Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 161 trang )

























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
==========






ĐINH VĂN ĐIỆP





NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG










LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM










HÀ NỘI, 2014
























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
==========






ĐINH VĂN ĐIỆP



NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG











HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Trương Đăng Dung – ngƣời thầy trực tiếp hƣớng
dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học hiện đang làm
công tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam, Phòng Sau Đại
học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời
thân, yêu đã luôn động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện đề
tài này.
Luận văn đƣợc hoàn thành song không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn


Đinh Văn Điệp








LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi, do PGS.TS. Trương Đăng Dung trực tiếp hƣớng
dẫn. Kết quả thu đƣợc là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc
công bố trong công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn


Đinh Văn Điệp































CÁC QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. Nxb.: Nhà xuất bản.
2. Tp.: Thành phố.
3. PGS.: Phó giáo sƣ.
4. TS.: Tiến sĩ.












































MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Những nghiên cứu về tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam
sau 1975 đến nay 3
2.2. Những nghiên cứu có tính gợi mở về tâm thức hiện sinh
trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương 5
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 11
4. Mục đích nghiên cứu 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
6. Bố cục của luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chƣơng 1: TỪ TRIẾT HỌC HIỆN SINH ĐẾN VĂN HỌC HIỆN SINH 14
1.1. Vài nét về triết học hiện sinh 14
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học hiện sinh 14
1.1.2. Xung quanh khái niệm hiện sinh 17
1.1.3. Những đại diện tiêu biểu 21
1.1.4. Những nội dung cơ bản 28
1.2. Khái quát về văn học hiện sinh 33
1.2.1. Những nguyên nhân hình thành 33
1.2.2. Những tác gia văn học hiện sinh tiêu biểu 35
1.2.3. Những nội dung cơ bản của văn học hiện sinh 38
1.3. Sự hiện diện của triết học hiện sinh và văn học hiện sinh ở Việt Nam 40
1.3.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 40
1.3.2. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay 49



1.2.3. Tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình
Phương 53
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH
PHƢƠNG 58
2.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết 58
2.1.1. Khái niệm nhân vật 58
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết 59
2.1.3. Quan niệm về nhân vật mang tâm thức hiện sinh 62
2.2. Đặc điểm của nhân vật mang tâm thức hiện sinh 63
2.2.1. Nhân vật tồn tại trong sự hoài nghi và xa lạ 63
2.2.2. Nhân vật bị ám ảnh bởi cái chết 92
2.2.3. Nhân vật chủ động dấn thân kiếm tìm 97
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC
HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH
PHƢƠNG 105
3.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật 105
3.1.1. Nhân vật bị mờ hóa chân dung 105
3.1.2. Khắc họa ngoại hình thông qua cử chỉ hành động 108
3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 110
3.2.1. Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ người kể chuyện 110
3.2.2. Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ nhân vật 113
3.3. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian sống của nhân vật 117
3.3.1. Không gian mê cung 117
3.3.2. Thời gian huyền thoại 127
KẾT LUẬN 136
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX đã nhanh chóng
trở thành điểm tựa của con ngƣời trƣớc sự khủng hoảng của triết học duy nhiên.
Cho đến nay, cùng với hiện tƣợng luận, chủ nghĩa hiện sinh vẫn đƣợc phƣơng Tây
coi là “khám phá lớn về triết học thế kỉ XX” [64; tr. 38]. Do lấy nỗi lo về sự tồn tại
của con ngƣời làm tôn chỉ, triết học hiện sinh đã làm nên một phong trào rộng lớn
và sôi nổi trong đời sống xã hội phƣơng Tây những năm 1950 - 1970, trong đó có
văn học với các tên tuổi lừng danh nhƣ Jean – Paul Sartre, A. Camus
1.2. Ở Việt Nam, sau khi đƣợc “nhập cảng” cùng bƣớc chân xâm lƣợc của đế
quốc Mĩ, chủ nghĩa hiện sinh đã từng bƣớc li khai khỏi mục đích chính trị để lan tỏa
sâu rộng vào đời sống đô thị miền Nam những năm 1954 – 1975 trong đó có văn
học. Và thực tế đã cho thấy, đời sống sáng tác cũng nhƣ lí luận – phê bình văn học
ở miền Nam đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng hiện sinh chủ nghĩa. Nhiều tiểu
thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Dƣơng
Nghiễm Mậu đƣợc viết theo những luận đề của triết học hiện sinh. Bên cạnh đó,
các nhà lí luận - phê bình cũng lấy triết học hiện sinh làm cơ sở mỹ học để cắt nghĩa
các hiện tƣợng văn học. “Dƣờng nhƣ các phạm trù trong triết học hiện sinh nhƣ: hư
vô, lo âu, buồn nôn, phi lí, tự do, tha nhân, nổi loạn, dấn thân đều đƣợc các nhà
phê bình xem nhƣ một hệ giá trị ứng dụng vào phê bình văn học” [14; tr. 145].
Nhiều tác phẩm văn học cổ điển cũng đƣợc “hiện đại hóa” dƣới cái nhìn của triết
học hiện sinh. Chính những gợi dẫn quan trọng và thú vị này là sự khích lệ chúng
tôi vận dụng triết học hiện sinh vào việc cắt nghĩa hai hiện tƣợng tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại: Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng.
1.3. Diện mạo văn học Việt Nam từ 1986 đến nay hết sức phong phú, đa dạng
với không khí dân chủ cao độ. Tiểu thuyết cũng trở thành sân chơi bình đẳng và
giàu tiềm năng, thu hút nhiều cây bút muốn thể hiện tài năng và khát vọng sáng tạo
của mình. Đổi mới tiểu thuyết là đề tài đƣợc bàn luận khá sôi động. Từ các nhà lí
luận, phê bình đến đội ngũ sáng tác tiểu thuyết đều đƣa ra những ý kiến, nhận định

