Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài giảng viêm xoang cấp mãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.25 KB, 14 trang )

VIÊM XOANG

PGS Ts BS Phạm Kiên Hữu

MỤC TIÊU :học xong bài này học viên phải:
1) Kể tên được các yếu tố gây viêm xoang
2) Phân loại được các thể bệnh viêm xoang .
3) Nêu được các tròêu chứng của viêm xoang.
4) Nêu được nguyên tắc xử trí viêm xoang.
5) Biết cách phòng ngừa viêm xoang.
I. MỞ ĐẦU :
Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Yếu tố khởi phát
thường gặp nhết là bệnh viêm mũi họng cấp cảm. Viêm xoang là một trong số các
bệnh phổ biến nhất. Nước ta chưa có thống kê đầy đủ, ở Hoa Kỳ. Viêm xoang ảnh
hưởng hơn 31 triệu người mỗi năm ước tính chi phí hàng năm khoảng 150 triệu đô la
chỉ riêng cho các thuốc để điều trò viêm xoang. Viêm xoang cấp hiếm khi chỉ giới hạn
ở 1 xoang bởi vì bệnh tích ban đầu ảnh hưởng tới phức hợp lỗ thông mũi xoang. Người
thầy thuốc cần ghi nhận được các yếu tố thụân lợi ảnh hưởng lên sự phát sinh và phát
triển của bệnh viêm xoang. Chẩn đoán viêm xoang cấp thường không khó nhưng chẩn
đoán viêm xoang mạn thường phức tạp hơn vì có thể bò che lấp bởi các yếu tố khác.
Bác só gia đình, bác só chuyên khoa nhi, bác só dò ứng nhi và bác só tai mũi họng có thể
làm tăng khả năng chẩn đoán viêm xoang chủ yếu ở trẻ em. Với sự phát triển của
chụp mật độ cắt lớp và sự phát triển của kỹ thuật nội soi mũi, sự hiểu biết và chẩn
đoán viêm xoang đã cải thiện.
II. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ XOANG :
Các xoang cạnh mũi gồm có 8 xoang : 4 xoang bên trái và 4 xoang bên phải mỗi mũi.
Chúng bao gồm xoang trán, xoang sàng (sàng trước, sàng sau), xoang hàm và xoang
bướm.
Xoang hàm và xoang sàng có ngay khi sinh , trong khi đó xoang bướm và xoang trán
xuất hiện vào thời kỳ thứ hai tới thời kỳ thứ ba của cuộc sống. Thông thường các
xoang phát triển hoàn chỉnh vào lúc 18 tuổi.


Xoang trán rất đa dạng về hình dạng và kích thước. ng mũi trán dẫn lưu vào trong
ngách sàng trán nằm ở khe giữa . 10-12 % người lớn cho thấy xoang trán thô sơ hoặc
thiếu sự thông khí của xương trán.
1
Xoang sàng là xoang phát triển nhất khi sinh. Các tế bào ở thành trong ổ mắt ở người
lớn thay đổi nhiều về kích thước và số lượng. Xoang sàng ngăn cách với ổ mắt bởi 1
phiến xương rất mỏng, gọi là xương giấy do đó nhiễm trùng có thể xuyên qua lớp
xương mỏng này, đưa tới biến chứng ổ mắt 1 cách nhanh chóng. Các tế bào sàng trước
và sàng giữa dẫn lưu vào khe mũi giữa trong khi các tế bào sàng sau dẫn lưu vào khe
trên. Lỗ thông của xoang sàng án chừng 1-2mm đường kính.
Xoang hàm thường có ngay từ lúc mới sinh. Xoang hàm phát triển đầy đủ có dạng
hình tháp. Lỗ thông xoang dẫn lưu qua khe giữa màng. Đường kính trung bình 2.5mm
với vùng cắt chéo án chừng 5-6mm. thường 1 hoặc nhiều lỗ thông phụ nằm ở phần
khe giữa phía trước. Lỗ thông phụ, khi có thường khu trú ở phần phễu hoặc phần
màng của thành trong xoang.
Xoang bướm bắt đầu phát triển vào thời kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 của cuộc sống và thông
thường thông khí đầy đủ lúc 17 hoặc 18 tuổi. Xoang bướm dẫn lưu vào ngách sàng
bướm.
Các xoang được lót bởi niêm mạc, niêm mạc xoang liên tiếp với niêm mạc hốc mũi.
Lớp lót này bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi trùng và virus nhờ vào các men
kháng khuẩn luôn luôn hiện diện trong dòch tiết xoang. Trong điều kiện sinh lý bình
thường mỗi xoang chứa đầy không khí và thông thương với hố mũi qua lỗ ostium.
Trên lâm sàng, các xoang được chia thành 2 nhóm xoang trước và xoang sau.
a) Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán ,xoang hàm, xoang sàng trước, dẫn lưu
vào phía trước của khe giữa, vào trong hoặc gần phễu sàng, dưới chỗ bám của
cuốn mũi giữa.
b) Nhóm xoang sau tạo bởi xoang sàng sau và xoang bướm, dẫn lưu vào khe trên,
trên chỗ bám của cuốn mũi giữa.
Chức năng của các xoang bao gồm: giảm sự gia tăng đột ngột áp suất trong mũi, cộng
hưởng giọng nói và làm ẩm không khí hít vào cũng như làm nhẹ khối xương sọ.

