Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của hai bài thuốc đông dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 43 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
Trần Thị Hương
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG ĐÔNG MÁU
CỦA HAI BÀI THUỐC ĐÔNG Dược
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ 1997 - 2002)
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Đồng
Nơi thực hiện : Bộ môn Hoá sình
Thời gian thực hiện : 07/03 - 20/05/2002
Hà nội, 05 - 2002
Lời cảm ơn
x in é á y ^ ^ iồ n ỹ ể i ê t Ì ổ i i ỉ i ầ y ^ ¿ á ũ
T S . tA T ^ it^ ễ n *V ă ìt ì^ tỹ iử ỉl lív m ^ đ ã i đ f i ũ n ,A ể i/t^ ổ rt^
d a n ỹ i íi ^ i e m ầẨ ^n ỹ ế u ù ( ỊtM Í A ìn / i H m ü - ầ iê n Ả'Jưm
ũíđn nàỹ.
€ Ũ n ỹ x in ể à y iũ e ủ m ổ n Ì ổ i Cũ ỈỈP^ưim^
& ĩư m Ji ỈỈP^tđửĩnỹ e ù n ^ ùìỜM i ỉ tê cấ c H iầ ụ cê lu w iỹ ểô m ô n
f^ o ú đ ã io ũ đ iề f^ á iê n ^ Ííí ỷ i đ ổ e m /w m i iiià n J i  'Jw d
ũ ỉđ n f m y .
'T w i, n ỹ à /^ 2 5 & ư ín ỹ ố 2 0 0 2
m ê n
& ì Ẩ n Õ ĩ d f ^ ư ổ n ^
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan
2
1 .1 Q u á tr ì n h đông máu và chống dông m áu

2
1.1.1 Quá trình đông máu 2
1.1.2 Quá trình tiêu fibrin 5


1.1.3 Các yếu tố ảnh hưỏmg đến lưu thông huyết mạch
7
1.2 Rối loạn quá trình đông máu 7
1.2.1 Yếu tố thromboplastin tiểu cầu 7
1.2.2 Hệ thống tiêu fibrin 8
1.2.3 Một số trường hợp tăng đông trên lâm sàng

8
1.3 Các thuốc chống đông máu và tiêu ýỉbrin

9
1.3.1 Heparin 9
1.3.2 Các chất kháng vitamin K
10
1.3.3 Các thuốc tiêu fibrin
11
1.3.4 Thuốc chống kết tập tiểu cầu 12
1.3.5 Các thuốc Đông dược 14
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1 Bài thuốc số 1 15
2.1.2 Bài thuốc số 2 17
2.2 Phương pháp nghiên cứ u 17
2.2.1 Xử lý và chế biến bài thuốc
17
2.2.2 Kỹ thuật xác định các chỉ s ố
18
2.2.3 Phưoỉng pháp thử thuốc trên chuột
20
2.2.4 Phưong pháp xử lý kết quả

21
2.3 Kết quả thực nghiệm 23
2.4 Nhận xét tổng quát và bàn luận
32
Phần 3: Kết luận và đề xuất
34
Tài liệu tham khảo
Phu luc
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ADP : Adenosin diphosphat
Antithrombin II I: Kháng thrombin III
AMP
: Adenosin monophosphat
BTi
: Bài thuốc sô 1
: Điều trị bài thuốc 1 trong 16 ngày
gy 26
: Điều trị bài thuốc 1 trong 26 ngày
BT2
: Bài thuốc sô 2
: Điều trị bài thuốc 2 trong 16 ngày
: Điều trị bài thuốc 2 trong 26 ngày
cox
: Cyclooxygenase
DĐVN
: Dược Điển Việt Nam
DĐTQ
: Dược Điển Trung Quốc
PG
: Prostaglandin

P G I2
: Prostacyclin
PIVKA
: Protein Induce by Vitamin K Antagonists
SK
: Streptokinase
TX
: Thromboxan
VXĐM
: Vữa xơ động mạch
: Yếu tố X, XII hoạt hoá
ĐẶT VẤN ĐỂ
Huyết mạch ứ trệ gây ảnh đến sức khoẻ nói chung và đến sự hoạt động của
nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là đối với người già và bệnh vữa xơ động mạch
(VXĐM).
Trong VXĐM sự lắng đọng các mảng vữa xơ ở thành động mạch làm cho
huyết khối dễ hình thành, gây nhiều tai biến trầm trọng đặc biệt là trong nhồi máu
cơ tim. Cho nên nguyên tắc phòng và điều trị VXĐM là ngăn cản sự hình thành
huyết khối và tiêu cục máu đông.
Hiện nay đã có nhiều thuốc chống đông máu và tiêu fibrin như Heparin,
thuốc kháng vitamin K, Aspirin, Streptokinase, Urokinase. Hầu hết các thuốc là hoá
dược, có cơ chế tác dụng rõ ràng và đã được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên mặt hạn
chế của các thuốc là phải dùng dài ngày và gây nhiều tác dụng phụ như; Dễ gây loét
dạ dày tá tràng, dị ứng, chảy máu
Để hạn chế nhược điểm của thuốc nói trên Y - Dược học trong nước và thế
giới có xu hướng dùng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên. Trong Y - Dược học cổ
truyền đã sử dụng nhiều bài thuốc, vị thuốc hoạt huyết nhằm tăng cưòng lưu thông
huyết mạch. Song cơ chế tác dụng của thuốc chưa được chứng minh mà chỉ theo
kinh nghiệm sử dụng.
Với mục đích tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, góp phần làm sáng tỏ tác

