Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và giảm đau của bồ kết, tế tân, xuyên tiêu, long não hương trong điều trị các bệnh răng miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
05 'a.cu.er ÍO
ĐỔNG THI LAN HƯƠNG
GÓP PHẦN NGHIÊN c ứ u TÁC DỤNG
KHÁNG KHUẨN VÀ GIAM đ a u c ủ a
Bồ KỂ7, rế TÂN, XUYỀN nêu. LONGNẤO HƯƠNG
TRONG ĐIỂU TRỊ CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG
• • •
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC 1999-2004)
Người hướng dẫn : ỌVC-tDSCKỊNguyên (Duy Thiệp
(j'VC-CN Nguyễn Lệ <Pâi
Nơi thực hiện : Bộ môn Sinh hóa
23 ỉ
HÀ NỘI, 5/2004
lờl CẦM ƠN
Trong những dồng đầu tiên này, em muốn bày tỏ lòng kính trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đến:
GVC. DSCKI Nguyễn Duy Thiệp
Bộ môn Sinh hoá - trường Đại học Dược Hà Nội
GVC.CN Nguyễn Lệ Phi
Bộ môn Vi sinh - trường Đại học Dược Hà Nội
Th.s Nguyễn Thị Vui
Bộ môn Dược lực- trường Đại học Dược Hà Nội
là những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em
trong quả trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - chủ
nhiệm bộ môn Sinh hoá đã giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong quá trình
tiến hành làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô kỹ thuật viên ở bộ môn Sinh
hoá, bộ môn Vi sinh, bộ môn Dược lực và các bộ môn, phòng ban khác trong


trường đã quan tâm, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân đã động viên,
khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện khoá luận này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2004
Sinh viên
ĐổNỔ THỊ LAN HƯƠNG
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I : TỔNG QUAN
3
A. Sơ lược các bệnh răng miệng thường gặp 5
1. Sâu răng

5
2. Bệnh quanh răng 8
B. Vi khuẩn dịch lợi và mảng bám dưới lợi 9
1. Về tỉ lệ bệnh:

.

9
2. Về loại vi khuẩn:
.

10
3. Tỉ lệ VK các loại ở nhóm người bình thường, viêm lợi và viêm QR 10
c. Đau và thuốc giảm đau

.
11

1. Khái niệm về đau
.

11
2. Cơ sở sinh lý và hoá sinh vê đau 11
3. Thuốc giảm đau 13
D. Tinh dầu trong điều tri bệnh răng miệng
13
E. Saponin 14
PHẦN I I: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

18
A. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 18
1. Nguyên liệu 18
2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.1. Tách chiết hoạt chất toàn phần
18
2.1.1. Chiết xuất hoạt chất từ Tê tân 18
2.1.2. Chiết xuất hoạt chất toàn phần từ Bồ kết 19
2.1.3. Chiết xuất hoạt chất từ Xuyên tiêu

.

21
2.1.4. Pha long não hương

.

21
2.2. Nghiên cứu tác dụng sinh học


22
2.2.1. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 22
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau 24
B. Kết quả thực nghiệm và nhận xét

25
1. Kết quả tách chiết hoạt chất toàn phần của BK, TT, x r

25
2. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 25
3. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau (gây tê)

29
c. Sơ bộ định hướng sử dụng 4 dược liệu BK, XT, TT, LNH làm nguyên
liệu sản xuất các chế phẩm điều trị bệnh răng miệng

36
1. Chế phẩm ở dạng cồn thuốc
36
2. Chế phẩm ở dạng bột thuốc 37
3. Nước súc miệng đậm đặc 37
D. Bàn luận: 38
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ Xư ẤT



39
A. Kết luận 39
B. Đề xuất

.

40
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
Blý
: Bệnh lý
BK
: Bồ kết
dl/tt
: dược liệu /thể tích
g
: gam
KSR
: Không sâu răng
KTBC
: Kỹ thuật bào chế
LNH
: Long não hương
ml
: mililít
NX
: Nhận xét
QR
: Quanh răng
RHM
: Răng hàm mặt
SR
: Sâu răng
TC
: Tiêu chuẩn

