Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



MAI ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG MỘT SỐ CỔ PHIẾU
NGÂN HÀNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ HNX

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP






Long Xuyên, tháng 05 năm 2010


ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



Khóa Luận Tốt Nghiệp


ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG MỘT SỐ CỔ PHIẾU
NGÂN HÀNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ HNX






Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: Mai Đức Anh
Lớp: DH7QT MSSV: DQT062162
Người Hướng Dẫn: Ths. Đặng Hùng Vũ


Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG


Người hướng dẫn : Ths. Đặng Hùng Vũ
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)





Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)





Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)






Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……

Lời cảm ơn
Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học là một niềm hạnh phúc của bản thân
tôi. Trong bốn năm học ấy, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn và hạnh phúc hơn
bởi vì tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của tất cả mọi
người.
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh là ngôi nhà thứ hai đã truyền niềm tin và sức
mạnh cho tôi bởi vì ở ngôi nhà ấy tôi luôn nhận được sự quan tâm của các Thầy, Cô
và bạn bè. Hôm nay, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chuẩn bị rời xa giảng
đường đại học và ngôi nhà yêu quý, lòng tôi cảm thấy xốn xang. Một nỗi niềm khó
tả và khó có thể diễn đạt thành lời.
Sau bao ngày miệt mài với việc học, tôi đã bước đầu đạt được những thành quả mà
bản thân tôi đề ra. Tôi xin chia sẻ niềm hạnh phúc ấy đến với tất cả mọi người thân
yêu của tôi. Xin cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đặng Hùng Vũ đã nhiệt
tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Song song với đó, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, Cô của Khoa

Kinh Tế - Quản trị kinh doanh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức nền tảng để tôi
có thể vững bước vào đời. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị của
Đại lý nhận lệnh chứng khoán KimEng đã giúp tôi có thêm những kiến thức thực tế.
Và hơn thế nữa, lòng biết ơn chân thành xin gửi đến gia đình và những người bạn
của tôi đã cùng tôi trải qua thời sinh viên.
Trước khi rời xa giảng đường đại học, tôi xin chúc tất cả mọi người luôn luôn hạnh
phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Chúc cho tất cả các em sinh
viên khóa sau sẽ hoàn thành tốt chương trình đại học và cao hơn thế nữa.
Sinh viên
Mai Đức Anh








Tóm tắt
Cổ phiếu ngân hàng được xem là những cổ phiếu thượng hạng và là những cổ phiếu
chủ chốt của thị trường. Trong năm 2006 – 2007 thì các cổ phiếu ngân hàng là
những cổ phiếu được ưa chuộng nhất. Nhưng năm 2008 – 2009 là năm đánh dấu sự
tụt dốc của các cổ phiếu ngân hàng. Mặc dù các các ngân hàng vẫn duy trì được tốc
độ phát triển và gia tăng lợi nhuận.
Để có thể nhận định về triển vọng của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới cũng
như đánh giá được tiềm năng và triển vọng của các cổ phiếu ngân hàng thì việc
“Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX”
là cần thiết.
Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngân hàng được thực hiện thông qua việc phân
tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường nội bộ và phân tích kỹ

thuật.
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đang
trong giai đoạn phục hồi. Chính sách tiền tệ nới lỏng được chính phủ áp dụng và lãi
suất cơ bản được điều chỉnh tăng đã mở ra một triển vọng mới cho ngành ngân hàng
trong năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ vẫn quy định mức tăng trưởng tín dụng làm
cho các ngân hàng phải hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2010.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn là ngành triển vọng ở Việt Nam khi số lượng ngân
hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều và số lượng ngân hàng TMCP cũng
đang có xu hướng tăng lên. Tuy áp lực cạnh tranh có tăng lên nhưng điều này đã
chứng tỏ ngành ngân hàng rất có triển vọng phát triển.
Chính áp lực cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải gia tăng nội lực để đảm bảo
sức cạnh tranh. Cả 6 ngân hàng đã niêm yết đều cho thấy năng lực phát triển cũng
như sức mạnh về tài chính, dịch vụ…của mình. Những yếu tố nội bộ đang củng cố
niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng phát triển của cả 6 ngân hàng.
Không chỉ việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường nội
bộ mới cho nhà đầu tư thấy triển vọng cũng như tiềm năng phát triển của 6 ngân
hàng đã niêm yết mà việc phân tích kỹ thuật cũng thể hiện triển vọng của 6 cổ phiếu
này. Các biểu đồ kỹ thuật đều xuất hiện dấu hiện mua vào những cổ phiếu này.
Những cổ phiếu này sẽ ít biến động trong tương lai do dãy Bollinger có xu hướng
hẹp lại và chúng phù hợp với việc đầu tư dài hạn hơn là đầu tư ngắn hạn.
Tóm lại, cả 6 cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết đều có những triển vọng phát triển
riêng. Việc lựa chọn cổ phiếu nào vào danh mục đầu tư, điều đó tùy thuộc vào tâm
lý nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đề tài cũng khó tránh khỏi những sai sót về mặt số liệu, chỉ số trung bình
ngành và những nhận định mang tính chủ quan.

