Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây nhàu núi ở tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.87 MB, 54 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
TRẦN PHƯƠNG THUỲ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THựC v ậ t
VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY NHÀU
NÚI Ở TỈNH NINH THUẬN
( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC sĩ KHOÁ
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Viết Thân
DS. Lê Đình Bích
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược liệu
Thời gian thực hiện : Tháng 2-5/2004
HÀ NỘI, THÁNG 5-2004
f I M J - -
u
Ĩ ắ i cẴnvcttu
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Viết Thân, DS. Lê Đình Bích, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Bành Như Cương cùng toàn bộ
các thầy cô giáo, các cán bộ kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu đã đóng góp
những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới người thân, bạn
bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2004
Sinh viên
Trần Phương Thuỳ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 1
1. Vị trí phân loại chi Morinda
1


2. Đặc điểm hình thái cơ bản của họ Cà phê 2
3. Đặc điểm hình thái của chi Morinda 3
4. Đặc điểm hình thái một số loài nhàu thuộc chi Morinda

3
4.1. Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) 3
4.2. Cây nhàu (Morinda trimera Hillebr.) 4
5. Đặc điểm hoá học của một số cây nhàu
5
6. Tác dụng, công dụng và chế phẩm của một số cây nhàu

7
PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u

11
1. Nguyên liệu 11
2. Phương pháp nghiên cứu 11
PHẦN III: THỤC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
1. Đặc điểm thực vật 14
1.1. Cây Nhàu núi

.
14
a. Đặc điểm hình thái
14
b. Đặc điểm giải phẫu 15
1.2. Cây Nhàu Morinda citrifolia L 18
a. Đặc điểm hình th á i 18
b. Đặc điểm giải phẫu 18
2. Đặc điểm hoá học 22

2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu 22
2.2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) 27
2.3. Định lượng anthranoid 31
3. Nhận xét và bàn luận 35
3.1. Về đặc điểm thực vật 35
3.2. Thành phần hoá học 37
3.3. Về tác dụng
42
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
4.1. Kết luận 44
4.2. Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
DANH MỤC CHỮVIÊT TẮT
HPTLC: Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.
Nhàu núi: Nhàu núi ở tỉnh Ninh Thuận
Nhàu: Cây Nhàu Morinda citrifolia L.
(Đ Ặ T V Ấ N (ĐỀ
Trong những thập niên gần đây, sự ứng dụng khoa học kĩ thuật vào
nghiên cứu, khai thác nguồn dược liệu đã có nhiều bước tiến đáng kể, góp
phần nâng cao hiệu quả điều trị, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cùng với
điều đố, nguồn tài nguyên cũng đang cạn kiệt dần. Vì vậy, sử dụng hợp lý
và tìm nguồn nguyên liệu mới, nguyên liệu thay thế là hết sức cần thiết.
Cây nhàu (Morinda citrifolia L.) họ Cà phê (Rubỉaceae) là một cây
thuốc quỷ có lịch sử ứng dụng lâu đời ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới.
Hầu hết các bộ phận của cây đều đã được dùng làm thức ăn, đồ uống
trong nhân dân hay làm thuốc với các tác dụng chữa bệnh phong phú
như: điều trị tăng huyết áp, thuốc nhuận tràng, điều kinh, giảm đau xương
khớp, chống oxy hoá, hỗ trợ trong chữa trị ung thư
Tại Ninh Thuận, nhân dân địa phương và hội ỵ học cổ truyền của
tỉnh cũng sử dụng một loài nhàu núi làm thuốc tương tự như cây nhàu

Morinda citrifolia L. Mặt khác, cây nhàu núi ở Ninh Thuận là cây gỗ lớn,
phát triển tốt trong điều kiện khô hạn của các tỉnh miền Nam Trung Bộ,
cho nhiều khả năng khai thác. Tuy nhiên, hiện nay cây chưa được nghiên
cứu một cách toàn diện, chưa được ứng dụng phổ biến như một nguồn
dược liệu đem lại hiệu lực điều trị và lợi ích kinh tế cao.
Để bước đầu tạo cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
và hiệu quả kinh tế của cây nhàu núi tại Ninh Thuận như một nguồn dược
liệu mới, cố thể thay thế cho nguồn dược liệu cũ, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá
học của cây Nhàu núi ở tỉnh Ninh Thuận” với nội dung: nghiên cứu và
so sánh về mặt thực vật, hoá học của 2 loài nhàu: Cây nhàu núi tại Ninh
Thuận, và cây nhàu Morinda citrifolia L.
1
PHẦN I : TỔNG QUAN
1. VỊ trí phân loại chi Morinda [11].
Giới
Thực vật
Phân giới
Thực vật bậc cao.
Liên ngành
Thực vật có hạt (iSpermatophyta)
Ngành
Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp
Ngọc Lan (Magnoliopsida).
Phân lớp
Hoa môi (Lamiidae)
Bộ
Long đởm (Gentianae).
Họ

