Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn dương hướng (LV1234)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.67 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐOÀN TUẤN PHƯỢNG
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN
DƯƠNG HƯỚNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐOÀN TUẤN PHƯỢNG
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN
DƯƠNG HƯỚNG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đăng Dung
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Trương Đăng Dung - người thầy trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài của
mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học hiện đang
làm công tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam, Phòng
Sau Đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.


Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn được hoàn thành song không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn
Đoàn Tuấn Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi, do
PGS.TS.Trương Đăng Dung trực tiếp hướng
dẫn. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố trong công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn
Đoàn Tuấn Phượng
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7
4. Phương pháp nghiên cứu
8
5. Dự kiến đóng góp
6. Cấu trúc luận văn
9
9
NỘI DUNG
10
Chương 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG TIẾN
TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
10
1.1. Những đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986
10
1.1.1. Về phương diện nội dung
10
1.1.2. Về phương diện nghệ thuật
14
1.2. Vị trí của tiểu thuyết Dương Hướng trong bối cảnh đổi mới của
tiểu thuyết Việt Nam
18
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
DƯƠNG HƯỚNG
25
2.1. Khái lược về nhân vật tiểu thuyết
25
2.2. Các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Dương Hướng.
30
2.2.1. Người nông dân
32

2.2.2. Người lính
51
2.2.3. Người phụ nữ
65
Chương 3: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG
75
3.1. Xây dựng nhân vật qua tên gọi, ngoại hình
75
3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động, ngôn ngữ
79
3.3. Xây dựng nhân vật qua lai lịch, tiểu sử
87
3.4. Xây dựng nhân vật qua các mối quan hệ
90
3.5. Dấu ấn truyền thống, sử thi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
93
KẾT LUẬN
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trên ba mươi năm hậu chiến nhìn lại, văn học Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, từ sau đổi mới (1986) như sự cổ
vũ, niềm cảm hứng để các nhà văn cho ra đời nhiều tác phẩm mới với sự đa
dạng, phong phú về đề tài. Lúc này, nhiều nhà văn bước ra từ hai cuộc kháng
chiến, với những trải nghiệm thực tiễn mang đến nguồn cảm hứng mới trong
sáng tác. Trên văn đàn, xuất hiện đông đảo những ngòi bút với bút pháp,

phong cách khác nhau như luồng gió mới làm dịu mát cánh đồng văn chương
sau nhiều năm bị không khí ngột ngạt của chiến tranh làm khô cằn. Sau đại
hội VI của Đảng (1986), với những đổi mới mang tính bản lề, trong đó văn
chương không còn lệ thuộc nhiều vào chính trị, tư tưởng nhà văn không còn
bị ràng buộc là bước ngoặt thuận lợi để nhiều tác giả, tác phẩm đua nhau tỏa
sáng. Dương Hướng là một trong những nhà văn đã tạo được dấu ấn sâu đậm
trong lòng người đọc.
1.2. Nhà văn Dương Hướng là cái tên được nhiều người biết đến, ông
được đánh giá là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học đương đại
Việt Nam. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng nó đã ghi lại những dấu
ấn trong tiến trình phát triển tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Dương Hướng
đã dám “chạm” tới lãnh địa mà nhiều nhà văn còn ngần ngại để phản ánh
những góc khuất của lịch sử, với cái nhìn mới, chân thực và sâu sắc về cuộc
sống.
Thuộc số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ phong trào văn nghệ
quần chúng, Dương Hướng đến với nghiệp văn khá muộn nhưng đã để lại cho
đời những tác phẩm hay, được bạn đọc yêu thích. Đó là cái tài và cũng là cái
duyên của người cầm bút. Đặc biệt trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã gặt
hái được thành công đáng ghi nhận. Cùng với Thân phận tình yêu của Bảo
2
Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không
chồng của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm tiêu biểu của văn học thời
điểm cao trào đổi mới văn học. Dù chỉ là nhà văn “nghiệp dư” với số lượng
tiểu thuyết khá khiêm tốn nhưng Dương Hướng đã là một cái tên thường được
nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về văn học sau 1975. Với cảm quan
hiện thực nhạy bén và tinh thần công dân đầy trách nhiệm, nhà văn đã không
ngại đối thoại với những quan niệm đơn giản về hiện thực. Đất nước hòa bình
nhưng vẫn còn đó những nỗi đau, những mất mát làm nhức nhối lương tâm
nhà văn. Dương Hướng đã mạnh dạn nhìn sâu vào bi kịch của cả một lớp
người: những số phận con người, những toan tính lầm lạc, những ảo vọng

