TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ VÂN
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG
LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN II
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 5 năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG
LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN II
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ VÂN
Lớp: DH6TC1 - Mã số SV: DTC052344
Người hướng dẫn: Ths. TRẦN ĐỨC TUẤN
Long Xuyên, tháng 5 năm 2009
LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô trường ĐHAG đã tận tình quan tâm
dạy bảo và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản nhất, và kiến thức chuyên môn
trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Nhờ sự giới thiệu của khoa Kinh Tế - QTKD và sự chấp thuận của Ban Giám
Đốc và các cô chú, anh chị trong phòng Kế Toán – Tài Chính – Thống Kê của công ty
Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên II, em đã được thực tập tại công ty, được tiếp xúc với thực
tế và có điều kiện gắn lý thuyết đã học trên giảng đường vào thực tiễn công việc.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc công ty cùng toàn thể các cô
chú, anh chị trong phòng Kế Toán – Tài Chính - Thống Kê đã giúp đỡ, hướng dẫn em
tận tình trong suốt thời gian thực tập tại công ty, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận
lợi nhất để em viết và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Đức Tuấn, đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện báo cáo khoá luận này.
Mặc dù đã thực sự cố gắng nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm của em vẫn còn
có những hạn chế nhất định, nên chắc chắn bài báo cáo của em không thể tránh khỏi
những sai xót. Mong được sự đánh giá, và góp ý quý báu của thầy cô và cô chú, anh chị
trong công ty để bài báo cáo khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân
ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Ths.TRẦN ĐỨC TUẤN
Người chấm, nhận xét 1:
Người chấm, nhận xét 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Kiên Giang, ngày…. tháng… năm…..
Trưởng phòng Kế toán
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Long Xuyên, ngày…. tháng… năm…..
GVHD: Ths. Trần Đức Tuấn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Long Xuyên, ngày…. tháng… năm…..
Giáo viên phản biện
MỤC LỤC
Chương 1:Tổng Quan:....................................................................................................1
1. Cơ sở hình thành đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: ............................................................................................3
2.1. Khái niệm đòn bẩy.................................................................................................3
2.2. Các khái niệm cơ bản liên quan:............................................................................4
2.3. Ảnh hưởng của cách tính chi phí đối với đòn bẩy hoạt động...............................7
2.4. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động. ...........................................................8
2.4.1. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động ...............................................................8
2.4.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động ...................................................8
2.4.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp ..............................10
2.5. Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính.....................................11
2.6. Phương thức đo lường rủi ro ...............................................................................11
2.7. Giải pháp quản lý chi phí ....................................................................................12
2.8. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên II.................................12
Chương 3: Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro: .....20
3.1. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận ....................................20
3.1.1. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (sp Clinker) ........21
3.1.1.1. Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động......................................................21
3.1.1.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động...........................................23
Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT:..........................23
3.1.2. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động: ............................................................25
3.1.3 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động (sp Xi măng) ............................29
3.1.3.1. Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động:.....................................................29
3.1.3.2. Đo lường tác động của DOL lên lợi nhuận ..........................................30
3.1.4. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động .............................................................32
3.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên rủi ro của công ty.......................34
3.2.1. Đối với sản phẩm Clinker............................................................................34
3.2.2. Đối với sản phẩm Xi măng ..........................................................................36
3.3. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động........................................................39
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị...............................................................................41
4.1. Giải pháp cho việc sử dụng và quản lý chi phí:...................................................41
4.2. Một số kiến nghị:.................................................................................................45
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................49
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Tên bảng
Bảng 1: Kết cấu chi phí (sp Clinker)...............................................................................20
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí (sp Clinker)...........................20
Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT (sp Clinker):....................23
Bảng 4: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %UEBIT (sp Clinker)......................24
Bảng 5: Bảng tỷ lệ kết cấu chi phí giữa các năm (sp Clinker)........................................25
Bảng 6: Bảng kết cấu chi phí (sp Clinker) ......................................................................27
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí (sp Xi măng).........................27
Bảng 8: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT (sp Xi măng)...................30
Bảng 9: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %UEBIT (sp Xi măng)....................31
Bảng 10: Bảng tỷ lệ kết cấu chi phí giữa các năm (sp Xi măng)....................................32
Bảng 11: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất (sp Clinker)...............................34
Bảng 12: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất (sp Xi măng).............................36
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Chương 1:
TỔNG QUAN
1. Cơ sở hình thành đề tài:
Ngày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến lược tất yếu và
cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hiện
đại đều phải hướng tới. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại
cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội phát triển nhưng song hành với nó
cũng là hàng loạt các thách thức to lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong số đó phải kể đến rủi
ro kinh doanh, đây là loại rủi ro có tác động lớn đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho
Doanh Nghiệp và cho chủ sở hữu.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố
định. Vì thế mà các nhà quản trị thường quan tâm chủ yếu tới ảnh hưởng của kết cấu chi
phí (tỷ trọng của từng loại chi phí bất biến và chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí)
đối với mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, người ta đầu tư
chi phí cố định với hy vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải
chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện
của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại
sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Đó chính là tác động của đòn cân định phí đối với lợi
nhuận hoạt động, xuất phát từ việc sử dụng những chi phí hoạt động cố định.
