu và lựa chọn chủ đề xây dựng CLKD làm đề tài luận văn
Thạc sỹ. Hầu hết các Luận văn đã đƣa ra đƣợc các cơ sở lý luận chung về
CLKD, vận dụng vào phân tích thực trạng xây dựng CLKD tại đơn vị và đề
xuất các giải pháp hữu hiệu để đơn vị thực thi có hiệu quả CLKD; nhƣng việc
chỉ ra những đặc thù riêng của từng đơn vị trong hoạch định và xây dựng
CLKD thì chƣa đƣợc các tác giả giải quyết triệt để. Hơn nữa không phải
CLKD nào cũng mang lại hiệu quả tối ƣu cho doanh nghiệp, vì vậy tác giả
trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo một số tề tài về lĩnh vực tƣơng tự tại các doanh
nghiệp trong nƣớc hoặc cùng ngành và các đề tài về quản trị kinh doanh nói chung
viết về doanh nghiệp nhằm giúp cho VCBHD xây dựng đƣợc CLKD hiệu quả,
phù hợp, giữ vững đƣợc thƣơng hiệu số 1 trên địa bàn Tỉnh Hải Dƣơng.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Đồng
Tiến đến năm 2015. Trần Thị Huỳnh Loan, Luận văn thạc sĩ, 2009;
Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô đến năm 2015. Võ
Quốc Huy, trƣờng Đại học kinh tế TPHCM, Luận văn thạc sĩ, 2007;
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xây dựng và
Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa đến năm 2020. Lê Nam Trung, Luận văn
thạc sĩ, 2009;
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Sao
Kim đến năm 2020. Lê Quang Hòa, Luận văn thạc sỹ, 2010
Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần Bảo
hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015. Đoàn Thị Thu Thanh, trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng, Luận văn thạc sĩ, 2011;

4

Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các
giải pháp thực hiện. Nguyễn Thị Minh Hƣơng, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng,

Luận văn thạc sĩ, 2011;
Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm
cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam. Phạm Thị Thu Thủy, trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng, Luận văn thạc sỹ, 2011;
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu dịch vụ dầu
khí giai đoạn 2010-2015. Lê Vũ Hùng, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ, 2009;
Chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi
nhánh Hải Dương. Nguyễn Thị Thu Nga, Khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng
Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, 2010
Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu về quản trị chiến lƣợc nói
chung và chiến lƣợc kinh doanh nói riêng rất phong phú và đa dạng. Mỗi một
công trình có một cách tiếp cận và triển khai vấn đề khác nhau nhƣng về cơ
bản vẫn tuân theo các quy trình của quản trị chiến lƣợc. Việc đề ra chiến lƣợc
xét cho cùng cũng là để làm tăng doanh thu, lợi nhuận của tổ chức, do vậy sự
phân tích, đánh giá mang tính chủ quan tác động đến thực thể nghiên cứu.
Những kiến nghị đƣa ra hầu hết đều tập trung vào giải quyết vấn đề tồn tại
của doanh nghiệp để đảm bảo sự hoạt động lâu dài.
Với những đề tài đã thực hiện tại công ty, hầu hết đều tập trung về vấn
đề phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên do sự đầu tƣ của tác giả và sự đóng
góp của các chuyên gia đầu ngành về kinh tế chƣa sâu nên chƣa nêu bật đƣợc
vấn đề cần nghiên cứu.
Một trong số luận văn cùng đề tài mà tác giả nghiên cứu là của tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga K17-QTKD.HD thuộc trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG
Hà Nội với chủ đề “Chiến lƣợc kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

5

Thƣơng Tín Chi nhánh Hải Dƣơng”; trong đó tác giả cũng đã đƣa ra đƣợc
những lý luận chung về CLKD và đƣa ra một số giải pháp để Sacombank Hải