cùng những khao khát đầy nhân bản…
Tuy viết không nhiều, chỉ với ba cuốn tiểu thuyết, và hai tập truyện
ngắn, Dương Hướng đã góp thêm dẫn chứng để khẳng định một quy luật văn
chương “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Từ Bến không chồng (1990) được nhận
giải thưởng Hội nhà văn (1991), là tác phẩm xuất sắc, làm rạng danh Dương
Hướng trên văn đàn vào nửa đầu thập niên 90 thế kỉ trước, người ta ghi nhận
ông như một gương mặt sáng giá của cao trào đổi mới văn học. Tiếp đó Trần
gian người đời (1991), dù không gây được tiếng vang  nhưng đó thực sự vẫn
là một cuốn tiểu thuyết hay. Và gần đây nhất, nhà văn đánh dấu sự quay trở
lại thể loại tiểu thuyết khá ấn tượng bằng tác phẩm Dưới chín tầng trời
(2005), tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba
(2006-2009) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Theo dòng thời gian, tiểu
thuyết của ông cũng đã có sự vận động về tư tưởng và bút pháp, tiếp tục
khuynh hướng bám sát những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong từng thời điểm
cụ thể của đời sống xã hội.
1.3. Lựa chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
của nhà văn Dương Hướng”, người viết cố gắng đi sâu tìm hiểu những nét
3
đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn ở lĩnh vực tiểu thuyết. Đi
từ bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi cố gắng
nhận diện đặc điểm tiểu thuyết Dương Hướng, đặc biệt là nghệ thuật xây
dựng nhân vật thời hậu chiến, qua đó có cái nhìn khách quan, khoa học về
những đóng góp của nhà văn trong sự vận động phong phú, đa dạng của văn
xuôi sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Đại hội VI của Đảng là tiền đề cho sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực,
trong đó văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật. Hàng
loạt các nhà văn tỏa sáng, những tác phẩm đua nhau xuất hiện trên văn đàn.
Chiến tranh, người lính, con người thời hậu chiến, xây dựng xã hội mới,… là
những đề tài chủ yếu được các nhà văn khai thác. Chúng ta có thể kể đến

Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong
vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Minh
Châu với Cỏ lau,… Dương Hướng với Bến không chồng, cùng với Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường là ba tác phẩm đoạt giải thưởng Hội nhà văn năm 1991.
Bến không chồng của Dương Hướng là tác phẩm viết về đề tài nông
thôn miền Bắc hậu chiến tranh. Ngòi bút sắc sảo của ông đã bóc tách thành
công những mảng miếng hiện thực xã hội miền Bắc sau cuộc chiến. Nhà văn
đã mổ xẻ rất thấu đáo bi kịch của con người thời hậu chiến, mối quan hệ họ
tộc, vấn đề tâm linh, tính dục trong tác phẩm,… qua đó toát lên vẻ đẹp nhân
văn nhân bản sâu sắc.
Từ khi xuất hiện năm 1991, Bến không chồng là cái tên được nhắc tới
khá nhiều trong giới nghiên cứu phê bình.  Nguyễn Văn Long cho rằng: “Tác
phẩm cho thấy một phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong nông
thôn(…). Trong Bến không chồng, Dương Hướng cho thấy là trong nhiều
4
trường hợp, con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch
đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số phận của mình. Cách nhìn
của anh, theo tôi là đúng mực, bình tĩnh và khách quan mà vẫn toát lên niềm
tin và nỗi xót xa về con người…” [44,tr.406]. Theo tác giả, nông thôn trong
tác phẩm của Dương Hướng không được khai thác sâu ở phương diện các
phong trào cách mạng, các vấn đề của đời sống chính trị xã hội mà ông tập
trung làm rõ ý thức và tập quán về họ tộc  tới số phận con người. Đó là yếu tố
làm nên cái mới và sức hấp dẫn ở cuốn tiểu thuyết này: “Bến không chồng
không có những tìm tòi mới lạ về nghệ thuật. Cách trần thuật và miêu tả của
Dương Hướng mộc mạc tự nhiên, có những chỗ còn đơn giản và thô vụng
nữa. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết
đời sống nông thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con
người…”[44, tr.407]. Nhận định của nhà nghiên cứu cho chúng tôi những gợi
ý quý báu.

Trong bài “Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời”, Phong Lê
cho rằng: “Bến không chồng, ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp được một cái
nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến… với gánh
nặng không phải chỉ là chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm
lạc của con người, trong một bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách,
mà tất cả những ai "do lịch sử để lại" đã không đủ tầm và sức để vượt qua
(…). (…) Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ
điển: mộc mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn
từ; - một ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên…”[22]. Phong
Lê lí giải căn nguyên đổ vỡ, khổ đau của những phận người trong tác phẩm là
“do lịch sử để lại”. Cơn bão lịch sử đã tác động vô cùng dữ dội tới số phận
con người. Đi qua nó, người ta mới có dịp nhìn lại để mà xót đau, thương
mình và cũng giận mình “vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân”.
5
Tiểu thuyết Bến không chồng đã được chuyển thể thành kịch bản phim
vẫn dưới cái tên “Bến không chồng”. Hầu như toàn bộ cốt truyện, nhân vật,
tình huống, chi tiết, cả những lời thoại mộc mạc, dân dã trong tiểu thuyết đều
được khai thác triệt để. Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh
bức tranh cuộc sống, con người làng Đông được tái hiện lại một cách sinh
động. Tác phẩm đã hai lần được dịch sang tiếng Italia và Pháp, điều đó càng
khẳng định chỗ đứng của tác phẩm trong lòng độc giả trong nước và ngoài
nước.
Sau Bến không chồng Dương Hướng còn viết thêm một cuốn tiểu
thuyết có tên Trần gian người đời và một số truyện ngắn, truyện vừa, nhưng
không được sự tiếp đón nồng nhiệt, bởi nó bị "cái bóng" của Bến không chồng
che khuất. Điều đó có nghĩa là tên tuổi tác giả xem như bị lãng quên đi một
thời gian.
Dương Hướng trăn trở trong im lặng suốt mười năm năm rồi trở lại với
công chúng bằng một tiểu thuyết bề thế: Dưới chín tầng trời. Cuốn tiểu thuyết
xuất hiện lập tức gây xôn xao dư luận bởi tính thời sự và những vấn đề khá