Đòn bẩy - với ý nghĩa thông thường là: công cụ cho ta thấy rằng chỉ cần một lực nhỏ
cũng có thể làm di chuyển một vật có khối lượng lớn.
Trong kinh doanh: người ta hiểu đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) của doanh
nghiệp chính là: việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cho doanh
nghiệp và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên đòn bẩy trong kinh
doanh là con dao hai lưỡi, vì nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại
lợi nhuận lên gấp bội lần, ngược lại nếu hoạt động của của doanh nghiệp không tốt thì
đòn bẩy cũng khuếch đại làm cho doanh nghiệp thua lỗ bội lần.
Nhận thức được tầm quan trọng, và vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với doanh
nghiệp, trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “ Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi
nhuận và rủi ro của công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 2”, Qua việc tìm hiểu tình hình
biến động của chỉ số đòn bẩy hoạt động, phân tích các yếu tố có ảnh hưởng lớn, quyết
định đến đòn bẩy hoạt động, đề tài sẽ đưa ra giải pháp để khắc phục những điểm yếu
cũng như phát huy những mặt tích cực của việc quản lý chi phí ở công ty. Từ đó, có thể
giúp công ty đạt được hiệu quả hơn trong việc sử dụng chi phí của mình, tránh gây sự
lãng phí trong việc sử dụng chi phí. Và hơn thế nữa, là để đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 1
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc tìm hiểu, phân tích đòn bẩy hoạt động của công ty trong ba năm gần đây,
từ đó thấy được tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro.
Sau đó đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài
chính, bảng tổng hợp giá thành từng sản phẩm, các sổ sách chứng từ khác tại công ty.
Phỏng vấn các nhân viên của công ty.
Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin như:
sách, báo, internet, …Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh liên hoàn các số liệu, tỷ số đòn bẩy hoạt động, đồng thời liên hệ với tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Các chức năng kinh doanh cơ bản của Công ty Xi Măng Hà Tiên 2 bao gồm nhiều
lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh Clinker, xi măng, khai thác đất sỏi đá, kinh doanh vận
tải thuỷ (xà lan). Chính vì vậy sẽ có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và rủi ro
của công ty.
Ở đây chỉ xem xét tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của 2 sản
phẩm chính của công ty là: sản phẩm Clinker và Xi măng. Nhà máy được khánh thành
và đi vào hoạt động từ năm 1964, với mục tiêu đo lường và xác định mức độ tác động
của đòn bẩy, cũng như đưa ra giải pháp quản lý chi phí nên Tôi sẽ tập trung nghiên cứu
vào vấn đề chi phí của công ty Xi Măng Hà Tiên II như: tình hình kết cấu chi phí, độ
lớn đòn bẩy hoạt động, ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty, đưa
ra giải pháp sử dụng chi phí.
Số liệu phân tích sẽ được thu thập qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Đây là 3 năm sẽ có
nhiều biến động khi nhà máy chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần từ 24-3-2008,
và việc công ty đã thực hiện thành công đề tài đốt than thử nghiệm cho lò nung số 3
trong năm 2007 .