Giải phẫu của khe giữa rất quan trọng để hiểu khái niệm viêm xoang. Ngày nay
người ta biết rằng viêm xoang hàm thường thứ phát sau bệnh tích phức hợp lỗ thông
khe. Phù nề niêm mạc và sự tắc nghẽn ở vùng này có thể đưa tới rối loạn sinh lý của
xoang, đưa tới sự phát triển của các bệnh tích tạo nên các triệu chứng.
III. SINH LÝ BỆNH HỌC :
Để hiểu về bệnh tích xoang điều cơ bản là phải hiểu sinh lý bệnh học cơ bản của các
xoang.
Có 3 yếu tố chủ yếu trong sinh lý bình thường của các xoang cạnh mũi là :độ thông
thoáng của lỗ thông khe, chức năng lông chuyển và chất lượng của sự chế tiết nhầy.
Lông chuyển đòi hỏi phải có dòch vừa phải để đập và hoạt động bình thường. Môi
trường lông chuyển bình thường được tạo bởi lớp nhầy đôi: lớp nhầy nông quánh gọi
là lớp gel và lớp thanh dòch bên dưới gọi là lớp sol.
Sinh bệnh học đầu tiên có ý nghóa nhất là phù nề lớp niêm mạc quanh lỗ thông tự
nhiên. Sự tắc nghẽn lỗ thông xoang tạo ra sự kém thông khí ở các xoang bò ảnh
2
hưởng. Khi chức năng lông chuyển bò rối loạn, lớp phủ nhầy không hoạt động bình
thường, yếu tố đề kháng tại chỗ bò giảm. Khi lỗ thông bò tắc, chế tiết bò ứ lại. Ban đầu
có sự gia tăng thoáng qua của áp suất trong mũi theo sau áp suất âm trong mũi là hậu
quả của sự giảm oxy xoang. Sự thở qua mũi giảm là kết quả của nhiều yếu tố gây phù
niêm mạc và giảm oxy. Hắt hơi, sổ mũi, và hỉ mũi vi trùng có thể đi vào trong xoang
và lần nữa sự ứ đọng chất tiết xảy ra. Chức năng lông chuyển bò giảm. Độ quánh của
dòch mũi thay đổi là môi trường nuôi cấy lý tưởng cho vi trùng.
Biểu mô lót trong mũi và các xoang cạnh mũi là biểu mô trụ giả tầng có lông
chuyển. Chức năng vận chuyển nhầy lông chuyển rất quan trọng đối với chức năng
xoang và mũi bình thường vì thế hiểu các yếu tố làm suy giảm chức năng vận chuyển
nhầy lông chuyển để hiểu viêm xoang do vi trùng. Trong quá trình xử trí bệnh nhân
viêm xoang điều quan trọng là xác đònh xem có yếu tố tại chỗ, tại vùng hay yếu tố
toàn thân phối hợp không?. Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường cũng có thể ảnh
hưởng đến niêm mạc xoang bởi biểu mô của xoang thì giống với biểu mô của mũi.
Thiếu oxy

Rối loạn chức năng nhầy lông chuyển
Chất xuất tiết dầy
Tầm quan trọng của thiếu oxy , làm giảm chức năng nhầy lông chuyển và ứ đọng
chất tiết nhầy
HẬU QUẢ CỦA TẮC LỖ THÔNG XOANG
Giảm oxy
Giản mạch Rối loạn chức năng lông chuyển Rối loạn chức năng tuyến nhầy
Xuất tiết Tù hãm Dòch nhầy quánh

