Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHỆTHUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯTƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤNỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 84 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM







NGUYỄN HOÀN ANH
LỚP DH5C2

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN



NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI
KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC
TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT
HỒNG LÂU MỘNG



Giảng viên hướng dẫn
Ths. PHÙNG HOÀI NGỌC






AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2008












LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Hoài Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.
Xin cảm ơn tất cả quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt khoá trình.
Cảm ơn bạn bè thân hữu đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình.
Long Xuyên, ngày 29 tháng 04 năm 2008
Nguyễn Hoàn Anh.
MỤC LỤC

Phần mở đầu ….….….….….….….….….….….….…………...….….…….…..….trang 1
Phần nội dung.….….….….….….….….….… .….….….….….…………….……trang 9
Chương I. Cơ sở lý luận….….….….….….…….….….….………....….……..….. trang 9
Chương II. Vài nét về tác giả, tác phẩm….….….….….………....……………..trang 12


1 Các tác giả.....................................................................................................trang 12
2 Tác phẩm......................... ......................... ......................... .........................trang 14
Chương III. Nghệ thuật miêu tả xung đột giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng……………………. ...................................trang 25
1. Những tiền đề nảy sinh xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng........................................................................trang 25
1.2 Hiện thực xã hội phong phú, phức tạp thời Mãn Thanh………………...trang 25
1.2 Sự phát triển của tư tưởng dân chủ tự do………………………………..trang 26
2. Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng………………………………………….trang 27
2.1 Xây dựng hệ thống yếu tố làm nổi bật xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ quý tộc tài hoa………………………………………………….......trang 27
2.1.1 Yếu tố tương đồng…………………………………………..trang 27
2.1.2 Yếu tố tương phản…………………………………………..trang 32
2.2 Độc thoại nội tâm, đối thoại bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ tài hoa……………………………………………………….………….trang 46
2.3 Mượn lời nhận xét của nhân vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa…………………………………….…….trang 49
2.4 Những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng………………………………….…...trang 53
3. Kết quả, ý nghĩa của những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.......…………………………….…….trang 58
Kết luận…………………………………………………………………….……...trang 61
Phụ lục
Phác thảo chân dung các nhân vật nữ chính trong Hồng lâu mộng………….…….trang 63
Tài liệu tham khảo...................................................................................................trang 79




GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người Trung Hoa có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc
tận thi thư diệc uổng nhiên !” (mở miệng mà không nói chuyện Hồng lâu mộng thì
đọc hết cả sách vở cũng vô ích). Ở Trung Quốc, có một chuyên ngành nghiên cứu
Hồng lâu mộng - gọi là Hồng học, có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare và
Sholokhov là có vinh dự lớn lao như thế vì có Shakespeare học và
Sholokhov học..
Điều đó cho thấy ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Và ảnh hưởng
của Hồng lâu mộng không chỉ dừng lại trong biên giới Trung Hoa, tính đến nay
trên thế giới đã có ít nhất 16 thứ ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Đức,
Nhật, Italia, Hungari, Hà Lan, Rumani, Triều Tiên, Việt Nam…dịch toàn văn hoặc
trích dịch Hồng lâu mộng. Bách khoa toàn thư Pháp đánh giá Hồng lâu mộng

một tấm gương của xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII, là một cột mốc lớn trên văn
đàn thế giới” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.17). Ở Việt Nam hiện nay, Hồng lâu mộng
được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học, Cao đẳng như một nội
dung quan trọng của bộ môn văn học Trung Quốc.
Tác giả chính của Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, giố
ng như phần lớn các
nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải toả nỗi niềm cô phẫn, là để
ký thác những suy tư về con người và thời đại. Vì thế có thể xem Hồng lâu mộng là
sự thể hiện tư tưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội
phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã
ăn sâu bén rễ hàng
ngàn năm, đòi tự do yêu đương, đòi giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát

khao một cuộc sống lý tưởng… Trong Hồng lâu mộng, những khát vọng sâu xa của
con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật đã có một cuộc hẹn
hò tuyệt diệu. Nhận xét về nghệ thuật văn chương Hồng Lâu Mộng, Hồng Thu
Phiên trong Hồng lâu mộ
ng quyết vi đã viết “Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục
khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể
việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình không kể xiết…”
( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.12). Còn Thôi Đạo Di thì lại nhận xét “đối với tôi không
có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu
chuyệ
n và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng
không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc
sống”. (Phan Thanh Anh. 2006. Tr.131).
Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồng lâu mộng là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách riêng
không ai giống ai. Có thể nói Hồng lâu mộng đã miêu tả hàng trăm trạng thái tâm
lý củ
a con người, không chỉ miêu tả sự suy tàn của xã hội phong kiến mà còn lột tả
những tâm trạng buồn thương cho thân phận con người. Đáng chú ý ở đây là nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ. Chính tác giả đã tỏ bày trong hồi 1 của
tác phẩm “Nay tôi sống cuộc đời gió bụi, không làm nên được trò trống gì. Chợt
nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng thấ
y
sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi; lại chịu
kém bạn quần thoa, thực đáng hổ thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào!
Tôi nghĩ trước kia được ơn trời, nhờ tổ, mặc đẹp ăn ngon mà phụ công nuôi dạy
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
2
của mẹ cha, trái lời răn bảo của thầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề cũng không

thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách
bày tỏ với mọi người. Tôi biết rằng tôi mang tội nhiều. Nhưng trong khuê các còn
biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi
của mình, để cho họ
bị mai một. Cho nên, đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất,
cùng cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, đều thúc giục thực hiện lòng
mong ước dùng bút mực viết ra lời…”. Trong suốt chiều dài Hồng lâu mộng, ta
luôn bắt gặp bóng dáng những người phụ nữ mà cuộc đời, số phận họ đã được dự
báo, tóm tắt trong hồi thứ 5 của tác phẩm. Ẩn đằ
ng sau hình tượng xinh đẹp ấy là
sự xung đột tư tưởng giữa các nhân vật phụ nữ được miêu tả đậm nét và giàu ý
nghĩa.
Thế nhưng, những vấn đề ấy không phải bao giờ cũng được đánh giá xác
đáng. Xuất phát từ niềm đam mê Hồng lâu mộng, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ n
ữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, với mong muốn khám phá phần nào ý nghĩa
và giá trị to lớn của tác phẩm để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu
thuyết tuyệt diệu này. Cũng hy vọng rằng đề tài này sẽ tiếp thêm lửa trong trái tim
của những ai đã từng yêu mến Hồng lâu mộng và thắp lên ngọn lửa yêu thích trong
trái tim những ai chưa một lần
đọc Hồng lâu mộng. Như con ong làm mật cho đời,
chúng tôi mong công trình nhỏ bé này sẽ góp thêm một tiếng nói trên diễn đàn
Hồng học đang tưng bừng rộn rã.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng được truyền bá không lâu thì đã thu hút được
sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Đến đầu thế kỉ XX,
một xu hướng, trào lưu nghiên cứu, phê bình
Hồng lâu mộng ra đời, gọi là Hồng
học. Và cho đến nay, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng vẫn đang tiếp diễn sôi nổi

ở Trung Quốc, lan rộng ra Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Chúng tôi
xin điểm qua lịch sử nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc và Việt Nam .
2.1 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU Ở TRUNG QUỐC
Có thể nói ở Trung Quốc chưa có bộ tiểu thuyế
t nào lại được tranh luận và
gây hứng thú cho các nhà nghiên cứu nhiều như Hồng lâu mộng. Chi Nghiễn Trai
trùng bình Thạch đầu kí các bản Giáp Tuất (1754), Kỉ Mão (1759), Canh Thìn
(1760) được viết ngay khi Tào Tuyết Cần còn sống; có thể xem đây là những tư
liệu nghiên cứu Hồng lâu mộng sớm nhất.
Ban đầu, do quan điểm duy tâm lệch lạc, Hồng học đã đi sai đường, biến
thành những nghiên cứu gán ghép, g
ượng gạo. Các nhà Hồng học chia làm nhiều
trường phái. Phái thứ nhất cho rằng: Hồng lâu mộng hoàn toàn vì Thanh Thái Tổ
và Đổng Ngạc Phi mà sáng tác, đồng thời đề cập đến các danh vương kĩ nữ
đương thời, tiêu biểu cho trường phái này là Vương Mộng Nguyễn và Thẩm Bình
Am. Phái thứ hai lại cho rằng: Hồng lâu mộng là tiểu thuyết chính trị của triều
Khang Hy nhà Thanh, tiêu biểu cho trường phái này là Thái Khiết Dân. Phái thứ
ba thì khẳng
định: những tình tiết trong Hồng lâu mộng đều là việc của Nạp Lan
Thành Đức con trai của tể tướng Minh Châu thời Khang Hi, tiêu biểu cho trường
phái này là Trương Tường Hà…Nhìn chung các trường phái đều cho rằng Hồng
lâu mộng viết về những câu chuyện có thật thời Mãn Thanh.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
3
Sau Ngũ Tứ, các học giả như Thái Nguyên Bồi, Ngô Thế Xương, Du Bình
Bá, Lí Huyền Bà, Cố Hiệt Cương, Chu Nhữ Xương, Ngô Ẩn Dụ, Phan Trọng
Quỳ đặc biệt là Hồ Thích với công trình Hồng lâu mộng giản luận năm 1921 đã
khai sáng phái Tân Hồng học. Từ đây, Hồng học mới trở thành một ngành học
thật sự, có phương pháp khoa học hẳn hoi, xuất phát từ việ