Mục lục
Chương 1: Giới thiệu ..................................................................................................1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
1.5 Ý nghĩa ..............................................................................................................3
1.6 Cấu trúc của khóa luận .....................................................................................3
Chương 2: Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
2.1 Tổng quan về cổ phiếu ......................................................................................5
2.1.1 Khái niệm cổ phiếu..................................................................................... 5
2.1.2 Đặc điểm cổ phiếu ......................................................................................5
2.1.3 Các loại cổ phiếu ........................................................................................5
2.1.3.1 Cổ phiếu ưu đãi.................................................................................... 5
2.1.3.2 Cổ phiếu thường ...................................................................................6
2.1.4 Các loại giá cổ phiếu ..................................................................................7
2.2 Các khái niệm liên quan đến ngân hàng ...........................................................7
2.2.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại .............................................................7
2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại .......................................................7
2.2.3 Phân loại ngân hàng thương mại ................................................................7
2.3 Phân tích cơ bản................................................................................................ 8
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô ........................................................................8
2.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ..............................................................10
2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ .....................................................................12
2.3.4 Phân tích kỹ thuật .....................................................................................17
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ........................................................................18
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................18
3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .........................................................19
3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 19
3.4 Tiến độ thực hiện ............................................................................................20
Chương 4: Tổng quan về các ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX ..........21
4.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .............................21
4.1.1 Giới thiệu Vietinbank............................................................................... 21
4.1.2 Các hoạt động chính của Vietinbank ........................................................22

-i-

4.1.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank .......22
4.1.4 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank ................................................................ 23
4.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ........................25
4.2.1 Giới thiệu Eximbank ................................................................................25
4.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Eximbank.................................................... 25
4.2.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank .........26
4.2.4 Cơ cấu tổ chức của Eximbank ..................................................................27
4.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ..................................28
4.3.1 Giới thiệu Sacombank ..............................................................................28
4.3.2 Ngành nghề kinh doanh của Sacombank ................................................. 28
4.3.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank....... 29
4.3.4 Cơ cấu tổ chức của Sacombank................................................................ 30
4.4 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam........................... 31
4.4.1 Giới thiệu Vietcombank ........................................................................... 31
4.4.2 Ngành nghề kinh doanh của Vietcombank .............................................. 31
4.4.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank.... 32
4.4.4 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank............................................................. 33
4.5 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu....................................................... 34
4.5.1 Giới thiệu ACB......................................................................................... 34
4.5.2 Ngành nghề kinh doanh của ACB............................................................ 34
4.5.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của ACB................. 35
4.5.4 Cơ cấu tổ chức của ACB.......................................................................... 36
4.6 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ...................................... 37
4.6.1 Giới thiệu SHB......................................................................................... 37
4.6.2 Ngành nghề kinh doanh của SHB ............................................................ 37
4.6.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB ................. 38
4.6.4 Cơ cấu tổ chức của SHB .......................................................................... 39
4.7 So sánh quy mô của các ngân hàng TMCP đã niêm yết................................. 39

Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................... 41
5.1 Yếu tố kinh tế.................................................................................................. 41
5.2 Yếu tố chính trị - pháp luật............................................................................. 44
5.3 Yếu tố văn hóa – xã hội .................................................................................. 45
5.4 Yếu tố công nghệ............................................................................................ 45
5.5 Yếu tố nhân khẩu học ..................................................................................... 46
-ii-

5.6 Yếu tố tự nhiên ............................................................................................... 47
5.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE................................................... 47
Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp............................................................ 52
6.1 Khách hàng ..................................................................................................... 52
6.2 Đối thủ cạnh tranh........................................................................................... 54
6.3 Nhà cung cấp .................................................................................................. 60
6.4 Sản phẩm thay thế........................................................................................... 61
6.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.............................................................................. 62
Chương 7: Phân tích môi trường nội bộ................................................................... 64
7.1 Các hoạt động chủ yếu.................................................................................... 64
7.1.1 Hậu cần đầu vào ....................................................................................... 64
7.1.2 Vận hành................................................................................................... 65
7.1.3 Hậu cần đầu ra.......................................................................................... 68
7.1.4 Marketing và bán hàng............................................................................. 68
7.1.5 Dịch vụ ..................................................................................................... 71
7.2 Các hoạt động hỗ trợ....................................................................................... 72
7.2.1 Thu mua.................................................................................................... 72
7.2.2. Phát triển công nghệ................................................................................ 73
7.2.3 Nhân sự..................................................................................................... 74
7.2.4 Tài chính................................................................................................... 76
7.2.4.1 Các tỷ số tài chính.............................................................................. 76
7.2.4.2 Cấu trúc vốn các ngân hàng đã niêm yết và các loại đòn bẩy ........... 82