đọng chế tiết nhầy dầy
Tắc nghẽn lỗ thông xoang tạo ra giảm oxy, rối loạn chức năng lông chuyển và ứ đọng
chế tiết nhầy.
3
IV. NGUYÊN NHÂN :
IV.1. CÁC NGUYÊN NHÂN TẠI CHỖ VÀ YÊÚ TỐ MÔI TRƯỜNG:
Các yếu tố tại cho,ã tại vùng tạo ra sự xâm nhập thứ phát của vi trùng vào trong xoang
có liên quan đến sự suy giảm chức năng vận chuyển nhầy lông chuyển. Hít không khí
lạnh và khô có thể đưa tới suy giảm chức năng nhầy lông chuyển và đưa tới viêm
xoang.
Đa số nguyên nhân tại vùng tạo ra viêm xoang mưng mủ là nhiễm trùng chóp răng
( đặc biệt là các răng 4,5,6, hàm trên liên quan mật thiết với xoang hàm), hoặc các
nguyên nhân tại chỗ như chấn thương, có thể làm thay đổi giải phẫu của phức hợp lỗ
thông khe. Bệnh lý vách ngăn cũng có thể gây nên tắc nghẽn cơ học thứ phát. Hẹp
cửa mũi sau có liên quan tới sự dẫn lưu của mũi cũng có thể là yếu tố thuận lợi. Phù
nề thứ phát sau nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng có thể làm tắc lỗ thông khe, vi
khuẩn có thể đi vào trong xoang và tạo ra viêm xoang mưng mủ. Chấn thương áp lực:
thay đổi áp suất trong quá trình du lòch bằng máy bay, bơi lội hoặc lặn cũng có thể tạo
ra phù nề của lỗ thông khe, và bơi lội trong môi trường nước ô nhiễm cũng có thể tạo
thuận lợi cho vi trùng đi vào trong mũi và xoang và tạo ra viêm xoang mưng mủ.
Polyp mũi, dò vật mũi. hoặc nhét bấc mũi có thể làm thay đổi thông khí của xoang và

tạo ra viêm xoang. Các khối u mũi cũng có thể là yếu tố thuận lợi trong việc phát
triển viêm xoang do vi trùng. Hội chứng bất động lông chuyển hoặc rối loạn vận
động của lông chuyển, một rối loạn bẩm sinh ảnh hưởng đến sự lạc hướng của lông
chuyển và bất thường cánh tay dynein cũng có thể tạo ra viêm xoang và viêm phế
quản do mất sự thanh lọc nhầy.
IV.2. CÁC YẾU TỐ TOÀN THÂN TẠO THUẬN LI :
Các yếu tố toàn thân tạo thuận lợi cho sự phát triển của viêm mũi xoang là tình trạng
suy nhược như kém dinh dưỡng, dùng corticoid dài ngày, tiểu đường không kiểm soát,
hoá trò lòêu , hoặc các yếu tố khác góp phần như dò ứng, tình trạng suy giảm chuyển
hoá. Viêm xoang cũng có thể biểu hiện 1 tình trạng suy giảm miễn dòch huyết thanh
nghiêm trọng như thiếu IgG. Sự thiếu này nên được xemxét ở tất cả các trường hợp
viêm xoang tái phát. Viêm xoang cũng có thể là biểu hiện của suy giảm miễn dòch
mắc phải (AIDS). Đã có báo cáo rằng có ít nhất 80% trường hợp AIDS có biểu hiện
viêm xoang. Trong thực tế, bác só tai mũi họng có thể gặp bệnh nhân AIDS với biểu
hiện viêm xoang tái phát như là biểu hiện đầu tiên của bệnh AIDS. Về phần nguyên
nhân, các yếu tố toàn thân khác cũng có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của viêm
xoang do vi trùng. Nhận dạng các yếu tố có sẵn không chỉ hiệu quả trong xử trí đúng
mà còn loại bỏ nguyên nhân thuận lợi chủ yếu nếu xảy ra ở mũi hoặc ở răng. Do đó
điều quan trọng trong xử trí viêm xoang tái phát là giải quyết các yếu tố thuận lợi .
4
V. PHÂN LOẠI :
Phân loại viêm xoang dựa trên bệnh học có lợi trong xử trí bệnh nhân. Co ù lợi khi xác
đònh một xoang hay nhiều xoang bò ảnh hưởng và thời gian bònh.
Viêm xoang mưng mủ cấp :là quá trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4
tuần.
 Các triệu chứng khởi phát đột ngột
 Thời gian nhiễm trùng có giới hạn
 Tự khỏi hoặc khỏi do điều trò
 Các giai đoạn bệnh có thể tái phát nhưng giữa các giai đoạn niêm mạc bình
thường

