Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô tình hình tăng trưởng kinh tế của việt nam từ năm 2005 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.48 KB, 32 trang )

Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Giới thiệu chung 3
1.1. Giới thiệu về môn học 3
1.2. Tăng trưởng kinh tế 3
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 4
1.2.2. Tại sao phải tăng trưởng kinh tế 5
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 6
1.3. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 9
1.3.1. Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế 9
1.3.2. Ảnh hưởng của kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã
hội 9
Chương 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2005 đến
năm 2013 11
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các năm 11
2.2. Nguyên nhân và các biện pháp tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 24
2.2.1. Nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 24
2.2.2. Biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
LỜI MỞ ĐẦU
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 1
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia thường được đánh giá theo những
dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó tăng
trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội.Tăng trưởng kinh tế là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia
trên con đường vượt khó để thoát khỏi cảnh đói nghèo, lac hậu. Tăng trưởng
kinh tế góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất


lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: Kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa…phát
triển
Tuy nhiên hiện nay xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá.
Việt Nam được nhận định là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
nhưng chất lượng không cao.Vì vậy chúng ta phải đi nghiên cứu chi tiết về tình
hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2013, từ đó đưa ra các
giải pháp để phát huy tối đa nguồn lực và thuận lợi trong, ngoài nước. Đồng
thời có biện pháp khắc phục các yếu kém còn tồn đọng trong nền kinh tế nhằm
đưa kinh tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới
Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biến của em còn hạn chế, bài
tập lớn của em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ cô để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 2
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Chương 1: Giới thiệu chung
1.1. Giới thiệu về môn học
Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội
về cách thức sử dụng những tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội
Kinh tế học có hai bộ phận là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cả
hai bộ phận này đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung
kinh tế và đưa ra những giải pháp hợp lý ở cả hai cấp độ. Kinh tế học vi mô
nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề của toàn thể nền kinh tế như: tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát.
Trong kinh tế học vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề là:
nghiên cứu về tổng thể hoạt động của nền kinh tế và chính phủ sẽ tham gia cải

thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào. Môn kinh tế học vĩ mô còn
nghiên cứu hành vi của một nền kinh tế dưới bốn phạm vi cơ bản đó là: Sản
lượng và tăng trưởng kinh tế; việc làm và thất nghiệp; sự biến động của mặt
bằng giá cả; thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế gới bên ngoài.Trong bốn
phạm vi vừa nói ở trên thì phạm vi về sản lượng và tăng trưởng kinh tế cũng
chính là mục tiêu quan trọng số một của kinh tế vĩ mô.
1. 2. Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một trong
chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia. Tăng trưởng cao, tăng năng suất lao động,
nâng cao mức sống, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự ổn định chi phí và giá
cả là các mục tiêu kinh tế của các chính phủ các nước. Sự tăng trưởng tạo điều
kiện để nâng cao mức sống và đảm bảo an ninh quốc gia. Nó kích thích các
doanh nghiệp táo bạo trong việc đầu tư, kích thích sự đổi mới về mặt kỹ thuật và
quản lý. Hơn nữa một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng
động về mặt kinh tế, xã hội.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 3
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh
theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô
sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng
trưởng là hai thuật ngữ luôn đi kèm với nhau trong nội dung khái niệm tăng
trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng
sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị bằng tiền của các hàng
hóa dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
bằng các yếu tố sản xuất của mình ( nhấn mạnh tính sở hữu)
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài


Trong đó: + GDP là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước
+ Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là thu nhập chuyển về nước của
công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước
của người nước ngoài làm việc tại nước đó
Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) là tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ( Nhấn mạnh vị trí địa lý)
GDP = GNP - Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
Trong đó: + GNP là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng sản xuất bằng yếu tố
sản xuất của một quốc gia.
+ Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là thu nhập chuyển về nước của
công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước
của người nước ngoài làm việc tại nước đó
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 4
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
1.2.2. Tại sao phải tăng trưởng kinh tế
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo
những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó
tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội.
- Trước hết tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng hàng
hóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật
chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là vấn đề có ý nghĩa
quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu,
hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã
hội và cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa…phát
triển.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất

nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những
nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy tăng
trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hóa
dưới tên gọi quy luật Okum (hay quy luật 2,5% -1). Quy luật này xác đinh, nếu
GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó
thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là
điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước
đang phát triển.
Như vậy tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các
quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 5
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
giá. Thực tế cho thấy không phải tăng trưởng nào cũng mang hiệu quả kinh tế -
xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng kinh tế mang tính hai mặt.
Chẳng hạn tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn tình trạng nền kinh tế “quá
nóng”, gây ra lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên
nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng
lên. Vì vậy đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp
tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền
vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian
tương đối dài (ít nhất từ 20-30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn
với bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có nhiều quan
điểm và cách phân loại khác nhau. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yêu tố
cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản và cách thức kết hợp

các yếu tố với nhau. Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao
phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau:
- Vốn: hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo
ra, tích lũy lại những yếu tố tự nhiên… được sử dụng vào quá trình sản xuất. Nói
một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh.
Vốn tồn tại dưới hai hình thức: Vốn tài chính và vốn hiện vật. Vốn tài chính là
vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán, còn vốn hin vật tồn
tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu… Các nhà kinh tế học đã mở ra mối liên hệ giữa tăng GDP
với tăng vốn đầu tư, Harod Doma đã nêu công thức tính hiệu xuất sử dụng vốn
sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR. Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia tỷ lệ tăng của
GDP. Những nền kinh tế với các chỉ số ICOR, thường không quá 3%, có nghĩa
là phải đầu tư 3% để tăng 1% GDP.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 6
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối
lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý
vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Con người: trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức
lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt.
Có thể nói: “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực” là “tài
nguyên của mọi tài nguyên”. Vì vậy con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề
cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ là nhân tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế bền vững.
Để phát huy nhân tố con người, cần phải xác định: đầu tư cho con người
thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Nhà nước cần phải có chiến lược phát triển
con người, mà trước hết phải nâng cao về số lượng và chất lượng hệ thống giáo
dục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài … cùng với việc quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Nhân tố con người là sự biểu hiện và khẳng định vai trò của con người

trên cả hai phương tiện: tính cá thể và tính xã hội (cộng đồng). Vì vậy nhà nước
cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người
với sự hỗ trợ của công đồng xã hội để tạo ra động lực, lợi thế cho sự tăng trưởng
kinh tế.
- Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng
để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc
đũa thần nhiệm màu” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất.
Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về
lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách
khác hiệu quả sử dụng các yếu tố này tăng lên.
Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản
xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng
khoa học cao như: Công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học…đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 7
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
thức. Như vậy khoa học và công nghệ cũng là một trong những yếu tố đóng vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ
cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thể
tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó
có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghĩa là phải có
một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so
sánh của toàn bộ nền kinh tế. Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ
có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt các bộ phận, các yếu tố cấu
thành nó có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghĩa là
phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực,
lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học

và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố
tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị xã hội là
điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế
vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc…, Bởi vì, trên thực tế đã từng
có sự tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiều với tiến bộ xã hội. Chẳng
hạn, quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làm
xuất hiện những vấn đề xã hội mà bản thân nền kinh tế dù có tiếp tục tăng
trưởng hơn nữa cũng không thể giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản.
Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường
lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ
hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích lũy, tiết kiệm,
kích cầu…làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đúng hướng.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 8
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Như đã nói ở trên tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết
và quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy đây là mục tiêu mà Đảng và
nhà nước ta đang rất quan tâm. Vậy để tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả và
đúng đắn Đảng và Nhà nước ta phải lập kế hoạch cho việc tăng trưởng kinh tế.
1.3. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế
1.3.1. Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hóa
phát triển, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của
nền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng
trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc
làm, ổn định giá cả.
Kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch tăng trưởng mà các chỉ tiêu lập
ra dựa trên các giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực.

Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch tăng trưởng trong đó các chỉ tiêu,
mục tiêu tăng trưởng đã được thỏa mãn đồng thời hai điều kiện là đảm bảo mức
cao nhất nhu cầu xã hội trong khuôn khổ sử dụng tối đa các giới hạn về nguồn
lực.
1.3.2. Ảnh hưởng kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã
hội
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộ
phận kế hoạch quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết
định sự phát triển đất nước. Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởng
GDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sự
phát triển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về trình
độ phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác
định các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập
dân cư trong kế hoạch các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng
kinh tế trong kế hoạch cơ cấu ngành. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 9
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
được sử dụng là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây
dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động
qua lại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt
lý luận nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết tốt việc làm
cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra và trên thực tế nếu
nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì sẽ tạo nên một sự không bình thường
trong các mắt xích khác của nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát gia tăng. Vì vậy
thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường
phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng
trưởng, phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp,
chính sách khống chế.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có liên quan trực tiếp tới chương trình xóa

đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát
triển, vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội gần như là hai đại lượng
mang tính đánh đổi. Để giải quyết bài toán xóa đói giảm nghèo, phải đặt mục
tiêu tăng trưởng nhanh, nhưng điều đó có thể làm cho sự phân hóa xã hội trở nên
gay gắt hơn. Vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặt mục tiêu
nào lên trước: Hiệu quả hay công bằng xã hội. Khi lập kế hoạch tăng trưởng
kinh tế, điều cơ bản phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để xây
dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự dung hòa giữa hai đại lượng công
bằng và tăng trưởng nhanh. Mặt khác, đi đôi với kế hoạch mục tiêu tăng trưởng
kinh tế phải có các kế hoạch khác đi kèm như kế hoạch phát triển xã hội,phân
phối thu nhập nhằm giải quyết các hậu quả xã hội đặt ra trong kế hoạch tăng
trưởng.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 10
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Chương 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
từ năm 2005 đến năm 2013
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2005-2013
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2005
Tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm nay đạt mức tăng thấp hơn so với
con số ước tính từ tháng 9, chủ yếu do sản lượng lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc
giảm (ảnh hưởng trực tiếp của bão số 7, bão số 8) và thiệt hại do dịch cúm gia
cầm. Thuỷ sản tăng mạnh, do cầu trong nước tăng (bù vào thịt gia cầm và sản
phẩm chế biến từ gia cầm) và xuất khẩu tăng so với năm trước. Lâm nghiệp tăng
nhẹ, chủ yếu do tăng sản lượng gỗ khai thác.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 10,6%, trong đó giá
trị tăng thêm của khu vực công nghiệp chế biến tăng 13,1% (9 tháng tăng
12,5%, cao hơn mức tăng 11% đã ước tính vào cuối tháng 9 và công nghiệp chế

biến quí IV tăng 14,7%); giá trị tăng thêm của công nghiệp khai thác năm nay
chỉ tăng 0,9%, chủ yếu do dầu thô khai thác trong suốt cả 4 quí đều thấp hơn
sản lượng cùng quí tương ứng của năm 2004 và sản lượng dầu thô khai thác cả
năm cũng chỉ đạt mức 92,3% sản lượng năm 2004. Công nghiệp điện, ga, nước
tăng 12,2%; xây dựng tăng 10,8%.
Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng
7,3% của năm 2004. Trong khu vực này, các ngành có tỷ trọng lớn và thuộc lĩnh
vực dịch vụ kinh doanh như thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưu
điện, du lịch; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có mức tăng cao hơn so với
mức tăng của từng ngành trong năm trước: Thương nghiệp năm nay tăng 8,3%
(năm 2004 tăng 7,8%); Khách sạn nhà hàng tăng 17% (2004 tăng 8,1%); Vận
tải, bưu điện, du lịch tăng 9,6% (2004 tăng 8,1%)
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 11
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính tăng 16,6% so với năm
2004 và đạt 115% dự toán cả năm. Trong tổng số, các khoản thu nội địa đạt
109,2% dự toán; thu từ dầu thô đạt 146,1% (chủ yếu do giá dầu tăng cao so với
khi lập dự toán); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng dự
toán năm. Các khoản thu chủ yếu trong thu nội địa nhìn chung vượt dự toán cả
năm.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính đạt 112,5% dự toán cả năm
và tăng 19,5% so với năm 2004, đã đảm bảo nhu cầu chi từ ngân sách Nhà nước.
Trong tổng số, chi cho đầu tư phát triển đạt 106,1% dự toán (chi đầu tư xây
dựng cơ bản đạt 105,5%); chi thường xuyên đạt 107,8%; chi trả nợ và viện trợ
đạt mức dự toán năm. Bội chi ngân sáchbằng mức dự toán cả năm và bằng 4,9%
GDP.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2006
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng
8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ

tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp
4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4%
của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm
lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh.
Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm
ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn
mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng
giảm so với mức tăng trưởng năm trước.
Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế,
trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 12
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính
ngân hàng, bảo hiểm.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự toán cả
năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng 126%; thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu viện trợ bằng
148%.
Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán cả năm, bảo
đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Bội chi
ngân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong đó 74,2% được bù
đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay nước ngoài.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2007
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,48%,
gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%);
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%);
khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200

nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%;
lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ ở
nhiều địa phương và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chi phí đầu vào tăng,
nhất là chi phí cho chăn nuôi nên giá trị tăng thêm của khu vực này chỉ tăng
3,41% so với năm trước, gồm có nông nghiệp tăng 2,34%; lâm nghiệp tăng
1,1% và thủy sản tăng 10,38%. Mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu Quốc hội
đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc hội đề ra;
nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo
của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Các lĩnh
vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao
cũng có những tiến bộ lớn, quan trọng.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 13
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Khu vực công nghiệp năm 2007 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao, nhất là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá
trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so
với năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trung
ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực ngoài Nhà
nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%. Nguyên nhân
khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp là do chúng ta đang tiếp tục thực hiện
chủ trương sắp xếp và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp khu vực này giảm. Khu
vực ngoài Nhà nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba
khu vực, chủ yếu do Luật doanh nghiệp mới đã tạo điều kiện cho khu vực kinh
tế tư nhân phát triển
Khu vực dịch vụ năm 2007 đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với
năm 2006, trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%; kinh tế tư nhân
chiếm 28,8% và tăng 30,3%; riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,9%, giảm
1,3%. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6%
so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ

chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm nay ước tính tăng 16,4% so với năm
2006 và bằng 106,5% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng
107%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7%.
Riêng thu từ dầu thô ước tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơn
năm trước, do sản lượng khai thác dầu thô giảm.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm
trước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và
bằng 103,2; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và viện
trợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước
tính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội
thông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và
23,9% từ nguồn vay nước ngoài.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 14
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2008
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ
tăng 7,2%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994
ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị
sản xuất nông nghiệp đạt 155,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; giá trị sản xuất lâm
nghiệp đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% ; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 50,1 nghìn
tỷ đồng, tăng 6,7%.
Khu vực công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng
14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%; khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%. Trong các ngành công nghiệp, giá trị sản
xuất ngành công nghiệp chế biến năm 2008 ước tính đạt 580,2 nghìn tỷ đồng,

tăng 16% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất
toàn ngành với 88,9%; ngành công nghiệp điện, ga và nước đạt 37 nghìn tỷ
đồng, tăng 13,4%, chiếm 5,7%; giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp khai
thác đạt 35,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% do lượng dầu thô khai thác giảm, chiếm
tỷ trọng 5,4%.
Khu vực thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007
do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng
kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng,
tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%),
trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20,4%; kinh tế
cá thể đạt 538,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,2%; kinh tế tư nhân đạt 284,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 34,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng
20,9%.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 15
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng
123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng
143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu
thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%;
thu phí, lệ phí bằng 116,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm
2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%
(riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ
và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán
năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể

thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục,
đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi
và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm,
trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp
từ nguồn vay nước ngoài.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2009
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 đạt 5,32%.
Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá so
sánh 1994 đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; đến 6
tháng cuối năm đã đạt 122,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm
2008. Do vậy, tính chung cả năm 2009 đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với
năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâm
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 16
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng
5,4%.
Khu vực công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và
cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa với sản lượng lúa
cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế
vĩ mô tiếp tục ổn định. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm 70%, nhưng
đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả
năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008.
Thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ
dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng
86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. Trong
thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công,

thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân
bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt
96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản đạt 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả nợ và viện
trợ đạt 102,7%. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước tính bằng 7% GDP,
thực hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó 81,2% mức bội chi được
bù đắp bằng nguồn vay trong nước; 18,8% bù đắp bằng nguồn vay nước ngoài.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2010
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với
năm 2009, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng
góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20
điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm
Khu vực nông, lâm, thủy sản năm 2010 tuy gặp một số khó khăn do hạn
hán, sâu bệnh và mưa lũ xảy ra tại một số địa phương nhưng nhờ công tác chỉ
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 17
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
đạo phòng, chống khắc phục kịp thời, hiệu quả và khu vực bị ảnh hưởng lũ
không phải vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản nên kết quả vẫn
đạt mức khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá
so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao
gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn
tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
Khu vực sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai theo giá so sánh 1994 tăng
16,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng các
tháng trong năm. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá
so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao
gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4% (Trung ương quản lý tăng 8,9%, địa
phương quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành
khác tăng 19,5%).
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng
109,3% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô
bằng 99,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 103,1%; thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 100,6%; thu
thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập
cá nhân bằng 121,2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng
100,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng
98,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và
viện trợ bằng 114,1%.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 18
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2011
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 đạt 5,89%.
Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 5,53%, khu vực dịch vụ tăng 6,99%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 4%, cao hơn nhiều
mức 2,78% của năm 2010 và xấp xỉ mức tăng trưởng trước của thời kì trước
khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
được sự đóng góp của cả ba ngành, cụ thể là nông nghiệp tăng trưởng 3,7% (so
với mức 2,4% năm 2010), lâm nghiệp tăng trưởng 5,0% (so với mức 3,9% năm
2010) và thủy sản tăng trưởng 5,5% (so với mức 4,4% năm 2010). Nguyên nhân
là nông nghiệp gặp điều kiện thuận lợi về thời tiết và giá hàng hóa thế giới. Theo
dự tính của IMF, giá hàng hóa thế giới không kể dầu năm 2011 tăng 11%.
Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%, thấp hơn