gai góc mà nó đã đặt ra. Tác phẩm đã phản ánh đời sống xã hội xuyên suốt
một thời kỳ dài của lịch sử dân tộc: cuộc cải cách ruộng đất, phong trào hợp
tác hóa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, cuộc chiến
tranh biên giới phía Bắc và thời kỳ đất nước mở cửa Với tiểu thuyết này,
một lần nữa nhà văn Dương Hướng nhìn lại lịch sử như một nhân vật với
những vấn đề của nhân tình thế thái. Một trong những lực hút của Dưới chín
tầng trời chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện. Tác phẩm đã
nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Trong bài viết “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết Dưới
chín tầng trời”, nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến đã viết: “Nếu như
tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm này thừa sức hấp dẫn. Vì cốt
6
truyện rất ly kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, số phận ba chìm bảy
nổi…, nhiều tuyến hành động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng
và thành phố, có chiến trường ác liệt ở miền Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối
ren vùng biên giới phía Bắc  Với tôi thì tiểu thuyết trước hết là những nhân
vật” [33,tr.503].
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng có bài viết với tiêu đề “Bi kịch lạc
quan trong Dưới chín tầng trời” in trên Tạp chí Nhà văn số 10 - 2008 và sau
đó được in trong cuốn Tiểu thuyết đương đại (Nxb Văn hóa thông tin). Ông
cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết “mang đậm chất sử thi tâm lý” bởi “tác phẩm
được mở ra với một thời gian dài và một không gian rộng và tầng tầng lớp lớp
nhân vật. Một hình ảnh đời sống trọn vẹn, đa chiều và phức tạp từ “thượng
đỉnh” tới “hạ giới” ”
Phong Lê trong bài “Từ Bến không chồng tới Dưới chín tầng trời” cho
rằng: “Dưới chín tầng trời, hơn 500 trang cỡ lớn - đặc chữ, ôm chứa một sự
sống trải dài suốt hơn nửa thế kỷ, gồm nhiều hệ nhân vật, với số lượng tính cả
chính - phụ là đến cả trăm, không chỉ vượt hẳn Bến không chồng và Trần gian
người đời gộp lại mà còn vượt lên nhiều tiểu thuyết khác, để đứng ở hàng đầu
về quy mô và tầm vóc phản ánh…”. Dưới chín tầng trời, đó là toàn cảnh nhân

gian; và với cái tên sách đó, Dương Hướng dẫn dắt người đọc đi gần trọn một
thế kỷ của lịch sử dân tộc, với những chuyển động, những biến đổi, những
bước ngoặt qua số phận của nhiều chục nhân vật, không nhân vật nào không
phải trải những va đập của lịch sử mà thay đổi và biến dạng cả số phận, để trở
thành hoặc là tội nhân hoặc là nạn nhân; để được là chính nhân hoặc là phế
nhân; là thiện nhân hoặc ác nhân. Phong Lê cũng chỉ ra sự tìm tòi, đổi mới về
cách viết của Dương Hướng sao cho vừa chuyển tải được nội dung một cách
hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc: “33 chương,
không theo tuyến tính thời gian mà là theo sự lắp ghép và cấu trúc các khối
7
đời, vừa độc lập với nhau, vừa xen cài vào nhau, qua đó là hướng đi, là cách
đi của lịch sử - như một nhân vật vô hình đầy quyền năng. Đọc Dưới chín
tầng trời cần tính đến sự ám ảnh của "nhân vật" vô hình này, với sự chi phối,
sức ngự trị của nó trong mọi hành vi, ứng xử của con người. Lịch sử, qua
Dưới chín tầng trời, đó là cả một cuộc chơi lớn; nói cách khác là kẻ cầm
chịch cho cuộc chơi. Những biểu tượng, cũng có thể xem là những tìm tòi
hoặc sáng tạo của Dương Hướng”[22].
Như vậy trừ cuốn Trần gian người đời, hai cuốn tiểu thuyết Bến không
chồng và Dưới chín tầng trời thực sự được dư luận quan tâm.  Qua việc khảo
sát một số bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, một số khóa luận
tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ như: Khóa luận của Phạm Nguyên Giang với đề
tài “Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời của nhà văn
Dương Hướng ”; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Phương Thảo với đề tài “Tiểu
thuyết Dương Hướng (Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời)”, chúng
tôi thấy những bài viết này ít nhiều đã đề cập đến vấn đề nội dung tư tưởng
cũng như về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Dương
Hướng. Trong Luận văn của mình chúng tôi xin đi vào nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật, để góp phần khẳng định giá trị của các
tác phẩm cũng như những đóng góp của nhà văn Dương Hướng trong nền tiểu
thuyết đương đại Việt Nam.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đặt vấn đề nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
của nhà văn Dương Hướng, luận văn hướng tới việc khám phá, phát hiện
cách nhìn và thể hiện thân phận con người trong tiểu thuyết của nhà văn
Dương Hướng. Từ đó thấy được đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi
đương đại nói chung và nền văn học dân tộc nói chung.
8
3.2. Đối tượng
Luận văn sẽ khảo sát tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng trên
phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật làm đối tượng nghiên cứu. Từ đó
tìm kiếm và khẳng định sự linh hoạt và những nét riêng độc đáo trong ngòi
bút nhà văn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khai thác ba tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng
Bến không chồng (1990); Trần gian người đời (1991); Dưới chín tầng trời
(2007). Và ở một chừng mực nhất định sẽ có sự so sánh, đối chiếu với tác
phẩm của một số nhà văn khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
Luận văn nghiên cứu tiểu thuyết của Dương Hướng như một quá trình
vận động liên tục của những quan niệm về con người, về hiện thực và về bút
pháp, từ đó lý giải những tương tác giữa hoàn cảnh lịch sử - xã hội với khát
vọng sáng tạo của nhà văn.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương
Hướng, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm
khác nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm.
4.3. Phương pháp khảo sát, thống kê
Trong khi phân tích tác phẩm luận văn sử dụng các phương pháp khảo

sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển
khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ.
4.4. Phương pháp phân tích
9
Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận
văn đi sâu vào phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng,
nằm trong tiến trình đổi mới văn học từ sau 1986.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
Với luận văn này, người viết cố gắng làm nổi bật những nét độc đáo về
nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn.
Góp phần khẳng định tài năng và vị trí và đóng góp của Dương Hướng
trong nền văn học mới, giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn
này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm có ba chương:
Chương một : Tiểu thuyết Dương Hướng trong tiến trình đổi mới tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
Chương hai : Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng.
Chương ba : Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Dương Hướng.
10
NỘI DUNG
Chương 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG TIẾN
TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Những đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986
    1.1.1. Về phương diện nội dung
Có người cho rằng tiểu thuyết là “máy cái”[8,tr.123] của cả nền văn
học thật đúng. Qua tiểu thuyết, chúng ta nhìn thấy sự khúc xạ một cách rõ
nhất sự vận động của đời sống xã hội. Nhìn tổng quan nền tiểu thuyết đương

đại Việt Nam, ta thấy có những dấu hiệu chuyển biến đáng mừng từ chủ đề
đến phương thức biểu hiện của tác phẩm. Các nhà văn đã cố gắng bám sát vào
hiện thực cuộc sống, hoặc nhìn nhận lại quá khứ ở những khía cạnh khác nhau
qua đó đưa ra những vấn đề mang tính cấp thiết của thời đại.
Sau 1975, đề tài chiến tranh vẫn được nhiều cây bút tiểu thuyết quan
tâm . Sức hấp dẫn của hai cuộc kháng chiến thần thánh vẫn luôn là nguồn cảm
hứng không bao giờ vơi cạn. Một loạt cuốn tiểu thuyết về chiến tranh cuối
những năm 1970 được viết ngay khi chiến tranh vừa kết thúc với ấn tượng
còn nóng hổi của những nguồn tư liệu “mắt thấy tai nghe”, chưa đủ thời gian
để lắng lại, nhưng vì thế mà nó sinh động và đặc biệt là rất kịp thời đáp ứng
nhu cầu của người đọc muốn hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu. Miền cháy,
Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn gió lốc
(Khuất Quang Thụy), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Mở rừng (Lê Lựu) vv… là
những cuốn tiểu thuyết đã tái hiện được hiện thực chiến tranh rộng lớn, khốc
liệt một cách chân thực và sắc nét.
Tuy nhiên, bớt hẳn cái nhìn giản đơn, dễ dãi như nhiều tác phẩm giai
đoạn trước, những cuốn tiểu thuyết này có nét mới ở chỗ đã không né tránh
khía cạnh tổn thất đau thương của chiến tranh, đặc biệt là những cảnh ngộ,
những mảng tâm trạng hết sức riêng tư nhưng giàu tính nhân bản… Bên cạnh
11
đó, các nhà tiểu thuyết đã không ngần ngại đi vào khám phá những hạn chế,
góc khuất của lịch sử. Cũng chính vì thế mà tiểu thuyết chiến tranh đã gây ra
được tiếng vang lớn và làm xôn xao nền văn học nước nhà: Đất trắng của
Nguyễn Trọng Oánh; Chim én bay của Nguyễn Trí Huân; Miền cháy của
Nguyễn Minh Châu; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng,
Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai; Thời xa vắng của Lê Lựu; Bến không
chồng, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng Những mảng hiện thực mà
văn học ở giai đoạn trước chưa kịp phản ánh hoặc né tránh thì nay được tiếp
tục khai thác với những cảm hứng mới - cảm hứng bi kịch nhân văn, cảm
hứng nhận thức lại, cảm hứng trào lộng…