2

sôi nổi trong đời sống sáng tác và học thuật. Sức hấp dẫn của thể loại cũng là lí do
để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu.
1.4. Milan Kundera, tiểu thuyết gia xuất sắc ngƣời Pháp gốc Tiệp cho rằng:
“Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng ở đó con ngƣời còn có thể giữ
đƣợc mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể của nó” [85; tr. 73]. Nhận
định này đã nhấn mạnh đến khả năng tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống một
cách toàn vẹn và sinh động thông qua các mối quan hệ đa tạp của con ngƣời.
Tiếp cận tiểu thuyết Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng, tác giả luận văn
nhận thấy, mặc dù số lƣợng tiểu thuyết trình làng nhiều ít khác nhau, nhƣng cả hai
tác giả đều gây những chấn động mạnh mẽ cho văn đàn và nhất là những ý kiến
khác nhau từ phía bạn đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm. Lựa chọn đề tài nghiên
cứu này, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm một cách nhìn mới khi tìm hiểu
những tiểu thuyết không dễ đọc này. Những tiểu thuyết “chƣa hoàn thành”, mang
ám ảnh khôn nguôi về thân phận con ngƣời.
Luận văn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và
Nguyễn Bình Phƣơng còn bởi những lí do sau:
- Số lƣợng tác phẩm của hai nhà văn có thể giúp chúng tôi đƣa ra những kiến
giải, đánh giá theo hƣớng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu. Từ thực tế sáng tác
cho thấy sự đa dạng trong tiếp thu và phát triển tâm thức hiện sinh ở mức độ đậm
nhạt khác nhau, trên những khía cạnh khác nhau của tác phẩm văn học.
- Nghiên cứu đề tài “Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của
Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương” là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Đó cũng là
con đƣờng thuận lợi để tác giả luận văn có đƣợc cái nhìn khách quan và khoa học
về những đóng góp của các nhà văn trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam. Đồng
thời, những khó khăn và kết quả bƣớc đầu trong quá trình thực hiện luận văn sẽ là
bài học hữu ích cho tác giả tìm hiểu về văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại nói riêng trên bƣớc đƣờng nghiên cứu sau này.



3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua hệ thống tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy, vấn đề tâm thức hiện
sinh trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đã trở thành đề tài khá hấp dẫn, đƣợc giới
nghiên cứu, phê bình để tâm. Trong số đó phải kể đến một số ý kiến có bàn luận
trực tiếp đến những biểu hiện của tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
và Nguyễn Bình Phƣơng. Tuy nhiên, các ý kiến mới dừng lại trên tinh thần nghiên
cứu tổng quan hoặc bàn luận tản mạn trong một vài tác phẩm đơn lẻ. Trƣớc tình
trạng này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến đƣợc xem là xác
đáng, cụ thể nhất và có tính gợi mở để tác giả luận văn triển khai đề tài nghiên cứu.
2.1. Những nghiên cứu về tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam sau 1975
đến nay
Nhìn một cách tổng quan, văn học Việt Nam từ sau 1975 mang một diện mạo
phức tạp, sự phức tạp này vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện thực đã sản sinh ra nó
vừa là hệ quả của quá trình tiếp nhận những ảnh hƣởng từ nhiều lối viết khác nhau.
Xuất phát từ thực tế đời sống văn học, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến sự xuất
hiện trở lại của tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay với
các ý kiến sau:
- Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Vài đặc điểm của văn xuôi hiện đại
Việt Nam”, đã chỉ ra sự xuất hiện những luận đề triết học hiện sinh trong sáng tác
của một số tác giả văn xuôi Việt Nam sau 1975 nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,
Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng. Ông đã đi đến nhận xét: “Nhà
văn hậu hiện đại Việt Nam”, phải chăng đang “làm lại” một thứ chủ nghĩa hƣ vô,
phi lý nhƣ văn học hiện sinh, văn học phi lý của J.P. Sartre, A.Camus?” [134].
Qua ý kiến này, Đỗ Ngọc Thạch đã hƣớng đến sự xác lập một dòng văn học
chịu ảnh hƣởng của triết học hiện sinh trong văn học Việt Nam kể từ sau 1975.
- Bằng tiểu luận dài hơi “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”, nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã có những phân tích thấu đáo sự thẩm

thấu của triết học hiện sinh đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
4

Thiệp với những câu hỏi về sự tồn tại của con ngƣời, nỗi cô đơn bản thể và hàng
loạt phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh nhƣ sau:
“Ý thức về chủ thể, thái độ dấn thân, lựa chọn, hành động của con ngƣời trƣớc
những tình huống, hoàn cảnh cụ thể… chủ yếu để lại dấu vết qua hai loại nhân vật
nam trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Loại thứ nhất thƣờng là những anh
hùng, danh nhân, thiên tài,… có vai trò, khả năng tác động đến lịch sử, tập tục, văn
hóa Loại thứ hai thƣờng là hạng đàn ông bặm trợn, giàu quái tính có chất “nổi
loạn” của con ngƣời cá nhân cực đoan, bƣớng bỉnh sống theo các quan niệm, triết lí
của mình” [144].
Sau những phân tích cụ thể, nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định khái quát:
“Đƣa “những ray rứt hiện sinh” “trở lại bằng con đƣờng hình tƣợng”, ám ảnh hiện
sinh trong truyện ngắn của anh thật rõ rệt, sâu sắc, đầy sức ngân vọng. Sẽ không hề
quá lời khi cho rằng: chính Nguyễn Huy Thiệp (cùng thế hệ của anh) đã mang lại
một sức sống mới cho chủ nghĩa hiện sinh – một học thuyết tƣởng nhƣ đã lỗi thời,
già cỗi – trong văn học ở đất nƣớc này” [144].
Từ những phát hiện này, Nguyễn Thành Thi đã khẳng định vai trò và những
ảnh hƣởng của tƣ tƣởng hiện sinh trong quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc
nhà.
- Tác giả Thái Phan Vàng Anh tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự xuất hiện của tƣ
tƣởng hiện sinh trong thể tài tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Con ngƣời hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mƣời năm đầu thế
kỉ XXI”, Thái Phan Vàng Anh đã hƣớng đến việc định danh cho những ảnh hƣởng
của triết học hiện sinh tới văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI bằng cụm từ “Cảm thức
hiện sinh”. Hơn nữa, chị còn nhận định:
“Tính đến nay, khi thế giới đã “phẳng” hơn trong thời đại toàn cầu hóa, tƣ
tƣởng hiện sinh một lần nữa lại trỗi dậy cùng với những tham vọng/bế tắc trong
nhận diện con ngƣời. Vấn đề con ngƣời hiện sinh trở lại trong văn học đƣơng đại,