dụng hoạt huyết và tác dụng lưu thông huyết mạch chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng
của hai bài thuốc trong lĩnh vực chống đông máu và tiêu fibrin.
Tác dụng của bài thuốc được đánh giá trên mô hình gây tăng cholesterol ngoại
sinh ở chuột cống trắng bằng các chỉ số:
Thời gian Quick
Thời gian Howell
Thời gian tiêu fibrin
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Quá trình đông máu và chống đông máu [3]:
Quá trình đông máu và chống đông máu là hai mặt đối lập nhưng song song
tồn tại trong cơ thể với các mục đích rất khác nhau. Đông máu nhằm mục đích cầm
máu khi chảy máu và chống đông máu nhằm mục đích ngăn cản đông máu lan toả,
tiêu cục máu để lưu thông máu khi mạch đã phục hồi.
Khi cấu tạo và chức năng của tế bào nội mạc bị thay đổi như trong VXĐM sự
hình thành các mảng vữa xơ dẫn đến rối loạn tuần hoàn, kích hoạt hệ đông máu tạo
ra cục máu làm tắc mạch gây tử vong hoặc tàn phế.
1.1.1 Quá trình đông máu [3]:
Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng hoá học theo dây chuyền,
trong đó sản phẩm của phản ứng trước trở thành chất xúc tác cho phản ứng sau. Phản
ứng cuối cùng là sự biến đổi fibrinogen (một protein hoà tan trong huyết tưofng)
thành fibrin (một protein không hoà tan) có dạng hình sợi, liên kết với nhau thành
lưới sợi huyết ôm lấy các huyết cầu tạo thành cục máu đông nút vào chỗ mạch bị tổn
thương để chống chảy máu (cùng với các yếu tố co mạch và co sợi huyết).
Có 12 yếu tố tham gia phản ứng dây chuyền đông máu. Hội nghị quốc tế về
tiêu chuẩn hoá sinh học đã quy định các yếu tố đông máu được ký hiệu bằng chữ số
La mã (xem phụ lục 1).
Theo Howell quá trình đông máu được chia thành 3 giai đoạn:
# Giai đoạn 1: Là giai đoạn hình thành thromboplastin, chất xúc tác cho sự
biến đổi prothombin thành thrombin. Thromboplastin là một nhóm chất có nguồn
gốc trong huyết tương, tiểu cầu và tế bào mô.

Sự hình thành thromboplastin có thể theo con đưòfng nội mạch (chỉ phụ thuộc
vào các yếu tố của huyết tương và của tiểu cầu) hoặc con đưòfng ngoại mạch (phụ
thuộc các yếu tố của tổ chức và của tiểu cầu) thưcmg xảy ra do phối hợp của cả hai
con đưòmg.
Hình 1: Cơ cliế của (Ịiiá trình (lôiig ináu và tiôu ííbrin
Cờ chê đòng máu
ì iêỊ) xúc
bé ¡nậỉ
XII


►Xlla
ựlagenìan
íũcloi)
XI .
Hệ thống nội mạch
H M W Kinlnogen, Prekallikrein
Hệ thống enzym tiêu fibrin
Hệ thông ngoài mạch
Xla
Ca
iai (ioạn t
(1) IX
______SL.
IXa -» VIII + phospholipid
{Antihaemophilic factor)
Ca
+ 2
Ca
♦ 2

-M ồ
I hrorììhoplasliiì rnô ^— Tổn tlurơng inô
(factor IM) »
VII (proconveítin) (ị)
(ĩ)
I
lai đ o ạ n 2
- /
CỊ) X
► X a <

Aiìllthrombỉiì III Ncjinig kết tỉếii cấu ®

inhibits
0) Yếu tố hoạt hoá
Plasm inogen
: <

V +PI)ospholipid *: 0

Ca‘^
t (yếu tố TC3)

p-

0
Pỉasmin
Pỉasinỉnoyoii
CD Prothrombin


Thrombin

(íỉbrinolisin)
(proíibíinolisỉn)
(factor II)


(factor lla)
► Tiểu cẩu
, . J
(B Q)
0)
-
► Chuyển dạng
ia i
r
(loạn 3
Joạt lìoá
Flbrlnoyen
(factor I)
0
XIII
(S)
Fibrin
(factor la)
Ca
♦ 2
Fibrin
bền vững
sản phấrn tỉêu

