Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 124 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ HẠT



SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI
TRƢỚC VÀ SAU 1975




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM






HÀ NỘI, 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ HẠT



SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI
TRƢỚC VÀ SAU 1975

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S NGUYỄN VĂN NAM




HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Nguyễn Văn Nam, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo phòng Sau Đại học, các
thầy cô trong khoa Văn học đã giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Và xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn khích lệ,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, luận văn của chúng tôi không
thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Hạt










LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan các
thông tin trích dẫn và sự giúp đỡ trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Hạt


















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu. 7
7. Đóng góp của khóa luận 8
8. Kết cấu của luận văn 8
NỘI DUNG 10
Chƣơ i”
10
i 10
i 10
1.1.2 Vai trò của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong việc
tìm hiểu tác giả và tác phẩm văn học 12
1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Khải 15
1.2.1 Quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn khải 15
1.2.2 Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải 25
1.2.3 Cơ s biến đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng . 28
tác của Nguyễn Khải 28
Chƣơng 2: Quá trình biến đổi quan niệm nghệ thuật về con ng
1975 qua những hình tƣợng điển
hình 38
2.1 Con ng c 1975 38
2.1.1 Con người tích cực 39


2.1.2 Con người tiêu cực 48
2.1.3 Đặc điểm của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của
Nguyễn Khải trong giai đoạn sáng tác trước 1975 53
2.2 Con ng 1975 55

2.2.1 Tiếp tục ca ngợi những con người lý tưởng 56
2.2.2 Con người lạc thời 60
2.2.3 Con người thế sự 64
2.2.4 Con người đẹp của đất Hà thành 67
2.2.5 Con người suy tư 71
2.2.6 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải sau
năm 1975 74
Chƣơng 3: Phƣơng th
1975 77
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 77
3.1.1 Phác họa ngoại hình 77
3.1.2 Phân tích tâm lý và xây dựng tính cách 80
3.1.3 Tính điển hình của hình tượng nhân vật 83
88
88
92
97
3.3 Các đặc điểm về nhân vật người kể chuyện: 101
3.3.1 Nhân vật người kể chuyện là “Tôi” - ngôi một 101
3.3.2 Nhân vật người kể chuyện là “Hắn” - ngôi ba 104
3.3.3 Nhân vật người kể chuyện là Tôi mang tính tự truyện. 108
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm trung tâm của thi pháp
học, nó phản ánh một cách sâu sắc, toàn di ,

chiều
văn. Đúng như quan niệm rất súc tích và xác đáng của M. Gorki: “văn học là
nhân học”. Tất cả những gì thuộc về con người, làm nên ý nghĩa cuộc sống
của con người điều là đối tượng nghiên cứu và khám phá của những nhà văn
chân chính. Bởi vậy khi nghiên cứu thành tựu của một nền văn học hay một
xu hướng, một tác giả, một giai đoạn văn học chúng ta không thể không quan
tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người. Nó được coi là một tiêu chí đánh
giá giá trị của tác phẩm cũng như “tài” và “tâm” của người cầm bút. Song
cũng phải thừa nhận rằng ở mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật khác
nhau và ở mỗi nhà văn lại có cách khai thác, thể hiện khác nhau về con người.
Lịch sử văn học nhân loại luôn luôn thay đổi quan niệm nghệ thuật về
con người và văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Năm
1975 được coi là một dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc nói chung và
lịch sử văn học nói riêng. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, văn học
cũng có sự vận động, mà trước hết là sự vận động trong quan niệm nghệ thuật
về con người. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Sự vận động của quan niệm nghệ
thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975” không
chỉ cung cấp cho chúng ta một điểm tựa vững chắc để hiểu được nội dung tác
phẩm mà còn mang lại những hình dung về tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Khải trong từng thời kì và trong cả sự nghiệp sáng tác.
trưởng thành sau cách mạng tháng Tám
. Những sáng tác của ông luôn bám sát vào
từng bước đi của cuộc sống để phản ánh những vấn đề vừa mang tính thời sự

2

nóng hổi vừa có tầm khái quát rộng lớn. Ông đi sâu vào tìm hiểu, phân tích để
khám phá chiều sâu tư tưởng tinh thần của con người - cái đích hướng tới
cuối cùng của văn học. Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là
hành trình khám phá những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam gắn

liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Các tác phẩm của ông không chỉ
đánh dấu những bước đi của cuộc sống hiện thực lịch sử mà còn là những trăn
trở, tìm tòi của nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
,
“S
1975”
quan trọng.
, ti u
, từ đó
minh
.
g
.