Do không có số liệu ngành nên không so sánh được chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của
công ty với các công ty tương xứng cùng ngành.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 2
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm đòn bẩy:
Đòn bẩy theo nghĩa thông thường là một công cụ dùng để di chuyển một vật thể, vật
cản về vị trí mong muốn. Công dụng cơ bản của đòn bẩy là chỉ ra phương pháp sử dụng
một lực hạn chế để di chuyển những vật thể có lực tác động lớn hơn. Đòn bẩy kinh
doanh cũng chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác
động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn có
nghĩa là những tác động của các nguồn lực tạo ra lợi nhuận thuận lợi hơn trong điều
kiện kinh tế tốt. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của một sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp ở
một thời điểm nhất định có mức chi phí, doanh thu, lợi nhuận nhất định.
Ở đây Tôi chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều
thay đổi.
Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố
định của công ty. Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng số
lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí cố định trong hoạt
động gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận
(hoặc lỗ).
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành hai yếu tố khả biến và bất biến,
người quản lý sẽ vận dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để lập ra
một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này được sử dụng rộng rãi
như một công cụ phục vụ cho quá trình phân tích để ra quyết định, giúp cho nhà quản trị
dễ dàng nhận biết được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – doanh thu – lợi nhuận
(trả lời được câu hỏi đặt ra là nếu có sự gia tăng doanh thu thì chi phí sẽ biến động như
thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào, những chi phí nào có liên quan trực tiếp đến
sự biến động của doanh thu) từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định các mức
độ chi phí, khối lượng, doanh thu, để đạt được lợi nhuận mong muốn. Hoạch định được
cơ cấu chi phí thích hợp trong các điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau, để đạt được
mục tiêu kinh doanh tốt hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 3
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
( phương pháp trực tiếp)
Doanh thu
- V
ni
(biến phí không bao gồm lãi vay)
SDĐP (số dư đảm phí)
- F
ni
(định phí không bao gồm lãi vay)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT )
- Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế (EBT)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
Lợi nhuận phân phối cho cổ phần thường
Thu nhập trên mỗi cổ phần ( EPS )
2.2. Các khái niệm cơ bản liên quan:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát
sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc là những phí tổn về nguồn lực,
tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại, chi phí là những
phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất
kinh doanh. Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh
doanh
Chi phí khả biến (biến phí) : Là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. Tổng số của
nó sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một phạm vi phù hợp. Ngược lại
nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi. Biến phí chỉ
phát sinh khi doanh nghiệp có hoạt động, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, lao động
trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý
hành chính...
Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi khi mức
độ hoạt động thay đổi. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì
vẫn tồn tại định phí và khi doanh ngiệp tăng mức độ hoạt động thì phần chi định phí
tính trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm dần và ngược lại. Thông thường trên các
báo cáo, định phí thường được thể hiện dưới dạng tổng số. Trong điều kiện kỹ thuật sản
xuất ngày càng phát triển, tự động hóa ngày càng cao, định phí sẽ ngày càng gia tăng tỷ
trọng. Đinh phí có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ
phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, cơ sở
hạ tầng… Khảo sát tỉ mỉ về định phí, sẽ thấy nó tồn tại dưới hai dạng: định phí bắt buộc
và định phí không bắt buộc.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 4
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Định phí bắt buộc có hai đặc diểm cơ bản:
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chúng không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn.
Định phí không bắt buộc có hai đặc điểm cơ bản:
+ Nó thường gắn liền với kế hoạch ngắn hạn và là mức chi phí hàng năm của doanh
nghiệp.
+ Trong trường hợp cần thiết, có thể cắt bỏ định phí không bắt buộc trong một thời
gian ngắn.
Ngoài khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến. Còn một khái niệm quan
trọng nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình
sản xuất kinh doanh phát triển.
Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và
yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc
điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc
điểm của yếu tố khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những
tỷ lệ nhất định.
Nhận xét: Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài
sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy hiểu được bản chất kinh tế, hình
thức, đặc điểm của từng loại chi phí sẽ giúp ích ích nhiều cho việc quản lý chi phí ở các
doanh nghiệp. Quản lý chi phí thích hợp là:
+ Quản lý biến phí phải xây dựng và kiểm soát tốt định mức ở từng mức độ.
+ Quản lý định phí là phải bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, tận dụng tối đa công suất
và linh hoạt trong các quyết định về định phí không bắt buộc.
+ Quản lý chi phí hỗn hợp là phải cân nhắc, khảo sát chi tiết, tỉ mỉ tính hữu dụng của
chi phí hỗn hợp trong tương lai, để tránh lãng phí khi tiến hành phải tăng công suất hoạt
động để đơn giá bình quân của chúng giảm.