Fibrin
0) C'ouinaiin vA (lAiì cliál (D liepaiin - ức cliế sự lạo tlìAnh vă hoại (lỌng cí\a 'riỉioinhiii Q) lỉcpaiiii liổu llỉAp l.liig tác (iụng của kháng thronibin III vA Iftng hiỌu
lực ( Ua c-ác chAÌ ức chế cAc yếu ló X, iX, XI, XII vA của plnsiuin. ® Anciíxỉ - ngAn cnii fihiiiiogen ihAnh fill! in khổng bén (5) '1'liuốcức chế kừ\ vỏn liôu cáu (Aspiiin,
iiKÌoiiằclauiii ) (E) 'Ihuóc lluoiiibolylic - Sỉieplokinasc ® 1'huOÍc Ihroiiihoỉylic - Uiokinasc C'hAI kích liìích liôii fibrin: Blliylocstrenol, Slano/olol
íâ) C’híú chống liổu libria: aciti e aniiiio capíoic, liaucxiuiiic,
■Xác (lịn lì Ih ờ i g i a n Q u ick :
•. X á c (lịn h Ihừ i g i a n l l o w c ll:
X á c ( lịn h th íỉi g ia n t i ê ụ n b r in : .:-
• Các yếu tố trong huyết tương:
Trong huyết tương có các yếu tố XII, XI, IX, X, prekallikrein. Các yếu tố này
bình thường ở dạng không hoạt hoá và được hoạt hoá theo phản ứng có tính chất dây
chuyền để hình thành yếu tố Xa. Ngoài ra huyết tương còn có yếu tố VIII khi được
hoạt hoá cũng xúc tác cho sự hình thành yếu tố Xa. Một số yếu tố khác của huyết
tương là yếu tố V dưới dạng Va là đồng yếu tố với yếu tố x^.
• Các yếu tố tiểu cầu:
Trong tiểu cầu có 9 yếu tố tác dụng vào nhiều giai đoạn của quá trình đông
máu và tiêu fibrin. Trong giai đoạn này chỉ có yếu tố tiểu cầu 3 tham gia.
Thromboplastin của tiểu cầu hình thành do sự huỷ hoại của tiểu cầu khi tiếp xúc với
bề mặt gồ ghề. Thrombin xúc tác sự hình thành yếu tố này.
• Các yếu tố từ các mô:
Thromboplastin mô được tiết vào huyết tương khi tế bào mô bị tổn thưofng, nó
có tác dụng xúc tác yếu tố VII thành Vila» Vila xúc tác một phần nhỏ prothrombin
thành thrombin. Lượng nhỏ thrombin này xúc tác sự hoạt hoá các yếu tố V,VIII để
hình thành thromboplastin nhanh hơn.
• Giai đoạn 2:
Là giai đoạn chuyển prothrombin thành thrombin dưới tác dụng của các yếu
tố Xa, Va, IV. Thời gian Quick kéo dài khi thiếu một trong những yếu tố trên. Sự
thiếu hẳn một trong yếu tố nào đó đều làm cho sự biến đổi prothrombin không hoàn
toàn.
4 Giai đoạn 3:

Là giai đoạn tạo fibrin từ fibrinogen dưới tác dụng của thrombin, Ca^'^ và yếu
tố Xlllg. Phản ứng đầu tiên là fibrinogen mất đi một hay nhiều peptid để tạo thành
fibrin hoạt hoá (fibrin đơn phân), chất này trùng hợp tức khắc nhưng thuận nghịch
thành fibrin đa phân (dạng hoà tan) có phân tử lượng lófn hofn nhiều so với fibrinogen
ban đầu. Thrombin có thể làm đông một lượng fibrinogen rất lớn. Cho nên số lượng
fibrin tạo thành ít phụ thuộc vào số lượng thrombin, nhưng thời gian tạo fibrin lại
phụ thuộc nhiều vào số lượng thrombin.
Fibrin đa phân không bền vững được xúc tác bởi yếu tố XlIIa thành mạng
lưới fibrin bền vững.
1.1.2 Quá trình tiêu fibrin [3]:
Bên cạnh những cơ chế hình thành cục máu đông còn có cơ chế tiêu cục máu
đông gọi là quá trình tiêu fibrin.
Quá trình tiêu fibrin là chuỗi phản ứng biến fibrin (thể không hoà tan) thành
các sản phẩm hoà tan. Khi fibrin của cục đông xuất hiện lập tức xảy ra hiện tượng
kích hoạt plasminogen để hình thành plasmin theo một quy trình được kiểm soát
chặt chẽ và lúc đầu chỉ khu trú ngay tại cục đông (là nơi có fibrin).
Như vậy chính fibrin là chất kích thích chủ yếu và quan trọng nhất để khởi
phát sự hoạt hoá plasminogen và từ đó sẽ dẫn đến quá trình tiêu fibrin.
Quá trình tiêu fibrin xảy ra do tác dụng của plasmin xúc tác trực tiếp phản
ứng thuỷ phân fibrin tạo các sản phẩm thoái hoá có trọng lưọfng phân tử thấp dễ hoà
tan. Quá trình này cùng với các chất chống đông máu làm thành hệ thống chống
đông máu luôn cân bằng với hệ thống đông máu để chống lại hiện tượng đông lan
toả khi đã hình thành cục máu đông và thông mạch khi các tổn thương mạch máu đã
phục hồi, làm cho máu được lưu thông.
• Trong huyết tương và huyết thanh có 1 chất gọi là Profibrinolysin
(plasminogen) chất này có thể được hoạt hoá thành fibrinolysin (plasmin) là một
enzym tiêu fibrin.
• Trong các mô và huyết tương có một chất hoạt hoá là fibrinokinase.
• Trong nước tiểu có chất hoạt hoá là Urokinase.
• Trong một số vi khuẩn có chất hoạt hoá là Staphylokinase và Streptokinase.