c khảo sát tác giả và
tác phẩm văn học. Phái Tân Hồng học cho rằng Hồng lâu mộng là ghi chép việc
thực của bản thân tác giả.
Đến sau 1949, nổi dậy một phong trào đấu tranh tư tưởng mãnh liệt phê
phán những quan điểm nghiên cứu trước kia. Năm 1954, bắt đầu một phong trào
rộng lớn phê bình phương pháp nghiên cứu Hồng lâu mộng của Du Bình Bá. Mở
đầu đợt tấn công này là hai sinh viên tốt nghiệ
p Đại học: Lý Hi Phàm và Lam
Linh. Kể từ đây, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng có bước chuyển biến đáng kể,
nhiều phương pháp mới được áp dụng. Các bài viết dần dần đã đi đến chỗ thống
nhất khẳng định giá trị tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.
Về mặt nội dung tiểu thuyết, các nhà phê bình, nghiên cứu khẳng định:
Hồng lâu mộ
ng là tác phẩm phản ánh hiện thực xuất sắc, phơi bày bức tranh xã
hội phong kiến suy tàn với những mối quan hệ và mâu thuẫn hết sức phức tạp.
Đồng thời, qua đó tác giả còn gửi gắm ước mơ, khát vọng tự do, khát vọng tình
yêu…
Đồng thời, các nhà phê bình, nghiên cứu cũng khẳng định thành công về
nghệ thuật của Hồng lâu mộng ở các phương diện: xây dựng nhân vậ
t, miêu tả
tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hệ thống các
chi tiết, nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm…
Chúng tôi xin nêu vài nhận định tiêu biểu để chứng minh sự đánh giá cao
của người tiếp nhận dành cho Hồng lâu mộng về phương diện xây dựng nhân vật.
Lỗ Tấn đã nhận xét: “…Điểm khác biệt của Hồ
ng lâu mộng với các cuốn
tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được
miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra
đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ…” (Phan
Thanh Anh. 2006. Tr.130)

Còn tác giả quyển Lịch sử văn học Trung Quốc tập II thì khẳng định:
“…Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trướ
c hết thể hiện ở tài xây dựng nhân
vật, và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc…. Những nhân vật đó sống
động, có máu thịt, có cá tính rõ nét. Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác họa sơ
qua vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đáng chú ý là,
trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả nhiều nhất là phụ nữ, mà chủ yếu
lại là những thiếu n
ữ giống nhau hoặc na ná như nhau về độ tuổi, hoàn cảnh
sống, cách sống. Rõ ràng điều đó làm cho việc miêu tả gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng Tào Tuyết Cần không những có thể miêu tả được hết sức rõ ràng cá tính
của từng người, mà đến cả những tính cách gần giống nhau chỉ khác ở những nét
đặc trưng hết sức tinh tế, cũng được ông khắc hoạ rõ ràng tỉ m
ỉ…” ( Nhiều tác
giả. 1997. Tr.676)
Ngày nay, ở Trung Quốc có Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng. Chuyên
đăng tải các thông tin nghiên cứu Hồng học thì có 2 tạp chí lớn là Hồng lâu mộng
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
4
học san ra hàng quý do ba nhà Hồng học nổi tiếng là Vương Triều Văn, Phùng
Kì Dung, Lí Hi Phàm chủ biên và Hồng lâu mộng nghiên cứu tập san do Sở
Nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc chủ trì. Phân hội
Giang Tô đã xuất bản Bộ tư liệu tham khảo nghiên cứu Hồng lâu mộng, tháng 12
năm 1982 công bố kết quả 10 năm gian khổ hiệu đính, chỉnh lí văn bản
Hồng lâu
mộng của ông Phan Trọng Quỳ, đến năm 1983 lại công bố hồ sơ mới phát hiện
về gia thế Tào Tuyết Cần. Sau đó, Du Bình Bá đã tập hợp các bản Chi Nghiễn
Trai trùng bình Thạch đầu kí gồm hơn 2000 lời bình điểm thành tập tư liệu để
nghiên cứu Hồng lâu mộng. Gần đây, dư luận Trung Quốc lại xôn xao về thông