Số dư đảm phí: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm
phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số
dư đảm phí có thể tính cho 1 loại sản phẩm, từng đơn vị sản phẩm, cho tất cả loại sản
phẩm( hay nói cách khác là tính cho một bộ phận cho toàn doanh nghiệp ).
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 5
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Tỷ lệ số dư đảm phí: Là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ
tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, hoặc cho một loại sản phẩm (cũng
bằng một đơn vị sản phẩm.
Số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100%
Doanh thu
Giá bán – biến phí đơn vị
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100%
Giá bán
Nếu gọi: Sản lượng là Q; giá bán là P; chi phí khả biến đơn vị là V; chi phí bất biến
là F. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí (lập theo phương
pháp trực tiếp) sẽ như sau:
Tổng số Đơn vị
Doanh thu PQ P
- Chi phí khả biến VQ V
Số dư đảm phí (P – V)Q (P – V)
- Chi phí bất biến F
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT ) (P – V)Q – F
Từ những dữ kiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nêu trên, ta có:
Tại Q
1
Doanh thu: PQ
1
Lợi nhuận: EBIT = (P – V)Q
1
- F ⇒ ⇒
Tại Q
2
Doanh thu: PQ
2
Lợi nhuận: EBIT = (P – V)Q
2
– F ⇒ ⇒
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng: PQ
2
- PQ
1
( Q
2
> Q
1
)
⇒ Lợi nhuận tăng một lượng là:
Δ
EBIT = EBIT
2
– EBIT
1
= (P – V) (Q
2
- Q
1
)
(P – V)
Vậy:
Δ
EBIT = x (Q
2
- Q
1
) x P
P
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 6
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng (hoặc giảm xuống) một
lượng, thì lợi nhuận tăng lên (hoặc giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên
(hoặc giảm xuống) nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí (với điều kiện định phí không thay
đổi).
Như vậy ta có thể rút ra kết luận: khi tăng doanh thu (do tăng sản lượng tiêu thụ)
cùng một mức thì những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp nào có tỷ lệ số dư đảm phí
lớn hơn sẽ đạt được mức tăng doanh thu tốt hơn.
Kết cấu chi phí: là chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí)
trong tổng chi phí. Những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí lớn hơn
định phí khi doanh thu có sự thay đổi thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo với mức độ nhỏ hơn
sự thay đổi lợi nhuận của những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có tỷ lệ định phí lớn
hơn tỷ lệ biến phí. Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh
nghiệp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng ngắn hạn, dài hạn về cơ sở
vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mỗi kết cấu chi phí cũng thường tồn tại
những quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi doanh thu và mỗi doanh
nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu
quản lý trong từng thời kỳ.
2.3. Ảnh hưởng của cách tính chi phí đối với đòn bẩy hoạt động:
Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí: Với hình thức này, chi phí được
thể hiện trên bảng báo cáo theo chức năng của chúng trong quá trình sản xuất kinh
doanh như: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chính đặc
điểm này, chi phí kết quả hoạt động kinh doanh chỉ thể hiện một cách chung nhất những
chi phí tương xứng theo từng chức năng hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một
nguồn thu nhập, lợi nhuận. Sự thể hiện chi phí như vậy nếu đặt câu hỏi khi gia tăng
doanh thu thì chi phí sẽ biến động như thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào, những
chi phí nào liên quan trực tiếp đến sự biến động doanh thu để có giải pháp điều chỉnh,
dự báo thích hợp thì thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí
không thể hiện được mà chỉ có báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình ứng xử chi phí
sẽ giải quyết được vấn đề này.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mô hình ứng xử chi phí còn được gọi là
báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí. Trên báo cáo kết quả kinh
doanh theo mô hình ứng xử chi phí, chi phí được thể hiện gồm hai loại: biến phí và định
phí. Chính sự thể hiện này giúp cho nhà quản lý dễ dàng nhận biết mối quan hệ giữa:
chi phí – khối lượng – doanh thu – lợi nhuận. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong hoạch
định các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt
hơn. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình ứng xử chi phí được sử dụng phổ biến
trong quản trị. Khi xác định chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có hai
phương pháp tính chi phí: phương pháp tính chi phí toàn bộ, và phương pháp tính chi
phí trực tiếp.