          Các tác phẩm viết về cuộc sống hiện tại cũng nhiều trăn trở hơn. Những
màu sắc thẩm mĩ đa dạng của cuộc sống thực như: cái cao cả, cái thấp hèn, cái
hài và cái bi, chất sử thi và chất trữ tình, chất văn xuôi và chất thơ…cùng đan
cài vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
Đầu những năm 80 đánh dấu bước chuyển mạnh của văn xuôi nói
chung và tiểu thuyết nói riêng với những đề tài gia đình, tình yêu, những vấn
đề đạo đức - thế sự, hướng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những
chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại.
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 so với tiểu thuyết trong thời kỳ chiến
tranh đã có nhiều chuyển biến mới từ đề tài, cốt truyện, nhân vật, đến thể loại
và thi pháp. Đó là sự chuyển hướng dần từ tư duy sử thi sang tư duy thế sự,
chuyển từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang chiêm nghiệm, suy tư. Ta đã
quen bắt gặp cái nhìn rạch ròi thiện - ác, bạn - thù trong thời kỳ trước thì
trong tiểu thuyết đương đại là cái nhìn đa chiều phức tạp về hiện thực và số
phận con người. Vẫn còn tiểu thuyết mang tinh thần sử thi nhưng không mấy
thành công. Đề tài lịch sử đang dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư
gắn với nhu cầu công bố kinh nghiệm cá nhân. Tiểu thuyết đã dám nhìn vào
12
những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, những mặt tối của cuộc sống bằng
cái nhìn trung thực và táo bạo: “Hiện thực về con người trở nên phong phú
nhiều chiều…có mẫu người như một sản phẩm của trạng thái hoài nghi, bên
cạnh “con người ý thức” còn có “con người vô thức”, bên cạnh “con người tự
nhiên” có “con người tâm linh”, có người “lớn hơn thân phận mình”, lại có
người “bé nhỏ hơn tính người của mình” [10,tr.22].  
Từ giữa thập kỉ 80 đến đầu thập kỉ 90 nổi lên khuynh hướng tiểu thuyết
“nhận thức lại hiện thực”: “Nếu ở giai đoạn văn học trước, con người là
phương tiện biểu đạt cái lịch sử thì bây giờ lịch sử lại trở thành phương tiện
để biểu đạt con người. Mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực như vậy là đã
thay đổi cơ bản…Lịch sử theo kinh nghiệm cộng đồng chuyển thành lịch sử
theo kinh nghiệm cá nhân”[10,tr.23]. Biết bao vênh lệch trong thói quen,

trong chuẩn mực giá trị, biết bao bi kịch chưa hề xuất hiện trong chiến tranh,
bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến - đó là những bức xúc, nhức nhối
mà văn học hôm nay cố gắng phản ánh. Nhà văn không thể chỉ dựa vào kinh
nghiệm cộng đồng như trước đây được nữa. Giờ đây, họ phải dựa cả vào kinh
nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm
đến những suy đoán, dự cảm, thậm chí vượt khỏi thói quen và chuẩn mực
thông thường khi phản ánh và lí giải hiện thực - cái hiện thực đầy biến ảo
trong muôn ngàn dạng thái của những số phận đời tư, những tình trạng đạo
đức xã hội. Thời xa vắng của Lê Lựu là tác phẩm thành công mở đầu cho
khuynh hướng này. Trong tác phẩm Lê Lựu không chỉ đặt vấn đề nhân cách
con người mà còn phân tích tác động ngặt nghèo của hoàn cảnh khiến con
người bị hoàn cảnh nhào nặn thành kẻ buông xuôi không tự định đoạt được
cuộc sống của mình. Các nhà văn quan tâm nhất tới số phận con người và bi
kịch đời thường của họ, đó là bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa sự cố
gắng vươn lên và sự bị kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản… Những
13
mạch ngầm và ghềnh thác của mỗi phận người trong và sau chiến tranh được
khai thác toàn vẹn hơn (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh), đề xuất những
phép ứng xử với lịch sử (Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc - Nguyễn Huy
Thiệp), với cuộc sống hiện tại (Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc
Trường), thể hiện thái độ tích cực đối với cuộc đấu tranh tự hoàn thiện nhân
cách, phẩm giá con người (Bức tranh- Nguyễn Minh Châu). Khám phá cái thế
giới phức tạp của con người cá nhân trở thành cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ
của các nhà văn. Tiểu thuyết giai đoạn này đã “quan niệm con người cá nhân
như một nhân cách, một nhân cách kiểu mới” . Đó là những con người vừa có
khiếm khuyết, vừa đẹp đẽ, thánh thiện. Đặc biệt, ở giai đoạn văn học này, các
cây bút đã đi vào khám phá con người tự nhiên và những chiều sâu bí ẩn của
tâm linh, tiềm thức, vô thức. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương … đều nhấn mạnh phương diện bản
thể tự nhiên của con người, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy “hòa âm” và