nhất là trong những năm đầu của thế kỉ XXI, khi những tƣ tƣởng hiện sinh đang
5

dung hòa/va chạm với một quan niệm đa trị về thế giới cùng với sự khƣớc từ các đại
tự sự” [15; tr. 53].
Không chỉ đƣa ra bối cảnh sinh thành, qua phân tích, tác giả bài viết đã khái
quát những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong thế giới nhân vật tiểu thuyết
mƣời năm đầu thế kỉ XXI thành các đặc điểm nhƣ: nổi loạn và hành trình tìm kiếm
tự do, nỗi cô đơn bản thể, chấn thương – cái chết tượng trưng và hiện sinh tính dục.
Lí giải cho sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng hiện sinh đến đời sống văn học đƣơng
đại nhất là thể tài tiểu thuyết, tác giả viết:
“Dẫu có ý thức hay không, tiểu thuyết Việt Nam mƣời năm đầu thế kỉ XXI,
khi đề cập đến những trạng huống hiện sinh của con ngƣời hậu hiện đại cũng đã
“bắt gặp” tƣ tƣởng của Soren Kierkegaard, của Friedrich Nietzsche. Sự tƣơng đồng
trong tâm thức thời đại, tính chất tất yếu của các phƣơng diện đến con ngƣời nhƣ
một hữu thể hiện sinh, khiến văn học không ngừng tiếp tục trăn trở về đời sống hiện
sinh của con ngƣời” [15; tr. 61].
Bên cạnh những nhận xét mang tính khái quát, còn phải kể đến hàng loạt các
bài viết và luận văn Thạc sĩ đi sâu nghiên cứu và chỉ ra sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa
hiện sinh đến sáng tác của một số nhà văn nhƣ Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà,
Đoàn Minh Phƣợng Đây chính là những gợi mở để chúng tôi triển khai đề tài.
Chính từ thực tế sáng tác cũng đòi hỏi giới nghiên cứu phải xuất phát từ nhiều
lí thuyết khác nhau để tiếp cận bộ phận văn học mang trong mình sự đa tạp của
nhiều khuynh hƣớng này. Một trong những cách tiếp cận triển vọng là nhìn văn học
Việt Nam sau 1975 từ những luận điểm của triết học hiện sinh.
2.2. Những nghiên cứu có tính gợi mở về tâm thức hiện sinh trong sáng tác của
Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương
Tính đến nay, sẽ là khó khăn cho việc tổng kết và đƣa ra con số cụ thể có bao
nhiêu bài viết và công trình lựa chọn sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình
Phƣơng làm đối tƣợng nghiên cứu. Hơn thế, trong đó lại có những đánh giá dựa trên

những cách tiếp cận khác nhau, từ những lí thuyết chuyên biệt khác nhau. Đứng
trƣớc sự phong phú của nguồn tƣ liệu khảo sát, chúng tôi chỉ điểm lại những ý kiến
6

có đề cập ít nhiều đến vấn đề thân phận con ngƣời và có tính gợi mở trong việc chỉ
ra những yếu tố làm nên lối viết hiện sinh (mà chúng tôi gọi là tâm thức hiện sinh)
trong sáng tác của hai nhà văn trên.
2.2.1. Những ý kiến bàn đến tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh là nhà văn luôn trăn trở trên hành trình kiếm tìm con đƣờng riêng
để đến với trái tim bạn đọc. Chính những đột phá trong sáng tạo của Tạ Duy Anh
cũng là nguyên nhân khiến sáng tác của ông gây nhiều tranh cãi. Ngƣời khen, ngƣời
chê ồn ào. Có thể kể đến những ý kiến bàn luận đến thân phận con ngƣời trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh nhƣ:
Tác giả Việt Hoài trong bài viết “Tạ Duy Anh giữa làn ranh thiện – ác” đã
nhận xét thế này:
“ bản chất con ngƣời thì luôn luôn ở ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng
luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh với xã hội, với môi trƣờng, với
kẻ thù, với ngƣời thân, với chính bản thân mình. Không bao giờ họ đƣợc phép lựa
chọn một lần rồi xong, chƣa hết sự kiện này đã có tình huống khác,” [74].
Với nhận định này, tác giả đã đề cập đến sự ngẫu nhiên của con ngƣời trong
tiểu thuyết Tạ Duy Anh, con ngƣời luôn phải đặt mình vào những lựa chọn, phải
đấu tranh quyết liệt giữa thiện và ác.
Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Đặc điểm văn xuôi Việt Nam hiện đại”
đã đánh giá về cuốn Đi tìm nhân vật nhƣ sau:
“ Tạ Duy Anh đã sử dụng khá linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của chủ
nghĩa hiện sinh trong tác phẩm (nhƣ thủ pháp dòng ý thức và có chƣơng xuất hiện
lời thoại kiểu kịch phi lý ). Có thể nói, văn xuôi Việt Nam từ sau cao trào đổi mới
(1986), Đi tìm nhân vật chịu ảnh hƣởng của văn học hiện sinh, văn học phi lý rất
sâu đậm. Cái thế giới mà tác giả đã dẫn dụ ngƣời đọc vào là một thế giới cực kỳ phi
lý, trong đó là những con ngƣời cá nhân với nỗi cô đơn, lạc loài, bị bỏ rơi, là nỗi ám