Nhận xét: báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình ứng xử với phương pháp tính
chi phí toàn bộ về cơ bản chỉ khác báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí về
loại thông tin chi phí, về lợi nhuận hai báo cáo không có gì khác biệt.
Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình ứng xử với phương pháp tính chi phí trực
tiếp khác với báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí về loại thông tin chi
phí, về lợi nhuận.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 7
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
2.4. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động.
2.4.1. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động:
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất
chính là kết cấu chi phí.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công
ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi
ro sản phảm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản
diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có
mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không
tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra
nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm, nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm
đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố
định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng lên nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo
thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí cột chặt trong máy móc, nhà
xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi
muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng tiêu thụ. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt
giảm mạnh, thu nhập có thể rơi tự do.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí
của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu sản lượng tiêu thụ sụt giảm,
một công ty có biến phí lớn có thể dễ dàng điều chỉnh được chi phí, ngược lại những
công ty có định phí lớn sẽ phải mất tiền vì không thể cắt giảm chi phí bất biến trong một
thời gian ngắn.
2.4.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động:
Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và
tốc độ tăng doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn
tốc độ tăng doanh thu. Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động một sự thay đổi trong số
lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo
lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, ta sử dụng chỉ tiêu độ nghiêng đòn bẩy
hoạt động(degree of operating leverage - DOL) và công thức tính EBIT theo DOL.
Độ bẩy hoạt động (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của lợi nhuận
hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Do đó:
Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động
DOL
Q
= (1)
phần trăm thay đổi sản lượng
(hoặc doanh thu)
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 8
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 9
EBIT
EBIT
Δ
DOL
Q
=
Q
Q
Δ
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu)
khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó.
Công thức (1) rất cần thiết để định nghĩa và hiểu được độ bẩy hoạt động nhưng rất
khó tính toán trên thực tế do khó thu thập được số liệu EBIT. Để tính được DOL một
cách dễ dàng, ta thực hiện một số biến đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí,
ta có:
EBIT = PQ - (VQ + F) = PQ - VQ - F = Q(P - V) - F
Bởi vì đơn giá bán P và định phí F là cố định nên
Δ
EBIT =
Δ
Q(P - V). Như vậy:
Thay vào công thức (1), ta được:
(2)
Chia tử và mẩu của (2) cho (P - V), công thức (2) có thể viết lại thành:
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 10
Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q. Công thức này chỉ
thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn như xe
hơi hay máy tính. Đối với công ty mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị,
ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu.
Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
(2)
Trong đó S là doanh thu và V là tổng chi phí biến đổi.
Vậy hai công ty có cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu
như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận sẽ tăng lên càng
nhiều. Vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Từ đó cho
thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí
lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi
của doanh thu, sản lượng bán. Như vậy:
Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x Độ bẩy hoạt động
Để đo lường tác động của DOL (đòn bẩy kinh doanh) lên EBIT ta dùng công thức
sau:
EBIT
Q2
= EBIT
Q1
+ (EBIT
Q1
. DOL
Q1
. %UQ)
2.4.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp:
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh
nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một
bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi
hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là 2 yếu tố chính của rủi ro doanh
nghiệp, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu này lên lợi
nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải
là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như doanh
thu và cơ cấu chi phí cố định. Do đó, sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động
với rủi ro doanh nghiệp, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất, tuy
nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận và, do đó
khuếch đại rủi ro doanh nghiệp.
Từ giác độ này, có thể xem đòn bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó
chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản
xuất.
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
2.5. Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính:
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta thử đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về
độ bẩy của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính,
bạn cần biết trước xem sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt
động.
Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Đôi khi biết trước
độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh
thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều
kiện đòn bẩy hoạt động cao bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm
nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ hoạt động.
⇒
Nếu doanh nhgiệp có hệ số độ nghiêng đòn bẩy hoạt động cao thì những thay
đổi nhỏ của doanh số tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ có tác động lớn vào kết quả kinh doanh.
Kết quả kinh doanh tăng rất nhạy trong trường hợp mở rộng bán hàng, nhưng cũng sẽ
giảm rất mạnh nếu có sự sụt giảm mức tiêu thụ.
