Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.25 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ THU HÀ




THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM







HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2



NGUYỄN THỊ THU HÀ






THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG GIA THẾ




HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ

văn và nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.
Phùng Gia Thế, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Xuân Hà, các nhà văn, nhà
phê bình văn học đã đăng tải bài viết, giúp đỡ tư liệu.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Phùng Gia Thế.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,
không trùng lặp với các đề tài khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1. Đối tượng nghiên cứu 7
5.2. Phạm vi nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9
1.1. Khái quát về nhân vật văn học 9
1.1.1. Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn 9
1.1.1.1. Phương diện từ ngữ, thuật ngữ 9
1.1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học 10
1.1.1.3. Khái niệm về thế giới nhân vật 12
1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học 13
1.2. Một số đổi mới về nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 15
1.2.1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm cấu trúc nhân
vật 15
1.2.2. Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật 19
1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật 19
1.2.2.2. Về thời gian nghệ thuật 22
1.2.2.3. Về ngôn ngữ 23

CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 26
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà 26
2.1.1. Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện 27
2.1.2. Con người phức tạp bí ẩn 29
2.1.3. Con người luôn tự nhận thức 36
2.1.4. Con người với sự trải nghiệm nỗi đau 36
2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 37
2.2.1. Nhân vật bi kịch 37
2.2.2 Nhân vật cô đơn 49
2.2.3. Nhân vật tha hóa 60
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 69
3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật 69
3.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện 78
3.3. Nghệ thuật "phi điển hình hóa" 83
3.4. Nghệ thuật thể hiện đối thoại 84
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội
Đảng VI (1986) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Góp phần không nhỏ vào sự thành công này phải kể đến một
đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà văn nữ. Trong số họ không ít người đã

sống và sáng tác từ trước năm 1975 (như Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Đoàn
Lê…) song có lẽ phải kể đến một số lượng ngày càng lớn những cây bút nữ
trưởng thành từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986. Có thể nhắc đến những cái
tên nổi bật như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương, Võ Thị
Xuân Hà hay những tác giả còn rất trẻ thuộc thế hệ sau này như Phong Điệp,
Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Phan Việt Có thể nói, chính họ đã
góp phần quan trọng mang lại những thành công cho văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng trên nhiều mặt, từ đề tài, chủ
đề đến cách thức thể hiện.
1.2. Võ Thị Xuân Hà một trong những cây bút nữ đã khẳng định được
vị trí của mình trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại với một phong cách
riêng, độc đáo. Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vào cuối những năm tám
mươi của thế kỷ trước song với niềm đam mê văn chương cháy bỏng và một
năng khiếu vốn có, hiện Võ Thị Xuân Hà đã có một sự nghiệp sáng tác khá
dày dặn. Ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, Võ Thị
Xuân Hà chủ yếu sáng tác truyện ngắn và cũng chính thể loại này đã mang lại
cho chị thành công nhiều hơn cả.
Văn chương Võ Thị Xuân Hà có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ
nữ gốc Huế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc
sảo của một nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ
2

thuật của một nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu nghề
nghiệp, tất cả những điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng,
tạo được sự hấp dẫn lớn. Đọc Võ Thị Xuân Hà, thấy một hiện thực cuộc sống
bề bộn với sự pha trộn của các gam màu sáng, tối, một thế giới nhân vật vô
cùng phong phú, đa dạng và trên hết, đó là những con người hiện đại, mạnh
mẽ, dám sống trung thực với mình.
1.3. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, những bài viết, công
trình nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà chưa nhiều. Đặc biệt,