mức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10% trung
bình giai đoạn 200-2007. Như vậy, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của khu
vực công nghiệp và xây dựng luôn thấp hơn khu vực dịch vụ. Khi ngành công
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 7,43%, cao hơn mức 7,03% của năm 2010, sự
giảm sút của công nghiệp và xây dựng trong năm 2011 hoàn toàn do giảm sút
của ngành xây dựng khi ngành này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm 0,97% (năm
2010 khu vực này tăng trưởng đến 10,06%). Trong điều kiện công nghiệp khai
thác tiếp tục có mức tăng trưởng âm, công nghiệp duy trì được tốc độ tăng
trưởng trong năm 2011 là do công nghiệp chế biến khi ngành này (chiếm 57,3%
toàn ngành công nghiệp) duy trì được độ tăng trưởng xấp xỉ năm 2010. Một
trong những lý do công nghiệp chế biến duy trì được tốc độ tăng trưởng là do
xuất khẩu của ngành này tăng mạnh trong năm 2011, ở mức 23,7%. Xét về cơ
cấu, khu vực công nghiệp và xây dựng được đặc trưng bởi xu hướng giảm tỷ
trọng của ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp
chế biến. Nếu như năm 1995 tỷ trọng của ngành khai thác là 18% thì tỷ trọng
này chỉ còn 9% vào năm 2011. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn trên, tỷ trọng
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 19
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
của ngành chế biến đã tăng từ 52% lên 62%. Ngoài ra, riêng trong năm 2011, đã
có sự sụt giảm nhẹ của ngành xây dựng khi ngành này chiếm tỷ trọng 21%, so
với mức 23% của năm 2010.
Khu vực dịch vụ năm 2011 là 6,99%, thấp hơn mức 7,52% của năm 2010.
Dịch vụ giảm sút tăng trưởng là do giảm sút của hầu hết các ngành dịch vụ, nhất
là ngành kinh doanh bất động sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh bất
động sản trong năm 2011 chỉ ở mức 1,8%, so với mức thấp 2,6% của năm 2010,
do tín dụng cho khu vực bất động sản bị thắt chặt. Ngành khách sạn và nhà hàng
cũng giảm tốc độ tăng trưởng từ 8,7 (2010) xuống 7,1% (2011) do tình hình
kinh tế thế giới đình trệ đã khiến số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm
2011 chỉ tăng 19,1%, thấp hơn nhiều mức tăng 34,8% của năm 2010
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ

đồng, bằng 113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (Mục tiêu đề ra
trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%).
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội
chi ngân sách Nhà nước bằng 4,9% GDP (Kế hoạch đề ra là 5,3%).
Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng
12/2010 (Kế hoạch là 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (Kế hoạch là dưới
20%).
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2012
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 tăng 5,03% so với năm
2011, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp
0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%,
đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Khu vự nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh 1994
ước tính đạt 255,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông
nghiệp đạt 183,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8%; lâm nghiệp đạt 8,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,4%; thuỷ sản đạt 63,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 20
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Khu vực công nghiệp toàn ngành tháng 12/2012 ước tính tăng 5% so với
tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2012,
chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp
khai khoáng tăng 3,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung của
toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,2 điểm phần
trăm; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%, đóng góp 0,8 điểm phần
trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%, đóng góp
0,1 điểm phần trăm. Sản xuất công nghiệp năm nay gặp khó khăn do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục; sức mua trong nước và
nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với một số năm trở lại đây. Tuy
nhiên, sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm đang bắt đầu có chuyển biến

tích cực, theo đó chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần, chỉ số tồn
kho giảm dần
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt
658,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 419,1 nghìn
tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6%. Trong
thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 133,7 nghìn tỷ đồng, bằng
86% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu
thô) 78,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ
ngoài Nhà nước 86 nghìn tỷ đồng, bằng 77,4%; thu thuế thu nhập cá nhân 43,1
nghìn tỷ đồng, bằng 93%; thu thuế bảo vệ môi trường 12,1 nghìn tỷ đồng, bằng
91,4%; thu phí, lệ phí 7,9 nghìn tỷ đồng, bằng 88,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt
821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển
157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 151,7 nghìn
tỷ đồng, bằng 87,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 21
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8
nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2013
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ
mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm
2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010
ước tính đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012, bao gồm: Nông