TCDĐVN
: Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam
tt/tt
: thể tích /thể tích
TT
: Tế tân
(TT)
: Thuốc thử
XT
: Xuyên tiêu
WHO
: Tổ chức Y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỂ
Răng là một bộ phận quan trọng của con người. Khi ăn, thức ăn phải
qua hàm răng nhai, xé nhỏ thực phẩm, rồi xuống dạ dày, ruột, ở đây xảy ra
quá trình nghiền trộn, tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Nhờ quá trình đó
mà con người mới tồn tại, khoẻ mạnh, hoạt động bình thường. Vì vậy, bảo vệ
răng miệng chính là bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mỗi chúng ta.
Các bệnh về răng miệng là những bệnh phổ biến hay mắc phải ở Việt
Nam, cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Tỉ lệ người mắc chứng bệnh này
tương đối cao và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh răng miệng không gây nguy
hiểm đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng đến tiêu hoá, thẩm mỹ và gây đau
ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý, sức lao động của con người. Do đó, các bệnh
về răng miệng và công tác điều trị đã trở thành một vấn đề xã hội.
Để ngăn chặn sự phát triển của các bệnh răng miệng, ngành Y tế Việt
Nam, trong đó có ngành Răng-hàm-mặt đã lựa chọn y học dự phòng làm mục
tiêu chính. Công tác dự phòng tương đối đơn giản, dễ thực hiện, dễ đạt hiệu
quả và phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Dự phòng trong điều trị
bệnh răng miệng sẽ giúp cho người bệnh không những tránh được các nguy cơ
mắc bệnh, chữa trị được chứng bệnh đang mắc phải, mà còn giúp cho họ ngăn

ngừa bệnh tái phát.
Xuất phát từ nhu cầu trên và từ nguồn dược liệu tự nhiên phong phú ở
Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Góp phần nghiên cứu tác dụng kháng
khuẩn và giảm đau của Bồ kết, Tế tân, Xuyên tiêu, Long não hương trong điều
trị các bệnh răng miệng ” với 3 nhiệm vụ chủ yếu:
1. Chiết xuất và xác định hàm lượng hoạt chất toàn phần từ Bồ kết, Tế
tân, Xuyên tiêu, Long não hương.
1
2. Bước đầu nghiên cứu tác dụng giảm đau và kháng khuẩn của 4 dược
liệu trên.
3. Đề xuất và sơ bộ định hướng việc sử dụng 4 dược liệu này làm
nguyên liệu sản xuất các chế phẩm điều trị bệnh răng miệng, góp phần phục
vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân .
2
PHẦN I : TỔNG QUAN
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ờ Việt Nam và nhiều nước trong khu
vực cũng như trên thế giới. Bệnh về răng bao gồm bệnh chất răng và bệnh các
tổ chức. Các chứng bệnh răng thường gặp là:
• Chứng đau răng
• Chứng sâu răng
• Nha tuỷ viêm
• Căn tiêm chu viêm
• Viêm lợi
• Nha chu viêm
• Thanh thiếu niên nha chu viêm
Theo kết quả điều tra dịch tễ học thì trên toàn cầu có 50-5-90% dân số bị
sâu răng và 90% dân số bị mắc bệnh quanh răng. Sâu răng và bệnh viêm
quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về răng miệng và là
nguyên nhân chủ yếu gây mất răng. Ở các nước đang phát triển, trong khoảng
thời gian từ năm 1960-Ỉ-1982, sâu răng có khuynh hướng gia tăng: ở Thái Lan