Cà Phê (Rubiaceae )
Chi
Morinda L.
2. Đặc điểm hình tháỉ cơ bản của họ Cà phê.
Các cây họ Cà phê là cây gỗ, cây bụi, cây thảo hoặc dây leo. Lá
đơn nguyên mọc đối có lá kèm. Lá kèm có khi dính lại với nhau và to như
lá thường, trông như có 4 hoặc 6 lá mọc vòng (Galium, Asperula). Hoa
mọc đơn độc hoặc mọc thành xim hay dạng đầu. Hoa đều lưỡng tính, mẫu
4-5. Đài ít phát triển, dính vói bầu, có 4-5 răng. Tràng hợp, tiền khai hoa
van, lợp hay vặn. Bộ nhị gồm số nhị bằng số tràng hoa. Nhị nằm xen kẽ
với các thuỳ của tràng và dính vào ống hay họng của tràng. Bầu gồm 2 lá
noãn dính liền với nhau thành bầu dưới với 2 hoặc nhiều ô, mỗi ô gồm 1
hay nhiều lá noãn, vòi nhuỵ một, núm nhuỵ hình đầu hoặc chia đôi.
Quả nang, quả mọng hay quả hạch. Hạt có phôi nhỏ trong nội nhũ.
Họ Cà phê có khoảng 450 chi, 6500-7000 loài, phân bố vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới, một số vùng ôn đới. Việt Nam có trên 90 chi, khoảng
4300 loài.
Chi Morinda là một chi khá lớn của họ Cà phê (khoảng 50 loài). Ở
Việt Nam có khoảng 6-9 loài [3], [11].
2
3. Đặc điểm hình thái của chi Morinda.
Cây gỗ, cây bụi, thỉnh thoảng là dây leo. Lá mọc đối, có gân hình
lông chim, mặt trên thường nhấn, mặt dưới có lông tơ ở gần gân, có lá
kèm, trông giống lá, không đều, phát triển cùng lá. Hoa lưỡng tính, có thể
đơn tính, nụ hoa thường hình elíp đến hình trứng. Lá bắc nhỏ, đài hoa 4-6
thuỳ, ngắn, có thể giảm còn 1-2. Cụm hoa có các dạng khác nhau. Tràng
hoa thường hình phễu, tiền khai hoa van, có 4-6 thuỳ, đĩa tuyến mật hình
khuyên, số nhị bằng số cánh hoa, chỉ nhị ngắn, dính liền với họng tràng,
bao phấn đính lưng, bộ nhuỵ có 2 lá noãn, bầu dưới, có 2 ngăn hoặc 4
ngăn không đầy đủ. Quả nạc, mọng hay hạch, từ một cụm hoa, quả kép

mềm hoặc cứng gồm cả các sụn, gồm một hạt cứng. Quả dạng trứng
ngược hoặc hình thận [11], [10], [41].
4. Đặc điểm hình thái một số loài nhàu thuộc chi Morinda.
4.1. Cây Nhàu (Morinda citrifolia h.):
Tên khác: Cây Ngao, Nhàu núi, cây Giầu, Nhàu lớn, Nhàu rừng.
Tên nước ngoài : Indian mulberry, east indian mulberry, awl tree
(Anh); morinde (Pháp).
Mô tả: Cây nhỡ hay cây to, cao 6-8
m, thân cành nhẵn, nhiều cành to, cành
non mập có 4 cạnh rõ, hơi dẹt, có rãnh,
màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình
xoan hay bầu dục, nhọn ở đầu, láng bóng,
mềm, dài 12-30 cm, rộng 6-15 cm, gốc
thuôn hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù,
mép uốn lượn, dày, mặt trên xanh lục
bóng, mặt dưới nhạt, có đường gân dày,
cuống lá dài 0,5-1,2 cm, lá kèm gần tròn
hay thuôn, khoảng 0,8 -1,3 cm. Phiến lá
nguyên hoặc xẻ thuỳ.
Cây nhàu
Morinda citrifolia L. [39]
í-
Vit«riada CJU If oil*
3
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn hoặc dài, 2-
4 cm, hoa trắng sau vàng nhạt kết thành khối và dính nhau bởi đài. Tràng
có ống dài 0,7-1,2 cm, có lông ở họng, 5 cánh hình mác, nhị 5, chỉ nhị
ngắn có lông, bầu 2 ô.
Quả thịt gồm nhiều quả hạch dính với nhau, hình trứng hoặc hình
cầu, xù xì, dài khoảng 5-6 cm, non xanh nhạt, chín vàng nhạt hay hồng,