2.6. Phương thức đo lường rủi ro:
Rủi ro đề cập ở đây là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận kỳ vọng. Một trong những cách đo lường rủi ro là sử dụng phương pháp phân
phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
a) Công thức xác định giá trị EBIT
average
EBIT
average
=
b) Lợi nhuận kỳ vọng được tính như sau:
E(R) =
∑
(
=
n
i
PiRi
1
))((
1=
∑
iP
)
R
i
: lợi nhuận ứng với biến cố i
P
i
: xác suất xảy ra biến cố i
n: số biến cố có thể xảy ra
Từ đó ta thấy, lợi nhuận kỳ vọng cũng chính là trung bình gia quyền của các lợi
nhuận có thể xảy ra với trọng số là xác suất xảy ra từng biến cố.
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn (
σ
). Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai của phương
sai:
Mà ta có phương sai :
( )
1
1
2
2
−
−
=
∑
=
n
EBITEBIT
n
i
averageI
σ
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 11
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
c) Hệ số biến đổi (CV)
Vì trong một số trường hợp, độ lệch chuẩn cho chung ta kết luận không chính xác
khi so sánh rủi ro nếu như quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Để khắc phục điều
này, chúng ta nên sử dụng chỉ tiêu hệ số biến đổi:
CV =
)(RE
σ
2.7. Giải pháp quản lý chi phí :
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được
các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi
phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng
lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
9 Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Khác với các tổ chức không vì lợi nhuận
như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo,...Doanh nghiệp được thành lập với
mục đích thu được lợi nhuận.
Dù cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ yếu của
các doanh nghiệp là chuyển hoá các dạng khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các
dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề tiêu hao các
nguồn lực kinh tế ban đầu của các doanh nghiệp trong kế toán đó được xem là chi phí.
Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích,
biểu hiện bằng tiền.
Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu
được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, kiểm
soát chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.
2.8. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên II:
Tên công ty: công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên II
Tên giao dịch: HA TIEN II CEMENT JOIN STOCK COMPANY
Nhóm ngành: Xi măng
Loại doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tên viết tắt: Hatien2.Co
Mã giao dịch: HT2
Giám đốc: Trần Duy Sơn
Vốn điều lệ: 880.000 triệu đồng
Tương ứng với: 88 triệu cổ phiếu phổ thông
Số lượng nhân viên: 1.400 – Trong đó quản lý, điều hành gián tiếp 200 người
Doanh thu hàng năm: trên 1.000 tỷ
Trụ sở chính: thị trấn Kiên Lương - huyện Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.853004 Fax: 077.853005
Email:
Website: http:// www.xmht2.com
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 12
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Sản phẩm kinh doanh chính: Xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 40, Clinker PC, Các
sản phẩm xi măng, clinker khác ( theo đơn đặt hàng).
Năng lực và dây chuyền thiết bị sản xuất:
-
Dây chuyền sản xuất clinker hệ ướt: công suất ~ 240.000T/năm
-
Dây chuyền sản xuất clinker hệ khô: công suất ~ 900.000T/năm
-
Cụm thiết bị nghiền và đóng bao xi măng tại Kiên Lương: công suất ~
900.000T/năm.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Xi măng Hà Tiên II:
Công ty Xi Măng Hà Tiên II là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tổng công
ty Xi Măng Việt Nam. Trụ sở chính của công ty đóng tại thị trấn Kiên Lương, huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Trước nhu cầu phát triển xây dựng, từ những năm 60 -
thế kỷ 20, chính quyền Sài Gòn đã chọn vùng Hà Tiên, nay là huyện Kiên Lương để xây
dựng nhà máy Xi Măng, vì nơi đây có vùng nguyên liệu khá lý tưởng cho việc sản xuất.
Từ đó Xi Măng Hà Tiên chính thức ra đời. Công ty Xi Măng Hà Tiên được khánh thành
vào năm 1964. Lúc này nhà máy chỉ sản xuất Clinker rồi chuyển về nhà máy Thủ Đức –
Thành phố Hồ Chí Minh nghiền thành Xi Măng sau đó đóng bao và mang thương hiệu
Xi Măng Hà Tiên – nhãn hiệu kỳ lân. Sau khi thống nhất đất nước ( năm 1975 ) Xi
Măng Hà Tiên vẫn tiếp tục được sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp của các cơ quan
quản lý Nhà Nước. Năm 1983, nhà máy Xi Măng Hà Tiên và nhà máy Xi Măng Thủ
Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh được hợp nhất thành nhà máy liên hợp Xi Măng Hà
Tiên.Từ năm 1985, nhà máy được mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp. Đến năm
1991, dây chuyền sản xuất Clinker theo phương pháp khô được hình thành, với công
suất thiết kế 900.000 tấn/năm, do hãng POLYSIUS - Cộng hoà Pháp cung cấp thiết bị.