tỉ lệ sâu răng là 0,4% năm 1960 tăng lên 2,7% năm 1977, còn ở Chi Lê tỉ lệ
này là 0,28% năm 1960 và tăng lên 6,3% năm 1978 [9]. Theo đánh giá của
Viện RHM Hà Nội thì ở Việt Nam có 90-ỉ-95% dân số bị viêm lợi và viêm
quanh răng, trên 60% dân số bị sâu răng. Đây là sự báo động về tình trạng
bệnh răng miệng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng.
Từ thực tế trên, công tác chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho cộng
đồng được đặc biệt quan tâm. Tại Mỹ, người ta đã sử dụng fluor để phòng
bệnh sâu răng từ những năm của thập kỉ 40 thế kỉ XX và đem lại kết quả
phòng bệnh to lớn cho nhân loại. Tại các nước công nghiệp phát triển như
3
Mỹ, Canada, Australia và các nước bắc Âu, tình hình sâu răng vĩnh viễn ở trẻ
em trước đây rất trầm trọng. Năm 1969, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có trên
6,5 răng vĩnh viễn bị sâu (DMFT > 6,5). Nhờ có chương trình phòng bệnh mà
năm 1994 chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi đã ở mức dưới 3 và năm 1997, ở
nhiều nơi đã ở mức dưới 1. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, chương
trình chăm sóc phòng bệnh cũng rất được chú trọng. Tại Singapore, những
năm thập kỉ 60 thế kỉ XX chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi là trên 3, thì đến
tháng 4/1999 chỉ số này đã giảm xuống dưới 0,4 [28].
Tại Việt Nam, chương trình nha học đường đã được triển khai ở một
vài địa phương từ những năm 1980. Tỉ lệ sâu răng ở trẻ em (lứa tuổi 12) từ
87% năm 1989 giảm xuống còn 63% năm 1993. Cho tới nay cả nước có trên
1658 điểm nha học đường cố định tại trường học, chăm sóc răng miệng
thường xuyên, ổn định lâu dài cho khoảng 3,5 triệu học sinh tại trường. Như
vậy, công tác chăm sóc và phòng bệnh răng miệng ngày càng được quan tâm
và phát triển một cách có tổ chức và hệ thống. Qua đó, chúng ta cũng nhận
thấy hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng, phòng bệnh là rất rõ ràng.
Bệnh nha chu có từ lâu đời và là một trong những bệnh chính của bệnh
răng miệng[11]. Căn cứ vào những số liệu thu được về chỉ số nghiên cứu điều
trị bệnh quanh răng ở Ngân hàng Dữ liệu răng toàn cầu của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) thì ở lứa tuổi 35-Ỉ-44 tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, triệu chứng rất điển

hình, mức độ trầm trọng của bệnh cũng nặng hơn so với các nhóm tuổi trẻ.
Với trên 70% thanh thiếu niên ở các nước mắc bệnh này thì không có sự khác
nhau về tỉ lệ viêm quanh răng giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Từ nhiều thế kỉ nay, sâu răng vẫn là một căn bệnh phổ biến. Tỉ lệ người
mắc bệnh sâu răng thay đổi và phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của đời sống
kinh tế. Trước kia, ở các nước phát triển, tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng trên
95% dân số và 85% trẻ em ở trường học. Ngày nay nhờ có khoa học kĩ thuật
4
phát triển cũng như ý thức của con người được nâng cao mà người dân đã biết
tự phòng bệnh, tăng cao hiệu quả điều trị, làm giảm đáng kể tỉ lệ người mắc
bệnh.
WHO nhận xét và khuyến cáo các nước có đời sống kinh tế cao nên có
chương trình điều trị tích cực để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân và phòng
bệnh để giảm nhẹ kinh phí chữa răng. Đồng thời, các nước đang phát triển
cũng cần phải có chương trình phòng bệnh tích cực hơn nữa để ngăn chặn sự
phát triển nhanh chóng căn bệnh này trong những năm sắp tới. Phòng bệnh
sâu răng tức là bảo vệ sức khoẻ của chúng ta và cũng làm giảm nhẹ sự tiêu tốn
kinh phí của nhà nước[18].
A.Sơ lược các bệnh răng miệng thường gặp
1. Sâu răng [7,9,18]
Sâu răng là bệnh ở tổ chức cứng của răng với biểu hiện là huỷ tổ chức
cứng và tạo thành hố trên răng, gọi là lỗ sâu. Nguyên nhân gây sâu răng gồm
có 3 yếu tố: đường, vi khuẩn trong miệng và răng (men răng, nước miếng).
Trong khoang miệng có chứa vi khuẩn làm lên men và biến các chất
bột dễ dính, đường thành các acid, phá huỷ men răng, tổ chức cứng ở răng và
tạo thành lỗ sâu. Qua lỗ sâu, vi khuẩn xâm nhập vào tuỷ răng gây viêm tuỷ
răng và viêm quanh cuống răng. Sự phối hợp của cả 3 yếu tố trên sẽ gây ra sâu
răng. Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố thì không phát sinh được sâu răng.
Sơ ĐỐ KEYES
5

Ngoài ra, mảng bám ở răng cũng là một trong những nguyên nhân gây
bệnh sâu răng và nha chu. Sau khi ăn trong vòng 12 giờ, các chất protein trong
nước miếng cùng với các chất bột, đường và vi khuẩn hợp thành mảng bám
dính vào men răng. Mảng bám sẽ dần dần trở thành cao răng. Các vi khuẩn sẽ
sinh ra các độc tố, acid phá huỷ men răng và làm tổn thương các tổ chức
quanh răng.
Theo Davies cơ chế sâu răng được trình bày như sau:
Glucid vi khuẩn lên men Acid