mùi nồng và cay. Ruột có lớp mềm ăn được, có nhân cứng dài 6-7 mm,
rộng 4-5 cm, 2 ngăn chứa nhiều hạt nhỏ mềm.
Mùa hoa: tháng 1-2; Quả: tháng 7-8.
Phân bố: Cầy mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới châu
Á, từ Đài Loan, Hải nam - Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Australia và một số đảo ở Thái
B
ình Dương. Ở Việt Nam , thường gặp ở các tỉnh phía Nam, Nam Trung
Bộ.
Nhàu là cây ưa sáng, hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên có
thể thấy cây cọc ở rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy. Cây
có thể trồng dễ dàng bằng cách ươm hạt. Cây con lên cao khoảng 20 cm
có thể trồng được, sau một năm sẽ cho quả.
Bộ phận dùng: Rễ thu hái vào mùa njráu
đông, dùng nhiều nhất. Lá thu vào mùa Morinda trimera Hillebr. [39].
xuân. Quả thu vào mùa hạ. Rễ dùng sau
khi phơi khô. Lá, quả dùng tươi hoặc
khô [24].
4.2. Cây nhàu (Morinda trimera
Hillebr.):
Mô tả: Cây cao 4-16 m; cành màu
nâu nhạt, cành non có 4 cạnh với nhiều
bướu nhỏ. Lá có hình mác ngược đến
bầu dục, dài 12-26 cm, rộng 3,5-9 cm;
4
mặt trên nhẵn bóng hoặc có lông thưa, mặt dưới xám, thường nhẵn, đôi
khi có lông mịn, đặc biệt là dọc theo các gân, ồ kẽ giữa gân cấp hai và
gân cấp ba hay ở kẽ gân cấp 2 và gân giữa. Cuống lá dài 0,7-4 cm, có lá
kèm, hợp sinh, dài khoảng 3-8 mm, thuỳ 2-6,5 mm. Tồn tại 5-12 hoa
trong một cụm hoa, cuống cụm hoa dài 6-60 mm, lá bắc dài 3-10 mm, đài

hoa có 2-3 răng, ống dài 2,5-3 mm, dính liền quả, tràng hoa 3-4, màu
xanh, hàn liền, ống dài 4-8 mm, nhị hoa 3-4; vòi nhuỵ dài 5-8 mm. Quả
kép màu xanh đen, rất chắc khi chín, có thể hoá gỗ một phần; đường kính
khoảng 2-3,5 cm; đài tồn tại, dễ nhận thấy [39].
Ngoài ra, chi Morinda còn có nhiều loài khác mang tên nhàu cũng đã
được sử dụng làm thuốc như:
Cây nhàu thuốc (ba kích, ba kích thiên): Morinda officinalis How.
Cây nhàu lá có lông; Morinda trichophylla Merr.
Cây nhàu nước (nhàu nhỏ): Morinda persicaefolia Buch- Ham. var.
oblongifolia Pit.
Cây nhàu lông mềm (cây gạch): Morinda villosa Hook.
Cây Nhàu tán (cây mặt quỷ [8], nhàu đó, dây đất, cây ganh [9],
[13]): Morinda umbellata L.
5. Đặc điểm hoá học của một số cây nhàu.
- Cây nhàu Morinda citrifolia L.
Vỏ rễ chứa morindon (trihydroxymethylanthraquinon), chủ yếu dưới
dạng glucosid là morindin. Sau khi thuỷ phân, morindin cho glucose,
rhamnose và morindon. Ngoài ra, rễ còn chứa acid rubicloric, alizarin, ũ-
methylether và rubiadin-l-methylether, 2 đồng phân
dihydroxymethylanthraquinon (morindadiol, soranjidiol) và 2-
trihydroxymethylanthraquinon monomethylether và selen.
Một số hợp chất khác trong rễ 2- methyl-7-hydroxy-8-
methoxyanthraquinon, 2-methyl-3,5-dimethoxy-6-hydroxyanthraquinon,
5
1 -8-dihydroxy-7-methoxy-anthraquinon, damnacanthal (9-10-dihydro-3-
hydroxy-1 -methoxy-9, 10-dioxy-2-anthracen-carboxaldehyd).
Hoa chứa một anthraquinon glycosid, 2 flavon glycosid; 5,7 -
acacetin-7-0-J3-D (+)-glucopyranosid và 5 ,7 -dimethylapigenin-
4 - 0 -13 - D (+) - galactopyranosid [28].
Quả chứa ít tinh dầu, trong đó có acid hexoic, acid octoic, một ít