trong số đó chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về thế giới nhân vật - một
trong những điểm nhấn nổi bật nhất trong truyện ngắn của chị.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà”. Theo
chúng tôi, đây là con đường đúng đắn, hợp lí nhất để tìm hiểu những nét đặc
sắc trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà và qua đó ghi nhận những đóng góp
của nhà văn vào đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Võ Thị Xuân Hà xuất hiện trên văn đàn từ khá sớm. Cho đến nay, chị
đã gặt hái được những thành công nhất định. Tác phẩm của chị đã có một vị
trí trên văn đàn cũng như trong lòng bạn đọc. Trên thực tế, đã có không ít
những bài nghiên cứu về tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà nói chung, truyện
ngắn của nhà văn nói riêng. Phần lớn trong số đó là các bài cảm nhận chung
hoặc phân tích những tác phẩm riêng lẻ của nhà văn.
Nhận xét về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang
trong bài “Võ Thị Xuân Hà - người sống trên đất lặng lẽ” cho rằng một
nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chị hấp dẫn chính là dấu ấn chủ
quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi cứ nghĩ đến một người sống
trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phải đang làm xiếc. Nếu đứng lại
3

nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ. Bởi vậy chị cứ đi, đi một cách đầy chủ
quan, vì nếu chị khách quan - đó sẽ là một cú ngã. Và có lẽ tôi yêu mến chị,
yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy” [12]. Phân tích sáng tác của Võ Thị
Xuân Hà, Hàn Thủy Giang cũng khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu trong
sáng tác của nữ nhà văn: “Có một điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được
người ta chú ý. Đó là chị đã tìm được cách thể hiện tình nhân ái qua những
chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiết đôi khi nhiều người không chú ý tới" [12].
Trong bài “Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế”,
tác giả Hiền Hòa cho rằng truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà có một sự đa dạng

với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trang viết của chị cũng lóng lánh y
hệt như một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận diện đủ loại gương mặt
mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi” [22]. Hiền Hòa khẳng định: “Thế
giới nhân vật của chị chủ yếu là những người đàn bà (…). Những người đàn bà
của Võ Thị Xuân Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có
một đặc điểm giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn
bị trộn lẫn giữa thực tại và mộng tưởng. Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu,
đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng bị cám dỗ. Bởi họ bị
ám ảnh bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc” [22].
Nhà phê bình sân khấu Trần Minh Phượng đã nhìn ra chất Huế đậm đà
của Võ Thị Xuân Hà qua truyện ngắn Chuyện của con gái người hát rong.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ “thực sự ngạc nhiên về cách mô tả hiện thực của Võ
Thị Xuân Hà thông qua những không gian đa chiều, những hình tượng ẩn
chứa nội lực lớn khi đọc truyện ngắn như Chuyện của con gái người hát rong,
Thế giới tối đen [48].
Bên cạnh đó, cũng có một số tiểu luận, bài phân tích, nhận xét được về
một trong số các tập truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà. Thông qua việc chỉ ra
những bi kịch con người cá nhân trong tập truyện ngắn Thế giới tối đen, tác
4

giả Trần Thị Mai kết luận: "Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà là một thế
giới đầy bi kịch và trong tác phẩm của mình, nhà văn đã cắt nghĩa rằng mình
muốn đặt tên tác phẩm là Thế giới tối đen để lật ngược lại cách nhìn của
người đời" [31]. Nhà văn Hà Phạm Phú ví việc đọc truyện Võ Thị Xuân Hà
“giống như đi vào nhà gương để nhận được đủ thứ gương mặt của mình, lúc
thì bật cười, lúc thì sợ hãi…” [39]. Nhận xét về tập truyện ngắn Cái vạc vàng
có đòn khiêng bằng kim khí, tác giả Thủy Bình nhận thấy ở tập truyện ngắn
này “những mảnh ghép đa chiều về con người và những khía cạnh bí ẩn của
đời sống tâm linh”, “16 truyện ngắn in trong tập truyện này là dòng chảy cô
đơn trong từng câu chữ, mang nặng hơi thở tình yêu và những khát khao cháy