tin trên báo chí và mạng Internet cho r
ằng Hồng Thăng hoặc Ngô Mai Thôn mới
chính là tác giả Hồng lâu mộng. Các cuộc nghiên cứu về Hồng lâu mộng vẫn
đang diễn ra nghiêm túc và sôi nổi, kể cả giới điện ảnh Trung Quốc cũng đang
tập trung làm hai bộ phim Hồng lâu mộng bản mới.
Từ Trung Quốc, Hồng học đã vươn xa ra phạm vi quốc tế.
2.2 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU Ở VIỆ
T NAM
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng khá tâm đắc bộ tiểu thuyết Hồng lâu
mộng. Nhìn chung, những nghiên cứu về Hồng lâu mộng ở Việt Nam có nhiều
điểm tương đồng về nội dung cũng như phương pháp với những nghiên cứu của
Trung Quốc. Nghĩa là các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu, khẳng định
những đặc sắc về nội dung, nghệ thu
ật của tác phẩm. Những thành công về mặt
kết cấu, miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, sắp xếp chi tiết…đều được nêu lên.
Việc tổng hợp những bài nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Việt Nam đòi hỏi rất
nhiều thời gian và công sức. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin nêu một
vài nghiên cứu tiêu biểu để khẳng định giá trị tác phẩm.
Tạp chí văn học số 3 năm 1962 v
ới bài “Giá trị bộ tiểu thuyết Hồng lâu
mộng” của Nguyễn Đức Vân đã đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm Hồng lâu mộng.
Lời giới thiệu Hồng lâu mộng của Phan Văn Các trong bộ tiểu thuyết Hồng
lâu mộng do NXB Văn học xuất bản năm 1996 đã trình bày một số vấn đề về tác
giả Tào Tuy
ết Cần và Cao Ngạc cùng với quá trình sáng tác Hồng lâu mộng, văn
bản và lịch sử lưu truyền, sự ra đời và phát triển của Hồng học, khái quát nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Cuốn Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương Duy Thứ với bài Hồng lâu
mộng khái quát nội dung và nghệ thuật Hồng lâu mộng, bài viết này khẳng định

Hồng lâu m
ộng là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực.
Cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tào Tuyết
Cần của Nguyễn Thị Diệu Linh do NXB Đại học sư phạm Hà Nội xuất bản năm
2006, bao gồm các nội dung: phần giới thiệu về tác giả Tào Tuyết Cần và quá
trình sáng tác Hồng lâu mộng; 2 bài nghiên cứu của Trần Lê Bảo về Hồng lâu
mộng và Chu D
ịch và Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong Hồng lâu
mộng; 2 bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh về Một quan niệm nghệ thuật
về con người trong Hồng lâu mộng và Thực hư với kết cấu không gian và thời
gian của Hồng lâu mộng. Đáng chú ý là phần phụ lục với bài viết Tầm quan
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
5
trọng của hồi thứ 5 đối với kết cấu tác phẩm Hồng lâu mộng, đây là một vấn đề
trước đây ít được quan tâm.
Nhìn chung, trong các nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi
chưa đọc được công trình khai thác nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong Hồng lâu mộng. Mặt khác các dịch giả Hồng
lâu mộng ở Việ
t Nam chưa chú trọng lắm đến việc dịch nghĩa các bài thơ trong
Hồng lâu mộng để độc giả Việt Nam dễ dàng tiếp nhận.
Chúng tôi sẽ kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của
những người đi trước bằng tinh thần khoa học, thái độ cầu thị và nghiêm túc để đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng gi
ữa
hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong Hồng lâu mộng”.
3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Qua đề này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của
mình để người đọc có thể tiếp nhận tác phẩm Hồng lâu mộng một cách toàn diện

và sâu sắc hơn nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, dạy và học văn học Trung
Quốc trong nhà trường.
Hiện nay, độc giả Việt Nam
được tiếp xúc với nhiều bản dịch Hồng lâu
mộng rất hay, và được đánh giá cao nhất là bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng.
Thế nhưng ở các bản dịch này, người đọc chỉ được tiếp xúc với những bài thơ đã
được dịch thoát nghĩa mà không được tiếp cận với phần nguyên tác chữ Hán,
phần phiên âm Hán Việt và phần dịch nghĩa; do đó phần nào bị h
ạn chế trong
cách hiểu và cảm nhận. Trong khoá luận này, chúng tôi đã cố gắng trình bày
nguyên tác chữ Hán, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa các bài thơ dự báo số phận
các nhân vật phụ nữ trong hồi thứ 5 của tác phẩm đặt bên cạnh bản dịch thơ của
nhóm Vũ Bội Hoàng; hy vọng sẽ góp phần nào đó giúp người đọc cảm nhận
được cả tình và ý mà tác giả đã gửi gắm vào đó.
Bên cạnh
đó, tuy có nhiều bài nghiên cứu về Hồng lâu mộng nhưng chưa
thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng
giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa một cách đầy đủ cả. Vì thế, ở phạm vi nhất
định, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn khái quát cho người đọc và
góp phần vào kho tàng nghiên cứu Hồng lâu mộng đang rất phong phú và đa
dạng ngày nay.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
6

