Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thự trạng và giả pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh hòa bình trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 105 trang )


1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

i



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH HOÀ BÌNH
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


Sinh viên thực hiện
: Phạm Thị Hồng Hải
Lớp
: Anh 10-K43C
Khoa
: KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn
: ThS. Trần Thị Kiều Minh


HÀ NỘI, 06 - 2008

2


LỜI MỞ ĐẦU

I/ Tình cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng
đối với nền kinh tế. Du lịch hay còn được biết đến là “ngành công nghiệp
không khói” đang cho thấy sự lớn lên không ngừng trong cơ cấu GDP của
Việt nam trong những năm qua. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc trong giai
đoạn 2000-2007, ngành du lịch đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong
quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà Đảng và
nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn của từng địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung.
Đối với các tỉnh và địa phương có tiềm năng về du lịch thì hoàn toàn
có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của
Nhà nước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện cơ cấu GDP và
nâng cao đời sống Xã hội của nhân dân tại địa phương. Vai trò quan trọng là
như vậy nhưng để thúc đẩy được ngành du lịch phát triển thì đây là một bài
toán không hề đơn giản. Bài toán này phải cần nhiều công sức và tâm huyết
của từng địa phương mới có thể đưa ra được lời giải đúng đắn và hợp lý. Có
thể đưa tỉnh Hoà Bình làm một ví dụ về nỗ lực không ngừng trong việc phát
triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương chính sách
của Nhà nước.
Hoà Bình là tỉnh miền núi có khí hậu trong lành, phong cảnh ngoạn
mục. Núi rừng Hoà Bình là nơi giao lưu giữa những bản sắc dân tộc độc đáo
của “Văn hoá Hoà Bình” và cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày,
Mông…Đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong
nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu nền văn
hoá của các dân tộc thiểu số.

3
Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Hoà Bình

trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng, còn nhiều hạn chế, lượng khách
đến Hoà Bình tăng không đều qua các năm, tỷ lệ khách đến lần 2 thấp, khách
quốc tế ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng không cao và hiệu
quả kinh doanh du lịch thấp. Tất cả những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà
quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Hoà
Bình băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút, phát triển nguồn khách đến
với Hoà Bình ngày càng tăng, nhằm đưa ngành kinh tế này trở thành ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa
phương và tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Hoà Bình.
Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp về việc
thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây" là hết sức
cần thiết. Đó cũng là đề tài của luận văn tốt nghiệp này.
II/ Mục đìch của đề tài
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng trong
ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, khoá luận này đã phan tích thực trạng tình
hình phát triển du lịch Hoà Bình, thực trạng về các giải pháp thu hút khách du
lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua; rút ra được những bài học thành công,
hạn chế, nguyên nhân của tình hình từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu
hút khách du lịch đến Hoà Bình và nâng cao hiệu quả kinh doanh
III/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khả năng hay những tiềm
năng du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây.
Bên cạnh đó khoá luận còn nghiên cứu làm sáng tỏ những khả
năng,và điều kiện để thu hút khách; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình.

4
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian của nghiên cứu là thực trạng phát triển du lịch

tại tỉnh Hoà Bình, tại Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình và một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Phạm vi thời gian là những số liệu được thu thập từ năm 2000 đến hết
năm 2007 và dự báo một số năm tới.
Phạm vi các giải pháp được đề xuất gồm các giải pháp vĩ mô thuộc cơ
quan quản lý nhà nước và các giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh
du lịch.
IV/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê thực nghiệm,
phương pháp phân tích tổng hợp.
V/ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
hấp dẫn, thu hút khách du lịch
Chương 2: Thực trạng về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình
từ năm 2000 trở lại đây
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh
Xin chân thành cảm ơn cô giáo- Thạc sỹ Trần Thị Kiều Minh
(Trường Đại Học Ngoại Thương) và các cán bộ Phòng Du lịch thuộc Sở
Thương Mại- Du lịch Hoà Bình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hồng Hải

5
chơng 1
khách du lịch và những nhân tố ảnh hởng
đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch


Du lch c xem xột di gúc l mt ngnh kinh doanh dch v,
vỡ th m nú cng bao gm ba yu t c bn: i tng kinh doanh, ch th
kinh doanh v sn phm kinh doanh. Trong ú i tng kinh doanh chớnh l
nhng tim nng v du lch bao gm tim nng du lch t nhiờn v tim nng
du lch nhõn vn; ch th kinh doanh l cỏc doanh nghip kinh doanh du lch,
c th l n v kinh doanh lu trỳ v c s kinh doanh l hnh; sn phm ca
kinh doanh chớnh l sn phm du lch nhm tho món nhu cu ca khỏch du
lch.
Chng ny s cung cp nhng c s lý lun cn thit giỳp cho vic
phõn tớch v lý gii thc trng phỏt trin du lch ca tnh Ho Bỡnh liu cú phự
hp vi lý thuyt hay khụng, v t ú lm c s xut nhng gii phỏp
khc phc, hn ch nhng tiờu cc v phỏt huy nhng im tớch cc trong quỏ
trỡnh phỏt trin ngnh du lch ca tnh.
I/ Tng quan v ngnh dch v du lch
1. Khỏi nim du lch
Ngy nay, du lch ó tr thnh mt hot ng kinh t, xó hi ph bin
khụng ch cỏc nc phỏt trin m cũn cỏc nc ang phỏt trin, trong ú
cú Vit Nam.
Theo Liờn hp quc cỏc t chc l hnh chớnh thc ( International
Union of Official Travel Organization: IUOTO): du lch c hiu l hnh
ng du hnh n mt ni khỏc vi a im c trỳ thng xuyờn ca mỡnh

6
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống…
Theo định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học kinh
tế Quốc dân Hà Nội thì: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt
động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của
những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống,
tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt

động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm
du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”(
1
).
Theo Luật du lịch được Quốc hội ban hành tháng6 năm 2005 thì: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội
ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm
4 nhóm nhân tố tương tác với nhau: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du
lịch, cộng đồng dân cư và chính quyền nơi đến du lịch.
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ
đối với hoạt động du lịch.
- Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được
thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu gải trí, nghỉ ngơi,
thăm viếng, tham quan…


1
: Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà-
NXB lao động- Xã hội (năm 2006)

7
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch như
một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá
và dịch vụ du lịch cho du khách.
- Đối vối chính quyền sở tại: du lịch được xem như là một nhân tố
thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tấm đến số công
ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ

hoạt động kinh doanh du lịch .
- Đối với cộng đồng dân cư địa phương: du lịch được xem như là một
cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự
hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc
trưng của địa phương.
2. Vai trò của ngành du lịch
*Đối với nền kinh tê, du lịch có những vai trò sau:
Ngành du lịch góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế, giúp
tăng thu và tăng dự trữ ngoại tệ. Ngành du lịch được xem là ngành xuất khẩu
tại chỗ, việc tăng doanh thu từ du lịch cụ thể là tăng nguồn thu từ khách du
lịch quốc tế sẽ làm cho thu ngoại tệ từ du lịch tăng, khiến cho cán cân thương
mại quốc tế được cải thiện.
Ngoài ra sự phát triển của du lịch còn kéo theo sự phát triển của các
ngành kinh tế khác như : kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh
doanh vận chuyển khách du lịch, và các dịch vụ khác.
Thông qua sự phát triển của ngành du lịch sẽ góp phần quảng bá cho
sản xuất địa phương và quốc gia. Qua các hoạt động xúc tiến du lịch giới thiệu
du khách về địa phương và quốc gia mình sẽ giúp khách du lịch thêm hiểu và
tin tưởng tiêu dùng các sản phẩm tại đây, từ đó kích thích cho nền sản xuất tại

8
địa phương ngày càng phát triển như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp
tiêu dùng…
Phát triển du lịch còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các
khoản thu từ việc xuất nhập cảnh của khách quốc tế, hay các khoản thu có liên
quan như thu từ các loại thuế đánh vào hàng hoá, sản phẩm vận chuyển ra
nước ngoài…
Hơn nữa, ngành du lịch phát triển sẽ giúp hoàn thiện các cơ sở hạ tầng
kĩ thuật. Khách du lịch ngày một khó tính vì vậy họ thường đòi hỏi phải được
trang bị các thiết bị , cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại phục vụ cho những dịch