ảnh về sự vong bản và tha hóa một cách nghiệt ngã” [134].
7

Với nhận định này, Đỗ Ngọc Thạch đã chỉ ra một cách cụ thể những biểu hiện
của tƣ tƣởng hiện sinh trong thế giới nghệ thuật Đi tìm nhân vật cũng nhƣ các thủ
pháp nghệ thuật đƣợc nhà văn sử dụng trong tác phẩm.
Báo Thể thao và văn hóa số 47, năm 2004 có đoạn viết:
“Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản đánh mất mình của
con ngƣời, dƣới sự giằng giật xiêu dạt của lịch sử. Trên con đƣờng truy tìm lại mặt
mình, cũng nhƣ khả dĩ gƣơng mặt thực của quá khứ, con ngƣời vấp phải và bị
phong tỏa bởi thói gian trá, đớn hèn, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy
nhất là tình yêu, tình cảm trong sạch bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực,
nhân đạo đối với những vết thƣơng, lỗi lầm của quá khứ” [18].
Qua nhận định này, tác giả bài báo đã chỉ ra đặc điểm của kiểu nhân vật vong
thân và hành trình tìm kiếm sự hiện diện của nhân vật trong thế giới phi lí và đầy
thù nghịch. Cũng trong bài viết này, tác giả bài báo tiếp tục nhận định về vấn đề
thân phận con ngƣời trong Thiên thần sám hối:
“Thiên thần sám hối gọn nhẹ và giản dị về hình thức. Bí ẩn về sự tồn tại đƣợc
đặt ra cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tƣơng lai trên miệng vực cái ác, chứa
đựng những ẩn số lớn về con ngƣời và nhân thế” [18]
Đặt câu hỏi “Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt
Nam sau 1986”, nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế khẳng định:
“Văn chƣơng Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm một giá trị thực sự nhân
bản trên cái cuộc sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lí giải những nỗi đày đọa
con ngƣời từ tiền kiếp” [141; tr. 72].
Từ ý kiến trên, tác giả đã chỉ ra trạng thái “dấn thân vào cõi lƣu đày” của
những nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Khẳng định sự xuất hiện những dấu hiệu của chủ nghã hiện sinh trong tiểu
thuyết Đi tìm nhân vật, tác giả Đoàn Ánh Dƣơng qua bài viết “Lối viết tiểu thuyết
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: trƣờng hợp Tạ Duy Anh” cho rằng:

“Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết chịu ảnh hƣởng của văn học phi lí phƣơng Tây
sâu đậm nhất. Rất ít khi, vấn đề con ngƣời cá nhân và sự thức nhận về cá nhân lại
8

đƣợc tiểu thuyết thể hiện một cách trọn vẹn đến vậy, nỗi ám ảnh về sự vong bản và
tha hóa lại sâu sắc đến mức nghiệt ngã đến thế” [38; tr. 110].
Bên cạnh những ý kiến trên, chúng tôi cũng chú ý đến luận văn “Thế giới nhân
vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh” của tác giả Vũ Lê Lan Hƣơng, in trong Thế giới
nghệ thuật Tạ Duy Anh và luận văn “Cảm thức về cái phi lí trong văn học Việt Nam
đƣơng đại (nhìn từ tác phẩm của Tạ Duy Anh), in trong cuốn Phi lí, hậu hiện đại và
trò chơi – Nghiên cứu văn học (Trường hợp Tạ Duy Anh) của tác giả Cao Tố Nga.
Những kết quả nghiên cứu trong đây cũng là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi
tiếp tục tìm hiểu nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
2.2.2. Những ý kiến bàn đến tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương
Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc mệnh danh là nhà văn “đẩy cuộc thăm dò vô thức
đi xa nhất” trong văn học Việt Nam đƣơng đại. Bằng chứng là phần lớn các ý kiến
đã chỉ ra sự ảnh hƣởng của phân tâm học đến lối viết của Nguyễn Bình Phƣơng.
Những phát hiện về đời sống nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phƣơng cũng đem đến cho chúng tôi nhiều gợi ý quý báu khi triển khai đề tài. Có
thể điểm qua những ý kiến sau:
Nhà phê bình Thụy Khuê trên website Sóng từ trường II đã có nhiều nhận định
quan trọng về hiện tƣợng tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng. Với tiểu thuyết Người
đi vắng, bà nhận thấy tính chất cô đơn trong thế giới nhân vật:
“Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều cô đơn, lạc lõng, mất liên lạc với
nhau và mất liên lạc với cuộc sống. Xã hội xung quanh cũng không hơn. Ðó là một
tập hợp của những khối cô đơn bên cạnh nhau, mỗi ngƣời đều mang cây thập tự của
riêng mình trên hành trình về cõi chết. Những thế hệ trƣớc cũng không khác gì.
Lƣơng Ngọc Quyến và Ðội Cấn là hai mẫu cô đơn anh hùng Dƣờng nhƣ mọi con
đƣờng kết hợp giữa ngƣời và ngƣời, ngƣời và vật đều vô nghĩa. Bởi con ngƣời

không thể kết hợp đƣợc với ai, dù "ai" đó là ai chăng nữa, cơn mƣa hay ngọn cỏ,
cây tùng hay cây bách. Con ngƣời bị kết án ngàn đời là khối cô đơn khổng lồ, sinh
ra và chết đi, vĩnh viễn, cô lập ”[82].
9