Tháng 8 năm 1992, hệ thống nghiền và đóng bao Xi Măng tại Kiên Lương đã chính
thức đi vào hoạt động.
Từ ngày 01/01/1993, để việc quản lý điều hành được thuận lợi hơn , nhà máy liên
hợp Xi Măng Hà Tiên được tách thành 2 công ty:
- Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 - đóng tại quận Thủ Đức – TPHCM.
- Công ty Xi Măng Hà Tiên II đóng tại Kiên Lương - Kiên Lương - Kiên Giang.
- Công ty Xi măng Hà Tiên 2 được cổ phần hóa theo quyết định số
25/QĐ_XMVN của tổng công nghiệp Xi măng Việt Nam ngày 14/01/2008: Công ty Xi
Măng Hà Tiên 2 chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56-03-000124 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh
Kiên Giang cấp ngày 01/02/2008. Với công suất bình quân: sản xuất Clinker: 1.200.000
tấn/năm và sản xuất xi măng: 1.000.000 tấn/năm.
- Hiện nay công ty Xi Măng Hà Tiên II đang vận hành ổn định 2 dây chuyền sản
xuất Clinker theo phương pháp ướt và phương pháp khô vượt năng suất thiết kế
1.200.000 tấn Clinker/năm (phẩm chất Clinker đạt chất lượng Pcp50) và 800.000 tấn Xi
Măng các loại.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 13
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thuộc
ngành sản xuất chiến lược quan trọng. Với vị trí địa lý thuận lợi: nằm sát quốc lộ 80,
dọc theo kênh Cái Sắn, gần nguồn nguyên liệu đá vôi dồi dào. Công ty Xi Măng Hà
Tiên II có nhiệm vụ và chức năng:
9
Khai thác lợi thế sẵn có từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, tổ chức sản xuất và kinh
doanh Clinker và Xi Măng, đáp ứng nhu cầu thị trường, phân phối sản phẩm
nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân tỉnh nhà và các tỉnh lân cận (chủ yếu là
các tỉnh ở phía Nam), cung cấp nguyên liệu đầu vào (Clinker) cho các công ty
Xi Măng tại các tỉnh bạn như: Cần Thơ, An Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh,…
9
Xây dựng một công ty có quy trình công nghệ
hiện đại, có công suất cao, chất lượng sản
phẩm hoàn hảo. Đưa sản phẩm của công ty trở
thành sản phẩm đi đầu (trong ngành) tại các
tỉnh phía Nam và không ngừng mở rộng, giữ
vững thị trường tiêu thụ của công ty.
9
Giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu
nhập ổn định và lâu dài từ đó cải thiện và nâng
cao đời sống cho người dân địa phương.
9
Chức năng kinh doanh cơ bản là: sản xuất và
kinh doanh Clinker và Xi Măng: TCVN 6260:1997
- Clinker pooclăng hỗn hợp Cpc50, TC07.11
- Xi măng pooclăng hỗn hợp PCB30–PCB40,
Các sản phẩm Xi Măng đóng gói sẵn của công ty được phân biệt bởi thương hiệu:
“đưa bạn đến sự bền vững”.
Tình hình hoạt động của công ty:
Công ty toạ lạc đúng vào tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào, nơi cư ngụ của các
ngọn núi đá vôi tại phía Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển bền vững
và tập trung nghiên cứu sản phẩm với chất lượng cao, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng. Công ty đã được các cơ quan chứng nhận trong nước và nước
ngoài công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, 5 năm liền (từ năm 2002 đến năm 2006)
được người tiêu dùng bình chọn là
“HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO”.
Bên
cạnh đó, công ty còn đạt một số danh hiệu cao quý như: Huân Chương Lao Động Hạng
ba, danh hiệu Anh Hùng Lao Động (phân xưởng Sản Xuất Chính) trong thời kỳ đổi
mới, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng số: HT 114/1.02.16 TCVN ISO
9001:2000/ISO 9001:2000, giấy chứng nhận sản phẩm số SP 342.04.16 (Xi Măng
POOCLĂNG hỗn hợp PCB40 TCVN 6260:199), phòng Thí Nghiệm – KCS công ty
được VILAS cấp chứng chỉ công nhận TCVN ISO/IEC 17025:2001.