Cũng có những chất ức chế sự hoạt hoá plasminogen và những chất kháng
plasmin nhằm dự phòng sự tiêu fibrin qúa mạnh trong huyết tương.
Ví dụ: Acid s - aminocaproic có tác dụng ức chế men Urokinase,
Streptokinase, các chất hoạt hoá trong huyết tưoíng Mặt khác nếu dùng liều cao nó
còn có tác dụng kháng plasmin. Do đó acid s - aminocaproic thực sự là một thuốc
chống tiêu fibrin hay sử dụng trên lâm sàng [2].
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông huyết mạch
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông huyết mạch [7]:
Theo tây y lưu thông huyết mạch là sự luân chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. Tốc
độ luân chuyển máu phụ thuộc và hai nhóm yếu tố:
• Các yếu tố huyết động đó là vai trò của tim (sức co bóp của tim, nhịp đập
của tim quyết định cung lưọỉng tim) và vai trò của mạch (thiết diện của lòng mạch,
độ bền của thành mạch, sức đàn hồi của mạch quyết định tới sức cản ngoại vi).
Khi tim co bóp mạnh thì máu đẩy được vào động mạch nhiều hofn, và nhịp
tim nhanh làm cho cung lượng tim tăng.
Khi mạch máu có tính đàn hồi tốt làm cho dòng máu chảy liên tục (mặc dù
tim co bóp tống máu vào động mạch theo từng đợt) và cũng làm tăng lưu lượng máu
với mỗi lần co bóp của tim.
• Các yếu tố huyết biến là các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần và tính chất
lý hoá của máu, sự hình thành huyết khối và nồng độ lipid máu cao ảnh hưởng rất
lớn đến tốc độ luân chuyển máu.
Thuốc tác dụng tới 2 nhóm yếu tố này là thuốc có tác dụng chống đông máu,
tiêu fibrin và thuốc hạ lipid máu.
Như vậy tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin là một tác dụng cụ thể tới
một yếu tố trong nhiều yếu tố ảnh hưcmg tới sự luân chuyển của máu.
1.2 Rối loạn quá trình đông máu [7].
Khi trạng thái cân bằng của quá trình đông máu và chống đông máu bị phá vỡ
gây nên hiện tượng máu không đông hoặc chậm đông và hiện tượng máu nhanh
đông. Nguyên nhân của sự mất cân bằng này có thể do mạch máu, tiểu cầu, các yếu
tố đông máu hoặc do các yếu tố tiêu fibrin. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi

chỉ đề cập tới nguyên nhân do các yếu tố đông máu và tiêu fibrin.
1.2.1 Yếu tố thromboplastin tiểu cầu (yếu tố tiểu cầu 3) [7,17]:
Tiểu cầu là 1 trong những thành phần có vai trò quan trọng bậc nhất của quá
trình cầm máu và đông máu. Do tiểu cầu có khả năng hấp phụ các yếu tố đông máu
trong huyết tưoỉng nên khi tiểu cầu bị kết dính và phân huỷ đồng thời sẽ phóng thích
các yếu tố đông máu và thromboplastin tiểu cầu làm thúc đẩy quá trình đông máu.
Do vậy các thuốc chống kết dính tiểu cầu được sử dụng để dự phòng huyết khối
nghẽn mạch.
1.2.2 Hệ thống tiêu fibrin [7]:
Hệ thống tiêu fibrin được điều hoà bằng sự cân bằng các chất hoạt hoá và các
chất ức chế plasmin. Khi cân bằng này bị phá vỡ đều gây nên tai biến.
Nếu chất hoạt hoá tăng lên sẽ làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều plasmin dẫn tới
cục fibrin bị tiêu nhanh làm cho chảy máu lại khi vết thương chưa lành. Mặt khác
các sản phẩm tiêu fibrin làm ức chế quá trình đông máu làm cho máu chảy càng
trầm trọng hơn, có thể gây tử vong.
Ngược lại khi thiếu các chất hoạt hoá hay tăng các chất ức chế thì gây nên
hiện tượng chậm tiêu cục fibrin, làm cho máu ở các tổ chức xung quanh vết thương
chậm được lưu thông, sự phục hồi tổ chức chậm hơn. Do vậy trong các trường hợp
huyết khối nghẽn mạch phải dùng tói các chất hoạt hoá plasminogen.
1.2.3 M ột số trường hợp tăng đông trên lám sàng:
• Huyết khối [7]:
Một cục đông bất thường phát triển trong mạch máu được gọi là huyết khối.
Khi dòng máu bứt cục đông ra khỏi thành mạch cục đông trôi tự do trong máu được
gọi là emboli, emboli chỉ dừng lại khi nó trôi đến chỗ hẹp của hệ tuần hoàn.
Các emboli bắt nguồn từ các động mạch lófn hoặc ở tim trái thường làm tắc
các tiểu động mạch của não, thận, vành tim
Emboli bắt nguồn trong hệ tĩnh mạch và tim phải chảy vào các mạch máu
của phổi gây tắc động mạch phổi.
Nguyên nhân của huyết khối:
Bề mặt lớp tế bào nội mô của mạch máu trở nên xù xì do VXĐM, nhiễm