vụ của bản thân. Những đòi hỏi càng cao như thế này sẽ góp phần thúc đẩy
việc hoàn thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các địa điểm du lịch.
* Đối với xã hội, du lịch cũng có không ít tác dụng tích cực, cụ thể:
Vai trò đầu tiên là giúp giải quyết công ăn việc làm. Hiện nay lực
lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, đó là
lực lượng làm tại các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú, tại cơ sở kinh doanh lữ
hành, kinh doanh vận chuyển…Việc phát triển của du lịch đã giúp giảm áp
lực của tình trạng thất nghiệp đối với xã hội.
Bên cạnh đó, du lịch còn làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước
kinh tế phát triển, giảm tập trung dân cư ở đô thị. Sự phát triển của du lịch đã
làm cải thiện đáng kể môi trường sống tại các địa phương kinh doanh du lịch.
Cơ sở hạ tầng, và vật chất kĩ thuật được cải thiện giúp cho đời sống tại các
vùng này được nâng cao, người dân ở đây không còn cảm thấy cần thiết phải
di cư ra các thành phố lớn để có một môi trường sống chất lượng hơn, vì họ có
thể hưởng thụ nó tại chính miền quê của mình.
Không những thế, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền quảng cáo
hiệu quả cho địa phương, cho đất nước phát triển, kinh doanh du lịch. Thông
qua những hội chợ, triển lãm… về du lịch hoặc qua những quảng cáo về du

9
lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng mà khách du lịch có được những
hiểu biết sâu sắc thêm về địa phương, về những phong tục tập quán, sản xuất
cũng như nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc, dân vũ tại địa phương, từ đó cuốn
hút, hấp dẫn khách đến tham quan, du lịch.
Từ đó, việc phát triển du lịch sẽ đánh thức các ngành nghề truyền
thống của các dân tộc, địa phương. Một số nơi đã gần như đánh mất nghề
truyền thống của địa phương mình nhưng nhờ có sự ham hiểu biết, ham học
hỏi, tò mò muốn tìm hiểu của khách du lịch mà nhiều làng nghề đã được khôi
phục. Việc sống lại của các ngành nghề truyền thống này không chỉ góp phần
làm tăng thu nhập cho người dân từ những sản phẩm họ làm ra mà còn giúp

người dân địa phương biết yêu quí, trân trọng hơn nghề truyền thống của ông
cha mình đã truyền lại cho thế hệ sau.
Cuối cùng, du lịch phát triển sẽ làm tăng tình đoàn kết, hữu nghị giữa
các vùng, miền, quốc gia, dân tộc. Khách đến tham quan, du lịch là những
người đến từ các nơi, các đất nước khác nhau. Từ sự tìm hiểu về địa phương
du lịch sẽ làm cho khách du lịch thêm gắn bó, yêu mến mảnh đất mới lạ này
hơn, từ đó tăng mối quan hệ đoàn kết, hữu hảo giữa người dân địa phương và
du khách đến tham quan.
3. Phân loại các hình thức dịch vụ du lịch
* Xét theo hình thái vật chất, dịch vụ du lịch được phân thành hai loại:
- Hàng hóa: thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển…
- Phi hàng hóa: Hướng dẫn tham quan, tổ chức trò chơi, đưa
đón…Phần phi hàng hóa thường được gọi là dịch vụ, hiểu theo nghĩa là “
Dịch vụ thuần túy”, không có hình thái vật chất. Dịch vụ thuần túy thường
chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng giá trị sản phẩm du lịch.

10
* Xét theo cơ cấu tiêu dùng ( chi tiêu) của khách hàng, dịch vụ du lịch
được chia thành hai loại:
- Dịch vụ cơ bản: dịch vụ về ăn uống, lưu trú, vận chuyển. Đó là
những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với khách hàng trong thời
gian du lịch
- Dịch vụ bổ sung: dịch vụ về tham quan, giải trí, mua sắm hàng hóa;
đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại trên và
không định lượng được.
Quan hệ tỷ lệ giữa hai loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của
khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch và đặc biệt là để phân tích hiệu
quả: tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung càng nhỏ, thì hiệu quả
tổng hợp của kinh doanh du lịch càng cao.
* Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch người ta chia ra:

dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:
- Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ do đơn vị trực tiếp làm
- Dịch vụ gián tiếp là không trực tiếp làm mà chỉ thực hiện chức năng
môi giới.
Xuất phát từ sự tách rời giữa cung và cầu du lịch, trong ngành này đã
hình thành một loại tổ chức tuy không trực tiếp phục vụ khách nhưng rất quan
trọng đó là các tổ chức đại lý du lịch ( travel agency) với chức năng: Ngiên
cứu thị trường; tổ chức hình thành các “sản phẩm du lịch”; tuyên truyền,
quảng cáo; tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng đón tiếp và phục vụ khách du
lịch
* Xét theo nội dung, dịch vụ du lịch phải thỏa mãn bốn yêu cầu của
du khách: đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, nghiên cứu.
Đây là cách phân loại quan trọng nhất xuất phát từ bản chất hoạt động
du lịch. Thật vậy, có thể định nghĩa ngành du lịch là một mạng lưới kinh