Nhận định này đã cho thấy thế giới nhân vật trong Người đi vắng tồn tại trong
cõi lƣu đày của cảm giác cô đơn và xa lạ. Từ sự lạ hóa trong mô hình phản ánh, Trí
nhớ suy tàn đƣợc nhà phê bình Thụy Khuê gọi tên thành “hiện thực hiện sinh” với
lập luận nhƣ sau:
“Cái hiện thực trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phƣơng là
một hiện thực hiện sinh trong trí tƣởng tƣợng của nhà văn, nó đã khác xa với hiện
thực chụp ảnh thời Balzac, đƣợc độc tôn và biến cải thành hiện thực tô hồng thời xã
hội chủ nghĩa. Hiện thực hiện sinh trong trí nhớ nhà văn vừa huyền ảo vừa đa
nghĩa Sự trở lại của hiện thực hiện sinh trong trí nhớ nhà văn đã nuôi dƣỡng
những trào lƣu tiểu thuyết nổi tiếng của thế kỷ XX nhƣ hiện thực huyền ảo Châu
Mỹ La Tinh, nhƣ phong trào tiểu thuyết mới ” [82].
Nhận ra bạo lực, u mê và con đƣờng dẫn dắt con ngƣời vào chốn lƣu đày,
khiến con ngƣời trở thành tha nhân, khi đọc Thoạt kỳ thủy, Thụy Khuê đã chỉ ra tác
phẩm này: “ là một bài thơ dài đẫm máu và nƣớc mắt, đẫm tang thƣơng, đầy huyễn
mộng, viết về hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không
biết mình đang đi dần đến toàn phần điên loạn” [83 - b]
Là cây bút phê bình hải ngoại nên Thụy Khuê sớm nhận ra những dấu hiệu của
chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng.
Bên cạnh Thụy Khuê, Đoàn Cầm Thi cũng là cây bút phê bình hải ngoại dành
nhiều sự quan tâm đến thân phận con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Bình
Phƣơng. Trong bài viết “Ngƣời đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc Người đi
vắng của Nguyễn Bình Phƣơng [chuyên đề Tình yêu và tình dục trong văn
chƣơng]”, theo bà: “Người đi vắng, tự cái tựa đó đã nói rất nhiều. Cô đơn. Lo sợ.
Vô hình. Bí ẩn. Khoảng trống”, “hầu hết các nhân vật của Nguyễn Bình Phƣơng đều
là những kẻ bất an, những ngƣời đi vắng. Tiểu thuyết của anh là một hợp âm với vô

vàn đối thoại, độc thoại, mà ngƣời đọc không phân biệt đƣợc ai là kẻ phát ngôn”
[143].
10

Trong tiểu luận “Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại Việt Nam” tác giả Đỗ Ngọc
Thạch tiếp tục có những phát hiện về tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn
Bình Phƣơng. Ông đã chỉ ra:
“Trong Người đi vắng, tình yêu/tình dục/tâm linh cũng gắn với nhau nhƣ hình
với bóng và đƣợc tách khỏi phạm trù đạo đức nhằm hƣớng tới những vùng hoang
vu nhất của bản thể: nỗi cô đơn, trống rỗng, bất an về sự hữu hạn của đời ngƣời.
Tác giả đã mạnh bạo khi coi “tình dục” nhƣ là lối dẫn vào tâm linh, từ đó thể hiện
khát vọng tình yêu, tình dục, khát vọng về giải phóng bản thể” [134].
Không dừng lại ở một trƣờng hợp trên, Đỗ Ngọc Thạch còn nhận thấy: “ở tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng là ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con ngƣời,
của nhà văn vào con ngƣời và cuộc đời, sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội
và gia đình, sự đánh mất bản ngã, sự băng hoại đạo đức, sự cô đơn, bơ vơ, lạc loài,
tình trạng bất an của con ngƣời” [134]. Nhƣ thế, con ngƣời trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phƣơng thực sự đang tồn tại trong một thế giới đầy thù nghịch và bất
an.
Với một số bài viết về văn học đƣơng đại, nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế liên
tục có những phát hiện mới mẻ về bản chất tồn tại của nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phƣơng. Chẳng hạn trong bài “Cảm quan đời sống và những cách tân
nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng”. Tác giả viết:
“Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng là một đám đông những con
ngƣời hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng dục vọng, nhiều thói tật, bệnh hoạn.
Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm tựa. Họ không có thủ lĩnh,
sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thƣơng”, “ngụp lặn miên man giữa hai bờ hƣ ảo,
vật lộn đau đớn kiếp làm ngƣời” [140; tr. 70].
Mặc dù không gọi tên một cách cụ thể nhƣng nhận định này đã chỉ ra một thực
tế rằng: nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng bị kết án tự do, sống

“không thủ lĩnh” hay “Chúa đã chết” nhƣ Nietzsche đã tuyên bố.
Trong bài “Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phƣơng”, tác giả Phùng Gia Thế tiếp tục chỉ ra tình trạng con ngƣời trong văn
11

Nguyễn Bình Phƣơng phải đối mặt với sự tha hóa của bản thân và cảm thấy xa lạ
trƣớc thế giới đang bị phân rã. Tác giả viết:
“ tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng tràn ngập sự khủng hoảng niềm tin, sự đổ
vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự tha hóa, tối tăm của con ngƣời, sự đánh
mất bản ngã, sự lạc lõng bơ vơ của kiếp ngƣời” [139; tr.35].
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch lại chỉ ra sự bí ẩn của những con ngƣời tồn
tại trong Ngồi với bài viết “Tiểu thuyết nhƣ là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời
sống”. Tác giả viết:
“Ngồi đầy sự bí ẩn. Sự bí ẩn đƣợc tạo nên từ những câu hỏi không thể có lời
đáp về cuộc đời nhân vật. Họ từ đâu đến và họ sẽ đi đến đâu Chính sự bí ẩn tạo
nên một sức hấp dẫn mê hoặc cho tiểu thuyết. Tất cả những nhân vật của tiểu thuyết
đều bị chi phối bởi một sức mạnh nào đó mà hoặc là họ không thể lý giải đƣợc hoặc
là khi họ khám phá ra thì cũng là một cái gì đầy vô vọng và mơ hồ” [133].
Trở lên là những ý kiến ít nhiều có bàn luận đời sống của nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng. Đây cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi triển
khai đề tài.
Bên cạnh những ý kiến có tính chất gợi ý từ thực tế sáng tác của Tạ Duy Anh
và Nguyễn Bình Phƣơng, còn có sự hỗ trợ của hàng loạt các công trình nghiên cứu
về triết học và văn học hiện sinh trên thế giới đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam
cũng nhƣ những công trình nghiên cứu về thực tế sáng tác của văn chƣơng đƣơng
đại nƣớc nhà là điểm tựa vững chắc và tiếp thêm niềm tin cho tác giả luận văn thực
hiện đề tài này.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi tư liệu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đi vào khảo sát các kiểu nhân vật

mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình
Phƣơng. Đối tƣợng khóa luận khảo sát là 9 tiểu thuyết sau:
* Tạ Duy Anh với các tiểu thuyết:
- Đi tìm nhân vật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (2002).
12

- Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (2004).
- Lão Khổ in trong tập truyện “Nhân vật”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (2006).
- Giã biệt bóng tối in trong Giã biệt bóng tối- tác phẩm và bình luận, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội, (2008).
* Nguyễn Bình Phƣơng với các tiểu thuyết:
- Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ, (tái bản), Tp. Hồ Chí Minh, (2013).
- Người đi vắng, Nxb Phụ nữ, (tái bản lần 2), Hà Nội, (2006).
- Trí nhớ suy tàn, Nxb Văn học, (tái bản), Hà Nội, (2006).
-Thoạt kỳ thủy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, (2004).
- Ngồi, Nxb Trẻ (tái bản), Hà Nội, (2013).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu về chủ nghĩa hiện sinh và bằng tri thức của triết học hiện sinh vận
dụng vào phân tích, cắt nghĩa văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Nghiên cứu đặc điểm của nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong các tiểu
thuyết đề tài khảo sát.
- Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu “Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ
Duy Anh và Nguyễn Bình Phương”, chúng tôi muốn chỉ ra những dấu ấn của chủ
nghĩa hiện sinh đến sáng tác của hai tác giả này.
Thừa hƣởng và phát huy những thành tựu trƣớc đó, chúng tôi cố gắng chỉ ra sự
đa dạng về đặc điểm của thế giới nhân vật mang tâm thức hiện sinh, đồng thời chỉ ra
những nét đặc trƣng về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngòi bút của các tiểu
thuyết gia.

4.2. Thông qua đề tài, chúng tôi muốn khám phá thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới từ ánh sáng của “lí thuyết hiện sinh” để tìm những
ý nghĩa mới cho hình tƣợng nghệ thuật.
Qua đây, chúng tôi cũng muốn trình bày một cách tiếp cận mới về những tiểu
thuyết khó đọc trong thực tế văn học hiện nay.
13

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
2. Phương pháp hệ thống
3. Phương pháp so sánh
4. Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học
5. Các thao tác và phương pháp khác như: Thống kê, phân tích, bình giảng
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Từ triết học hiện sinh đến văn học hiện sinh
Chƣơng 2: Đặc điểm nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của
Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh
và Nguyễn Bình Phương nhìn từ tâm thức hiện sinh
















14

NỘI DUNG

Chƣơng 1
TỪ TRIẾT HỌC HIỆN SINH ĐẾN VĂN HỌC HIỆN SINH

1.1. Vài nét về triết học hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh có những nội dung cơ bản là gì, những tên tuổi nào đã
làm lên một trào lƣu tƣ tƣởng đƣợc ví nhƣ “cơn gió lốc làm quay cuồng nhân loại”
[90; tr. 7]. Trong phần này chúng tôi sẽ đi vào trình bày khái quát về triết học hiện
sinh với các vấn đề: hoàn cảnh ra đời, sự phát triển của khái niệm hiện sinh, những
đại diện tiêu biểu và những nội dung cơ bản của triết học hiện sinh.
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học hiện sinh
Xét đến cùng, mọi ngành khoa học đều do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử
và đều phục vụ cho con ngƣời. Triết học, thứ khoa học của mọi khoa học lại càng
đúng với mục đích này. Triết học hiện sinh không ra đời một cách ngẫu nhiên, tự
phát mà đƣợc hình thành trong những điều kiện nhất định.
Nguyên nhân đầu tiên và có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành chủ nghĩa
hiện sinh chính là những biến động lịch sử - xã hội. Thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều
thăng trầm, những hạnh phúc và đau thƣơng của nhân loại. Lịch sử đón chào thế kỉ
XX bằng hàng loạt phát minh, những dự báo khoa học đánh dấu sự chuyển mình vĩ
đại của hành tinh chúng ta. Đó là lí thuyết lƣợng tử của R. A. Fesenden, phát minh
ra máy bay (1903), thuyết tƣơng đối của A. Einstein (1905), lí thuyết mới về cấu

trúc nguyên tử của N. Bohr (1913). Chính những phát minh này đã làm đảo lộn bức
tranh thế giới.
Chủ nghĩa tƣ bản sau khi hình thành đã nhanh chóng phát triển đến đỉnh điểm
vào thế kỉ XIX. Bên cạnh mặt tích cực của nó là thúc đẩy kinh tế thị trƣờng làm cho
kinh tế phát triển, Chủ nghĩa tƣ bản còn tha hóa con ngƣời đến mức tối đa khi biến
con ngƣời thành công cụ sản xuất, đánh đồng con ngƣời với đồ vật, máy móc. Đó là
một đặc trƣng của chủ nghĩa tƣ bản hàng hóa hiện đại. Từ đây làm xuất hiện phản
15