trùng, chấn thương làm khởi động quá trình đông máu.
Do tiểu cầu kết dính phóng thích các yếu tố đông máu và làm tăng lượng
thromboplastin tiểu cầu, thúc đẩy quá trình đông máu.
• Đông máu rải rác trong huyết quản [4]:
Đông máu rải rác trong huyết quản là do sự có mặt của các mô chết hoặc mô
bị tổn thương trong cơ thể. Các mô này giải phóng thromboplastin vào máu thúc đẩy
quá trình đông máu.
Cục đông thưòíig nhỏ nhưng rất nhiều, chúng làm tắc một phần lóíi các mạch
máu nhỏ ngoại vi. Các mạch máu bị tắc nghẽn sẽ làm giảm sự cung cấp oxy và chất dinh
dưỡng cho các mô. Do đó trong trường hợp shock nhiễm khuẩn tỷ lệ tử vong là trên 85%
(vi khuẩn hoặc các nội độc tố của vi khuẩn sẽ hoạt hoá quá trình đông máu).
1.3 Các thuốc chống đông máu và tiêu fibrin:
Các ứiuốc chống đông máu dùng trong các bệnh tim mạch với mục đích điều trị và
dự phòng huyết khối - nghẽn mạch dễ xảy ra trong các bệnh VXĐM và van tim.
Trong các thuốc chống đông hiện nay người ta phân biệt 3 loại:
• Các thuốc chống đông “thực sự “ như Heparin, các chất kháng vitamin K là các
thuốc cản trở hình thành cục máu đông.
• Các thuốc tiêu fibrin như Streptokinase, Urokinase làm tăng nhanh quá trình tan
cục máu đông ở các huyết khối có kèm theo nghẽn mạch hay không.
• Các thuốc chống kết dúih tiểu cầu như Aspừin, Dipyridamol cản trở tiểu cầu kết dính.
Chỉ có các thuốc tiêu fibrin mới thực sự có tác dụng điều trị huyết khối nghẽn mạch.
Các thuốc khác chỉ có tác dụng dự phòng tái phát, hạn chế sự phát triển rộng huyết
khối đã hình thành.
1.3.1 Heparin [4]:
Cơ chế tác dụng của Heparin là ức chế sự tạo thành và tác dụng của thrombin
thông qua chất kháng thrombin III (Antithrombin III), một chất chống đông máu

bình thường có trong huyết tương. Antithrombin là một chất làm mất hiệu lực của
thrombin và các yếu tố IX, X, XI, XII đã hoạt hoá. Bình thường phản ứng này xảy ra
rất chậm. Heparin tạo phức với Antithrombin III làm mất tác dụng của thrombin,

Heparin còn làm giảm tác dụng của các yếu tố IX, X, XI, XII đã hoạt hoá dẫn tới
giảm sự tạo thành thrombin. Kết quả là các yếu tố trên mất hiệu lực, ức chế qúa trình
chuyển fibrinogen thành fibrin. Do vậy có tác dụng chống đông máu.
Ngoài ra Heparin còn làm giảm tiểu cầu theo cơ chế miễn dịch dị ứng, làm
tiêu mỡ ở huyết tưofng vì nó làm giải phóng các lipoprotein lipase ở mô.
Liều dùng:
Tuỳ thuộc từng người sao cho vừa duy trì được nồng độ thuốc có hiệu lực, vừa
không nguy hiểm bằng cách theo dõi thời gian đông máu hay thời gian Howell.
1.3.2 Các thuốc kháng Vitamin K [2,20,22]:
Cơ chế tác dụng:
Vitamin K là chất cần thiết để tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan (yếu tố II,
VII, IX, X).
Các chất kháng vitamin K tác động theo cơ chế cạnh tranh vói vitamin K làm
ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu trên.
Trong huyết tương chưa đủ vitamin K sẽ xuất hiện protein dị thường PIVKA
(Protein Induce by Vitamin K Antagonists) một tiền chất của các yếu tố II, VII, IX,
X. Trong phân tử PIVKA có chứa các phân tử glutamat. Khi đủ vitamin K thì cặp
vitamin K quinon và vitamin K epoxyd sẽ đóng vai trò cung cấp năng lượng chuyển
gốc glutamat của các PIVKA thành các gốc carboxy glutamat tạo được chelat với
ion calci và tạo nên các yếu tố II, VII, IX, X.
Các thuốc kháng vitamin K sẽ ức chế epoxyd reductase do vậy vitamin K
quinon không được tạo thành ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan.
Thuốc kháng vitamin K dùng để điều trị những chứng nghẽn mạch hay đông
máu trong lòng mạch.
Liều dùng:
Tuỳ thuộc và từng chế phẩm;
Ví dụ: Dicoumarol 0,10 - 0,20 g/ngày
Tromexan 0,45 - 0,90 g/ngày
Warfarin 1- 2 mg/ngày
1.3.3 Các thuốc tiêu fibrin [17,21 ]:

Các chất tiêu fibrin dùng trong điều trị nhằm mục đích tăng nhanh qúa trình
tiêu fibrin sinh lý ở các huyết khối. Các chất này không có khả năng dự phòng tái
phát, Hiện nay có 2 chất được dùng nhiều trong điều trị là Streptokinase và
Urokinase.
• Streptokinase (SK) [17,21]:
SK là một enzym chiết xuất từ môi trưòfng nuôi cấy liên cầu khuẩn
Streptococcus tan máu nhóm A.
SK hoạt hoá plasminogen bằng cách liên kết với plasminogen, plasmin thậm chí cả
với các sản phẩm thoái hoá của fibrin để hoạt hoá plasminogen thành plasmin. Chính
nhờ khả năng này mà hiệu lực xúc tác của SK được mở rộng hơn nhiều.
SK còn có tác dụng làm giảm fibrinogen và có tính kháng nguyên.
Sơ đồ sự hoạt hoá plasminogen qua vai trò của SK
Liều dùng:
Tiêm 500.000 đơn vị trong 30 phút
Sau đó tiêm 100.000 -150.000 đơn vị/ giờ.
Dùng trong 24 - 48 giờ.
• Urokinase [17]:
Urokinase là một protease được tổng hợp bởi tế bào thận dưới dạng tiền chất
là pro-Urokinase và được bài tiết ra nước tiểu, là chất hoạt hoá trực tiếp
plasminogen thành plasmin qua cơ chế cắt mối liên kết giữa Arginin 561 và Valin
562. Urokinase không có tính kháng nguyên, không bị trung hoà bởi kháng thể.
Pro - urokinase
Urokinase
Plasminogen
\/
Plasmin
Fibrin
Sản phẩm thoái hoá
Sơ đồ sự hoạt hoá plasminogen qua vai trò của Urokinase
1.3.4 Thuốc chống kết tập tiểu cầu [4,9]:

Hầu hết các thuốc đang dùng là những thuốc đã được sử dụng từ lâu như;
Aspirin, Indomethacin, Dipyridamol, Sunfinpyrazol trong đó điển hình nhất là
Aspirin.
Aspỉrìn:
Aspirin là một thúốc giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm.
Đến năm 1967 Aspirin được ứng dụng trong lâm sàng để dự phòng huyết
khối trong VXĐM nói chung đặc biệt trong nhồi máu cơ tim và nghẽn mạch.
Cơ chế tác dụng: Xem hình 3.
Hình 3: Cơ chê tác dụng của Aspirin
(-) ức chế
^ vận chuyển
Aspirin với liều thấp ( 0,3-l,0g/24h) đã ức chế mạnh cyclooxygenase (COX)
của tiểu cầu làm giảm tổng họfp thromboxan A2 (chất làm kết dính tiểu cầu) nên làm
giảm kết dính.
Liều cao (trên 2,0g/24h) ức chế c o x của thành mạch làm giảm tổng hợp
Prostacyclin là chất chống kết dính và lắng đọng tiểu cầu gây tác dụng ngược lại.
Nhưng tác dụng trên tiểu cầu mạnh hơn nhiều.
Ngoài ra Aspirin còn ức chế phosphodiesterase làm tăng nồng độ AMP vòng cản
trở hình thành ADP nội tại là chất kích thích tiểu cầu phóng thích yếu tố tiểu cầu 3.
Từ những tác dụng trên Aspirin kéo dài thời gian đông máu.
Liều dùng: l,Og/ngày
1.3.5 Các thuốc đông dược:
Trong Y - Dược học cổ truyền đã sử dụng nhiều vị thuốc và bài thuốc có tác
dụng hoạt huyết, lưu thông huyết mạch để làm tiêu tán huyết ứ, điều kinh, tiêu máu
đọng trong các trường hợp chấn thương, bế kinh nhưng chỉ giới hạn trong kinh
nghiệm sử dụng và điều trị, chưa rõ về cơ chế tác dụng.
Trong vài chục năm gần đây kết hợp với Y học hiện đại đã có một số công
trình nghiên cứu các vị thuốc và bài thuốc hoạt huyết bằng các chứng minh tác dụng
của thuốc đến thời gian Quick, thời gian Howell và thời gian tiêu fibrin.
• Một số vị thuốc hoạt huyết có tác dụng chống đông máu: Hồng hoa, Đào

nhân, Đưomg quy, Xuyên khung, Hy thiêm, ích mẫu Chúng làm tăng thời gian
Quick, thời gian Howell và làm giảm thời gian tiêu fibrin [7].
• Giảm độ dính của máu và độ kết dính của hồng cầu: ích mẫu, Uất kim, Đào
nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Đương quy, Xuyên khung, Diên hồ, Nga truật, Một dược
[10].
• Thuốc làm tăng tốc độ lưu thông vi tuần hoàn: Đam sâm, Xuyên khung,
Hồng hoa, Diên hồ sách.
• Bài thuốc: "Huyết phủ trục ứ thang" được sử dụng để phòng và điều trị
huyết khối trong VXĐM [8].
• Bài thuốc: "Quan tâm mạch 2" gồm: Đam sâm, Xuyên khung, Xích thược,
Hồng hoa, Giáng hương có tác dụng chống đông máu, tiêu fibrin và hạ cholesterol
máu [13].
• Chè thuốc H3LIM gồm: Đương quy, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Hoè hoa có
tác dụng giảm cholesterol, chống đông máu, tăng thời gian Howell và giảm thời
gian tiêu fibrin [7].
• Thuốc hoạt huyết CM2 là bài thuốc gồm: Đưofng quy, Sinh địa, ích mẫu,
Xuyên khung và Ngưu tất được điều chế thành siro có tác dụng chống đông máu rải
rác, lưu thông huyết não, giảm đau trong ung thư [19].
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Bài thuốc số 1 (BTj):
• Thành phần:
Xuyên khung 8g
Hồng hoa 8g
Nguu tất 8g
Đan sâm 16g
Som tra 16g
• Cơ sở xây dựng bài thuốc:
Bài thuốc chúng tôi xây dựng dựa theo công năng chủ trị và tác dụng dược lý
của từng vị thuốc đã được nghiên cứu như: Xuyên khung, Hồng hoa, Ngưu tất, Đan