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân
vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng” chúng tôi hướng tới những
mục tiêu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ

nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.
-
Hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng người phụ
nữ với những xung đột tư tưởng gay gắt.
- Thấy được “cái tâm” và “cái tài” của tác giả trong quá trình lao động nghệ
thuật chân chính.
- Thiết thực phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học
Trung Quốc trong nhà trường.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối t
ượng nghiên cứu là bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
do nhóm Vũ Bội Hoàng dịch được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1996,
trong đó đi sâu vào nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ tài hoa trong tác phẩm.
Thế giới nhân vật trong Hồng lâu mộng rất đồ sộ, trong đó có đến 213 nhân
vật ph
ụ nữ, để khảo sát hết số lượng nhân vật này đòi hỏi rất nhiều thời gian và
công sức. Vì thế, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những
nhân vật phụ nữ được dự báo số phận ở hồi thứ 5 của tác phẩm và đi sâu vào
nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa -hai
nhân vật phụ nữ
quý tộc tài hoa đại diện cho tư tưởng tự do dân chủ và tư tưởng
bảo thủ phong kiến.
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tìm hiểu, triển khai đề tài nghiên cứu khoá luận, chúng tôi
đã sử dụng các phương pháp sau:
6.1 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI
Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại những chi tiết thể hiện sự xung đột
tư tưởng giữa các nhân vật phụ nữ để tìm ra ý đồ nghệ thuật của tác giả
.

6.2 PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ
Chúng tôi tiến hành liệt kê các dẫn chứng cần thiết trong bản dịch và trong
các tài liệu có liên quan đến đề tài để chứng minh cho các luận điểm đã nêu sao
cho phù hợp với những đề mục của khoá luận.
6.3 PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG
Do thể loại tiểu thuyết có dung lượng lớn, các tình tiết tản mạn…nên việc
tìm hiểu nghiên cứu đòi hỏi phải đả
m bảo tính hệ thống. Phương pháp hệ thống
giúp chúng tôi khi nghiên cứu tìm hiểu, bao quát tác phẩm một cách dễ dàng và
trình bày khoá luận theo một cách khoa học hơn.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
7
6.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận
điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại thành những đúc kết
mang tính kết luận vấn đề.
7. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN
Khóa luận: Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ
nữ quý tộc tài hoa trong Hồng lâu mộng
Phần mở đầu
1.
Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đóng góp của đề tài
4. Mục đích nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc khoá luận
Phần nội dung

Chương I. Cơ sở lý luận
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học và xung đột tư tưởng của nhân vật trong tác
phẩm văn học
2. Các biện pháp xây d
ựng nhân vật
Chương II. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Các tác giả
1.1 Tào Tuyết Cần
1.2 Cao Ngạc
2. Tác phẩm
Chương III. Nghệ thuật miêu tả xung đột giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
1. Những tiền đề nảy sinh xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
1.2 Hiện th
ực xã hội phong phú, phức tạp thời Mãn Thanh
1.2 Sự phát triển của tư tưởng dân chủ tự do
2. Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
2.1 Xây dựng hệ thống yếu tố làm nổi bật xung đột tư tưởng giữa hai kiểu
nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa
2.1.1 Yếu tố tươ
ng đồng
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
8
2.1.2 Yếu tố tương phản
2.2 Độc thoại nội tâm, đối thoại bộc lộ xung đột tư tưởng giữa
hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa
2.3 Mượn lời nhận xét của nhân vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa

hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa
2.4 Những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
3. Kết quả của những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
4. Ý nghĩa của những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
Kết luận.
Phụ lục

Phác thảo chân dung các nhân vật nữ chính trong Hồng lâu mộng
(Dịch nghĩa các bài thơ trong Hồi 5)
Tài liệu tham khảo.

GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
9
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật
mang cốt cách con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật
ngôn từ.
Nhân vật trong tác phẩm văn học có những đặc điểm khác với nhân vật của
các loại hình nghệ thuật khác. Trước hết là do hình tượng văn học là hình tượng
phi vật thể