bỏng thiếu phụ. Như đất khát khao sinh sôi nảy nở dâng hiến mỡ màu cho
cây, người đàn bà dâng hiến tình yêu. Tình yêu tìm đến người đàn bà như hạt
giống tìm về với đất” [4]. Trên cơ sở tổng hợp rộng hơn từ các tập truyện
ngắn của Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Thiên Sơn cho rằng: “Sáng tác của Võ
Thị Xuân Hà theo ba hướng chính: đi vào bí ẩn nội tâm, với bút pháp phân
tích tâm lý sắc sảo; đi vào hiện thực xã hội với những vấn đề bức xúc và
những phận người bất hạnh; đi vào tâm linh với những huyền bí của tiền kiếp,
của luân hồi, những dự cảm về nhân quả kiếp người. Và càng ngày chị càng
tiếp tục mở rộng đề tài, không ngại thể nghiệm những hình thức mới, dấn sâu
vào tâm linh và tiềm thức” [40] .
Bàn về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà,
nhà văn Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà viết:
"Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà không có một làng quê chung rõ
rệt, kẻ thì ở miền biển, người thì ở miền rừng, người thì trong thành phố…
Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sung sướng
và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức nỗi buồn
chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan tỏa, thấm dần
5

vào từng huyết quản”; “Thế giới đàn bà của Xuân Hà là một thế giới riêng,
không lẫn vào ai. Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáo trộn
giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng
cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số phận đã an
bài. Một người phụ nữ là một bí ẩn” [39].
Nhận xét về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, trong giới thiệu tập truyện
Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, tác giả Thủy Bình cho rằng: “Nếu
so với những Tường thành, Trong nước giá lạnh thì Cái vạc vàng có đòn
khiêng bằng kim khí dường như ít đời thường, lạ hơn, ma quái hơn. Ngay cả
trong những mẩu truyện có vẻ bề ngoài rất bình thường, rất đời sống, người ta
vẫn cảm thấy đâu đó có ý vị liêu trai, kỳ ảo. Nhiều truyện phảng phất hình

ảnh nhà chùa, sư thầy và triết lý Phật giáo như Ngàn xanh và gió, Cái vạc
vàng có đòn khiêng bằng kim khí… Có những truyện nhưng nhức trước những
mảnh đời thương tâm như Ngọa sinh, Đô hội, Mây giăng… Có truyện đi sâu
vào đời sống tâm linh nhưng cũng có những mẩu ghi chép lại sự nhạt nhẽo
của đời sống tinh thần con người trong thời đại thống trị của vật chất: Xin lỗi
em, Mùa xuân nghiêng” [4]. Cũng theo Thủy Bình, ở tập truyện này, Võ Thị
Xuân Hà đã thể hiện một phong cách khác lạ, có sự sáng tạo so với chính
mình: “Trong các tác phẩm trước, chị lý giải nguyên nhân này bằng tham
vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời. Nhưng trong tập truyện ngắn này, nhà văn
nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâm linh, của những thế lực vô hình đeo
bám đời sống con người. Và thế giới tâm linh chưa bao giờ là dễ lý giải” [4].
Trong lời giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà, Thanh
Huyền nhận định: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách Võ Thị Xuân Hà sử
dụng ngôn từ kể chuyện và ngôn từ đối thoại. Câu chữ của chị ngắn gọn,
nhiều thông tin, không hề có ý định làm văn”. Về phương diện nội dung của
tập truyện, Thanh Huyền cho rằng: “Phần sáng của Thế giới tối đen đó là
6

những nhân vật nhân cách người, những gì tốt đẹp còn sót lại sau những thăng
trầm của cuộc sống. Nhà văn không lạc quan hóa, không ảo tưởng hay biện
giải gì cho những con người ít nhiều đã lầm lạc. Nhưng chị nhận thấy rằng, họ
vẫn mong một công việc chân chính (Con đường vô tận), một mái ấm gia
đình (Thiên thần nhỏ), một người con nối dõi (Cõi người)… Và đó, ít nhất,
đều là những ước mơ hướng thiện”.
Trong sự nghiệp sáng tác khá dày dặn của Võ Thị Xuân Hà, Lúa hát là
một truyện ngắn tiêu biểu và gây được sự chú ý của nhiều nhà phê bình và
độc giả. Nhận xét về truyện ngắn này, nhà phê bình Văn Giá viết: “Lúa hát là
một áng văn đẹp. Câu chuyện về một phụ nữ nông dân chân chất hồn hậu với
gia đình của mình, với tục lệ của làng quê gắn bó với đồng lúa. Cuộc đời của
họ dung dị như đất và lúa” [48]. Theo Văn Giá, truyện ngắn này hấp dẫn