parafin và các ester của các alcol ethylic và methylic, acid caproic, acid
caprulic, glucose [32]; vitamin c và Kali [33] damnacanthal và một số các
anthraquinon khác [21].
Lõi gỗ có một chất anthraquinon glycosid là physcion - 8 - 0 - [(jj_
- L - arabinopyranosyl (1—>3)] (6 - D - galactopyranosyl (1—>6) G - D -
galactopyranosid). Ngoài ra, còn có physcion và morindon. Từ cây Nhàu
Morinda citrifolia L. bằng phương pháp nuôi cấy mô còn có thể thu được
các hợp chất damnacanthal; lucidin; licidin-3-primeveroside; morindone-
66-primeveroside [38].
- Nhàu lông 0Morinda tomemtosa Heyn.), nhàu nước (Morinda
persicaefolia Buch- Ham. var. oblongifolia Pit.): Rễ cây chứa anthranoid
là morindin và một dẫn xuất của trihydroxyanthraquinon và hai dẫn xuất
khác của anthraquinon có điểm sôi theo thứ tự là 222°c và 270°c [24].
- Nhàu tán (Morinda umbellata L.): Rễ cây chứa dẫn chất
anthranoiđ: sorajidiol, damnacanthol, morindon, morindin [22].
- Nhàu thuốc (Ba kích) (Morinda officinalis How.) phát hiện trong
rễ cây có: Anthraglucosid: tectoquinon, alizarin 1 methyl ether, lucidin-
co-methyl ether, l-hydroxy-3-hydroxy-methylanthraquinon, 1-hydroxy-
2,3-dimethylanthraquinon, rubiadin, rubiadin-l-methylether [24]. Theo
phương pháp phân tích quang phổ còn thấy vitamin c, succinic acid (1),
nystose (2), lF-fructofuranosylnystose (3), hexasaccharide (4) và
heptasaccharide (5) [22].
6
Ngoài ra trong rễ cây ba kích còn có: iridoid glucosid, sterol,
lacton, các chất vô cơ, đường, nhựa, acid hữu cơ, tinh dầu.
- Cây nhàu lá nhỏ (Morinda parvifolia Bari): có 2 loại anthraquinone
mới là morindaparvin-A và B, ngoài ra còn có: lucidin-omega-ethylether,
luciđin-omega-methylether, alizarin-1-methylether, l-hydroxy-6 hoặc 7-
hyđroxymethylanthraquinone and 2-hydroxy-methylanthraquinone [24].
6. Tác dụng, công dụng và chế phẩm của một số cây nhàu:

- Cây nhàu Morinda citrifolia L.
Tác dung dươc /ý:
Tác dụng hạ huyết áp: Trên thỏ và mèo thí nghiệm, nước sắc rễ
Nhàu có tác dụng gây dãn mạch, đối kháng với tác dụng gây tăng huyết
áp của adrenalin, noradrenalin và làm mất tác dụng của nicotin. Trên điện
tâm đồ mèo, thuốc không gây ảnh hưởng rõ rệt với tần số co bóp của tim.
Thuốc không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng bài niệu và điện giải đồ.
Tác dung trên than Jonh trung ương;, ức chế nhẹ.
Đôc tính: phạm vi sử dụng an toàn khá rộng, về độc tính cấp, thí
nghiệm tiến hành trên chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 80g/kg
thể trọng, chuột dùng thuốc không có biểu hiện ngộ độc cấp và sống bình
thường. Về độc tính bán mãn, thí nghiệm trên thỏ với liều hàng ngày
8g/kg dùng liên tục trong 15 ngày không ảnh hưởng đến số lượng hồng
cầu, bạch cầu và chức năng gan thận [24].
Tính vi, Công' nấng: Rễ nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Công dung:
Rễ nhàu thường được nhân dân miền nam dùng chữa cao huyết áp.
Rễ thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống thay chè với liều 10-20g mỗi
ngày. Sau khi dùng thuốc 14-15 ngày bắt đầu thấy kết quả; sau đó giảm
liều, dùng liên tục trong vài tháng thì huyết áp ổn định.
Chữa nhức mỏi, đau lưng, tê bại: dùng rễ nhàu thái nhỏ, sao vàng
ngâm rượu uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh. Có thể dùng quả
7
nhàu non thái mỏng, sao khô để thay thế. Rễ nhàu phối hợp với muồng
trâu, rễ gừa, cù đèn, thài lài, cỏ bấc, vòi voi, ngũ gia bì chân chim, quao
nước với liều lượng bằng nhau, phơi khô sắc uống, chữa sỏi thận. Cao
nước rễ nhàu có tác dụng tốt với viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 1 và
Quả nhàu chín ăn vói muối có tác dụng giúp tiêu hoá, nhuận tràng,
lợi tiểu, điều kinh. Quả nhàu non (3 quả) phối hợp với rễ mía dò (lOg), củ
tầm sét (lOg) phơi khô tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống

trong ngày chữa tụ huyết do ngã hay bị đánh. Quả nhàu nướng chín ăn
chữa kiết lỵ.
Lá nhàu để tươi, rửa sạch, giã nhỏ đắp làm mụn nhọt sớm mưng
mủ, mau lành chóng lên da non. Lá nhàu phơi khô (lOg) thái nhỏ sắc
uống chữa sốt rét, kiết lỵ. Lá nhàu còn được dùng nấu canh ăn.
Trên thế giới nước sắc rễ nhàu cũng được sử dụng để làm thuốc bổ,
thuốc hạ sốt (Trung Quốc, Nhật Bản), chữa lỵ (Đài Loan); cao huyết áp,
sung huyết, tri, xuất huyết não (Philippin). Lá nhàu hơ nóng đắp lên ngực
bụng chữa ho, nôn mửa, đau bụng, lách to (Malaysia) [24]. Nước ép quả
nhàu chữa ho, sốt, tiểu tiện khô, đái đường, giun sán, kinh nguyệt không
đều. Dịch hãm từ vỏ rễ và quả nhàu được dùng để rửa vết thương giúp
chóng lành bệnh [24]. Quả khi chín được dùng để chữa bệnh lao, khớp,
ung thư; giảm lão hoá. Lá và thân cây được nghiền lấy nước được uống để
chữa các bệnh đường tiết niệu; đau cơ, đau xương khớp; nước quả nhàu
được dùng để gội đầu chữa chấy rận. Ngày nay, khi tầng ozon đang bị phá
huỷ sản phẩm từ cây nhàu cũng rất hữu dụng trong việc bảo vệ da tránh
ảnh hưởng có hại của tia cực tím [34]. Ngoài ra khi sử dụng quả nhàu với
tỏi, có tác dụng rất tốt trong việc tái tạo máu; quả nhàu non có thể nghiền
thành bột trộn kỹ vói muối, có tác dụng làm lành vết thương sâu hoặc gẫy
xương; bột quả nhàu chín có thể dùng để xoa lên mặt có tác dụng làm đẹp
da và giảm trứng cá; mụn nhọt [35].
8
Gần đây, cả trong và ngoài nước ngày càng có nhiều nghiên cứu về
cây nhàu Morinda citrifolia L. trong đó tập trung vào những tác dụng
chính sau:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch [29].
- Tăng cường chức năng và khả năng phục hồi của tế bào [27].
- Úc chế sự phát triển của tế bào ung thư [31], [29], [30].
- Tác dụng an thần [37].
- Tác dụng kháng khuẩn và sát khuẩn [26].

- Tác dụng chống nấm và ký sinh trùng [24].
Do những lợi ích mang lại, các chế phẩm từ cây nhàu xuất hiện
ngày càng phong phú trên cả thị trường trong và ngoài nước. Một số các
chế phẩm thường gặp:
Tên chế
phẩm
Nơi sản xuất
Nguyên liệu Đơn vị
Công dụng chính
Trà trái Nhàu
Cssx Tuấn
Anh, HCMC
Quả Nhàu
Cỏ ngọt.
Trà túi lọc
Thanh nhiệt, trị cao
huyết áp.
TAHITIAN
NONI™
Essential Oil.
Morinda, Inc. Quả Nhàu
Dầu, lo
300ml
Dầu giữ ẩm, làm mịn
da toàn thân.
Viên
Morinda
citrifolia
Công ty
DOMESCO

Quả Nhàu
Viên nang,
viên bao
film
Tri đau nhức xương
khớp.
TAHITIAN
NOM™
Skin
Supplement
SPF15
Morinda, Inc.
Dịch ép hạt
Nhàu
Kem, tuýp
200ml
Giữ ẩm, cân bằng độ
pH cho da, bảo vệ da
khỏi tác động tia tử
ngoại, ngăn ngừa lão
hoá
Trà nhàu hoà
tan
Nacati Foods
(HCMC)
Quả nhàu
Quả nhàu
ướp đường
HCMC
Quả nhàu

Giúp kích thích tiêu
hoá
Rượu trái
nhàu
HCMC
Quả nhàu
Bổ gân cốt.
TAHITIAN
NONI™
Facial
Replenisher
Morinda, Inc.
Quả và hat
Nhàu '
Kem, tuýp
150ml
Giữ ẩm da mặt, bảo
vệ da khỏi những tác
động xấu của môi
trường
9
- Nhàu lá nhỏ (.Morinda parvifolia Bartl.): Rễ cây cũng được sử
dụng để điều trị cao huyết áp, đau lưng mỏi gối như rễ nhàu [1].
- Nhàu lông mềm (Morinda vilỉosa Hook.): Rễ cây thường được
dùng để chữa đau lưng, tê thấp, lỵ. Lá tươi giã nhỏ đắp chữa mụn nhọt [1].
- Nhàu nước (Morinda persicaefolia Buch-Ham. Var. oblongifolia
Pit.): Rễ cây có tác dụng hạ huyết áp nhẹ và nhuận tràng. Nhân dân
thường dùng rễ Nhàu nước thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu uống để chữa
đau lưng, nhức mỏi chân tay, tê thấp. Ngoài ra cũng được dùng để chữa
bệnh cao huyết áp, mất ngủ hồi hộp, tim đập không đều.