“nghịch âm” trong tiểu thuyết đương đại.
Tiểu thuyết đời tư thế sự cũng chiếm một phần không nhỏ trong nền
tiểu thuyết Việt Nam. Những tác phẩm như: Nước mắt đỏ của Trần Huy
Quang; Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và của Nguyễn Khải; Mùa lá rụng
trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Thiên
sứ của Phạm Thị Hoài; Tường thành của Võ Thị Xuân Hà; Gia đình bé
mọn của Dạ Ngân; Cõi mê của Triệu Xuân; Dòng sông mía của Đào
Thắng; Tấm ván phóng dao của Mạc Can là những tác phẩm nghiêng về
khai thác những cảnh ngộ, số phận con người trong cuộc sống ở cả chiều
thuận lẫn chiều nghịch của nó. Số phận con người trong tiểu thuyết ngày nay
được trình bày như những ẩn số, một thế giới đầy bí ẩn. Con người được khai
thác một cách toàn diện hơn trong sự phức tạp đa chiều về tính cách chứ
không còn là cái nhìn đơn giản một chiều như trước kia. Cái nhìn về hiện thực
14
và tâm hồn con người được bao quát một cách toàn diện hơn. Với tinh thần
thẳng thắn cộng với tài năng và lương tâm của người cầm bút, các nhà tiểu
thuyết đã không ngại va chạm, cố gắng mổ xẻ hiện thực cuộc sống và tâm hồn
con người một cách chân thật hơn, sinh động hơn. Trong giai đoạn này, vấn
đề tính dục cũng được các nhà tiểu thuyết chú ý tới trên phương diện là một
lĩnh vực riêng của đời sống cá nhân. Các nhà văn đã không ngần ngại miêu tả
sắc dục, tình yêu nhục thể trong trang sách của mình, điều mà trước kia còn
rất hạn chế trong văn học. Những tác phẩm: Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái, Chinatown, Pari 11 tháng 8 của Thuận đã góp phần đem lại cái nhìn
mới về vấn đề được coi là nhạy cảm trong văn học.
Bên cạnh những tác phẩm của các tác giả trong nước, tiểu thuyết đương
đại Việt Nam hôm nay đa dạng hơn, phong phú hơn nhờ sự bổ sung của các
cây bút hải ngoại. Tác phẩm của họ giúp cho ta hiểu thêm cuộc sống của
người Việt nơi đất khách quê người, đồng thời những tác phẩm này cũng có
những đóng góp nhất định trong quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết . Có
thể kể đến các tác giả tiêu biểu, ít nhiều đã quen thuộc với bạn đọc Việt như:

Thuận với Made in Vietnam, Chinatown, Paris 11 tháng 8; Lê Ngọc Mai
với Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc; Lê Minh Hà với Gió từ thời khuất mặt;
Bùi Việt Sỹ với Người đưa đường thọt chân; Hữu Đạt với Hai đầu của bức
thư tình
Những nỗ lực đó của các nhà tiểu thuyết đã tạo nên một diện mạo mới
cho tiểu thuyết Việt Nam hôm nay.
1.1.2. Về phương diện nghệ thuật
Nếu quan tâm đến đời sống của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam,
chúng ta dễ dàng nhận ra sự thay đổi khá mạnh mẽ trong nghệ thuật viết tiểu
thuyết. Cái sự thay đổi đó là lẽ tất yếu trong dòng chảy chung của nền văn học
đương đại đồng thời nó phù hợp với xu thế vận động của thời đại.
15
Một trong những thay đổi trong tiểu thuyết đương đại hôm nay là thay
đổi trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đây là điều quan trọng nhất để tạo
nên những vận động trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Sống trong môi
trường công nghiệp hóa hiện đại hóa, con người không còn “ngây thơ”, đòi
hỏi văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng không phải “giảng đạo” mà là
phương tiện để giúp con người khám phá chính mình. Đồng thời văn chương
cũng là một phương tiện giải trí chứ không phải là “văn dĩ tải đạo” như trước.
Chính vì thế mà tư duy nghệ thuật của các nhà tiểu thuyết cũng phải thay đổi.
Các nhà tiểu thuyết hiện nay đã chú ý tiếp cận và khai thác sâu hơn những vấn
đề của cuộc sống thường nhật. Không những thế, họ còn đi sâu vào khai thác
đời sống tâm hồn của con người ở mọi tầng bậc khác nhau. Họ cố gắng
“phanh phui” mọi ngóc ngách trong tâm hồn con người cũng như trong đời
sống. Từ những thay đổi trong tư duy, trong cách nhìn dẫn đến biến đổi trong
nghệ thuật của tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Cùng với sự đổi mới về nội dung, các nhà văn đã cố gắng tìm tòi, thể
hiện những cách tân về phương diện nghệ thuật. Cùng với những cốt truyện
giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Những tác phẩm truyền
thống có kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc (Thời xa