không chỉ bởi sự trong sáng của nội dung mà còn bởi cái hồn riêng mà Võ Thị
Xuân Hà tạo ra cho tác phẩm: “Lúa hát với không khí truyện và cách dùng
ngôn từ trong trẻo, đã tạo nên một tác phẩm về nông thôn Việt Nam điển
hình” [48]. Chính vì làm được điều này, nên theo quan điểm của nhà phê
bình, tác giả truyện ngắn đã tạo nên một “kỳ tích”: “Nhiệm vụ của nhà văn là
phải làm đẹp cho câu chữ của dân tộc. Võ Thị Xuân Hà, với Lúa hát đã làm
nên được kỳ tích đó” [48] .
Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học đã đề cập đến khá nhiều phương diện đặc sắc trong tác phẩm của Võ Thị
Xuân Hà. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó vẫn chưa nghiên cứu có hệ thống về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà hay đánh giá một cách
tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Cùng với các bài viết về một tác phẩm cụ thể, hoặc những bài khái quát
giới thiệu các tập truyện, việc nghiên cứu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà đến
thời điểm này đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Có thể kể đến
7

các luận văn thạc sĩ như: “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân
Hà” của Bùi Tuấn Ninh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011), “Thi pháp truyện
ngắn Võ Thị Xuân Hà” của Phan Thị Huyền (Đại học Sư phạm Hà Nội,
2012)
Kế thừa những ý kiến của người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi
sẽ tập trung khảo sát những đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Võ Thị Xuân Hà, trong đó nhấn mạnh vào việc chỉ ra mối tương quan giữa
quan niệm nghệ thuật về con người với cách thiết tạo thế giới nhân vật của
nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Võ Thị Xuân Hà.
- Khẳng định tài năng và những đóng góp của Võ Thị Xuân Hà vào tiến

trình văn xuôi Việt Nam từ sau 1986.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật văn học, nhân vật
truyện ngắn, nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
- Vận dụng những kiến thức lý luận và lịch sử văn học vào việc tìm
hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà (quan niệm
nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân
vật…).
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, NXB. Phụ nữ, 2002.
- Chuyện của con gái người hát rong, NXB. Hội nhà văn, 2006.
8

- Thế giới tối đen, NXB. Phụ nữ, 2008.
- Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, NXB. Hội nhà văn, 2009.
- Vàng son thạch thủy khí, NXB. Hội nhà văn, 2012.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống;
- Phương pháp phát sinh – lịch sử;
- Phương pháp so sánh.
7. Đóng góp của luận văn
- Vận dụng lí thuyết về nhân vật văn học và phương pháp luận nghiên
cứu văn học để loại hình hoá các kiểu nhân vật và phân tích một số thủ pháp
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà.
- Khẳng định sự độc đáo của Võ Thị Xuân Hà trong truyện ngắn đồng
thời chỉ ra vị trí của nhà văn trong tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về nhân vật văn học và một số đặc điểm của nhân
vật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà.
9

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái quát về nhân vật văn học
1.1.1. Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn
1.1.1.1. Phương diện từ ngữ, thuật ngữ
Thuật ngữ "nhân vật" xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ,
"nhân vật" (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn
viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng với tần số
nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể
hiện trong tác phẩm.
Hiểu theo nghĩa rộng, "nhân vật" là khái niệm không chỉ dùng trong
văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm được hiểu
theo hai nghĩa:
Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả,

thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định
trong xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày [38].
Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới khái
niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt này định nghĩa,
tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như:
“vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này, theo
chúng tôi, có nội hàm hẹp hơn so với nhân vật.
10

Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá
nhân, thích hợp với nhân vật hành động. Thuật ngữ tính cách lại thiên về suy
tư và không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy các
thuật ngữ “vai”, ”tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác
nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát
những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và cấp độ.
Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.
1.1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học
Trước nay, trong nghiên cứu, phê bình đã từng tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về nhân vật văn học trong nghiên cứu, phê bình. Trong phạm vi
của luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm về vấn đề
này như sau:
Trong giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), các tác giả
viết: "Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện
trong các tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên
như Tấm, Cám, Thạch Sanh, đó là những nhân vật không tên như thằng bán
Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đó là những con vật trong
truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma
quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật

có khi chỉ sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà
chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết" [30; tr. 277].
Giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa:
"Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không
phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
11

cách và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được
quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con
người, những con người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ
xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít
nhiều mang bóng dáng, tính cách con người Cũng có khi đó không phải là
những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc
liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm" [11; Tr102].
Khái niệm nhân vật văn học còn được trình bày sáng rõ trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên) với nội dung cơ bản giống với cách định nghĩa trong cuốn Lí luận
văn học do Phương Lựu chủ biên: "Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng
(Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm
nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với
con người có thật trong đời sống" [18; Tr235].
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách
khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm
không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học
miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người

hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là
hình ảnh ẩn dụ về con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có
tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan
trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học. Đôxtôiepki cũng từng
12

khẳng định: "Đối với nhà văn toàn bộ vấn đề là ở tính cách". Tính cách có ý
nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình ở Nga đã gọi tính cách
là nhân vật. Ở đây, cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con
người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất sinh lý của
họ. Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất
lượng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt tới mức độ là điển hình và tính
cách cũng tự nó bao hàm những thuộc tính có nét cụ thể, độc đáo của một con
người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người
khác ở một mức độ nhất định đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp
với logic khách quan của đời sống.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối
ổn định trong giới nghiên cứu phê bình văn học. Dù đã có khá nhiều cách
định nghĩa về nhân vật, song tựu trung lại các ý kiến đều gặp nhau ở sự khẳng
định: Nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện
để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố
nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận
nhân vật để chỉ ra cái mới của nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp
riêng của nhà văn đó.
1.1.1.3. Khái niệm về thế giới nhân vật
“Thế giới” là một phạm trù triết học. Theo Từ điển Triết học, “thế giới”
có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những

gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người). Thế giới là nguồn gốc
của nhận thức.
Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là
toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ
phận thế giới vật chất đó ra thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt
đối: thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
13

Có thể xem “thế giới nhân vật” là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng.
Nó là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của
nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính
chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sức sống riêng,
phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ
thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng
tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong
sáng tạo nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có qui
luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, thời gian, không gian, xã
hội Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc
của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan
hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong
cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, gia đình Thế giới nhân vật vì
vậy bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học
chẳng những không giống với con người thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn
có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Trong thế giới nhân vật, người ta có thể
chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định.
Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua
cánh của và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế
giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn
học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại
văn học cũng có thế giới nhân vật với qui luật riêng của nó.

1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học
Có thể nói, nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con người
trong đời sống. Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân vật được
nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và
cao hơn, nếu tính cách được khắc họa ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ
14

trở thành điển hình của con người. Theo Bêlinxki, "nhà triết học tư duy bằng
phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bức
tranh". Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, bằng
những nhân vật cụ thể.
Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác
phẩm văn học. Nó không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi tập
trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov nhấn mạnh:
Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết
định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, kết cấu.
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về yếu tố hình thức tác
phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, đánh giá - lý giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Có thể nói, yếu tố nhân vật
chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm.
Nhân vật sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau
trong tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát, các chức năng đó là:
Thứ nhất, miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội.
Thứ hai, là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô
cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề sâu sắc, mới mẻ.
Thứ ba, biểu hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và
cuộc sống.