sâm có tác dụng hoạt huyết; Sofn tra, Đan sâm, Ngưu tất có tác dụng hạ lipid.
Hầu hết các vị trên có độ lặp lại cao trong các bài thuốc đã tham khảo.
• Đặc điểm từng vị thuốc:
Tất cả các vị thuốc đã được DĐVN I tiêu chuẩn hoá về tính vị, quy kinh, công
năng, chủ trị, cách dùng, liều lượng và đã được dùng phổ biến, lâu đời ở nước ta.
Theo các tài liệu kinh điển các vị thuốc trên không tương kỵ lẫn nhau [16].
* Xuyên khung:
Xuyên khung có công năng hành khí hoạt huyết, trừ phong giảm đau.
Xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành,
ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và sự hình thành cục máu. Tăng lưu lượng máu ở
não và làm giảm phù não, an thần và tăng co bóp tử cung [10].
Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu, lipid toàn phần
đồng thời có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin [10].
* Hồng hoa:
Hồng hoa có công năng phá huyết ứ, sinh huyết, hoạt huyết [5].
Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung, hạ áp, tăng lưu lượng máu động
mạch vành tim của chó được gây mê. Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu
cầu và bảo vệ chống nhồi máu cơ tim [10].
Hồng hoa còn có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin trên invitro, có tác
dụng hạ cholesterol máu trên mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh [7].
* Ngưu tất:
Ngưu tất dạng sống có công năng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp [5].
Dạng chín: ích thận, cưòmg can, tráng cốt.
Cao Ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu, kích thích tăng co bóp tử cung
của chó và thỏ [15].
Cao Ngưu tất còn có tác dụng hạ cholesterol trên thỏ gây tăng cholesterol
ngoại sinh và nội sinh, hạ cholesterol ở người có cholesterol cao [15].
Đan sâm:
Đan sâm có công năng bổ huyết điều kinh, thanh tâm trừ phiền [5], có tác
dụng hoạt huyết trục huyết ứ, giải độc [1],

Theo Y học hiện đại Đan sâm có tác dụng chống đông máu, cải thiện tuần
hoàn ngoại vi, giảm mỡ trong máu, hạ đường huyết, giãn động vành làm cho lưu
lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu
cơ tim [10].
Ngoài ra Đan sâm có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn, an thần, ức chế sự
phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm [11].
* Sơn tra:
Sơn tra có công năng khứ ứ thông kinh, bình can hạ áp [1].
Theo Y học hiện đại, Sơn tra có tác dụng hạ lipid máu (DĐTQ), làm tăng sự
co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim [12].
Ngoài ra, Sofn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở
não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của các glycosid tim [12].
Như vậy bài thuốc có 2 tác dụng chính là hoạt huyết tăng cường lưu thông
huyết mạch và hạ lipid. Đây chính là mối liên quan giữa hội chứng tăng lipid máu và
hội chứng tăng đông máu.
2.1.2 Bài thuốc s ố 2 (BT2):
Thành phần giống như BTi và có bổ sung thêm 2 vị:
ích mẫu 8g
Hưomg phụ 8g
* ích mẫu:
ích mẫu có công năng khử ứ, sinh tân huyết, điều kinh, lợi thuỷ [5].
ích mẫu có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin trên invitro của huyết
tưoỉng người bình thưòfng [7].
Ngoài ra ích mẫu còn có tác dụng kích thích co bóp tử cung, giảm huyết áp [12].
* Hương phụ:
Hương phụ có công năng hành khí giải uất được phối hợp với nhóm thuốc
họat huyết làm tăng lưu thông huyết mạch vì khí huyết có quan hệ rất chặt chẽ với
nhau: Khí hành thì huyết hành, huyết ngưng thì khí trệ.
2.2 Phưomg pháp nghiên cứu:
2.2.1 Xử lý và chế biến bài thuốc:

Tất cả các dược liệu được mua tại phố Lãn ông, được xác định đúng loài, bộ
phận dùng và xử lý đạt tiêu chuẩn DĐVN I .
* Điều chế dich hãm của 2 bài thuốc;
Dược liệu đã đạt tiêu chuẩn được sấy khô, xay nhỏ. Lấy bột thuốc trên rây số
4 và dưới rây số 5 trộn đều theo tỷ lệ của bài thuốc. Đóng gói để dùng dần và bảo
quản nơi khô mát.
• Liều sử dụng cho súc vật uống gấp 5 lần liều của người tính theo kg trọng lượng .
Ví dụ: Liều dùng cho chuột
56 ,
mer, = = S.6 g/kg/ngày
72
niBT, = ^ x 5 = 7,2 g/kg/ngày
Trong đó 56 và 72 là khối lượng bột thuốc của BT| và BT2 dự kiến sử dụng
cho người (bình quân là 50 kg) trong 1 ngày.
• Cách hãm bài thuốc: Lấy bột thuốc theo liều dùng trên thêm nước sôi với tỷ lệ 3ml
nước : Ig bột thuốc và hãm trong 20 phút, gạn lấy dịch trong.
Tiếp tục hãm như vậy lần thứ 2 và lần thứ 3. Cuối cùng gộp dịch hãm của cả
3 lần cho chuột uống.
2.2.2 Kỹ thuật xác định các chỉ s ố [14] :
• Thòi gian Quick (thời gian prothrombin một thi) - Theo kỹ thuật Quick [14].
+ Nguyên lý:
Thời gian Quick là thời gian từ khi huyết tương được bổ sung thromboplastin
tổ chức và ion calci cho đến khi hình thành sợi fibrin.
Thời gian đông chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ yếu tố I, II, V, VII, X. Đây là
xét nghiệm khảo sát đông máu khởi phát bằng con đưcmg ngoại sinh, chỉ phản ảnh
hoạt động của quá trình đông máu ở giai đoạn 2 và 3.
+ Tiến hành:
• Trong 1 ống nghiệm có sẵn 0,1 ml huyết tưofng và 0,1 ml dung dịch
thromboplastin (được điều chế từ não thỏ để tách lấy thromboplastin tổ chức) trộn
đều, chưng cách thuỷ 37°c.