Acid +Răng

► tiêu calci (ở men răng)
Acid sinh ra từ sự lên men chất đường do vi khuẩn sẽ gây mất một số
chất khoáng tạo nên cấu trúc răng và gây sâu răng. Acid thấm qua mảng bám
răng đến bề mặt răng, làm hoà tan các chất khoáng ở men và ngà răng. Muối
khoáng liên tục được trao đổi giữa mặt men và môi trường miệng, chiều vận
động của chúng phụ thuộc vào đậm độ muối khoáng và pH nơi giáp giới. Sâu
răng là một bệnh diễn biến theo một quá trình liên tiếp có sự mất khoáng và
tái tạo khoáng.
Sâu răng = Mất khoáng > Tái tạo khoáng
Sự huỷ khoáng
Sự huỷ khoáng (Dermineralifation): là sự chuyển muối khoáng quá
nhiều từ men răng ra dịch miệng trong một thời gian lâu sẽ gây tổn thương tổ
chức răng.
Sự tái tạo khoáng (Remineralifation) bằng nước miếng là nguồn cung
cấp chất khoáng cho sự tái khoáng. Nếu sự tái khoáng mạnh sẽ tạo một lớp rắn
sâu vài micromet có khả năng ngăn các yếu tố gây sâu răng.

6
Năm 1975, White giải thích sinh bệnh học sâu răng bằng vòng tròn chất
nền: đề cao vai trò bảo vệ của nước bọt với pH từ 5,84-7,1 có tính kháng
khuẩn, làm trôi các mảng bám thức ăn; pH dòng chảy nước bọt quanh răng và
vai trò của fluor. Bề mặt răng sẽ bị tổn thương khi pH vùng quanh răng thấp
(pH = 4,5-i-5,0). Như vậy, khi thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid (do hiện
tượng trào ngược thực quản) sẽ làm hỏng răng.
Năm 1995, hội Nha khoa Hoa Kì nhấn mạnh khái niệm sâu răng là
bệnh nhiễm trùng, nhấn mạnh vai trò tác nhân gây bệnh của vi khuẩn và giải
thích nguyên nhân sâu răng theo mô hình sau:
Sơ ĐỔ CỦA HÔI NHA KHOA HOA KÌ
7
2. Bệnh quanh răng
Theo thông báo của WHO năm 1984 thì hầu hết các bệnh quanh răng
thường gặp là viêm mạn tính ở lợi đơn thuần, tức là viêm lợi hoặc viêm lợi
kèm theo mất bám dính biểu mô và xương ở răng, gọi là viêm quanh răng.
Viêm lợi [7,19] là những tổn thương do viêm khu trú ở lợi, gặp ở mọi
lứa tuổi do nguyên nhân tại chỗ hoặc nguyên nhân toàn thân:
• Cao răng, mọng răng, sâu răng
• Khi mọc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn
• Sự chải răng và vệ sinh răng miệng kém
• Bệnh toàn thân: bệnh lao, giang mai, các loại nấm, bệnh về
máu,
Viêm lợi có thể lan ra niêm mạc miệng, gọi là viêm lợi miệng hoặc
viêm miệng. Trong trường hợp cơ thể mất khả năng tự vệ, vi khuẩn phá huỷ
biểu mô bám dính, dần dần phá huỷ các tổ chức nâng đỡ dây chằng, xương ổ
răng, tạo thành túi nha chu và viêm lợi tiến triển nhanh thành viêm nha chu.
Nha chu viêm là bệnh nhiễm khuẩn có tính chất đặc biệt đi đến phá huỷ mô
răng (làm mất dính biểu mô túi lợi, phá huỷ dây chằng quanh răng, tiêu xương
ổ răng) hình thành túi lợi bệnh lý, dần dần làm răng lung lay rồi đi đến mất