Thư tư, quyết định hình thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các
yếu tố thuộc hình thức tác phẩm.
Hiểu được vai trò chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có
thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này.
15

1.2. Một số đổi mới về nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986
1.2.1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm cấu trúc
nhân vật
“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh
cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con
người.
Quả thực, trong các yếu tố thể hiện sự vận động, phát triển của văn học,
yếu tố con người trong văn học có ý nghĩa hơn cả. Viện sĩ M.B. Kharapchenco
cho rằng: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên
ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ
sỹ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút
pháp sáng tác của nghệ sĩ” [42; Tr320]. Nghĩa là, trong khi phản ánh đời
sống, nghệ sĩ thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng và
từ đó bộc lộ ý nghĩa của đời sống. Như thế, con người vừa là đối tượng nhận
thức chủ yếu của văn học, vừa là cái đích để sáng tạo văn học hướng đến. Các
sáng tạo về phương pháp, phong cách, thể loại, ngôn ngữ, kết cấu chung quy
đều góp phần tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới mẻ, có chiều sâu. Con
người trong văn học, do đó là nơi thể hiện trình độ tổng hợp của nhận thức và
thể hiện nghệ thuật, là phương pháp sáng tác, phong cách, thế giới quan trong
sự vận động.
Ngoài việc mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu văn học, thi pháp
học còn mở ra một cánh cửa cho việc tìm hiểu, nghiên cứu con người trong
văn học. Các nhà thi pháp học cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người

là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên
giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [41; Tr41].
16

Có thể hiểu, quan niệm nghệ thuật về con người như một chiếc chìa khóa để
tìm ra tính quan niệm của hình thức nghệ thuật, là một cách tiếp cận con
người có chiều sâu. Nó không nhìn nhân vật văn học đơn giản như một khách
thể mà quan tâm đến hệ quy chiếu nội tâm của chủ thể sáng tạo trong cảm
nhận con người. Nói đến quan niệm nghệ thuật về con người là nói đến sự
sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả hiện thực thơ văn. Do đó, quan
niệm nghệ thuật về con người được xem như một trong những tiêu chí xác
định phong cách nghệ thuật của một nhà văn.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then
chốt giúp ta thâm nhập cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận
động và phát triển của hình thức; là một trong những chuẩn mực cơ bản để
đánh giá những bước tiến trong sự đổi mới của văn học. Bởi lẽ, “chừng nào
chưa có đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện
tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một
chiều sâu” (Trần Đình Sử).
Theo các tác giả của giáo trình Lí luận văn học (ĐHSP Hà Nội) thì
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng
các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [43]. Nhân vật cũng không nhất
thiết phải mang hình hài của con người mà có thể dưới hình hài của đồ vật,
muông thú, cỏ cây hay những sinh thể trong tưởng tượng. Với tác phẩm văn
học, nhân vật có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi đó là hình thức cơ bản để
qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Cụ thể và quan trọng hơn
nữa, nhân vật còn có chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kỳ vọng về con người. Nhà

văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan
niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các
17

tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Như vậy, có thể
khẳng định rằng độc giả sẽ không chỉ thấy được một phần bức tranh cuộc sống
vốn rất đa dạng mà còn hiểu được cả những thế giới quan, nhân sinh quan của
nhà văn thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nhân vật văn học.
Giai đoạn trước 1986, nhân vật trong văn học Việt Nam còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống. Nhân vật trong văn
học Việt Nam nói chung và nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam nói riêng
nhìn chung là kiểu nhân vật loại hình. Ở đây, con người trong văn học được
nhìn chủ yếu ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với những
nét tính cách nhìn chung đơn giản, xuôi chiều, hoặc tốt hoặc xấu rất rành
mạch. Cũng vì đề cao chức năng phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc
nên hình tượng nhân vật trung tâm giai đoạn này thường là người chiến sĩ,
công nhân, nông dân. Các tác phẩm văn học thời kỳ này chủ yếu mang
khuynh hướng sử thi nên hình tượng nhân vật luôn hiện lên với tư thế con
người của cộng đồng, con người xả thân vì nghĩa lớn. Cũng vì vậy mà con
người trong văn học thời kỳ này quen sống trong quần thể ít có dịp đối diện
với chính mình.
Từ sau năm 1975 trở đi, nhất là từ Đại hội Đảng VI năm 1986, văn học
Việt Nam đã có những biểu hiện đổi mới nhất định trong cách nhìn nhận về
con người. Các nhà văn thời kỳ này dù đề cập đến những kiểu nhân vật cũ
như người lính, người nông dân, người vợ, người mẹ nhưng cách khai thác
nhân vật đã trở nên đa chiều chứ không đơn giản như trước nữa. Nhân vật
trong thời kỳ này được các tác giả khai thác một cách toàn diện cả về số phận,
tính cách và được đặt trong hiện thực cuộc sống với đầy rẫy những bề bộn,
trái ngang. Lúc này, thay vì cái nhìn giản đơn, phân định rạch ròi các giá trị
trong cuộc sống như thiện ác, tốt xấu, bạn thù , các nhà văn thể hiện một cái