Dƣơng thực thi CLKD có hiệu quả; tuy nhiên tác giả cũng chƣa chỉ ra đƣợc
những sự khác biệt trong việc thực thi CLKD tại đơn vị mình. Với sự giúp đỡ
của giảng viên hƣớng dẫn và các chuyên gia kinh tế của Đại học Quốc gia Hà
Nội, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
Thạc sỹ quản trị kinh doanh nhằm giúp VCBHD hoạch định và thực thi
CLKD vừa cụ thể, vừa có tính riêng biệt, từ đó giúp Chi nhánh đạt hiệu quả
kinh doanh tối đa trong điều kiện kinh doanh ngành ngân hàng có nhiều rủi ro
và cạnh tranh hiện nay.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho
các doanh nghiệp.
- Vận dụng cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh vào Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh
cho Chi nhánh giai đoạn 2015-2020
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hiện thực hóa chiến lƣợc kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Hải Dƣơng giai đoạn 2015 -2020
1.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về quản trị chiến lƣợc và các bƣớc để xây dựng một chiến
lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra
các giải pháp chiến lƣợc phù hợp. Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sẽ
phân tích trong ba môi trƣờng là môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng ngành và môi
trƣờng nội bộ doanh nghiệp.

6

- Phân tích chiến lƣợc theo mô hình SWOT, từ đó đề xuất chiến lƣợc kinh
doanh giai đoạn 2015 - 2020 theo lợi thế của doanh nghiệp. Đề xuất các chiến lƣợc
bộ phận và cách thức thực hiện trong toàn doanh nghiệp

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: CLKD tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Hải Dƣơng
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về mặt không gian: Nghiên cứu việc xây dựng CLKD tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
- Giới hạn về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc xây dựng
CLKD giới hạn trong ngành ngân hàng, các số liệu phân tích tại VCBHD và so sánh
với một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010-2014, từ đó định
hƣớng chiến lƣợc kinh doanh cho VCBHD đến giai đoạn 2020
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp, tóm lƣợc những kết quả
nghiên cứu để phân tích và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh, thống kê, mô phỏng, phân tích ma trận SWOT, phân
tích mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của M.Porter để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn: từ số liệu thống kê qua các
năm của NHNN Tỉnh Hải Dƣơng, VCBHD
1.6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã nêu đƣợc sự cần thiết của việc hoạch định và xây dựng CLKD
đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với VCBHD nói riêng, đồng thời đƣa ra
các cơ sở lý luận về CLKD. Từ đó tác giả vận dụng vào phân tích xây dựng CLKD
tại VCBHD, chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
VCBHD, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để VCBHD thực
thi CLKD tối đa hiệu quả, giữ vững thƣơng hiệu trên địa bàn và hoàn thành mục
tiêu chung của cả hệ thống.

7

1.7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh
Chƣơng 4: Phân tích môi trƣờng chiến lƣợc kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
Chƣơng 5: Giải pháp triển khai có hiệu quả chiến lƣợc kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng


8

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một trong những vấn đề quan trọng mà luận văn giải quyết đƣợc là phải
đặt ra đƣợc các câu hỏi nghiên cứu và trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu; từ
đó xác định mục tiêu cuối cùng cần đạt đƣợc sau khi kết thúc quá trình nghiên
cứu. Việc xác định vấn đề nghiên cứu càng cụ thể, rõ rành chính xác bao
nhiêu thì càng dễ tìm đƣờng hƣớng để triển khai thực hiện luận văn. Với đề
tài « Chiến lƣợc kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng”,
các vấn đề nghiên cứu đƣợc xác định thông qua các câu hỏi sau:
1. Thế nào là CLKD?
2. Tầm quan trọng của việc xây dựng CLKD đối với sự phát triển của các
doanh nghiệp nói chung và đối với các NHTM nói riêng, trong đó có
ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng?
3. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng cần phải thực thi CLKD
nhƣ thế nào để phát triển và giữ vững thƣơng hiệu trên địa bàn Tỉnh
Hải Dƣơng trong bối cảnh kinh tế hiện tại?