cho nên nhân vật trong tác phẩm văn học là nhân vật của liên tưởng,
tưởng tượng chứ không phải hữu hình như trong điêu khắc, hội hoạ hay điện ảnh,
sân khấu. Qua ngôn từ, người đọc tưởng tượng và hình dung nhân vật theo khả
năng liên tưởng của mình. Khả năng và đặc điểm liên tưởng của mỗi người
không giống nhau nên nhân vật trong tác phẩm văn học được cảm nhận c
ũng
không giống nhau hoàn toàn. Mặt khác, do hình tượng nhân vật trong tác phẩm
văn học là hình tượng thời gian cho nên nhân vật trong tác phẩm văn học là nhân
vật quá trình. Do đó, muốn tiếp nhận người đọc phải hồi cố, nhớ lại những gì xảy
ra cho nhân vật trước đó.
Ý nghĩa của nhân vật thể hiện ở khả năng biểu đạt của nó trong tác phẩm.
Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể
hiện những cá nhân xã hội nhất định và
các quan niệm về các nhân vật đó trong mối quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật xuất
hiện sẽ mang theo tiếng nói của nhà văn về con người, cuộc đời. Qua mỗi nhân
vật, ta không chỉ hiểu một số phận, một cuộc đời mà còn hiểu ý nghĩa cuộc đời
đằng sau số phận đó.
Cho nên, không thể đánh giá, nhận xét nhân vật như những con ng
ười bằng
xương bằng thịt ngoài đời mà phải đánh giá khái quát nghệ thuật mà nó thể hiện.
Tức là phải xem xét nhân vật trong tác phẩm văn học ở góc độ thẩm mỹ chứ
không phải như một hiện tượng xã hội học.
Sức sống của nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn chính là ý
nghĩa điển hình mà nó khái quát. Cho nên, những nhân vật xây dựng thành công
và có sức sống lâu bền đề
u là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Hay
nói khác hơn, đó là những nhân vật không chịu nằm yên trên trang sách mà đã
bước ra giữa cuộc đời, đó là những nhân vật đã làm cho tên tuổi nhà văn trở
thành bất tử.
Nhân vật văn học còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự

kiện. Đặt nhân vật vào mâu thuẫn, xung đột hay sự kiện nào đó là cơ sở để bộ
c lộ
phần sâu kín nhất của bản chất nhân vật. Trong cuộc đời có bao nhiêu biến cố,
xung đột thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu biến cố, xung đột. Và mỗi một
biến cố, mỗi một xung đột lại làm lộ ra từng phần tính cách của con người.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
10
Xung đột là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng,
các tính cách trong một tác phẩm. Thông thường người ta hay đề cập đến xung
đột trong tác phẩm kịch, thế nhưng trong tiểu thuyết chính những xung đột cũng
sẽ làm nên kịch tính của tác phẩm. Có thể nói xung đột là một yếu tố thiết yếu
của một tác phẩm văn học nói chung cũng như tiểu thuyết nói riêng.
Nhờ
có xung đột câu chuyện mới phát triển, tính cách nhân vật mới được
bộc lộ. Và qua sự lựa chọn, giải quyết những xung đột trong tác phẩm sẽ thấy
được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm.
Xung đột bao giờ cũng mang ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thời đại. Trong tác
phẩm văn học, xung đột có thể là những xung đột của cá nhân nhân vật, nhưng
bản thân xung đột
ấy đã mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ví dụ như trong tác
phẩm Othello của Shakespear, Othello và Desdemona trước hết mang trong mình
những xung đột có tính cá nhân, cá thể. Nhưng những xung đột bi kịch ấy đã
vượt khỏi phạm vi cá nhân vì nó đã tố cáo chủ nghĩa cá nhân tư sản đang chà đạp
những ước mơ, lý tưởng của con người.
Xung đột ở mỗi thời đại khác nhau thì khác nhau. Ví dụ ở thời Hy Lạp c

đại là xung đột giữa con người với thiên nhiên, con người với số mệnh, ngay cả
vị thần tối cao như Dớt cũng bị số mệnh đe dọa; trong thời Phục Hưng là xung
đột giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân tư sản, các thế lực phong kiến,

đồng tiền, tôn giáo; các xung đột hiện đại thường xoay quanh xung đột giữa cách
mạng và phản cách mạng, giữa cái tố
t và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác.
Xung đột có thể có nhiều phạm vi cấp độ khác nhau: xung đột nội tâm,
xung đột tư tưởng, xung đột giữa các tính cách và hoàn cảnh, xung đột giữa các
lực lượng xã hội, …
Một tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng nếu không
có xung đột thì sẽ trở nên rất nhạt nhẽo.
Nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng tất nhiên cũng mang những đặc
điểm nh
ư thế. Vì vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa
hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa là một thao tác cắt ngang hệ thống nhân
vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng để thấy được nghệ thuật miêu
tả tinh vi cũng như ý nghĩa xã hội rộng lớn mà tác giả đã gửi gắm vào đó. Công
việc này phải đượ
c xem xét từ góc độ thẩm mỹ và được đúc kết từ những chi tiết,
những lớp độc thoại nội tâm, đối thoại…biểu hiện xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa rồi từ đó khái quát lên thành ý nghĩa, tư
tưởng của tác giả trong tác phẩm.







GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
11
2. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Mỗi nhà văn có một đường hướng, cách thức riêng khi miêu tả nhân vật.
Mỗi phương pháp nghệ thuật, mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những cách thức
miêu tả nhân vật không giống nhau. Đối với mỗi loại hình nhân vật cũng có
những biện pháp miêu tả phù hợp. Do đó ở đây chỉ xin nêu biện pháp xây dựng
nhân vật chung nhất mà nhà văn có thể sử d
ụng.
Nhân vật trước hết được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật. Các chi tiết
nghệ thuật thể hiện các phương diện khác nhau của nhân vật từ chân dung ngoại
hình cho đến nội tâm, từ hành động cho tới ngôn ngữ. Qua các chi tiết nhân vật
dần dần hiện lên và dần dần bộc lộ ra các nét khác nhau của tính cách. Để miêu tả
ngoại hình, các chi tiết dừng lại ở việc miêu tả quần áo, m
ặt, mũi, chân, tay, ánh
mắt, nụ cười…Mỗi nét ngoại hình này không chỉ gợi lên sự hình dung về dáng vẻ
nhân vật thế nào mà còn gợi lên cả tâm tính bên trong nhân vật. Để miêu tả nội
tâm, các chi tiết thường dừng lại ở những suy tư, dằn vặt những cảm xúc, xúc
động của nhân vật. Có lẽ hơn đâu hết, văn học có khả năng vô tận trong việc thể
hiện thế giới nộ
i tâm của con người. Cũng có khi nội tâm nhân vật được bộc lộ
một cách gián tiếp qua miêu tả cảnh vật, đồ dùng, nhà cửa.
Các chi tiết cũng góp phần khắc hoạ nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ và
hành động của nhân vật.
Nhân vật văn học còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự
kiện. Đặt nhân vật vào trong mâu thuẫn, xung đột hay sự kiện nào đó là cơ sở để
b
ộc lộ phần sâu kín nhất của bản chất nhân vật.
Ngoài ra, nhân vật còn có thể được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật khác,
của những con người xung quanh, qua hoàn cảnh sống…Nhân vật cũng có thể
được thể hiện bằng các phương tiện khác của văn học như qua lời văn, kết cấu,
loại thể. Những phương tiện này càng làm phong phú thêm các phương thức khắc
hoạ nhân vật.

Như đã nói
ở trên, xung đột sẽ góp phần thể hiện nhân vật. Do đó, các biện
pháp xây dựng nhân vật vừa nêu trên cũng có thể được vận dụng để miêu tả xung
đột hay xung đột tư tưởng của nhân vật trong tác phẩm văn học.

GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
12
CHƯƠNG II

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1 TÁC GIẢ
1.1 TÀO TUYẾT CẦN
Tào Tuyết Cần tên thật là Tào Triêm (chữ Triêm  có bộ “vũ” trên đầu,
nghĩa là đầm đìa). Ngoài ra còn có ba lối xưng hô: Mộng Nguyễn (mơ Nguyễn),
Cần Phố (vườn rau cần) và Cần Khê (suối rau cần) trong đó cái nào là tự, cái nào
là hiệu, ý kiến các học giả còn chưa thống nhất.
Tư liệu về Tào Tuyết Cần rất thiếu thốn. Năm sinh và n
ăm mất của ông vẫn
còn là một câu hỏi đối với các nhà nghiên cứu, có ý kiến cho rằng ông sinh trong
khoảng năm 1715 đến năm 1724 và mất trong khoảng năm 1762 đến năm 1763,
ngoài 40 nhưng chưa đến 50 tuổi.
Tổ tiên xa xưa của ông là người Hán, sau đó vì nhiều lý do đã nhập tịch Mãn
Châu. Do vậy, trong tiểu sử của ông có ý kiến nói ông là người Hán, lại có ý kiến
nói ông là người Mãn Châu. Phụ thân của ông là Tào Ngung hay Tào Thiếu cũng
vẫn còn là m
ột câu hỏi treo lơ lửng. Câu đố về thân thế Tào Tuyết Cần càng tăng
thêm màu sắc bí ẩn cho Hồng lâu mộng thậm chí đã gây ra mối hoài nghi của
một số người về bản quyền tác giả.
Tuy nhiên có điều chắc chắn rằng từ đầu đời Thanh cho đến thế hệ Tào