- Nhàu tán 0Morinda umbellata L.) Rễ cây có tác dụng xổ mạnh,
dùng để làm thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, chữa giun sán, chữa lỵ [13].
Ở Nghệ An, rễ còn được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối. Lá cây được
dùng để tẩy giun [22].
- Nhàu thuốc (ba kích) (Morinda officinalis How.) Nước sắc rễ cây
có tác dụng làm tăng nhu động ruột và làm giảm huyết áp. Theo Y học cổ
truyền, Ba kích là vị thuốc bổ dương dùng cho nam giới khi chức năng
sinh dục suy yếu, thuốc bổ gân cốt, trí não, chữa cao huyết áp [24].
- Nhàu núi tại tỉnh Ninh Thuận cũng được nhân dân địa phương
dùng làm thuốc tương tự như cây Nhàu Morinda citrifolia L. Hội y học cổ
truyền tỉnh Ninh Thuận cũng đã sử dụng nước sắc rễ nhàu núi để điều trị
bệnh cao huyết áp và có hiệu quả tốt.
10
PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u.
1. Nguyên liệu:
Các nguyên liệu sử dụng gồm có quả, lá, cành, thân, vỏ thân của cây
Nhàu núi và quả, lá, cành, thân của cây Nhàu Morinda citrifolia L., được
thu hái tại một số tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình
Thuận) vào tháng 9/2001, 8/2003.
2. Phuơng pháp nghiên cứu:
- Thu hái và bảo quản:
Dược liệu tươi được được làm khô và bảo quản trong túi polyetylen
kín, để nơi khô ráo ở nhiệt độ phòng.
Một phần nhỏ dược liệu tươi được bảo quản trong hỗn hợp cồn-nước.
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật:
Đăc điểm hmh thái: Qua sự quan sát tại địa phương và thực tế, theo
dõi sự ra hoa kết quả, mô tả đặc điểm của cây và cơ quan sinh sản.
Chụp ảnh: Ảnh chụp toàn cây hoặc một bộ phận của cây bằng máy
ảnh thông thường, quét thành file ảnh bằng máy quét và được in.
Đăc diem vi hoc: nghiên cứu sau khi xử lý dược liệu phù hợp.

Bột dược liệu:
+ Phoi hoặc sấy khô.
+ Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định màu, mùi, vị.
+ Nghiền nhỏ.
+ Lên tiêu bản bằng hỗn hợp Glycerin-nước (1:1) hoặc dung dịch
cloranhydrat 75%.
+ Quan sát và mô tả dưới kính hiển vi.
+ Chụp ảnh: Chọn những đặc điểm của bột trên kính hiển vi, có gắn
máy ảnh, chụp và chuyển thành các file ảnh trên máy vi tính và in.
Vi phẫu:
+Làm mềm: ngâm mẫu dược liệu vào nước 2-3 giờ, sau đó chuyển và
giữ trong hỗn hợp nước-Glycerin-Ethanol (1:1:1) từ 1-3 ngày [7].
11
+ cắt: Chọn lấy một phần dược liệu đầy đủ đặc điểm thực vật để cắt
tiêu bản nghiên cứu bằng máy cắt mỏng cầm tay.
+ Xử lý lát cắt: Lát cắt được tẩy bằng dung dịch cloramin B 5-10%,
rửa sạch bằng nước, ngâm trong acid acetic 10%, rửa lại bằng nước đến
hết acid. Sau đó, tiến hành nhuộm kép với đỏ son phèn và xanh methylen,
loại nước, cố định tiêu bản thực vật [6].
+ Quan sát mô tả: Tiêu bản đã được ổn định, đưa lên kính hiển vi
quan sát, mô tả đặc điểm giải phẫu.
+ Chụp ảnh: Vi phẫu được đưa lên kính hiển vi có gắn máy ảnh,
chụp và chuyển thành các file ảnh trên máy vi tính.
- Nghiên cứu thành phần hóa học:
+ Định tính sơ bô các nhóm chat hữu cơ : Được thực hiện theo các
tài liệu [4], [18], [22].
+ Sắc ký lớp mỏng, hiêu năng caoi
Mục đích:
• Nghiên cứu sự có mặt của các thành phần hoá học có mặt
trong dược liệu dựa vào hình ảnh sắc ký đồ dưới các ánh sáng có

bước sóng khác nhau.
• Xây dựng, sắc ký đồ tạo dữ liệu làm cơ sở cho quá trình kiểm
nghiệm dược liệu sau này.
• So sánh hình ảnh sắc ký đồ của các dược liệu nghiên cứu
dưới ánh sáng có bước sóng khác nhau A=254nm; A=366nm, ánh
sáng thường và trường hợp có phun thuốc thử hiện mầu.
Nguyên tắc:
• Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) dựa trên sắc ký lớp
mỏng thông thường, được tiến hành trong điều kiện chuẩn. Quá trình
chấm sắc ký được tiến hành bằng máy, sử dụng phần mềm
WINCATS.
+ Định lươns anthranoid:
12
• Mục đích: Định lượng các dạng anthranoid toàn phần, tự do,
oxy hoá, dạng khử trong dược liệu bằng phương pháp đo quang. Từ
đó so sánh tương đối về mặt hàm lượng anthranoid giữa 2 loài thuộc
chi Morinda đang nghiên cứu.
• Nguyên tắc: Dùng acid acetic thuỷ phân anthraglycosid
thanh aglycon rồi chiết bằng ether ethylic. Làm phản ứng
Bomtraeger với dịch chiết. Đo mật độ quang của dung dịch ở bước
sóng Ả= 455 nm. Căn cứ vào đồ thị chuẩn tính hàm lượng
anthraquinon trong dược liệu [18].
13
PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
Với mục tiêu tạo cơ sở khoa học ban đầu cho việc nâng cao hiệu quả sử
dụng cây Nhàu núi ở tỉnh Ninh Thuận và xem xét khả năng thay thế cho cây
Nhàu Morinda citrifolia L., chúng tôi tiến hành nghiên cứu đồng thời 2 loài
Nhàu nói trên. Quá trình thực nghiệm thu được những kết quả như sau:
/. Đặc điểm thực vật:
1.1. Cây Nhàu núi:

a. Đặc điểm hình thái:
Cây gỗ lớn, cao 10-15 m, đường kính có thể tới 50 cm, cành không có
lông, cành nâu, hình trụ, một số cành non có 4 cạnh, nhiều bướu cây, mấu
nhỏ. Lá đơn nguyên mọc đối, có lá kèm. Lá hình bầu dục, hình elíp, dài 10-
15 cm, rộng 6-8 cm, mặt trên bóng láng nhẵn hoặc rất ít lông, mặt dưới xám,
thường nhẵn, rải rác có lông che chở đặc biệt là dọc theo gân lá. Hoa trắng,
mẫu 4-5, đều, lgồm 5-12 hoa hữu thụ. Tràng hợp, gồm 4-5 thuỳ, nhị 4-5, nằm
xen kẽ với các thuỳ, dính vào ống tràng. Bầu gồm 2 lá noãn dính với nhau
thành bầu dưởi, chia thành 2 ô, mỗi ô có một noãn. Đài hoa dai, dễ nhận thấy.
Quả kép gồm nhiều quả hạch dính liền nhau, cao 2-3 cm, đường kính 1-2 cm.
Q
uả non xanh, chuyển màu xanh đen khi chín, rất chắc, hoá gỗ một phần
(Hình 1).
Đối chiếu với các tài liệu nghiên cứu [36] chúng tôi thấy rằng: cây Nhàu
núi ở tỉnh Ninh Thuận có những đặc điểm hình thái và mô tả tương tự loài
Nhàu có tên khoa học là Morinda trimera Hilkbr. Rubiaceae.
Hoa thức:
*
14
b. Đặc điểm giải phẫu:
Vi phẫu:
- Vi phẫu lá:
+ Phần gân lá: Gân lá lồi cả hai phía trên và dưới. Rải rác có lông che
chở (1). Biểu bì gồm một hàng tế bào nhỏ, xếp liên tục, đều đặn (2). Mô dày
gồm vài lớp tế bào thành hơi dày xếp đều đặn sát lớp biểu bì (3). Mô mềm
gồm những tế bào thành mỏng, hình dạng khác nhau (tròn, đa giác, dẹt) (4).
Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá, bó libe (5) ở phía ngoài ôm bó gỗ (6) hình
ở trong. Gỗ gồm các mạch gỗ không đều nằm trong các mô gỗ.
+ Phần phiến lá: Biểu bì trên gồm các tế bào hình chữ nhật to, xếp đều
đặn. Biểu bì dưới gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ, dài, hẹp. Mô giậu gồm