ứng phủ định đối với xã hội tƣ bản đƣơng thời. Trạng thái này còn tiếp tục duy trì
trong một thời gian dài của thế kỉ sau.
Lịch sử thế kỉ XX tiếp tục phải chứng kiến những cơn khủng hoảng của xã hội
phƣơng Tây dƣới chế độ tƣ bản. Ở Đức, từ sau cuộc thất trận năm 1918, tƣ tƣởng
hiện sinh nhanh chóng nổi lên nhƣ chiếc phao cứu sinh giúp con ngƣời thoát khỏi
cơn chết đuối tƣ tƣởng đầy hoang mang. Nƣớc Pháp còn hứng chịu số phận có phần
thê thảm hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề, trở thành
đống đổ nát ghê gớm đã tạo tiền đề cho tƣ tƣởng của Kierkegaard, Nietzsche đƣợc
dịp hồi sinh mạnh mẽ.
Tiếp đó là hàng loạt sự kiện, đáng phải kể đến nhƣ cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933 đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng: 30 triệu ngƣời thất nghiệp, sản
xuất của thế giới tƣ bản giảm đi 40%. Sau hai cuộc thế chiến, nhiều công trình văn
hóa bị tàn phá, hàng triệu con ngƣời bị sát hại. Chủ nghĩa phát xít xúc phạm nghiêm
trọng lƣơng tri con ngƣời. Đế quốc Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống
Hirôsima và Nagazaki tàn sát dân thƣờng và để lại hậu quả khủng khiếp, làm cho
nhân loại cảm thấy ớn lạnh trƣớc sự tàn bạo, phi nhân trong ứng xử giữa ngƣời với
ngƣời. Sự kiện này còn khiến con ngƣời phải thay đổi nhận thức trƣớc những tri
thức khoa học một khi nó đƣợc sử dụng để tiêu diệt con ngƣời bên cạnh mục đích
phục vụ sự tiến bộ của loài ngƣời. Trong quang cảnh đó, một bộ phận ngƣời dân
châu Âu, đặc biệt là giới trí thức đã bắt đầu cảm thấy ngao ngán và tỏ ra bi quan,
hoài nghi về thân phận con ngƣời. “Mọi sự đều vô nghĩa, mọi sự đều phi lí, đó là cái

tâm trạng đổ nát của chế độ tƣ bản và trong tâm trạng đó họ bắt gặp tƣ tƣởng hiện
sinh chủ nghĩa về thân phận con ngƣời [126 ; tr. 221].
Bản thân sự tiến hóa của triết học cũng là hệ quả của cuộc khủng hoảng về xã
hội, chính trị, tƣ tƣởng, nhƣng đồng thời nó cũng là nguyên nhân làm nảy sinh triết
học hiện sinh.
Tƣ tƣởng hiện sinh đã đƣợc manh nha từ rất sớm, biểu hiện trong triết học
Socrate; những nhân vật trong Cựu ước và Tân ước của Thánh kinh hay trong tác
phẩm Tư tưởng của Pascal. Tuy nhiên tƣ tƣởng hiện sinh chỉ thực sự triển nở vào
16

cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là nửa đầu thế kỉ XX và trở thành một hấp lực không thể
cƣỡng nổi trong đời sống con ngƣời phƣơng Tây lúc bấy giờ.
Trên đại thể, triết học thế kỉ XIX trở về trƣớc nghiên cứu những gì “ngoài con
ngƣời”, chƣa lấy con ngƣời làm đối tƣợng nghiên cứu. Nó hình thành thứ triết học
tự nhiên với ảo tƣởng đã giải quyết triệt để mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể.
Thực tế, thứ triết học này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình vào cuối thế kỉ XIX.
Đầu thế kỉ XX, cùng với sự biến động của xã hội tƣ bản phƣơng Tây, con
ngƣời chợt nhận ra “trí năng tỏ ra bất lực trƣớc đời sống, mọi sự lí giải về đời sống
có nguy cơ chống lại đời sống”. Song hành với những phát minh khoa học, nhiều lí
thuyết triết học ra đời nhƣ tác phẩm hiện tƣợng luận quan trọng Nghiên cứu logic
của E. Husserl, thuyết phân tâm học Diễn dịch về giấc mơ của S. Freud đã khiến
con ngƣời chợt nhận ra bên cạnh “cái nói ra đƣợc” còn có cái “không nói ra đƣợc”,
bên cạnh con ngƣời ngoại hiện còn tồn tại một “con ngƣời khác”, “con ngƣời tồn tại
bên trong con ngƣời”. Hiện thực còn ẩn giấu cái gì đằng sau nó – nơi lƣu giữ kí ức,
thẳm sâu trong vô thức. Đời sống con ngƣời còn có khả năng lƣu giữ lịch sử nhân
loại và lịch sử của chính cá nhân đó.
Sự bế tắc khi lí giải các hiện tƣợng đời sống đã dẫn đến một thời kì khủng
hoảng trong nhận thức của con ngƣời, từ đó đòi hỏi con ngƣời phải nỗ lực vận động,
tìm ra cách lí giải mới nhằm thỏa mãn những bức xúc đang đƣợc đặt ra. Từ những
nền tảng ý trí luận của Schopenhauer, Nietzche, trực giác luận của H. Bergson, hiện

tƣợng luận của Husserl, phân tâm học của S. Freud, C. Jung, triết học hiện sinh thế
kỉ XX lấy con ngƣời làm đối tƣợng nghiên cứu đã nhanh chóng đáp ứng đƣợc
những bức thiết mà thời đại đang đặt ra. Chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến
sự bừng ngộ của thời đại mà V. Bela đã tổng kết qua tuyên ngôn nổi tiếng “Thế kỉ
XIX: Thế giới là tôi. Thế kỉ XX: Tôi không phải là thế giới” (Chuyển dẫn theo [32;
tr. 192]).