11
doanh rộng và tổng hợp phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống đón tiếp
du khách đến nghiên cứu, tham quan. Hay có thể viết thành công thức mang
tính chất diễn giải như sau:

(
1
)
II/ Những yếu tố tác động đến kinh doanh dịch vụ
du lịch
1. Một số khái niệm thuộc lĩnh vực ngành du lịch
Theo Luật Du lịch được Quốc hội ban hành tháng 6 năm 2005, ta cần
tìm hiểu về một số khái niệm về du lịch sau:
1. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến du lịch.
2. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch.
3. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi
có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài
nguyên du lịch.
4. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai
trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.


1
: Tài liệu tham khảo “Phát triển dịch vụ trong nền kinh tế thị trường” – NXB Thống kê ( năm 1994)
Du lịch= Đi lại+ Nghỉ ngơi+ Vui chơi+ Nghiên cứu

12
5. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch.
6. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ
sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
7. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
8. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp
các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du
lịch chủ yếu.
9. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương

trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến
điểm kết thúc chuyến đi.
10. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
11. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo
chương trình du lịch .
Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và
được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
12. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo
đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách
du lịch theo chương trình du lịch.
13. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

13
14. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu
cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
của tương lai.
15. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với
bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển
bền vững.
16. Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân
tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống.
2. Những yếu tố căn bản trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch
2.1. Đối tượng kinh doanh du lịch
Đối tượng của kinh doanh du lịch là những tiềm năng du lịch và sự
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
*Những tiềm năng du lịch được xem xét đến đó là tiềm năng du lịch
tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn. Những tiềm năng du lịch về tự nhiên

được hiểu là những nguồn tài nguyên tự nhiên như khung cảnh thiên nhiên,
khí hậu, động thực vật…Những tiềm năng du lịch về nhân văn là những giá trị
văn hóa, lịch sử, những công trình sáng tạo của con người…Tất cả điều này
có sức thu hút, hấp dẫn du khách và phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu
ham học hỏi của khách du lịch.
* Khách du lịch
a) Khái niệm về khách du lịch
Có thể đưa ra khái niệm về khách du lịch như sau: Khách du lịch là
những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó,
quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù
lao nơi đến; có thời gian lưu trú nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc sử dụng dịch

14
vụ lưu trú qua đêm) và không vượt quá một khoảng thời gian quy định của
từng quốc gia. Theo Luật Du lịch (số 44/2005/QH11 được thông qua tại kỳ
họp thứ 7, Quốc hội khoá XI, họp từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6
năm 2005) định nghĩa, thì: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến.
Cần phân biệt hai loại khách du lịch cơ bản:
- khách du lịch thuần tuý là khách du lịch mà chuyến đi của họ có
mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên
tự nhiên, kinh tế, văn hoá.
- Những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công
tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp…Trên đường đi hay tại nơi đến những
người này sắp xếp thời gian cho việc tham quan nghỉ ngơi. Để nói lên được sự
kết hợp đó, chuyến đi của họ gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch
thăm thân…
b) Phân loại khách du lịch
Tại nhiều nước trên thế giới thường có sự phân biệt giữa khách du lịch

trong nước và khách du lịch quốc tế. Ở nước ta việc phân chia khách du lịch
quốc tế và khách du lịch nội địa theo Luật Du lịch.
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách quốc tế bao gồm:
+ Khách du lịch vào Việt Nam: là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch;
+ Khách du lịch ra nước ngoài: là công dân Việt Nam, người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