2.2. Quy trình nghiên cứu
Luận văn dựa vào những phƣơng pháp nghiên cứu của quản trị chiến
lƣợc, các bƣớc thực hiện và các yếu tố tác động để xây dựng lợi thế cạnh
tranh, quá đó đề xuất đƣợc chiến lƣợc kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp.
Quy trình nghiên cứu của tác giả đƣợc thực hiện qua hình 2.1 sau:






9


Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

2.2.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Việc xác định vấn đề cần nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để triển
khai thực hiện Luận văn, đây là mục tiêu và đích đến cuối cùng cho việc triển
khai các bƣớc nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu là cơ sở để tác giả tìm hiểu các
tài liệu và thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Xác định vấn đề chính xác
và rõ ràng sẽ là kim chỉ hƣớng cho các bƣớc thực hiện về sau của Luận văn.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lƣợng
Đánh giá và đề xuất giải pháp


10

2.2.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là ngôn ngữ lý luận cho tác giả tìm
hiểu về vấn đề cần đƣợc nghiên cứu. Qua đó tác giả sẽ có bộ khung vững chắc
để triển khai lập luận, phân tích vấn đề.
2.2.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu nghiên cứu hiết sức quan trọng vì đây là cơ sở dữ
liệu chính cho việc đƣa ra các lập luận và phân tích vấn đề. Nếu thu thập dữ
liệu không chính xác sẽ làm nghiên cứu chƣa chính xác với mục tiêu ban đầu
và làm giảm giá trị của Luận văn.
2.2.4. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính có tác dụng tốt trong việc định hƣớng và xác minh
các vấn đề cần tìm hiểu sâu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả lựa chọn các
hình thức nghiên cứu định tính nhƣ sau:
2.2.4.1. Nghiên cứu định tính từ các thông tin thứ cấp
Các thông tin, tài liệu phục vụ cho vấn đề nghiên cứu đƣợc thu thập từ:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCBHD từ năm 2010 đến 2014.
- Các tài liệu thống kê về VCBHD trong các lĩnh vực liên quan đến quá
trình thực hiện Luận văn.
- Các tài liệu, sách báo, báo điện tử về các lĩnh vực kinh tế trong và ngoài
nƣớc liên quan đến quá trình thực hiện Luận văn.
- Giáo trình, tài liệu về Quản trị Chiến lƣợc của các tác giả trong và
ngoài nƣớc để làm cơ sở thực hiện nghiên cứu.
2.2.4.2. Nghiên cứu định tính từ các thông tin sơ cấp
Ngoài các thông tin thứ cấp, tác giả còn thu thập một số thông tin sơ
cấp phục vụ nghiên cứu định tính. Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách
phỏng vấn, trò chuyện với các chuyên gia, các nhà quản trị cấp cao trong và
ngoài doanh nghiệp về các nội dung xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu.


11

2.2.5. Nghiên cứu định lượng
Mục đích của nghiên cứu định lƣợng nhằm xác minh lại các vấn đề đã
tìm hiểu đƣợc thông qua các tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, nghiên cứu định lƣợng
cũng có thể bổ sung thêm các thông tin còn thiếu hoặc làm rõ hơn những nội
dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong Luận văn này, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
2.3.1. Phương pháp hệ thống hoá:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận
văn, điều này sẽ tạo sự nhìn nhận chính xác vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng trong việc tổng hợp dữ liệu và phân
tích các yếu tố theo các mô hình, ma trận trong quản trị chiến lƣợc.
2.3.3. Phương pháp quy nạp diễn dịch và loại suy:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm làm rõ các yếu tố trong phân tích
chiến lƣợc và lựa chọn phƣơng án phù hợp.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia:
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tham vấn và kiểm nghiệm các luận
chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia và nhà quản trị đầu
ngành về lĩnh vực kinh tế, từ đó làm cơ sở để tác giả đề xuất chiến lƣợc kinh
doanh của doanh nghiệp.