vắng - Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, Vầng
lửa ngũ sắc - Ngô Văn Phú, Cỏ thiêng - Hồng Phi…). Bên cạnh đó là những
tiểu thuyết được làm mới với cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, mơ hồ, co giãn, khó
tóm tắt, khó kể lại, kết thúc mở ( Ngược dòng nước lũ - Ma Văn Kháng, Ăn
mày dĩ vãng - Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Chim én bay -
Nguyễn Trí Huân, Cơ hội của Chúa - Nguyễn Việt Hà…). Đối tượng phản
ánh của văn học cũng đã được di chuyển từ một “quá khứ tuyệt đối” sang một
hiện tại chưa hoàn thành cùng những nhân vật chưa hoàn kết. Từ vai trò đại
diện cho sức mạnh, tầm vóc, trí tuệ và vẻ đẹp cộng đồng đến sự đại diện cho
16
bản chất “người” trong mỗi cá nhân, vị trí của nhân vật đã có sự di chuyển từ
khoảng cách cao cả tôn kính tới sự gần gũi đời thường (Mưa Nhã Nam -
Nguyễn Huy Thiệp). Đó không phải là sự hạ thấp nhân vật, trái lại đó là cách
thể hiện toàn vẹn hơn các nhân vật, là sự khẳng định tính dân chủ, tích cực
của văn chương, khiến cho văn chương trở về gần hơn với cuộc đời, với con
người. Chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mờ nhạt hơn mà thay
vào đó nhân vật chủ yếu được nhà văn gửi gắm một tư tưởng nào đó (Thiên
Sứ - Phạm Thị Hoài), là phương tiện để nhìn lại quá khứ (Bước qua lời
nguyền - Tạ Duy Anh), quan sát sự thăng trầm của số phận (Thời xa vắng - Lê
Lựu)… Để khắc họa chân dung nhân vật đầy đặn hơn, các nhà văn đã sử dụng
kỹ thuật đồng hiện, độc thoại nội tâm (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai) sử dụng
huyền thoại (Con gái thủy thần - Nguyễn Huy Thiệp), đa giọng điệu (Đi tìm
nhân vật - Tạ Duy Anh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn
Minh Châu)…
Con người không còn thuần túy là đối tượng văn học ngợi ca mà còn là
đối tượng để nhà văn nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đối chứng. Do đó,
giọng điệu trần thuật từ trang trọng tôn kính chuyển sang thân mật, suồng sã
đời thường. Lối viết đa thanh, phức điệu cũng được sử dụng triệt để. Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu thể hiện khá thành
công giọng điệu đa thanh.

Ngoài đối thoại, độc thoại nội tâm cũng là một thủ pháp nghệ thuật có
hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
đầy bí ẩn của nhân vật. Đặc biệt kĩ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng
hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao…để nhân vật
tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý
thức con người. Nhà văn khơi sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con người,
khai thác “con người ở bên trong con người”. Thủ pháp này thể hiện rõ trong
17
các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ( Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),
Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài)…
Tiểu thuyết đương đại đang có hiện tượng co ngắn lại. Nhìn lại bộ mặt
của tiểu thuyết những năm đầu thập niên chín mươi của thế kỉ XX đến nay, ta
thấy đa số các tác phẩm chỉ có khoảng vài trăm trang trở lại như: Thiên sứ của
Phạm Thị Hoài có 180 trang, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh có 338
trang, Bến không chồng của Dương Hướng có 281 trang, Tạ Duy Anh với Lão
Khổ có 260 trang, Đi tìm nhân vật có 225 trang, Thiên thần sám hối có 125
trang; Nguyễn Bình Phương với Thoạt kỳ thủy có 158 trang; Lạc rừng của
Trung Trung Đỉnh có 190 trang; Mạc Can với Tấm ván phóng dao có 197
trang; Thuận với Phố Tàu có 222 trang Có thể thấy tiểu thuyết đương đại đa
số mang hình thức của một truyện dài nhưng lại có sự dồn nén lớn về nội
dung phản ánh. Chính điều này đã góp phần tạo nên tính thơ và triết lý trong
tiểu thuyết đương đại. Chất triết lý toát ra từ những suy tư, những tranh biện
trong độc thoại và cả đối thoại của nhân vật. Chất thơ lại thể hiện trong những
mơ mộng, những cảm xúc của nội tâm con người hay ở chất liệu huyền thoại.
Mặt khác, trong tiểu thuyết hôm nay nảy sinh cuộc đối thoại ngầm giữa nhà
văn với độc giả. Cuộc đối thoại ngầm này được thực hiện thông qua điểm
nhìn của tác phẩm. Nếu trước kia, trong tác phẩm chỉ có một điểm nhìn: điểm
nhìn người kể chuyện, thì giờ đây, mỗi tác phẩm được soi chiếu bởi nhiều
điểm nhìn khác nhau. Điểm nhìn của tác phẩm được đặt vào nhiều nhân vật
khác nhau để soi chiếu một cách đa chiều, tạo nên sự đa dạng trong giọng