7.2.5 Hệ quản trị và hệ thống thông tin............................................................. 85
7.2.6 Cơ sở hạ tầng............................................................................................ 85
7.2.7 Đánh giá các ngân hàng............................................................................ 86
7.2.8 Ma trận đánh giá môi trường nội bộ - IFE ............................................... 87
Chương 8: Phân tích kỹ thuật................................................................................... 90
8.1 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của CTG ............................................. 90
8.2 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của EIB............................................... 92
8.3 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của STB .............................................. 93
8.4 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của VCB ............................................. 95
8.5 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của ACB ............................................. 96
8.6 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của SHB.............................................. 98
8.7 So sánh sự biến động của cổ phiếu ngân hàng trong cùng nhóm................... 99
-iii-

Chương 9: Kết luận................................................................................................ 101
9.1 Kết luận......................................................................................................... 101
9.2 Hạn chế của đề tài......................................................................................... 102
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 103
Phụ lục 1: Danh mục cổ phiếu ngân hàng.............................................................. 106
Phụ lục 2: Dàn bài thảo luận .................................................................................. 108
Phụ lục 3.1: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam........... 109
Phụ lục 3.2: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...... 110
Phụ lục 3.3: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín................. 111
Phụ lục 3.4: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.......... 112
Phụ lục 3.5: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Á Châu...................................... 113
Phụ lục 3.6: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ..................... 114
Phụ lục 4.1: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank ...............................115
Phụ lục 4.2: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Eximbank.................................116
Phụ lục 4.3: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Sacombank ..............................117
Phụ lục 4.4: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Vietcombank ...........................118

Phụ lục 4.5: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng ACB ........................................119
Phụ lục 4.6: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng SHB ........................................120
Phụ lục 5: Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đã niêm yết..........................120











-iv-

Danh mục hình
Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E. Porter............................................. 11
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ................................................................. 12
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 19
Hình 3.2 Tiến độ thực hiện ...................................................................................... 20
Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông Vietinbank....................................................................... 22
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank ................................................................. 23
Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank ..................................................... 24
Hình 4.4 Cơ cấu cổ đông của Eximbank.................................................................. 26
Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank................................................................... 27
Hình 4.6 Cơ cấu cổ đông của Sacombank ............................................................... 29
Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức Sacombank....................................................................... 30
Hình 4.8 Cơ cấu cổ đông Vietcombank................................................................... 32
Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank ............................................................. 33

Hình 4.10 Cơ cấu cổ đông của ACB........................................................................ 35
Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB......................................................................... 36
Hình 4.12 Cơ cấu cổ đông của SHB ........................................................................ 38
Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB ......................................................................... 39
Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết............................................. 66
Hình 8.1 Biểu đồ biến động của CTG...................................................................... 90
Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE.................................... 91
Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB ....................................................................... 92
Hình 8.4 So sánh xu hướng biến động của EIB với HOSE ..................................... 93
Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB ...................................................................... 93
Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE .................................... 94
Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB ..................................................................... 95
Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE ................................... 96
Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB ..................................................................... 97
Hình 8.10 So sánh xu hướng biến động của ACB với HNX ................................... 97
Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB.................................................................... 98
Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX.................................... 99
Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng...................... 99


-v-

Danh mục bảng
Bảng 1.1 Các mã chứng khoán đã niêm yết............................................................... 2
Bảng 3.1 Cách thu thập dữ liệu................................................................................ 18
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietinbank ................................... 23
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động qua các năm của Eximbank..................................... 26
Bảng 4.3 Tình hình hoạt động qua các năm của Sacombank .................................. 29
Bảng 4.4 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietcombank ............................... 32
Bảng 4.5 Tình hình hoạt động qua các năm của ACB............................................. 35

Bảng 4.6 Tình hình hoạt động qua các năm của SHB ............................................. 38
Bảng 4.7 So sánh quy mô của các ngân hàng TMCP đã niêm yết .......................... 40
Bảng 5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của các ngân hàng đã niêm yết... 48
Bảng 6.1 Nhóm các ngân hàng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam................ 55
Bảng 7.1 Vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 ........................................ 65
Bảng 7.2 Nhóm các tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX
trong năm 2009 ........................................................................................................ 77
Bảng 7.3 Cấu trúc vốn của các ngân hàng đã niêm yết ........................................... 83
Bảng 7.4 Độ nghiêng của các loại đòn bẩy.............................................................. 83
Bảng 7.5 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của các ngân hàng đã niêm yết ........ 88











-vi-

-vii-
Danh mục từ viết tắt
ACB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu/ACB
CTG: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam/Vietinbank
DOL: Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
DFL: Độ nghiêng đòn bẩy tài chính
DTL: Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp

EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay
EIB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam/Eximbank
EFE: Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài
EMA: Đường trung bình động chậm
EPS: Thu nhập mỗi cổ phần
IFE: Ma trận đánh giá môi trường bên trong
HOSE: Sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sàn giao dịch Hà Nội
MACD: Đường trung bình động nhanh
ROA: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu
ROE: Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần
ROS: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu
RSI: Sức mạnh tăng trưởng
SHB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội/SHB
STB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín/Sacombank
TMCP: Thương mại cổ phần
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VCB: Cổ phiếu ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam/Vietcombank










Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Chương 1: Giới thiệu

1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Năm 2008 là năm đánh dấu sự bất ổn của nền kinh tế thế giới với những biến động
khó lường như khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên
thế giới đã làm cho giá dầu thô, giá hàng hóa tăng mạnh. Điều đó đã làm cho giá
của hầu hết các mặt hàng trong nước tăng mạnh. Tình hình khủng hoảng kinh tế thế
giới đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng lâm vào tình
trạng khó khăn. Trước tình hình đó các định chế tài chính trung gian đặc biệt là các
ngân hàng cũng có những dấu hiệu suy giảm trong việc huy động và cho vay.
Những bất ổn của năm 2008 vẫn còn kéo dài đến năm 2009, tình hình này làm cho
các ngân hàng không dám đặt mục tiêu lợi nhuận cao và hoạt động kinh doanh cũng
gặp khó khăn khi Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản ở mức 7%.
Tuy tình hình hoạt động không mấy khả quan nhưng các cổ phiếu ngân hàng vẫn là
những cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư. Các cổ phiếu ngân hàng được xem là những cổ
phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn với giá trị 160.540 tỷ đồng, chiếm 27,2% giá
trị vốn hóa toàn thị trường.
Các cổ phiếu ngân hàng đã từng chinh phục nhà đầu tư với vị trí là cổ phiếu được
ưa chuộng nhất năm 2006 – 2007. Nhưng các cổ phiếu ngân hàng đã để tụt dốc
trong hai năm liên tiếp. Tuy nhiên, nhà đầu tư yêu thích cổ phiếu ngân hàng vẫn lạc
quan với tình hình hiện tại và hy vọng một viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai.
Năm 2010, tình hình kinh tế các nước trên thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu
phục hồi và trên đà tăng trưởng trở lại như Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trên
9%, Ấn Độ là 7%, Việt Nam và Inđônêxia là 5%. Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản của
Việt Nam được điều chỉnh tăng lên 8% làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng trở nên khả quan hơn. Từ đó làm cho giá cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại
và mở ra một triển vọng mới.
Tuy nhiên để đánh giá đúng triển vọng của các cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần
phân tích trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Từ thực tế trên, đề tài “Đánh giá triển
vọng một số cổ phiếu ngành ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX” là đề tài
có ý nghĩa thiết thực, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ đem lại những thông tin hữu ích
cho nhà đầu tư. Do vậy, nghiên cứu này đặt ra các mục tiêu sau:
SVTH: Mai Đức Anh -1-
• Đánh giá triển vọng ngành ngân hàng và cổ phiếu ngành ngân hàng trong năm
2010.
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
• Dự báo xu hướng biến động của cổ phiếu ngành ngân hàng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tính đến tháng 10 năm 2009, thị trường Việt nam có tổng cộng 48 ngân hàng trong
đó có 03 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần và
05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có khoảng 31 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài…
Do số lượng mã chứng khoán ngân hàng khá nhiều nên đề tài này chủ yếu tập trung
nghiên cứu các cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX với 6 mã
chứng khoán đã được niêm yết gồm:
Bảng 1.1 Các mã chứng khoán đã niêm yết
Mã chứng khoán Tên ngân hàng Sàn giao dịch
CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam HOSE
EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam HOSE
STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín HOSE
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam HOSE
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu HNX
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội HNX
Bên cạnh đó, đề tài sẽ sử dụng thêm những mã chứng khoán ngân hàng chưa được
niêm yết để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về ngành ngân hàng.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thu thập chủ yếu gồm các dữ liệu thứ cấp như các báo cáo tài chính, các bản
cáo bạch, các bài viết về ngân hàng, các tin tức văn bản có liên quan đến ngân hàng
được thu thập từ báo chí và internet. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các dữ liệu sơ
cấp gồm những nhận định, ý kiến đánh giá của các chuyên gia chứng khoán. Các ý
kiến này được sử dụng vào việc phân tích ma trận đánh giá môi trường bên ngoài
EFE và ma trận đánh giá môi trường nội bộ IFE.
 Phương phân phân tích dữ liệu:
Sau khi hoàn tất việc xử lý dữ liệu, dữ liệu sẽ được thống kê theo từng mục như
thống kê theo các chỉ tiêu tài chính, các dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng...
SVTH: Mai Đức Anh -2-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Cuối cùng là sử dụng những dữ liệu đã thống kê để phân tích, so sánh thông qua các
công cụ hỗ trợ như excel và phần mềm Metastock. Đề tài phân tích theo hai hướng:
phân tích cơ bản (phân tích theo mô hình top – down) và phân tích kỹ thuật (phân
tích theo các biểu đồ, các chỉ báo). So sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các cổ phiếu
ngân hàng với nhau và so sánh biến động của chúng với biến động của chỉ số thị
trường.
1.5