 <4 lần mỗi năm
Xử trí viêm xoang cấp chủ yếu là điều trò nội khoa, điều trò ngoại khoa hiếm khi cần
đến.
Viêm xoang mưng mủ bán cấp: là nhiễm trùng xoang kéo dài từ 4 tuần đến 3
tháng(12 tuần).Trong viêm xoang bán cấp, quá trình viêm thường còn có thể phục
hồi. Chỉ đònh điều trò nội khoa, phẫu thuật hiếm khi cần thiết trong giai đoạn bán cấp.
Viêm xoang cấp tái phát:
 Bệnh nhân có hơn 1 lần bệnh / năm với sự phục hồi hoàn toàn giữa các cơn
tối đa 4 cơn / năm
Viêm xoang mưng mủ mạn là danh từ được dùng khi viêm xoang kéo dài hơn 3 tháng,
chủ yếu viêm xoang mạn là do viêm xoang cấp được xử trí không thích hợp hoặc điều
trò không đầy đủ. Quá trình này không thể phục hồi, hậu quả của nó là, điều trò nội
khoa hiếm khi có lợi trong việc phục hồi quá trình viêm sau khi đã đi vào giai đoạn
mạn sau 3 tháng. Điều trò ngoại khoa được chỉ đònh đối với viêm xoang mưng mủ
mạn. Giải quyết thông khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết các triệu chứng của viêm
xoang mạn.
Đợt cấp của viêm mũi xoang mạn :
 Đợt viêm cấp kéo dài <4 tuần với các triệu chứng xấu hơn và xuất hiện các
triêu chứng mới.
 Các triệu chứng cấp mất đi sẽ để lại tình trạng viêm mạn làm nền
Để phân loại và nhận dạng xoang bò ảnh hưởng, thầy thuốc đầu tiên phải xác đònh vò
trí và bên xoang bò ảnh hưởng và ghi nhận thời gian của quá trình. Điều này có ích
cho việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trò. Chủ yếu viêm xoang mưng mủ cấp và
bán cấp được điều trò nội khoa. Trong khi viêm xoang mưng mủ mạn là điều trò ngoại
khoa.
5
VI. TRIỆU CHỨNG :
Triệu chứng của viêm xoang do vi trùng có liên quan đến vò trí và thời gian ( cấp, bán
cấp và mạn ) của xoang bò ảnh hưởng. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang
mưng mủ cấp là đau. Có thể là đau ở mặt, mũi hoặc đau đầu. Cũng có thể kéo dài như

bò cảm, bao gồm nghẹt mũi và chảy mũi nước. trẻ con chỉ có triệu chứng là sổ mũi
đục, hơi thở hôi hoặc sưng quanh ổ mắt (viêm xoang sàng). Các triệu chứng toàn thân
là sốt, mệt mỏi, lừ đừ. Sự khác biệt giữa viêm xoang cấp và viêm xoang mạn được
cho thấy trong bảng sau:
So sánh các triệu chứng của viêm xoang cấp và viêm xoang mạn:
TRIỆU CHỨNG CẤP MẠN
Đau +4 -
Nghẹt mũi +4 +2
Chảy mũi +4 +2
Các triệu chứng toàn thân +4 -
+4: nặng +2:nhẹ vừa phải _ : không có
Trong trường hợp viêm xoang cấp, đau thường ở xoang bò nhiễm, nó có thể khu trú ở
vùng của xoang trán, xoang sàng hoặc xoang hàm. Đau vùng xoang sàng bao gồm đau
ở phần giữa mũi hoặc đau sau ổ mắt. Đau vùng xoang bướm có thể ở đỉnh hoặc 2 thái
dương.
Trong viêm xoang mủ cấp, chảy nước mũi mủ vàng xanh 1 hoặc 2 bên, bệnh sử
nhiễm trùng hô hấp trước đó như là yếu tố thuận lợi. Cả 2 bên có thể bò ảnh hưởng và
thường có triệu chứng toàn thân. Sốt làm cho bệnh nhân lừ đừ và mệt mỏi.
6
Viêm xoang cấp
Viêm xoang mạn
Viêm xoang cấp tái
phát
Đợt cấp của viêm
xoang mạn
Mạn tính
Bán cấp
Thơì gian ( tuần)
C
ư

ơ
n
g

đ
o
Trong viêm xoang mạn thường có chảy mủ nhầy và nghẹt mũi nhẹ. Mất khứu có thể
xảy ra gợi ý viêm xoang có polyp. Trong khi đau và các triệu chứng toàn thân rõ ràng
không có. Bệnh nhân thường không có sốt nhẹ và cũng không có đau đầu và đau mặt.
Viêm xoang mưng mủ cấp có thể chồng lên trên viêm xoang mạn có sẵn. Trong
trường viêm xoang hàm cấp cũng có thể than phiền đau răng, tắc nghẽn đường thở và
chảy mũi.
Do vò trí lỗ thông xoang sàng, xoang trán trong vùng hẹp của khe giữa ở gần lỗ thông
xoang hàm nên nhiễm trùng từ xoang này có thể lan sang xoang khác. Quá trình viêm
lan đến tất cả các xoang gọi là viêm đa xoang. Những bệnh nhân này có thể có triệu
chứng tất cả các xoang bò ảnh hưởng.
Phù nề quanh ổ mắt có thể bò ảnh hưởng khi xoang sàng, xoang trán và xoang hàm bò
ảnh hưởng riêng lẻ hay cùng lúc bởi vì các xoang này gần gũi với ổ mắt. Mắt được
bao bọc 3 mặt bởi các xoang, do đó mắt có thể bò ảnh hưởng khi xoang bò bệnh, các
biến chứng có thể xảy ra thứ phát sau viêm xoang. Mù mắt cũng có thể xảy ra.
Xoang bướm và xoang sàng cũng có thể tạo ra đau đầu vùng chẩm, vùng đỉnh hoặc
đau thái dương, đau mũi, đau sau hốc mắt, đau lan xuống cổ và xuống vai.
Viêm xoang mưng mủ cấp tái phát là 1 tình huống đặc biệt và đòi hỏi phải nghiên cứu
cẩn thận các yếu tố thuận lợi bao gồm các yếu tố tại chỗ, tại vùng, các yếu tố toàn
thân hoặc kết hợp các yếu tố khác.
VII. KHÁM LÂM SÀNG:
Chẩn đoán viêm xoang dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, khẳng đònh dựa trên các
dấu hiệu Xquang và nuôi cấy vi sinh học. Nên ghi nhận cẩn thận dấu hiệu lâm sàng
khi khám mũi. Khám mũi trước với nguồn sáng tốt để nghiên cứu về giải phẫu và
niêm mạc. Có thể gặp phù nề niêm mạc và sung huyết, hoặc vệt chảy mủ nhầy. Ghi