2
Vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” không phải là hướng
nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ mà nó đã có quá trình thai nghén lâu dài. Nó
xuất hiện từ những năm 1920 trong giới nghiên cứu văn học Nga và phát triển
vào nhưng năm 70, 80. Đặc biệt vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nó đã trở

3

thành một trong những hướng tiếp cận mang tính chất đột phá của giới nghiên
cứu văn học lúc bấy giờ.
Trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu đã lý luận văn học, mỹ học đã đề
cập đến vấn đề này. Khảo sát một cách sơ lược, ta thấy các nhà lý luận học
như: K.Gây, I.P.Êrêmin, V.R.Secbina, L.I.Timôphêep, G.T.Gordienko…. Nhà
nghiên cứu nổi tiếng về văn học cổ I.P.Êrêmin khẳng định: Con người trong
sự miêu tả của nhà văn là một trong những trung tâm điểm từ đấy tỏa ra các
sợi dây, chi phối nghệ thuật của tác giả. Là một tiêu điểm mà qua đó phong

cách nhà văn đã được thể hiện một cách sáng rõ hơn bao giờ hết… và chính
những nguyên tắc miêu tả con người ấy là chìa khóa để giúp ta hiểu được
phương pháp sáng tạo của người nghệ sĩ.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX các công trình nghiên cứu của
M.Bakhtin như Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Những vấn đề thi pháp
Đôxtoiepxki ( 1993) đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Theo Bakhtin:
“Mỗi một thể loại nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với
hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận lý giải về đời sống con người” [5,
tr.7].
Ở Việt Nam, vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” nói riêng và
thi pháp học nói chung được đề cập đến muộn hơn so với thế giới. Đáng chú ý
là các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà… trong đó khái
quát hơn cả là cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Một số vấn đề thi pháp
học hiện đại, Thi pháp thơ Tố Hữu…. đều ít nhiều đề cập đến vấn đề quan
niệm nghệ thuật về con người. Ngoài ra phải kể tới hai bài viết: Quan niệm
nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
của đồng tác giả Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình, Mấy vấn đề trong quan
niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Đình Sử. Tất cả các
công trình ít nhiều đều khẳng định con người là trung tâm của văn học, đồng

4

thời nó luôn có sự vận động qua từng thời kì và góp phần quan trọng trong sự
vận động không ngừng của nền văn học dân tộc.
Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện
đại Việt Nam. Cùng với việc ra đời của hàng loạt các tác phẩm chứng tỏ tài
năng nghệ thuật của Nguyễn Khải, thì người đọc cũng thấy hàng loạt các bài
nghiên cứu, phê bình, nhận xét về ông. Qua khảo sát người nghiên cứu nhận
thấy tác phẩm của Nguyễn Khải là đề tài tranh luận của rất nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu phê bình văn học có uy tín như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vũ Tú

Nam, Hồ Phương, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân,Trần Đình Sử, Ngô
Thảo, Vương Trí Nhàn… Bên cạnh những bài viết sắc sảo phân tích về các
tác phẩm văn học cụ thể như Xung đột, Mùa lạc, Cách mạng, Cha và con
và… Gặp gỡ cuối năm…thì có rất nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu về
Nguyễn Khải dưới góc độ phong cách nhà văn, đặc điểm ngòi bút nghệ thuật,
đặc điểm nhân vật hay với tư cách là một tác gia của nền văn học hiện đại.
Cho đến nay đã có hơn 100 bài viết được công bố, trong đó 2/3 các công
trình trực tiếp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm; số còn lại tuy không trực tiếp
đặt ra vấn đề nghiên cứu nhưng ít nhiều cũng đề cập đến Nguyễn Khải ở vấn
đề này hoặc vấn đề khác.
Theo nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Nhà văn Việt Nam hiện đại đã
khẳng định: “Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ”, “một ngòi bút hiên thực
tỉnh táo”. Đó là một phong cách hiện thực sắc sảo luôn gắn liền với những
cảm hứng lãng mạn cách mạng về ngày mai và theo năm tháng, càng ngày
càng có sự chuyển biến. Cũng theo nhà nghiên cứu phê bình này trên báo Văn
nghệ 1969, ông đã khẳng định: Nhân vật của Nguyễn Khải mới có cái lõi của
tính cách chứ chưa có đầy đủ tính đa dạng toàn vẹn của nhân vật ngoài đời
thực. Còn Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải có
nhận xét: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của
ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng
này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng

5

chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải” [18, tr.12]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát
và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã mang đến cho bạn đọc những trang
văn thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và con người thời đại.
Trong Tuyển tập Nguyễn Khải (tập I) với nhan đề Nguyễn Khải trong sự

vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, Vương Trí Nhàn có viết: “Sự
gắn bó sâu sắc về đời sống chính trị của đất nước, niềm ao ước vô tận muốn
nắm bắt cho được bao thay đổi trong cuộc sống cách mạng, cùng với đó là
khả năng dựng lên một loại nhân vật mới đầy ý chí và khao khát cải biến xã
hội một thời gian dài, đấy là những đặc điểm chủ yếu trong ngòi bút của
Nguyễn Khải” [18, tr.12]. Còn trong công trình Phong cách văn xuôi Nguyễn
Khải nhà nghiên cứu Tuyết Nga đã giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện
và sâu sắc về phong cách cũng như các đóng góp của Nguyễn Khải trong văn
học Việt Nam. Tác giả tập trung tìm hiểu về ba phương diện chính trong các
sáng tác của nhà văn là: quan điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực và con
người; nội dung hiện thực; hình thức biểu hiện. Đặc biệt, tác giả công trình
nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của
Nguyễn Khải, đồng thời khẳng định đó là một “quan niệm nghệ thuật vận
động và phát triển”. Tuy nhiên trong bài viết người nghiên cứu chưa làm rõ sự
vận động, phát triển đó như thế nào, biểu hiện cụ thể ra sao. Mặc dù vậy
nhưng nó vẫn là những gợi ý rất quan trọng cho chúng tôi triển khai đề tài của
mình.
Trong cuốn Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Lê Huy Bắc có
viết: “Tôi thấy Nguyễn Khải là người tiên phong trong việc đổi mới văn xuôi
từ hiện đại sang hậu hiện đại. Dễ thấy điều này trong việc chuyển từ cảm
hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời thường” [3, tr.134]. Cũng trong bài viết
này ông viết: “Với Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo… cũng
như các bàn phím văn chương khác, sẽ không có cái tôi trường cửu bất biến

6

mà chỉ là sự phân mảnh của cái tôi đó trong từng giai đoạn, từng khoảnh
khắc” [3, tr.315]. Nói như vậy cũng đã ít thay đổi trong
ngòi bút của Nguyễn Khải trong đó phần nào cũng đã đả động đến sự vận
động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải

trước và sau 1975.
Ngoài ra phải kể tới một số bài viết về Nguyễn Khải trong Giáo trình
văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả) của Đoàn Trọng Huy, bài của
Bích Thu nhan đề Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại và dân tộc. Hay
bài viết của hai tác giả Nguyễn Thị Huệ và Đào Thủy Nguyên: Cảm nhận về
con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trong những nam gần đây (Tạp
chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 10, 1999), Thế giới nhân vật Nguyễn
Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích (Tạp chí Văn học số 11, 2001) và
một số bài viết về từng tác phẩm cụ thể của nhà văn. Những công trình nghiên
cứu này đã cho người đọc một hình dung khá cụ thể về Nguyễn Khải cả ở sự
nghiệp sáng tác cũng như giá trị các tác phẩm cùng phong cách độc đáo riêng
của ông. Hầu hết các tác phẩm khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những
cây bút văn xuôi tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam từ sau 1945.
Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975. Hầu hết các bài viết
mới chỉ dừng lại ở việc khai thác một vài khía cạch của tác phẩm và đã có
một số ý kiến chỉ ra sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật, trong quan niệm
nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải, trên cơ sở đó luận văn này sẽ đi
sâu khai thác Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng
tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975. Từ đó có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc,
toàn diện hơn về Nguyễn Khải trong sự vận động của tiến trình văn học.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề: Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người
trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 nhằm tìm ra những điểm

7

độc đáo mới mẻ, tiến bộ trong quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Khải trước và sau 1975. Thông qua đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò

của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và trong tiến trình vận
động của văn học dân tộc nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung tìm hiểu sự vận động
trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải
trước và sau 1975.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu khảo sát những sáng tác của
Nguyễn Khải trước và sau 1975.
Trước 1975: Xung đột, Tầm nhìn xa, Đường trong mây, Chủ tịch huyện,
Hãy đi xa hơn nữa, Nguồn vui, Mùa lạc, Nằm vạ, Chiến sĩ, ….
Sau 1975: Điều tra về một cái chết, Thời gian của người, Gặp gỡ cuối
năm, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười, Hai ông già ở Đồng Tháp
Mười, Anh hùng bĩ vận, Lạc thời, Đổi đời, Nơi về, Nếp nhà, Tiền, Đời khổ,
Chúng tôi và bọn hắn, Một người Hà Nội, Cái thời lãng mạn, …
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa l nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu để thấy được sự vận động trong quan niệm
nghệ thuật về con người trước và sau 1975 của Nguyễn Khải.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp lịch sử - xã hội
Sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ
sở thực tiễn của lịch sử - xã hội có ảnh hưởng tới văn học nói chung và các
sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng. Từ đó giúp người nghiên cứu thấy được
sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của
Nguyễn Khải trước và sau năm 1975.
6.2 Phương pháp loại hình