răng. Như vậy, nếu bệnh sâu răng làm hư răng rất sớm thì viêm nha chu lại là
nguyên nhân gây rụng răng.
Bệnh ung thư miệng [7] không gây nhiều tác hại như bệnh sâu răng và
nha chu, nhưng bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn rất muộn, hết khả
năng điều trị. Những trường hợp còn có khả năng xử trí phẫu thuật thì thường
gây tàn phế và làm biến dạng vùng hàm mặt, trong khi đó khả năng thoát khỏi
là rất mong manh.
Viêm dây chằng quanh răng [19] thực chất là viêm mô liên kết nằm
giữa xương mảng răng và xương ổ răng, trong đó thành phần chủ yếu là dây
8
chằng ổ răng, bao quanh cổ răng, chóp răng. Các dây chằng quanh chân răng
đảm bảo sự liên kết răng với xương ổ răng và có tác dụng đàn hồi làm giảm
sức nén trên răng trong lúc nhai.
Viêm tuỷ răng [1,7] là bệnh thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau, song trên lâm sàng nguyên nhân gây ra thường do sự xâm nhập
vào tuỷ của vi khuẩn và những chất hoạt động sinh học của nó ở những tổn
thương sâu răng sát tuỷ. về mặt phân loại tổn thương viêm tuỷ, người ta
thường chia ra thành 2 loại: viêm tuỷ có hồi phục và viêm tuỷ không hồi phục.
Biến chứng của viêm tuỷ nhiễm khuẩn thường gặp nhất là viêm quanh cuống
như viêm cuống cấp, áp xe cấp quanh cuống răng, viêm quanh cuống mạn (u
hạt và u hạt có rò).
Tóm lại, điều trị bệnh viêm quanh răng là một biện pháp tổng hợp bao
gồm nhiều công việc: dùng thuốc, phẫu thuật chỉnh hình, công tác dự
phòng, Trong đó điều trị chống viêm tại chỗ bằng thuốc là một trong những
công việc đơn giản nhưng tương đối hiệu quả.
B.Vi khuẩn dịch lọi và mảng bám dưới lợi [28].
Năm 1999, nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu
về vi khuẩn dịch lợi và mảng bám dưới lợi trên 30 người bất kì. Những người
này được chẩn đoán là bình thường, viêm lợi, viêm quanh răng. Sau quá trình
nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau:

1. Về tỉ lệ bệnh:
Số người được khám và xác định bình thường: 16,67%
Số người được khám và xác định viêm lợi :36,66%
Số người được khám và xác định viêm QR : 46,60%
9
2. Về loại vi khuẩn:
Số người có cầu khuẩn : 100%
Số người có trực khuẩn : 66,66%
Số người có xoắn khuẩn : 80%, chủ yếu là những người có mảng bám
dưới lợi và dịch lợi.
3. Tỉ lệ VK các loại ở nhóm người bỉnh thường, viêm lợi và viêm QR
Vi khuẩn
Nhóm bệnh
Trực khuẩn (%)
Cầu khuẩn (%)
Xoắn khuẩn (%)
Bình thường
40 100
40
Viêm lợi
54,54
100
72,72
Viêm QR
82,25
100
100
Qua bảng trên, các nhà nghiên cứu nhận thấy mọi nhóm bệnh đều có
cầu khuẩn (100%); trực khuẩn tăng theo bệnh: ở viêm lợi là 54,54% tăng lên
82,25% ở viêm quanh răng; tỉ lệ xoắn khuẩn có sự khác biệt rõ: 40% ở người

bình thường, 72,72% ở nhóm bị viêm lợi và cao nhất là nhóm bị viêm quanh
răng, tới 100%.
Các kết quả trên cho thấy: bình thường trong miệng và trong răng lợi
có tồn tại vi khuẩn ở thế cân bằng. Nhưng ở những người viêm lợi và viêm
quanh răng thì thế cân bằng này bị phá huỷ, thành phần vi khuẩn tăng nhiều,
đặc biệt là xoắn khuẩn.
10
c. Đau và thuốc giảm đau
1. Khái niệm về đau [9 ]
Đau là một cảm giác thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang
tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nênvà phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ
của tổn thương ấy.
2. Cơ sở sinh lý và hoá sình về đau [23]
Receptor đau là các đầu tự do của dây thần kinh được phân bố rộng trên
lớp màng của da và tổ chức các mô bên trong (màng xương, thành động mạch,
mặt khớp, màng não), các mô nằm sâu ít có receptor đau hơn. Cảm giác đau
được nhận biết nhờ các receptor này.
Receptor đau có thể tiếp nhận nhiều kích thích khác nhau như cơ học,
hoá học, điện học, Mức độ tiếp nhận kích thích đối với từng loại phụ thuộc
vào độ nhạy cảm của Receptor đau, dẫn đến phóng thích các chất hoá học
trung gian của phản ứng đau: kinin, prostaglandin, histamin, Thụ cảm đau
bị kích thích sẽ dẫn truyền cảm giác đau theo dây thần kinh vào sừng sau tuỷ
sống, theo “bó đồi thị sau” đến vùng đồi thị và rãnh sau tâm vỏ não. Các loại
dây thần kinh này được phân loại theo đường kính, mức độ myelin hoá và vận
tốc dẫn truyền.
Sợi C: là dây thần kinh có đường kính nhỏ và không có myelin, dẫn
truyền cảm giác đau chậm (0,5-2 m/s) cho cảm giác đau âm ỉ.
Sợi A-delta: là dây thần kinh có đường kính rộng hơn, có myelin dẫn
truyền cảm giác đau nhanh hơn (5-20 m/s) và cho cảm giác đau nhói.
Ngoài ra còn có sợi A-beta có đường kính rộng hơn nữa và có myelin.