nghiệp đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,47%; lâm nghiệp đạt 22,4 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,04%; thuỷ sản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp
không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức
7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành
xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn
nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng
kinh tế năm nay. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2013 có dấu
hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong
toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý. Chỉ số tồn
kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo xu hướng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành
công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong
đó ngành khai khoáng tăng 0,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,8%; sản
xuất và phân phối điện tăng 8,7%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng
10,1%. Tính chung cả năm 2013, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước
tính tăng 5,9% so với năm trước, cao hơn mức tăng năm 2012. Ngành xây dựng
mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 22
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
mức tăng 3,25% của năm 2012 cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh
tế năm 2013
Khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng
khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 96,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng,
bằng 97,2%; thu từ dầu thô 115 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%; thu cân đối ngân
sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 140,8 nghìn tỷ đồng, bằng 84,6%. Trong thu
nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 159,3 nghìn tỷ đồng, bằng
91,4% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể

dầu thô) 111,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,6%; thu thuế công, thương nghiệp và
dịch vụ ngoài Nhà nước 110,2 nghìn tỷ đồng, bằng 91,6%; thu thuế thu nhập cá
nhân 45,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4%; thu thuế bảo vệ môi trường 11,7 nghìn tỷ
đồng, bằng 81,5%; thu phí, lệ phí 15,2 nghìn tỷ đồng, bằng 146,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng,
bằng 100,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng,
bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng
115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước
tính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷ
đồng, bằng 100%.
Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức
4,8% đã dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về
vốn, sản phẩm tồn kho tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên không thể
không tính đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản
chi chưa hợp lý gây lãng phí. Sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số
thu ngân sách nhà nước cả năm ước tính không đạt dự toán thu cân đối ngân
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 23
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
sách, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố trí vốn để thực
hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
2.2. Nguyên nhân và các biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam
2.2.1. Nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Nguyên nhân tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất: đó là kiên trì thực hiện đường lối đổi mới,phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đầu đã hoàn thiện và đồng bộ
các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách về
phát huy nội lực và thu hút ngoại lực để phát triển nông nghiệp và nông thôn,
phát triển thị trường trong nước,ngoài nước…đã phát huy tác dụng tích cực

Thứ hai, kết quả đầu tư của nhiều năm qua cùng với sự huy động ngày
càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn trong dân đã
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều
ngành, có them nhiều công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh.
Nguyên nhân làm hạn chế tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, cơ cấu kinh tế dịch chuyển
chậm
Thứ hai, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận quan trong
về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước, độc lập, tự chủ về kinh tế…chưa được làm sáng tạo, dẫn đến lung
túng, chậm trễ trong việc cụ thể hóa và thực hiện một số chủ trương lớn như sắp
xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển các ngành dịch vụ có tiềm
năng( dịch vụ bất động sản, tài chính, ngân hàng, du lịch). Chưa tạo lập đồng bộ
các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường
Thứ ba, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ
bé, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém, các ngành công nghiệp bổ trơ chưa
phát triển, trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao.
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 24
Bài tập lớn: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2013
Chính sách biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và
ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục
thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi
suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và
bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị
trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm
soát nhập khẩu. Tăng dự trữ ngoại hối. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị

trường chứng khoán.
Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực
hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết. Đề
nghị Quốc hội xem xét chấp thuận mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 -
2014 là 5,3% GDP, từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần. Dành bội chi ngân
sách cho đầu tư phát triển và trả nợ. Bảo đảm tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước và trái phiếu Chính phủ năm 2014 không thấp hơn năm 2013 để thúc đẩy
tái cơ cấu kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược và phục hồi tăng trưởng. Phát
hành thêm trái phiếu Chính phủ trong trần nợ công cho phép (65% GDP). Kiểm
soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong
giới hạn an toàn. Sử dụng cổ tức từ các doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chưa
giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (SCIC) để bổ sung vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2013 - 2014.
Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ
công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế theo lộ trình phù
hợp, bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho
các đối tượng chính sách, người nghèo. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng
hợp lý
Phạm Thị Thanh Mai – Nhóm 1 lớp QLKT Page 25

×