nhận vùng chảy mủ có thể giúp ích trong việc xác đònh xoang nào bò ảnh hưởng. Bất
kỳ đau căng nào ở mặt và vò trí của nó cũng nên được ghi nhận. Sờ và gõ vùng xoang
trán, vùng trong ổ mắt ( xoang sàng), mặt trước cũng như vùng rãnh lợi môi( xoang
hàm). Tìm kiếm phù nề quanh ổ mắt, hơi thở hôi đặc biệt là ở trẻ con. Vòm mũi họng
cũng phải khám cẩn thận để tìm tắc nghẽn do VA, khối u, hẹp cửa mũi sau và chảy
mủ phía sau mũi. Phải khám tai, mũi, họng 1 cách thường qui bởi vì viêm tai giữa
thanh dòch có thể xảy ra đồng thời với viêm xoang.
Soi bóng mờ cũng có thể thực hiện mặc dù theo kinh nghiệm của chúng tôi nó không
đáng tin cậy. Chỉ có xoang trán và xoang hàm là có thể được soi bóng mờ. Giảm soi
bóng mờ có thể cho người khám cảm giác giả là xoang bò tắc do xuất tiết hoặc do mủ
cũng có khi giảm thực sự do giảm sản xoang trán hoặc do xẹp xoang hàm.
Những tiến bộ mới đây đã giúp chẩn đoán bệnh nhân viêm xoang. Bằng phương pháp
nội soi mũi, người thầy thuốc đã có nhiều thuận lợi khi khám lâm sàng để xác đònh 1
hoặc nhiều xoang bò viêm và có các yếu tố tại chỗ kết hợp như là căn nguyên của
bệnh viêm xoang. Nội soi có thể được thực hiện với ống soi cứng hoặc ống soi
mềm( khám mũi trước và sau khi đặt thuốc co mạch tại chỗ( Otrivin , Rhinex) cho
7
phép người khám phát hiện được sai lệch của vách ngăn( vẹo vách ngăn, gai vách
ngăn …) , nhìn thấy được khe mũi giữa, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới cũng như cho
phép khám phá những thay đổi khác như polyp hoặc u. sau khi đặt thuốc co mạch,
dùng thuốc tê tại chỗ bằng Lidocain 4% hoặc Cocain 5%.
Nội soi mũi với nuôi cấy, sinh thiết, rửa mũi có thể thực hiện qua chọc xoang hàm
dưới gây tê tại chỗ ( Lidocain 1% , 2ml) hoặc bằng cách đưa ống nội soi qua khe dưới
hoặc bằng cách chọc qua cửa sổ ở hố nanh.
Chụp Xquang thường có ích trong trường hợp viêm xoang mưng mủ cấp. Tuy nhiên,
chụp CT cải thiện rõ khả năng của thầy thuốc để đánh giá giải phẫu và bất thường ở
phức hợp lỗ thông khe cũng như mức độ lan rộng tới các xoang bò ảnh hưởng. Những
hình ảnh Xquang thường có thể thấy trong viêm xoang cấp là hình ảnh dầy niêm mạc,
mức khí dòch, hoặc mờ toàn bộ của 1 xoang hoặc nhiều xoang bò ảnh hưởng. Polyp
mũi cũng có thể kết hợp với viêm xoang ở bất kỳ xoang nào, chủ yếu ở xoang hàm và

xoang sàng.