điệu trần thuật. Bởi thế, khi tiếp cận với tác phẩm người đọc phải đặt mình
vào những nhân vật khác nhau, những tình huống, hoàn cảnh khác nhau để
nhìn nhận vấn đề. Có nghĩa là người đọc phải chủ động suy nghĩ và cùng sáng
tạo với nhà văn. Điều này tạo nên sự hứng thú trong sự sáng tạo tác phẩm của
nhà tiểu thuyết cũng như trong sự tiếp nhận của người đọc.
18
Các thi pháp nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại cũng được các nhà tiểu
thuyết vận dụng trong sáng tạo tác phẩm. Bằng việc lắp ghép các mảng tâm
trạng, những mảnh vụn của đời sống không theo trật tự của thời gian, tiểu
thuyết đã phản ánh cuộc sống một cách đa chiều đầy phức tạp. Chính điều này
làm cho quan niệm về tiểu thuyết trong truyền thống bị mờ dần đi, và mang
đến cho tiểu thuyết một diện mạo mới.
Như vậy giai đoạn này các nhà văn đã có những cố gắng tìm tòi, có sự
cách tân về cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật làm cho diện
mạo văn học trở nên phong phú hơn. Dương Hướng là nhà văn vẫn trung
thành với phong cách truyền thống nhưng có mở rộng đào sâu. Tiểu thuyết
của ông dễ đọc, có những cái mới trong cách xử lý hình tượng, xây dựng nhân
vật nhưng không tạo ấn tượng về một hiện tượng cách tân. Sức hấp dẫn trong
tiểu thuyết của nhà văn là ở sự dung dị, rất đời thường nhưng không kém
phần sâu sắc với một văn phong mộc mạc, tự nhiên pha chút hài hước châm
biếm…
1.2. Vị trí tiểu thuyết Dương Hướng trong bối cảnh đổi mới của tiểu
thuyết Việt Nam
Không phải là một nhà văn lớn và có những tuyên ngôn nghệ thuật có
tính chất khai sáng, mở đường, nhưng Dương Hướng khi dấn thân vào nghiệp
cầm bút cũng đã tự xác định cho mình một quan niệm về nghề văn khá rành
rõ: “ Cái đích cuối cùng của văn học, theo tôi, là phản ánh những nỗi niềm
của con người trong xã hội. Cũng có người trước sau cứ nói đến cá
nhân,nhưng cá nhân đó phải gắn với xã hội thì tác phẩm mới lớn được, mới
có tầm được… Hơn nữa, một khi người viết, viết bằng cả cái tâm của mình thì

tôi tin sẽ được xã hội chấp nhận….Cái khó là viết sao cho hay, cho có tầm tư
tưởng. Bởi tôi quan niệm, trong văn học, không có chuyện đề tài cũ -
mới”[22].
19
Tác phẩm của Dương Hướng đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt bởi
quan niệm văn chương của ông gần gũi với mối quan tâm của họ. Ông nói:
“Nhiệm vụ cao cả của nhà văn là kiếm tìm cái đẹp và phải biết khai thác tới
tận cùng để nhìn cho thấu cả nỗi khổ đau và niềm đam mê khát vọng trong
tâm hồn con người” (Bến không chồng - Bến đỗ văn chương); "Khi viết tôi
không quan tâm đến chuyện mới hay cũ, đối tượng độc giả già hay trẻ. Quan
trọng là cái tâm của người cầm bút nói được tiếng nói của nhân dân, nỗi lòng
của người cần lao"[22].
Những đề tài Dương Hướng đề cập tới  không phải là những đề tài mới.
Tuy nhiên, với sự sắc sảo, vốn sống phong phú cộng thêm lòng dũng cảm,
Dương Hướng thuộc số nhà văn dám len lỏi vào những vấn đề tế nhị, nhạy
cảm của xã hội thời hậu chiến cũng như thời đổi mới để đem đến cho độc giả
cái nhìn chân thực, có chiều sâu. Sự ra đời của tiểu thuyết Bến không chồng ở
thời điểm 1990 quả đã "góp được một cái nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước
trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những mấy chục năm; với gánh nặng
không phải là chỉ chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm lạc
của con người trong thời kỳ lịch sử có quá nhiều biến động và thử thách, mà
tất cả những ai "do lịch sử để lại" không đủ tầm và sức để vượt qua nó"[22].
Đó là những hệ lụy từ Cải cách ruộng đất, từ phong trào Hợp tác hóa, là
những nề nếp tâm lý, ý thức hủ lậu trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Tất
cả đều có thể trở thành những nguyên cớ gây tai họa mà con người phải nhẫn
nhịn chịu đựng trong một thời gian dài như một áp đặt của định mệnh. Chỉ
đến giai đoạn chuyển giao giữa hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, con
người mới chợt bừng tỉnh và nhận ra mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân
của lịch sử. Người đọc không khỏi lặng đi suy nghĩ khi đọc những câu văn:
"Con cắn rơm, con cắn cỏ con lạy ông Ông hãy cứu lấy thằng Tốn. Nếu

×