8

Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu phân biệt các tác phẩm

sao cho đúng với quan niệm về con người của Nguyễn Khải ở mỗi một giai
đoạn sáng tác.
6.3 Phương pháp thi pháp học
Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải quan từng giai đoạn, qua cả
chặng đường sáng tác.
6.4 Phương pháp so sánh
Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp người nghiên cứu có điều kiện
so sánh quan niệm nghệ thuật về con người trước và sau năm 1975 của
Nguyễn Khải, đồng thời cũng cho thấy mối tương quan trong quan niệm của
Nguyễn Khải với các tác giả khác cùng thời.
6.5 Phương pháp thống kê phân loại
Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu đánh giá tác phẩm
trong một chỉnh thể để thấy được sự ổn định và vận động trong mỗi giai đoạn
sáng tác của Nguyễn Khải trong mối tương quan với chặng đường sáng tác
văn chương của nhà văn.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng phương
pháp phân tích, phương pháp hệ thống, thi pháp xã hội hoc nhằm giúp cho
người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đề tài một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất.
7. Đóng góp của khóa luận
Với việc tìm hiểu đề tài: Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 chúng tôi hi vọng có
cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn trong quan niệm nghệ thuật về con người của
tác giả ở mỗi giai đoạn văn học. Từ đó có cách đánh giá toàn diện hơn về sự
nghiệp văn chương cũng như tài năng, tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Khải.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung khoá
luận được triển khai trong 3 chương:

9


Chương 1:

1975 qua những hình tượng điển hình
1975




















10

NỘI DUNG




1.1 Kh
1.1.1
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn
chương là một hướng tiếp cận của thi pháp học. Dù miêu tả thần linh ma quỷ,
miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, thì văn học đều phản
ánh con người.
Không chỉ là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn chương, con người
còn là chủ thể sáng tạo. Mặt thứ hai này tạo chiều sâu, tính độc đáo của hình
tượng con người trong văn học. Đồng thời cũng có đánh dấu tài năng của mỗi
tác giả trong việc khám phá và thể hiện bản chất cuộc sống.
Vì thế khi lý giải một hiện tượng văn học, người nghiên cứu đã đi lý giải
vấn đề con người được thể hiện trong đó. Song không phải là xem con người
được thể hiện như thế nào mà quan trọng hơn là xem nhà văn đã quan niệm
con người ra sao để qua đó cắt nghĩa, lý giải cuộc sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm nghệ thuật về con người là:
“Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật,
đảm bảo cho nó thể hiện đời sống với chiều sâu nào đó. Là sự miêu tả hữu
hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và
kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở góc độ nào đó. Để
tái hiện đời sống con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với
thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan
tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả điều đó tạo thành cái
mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để

11

khắc họa hình tượng của những con người có số phận cụ thể, tổ chức quan hệ
của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm. Quan niệm
nghệ thuật thể hiện cái nhìn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của

một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời
sống của nó” [9, tr.273]. Như vậy khái niệm này được xem như một phạm trù
nghệ thuật học, khám phá ngày càng sâu sắc con người trong tự nhiên xã và
lịch sử với tất cả sự phong phú và tinh tế.
Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, tác giả Trần Đình Sử đề cập
đến quan niệm nghệ thuật về con người với tư cách là khái niệm trung tâm
của thi pháp học. Ông cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người thực
chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực lý
giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của
nó vào các miền khác nhau của đời sống” [25, tr.90].
Song có lẽ khái quát và đầy đủ nhất là ý kiến của nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 1981.
Tác giả đã cho rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên
giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”[24, tr.7].
Nói khác đi, quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp những
phát hiện triết lý, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với
khả năng và trình độ nắm bắt, sáng tạo, sử dụng các phương thức phương tiện
chất liệu nghệ thuật của người nghệ sỹ, đảm bảo cho nó có khả năng hiện đời
sống ở một chiều sâu nào đó.
Như vậy từ những khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người trên
đây vừa tìm hiểu sẽ tạo cơ sở lí luận khoa học cần thiết cho khóa luận đi sâu
tìm hiểu khảo sát, nghiên cứu sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975.