CTScan X quang Blondeau
Chẩn đoán viêm xoang mưng mủ cấp :
Triệu chứng và dấu hiệu
 Đau mũi, đau mặt hoặc nhức đầu
 Nghẹt mũi/ phù nề niêm mạc
 Chảy nước mũi/ mủ trong mũi
 Sốt, mệt mỏi,
 Phù nề quanh ổ mắt
Nội soi mũi
Nghiên cứu Xquang
Chụp Xquang xoang
CT xoang hoặc MRI
VIII. CĂN NGUYÊN CỦA VIÊM XOANG:
Vi trùng học trong viêm xoang cấp ở cả người lớn và trẻ con đã được nghiên cứu qua
nhiều năm. Nuôi cấy trực tiếp từ xoang chính xác hơn nuôi cấy lấy từ mũi, từ vòm
8
Mủ ở khe giữa
mũi họng hay họng miệng. Nhiều cuộc điều tra đã chứng minh rằng thông thường ít
có sự liên quan nuôi cấy lấy ngẫu nhiên từ mũi hoặc vòm mũi họng và nuôi cấy lấy
được từ chọc hút xoang. Chất nuôi cấy được lấy trực tiếp từ xoang bằng cách chọc
xoang hoặc bằng phẫu thuật thăm dò. Bởi vì cấy trong mũi phản ánh không thích hợp
vi sinh vật ảnh hưởng ở xoang, kháng sinh của viêm xoang cấp thông thường điều trò
theo kinh nghiệm và dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu trước. Các bằng chứng
mới đây đề nghò rằng có thể có sự tương quan chính xác hơn giữa cấy trực tiếp qua nội
soi của khe giữa và vi trùng gây ra viêm xoang hàm.
Thêm vào đó, khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trò kháng sinh trong viêm xoang
mưng mủ cấp, phải cấy xoang. Khi có kết quả nuôi cấy phải nghiên cứu các vi trùng
thông thường, trực trùng acid nhanh, nấm và vi trùng kỵ khí.

Viêm xoang mưng mủ cấp, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong là vi trùng gram
dương.
* người lớn, đại đa số tác nhân gây bệnh viêm xoang mưng mủ cấp là:
Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus , Sreptococcus pyogenes nhóm
ABC, và Haemophylus influenzae( gram âm). Số vi trùng kỵ khí cũng có thể có.
* Ở trẻ con, sinh vật được nuôi cấy phổ biến nhất trong viêm xoang mưng mủ cấp là:
S.pneumoniae, Branhamella catarrhalis ( Neisseria catarrhalis) Haemophilus
influenzae, Streptococcus pyogenes tan huyết alpha.
Viêm xoang mạn :Sinh vật phổ biến nhất là Bacteroides, Veilonella, Rhinibacterium
và các vi trùng kỵ khí khác như H.influenzae, S. viridans và nhiều dạng liên cầu.
Hiếm khi viêm xoang mạn được giải quyết có kết quả bằng xử lý kháng sinh.
IX. ĐIỀU TRỊ :
Bao gồm điều trò nội khoa và điều trò ngoại khoa. Điều trò ngoại khoa có thể nhẹ, bao
gồm thủ thuật ở phòng khám hoặc can thiệp ở phòng mổ.
IX.1. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA :
* Kháng sinh là chìa khoá cho điều trò nội khoa viêm xoang cấp. Penicilline G là
kháng sinh chọn lựa tốt ban đầu và là trò liệu xác đònh cho trực trùng gram dương và
gram âm và cầu trùng gram âm. Amoxicilline được sử dụng để bao vây Haemophilus
influenzae, tuy nhiên bêta –lactamase dương tính và H.influenza và B.catarrhalis
kháng ampi /amox đã phát triển. Cefaclor, Trimethoprim sulfate hoặc Erythromycine
sulfate, và Augmentin ( amoxicilline và potassium clavulanate) thích hợp đối với đại
đa số các tác nhân gây bệnh viêm xoang cấp. Augmentin chứng tỏ có hiệu quả như
Cefaclor trong cả 2 nhóm người lớn và trẻ em trong viêm xoang cấp. Rủi thay có 1 tỷ
lệ trẻ em cũng như người lớn có triệu chứng dạ dày ruột khi dùng Augmentin. Nếu tác
dụng phụ này xảy ra, hãy ngừng Augmentin và dùng Cefaclor. Cần chú ý khai thác
tiền sử dò ứng thuốc kháng sinh từ bệnh nhân hoặc cha mẹ bệnh nhi.
9
Cải thiện lâm sàng thường xảy ra sau 48-72 giờ sau khi sử dụng kháng sinh. Bệnh
nhân bò sốt nhẹ sẽ hết sốt, chảy mũi giảm đáng kể, và ho đặc biệt là ở trẻ con giảm rõ
rệt.