Khi có cảm giác đau, nhờ các nơron cảm giác, kích thích đi vào sừng
sau của tuỷ sống, tiếp xúc với bó deferin (bó tuỷ đồi thị) chạy chéo qua chất
xám qua phía đối lập lên đến đồi thị rồi lên vỏ não. Khi các xung thần kinh
đau này đến não, nhiều cấu trúc não khác cùng tham gia vào để hình thành
11
phản ứng đau: cấu trúc lưới, đồi thị vùng dưới đồi (Hypothalamus), hệ limbic
(hệ rìa). Khi có kích thích đau, sợi c tiết ra chất p dẫn truyền (chất peptid thần
kinh) có đặc tính làm chậm bài tiết và sự bị khử. Nhiều giây sau khi có kích
thích chất p mới được bài tiết và được dồn lại khi cảm giác đau đã hết từ nhiều
giây đến hàng phút. Điều này có thể giải thích tại sao cảm giác đau vẫn còn
đến tận một thời gian sau khi nguyên nhân đau đã hết.
Sơ ĐỔ TÓM TẮT NHỮNG CON ĐƯỜNG CẢM THU ĐAU VẢ GIẢM ĐAU
Dấu (+): Tác dụng kích thích
Dấu (-): Tác động kìm hãm
12
3. Thuốc giảm đau [9].
♦ Nguyên tắc giảm đau:
o Loại trừ kích thích đau
o Gây thoái biến tín hiệu đau bằng cách ức chế dẫn truyền cảm
giác đau hoặc nâng mức cảm nhận đau paintheeshold (ngưỡng đau).
o ức chế phản ứng ở vỏ não hoặc dưới vỏ não để tích cực hoá
đường dẫn truyền xuống là giảm đau.
♦ Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau:
o Làm tăng ngưỡng đau: với những kích thích bình thường,
bằng hoặc lớn hơn ngưỡng đau làm cho ta cảm nhận thấy đau. Khi dùng thuốc
giảm đau làm tăng ngưỡng đau thì với cũng những kích thích đó ta cũng
không cảm nhận thấy đau.
o Làm thay đổi giá trị của cảm giác đau của bệnh nhân, thuốc
làm cho cảm giác đau ít khó chịu hơn.
o Làm cho bệnh nhân giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau:

qua cơ chế thần kinh và thể dịch có rất nhiều chất đóng vai trò trung gian như
Bradikinin, histamine, prostaglandin hoặc các receptor của các chất nội sinh
như endorphin có tác dụng giảm đau.
D. Tinh dầu trong điều trị bệnh răng miệng [27].
Các dược liệu có tác dụng sát khuẩn giảm đau được khai thác từ nguồn
dược liệu trong nước, đặc biệt là các cây thuốc cung cấp tinh dầu.
Tinh dầu là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học dân gian.
Tính chất của tinh dầu: dễ bay hơi, đặc biệt khi có hơi nước. Nhờ tinh dầu mà
cây cỏ mới có mùi thơm, chúng thường được phân bố không đồng đều trong
giới thực vật. Tinh dầu thường được tạo thành trong những tuyến riêng biệt
nằm sâu trong mô hoặc trên bề mặt của biểu bì.
13
Hoạt tính của tinh dầu cũng rất thay đổi:
• Tác dụng trên thần kinh trung ương
• Kích thích sự tiết dịch tiêu hoá
• Tính chất kháng khuẩn
• Tác dụng tẩy uế
Do đó, tinh dầu được sử dụng trong y học làm thuốc sát trùng ngoài da,
thuốc xông giải cảm, thuốc giảm đau điều trị đau răng và nhiều bệnh khác.
Theo cuộc điều tra tại Pháp thì trong tổng số thuốc kháng sinh và sát
trùng tinh dầu chiếm tới 20%. Dược điển Việt Nam I có 9 chuyên luận về tinh
dầu (không kể các chế phẩm có tinh dầu). Tinh dầu có mặt trong hầu hết các
dạng chế phẩm làm thuốc để làm chất thơm hoặc có tác dụng sát trùng chữa
bệnh.
E. Saponin [25,27]
Saponin là những glycosid phổ biến trong thực vật. Đặc tính của
saponin là: tạo nhiều bọt khi lắc với nước; làm dung huyết, độc với cá; tạo
phức khi tác dụng với cholesterol. Saponin phân bố rộng rãi trong hơn 90 họ
thực vật và ở một số động vật (Hải sâm, cá sao).
Tác dụng dược lí, sinh học của Saponin:

• Kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm, kháng một số dạng ung
thư
• Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
• Điều hoà nội tiết, hạ cholesterol máu
• Chống xơ vữa động mạch, giúp phục hồi chức năng của cơ thể và
tác dụng sinh học thích nghi.
14
Tác dụng kháng khuẩn của Saponin đã được ghi nhận. Ví dụ như
Asiaticosid có trong rau má có tác dụng kháng trực khuẩn Koch và Hansen.
Người ta cho rằng tác dụng của chất trên là do làm tan màng sáp của vi khuẩn.
Hiện nay Asiaticosid được sử dụng chủ yếu để làm thuốc chóng lành sẹo,
chữa loét, eczema dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc tiêm dưới da. Cyclamin là
saponin có trong cây Cyclamen europium và các saponin Spinasoponin A,
Spinasoponin B có tác dụng kháng khuẩn đáng kể. Người ta cũng nhận thấy
một số genuin saponin có trong cây không thể hiện tính kháng khuẩn, nhưng
khi cây bị vò nát, dưới ảnh hưởng của enzym, saponin thứ cấp sinh ra sẽ có tác
dụng.
Trong giới hạn của khoá luận này, chúng tôi xin đề cập đến 4 dược liệu
đã được GS.TS Đỗ Tất Lợi xếp vào nhóm những cây thuốc và vị thuốc có tác
dụng điều trị bệnh răng miệng [14]:
1. Bồ kết (Quả)
- Tên khoa học: Fructus Gleditschia australis.
Quả chín, khô của cây Bồ kết (Gleditsia australis Hemsl) họ Đậu
(Fabaceace)
- Thành phần hoá học chính: saponin triterpen và flavonid
- Tác dụng dược lý:
+ Hỗn hợp flavonoid và saponin có tác dụng giảm đau
+ Saponin có tác dụng trên amip đường ruột, trùng roi âm đạo
+ Hỗn hợp flavonoid và flavonoid riêng lẻ là isovitexin có tác dụng
kháng virus

- Công dụng theo y học cổ truyền:
+ Chữa sâu răng, trốc đầu, quai bị
15
+ Thông khiếu, làm hắt hơi, chữa trúng phong, cấm khẩu, phong tê
+ Tiêu đờm, chữa ho
+ Chữa lị, bí đại tiện, tắc ruột do giun sán.
- Liều dùng: l,0-ỉ-l,5 g/ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
2. Tế tân
- Tên khoa học: Asarum sieboldii Aristolochiaceae (họ Mộc thông).
- Thành phần hoá học chính: tinh dầu
- Tác dụng dược lý:
+ Gây tê
+ Làm giảm vận động hô hấp nhưng không làm ngừng tim
- Công năng theo y học cổ truyền:
+ Dùng trong trường hợp phong hàn, phong thấp, đau tê
+ Chữa đau răng, hôi miệng, gây tê tại chỗ
+ Trị ngạt mũi, bí mồ hôi, ứ huyết
+ Dịch chiết cồn của tế tân có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực
khuẩn lỵ, kháng khuẩn giảm đau.
- Liều dùng: l-ỉ-4 g/ngày dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thường
phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài với lượng thích hợp.
3. Xuyên tiêu
- Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Rutaceae (họ Cam).
- Thành phần hoá học chính: tinh dầu
- Công năng theo y học cổ truyền:
+ Ôn trung tán hàn, trừ thấp, ngừng đau, sát trùng
16
+ Trị bụng lạnh đau, thổ tả, giun, thức ăn tích tụ
+ Trị đau nhức răng
- Liều dùng: 44-12 g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa đau răng