12

1.1.2 Vai trò của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong
việc tìm hiểu tác giả và tác phẩm văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, nhân tố vận động

của nghệ thuật. Sự vận động của thực tế đời sống sẽ làm nảy sinh những con
người mới và việc miêu tả thể hiện, miêu tả những con người mới ấy tất yếu
sẽ dẫn đến sự đổi mới trong văn học. Và như vậy quan niệm nghệ thuật về
con người cũng thay đổi, sự thay đổi đó cho thấy sự vận động, đổi mới, tiến
bộ của văn học nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con người cung cấp một mặt bằng để trên đó
diễn ra sự lựa chọn, khái quát, tạo ra hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ
thuật về con người trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, mà như
Vũ Tuấn Anh trong Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học số 4
(1995) có nhận định: “Mỗi thời đại văn học, do nhiều yếu tố chính trị - xã hội
và do cả tầm vóc nhận thức của nó, cũng đưa ra một cách quan niệm, một
kiểu tư duy nghệ thuật về hiện thực và con người nhằm chiếm lĩnh thực tại
một cách hiệu quả” [1, tr.17].
Thời đại văn học mới bao giờ cũng ra đời cùng với những con người
mới. Một mặt sự vận động, chuyển biến của hiện thực đời sống làm nảy sinh
những con người mới và miêu tả những con người mới ấy làm cho văn học
đổi mới. Mặt khác, việc cắt nghĩa, thể hiện con người cũng tạo nên những
biến đổi trong văn học. “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ
thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý
nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu”. Do đó sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng của sự vận động văn
học. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của
tác phẩm văn học nhưng biểu hiện tập trung và trước hết là ở nhân vật. Nhân
vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một

13

quan điểm nhất định. Tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con người và nhân
vật không phải là một khái niệm. Quan niệm nghệ thuật về con người bao
quát rộng hơn khái niệm nhân vật. Nhân vật chỉ là một trong những biểu hiện

cụ thể cá biệt của quan niệm nghệ thuật về con người. Tuy vậy, muốn tìm
hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các biểu hiện lặp
lại nhiều lần của nhân vật thông qua các yếu tố bền vững dùng để tạo nên
chúng.
Có thể khẳng định rằng quan niệm nghệ thuật về con người chính là
chiều sâu nhân bản của một tác phẩm nghệ thuật, trong khi đó những cách tân
nghệ thuật, những chất liệu nghệ thuật mới không phải là hệ quy chiếu quan
trọng nhất để từ đó xác định sự vận động, đổi mới của nền văn học. Bởi bên
cạnh những dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ, thì quan niệm nghệ
thuật về con người - xét về quy luật xã hội - là sản phẩm của lịch sử mang đặc
trưng của văn hóa, tư tưởng của thời đại mà nó chịu sự quy định. G.Fridlender
khẳng định: Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh
nghệ thuật, trong đó phản ánh sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình
thái ý thức xã hội. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm luôn
hướng con người vào mọi chiều sâu có thể, nó được coi là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của một tác phẩm văn học. Nguyễn
Văn Siêu từ thế kỉ XX đã có nhận xét: Văn chương có hai loại đáng thờ và
không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương.
Loại đáng thờ luôn chuyên chú vào con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự sáng tạo về chất trong cách
cảm thụ và miêu tả đời sống của người nghệ sĩ. Nếu như tư tưởng của tác
phẩm chỉ tập trung thể hiện thái độ đối với cuộc sống thì quan niệm nghệ
thuật cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể
hiện đời sống mang tính khuynh hướng khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về

14

con người không chỉ mang tính chất cung cấp điểm xuất phát để tìm hiểu nội
dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp cơ sở cho việc nghiên
cứu sự phát triển của văn học.

Quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử,
xã hội, văn hóa tư tưởng mà còn mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ
gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện, độc đáo. Quan niệm nghệ thuật về con
người phản ánh tính chất tiến bộ, sâu sắc trong tư duy nghệ thuật của chủ thể
sáng tạo. Nghệ sĩ đích thực phải là người không ngừng tư duy một cách
nghiêm túc về con người, cho con người nêu ra những tư tưởng mới để hiểu
sâu sắc hơn, toàn diện hơn về con người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người của nhà văn chính là quá trình thâm nhập sâu hơn vào tư duy nghệ
thuật, thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ, từ đó tạo cơ sở vững chắc hơn
trong việc đánh giá những đóng góp, những thành tựu nghệ thuật của họ.
Quan niệm nghệ thuật về con người còn đóng vai trò là yếu tố cơ bản, then
chốt của chỉnh thể nghệ thuật bao gồm: Các phương thức phương tiện nghệ
thuật biểu hiện tư tưởng và cảm hứng, trình độ nhận thức, chiếm lĩnh, cắt
nghĩa, phản ánh thế giới và con người của tác giả. Có nghĩa là quan niệm
nghệ thuật về con người chi phối tính nhất quán và độc đáo của chỉnh thể đó.
Như vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu
các hiện tượng văn học không chỉ giúp ta thấy được dấu ấn độc đáo của chủ
thể sáng tạo mà còn cung cấp cho chúng ta một góc nhìn để có thể lý giải một
cách tương đối đúng đắn, toàn diện về các giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác
phẩm. Vì chỉ khi được đặt dưới ánh sáng của quan niệm nghệ thuật, các
phương thức, phương tiện nghệ thuật, các dấu hiệu “bề nổi” của hình thức tác
phẩm mới được bộc lộ hết ý nghĩa đích thực của chúng trong tư cách những
sáng tạo độc đáo, không lặp lai ở người nghệ sĩ.


15

1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Khải
1.2.1 Quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn khải
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 03/12/1930 tại

Hà Nội, mất ngày 15/01/2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc đời Nguyễn
Khải có nhiều thăng trầm với những éo le tủi nhục mà ông phải trải qua trong
thời niên thiếu nó đã gieo mầm cho một nhà văn Nguyễn Khải - nhà văn với
những nét độc đáo riêng không lẫn với bất cứ ai.
Trước khi trở thành nhà văn, Nguyễn Khải đã từng cầm bút với tư cách là
cán bộ tuyên huấn của tờ Dân quân Hưng Yên. Cách mạng tháng Tám bùng nổ
đem lại cho đất nước sự lột xác. Với nhiều người, nói rằng cuộc cách mạng này
đã đem đến sự đổi đời có lẽ là hơi thái quá nhưng với Nguyễn Khải thì đó là sự
thật không thể phủ nhận. Tự bản thân nhà văn khi nhớ lại chặng đường đã qua,
không ít lần ông tự hỏi mình - nếu không có cuộc cách mạng tháng Tám thì
cuộc đời mình sẽ sao nhỉ? Với một người tự nhận mình là “kém tài” lại thêm
chỗ đứng ban đầu thua kém thì khó có thể tự mình đẩy lên cao, vượt lên khỏi
cái biển người thờ ơ, bất động kia. Khi cậu thiếu niên Nguyễn Khải còn hoang
mang chán nản đến cực độ thì cuộc cách mạng tháng Tám thành công và kháng
chiến chống Pháp bùng nổ thì đối với Nguyễn Khải đó là một ân huệ. Bởi trước
đó cậu bé Nguyễn Khải không có bất cứ quyền gì kể cả một chỗ đứng trong gia
đình cũng không có, thậm chí còn là người mà ai cũng có thể làm nhục, thì
cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Khải cái quyền - quyền tham gia
kháng chiến mà không bị phân biệt bởi tuổi tác, sang hèn, học vấn hay nghề
nghiệp. Bản thân nhà văn cũng đã từng chiêm nghiệm - nếu không viết văn thì
không biết bản thân mình có thể làm được gì. Thế nên, nói văn là sự lựa chọn
của Nguyễn Khải cũng đúng, mà hơn hết trên hết nó là cái “nghiệp” của một
con người ấy. Hầu hết những nhà văn lớn, những nhân cách lớn đều phải trải
qua quãng đời tuổi trẻ đầy biến động. Với Nguyễn Khải cũng vậy, một “tuổi

16

thơ dữ dội” ít nhiều cũng tạo nên trong Nguyễn Khải - con người nhút nhát an
phận, một trái tim dễ xúc động. Chính cái mềm yếu dễ xúc động ấy đã khiến
Nguyễn Khải có sự cảm thông chân thành, đồng cảm với đời, với người. Ngòi