Liệu pháp kháng sinh nên dùng liên tiếp ít nhất là 7 ngày sau khi các triệu chứng biến
mất. Thời gian điều trò trung bình từ 10 ngày tới 2 tuần.
* Thuốc co mạch tại chỗ và co mạch toàn thân có lợi và tạo thuận lợi cho sự oxy hoá
và dẫn lưu mủ trong xoang bằng cách giảm phù nề niêm mạc lỗ thông khe.
* Thuốc chống dò ứng nên dùng ở bệnh nhân mà dò ứng được xem như là yếu tố thuận
lợi cho viêm xoang.
* Thuốc giảm đau để kiểm soát đau
*Thuốc tan đàm có lợi ở vài bệnh nhân chủ yếu khi chất xuất tiết dầy.
* Corticosteroid:
Dạng xòt mũi làm giảm hòên tượng viêm
Là phương tiện vàng trong xử trí polyp mũi
IX.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC :
 Khí dung
 Làm ẩm môi trường
 Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Tất cả các phương pháp điều trò này làm mềm vẩy và làm ẩm niêm mạc
Mặt khác cần hướng dẫn bệnh nhân bản chất của các rối loạn và kế hoạch điều trò.
Bệnh nhân nên hiểu rằng điều trò nội khoa chỉ là 1 phần trong quá trình điều trò và đôi
khi phải điều trò ngoại khoa khi cần thiết, ở phòng khám hoặc ở phòng mổ. Bệnh nhân
cũng phải hiểu rằng vai trò của thầy thuốc là cố tìm các yếu tố thụân lợi bằng cách
dùng Xquang, thử máu hoặc thậm chí phải phẫu thuật để giải quyết yếu tố thuận lợi.
IX.1.3 .ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA :
Điều trò ngoại khoa tạo thuận lợi cho sự dẫn lưu của xoang bò bệnh và lấy đi niêm
mạc bò bệnh. Điều này có thể đòi hỏi phải làm khẩn cấp khi có các biến chứng hoặc
khi đau dữ dội ,hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trò nội khoa thích hợp.
 Chọc rửa xoang
 Phẫu thuật nội soi mũi xoang
 Phẩu thuật xoang kinh điển
A/CHỌC RỬA XOANG HÀM
Sử dụng trong lòch sử, tuy nhiên so với phương pháp điều trò nội khoa hiện đại nó

không có thuận lợi gì hơn.
Phương pháp này có tác động giúp lấy đi các mảnh vụn và tái lập thông khí
Chọc rửa xoang không có hiệu quả trong vấn đề tắc phức hợp lỗ thông khe của viêm
xoang mạn.
10
Lợi ích chủ yếu của chọc rữa xoang hàm là lấy đi mủ nhầy từ xoang bò bệnh và tạo
thuận lợi cho sự thông khí ( oxy hoá ) của xoang. Khi chọc rửa xoang hàm thì dòch lấy
ra nên được nuôi cấy tìm vi trùng thông thường, trực trùng acid nhanh và vi trùng kỵ
khí. Hiếm khi tế bào học được dùng để chẩn đoán bệnh lý ác tính trong trường hợp
mờ xoang hàm 1 bên không giải thích được. Trong những trường hợp này, chọc rửa
xoang vừa là điều trò vừa giúp ích cho chẩn đoán. Mỗi khi mờ xoang hàm 1 bên không
giải thích được phải được theo dõi nghi ngờ ác tính cho đến khi có bằng chứng ngược
lại.
B/ PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG :
Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và thông khí qua lỗ
thông tự nhiên
Phẫu thuật đuổi theo bệnh tích.
Từ chối quan niêm trước đó là bệnh lý niêm mạc không thể phục hồi.
C/ PHẪU THUẬT XOANG KINH ĐIỂN :
Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang. Trước kia khi chưa có ống nội soi,
người ta thường dùng phẫu thuật này. Từ khi có ống nội soi ra đời người ta chỉ dùng
phẫu thuật này trong trường hợp không thể bảo tồn niêm mạc xoang: thí dụ nấm
xoang hàm xâm lấn
X. BIẾN CHỨNG :
Biến chứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân viêm xoang cấp, bán cấp, hoặc mạn.
May thay, tỷ lệ các biến chứng nặng thì thấp mặc dù tần suất chính xác chưa rõ. Các
biến chứng thường có liên quan tại chỗ tới vùng xoang bò ảnh hưởng.
Do mắt bò bao quanh 3 mặt bởi các xoang, vi trùng có thể lan vào ổ mắt. Biến chứng ổ
mắt và quanh ổ mắt có thể bao gồm viêm mô tế bào quanh ổ mắt, áp xe dưới cốt mạc
và áp xe quanh ổ mắt, nếu không điều trò biến chứng này có thể lan vào đỉnh ổ mắt