15
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
c) Nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu du lịch được chia làm 3 loại:
- Nhu cầu thiết yếu: là nhu cầu cần thiết, bắt đuộc đối với tất cả mọi
người. Nhu cầu này không phải là động cơ, mục đích của chuyến đi. Trong
kinh doanh du lịch phải chú ý đến nhu cầu này để đáp ứng cho khách du lịch
cụ thể là nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống.
- Nhu cầu đặc trưng: là mục đích chuyến đi, chúng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch cũng như việc lựa
chọn sản phẩm du lịch. Đó là những nhu cầu về việc tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, chữa bệnh
- Nhu cầu bổ sung: nhu cầu nảy sinh trong quá trình đi du lịch. Nhu
cầu này không phải thiết yếu nhưng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
một chuyến hành trình hấp dẫn và thuận lợi.
2.2. Chủ thể kinh doanh du lịch
Chủ thể kinh doanh du lịch có thể được trung quy lại ở hai hình thức
sau: Đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành.
Chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch có vai trò rất lớn đối với sự phát

triển của ngành du lịch. Chủ thể kinh doanh du lịch mà cụ thể là đơn vị kinh
doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành là nhân tố trực tiếp tác động tới
chất lượng của dịch vụ du lịch. Đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh
lữ hành là chủ thể chính tạo ra: chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch, chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phục vụ khách, chất lượng của
đội ngũ nhân viên, văn minh phục vụ đối với khách, tính đa dạng và phong
phú của sản phẩm du lịch.

16
Chủ thể kinh doanh du lịch kinh doanh những loại hình kinh doanh
chính sau:
-Kinh doanh lữ hành
-Kinh doanh lưu trú du lịch
-Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
-Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
-Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Như vậy có thể thấy rằng chủ thể kinh doanh du lịch có một vị trí rất
quan trọng, vai trò cốt lõi trong việc phát triển ngành dịch vụ du lịch nói chung.
2.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tất cả những cái nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch.
Sản phẩm du lịch được hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau, như:
dịch vụ vận chuyển, lưu trú, vui chơi, giải trí
Sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau đây:
-Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính chất vô hình, dịch vụ và tài
nguyên chiếm 80% - 90%.
- Việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch thường có sự trùng lặp về
không gian và thời gian. Do đó, để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm,
người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Do đặc điểm
nay, khách du lịch không thể thấy sản phẩm du lịch trước khi mua.

- Việc tiêu thụ sản phẩm có tính thời vụ. Thông thường các hoạt động
du lịch có liên quan đến hoạt động ngoài trời, tức là phụ thuộc nhiều vào thời
tiết. Do đó, việc tiêu dùng dịch vụ càng mang tính thời vụ rõ nét.

17
III/ Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp
dẫn, thu hút khách du lịch
Đối tượng kinh doanh du lịch, chủ thể kinh doanh du lịch và sản phẩm
du lịch đều có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành kinh doanh
dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, ngày nay thực tế càng cho thấy sự thoả mãn nhu
cầu khách du lịch đang đóng vai trò quan trọng hơn cả. Vì vậy cần xem xét
những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch
bên cạnh ba nhân tố cơ bản trên.
1. Những nhân tố chung
1.1. Sự phong phú và hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Điều kiện đầu tiên để hình thành và phát triển ngành du lịch là tài
nguyên du lịch. Theo Luật Du lịch: “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn các công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch”.
Các tài nguyên này tạo nên những yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch, mà thiếu nó không thể tạo ra sự hấp dẫn du lịch và
đương nhiên không thể hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch. Khung
cảnh thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ, trong lành, thế giới động, thực vật
đa dạng là những yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn và thu hút khách. Con
người thường phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi,
để đạt được mục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống của mình ngày càng xa rời
thiên nhiên. Trong khi đó, với tư cách là một thành tạo của thiên nhiên, con
người muốn quay về gần với thiên nhiên. Do vậy, du lịch trở về với thiên
nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến.


18
Bên cạnh đó, các tài nguyên có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá cũng có
sức thu hút đặc biệt đối với du khách, những tài nguyên này phục vụ một cách
đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ham hiểu biết của con người.
Để hiểu rõ ràng là tính đa dạng, trình độ phát triển và chất lượng tài
nguyên du lịch càng cao là một trong những điều kiện tiêu chuẩn trước tiên
tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách của một quốc gia và một vùng. Khi đánh
giá các điều kiện tài nguyên du lịch, không nên đánh giá ở trạng thái tĩnh, mà
phải nhìn nhận tài nguyên du lịch ở khả năng phát triển của nó. Hơn nữa, cũng
không nên nhìn nhận tài nguyên du lịch theo kiểu khép kín ở từng địa phương,
mà phải đặt tài nguyên du lịch của địa phương đó trong mối quan hệ với các
địa phương khác.
1.2. Sự ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho khách du lịch
Nền chính trị ổn định đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm
vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch
nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí
hoà bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Về phương diện quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy, những đất nước ít
xảy ra các biến cố chính trị, quân sự thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo
quần chúng nhân dân, các du khách tiềm năng. Du khách thích đến những đất
nước và vùng du lịch có nền chính trị ổn định, họ cảm thấy an toàn cho tính
mạng và tài sản của mình. Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do mà
không có sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự
phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố giao tranh, du khách có thể
gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quan với phong tục tập quán của địa
phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với các
dân cư sở tại.