Công ty luôn giải quyết những trở ngại cho những khách hàng trong việc sử dụng
sản phẩm của công ty, luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho tất cả các công trình
đang thi công xây dựng.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 14
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
Công ty được sự quan tâm của Bộ Xây Dựng, của Tổng công ty cổ phần Xi Măng
Việt Nam, của UBND tỉnh, sở tài nguyên và môi trường và các sở ban ngành trong tỉnh;
Sự hỗ trợ của các ngân hàng, sự tín nhiệm của các tổ chức có liên quan. Từ đó, góp
phần thúc đẩy hoạt động của công ty và các chi nhánh phát triển.Với tầm quan trọng
theo cơ chế thị trường hiện nay, công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên II không ngừng nâng
cao uy tín thương hiệu Xi Măng Hà Tiên II trên thị trường với phương châm:
“ Xi măng Hà Tiên II đưa bạn đến sự bền vững”
Từ 1998 đến nay, công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên II đã tập trung:
- Đầu tư hoàn thiện thiết bị sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, đa
dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng
loại của thị trường. Trong năm 2005, công ty đã chế tạo thành công sản phẩm PC
HS
30 –
PC
HS
40 (Xi Măng bền sunphát cao). Ngoài chức năng như những loại xi măng thông
thường, xi măng bền sunphát cao còn rất thích hợp với môi trường vùng sông nước
ĐBSCL – thích nghi tốt với môi trường nước phèn, mặn,…
- Công ty Xi Măng Hà Tiên II cùng các nhà phân phối sản phẩm của mình giữ vững
thị phần trong khu vực và cạnh tranh có hiệu quả với các đối tác.
Nền kinh tế thị trường với hoạt động thương mại sôi động, các giao dịch mua bán
đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Các thành phần kinh tế tham gia vào môi trường này
để kinh doanh và sinh lời ngày càng nhiều. Vì thế, các công ty không ngừng cạnh tranh
với nhau để tìm lấy các cơ hội trong kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh chính của công
ty là các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh Xi Măng tại ngay địa
bàn Kiên Lương ( xi măng Holcim, xi măng Kiên Giang, xi măng cá sấu…) và các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng ở các tỉnh phía Nam. Theo dự báo, nhu cầu
xi măng trong thời gian tới ở trong nước cũng như trên Thế Giới vẫn có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, do chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư Nước ngoài của Nhà Nước,
các công ty, trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, trung tâm thương mại, giải trí,… được
mọc lên ở khắp nơi. Vì vậy, đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường. Nắm
bắt và tận dụng được những lợi thế hiện có, công ty không ngừng tung sản phẩm của
mình ra thị trường ngày càng nhiều hơn. Qua các năm doanh số bán liên tục tăng lên và
vượt chỉ tiêu Tổng công ty giao cũng như vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Năm
2008, doanh số bán hàng của công ty đạt 1 258 897 triệu đồng, tăng 17, 1% so với năm
2007 và tăng 22,5% so với năm 2006. Công ty đã thực hiện hoàn thành về doanh số bán
hàng đạt chỉ tiêu Tổng công ty giao. Công ty đang nghiên cứu triển khai 2 dự án lớn và
tiếp tục hoàn thiện, tập trung đổi mới công nghệ để giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản
phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn cũng như để đạt mục tiêu
cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 15
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 16
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, có chức năng
tham mưu giúp thủ trưởng đi trước đón đầu trong tình hình kinh tế hiện nay. Cho tới
thời điểm này, toàn công ty có hơn 1410 công nhân viên.
Cơ cấu quản lý của công ty theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Công ty bao
gồm các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng, các trạm giao dịch (8 trạm giao dịch) và các
phân xưởng của công ty. Các bộ phận được quyền chủ động trong phạm vi chức năng
mà bộ phận đó đảm nhiệm, đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi.
Ban Giám Đốc của công ty bao gồm Giám Đốc và 4 phó Giám Đốc
chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Tổng công ty Xi Măng Việt Nam, sau đó chỉ đạo trực tiếp đến các phòng
nghiệp vụ và các chi nhánh trực thuộc.