12

2.4. Địa điểm nghiên cứu:
Tác giả nghiên cứu trong nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải
Dƣơng tại Hải Dƣơng

2.5. Nguồn dữ liệu
2.5.1. Dữ liệu thứ cấp:
- Các báo cáo, thống kê về các kết quả hoạt động kinh doanh của
VCBHD từ năm 2010- 2014
- Các báo cáo, thống kê về các chỉ tiêu kinh doanh chính của một số
ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ 2012-2014
- Các dữ liệu thu thập từ các nghiên cứu sẵn có đã công bố trên mạng
Internet, hoặc qua báo chí.
2.5.2. Dữ liệu sơ cấp:
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, lấy ý kiến của một số chuyên
gia, lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp để có sự nhìn nhận khách quan về
vấn đề nghiên cứu. Qua đó làm tăng thêm cơ sở dữ liệu để thực hiện phân tích
và củng cố việc đề xuất giải pháp xây dựng CLKD cho VCBHD.


13

CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH

3.1. Các quan niệm về chiến lƣợc kinh doanh và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh
3.1.1. Các quan niệm về chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ “chiến lƣợc” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp với hai từ
“Stratos” có ý nghĩa là quân đội, bầy đoàn và từ “Agoss” có ý nghĩa là lãnh
đạo, điều khiển. Chiến lƣợc đƣợc sử dụng trƣớc tiên trong quân sự để chỉ
những kế hoạch lớn, dài hạn đƣợc đƣa ra trên cơ sở tin chắc đƣợc cái gì đối
phƣơng có thể làm, cái gì đối phƣơng có thể không làm. Thông thƣờng ngƣời
ta hiểu chiến lƣợc là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, đƣợc ứng dụng
để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến dịch có qui mô lớn.
Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX chiến lƣợc đƣợc ứng dụng vào
lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “Chiến lƣợc kinh doanh” ra đời. Tuy nhiên,

quan niệm về chiến lƣợc kinh doanh cũng dần theo thời gian ngƣời ta tiếp cận
nó theo nhiều cách khác nhau. Theo Alfred Chandler, ĐH Harvard: “Chiến
lược là tiến trình xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp,
lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các nguồn lực
thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”(TS.Lê Thị Thu Thủy, Bài giảng Quản
trị chiến lược 2009). Theo Fred R. David:“Chiến lược là những phương tiện
đạt tới những mục tiêu dài hạn”(Khái luận về quản trị chiến lược, NXB thống
kê 2006). Ở Việt Nam, việc nghiên cứu khái niệm này còn khá mới mẻ. Theo
quan điểm của PGS.TS. Hoàng Văn Hải (Quản trị chiến lƣợc 2010) “Chiến
lược là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về
chất bên trong doanh nghiệp”
Trong quản trị kinh doanh khái niệm chiến lƣợc đƣợc thể hiện qua các
quan niệm sau:

14

- Chiến lƣợc nhƣ những quyết định, những hành động hoặc những kế
hoạch liên kết với nhau đƣợc thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu
của tổ chức.
- Chiến lƣợc là tập hợp những quyết định và hành động hƣớng mục tiêu
để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng đƣợc những cơ hội và
thách thức từ bên ngoài.
- Chiến lƣợc nhƣ là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lƣợc
của một tổ chức phản ảnh đƣợc cấu trúc, khuynh hƣớng mà ngƣời ta dự định
trong tƣơng lai.
- Chiến lƣợc nhƣ là một triển vọng, quan điểm này muốn đề cập đến sự
liên quan đến chiến lƣợc với những mục tiêu cơ bản, thế chiến lƣợc và triển
vọng trong tƣơng lai của nó.
Vậy CLKD của doanh nghiệp đƣợc hiểu là sự tập hợp một cách thống
nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn

vị kinh doanh trong chiến lƣợc tổng thể nhất định. CLKD phản ảnh các hoạt
động của đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình đặt ra các mục tiêu và các biện
pháp, các phƣơng tiện sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu đó.
3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Tôn Tử đã từng nói “Có chiến lƣợc mà không có chiến thuật là con đƣờng
chông gai đi đến thắng lợi. Có chiến thuật mà không có chiến lƣợc thì chỉ là những
níu kéo trƣớc khi thất trận mà thôi”. Điều đó cũng có nghĩa rằng, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu một CLKD bởi vì:
- CLKD giúp doanh nghiệp định rõ đƣợc hƣớng đi của mình trong
tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo biến động môi trƣờng kinh
doanh. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng đƣợc CLKD tốt sẽ chủ động và dễ
thích ứng với những biến động của thị trƣờng, đảm bảo hoạt động kinh doanh đi
đúng hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra và giành đƣợc vị thế trên thƣơng trƣờng.

15

- Xây dựng CLKD giúp doanh nghiệp phân tích đƣợc đầy đủ các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ các thách thức đối với sự phát triển của
doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ, nắm
bắt cơ hội, kết hợp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực để phát huy sức
mạnh toàn doanh nghiệp.
- CLKD tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp liên kết đƣợc các cá nhân với các lợi ích khác cùng hƣớng tới một mục
đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó
giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó
tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp .
- CLKD là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, hoạch định chiến lƣợc kinh doanh nhằm giúp các doanh
nghiệp đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một
điều hết sức quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lƣợc

kinh doanh là “Dự kiến tƣơng lai trong hiện tại” dựa vào CLKD các nhà quản
lý có thể lập ra các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên quá trình đó
phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bƣớc đi. Một chiến lƣợc
vững mạnh luôn cần đến khả năng, điều hành linh hoạt, sử dụng đƣợc các
nguồn lực vật chất, tài chính và con ngƣời thích ứng.
Tuy nhiên CLKD cũng có một số hạn chế sau:
- Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc xây dựng
chiến lƣợc.
- Giới hạn của sai sót trong việc dự báo thị trƣờng dài hạn đôi khi có thể
rất lớn, nếu không khắc phục đƣợc sự sai sót đó sẽ gây rủi ro cao.
- Thực hiện CLKD ngoài sự kiểm soát chặt chẽ còn cần đến sự điều
hành linh hoạt, nhạy bén, hiệu chỉnh theo từng bƣớc đi sao cho phù hợp với
biến động của môi trƣờng, nếu cứng nhắc sẽ có thể thất bại.

16

3.2. Các chiến lƣợc kinh doanh trong thực tiễn
3.2.1. Các chiến lược kết hợp trong thực tế
- Kết hợp về phía trƣớc: liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc
kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ
- Kết hợp về phía sau: là một chiến lƣợc tìm kiếm quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát của các nhà cung cấp của công ty.
- Kết hợp theo chiều ngang: Là một chiến lƣợc tìm kiếm quyền sở hữu
hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty.
3.2.2. Các chiến lược chuyên sâu trong thực tiễn
- Thâm nhập vào thị trƣờng: Một chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng nhằm
làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trƣờng
hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
- Phát triển thị trƣờng: Phát triển thị trƣờng liên quan đến việc đƣa
những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới.

- Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm nhằm tăng doanh thu bằng
việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
3.2.3. Các chiến lược mở rộng hoạt động trong thực tiễn
- Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: Thêm vào những sản phẩm hay dịch
vụ mới nhƣng có liên hệ với nhau đƣợc gọi là đa dạng hóa hoạt động theo
hƣớng đồng tâm.
- Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Thêm vào những sản phẩm
hoặc dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có
đƣợc gọi là đa dạng hoạt động theo chiều ngang.
- Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp: Thêm những sản phẩm hoặc
dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau đƣợc gọi là đa dạng hóa hoạt động
kiểu hỗn hợp.

×