19
Sự phát triển của du lịch sẽ gặp phải những khó khăn nếu ở đất nước
xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị ổn định, hoà bình, trực tiếp
hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách. An ninh và an toàn xã hội
không đảm bảo là nhân tố ảnh hưởng rất xấu đến số lượng du khách.
Đất nước ta trong suốt những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn
định, đường lối chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam là muốn làm bạn
với tất cả các nước trên tinh thần hoà bình và hữu nghị. Mặc dù trên thế giới
đang xảy ra chiến tranh, khủng bố ở nhiều nước, nhưng Việt Nam vẫn là điểm
đến thân thiện, an toàn. Đây là những yếu tố rất thuận lợi đã góp phần hấp
dẫn, thu hút một lượng khách đáng kể trong thời gian vừa qua, trong đó khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.
1.3. Chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển
của du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng. Một đất nước, một khu
vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của nhân dân không thấp
nhưng chính quyền địa phương không hỗ trợ cho các hoạt động du lịch thì
hoạt động này cũng không thể phát triển được. Thái lan là một trường hợp
điển hình. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của Thái lan đó
là những chính sách linh hoạt, tiến bộ của Chính phủ Thái lan. Cụ thể như
năm 2003 có dịch SARS bùng nổ. Năm 2003 đã đem lại thất thu lớn cho
ngành du lịch Thái lan, vậy Chính phủ Thái lan đã đưa ra biện pháp, chính
sách gì để khắc phục tình trạng này? Theo như nghiên cứu, tổng hợp của tác
giả từ một số bài báo thì Chính phủ Thái lan đã đặt ra và triển khai các chính
sách vĩ mô như: tăng cường quảng cáo tại nước ngoài, đưa ra chính sách giảm
giá các dịch vụ liên quan như giảm giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn, lữ
hành… Ngoài ra, thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cho đài truyền hình phát
hình mình đang ăn gà rán đi khắp thế giới để chứng tỏ Thái lan đã kiềm chế

20

được dịch SARS Không những vậy Bộ Thể thao và Du lịch Thái đã “ đầu tư”
193 triệu Baht để quảng bá hình ảnh không còn dịch SARS, và tiến hành
chính dịch “ Nụ cười Thái và hơn thế nữa” nhằm thu hút khách du lịch quay
trở lại đất nước này. Điều này cho thấy rằng chính sách của Chính phủ là hết
sức quan trọng đối với việc thúc đẩy du lịch phát triển.
Về phía Việt Nam, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX đã xác định đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên
quan điểm chung này, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo một cách xác thực: ban
hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành
lang pháp lý cho du lịch phát triển, thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch
ở Trung ương, chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch
quốc gia và khu du lịch ở các tỉnh. Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các Bộ,
ngành trung ương và chính quyền địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc, chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương
mại và các doanh nghiệp du lịch triển khai đồng bộ, khẩn trương Chương trình
hành động quốc gia về du lịch trên tất cả các mặt trong giai đoạn 2000-2005
và 2006-2010, đồng thời tuyên truyền quảng bá du lịch, gắn hoạt động du lịch
với các hoạt động văn hoá, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng an
toàn, an ninh ở các điểm, khu du lịch, giải quyết các thủ tục tạo thuận lợi cho
các hoạt động du lịch.
1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương phục vụ cho du lịch
Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện
cần thiết, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh du lịch. Trình độ
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại hay lạc hậu có ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực đến sự phát triển của du lịch. Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố

21
rất quan trọng góp phần bổ sung cho yếu tố đầu tiên giúp thu hút khách du

lịch đó là cơ sở hạ tầng sẽ tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của tài nguyên du
lịch. Một điểm du lịch, nếu có cơ sở hạ tầng tốt, sẽ góp phần tích cực trong
việc hấp dẫn và thu hút du khách. Sớm ý thức được điều đó, nhiều nước trên
thế giới đã thực hiện chính sách ưu tiên, đầu tư vốn cho việc xây dựng sân
bay, bến cảng, điện, nước cùng với kết cấu hạ tầng khác theo hướng ngày
một hiện đại, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động du lịch, nhờ đó
tăng nhanh doanh thu và thu nhập ngoại tệ từ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi
cho du lịch phát triển và ngày càng thu hút nhiều du khách.
Là một nước còn nghèo về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, Việt
nam nhìn chung không khỏi gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển một
ngành du lịch hiện đại sánh vai với ngành du lịch hiện đại của các nước khác.
Vì thế hiện nay, du lịch Việt nam đang không ngừng được cải thiện về cơ sở
hạ tầng, tuy tốc độ còn chậm và vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập. Song nó đã
có những tín hiệu đáng mừng, và đầy khả quan.
1.5. Cộng đồng dân cư địa phương
Ngoài các yếu tố trên, thì cộng đồng dân cư cũng có một ý nghĩa rất
quan trọng trong việc hấp dẫn và thu hút khách. Trình độ dân trí, truyền thống
văn hoá, phong tục tập quán của các cư dân địa phương luôn là mục tiêu
muốn khám phá của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Khách du
lịch thường có xu hướng muốn tìm hiểu lối sống, văn hoá của vùng đất họ đến
thăm quan để từ đó thu lượm được những kiến thức hữu ích cho bản thân.
Hoặc đôi khi cũng chỉ là để thỏa mãn trí tò mò đối với những gì còn nhiều
mới lạ đối với những du khách đến từ các miền đất khác, dân tộc khác.
Tại những nơi có truyền thống văn hoá độc đáo, phong tục tập quán
cổ xưa, du khách có thể dễ dàng hoà mình, gặp gỡ, giao tiếp với cư dân địa
phương và được đón tiếp một cách thân thiện, hiếu khách, những nơi mà thái

22
độ cư xử của dân chúng đối với khách văn minh, lịch sự Tất cả những điều
tốt đẹp của cộng đồng dân cư địa phương sẽ là thông điệp có sức hấp dẫn rất

lớn trong việc thu hút và lưu giữ khách. Chẳng những vì thế mà nhiều quốc
gia, địa phương đã tìm cách quảng bá hình ảnh của những người dân địa
phương mình tới khắp mọi nơi để cuốn hút khách du lịch.
Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình quảng bá cho thế giới biết về
một đất nước giàu truyền thống văn hoá và phong tục tập quán thông qua các
kỳ hội chợ quốc tế, qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm lôi kéo
khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Một kết quả khá lạc quan là bạn bè Quốc
tế đã từng đến Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là đất nước của lòng hiếu
khách, cởi mở và thân thiện giữa con người với con người nói chung và giữa
dân cư bản địa với khách Quốc tế nói riêng.
2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
2.1. Chất lượng phục vụ du lịch
Chất lượng phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiêu dùng của
khách du lịch. Doanh nghiệp trong ngành dịch vụ du lịch cần quan tâm trước
hết là đến việc nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp lữ hành thể hiện thông qua
chất lượng thiết kế chương trình du lịch và chất lượng thực hiện chương trình
du lịch. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành phụ thuộc vào tài
nguyên du lịch, cách tổ chức thực hiện chương trình, chất lượng hướng dẫn
viên du lịch và chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp. Một chương trình du
lịch hấp dẫn cần đạt được điều kiện đầu tiên trong quá trình xây dựng chương
trình là làm sao cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch phái phù hợp với
chủ đề chính và chủ đề bổ sung. Các tuyến, điểm tham quan trong chương

23
trình mang nội đung chủ đề chính phải xuyên suốt, đóng vai trò trung tâm.
Đồng thời cũng phải có sự phù hợp giữa các tuyến, điểm tham quan với tổng
thời gian các chương trình.
Chất lượng phục vụ của doanh nghiệp khách sạn được thể hiện thông