bút của ông dễ dàng tung hoành chỉ trên một vài chi tiết nhỏ, những câu chuyện
lặt vặt xoay quanh những cảnh ngộ nào đó. Mà ở đời này sự bất công, bất hạnh
còn nhiều vô kể, thế nên “nguồn sống” để viết của tác giả cũng không bao giời
hết. Mang trong mình một trái tim bừng bừng sức sống và rực nóng tình người,
Nguyễn Khải cứ thế bước trên con đường văn chương của mình.
Có lẽ giống nhiều nhà văn khác đang loay hoay trên ngưỡng cửa lựa
chọn lúc chập chững bước vào nghề, Nguyễn Khải đã viết để phục vụ cuộc
kháng chiến. Tác phẩm Người con gái quang vinh viết về anh hùng Mạc Thị
Bưởi là tác phẩm được viết theo phong trào sáng tác tuyên dương, ngợi ca
những người anh hùng dân tộc, phục vụ cho công tác tuyên huấn của Đảng.
Có lẽ điều đó không phù hợp với cái tạng ưa thích khám phá những mảng
hiện thực có tính vấn đề của Nguyễn Khải. Chính vì thế mà ông đã thất bại ở
tác phẩm đầu tiên. Tác phẩm ấy như là một thanh âm mờ nhạt không được ai
chú ý. Với địa vị và trách nhiệm của một người đứng trong hàng ngũ của
Đảng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn chiến đấu, Nguyễn Khải dần
dần tìm được hướng đi cho mình. Ông là một trong số những nhà văn sớm có
ý thức dùng văn chương để phục vụ cách mạng, góp phần làm cho cuộc sống,
xã hội và con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Ông đã lựa chọn cho mình
những nơi cuộc sống diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm nguồn để sáng tác văn
học. Và ông không chỉ tái hiện thực mà quan trọng hơn là ông phát hiện ra
tính vấn đề của hiện thực, từ đó để nêu ra xem xét, đánh giá, suy ngẫm. Chính
Nguyễn Khải từng nói: “Tôi thích cái hôm nay, cái ngổn ngang, bộn bề”.
Chính điều đó đã tạo ra một khối lượng tác phẩm lần lượt nối tiếp nhau ra đời
đánh dấu sự trưởng thành của một cây bút tài ba.

17

Trong dòng chảy chung của dân tộc cùng với những biến cố của lịch sử
và văn đàn, giới cầm bút cũng có sự chuyển biến sâu sắc trong sáng tác từ
những năm 70. Riêng Nguyễn Khải, khi nhìn nhận về những sáng tác của

mình, trong buổi phỏng vấn trên báo Văn nghệ số ra ngày 16/02/1991 ông tự
phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kì: “Từ 1955 - 1977, tôi
sáng tác một cách. Từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách khác”, hai thời
kì sáng tác trong suốt cả cả một đời văn, từ tiểu thuyết, kí sự, truyện ngắn đến
tạp văn. Giữa hai thời kì sáng tác người đọc vẫn thấy một sự thống nhất liên
tục không hề bị ngắt quãng. Trong Nguyễn Khải của ngày hôm nay ta vẫn bắt
gặp Nguyễn Khải của ngày hôm qua với tất cả những nét duyên ngầm vốn có.
Mặc dù sự phân chia hành trình sáng tác của Nguyễn Khải được chính tác giả
nêu lên như vậy, song khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người
trong sáng tác của Nguyễn Khải, người nghiên cứu vẫn lấy mốc thời gian
phản ánh lớn nhất sự vận động của nền văn học dân tộc đó là mốc thời gian
trước và sau 1975.

Ở giai đoạn trước năm 1975, Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại truyện
ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tạp văn, truyện vừa, …. Bạn đọc biết đến ông với các
tác phẩm như Ra ngoài, Xung đột, Họ đã sống và chiến đấu, Hà Nội trong
mắt tôi … Với sự xuất hiện của Xung đột, Nguyễn Khải chính thức đánh dấu
sự có mặt của mình trong làng văn Việt Nam. Lấy bối cảnh vào cuối năm
1956 tại một thôn công giáo, tác phẩm là những “ghi chép” của tác giả về
cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bộ đội ta và đội ngũ phản động đội lốt tôn giáo
nổi lên tìm cách chống phá cách mạng ở một xóm đạo. Ở đây, Nguyễn Khải
đã đi vào một mảng hiện thực rộng lớn, có sức khái quát cao - đó là nông thôn
trên con đường cải tạo và xây dựng cuộc sống mới. Vì thế, tác phẩm đã đặt ra
một nhiệm vụ khám phá hiện thực vốn có đầy căng thẳng và mâu thuẫn và
cũng có phần tương đối nhạy cảm ở một số vùng nông thôn lúc bấy giờ.