17

1.1.2. Xung quanh khái niệm hiện sinh
Theo Jacques Colette, một chuyên gia giành nhiều tâm sức nghiên cứu về
Kierkegaard, qua tập Que sais – Je thì thuật ngữ Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện lần
đầu tiên trong một cuốn sách ở Ytaly vào những năm 30 của thế kỉ XX. Song, thuật
ngữ này thực sự đƣợc dùng phổ biến từ năm 1944 trong cuộc tranh luận của J.
Sartre ở Pháp. Tuần báo Action (Hành động) do Francis Ponge chủ trƣơng đã ra mắt
bạn đọc một “hiệu chỉnh” về chủ nghĩa hiện sinh, và từ đây, thuật ngữ này đã đƣợc
dùng lần đầu xuất phát từ những tƣ tƣởng của Heidegger [36; tr. 77].
Việc sử dụng những cụm từ: hiện sinh, chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện
sinh lâu nay đã khiến không ít ngƣời lầm tƣởng hoặc không hiểu đâu là triết học
hiện sinh, đâu là lối sống hiện sinh.
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài triết học hiện sinh chỉ đƣợc hiểu đơn
thuần và đồng nhất với lối sống hiện sinh trong các đô thị miền Nam những năm
1954 – 1975. Thậm chí, ngay tại thời điểm chủ nghĩa hiện sinh đang phát triển ở Sài
Gòn (1954 - 1975), tình trạng nhầm lẫn trên vẫn diễn ra trong cách hiểu của không
ít công chúng Sài Gòn. Khi Nguyễn Quang Lục viết cuốn Mổ xẻ nhà văn hiện sinh
Jean – Paul Sartre đã không giấu nổi băn khoăn trƣớc tình trạng: “Từ cái đầu bù tổ
quạ của anh nhạc sĩ, đến cái quần cái áo màu sắc chói lọi của một tay du côn, từ lời
nói bừa bãi đến những thú ăn chơi đàng điếm bất cần đời, ngƣời ta đều gán vào đấy

nhãn hiệu Hiện sinh” [90; tr.7].
Chính những cách hiểu lệch lạc nhƣ thế đã khiến nhiều ngƣời tỏ ra “ác cảm”
với triết học hiện sinh, coi đó là triết lí hành động của những kẻ chỉ muốn sống cho
riêng mình. E. Mounier đã chỉ ra cái phi lí mới nhất của thế kỉ XX là cái mốt hiện
sinh. Hàng ngày ngƣời ta vẫn tung hô bừa bãi về triết hiện sinh, trong khi “ý nghĩa
đích thực của triết hiện sinh là làm cho con ngƣời thôi không nói bừa bãi nữa” [100;
tr.7].
Xét đến cùng, bất cứ một học thuyết nào, một ngành khoa học nào cũng là
những khám phá về cuộc sống, về các hiện tƣợng tồn tại xung quanh đời sống con
ngƣời, đáp ứng yêu cầu nào đó của con ngƣời và đều có thể mang danh hiệu hiện
18

sinh. Tuy nhiên, với ý nghĩa một trào lƣu tƣ tƣởng, triết học hiện sinh là một phản
ứng của con ngƣời nhằm đề kháng lại sự thái quá của triết học duy nhiên, duy lí. Nó
không lấy cuộc sống nói chung mà lấy chính cuộc sống con ngƣời làm đối tƣợng để
triết học đi vào khám phá. Nó đánh thức những mộng mơ của triết học cổ điển đang
đắm chìm trong sự vật và những sản phẩm tinh thần mà quên đi cuộc sống của con
ngƣời. Gọi là hiện sinh vì học thuyết này chú ý đến đời sống cụ thể, hôm nay, ở đây
của con ngƣời làm trung tâm. Triết học hiện sinh vì thế đƣợc coi là triết học hành
động, nhập cuộc. Những câu hỏi nó đặt ra có ý nghĩa vƣợt lên trên những câu trả lời
mà nó tìm thấy. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa trăn trở bởi những câu hỏi vì sao, mục
đích gì khiến con ngƣời hiện diện trên cõi đời này, thực chất con ngƣời là ai và sẽ đi
đến đâu, chúng ta kiếm tìm ý nghĩa gì ở cuộc sống này, đời có đáng sống không
Những câu hỏi này khiến bất kì ai đã để tâm đều phải soi ngắm lại cuộc sống của
mình. Đó cũng là lí do triết hiện sinh đƣợc coi là triết học của sự bừng tỉnh.
Ngay từ thời cổ đại, tƣ duy hiện sinh đã có những biểu hiện ban đầu khi con
ngƣời biết chiêm nghiệm về thân phận mình. Socrate (470 – 399 TCN), một đại
biểu theo Jaspers nhận xét là “một trong những nhân vật lớn nhất trong lịch sử nhân
loại nói chung, ngang hàng với Khổng Tử, Phật Thích Ca và Jesus” đã bác bỏ việc
xây dựng một vũ trụ luận nhƣ các tiền bối trƣớc ông và cả những ngƣời cùng thời

ông với lập luận: loài ngƣời phải để cho thần thánh nhiệm vụ chú ý tới vũ trụ ngoại
tại, còn con ngƣời phải chú ý tới những gì trực tiếp liên quan đến mình, hãy tự biết
mình!”. Sau này, Socrate đƣợc các triết gia hiện sinh đánh giá cao ở thái độ chấp
nhận sứ mệnh thần linh ủy nhiệm, dám bảo vệ cuộc sống của mình đến cùng và sẵn
sàng uống thuốc độc tự vẫn để chứng minh cho quan điểm sự thật còn cao hơn sự
sống. Trong thần thoại Hy Lạp, Promethee đã đánh cắp lửa của Zeus nén mang cho
con ngƣời. Promethee chấp nhận hình phạt bị xích vào ngọn núi đá hơn là trở thành
nô lệ cho Zeus bạo chúa. Kinh Thánh cũng kể về sự việc Adam và Eva cùng nhau
ăn trái cấm trong vƣờn Địa đàng, bị Thƣợng đế trừng phạt, đày xuống trần gian làm
ngƣời, phải nếm trải mọi buồn vui, đau khổ của ngƣời trần thế, luôn phải mang mặc
cảm tội lỗi. Hay trƣờng hợp khác, trong Cựu Ước kể về Abraham sẵn sàng hiến đứa

×