nhìn mới mang tính đa diện, phức hợp về hiện thực và số phận con người.
18

Cảm hứng thế sự ngày càng chiếm ưu thế thay thế cho cảm hứng sử thi. Thay
vì quan niệm con người sử thi thì bây giờ là kiểu quan niệm con người đời tư
với đầy rẫy những góc khuất của nó mà trong đó có cả thiên thần lẫn ác quỷ,
cao thượng lẫn thấp hèn, thật thà và gian trá mà ta thấy phổ biến trong các
sáng tác của những cây bút gạo cội của thời kỳ này như Nguyễn Minh Châu
(Bức tranh, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát), Ma Văn Kháng (Đám cưới
không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm
sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết),
Hệ quả của đổi mới cách tiếp nhận cuộc sống và nhìn nhận con người
của văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 là sự xuất hiện một hệ thống
những kiểu loại nhân vật mới như: con người cô đơn, con người tha hóa, con
người tự nhiên, con người tâm linh Chính điều này đã góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng cho nền văn học nước nhà.
Nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung và truyện ngắn
Việt Nam đương đại nói riêng, về cơ bản có những đặc điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, nếu như nhân vật trong văn xuôi Việt Nam trước 1975 (đặc
biệt trong giai đoạn 1945 - 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn
phiến, được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong
truyện ngắn hiện đại được khai thác toàn diện, là con người đa trị, lưỡng cực
với các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp. Nhà văn nhận diện con người
đích thực trong nhu cầu tự ý thức, với nhiều biểu hiện phong phú đa dạng, có
sự hòa hợp giữa con người xã hội - con người tự nhiên - con người tâm linh,
con người trong sự thống nhất giữa ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn,
ý thức và vô ý thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ
thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Đặc biệt, các nhà văn
chú trọng thể hiện con người trong đời sống bản năng tự nhiên và đời sống
tâm linh bí ẩn, kỳ diệu, đầy ám ảnh.

19

Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa như trong văn xuôi truyền
thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm
trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức - tiềm thức
- vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng.
Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là
những con người bình thường vô danh trong cuộc sống. Nhân vật là đủ mọi
thứ hạng người trong cuộc sống.
Thứ tư, nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang
trong quá trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối
quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử, đời sống riêng của nó.
Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn hiện đại có nhiều
cách tân với những thử nghiệm táo bạo, thậm chí mạo hiểm, bởi các nhà văn
nhận thấy những thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng biểu hiện
cái đa dạng, phức tạp của con người, trong đời sống hiện đại.
Đổi mới trong cách tiếp cận và xây dựng nhân vật trong văn xuôi Việt
Nam trong những năm gần đây là nhu cầu tất yếu. Điều này xuất phát từ ba
nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết, yêu cầu đổi mới khẳng định mình được
đặt ra như một đòi hỏi với những tác giả thời hiện đại. Kế đến cần phải kể tới
sự ảnh hưởng của văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới về phương
diện cảm quan đời sống và thủ pháp xây dựng nhân vật. Hơn nữa, sự thay đổi
trong quan niệm, cách nhìn nhận và đánh giá con người cho phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử - xã hội mới, sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về văn xuôi
cũng chi phối không nhỏ tới cách thức tạo dựng và khai thác nhân vật.
1.2.2. Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật
1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật
Cùng với thời gian, không gian là một khái niệm dùng để chỉ hình thức
tồn tại của thế giới. Không có gì tồn tại bên ngoài không gian. Tác phẩm văn

×