một lớp tế bào hình trụ, xếp đứng vuông góc với lớp biểu bì (7). Mô khuyết
gồm các tế bào, xếp lộn xộn, có khoảng gian bào trong tế bào mô khuvết chứa
các bó tinh thể calci oxalat hình kim (Hình 2).
che chở (1). Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật dài, xếp sát vào nhau,
thành vòng tròn đồng tâm (2). Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, hình
dạng khác nhau (tròn, dẹt, đa giác )- Mô cứng gồm các tế bào thành dày hoá
gỗ, xếp vòng rời nhau, nằm gần phía libe (3). Libe gồm (4) các tế bào dẹt ôm
lấy gỗ (5), có chứa các bó sợi. Gỗ có các mạch gỗ không đều nằm trong mô
gỗ. Mô mềm ruột gồm các tế bào hình tròn, không đều nhau (6). Rải rác trong
mô mềm và libe có tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó (7) (Hình 3).
Vi phẫu cành: Mặt cắt hình gần tròn, từ ngoài vào trong có: Lông
Sơ đồ tổng quát cành Nhàu núi: Sơ đồ tổng quát lá Nhàu núi:
15
Hình 1: Cây và quả Nhàu núi.
16
Bốt dươc liêu:
-Bột cành lá:
Bột có màu xám, không mùi, có màu đắng nhẹ. Soi dưới kính hiển vi thấy:
Mảnh bần (1), mảnh mô mềm mang hạt tinh bột (2),mảnh mạch điểm (3),
sợi xếp thành bó (4) hoặc đơn lẻ (5), mảnh mạch xoắn (6), tế bào cứng xếp
vói hình dạng khác nhau đứng đơn lẻ hoặc xếp thành đám (7), mảnh biểu bì
màu vàng hay nâu nhạt (8), tinh thể calci oxalat hình kim (9), mảnh biểu bì
mang lỗ khí (10), lông che chở (11). (Hình 4).
Hình 4: Bột cành lá Nhàu núi
- Bột quả: Bột có màu đen xám, không mùi, vị đắng nhẹ. Soi dưới kính
hiển vi thấy: Mô mềm chứa sợi (1), bó sợi (2), sợi (3),mảnh vỏ ngoài (4), mảnh
vỏ trong (5), đám tế bào cứng (6), hạt tinh bột hình dạng khác nhau (7), mảnh
nội nhũ màu vàng (8), tinh thể calci oxalat hình kim (9). (Hình 5).
2. Cây Nhàu Morinda citrifolm L.,
a. Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ cao 7-10 m, đường kính cây 15-20 cm, thân nhẵn không có lông.
Cây có nhiều cành to, cành non có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc hoi nhạt. Lá to,
đơn nguyên, mọc đối, có lá kèm. Lá hình xoan hay bầu dục, có mũi ngắn
nhọn ở đầu, dày, có mép uốn lượn dài 12-30 cm, rộng 6-15 cm, màu xanh
đậm, mặt trên láng bóng, mềm, mặt dưới có lông che chở nhỏ và thưa. Lá kèm
hình gần tròn, nguyên hay chẻ 2-3 thuỳ ở đỉnh, màu xanh nhạt. Hoa màu
trắng, mẫu 5, đều, lưỡng tính, tập hợp thành đầu, đơn độc, dính với nhau bởi
đài mọc ngoài nách lá, vành có lông ở miệng. Đài ít phát triển, dính liền với
bầu. Bầu 2 ô, mỗi ô có một đến nhiều noãn. Quả kép do nhiều quả hạch dính
lại với nhau. Quả hình trứng, xù xì dài 5-6 cm, đường kính 2-4 cm. Non màu
xanh, khi chín màu vàng nhạt. Ruột quả có lớp mềm ăn được, 2 ngăn chứa hạt
nhỏ mềm. Cây ra hoa vào tháng 1-2, quả chín vào tháng 7-8 (Hình 6).
Hoa thức: ^ _
* ị k (4M5)c (4)-(5)A(4H5)G2
b. Đặc điểm giải phẫu:
Vi phẫu:
- Vi phẫu lá:
Phần gân lá: Gân lá lồi cả hai phía trên và dưới. Biểu bì trên và dưới cấu
tạo gồm một lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật xếp liên tục, đều đặn, thành tế bào
hoá cutin (1). Mô dày gồm 3 - 4 lớp tế bào thành khá dày xếp đều đặn sát
biểu bì (2). Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng có hình dạng thay đổi,
kích thước to nhỏ khác nhau. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình kim xếp
thành bó. Bó libe gỗ hình cung ở giữa gân lá, bó libe (3) ở ngoài ôm bó gỗ ở
trong (4).
18
Phần phiến lá: Biểu bì trên cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật
tương đối lớn, biểu bì dưới gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ hơn, các tế
bào xếp liên tục và đều đặn, thành tế bào hoá cutin (2). Mô mềm giậu cấu tạo
gồm một đến hai lớp tế bào xếp đứng đều đặn, vuông góc với biểu bì trên (7).
Mô khuyết gồm các tế bào hình chữ nhật dài xếp lộn xộn để hỏ những khuyết

nhỏ. (Hình 9).
- Vi phẫu thân:
Lát cắt hình gần tròn, từ ngoài vào trong có: Lông che chở (1). Lớp biểu
bì cấu tạo bởi một hàng tế bào nhỏ xếp đều đặn (2). Mô mềm vỏ gồm các tế
bào thành mỏng có hình dạng thay đổi, hình tròn, hình nhiều cạnh, hình dẹt,
thỉnh thoảng có các tế bào mô cứng và sợi. Libe (4) cấu tạo bởi các tế bào nhỏ,
dẹt xếp thành vòng mỏng bao bọc quanh gỗ (5). Tầng phát sinh Libe gỗ. Gỗ
có các mạch gỗ xếp rải rác trong mô gỗ, phần ngoài nhiều hơn phần trong.
Mô mềm ruột cấu tạo bởi các tế bào to, hình trứng, thành cellulose, các tế bào
thành mỏng (6). Rải rác có các bó tinh thể Calci oxalat hình kim ở trong mô
mềm và Libe (Hình 8)
Sơ đồ tổng quát thân Nhàu Sơ đồ tổng quát lá Nhàu
19
Hình 6: Hoa và quả
Morinda citrifolia L.
Hình 8: Vi phẫu thân Nhàu
Morỉnda citrifolia L.
Hình 7: Vi phẫu lá Nhàu
Morinda citrifolia L.
20

×