qua chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng của đội ngũ nhân viên, tính
đa dạng và phong phú của các dịch vụ bổ sung trong khách sạn, chất lượng tổ
chức các cung ứng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ được coi là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo
ra sức hấp dẫn, thu hút khách, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy
các doanh nghiệp cần coi trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ.
Nâng cao chất lượng phục vụ phụ thuộc vào bốn nhân tố sau:
- Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm
bảo tính hợp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với loại hạng
khách sạn, nhà hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du
khách, phù hợp với môi trường và loại hình du lịch.
- Chất lượng của đội ngũ nhân viên: quá trình cung cấp dịch vụ là quá
trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên. Vì vậy cung cách đối
xử, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên trong doanh
nghiệp du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh và
chất lượng phục vụ.
- Văn minh phục vụ: trong kinh doanh du lịch, văn minh phục vụ là
một yêu cầu không thể thiếu, thái độ cư xử văn minh, thân thiện sẽ rút ngắn
khoảng cách và bỡ ngỡ ban đầu của khách du lịch với đội ngũ nhân viên phục
vụ, khách sẽ cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt đẹp, điều này góp phần
quan trọng trong việc thu hút và lưu giữ khách. Văn minh phục vụ thể hiện
qua các yếu tố: tinh thần, thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục, khả năng

24
nắm bắt tâm lý, khả năng làm chủ quy trình phục vụ, mối quan hệ ứng xử giữa
các nhân viên.
- Tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch: nguồn khách du
lịch thường rất đa dạng, có sự tham gia đầy đủ mọi thành phần và lứa tuổi,
xuất phát từ nhiều quốc gia khác nhau, khác biệt về trình độ văn hoá, khả năng

kinh tế. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp du lịch phải quan tâm để tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách. Đa dạng hoá sản
phẩm và dịch vụ du lịch là một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn trong
việc hấp dẫn và thu hút khách.
2.2. Giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch
Giá cả của sản phẩm du lịch là nhân tố rất nhạy cảm đối với quyết
định mua của khách du lịch. Giá cả và chất lượng có mối quan hệ biện chứng
với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chú ý đến mối quan hệ này
đề đưa ra mức giá thích hợp nhằm thu hút khách nhiều hơn.
Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo của sản phẩm du
lịch, mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, mức giá trên thị trường.
Khách du lịch chú ý đến sản phẩm của du lịch trước hết thông qua
mức giá của sản phẩm du lịch mà doanh nghiệp này chào bán. Gía của sản
phẩm du lịch nên gắn liền với những yếu tố liên quan, không nên xa rời thợc
tê. Không phải cứ giá rẻ mới là giá cạnh tranh, thu hút được khách hoặc cũng
như không phải cứ là giá đắt, “trên mây” mới chứng tỏ được đẳng cấp của
doanh nghiệp mình. Vì thế trước khi áp dụng mức giá nào thì doanh nghiệp
nên có sự tính toán kĩ lưỡng. Doanh nghiệp du lịch nên áp dụng chính sách giá
linh hoạt cho từng đối tượng khách cụ thể và theo mùa du lịch để vừa không
lãng phí cơ sở vật chất, vừa thu hút được khách.

25
2.3. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay thì uy tín
của doanh nghiệp du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo và thu hút
khách. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua niềm tin và sự lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ của khách du lịch.
Một doanh nghiệp tạo được uy tín và giữ vững uy tín trong quá trình
kinh doanh thì số lượng khách quen đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều

hơn và thông qua lượng khách quen này sẽ thu hút đáng kể số lượng khách du
lịch tiềm năng.
Uy tín của doanh nghiệp là mọt trong những điều kiện cùng với các
điều kiện khác thúc đẩy sự phát triển nguồn khách cho doanh nghiệp. Ngoài ra
nó còn là tiêu chuẩn để nhà cung cấp khách xem xét lựa chọn bạn hàng.
Hiện nay có rất nhiều nhóm khách hàng lựa chọn sản phẩm du lịch
thường không theo tiêu chí giá rẻ, sản phẩm mới mà họ thường lựa chọn nhãn
hiệu của doanh nghiệp du lịch uy tín mà mình tin tưởng trước rồi mới xem đến
những loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch mà doanh nghiệp này cung cấp.
Khách du lịch thường chú ý tới điểm này vì bản thân họ có ý niệm rằng một
doanh nghiệp đã có uy tín thì chắc chắn dịch vụ mà họ cung cấp sẽ phải có
chất lượng tốt, tương đối hoàn hảo, có thể đáp ứng được yêu cầu của khách.
Do vậy mà các doanh nghiệp hiện này cần chú trọng hơn trong việc xây dựng
hình ảnh của doanh nghiệp mình trong mắt của khách hàng ngày một khó tính
hiện nay.
2.4. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch
Ngày nay không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại
không muốn gắn hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường. Vì trong cơ
chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.

×