Ý nghĩa
Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng đem lại hai ý nghĩa lớn:
Đối với nhà đầu tư: cung cấp thông tin cho nhà đầu tư để nhà đầu tư đưa ra quyết
định lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình.
Đối với bản thân: bồi dưỡng thêm kiến thức về lĩnh vực chứng khoán và các kiến
thức có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
1.6

Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 9 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chủ yếu của chương này tập trung nêu lên cơ sở hình thành
đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ
làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương này giới thiệu tổng quan về cổ phiếu, các mô
hình trong phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày sâu các phương
pháp dùng để thực hiện nghiên cứu (đã trình bày tóm lược ở chương 1).
Chương 4: Tổng quan về các ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX.
Chương này sẽ tập trung khái quát những nét cơ bản về các ngân hàng, giúp người
đọc hình dung được quy mô của các ngân hàng cũng như tình hình hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng này.
Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô. Thông qua việc phân tích những tác động
của các môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến tình hình hoạt
động của ngành ngân hàng để từ đó tìm ra các cơ hội, đe dọa đối với ngành ngân
hàng, cổ phiếu ngân hàng, dự báo xu hướng phát triển ngành trong tương lai.
Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp. Chương này sẽ tập trung nghiên cứu
các vấn đề xung quanh môi trường tác nghiệp để nhà đầu tư có thể hình dung toàn
cảnh ngành ngân hàng, nhận biết được những yếu tố đặc tính kinh tế tác động đến
quy mô ngành để từ đó đi đến kết luận về triển vọng ngành.
SVTH: Mai Đức Anh -3-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Chương 7: Phân tích môi trường nội bộ. Thông qua việc so sánh chuỗi giá trị
giữa các ngân hàng với nhau để đánh giá tiềm năng phát triển của các ngân hàng và
tìm được những cổ phiếu sáng giá trong ngành.
Chương 8: Phân tích kỹ thuật. Các chỉ tiêu dự báo như mức trung bình động, sức
mạnh tăng trưởng, dãy Bolliger...sẽ giúp nhà đầu tư hình dung sự biến động của các
cổ phiếu ngân hàng và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
Chương 9: Kết luận. Từ những kết quả đã phân tích ở các chương trước. Chương

này sẽ tổng kết lại và đưa ra những kết luận về triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng
cũng như xu hướng biến động trong tương lai.




















SVTH: Mai Đức Anh -4-

Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương trước đã giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, đối tượng, mục
tiêu, phương pháp nghiên cứu…Chương này sẽ giới thiệu về những cơ sở lý thuyết
về cổ phiếu, ngân hàng, các mô hình trong phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

2.1 Tổng quan về cổ phiếu
2.1.1 Khái niệm cổ phiếu
Theo điều 85 của Luật Doanh Nghiệp năm 2005: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty
phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của
công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên”.
2.1.2 Đặc điểm cổ phiếu
Cổ phiếu là một tờ giấy hoặc một bút toán chứng nhận góp vốn vào một công ty cổ
phần nên cổ phiếu không có thời gian hoàn vốn. Và cổ phiếu chỉ có giá trị khi công
ty đó còn hoạt động kinh doanh.
Cổ tức của cổ phần thường phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty và tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào quyết định chi trả cổ tức được thông qua tại
cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đề xuất của Ban giám đốc
(ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi được trả lãi hàng kỳ).
Khi công ty phá sản thì cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông là người cuối cùng
được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý sau khi đã trả các khoản phải trả như
thuế, lương, tiền vốn và lãi trái phiếu…
Giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng hiệu quả kinh doanh của
công ty và triển vọng phát triển của công ty qua đánh giá của nhà đầu tư là nhân tố
cơ bản nhất.
2.1.3 Các loại cổ phiếu
Cổ phiếu được chia làm hai loại: cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.
2.1.3.1 Cổ phiếu ưu đãi
 Cổ phiếu ưu đãi tích lũy/không tích lũy: nếu công ty năm nay không đủ lợi nhuận
để chia cho cổ phần ưu đãi thì phần cổ tức cho cổ phần ưu đãi còn thiếu được tích
lũy tính cho kỳ sau.
 Cổ phiếu ưu đãi có chia phần: ngoài khoản cổ tức cố định nếu hoạt động tốt,
công ty có thể chia thêm cổ tức.
 Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần thường sau một thời gian nhất định.
SVTH: Mai Đức Anh -5-
Lớp: DH7QT

Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
 Cổ phiếu ưu đãi chuộc lại: nhà phát hành có thể mua lại cổ phần ưu đãi loại này
nếu cần thiết.
Theo điều 81, 82. 83 của Luật Doanh Nghiệp thì cổ phiếu ưu đãi có thể chia thành:

 Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có quyền biểu quyết cao hơn cổ phiếu
thướng. Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được quy định
trong điều lệ của công ty.
 Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là loại cổ phiếu nhận được cổ tức cao hơn cổ phần
thường và mức cố định hàng năm.
 Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là loại cổ phiếu hoàn lại vốn bất kỳ khi nhà đầu tư yêu
cầu.
2.1.3.2 Cổ phiếu thường
Phân chia theo quyền bầu cử và cổ tức thì cổ phiếu thường bao gồm:

 Cổ phiếu thường loại A: được phát hành ra công chúng, hưởng cổ tức và không
có quyền bầu cử.
 Cổ phiếu thường loại B: cổ phiếu của sáng lập viên, được bầu cử nhưng được
hưởng cổ tức khi công ty đạt đến giai đoạn tăng trưởng nhất định.
 Cổ phiếu thường có gộp lãi: cổ đông không nhận cổ tức bằng tiền mặt mà nhận
bằng cổ phiếu mới phát hành.
Phân chia theo đặc điểm công ty thì:

 Cổ phiếu “thượng hạng” chủ yếu là cổ phiếu của công ty lớn, có danh tiếng và
phát triển lâu đời.
 Cổ phiếu tăng trưởng: là loại cổ phiếu do công ty trong giai đoạn tăng trưởng
phát hành.
 Cổ phiếu thu nhập: là loại cổ phiếu do các công ty công cộng và một số công ty
lâu năm phát hành, mang lại cổ tức cao cho cổ đông nắm giữ.
 Cổ phiếu chu kỳ: là loại cổ phiếu do những công ty hoạt động ở những ngành mà

sự tăng trưởng biến đổi theo chu kỳ.
 Cổ phiếu theo mùa: là cổ phiếu do các công ty hoạt động theo mùa vụ nhất định
trong năm phát hành.



SVTH: Mai Đức Anh -6-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
2.1.4 Các loại giá cổ phiếu
 Mệnh giá (Par – value): giá trị trên giấy chứng nhận cổ phiếu.



=
Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành
Số lượngcổ phiếu đăng ký phát hành
 Thư giá: giá cổ phiếu tính theo giá trị sổ sách.
 Giá trị thực chất hay nội giá: giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
 Thị giá: giá cổ phiếu được mua bán trên thị trường vào một thời điểm nhất định.
2.2 Các khái niệm liên quan đến ngân hàng
2.2.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thơng qua vào ngày 12 tháng 12 năm
1997, định nghĩa ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một
loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động khác có liên quan”.
Bên cạnh đó, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xun là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn”.

2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) thì Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản:
• Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh
tốn giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
• Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối
tiền tệ cho nền kinh tế.
• Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo
ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
2.2.3 Phân loại ngân hàng thương mại
1

Dựa theo hình thức sở hữu thì ngân hàng thương mại được chia thành 4 loại:
 Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu
tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu
kinh tế Nhà nước.

1
Nguyễn Minh Kiều. 2006. Chương 5 “Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại”
trong Tiền tệ ngân hàng. Đại học Kinh tế TPHCM. Nhà xuất bản Thống kê
SVTH: Mai Đức Anh -7-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
 Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới
hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng,
tổ chức khác và cá nhân cũng góp vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
 Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt
Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là
một pháp nhân hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan
đến pháp luật.
 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước

ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ
và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền
và nghĩa vụ do pháp luật Việt nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở chi
nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
Dựa vào chiến lược kinh doanh thì ngân hàng thương mại được phân thành 3 loại:

 Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ đối tượng
khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
 Ngân hàng bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân.
 Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân.
Dựa vào quan hệ tổ chức thì ngân hàng thương mại có 3 hình thức:

Ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch. Ngân
hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi cung cấp đầy đủ hơn các
dịch vụ ngân hàng trong khi đó ngân hàng chi nhánh và phòng giao dịch nhỏ hơn và
cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ
bản như huy động vốn, thanh toán và cho vay.
2.3 Phân tích cơ bản
Nhà đầu tư thông thường tiến hành phân tích cơ bản theo mô hình top – down bao
gồm các nhân tố vĩ mô đến các nhân tố vi mô.
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Các yếu tố trong môi trường vĩ mô là những nhân tố khách quan tác động đến
doanh nghiệp và có ảnh hưởng dài lâu đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp hầu như
không thể kiểm soát được mà phải phụ thuộc vào nó.
SVTH: Mai Đức Anh -8-
Tùy theo từng ngành nghề mà mức độ và tính chất tác động của từng yếu tố khác
nhau. Sự thay đổi của từng yếu tố này làm thay đổi môi trường và cục diện cạnh
tranh.

Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp là:
 Yếu tố kinh tế: những nhân tố kinh tế như giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, chính sách tài chính, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng…tác động đến
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Yếu tố văn hóa, xã hội: những nhân tố như giai tầng xã hội, nghề nghiệp, nền
văn hóa, giai tầng xã hội…cũng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Yếu tố chính trị, pháp luật: những nhân tố như quy định cạnh tranh, luật thuế,
chính sách ưu đãi, mức ổn định chính trị…tác động đến cục diện cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp.
 Yếu tố công nghệ: các nhân tố như chuyển giao công nghệ mới, xu hướng tự
động hóa, mức chi ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu phát triển…ảnh hưởng đến
quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc chạy đua chiếm lĩnh thị
trường.
 Yếu tố nhân khẩu học: các nhân tố như đô thị hóa, tuổi, phân phối thu nhập, tỷ
lệ tăng dân số…tác động đến quá trình kinh doanh, cung cấp sản phẩm – dịch vụ
của doanh nghiệp.
 Yếu tố tự nhiên: những nhân tố như ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt năng
lượng, điều kiện địa lý…ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và tái đầu tư của doanh
nghiệp.
Các yếu tố trong môi trường vĩ mô không phải lúc nào cũng đầy đủ, tùy theo từng
ngành nghề kinh doanh. Việc các nhân tố tác động mạnh hay yếu điều đó phụ thuộc
vào khả năng ứng phó của doanh nghiệp.
Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và đánh
giá tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô để từ đó dự báo những tình huống
có khả năng xảy ra trong tương lai. Qua đó ta sẽ nhận thấy những cơ hội và đe dọa
có thể đến với cho doanh nghiệp.
Cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE matrix)

2
:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hay ma trận EFE (External Factors
Environment matrix) giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Việc phát triển một ma trận EFE gồm 5
bước:

2
Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Chiến lược kinh doanh. Tài liệu giảng dạy. Đại học An Giang
SVTH: Mai Đức Anh -9-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bước 1: Lập danh mục các cơ hội và đe dọa chủ yếu, có vai trò quyết định đối
với sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành.
Bước 2: Xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố (trọng số). Tầm quan trọng của
mỗi yếu tố được cho điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Điểm
trọng số càng cao chứng tỏ yếu tố càng có tác động lớn đối với sự thành công của
các doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0. Như vậy
sự phân loại dựa trên cơ sở ngành.
Bước 3: Đánh giá khả năng phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội, đe
dọa. Khả năng đối phó của doanh nghiệp đối với mỗi cơ hội, đe dọa được cho điểm
từ 1 đến 4. Trong đó, 4 = phản ứng tốt, 3 = khá tốt, 2 = khá yếu và 1 = rất yếu (đây
là thang điểm chẵn, không có điểm trung bình). Điểm khả năng phản ứng dựa trên
năng lực của doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định điểm có trọng số. Với mỗi cơ hội, đe dọa, ta nhân tầm quan
trọng của nó với số điểm đánh giá khả năng phản ứng của doanh nghiệp (bước 2 x
bước 3) để xác định điểm có trọng số.
Bước 5: Xác định tổng điểm. Cộng điểm có trọng số của tất cả các biến số để xác
định tổng điểm có trọng số của tổ chức.
Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng điểm có trọng số cao nhất mà một doanh

nghiệp có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng điểm có trọng số
là 4,0 cho thấy doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh
hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài lên doanh nghiệp.
2.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp còn gọi là môi trường ngành hay môi trường cạnh tranh được
xác định đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể và gắn trực tiếp với từng doanh
nghiệp trong ngành.
Do môi trường tác nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một
ngành kinh doanh nên các công ty cần phải phân tích các ảnh hưởng của nó. Việc
làm này được gọi là phân tích cấu trúc ngành kinh doanh.
Trong phân tích cấu trúc ngành kinh doanh, các nhà phân tích thường áp dụng mô
hình Năm tác lực của Micheal E. Porter để phân tích. Theo mô hình này thì 5 yếu tố
cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh gồm: đối thủ cạnh tranh, người mua, người
cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.