sử dụng nước sắc đặc ngậm 30 phút, rồi nhổ đi.
4. Long não hương
- Tên khoa học: Bomeol-Camphor
Còn gọi là mai hoa băng phiến, được chế từ gỗ cây Long não hương
hoặc cây Đại bi (Blumea balsamifera Asteraceae) họ Cúc.
- Thành phần hoá học chính: tinh dầu và chất băng phiến
- Tác dụng dược lý:
+ Làm giãn mạch máu ngoại vi, hạ huyết áp
+ Tăng cường vận động hô hấp
- Công dụng theo y học cổ truyền:
+ Chữa cảm sốt, cảm cúm , chữa ho, trừ đờm
+ Thông khiếu, chữa ngạt mũi, đau cổ họng, cấm khẩu, đau răng
- Liều dùng: 0,l-ỉ-0,2 g/ngày
PHẦN I I : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
A. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
1. Nguyên liệu
1.1. Bồ kết: đạt TC DĐVNIII (năm 2002).
1.2. Tế tân : đạt TC DĐVNIII (năm 2002).
1.3. Xuyên tiều: đạt TC DĐVN III (năm 2002).
1.4. Long não hương: đạt TC trong tập “Những cây thuốc và vị thuốc
VN”-trang 536,611.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Tách chiết hoạt chất toàn phần
2.1.1. Chiết xuất hoạt chất từ Tế tân [2,3]
18
♦Xác định hàm lượng tinh dầu trong dịch chiết Tế tân:
Lấy chính xác 2 ml dịch chiết cho vào bình cassia dung tích 50 ml, cổ
bình có chia vạch 0,05 ml. Thêm 2ml acid sulfuric 10% (TT) và 60ml dung
dịch NaCl bão hoà (TT), lắc mạnh trong 5 phút, để yên l-ỉ-2h. Khi tinh dầu và
nước muối bão hoà đã tách hoàn toàn, thêm dần NaCl bão hoà tới khi lớp tinh

dầu lên ngang tới vạch. Để yên nơi mát trong khoảng 12-ỉ-24h cho lớp tinh dầu
tách hoàn toàn khỏi lớp nước muối bão hoà. Đọc thể tích tinh dầu nổi lên trên
cổ bình (đã chia vạch). Ghi số ml tinh dầu (a).
Thể tích tinh dầu của dịch chiết Tế tân: a= 0,05 ml
Hàm lượng tinh dầu có trong dịch chiết Tế tân:
a/2 X 100 = 0,05/2 xioo =2,5% (tt/tt)
2.1.2. Chiết xuất hoạt chất toàn phần từ Bồ kết [21].
A
19
Cô dịch chiết bồ kết trên bếp cách thuỷ tới khối lượng không đổi, thu
được m(g) hoạt chất.
Tiến hành cô dịch chiết 5 lần. Thu được kết quả sau.
Số lần chiết 1 2
3 4 5
m(g)
9,8 10,1
9,9 10,2 10,1
mXB = 10,02g
Hàm lượng % hoạt chất: 10,02%
♦Định tính sơ bộ saponin trong dịch chiết Bồ kết:
Quan sát hiện tượng tạo bọt: cho vào 1 ống nghiệm l-ỉ-2 ml dịch lọc bồ
kết, thêm 5 ml nước cất, lắc kĩ ống nghiệm sẽ xuất hiện cột bọt và bền vững
trong 15 phút.
Quan sát hiện tượng phá huyết: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống lml
máu l-ỉ-2% (pha với nước muối đẳng trương). Trong ống thử, thêm lml dịch
chiết bồ kết, lắc đều để lắng. Thêm lml nước muối sinh lí vào ống chứng.
Quan sát hiện tượng, nhận thấy: ở ống chứng hồng cầu lắng xuống đáy, còn ở
ống có dịch chiết cũng thấy hồng cầu lắng xuống nhưng ít hơn ở ống chứng.
♦Định tính sơ bộ flavonoid có trong dịch chiết Bồ kết:
Phản ứng Cyanidin: ống nghiệm chứa 5ml dịch chiết, thêm bột Mg, 5

giọt HC1 đậm đặc. Để yên 3 phút, dung dịch có màu cam.
Phản ứng với kiềm: nhỏ dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô, để lên miệng lọ
amoniac 6N thấy màu vàng của dịch chiết đậm hơn.
20

×