• Sau 1-2 phút thêm rất nhanh 0,1 ml calci clorua 0,025M bấm đồng hồ. Lắc
trộn đều.
• Nghiêng ống nghiệm nhiều lần để quan sát sự xuất hiện sợi fibrin. Bấm
đồng hồ để ghi thời gian đông.
♦ Thời gian Howell (Thỏi gian phục hồi calci) - Theo kỹ thuật Howell [14].
+ Nguyên lý:
Thời gian Howell là thời gian từ khi huyết tương được bổ sung ion calci cho
đến khi hình thành sợi fibrin.
Đây là một xét nghiệm đơn giản nhưng nhạy hơn thời gian đông của máu
toàn phần.
+ Tiến hành:
• Trong 1 ống nghiệm chưng cách thuỷ 37”c cho vào 0,2ml huyết tưoíng.
• Sau 1-2 phút thêm 0,2ml calci clorua 0,025M bấm đồng hồ. Lắc trộn đều.
• Nghiêng nhẹ ống vào những thời điểm cách đều nhau cho đến khi đông.
Ghi thời gian đông.
♦ Thời gian tiêu ýĩbrìn - Theo kỹ thuật Mỉlstone [14] .
+ Nguyên lý:
Thời gian tiêu fibrin là thời gian tiêu sợi fibrin trong điều kiện loại trừ chất ức
chế sự hoạt hoá plasminogen.
Sự loại trừ các yếu tố ức chế bằng cách tủa euglobulin (bao gồm hầu hết các
yếu tố đông máu và các yếu tố hoạt hoá plasminogen) trong môi trưòỉng acid nhẹ, ly
tâm loại bỏ dịch trong (có các chất ức chế tiêu fibrin). Hoà tan tủa euglobulin bằng
dung dịch đệm borat. Tạo cục đông bằng cách thêm dung dịch calci clorua. Đo thời
gian từ khi cục đông hình thành đến khi tiêu cục đông.
+ Tiến hành:
• Ngay trước khi dùng pha dung dịch acid acetic 0,016% từ dung dịch mẹ
acid acetic 1 % và điều chế dung dịch calci clorua 0,025M.
• Trong 1 ống nghiêm đựng 0,2ml huyết tương cho vào từ từ 3,8ml acid acetic
0,016% ở nhiệt độ lạnh. Nút kín và lắc đều.
• Để yên 20 phút ở 4°c.

• Ly tâm 3500 vòng/phút trong 10 phút. Euglobulin sẽ lắng xuống đáy ống có
màu trắng đục.
• Dốc ngược ống để trút bỏ phần dung dịch, dùng giấy lọc lau khô miệng
ống.
• Thêm vào 0,2ml đệm borat, dùng đũa thuỷ tinh khuấy trộn đều để hoà tan
hoàn toàn.
• Thêm 0,2ml calci clorua 0,025M, lắc nhẹ. Để yên ở 37*^0.
• Ghi thời điểm từ khi hình thành sợi fibrin cho đến khi fibrin tan hoàn toàn.
2.2.3 Phương pháp thử thuốc trên chuột:
Thuốc được thử trên chuột đã gây tăng cholesterol ngoại sinh theo mô hình
của Ruegamen [23].
B ố trí thí nghiệm:
Tuần đầu chuột được nuôi bình thường để thích nghi với điều kiện thí nghiệm
và loại bỏ những con bất thưòmg. Sau đó chia thành 7 lô sao cho trọng lượng trung
bình mỗi lô tương đương nhau:
• Lô 1: Lô chuột bình thưòỉng bao gồm 20 con (10 đực và 10 cái), chuột đực
và cái được nuôi riêng để tránh hiện tượng giao phối, sinh sản. Chúng được
nuôi trong 44 ngày liên tục với chế độ ăn bình thưòỉng cho 1 con trong 1 ngày
như sau:
Cơm 25g
Bột cá l,25g
Rau 5g
• Lô 2: Lô gây tăng cholesterol (lô chứng) gồm 20 con (10 đực và 10 cái),
chuột đực và cái cũng được nuôi riêng và nuôi trong 44 ngày với chế độ ăn
như lô 1 và có bổ sung thêm cholesterol ( « lOOwg) và triglycerid;

×