18

Không chỉ dừng lại ở những mâu thuẫn bề nổi, tác phẩm còn phản ánh cuộc
sống tinh thần ở nông thôn - nơi con người bị những kẻ lợi dụng tôn giáo làm

cho mê muội, sống trong tấm màn mịt mùng, tăm tối nhẫn nhục chịu đựng.
Trong hoàn cảnh đó ánh sáng cách mạng đến với người dân thực sự khó khăn.
Từ đó tác phẩm đặt ra vấn đề sâu xa hơn đó là giải phóng cuộc sống tinh thần
cho con người, làm thế nào đưa ánh sáng của chân lí, của cách mạng đến cho
họ. Chúa là người đã ngự trị hàng trăm năm nay trong cuộc sống của người
dân miền biển xứ Hỗ. Chúa khiến cho người dân sống trong chịu đựng, nhẫn
nhục, sống theo thói quen, khép mình theo định kiến. Cuộc sống của họ bị rêu
lên, mốc lên, rỉn ra, như một vũng tù ngưng đọng, đóng váng. Vì thế biến cố
cách mạng, những cơn bão táp cách mạng, chính trị thời cuộc không hề khiến
họ quan tâm. Dù rằng cách mạng thành công, quan hệ sản xuất mới cùng với
một cuộc sống mới đã đến đôi lúc làm cho đức tin của họ bi lung lay nhưng
rồi chính bản thân họ lại sợ sụp đổ, bởi đức tin đã đã làm chỗ dựa cho họ hơn
nửa thế kỉ qua. Vì thế mà mặt nước lại đóng váng, bèo lại nở và tất cả, tất cả
lại như cũ. Ngay cả những cán bộ Đảng và chính quyền nơi đây cũng chưa có
sự nhận thức đúng về tôn giáo. Rõ ràng không thể hòa lẫn chân lý Đảng với
với đạo lý của chúa, không thể tin yêu Đảng theo màu sắc tín ngưỡng của tôn
giáo. Cũng không thể vừa là người trung thành với cách mạng, vừa là một con
chiên ngoan đạo bởi cái đức tin sẽ che lấp cả sự sáng suốt và tinh thần cảnh
giác của người cán bộ cách mạng.
Tiếp tục mạch tư tưởng đó Nguyễn Khải tìm đến một mảng hiện thực
khác cũng mới mẻ và sôi động không kém - cuộc sống ở nông trường Điện
Biên và Hợp tác xã tiên tiến ở miền Bắc. Ở đó con người được sống trong môi
trường hoàn toàn mới, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong một gia
đình lớn, thế nhưng sẽ là chưa hoàn toàn tự do nếu vẫn còn những tư tưởng,
thành kiến của đeo đẳng, ám ảnh. Vì thế, vấn đề quan trọng không phải là đưa

19

ra cho con người một quan hệ sản xuất mới mà còn phải giải phóng họ thoát
khỏi những thành trì tư tưởng đã ăn sâu và đục khoét làm mục ruỗng tâm hồn

họ. Với những chuyến đi thực tế tại những vùng đất mới, Nguyễn Khải liên
tiếp cho ra đời những tác phẩm phản ánh kịp thời những diễn biến mới nhất
của tình hình cách mạng. Tập truyện ngắn Mùa lạc, các tác phẩm Tầm nhìn
xa, Người trở về, Hãy đi xa hơn nữa, Gia đình lớn, Chủ tịch huyện…. đã bước
đầu xác lập cho Nguyễn Khải một chỗ đứng trên văn đàn.
Bắt đầu từ sau 1965, Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, vấn đề nổi bật lên trong tác phẩm của Nguyễn Khải thời
kì này là mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, là khả năng con người
có thể vượt ngoại cảnh để vươn lên theo xu hướng tiến bộ cách mạng. Khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt mọi giá trị được xác định ở mức độ
chân thật nhất của nó. Mỗi con người đều phải đấu tranh với bản thân một
cách nghiêm khắc để vững lòng tin và thêm nghị lực chiến đấu.
Với tư cách là một người chiến sĩ, Nguyễn Khải đã xông xáo đến những
nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt nhất như ra Cồn Cỏ - nơi đầu sóng ngọn gió để
cho ra đời Họ đã sống và chiến đấu; đến với người chiến sĩ công binh trên huyết
mạch Trường Sơn ông viết Đường trong mây; vào tuyến lửa Vĩnh Linh - nơi có
những con người ngày đêm xông pha vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra
Cồn Cỏ, ông có Ra đảo; tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào ông có Chiến Sĩ
và Tháng Ba ở Tây Nguyên được viết khi Nguyễn Khải tham gia chiến dịch giải
phóng miền Nam… Ở những tác phẩm này, Nguyễn Khải tập trung “lý giải
những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí đến những
vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, dân chủ tập trung, bảo thủ và tiên
tiến, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và hậu phương, tinh thần và
vũ khí, chống mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [20, tr.72].
Chiến sĩ lấy câu chuyện về một anh lính đi lạc đơn vị, lạc mất đồng đội.
Mọi truyền thống, kỉ cương trước kia đều không còn nữa, người lính được

×