SVTH: Mai Đức Anh -10-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

Các đối thủ tiềm ẩn

SVTH: Mai Đức Anh -11-


Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành

Sự tranh đua giữa các

doanh nghiệp hiện có
trong ngành










Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E. Porter
 Đối thủ cạnh tranh: áp lực gây ra từ đối thủ cạnh tranh luôn là loại áp lực
thường xuyên, luôn tác động đến các công ty hiện tại trong ngành. Việc phân tích
đối thủ cạnh tranh giúp cho các công ty nhìn nhận được đối thủ chủ yếu và thứ yếu.
Từ đó giúp công ty đề ra chiến lược phát triển trong tương lai.
Khi số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường càng nhiều đặc biệt là những ngành
hấp dẫn có tốc độ tăng trưởng ngành tốt, dễ dàng gia nhập và rút khỏi ngành sẽ làm
cho thị trường cạnh tranh gay gắt. Nhưng điều đó chứng tỏ ngành hiện tại rất hấp
dẫn.
 Khách hàng: là một phần không thể thiếu, quyết định sự thành bại của các công
ty. Khi số lượng người mua càng lớn (dung lượng thị trường lớn) làm cho các
doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng khi người mua gần
như độc quyền, chiếm ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống. Vì
thế, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng sẽ giúp cho
các công ty có ưu thế trong ngành hơn và vươn lên dẫn đầu ngành.
 Nhà cung cấp: Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Khi nhà cung cấp có quyền lực nhiều, họ sẽ làm giảm lợi nhuận các công ty thông
qua việc gây sức ép về giá. Trong nhiều ngành, chính phủ đóng vai trò nhà cung

ứng hoặc khách hàng của doanh nghiệp trong ngành nên có thể ảnh hưởng cuộc
cạnh tranh trong ngành.
Người
mua
Người
cung cấp
Sức ép
Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ
thay thế
Nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh mới
Sức ép
Sản phẩm thay thế
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Họ có thể làm giảm lợi nhuận của công ty trong
ngành thông qua việc họ đưa vào sử dụng những nguồn lực mới có ưu thế về khoa
học, công nghệ với mong muốn giành thị phần và các nguồn lực cần thiết. Vì thế,
việc xác định các rào cản xâm nhập ngành là việc cần thiết nhằm bảo vệ các công ty
hiện tại trong ngành.
 Sản phẩm thay thế: là các sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm cùng
ngành tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu khách hàng. Các sản
phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành và tạo sự cạnh tranh trên
thị trường đặc biệt là sự cạnh tranh về giá và các dịch vụ khách hàng.
2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ
Việc phân tích môi trường nội bộ chủ yếu thông qua việc phân tích chuỗi giá trị
của các doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành sẽ có chuỗi giá trị
khác nhau. Việc so sánh các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp
doanh nghiệp tìm ra các lợi thế cũng như điểm yếu của doanh nghiệp.











Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Hậu cần
đầu vào
Vận
hành
Hậu cần
đầu ra
Marketing
& bán hàng
Dịch vụ
khách hàng



Lợi
nhuận
Các hoạt động chủ yếu
Các hoạt động hỗ trợ
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Các hoạt động chủ yếu:

 Hậu cần đầu vào: tiếp nhận đầu vào, quản lý nguyên vật liệu, lưu kho, quản lý
tồn trữ, lập lịch trình hoạt động…
 Vận hành: vận hành máy móc, thiết bị, lắp ráp, bảo dưỡng, kiểm tra, in ấn….
 Hậu cần đầu ra: quản lý bán thành phẩm, tồn trữ

thành phẩm, quy trình đặt
hàng và xử lý các đơn hàng, xây dựng lịch làm việc…

 Marketing và bán hàng: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, định giá, lựa chọn
kênh phân phối, chào giá…
SVTH: Mai Đức Anh -12-
Lớp: DH7QT
Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
 Dịch vụ: lắp đặt, hiệu chỉnh sản phẩm, giải quyết u cầu và khiếu nại của khách
hàng…
Các hoạt động hỗ trợ
 Thu mua: thu mua phần mềm quản lý, quản lý nguồn cung ứng, thu mua năng
lượng, thiết bị, máy móc, văn phòng…
 Phát triển cơng nghệ: cải tiến sản phẩm và các quy trình hoạt động của doanh
nghiệp như cải tiến cơng nghệ quản lý, thiết kế quy trình, thủ tục…
 Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, th mướn lao động, huấn luyện – đào
tạo…
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: tài chính - kế tốn, vấn đề luật pháp và các hệ
thống thơng tin, quản lý chung.
Trong phần tài chính – kế tốn thì phần quan trọng cần xem xét nhất đó chính là các
tỷ số tài chính, cấu trúc vốn cơng ty và các loại đòn bẩy.
Các tỷ số tài chính được chia thành 5 loại
 Tỷ số thanh tốn (liquidity ratio)

Tỷ số thanh tốn hiện hành (Curent ratio)

=
c
Tài sảnngắn hạn
R
Nợ ngắn hạn

 Tỷ số hoạt động (Activity ratio)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Sales to fixed assets ratio)

=
Doanhthu thuần
Hiệu suất sửdụngtài sản cố đònh
Tài sản cố đònh

Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản (Sale to total assets ratio)

=
Doanhthuthuầ
Hiệusuất sửdụng toàn bộtài sản
Tổngtài sản
n

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (Sales to equity ratio)
Doanhthuthuần Doanhthuthuần Tổngtài sản
Hiệu suất sửdụng vốncổ phần x
Vốncổ phần Tổng tài sản Vốncổ phần
==



SVTH: Mai Đức Anh -13-
Lớp: DH7QT

×