và gây mù mắt. Bệnh xoang sàng cấp, chủ yếu ở trẻ em và bệnh nhiễm trùng xoang
trán chủ yếu ở người lớn có thể ảnh hưởng đến mắt sớm trong quá trình viêm cấp.
Thêm vào đó, bệnh xoang bướm có thể tạo ra thay đổi thò giác do sự liên hệ của nó
tới xoang tónh mạch hang qua các thần kinh vận nhãn chung (thần kinh sọ số 3), thần
kinh ròng rọc( thần kinh sọ số 4) thần kinh vận nhãn ngoài ( thần kinh sọ số 6).
Viêm xương tuỷ có thể ảnh hưởng đến xương trán hoặc xương hàm trên, nhờ điều trò
sớm đây là biến chứng hiếm gặp. Dò xoang miệng có thể xảy ra do bệnh lý răng và
vấn đề điều trò răng.
Các biến chứng nội sọ hiếm bao gồm áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng,
viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tónh mạch hang. Bệnh nhân cần được điều
trò tích cực nếu biến chứng đe doạ tính mạng. Trong những trường hợp này nên chọn
đường rạch thích hợp va ødẫn lưu sớm. Khám ngoại thần kinh và khám mắt sớm khi
viêm xoang độc tính, bệnh nhân suy yếu, và đe doạ các biến chứng. Bệnh nhân phải
11
được thông tin rằng có nhiều giai đoạn khác nhau trong xử trí viêm xoang cấp, bán
cấp, viêm xoang mạn. Điều trò nội khoa được chỉ đònh trong trường hợp viêm xoang
cấp, bán cấp và thành công trong đa số các trường hợp. Nếu cần thiết trong trường
hợp bán cấp, làm thủ thuật ngoại khoa nhẹ khi thích hợp, phần lớn các trường hợp có
thể chữa lành. Trong trường hợp viêm xoang mạn, điều trò ngoại khoa được chỉ đònh
để phục hồi tiến trình bệnh và giúp thông khí trong xoang bò nhiễm.
Phẫu thuật trong viêm xoang cấp có thể được chỉ đònh khi điều trò kháng sinh thích
hợp mà đau vẫn kéo dài hơn 24-48 giờ.
Biến chứng của viêm xoang mưng mủ cấp :
* Viêm mô tế bào ổ mắt, áp xe ổ mắt.
 Giảm thò lực , mất hoặc thay đổi vận động của mắt .
Khám và can thiệp ngoại khoa sớm.
* Thần kinh :
 p xe dưới màng cứng, ngoài màng cứng.
 Viêm màng não , áp xe não.
Khám và can thiệp ngoại khoa sớm.

* Răng :
Dò xoang răng.
* Viêm xương tuỷ : cốt tuỷ viêm xương trán hoặc xương hàm trên
XI. KẾT LUẬN :
Chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trò thích hợp (kháng sinh, chống sung huyết,
giảm đau) sẽ kiểm soát được phần lớn các trường hợp viêm xoang mưng mủ cấp. Nên
giải thích cho bệnh nhân rằng có nhiều bước trong xử trí viêm xoang cấp và mạn.
Viêm xoang cấp đa số có thể điều nội khoa. Viêm xoang mạn cần tìm các yếu tố
thuận lợi. Biến chứng nặng và cấp cần phát hiện và xử trí kòp thời như là 1 cấp cứu .
Phòng ngừa viêm xoang chủ yếu bằng vệ sinh môi trường và cơ thể khỏe mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Head and neck surgery -otolaryngology, Byron J.Bailey, 1998,volume 1
,p 366-375.
2) ORL, Patrice TRAN BA HUY, 1996,P 453-460.
3) Bài giảng tai mũi họng, 1998, 199-215.
4) Programme de l’internat, E.Chabolle,1999 ,137-161.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
CÂU 1 : bệnh lý răng có thể gây viêm xoang nào dưới đây:
12
a) Xoang trán.
b) Xoang hàm.
c) Xoang sàng .
d) Xoang bướm.
CÂU 2 : xoang nào xuất hiện muộn nhất :
a) Xoang trán.
b) Xoang hàm.
c) Xoang sàng .
d) Xoang bướm
CÂU 3 : chẩn đoán viêm xoang bướm thường khó là do :
a) Xoang bướm liên quan mật thiết với xoang hang.

b) Xoang bướm liên quan mật thiết với động mạch cảnh trong
c) Xoang bướm liên quan mật thiết với dây thần kinh thò giác.
d) Xoang bướm nằm ở sâu.
CÂU 4: viêm xoang mạn, triệu chứng thường kéo dài :
a) >4 tuần
b) >8 tuần.
c) >12 tuần
d) >16 tuần .
CÂU 5: trong xử trí viêm xoang cấp, điều trò kháng sinh là cần thiết:
a) Đúng
b) Sai.
CÂU 6 : trong xử trí viêm xoang mạn, điều trò kháng sinh là yếu tố hàng đầu :
a) Đúng .
b) Sai.
CÂU 7: trong các biến chứng nặng của viêm xoang, biến chứng nào sau đây thường
gặp nhất:
a) p xe não .
b) Viêm màng não.
c) Viêm mô tế bào quanh ổ mắt.
d) Dò xoang răng.
CÂU 8: nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xoang là :
a) Tắc phức hợp lỗ thông khe.
b) Dò ứng.
c) Hội chứng loạn vận động tế bào lông.
13
d) Hội chứng suy giảm miễn dòch.
CÂU 9: khi xử trí viêm xoang, đôi khi cần sự phối hợp chặt chẽ với chuyên khoa mắt
và ngoại thần kinh
a) Đúng
b) Sai.

CÂU 10: trong các triệu chứng dưới đây, triệu chứng nào gợi ý nhất viêm xoang
polyp mũi:
a) Nghẹt mũi.
b) Mất mùi.
c) Sổ mũi.
d) Hắt hơi.
ĐÁP ÁN: Câu 1:B , Câu 2: A ,Câu 3: D , Câu 4: C , Câu 5: A
Câu 6:B , Câu 7: C , Câu 8: A , Câu 9: A , Câu 10:B
14

×