Tuyết Cần, nhà họ Tào là một “bách niên vọng tộc”. Cụ cố 5 đời của Tào Tuyết
C
ần là Tào Chân Ngạn được bổ làm tri châu Cát Châu, phủ Bình Dương (Sơn
Tây), đến thời cụ nội Tào Tuyết Cần là Tào Tỉ, nhà họ Tào đã có mối quan hệ
khá mật thiết với nhà vua đương triều là Khang Hi. Tào Tỉ đảm nhận chức Giang
Ninh chức tạo giám đốc suốt 22 năm, vợ Tào Tỉ là vú nuôi của vua Khang Hi.
Sau Tào Tỉ, đến Tào Dần là ông nội của Tuyết Cần và bố đẻ hay chú bác Tuyết
Cần đều lần l
ượt sung chức ấy, trước sau đến 65 năm. Ngoài ra, dòng họ Tào rất
giàu truyền thống văn học, Tào Dần đã đứng ra lo việc hiệu đính và in ấn bộ
Toàn Đường thi. Đời Tào Dần là thời kì cực thịnh của họ Tào. Vợ Tào Dần là
con gái Lí Sĩ Trinh tuần phủ Giang Nam; hai con gái Tào Dần đều là Vương phi.
Tào Dần đã có vinh hạnh 4 lần được tiếp giá khi nhà vua Khang Hi đi tuần du
phương Nam chọn hành cung là Tào phủ. Như v
ậy, đủ biết nhà vua đã tin tưởng
và sủng ái họ Tào như thế nào. Và căn cứ vào những chi tiết Nguyên Phi về thăm
nhà họ Giả trong Hồng lâu mộng cũng có thể hình dung được cảnh tượng tiếp giá
vua phải long trọng và xa hoa đến mức nào. Nhưng vinh quang mà họ Tào có
được cũng là mầm mống gây hoạ cho gia tộc lớn này. Đúng như lời Dì Triệu
trong Hồng lâu mộng đã nói “Chẳng qua l
ấy tiền bạc của nhà vua đem đập vào
bản thân nhà vua đấy thôi…”. Quả thật tiền bạc đổ vào nghênh đón nhà vua cũng
chính là tiền bạc của nhà vua nghĩa là họ Tào “tham ô” của công mà có được.
Mặt khác, chính mối quan hệ mật thiết với Khang Hi đã khiến các nhà vua kế
nhiệm tìm cách diệt trừ họ Tào. Cho nên, khi Ung Chính lên ngôi, nội bộ hoàng
thất khuynh loát nhau dữ dội thì đến năm Ung Chính thứ 5 (1729). Tào Thiếu bị
tội mất ch
ức, gia sản bị tịch thu, năm sau cả gia đình từ Giang Nam dọn về Bắc
Kinh. Nhà họ Tào từ đó sa sút.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc

SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
13
Công tử Tào Tuyết Cần chào đời vào khoảng những năm 1715-1724, nghĩa
là còn quá nhỏ để có thể tận hưởng vinh hoa phú quý. Đến khi trưởng thành,
Tuyết Cần đã nhận ra sự suy vong của dòng họ. Vinh hoa, phú quý, tiền bạc,
danh vọng trôi qua đời ông như một giấc mộng ngắn ngủi nhưng oái oăm thay
vẫn đủ sức ám ảnh tâm hồn nhạy cảm của ông đến suốt cuộc đời. Lúc này, gia
đình Tào Tuyế
t Cần sống nghèo khổ ở ngoại ô Bắc Kinh. Ông đã phải làm đủ
nghề như dạy học, vẽ tranh để kiếm sống. Tương truyền Tào Tuyết Cần còn là
một hoạ sĩ rất tài hoa. Tào Tuyết Cần từng kết bạn với hai anh em Đôn Mẫn và
Đôn Thành, coi họ như những người bạn tri âm tri kỉ. Tuyết Cần đã uống rượu,
ngâm thơ với anh em Đôn Mẫ
n và Đôn Thành. Đáng tiếc thơ của Tuyết Cần đều
thất lạc hết. Song, qua các bài thơ anh em họ Đôn để lại ta có thể hình dung một
Tào Tuyết Cần với tâm trạng “tài cao, phận thấp”, cuộc đời chìm nổi nhưng
phóng khoáng. Những năm tháng “chạy ăn từng bữa” cay đắng ấy đã sản sinh ra
một tài năng văn học lớn cho cuộc đời.
Tào Tuyết Cần viế
t Hồng lâu mộng khi cả nhà đã phải sống cảnh rau cháo
qua ngày. Quá trình sáng tác Hồng lâu mộng ra sao khó lòng mà biết được. Chỉ
thấy trong hồi thứ nhất của tác phẩm viết “phi duyệt thập tải, tăng san ngũ thứ”
(viết trong vòng 10 năm và 5 lần thêm bớt sửa chữa), “tự tự khán lai giai thị
huyết, thập niên tân khổ bất tầm thường” (mỗi chữ xem ra đều là máu, mười n
ăm
cay đắng chẳng tầm thường). Ông đã dâng tất cả tâm huyết cho đến sinh mệnh
của mình cho bộ tiểu thuyết này. Chỉ tiếc rằng mới viết được 80 hồi Thạch đầu kí
thì Tào Tuyết Cần đã qua đời trong bệnh tật nghèo túng chẳng bao lâu sau cái
chết của đứa con trai độc nhất. Tào Tuyết Cần chết, không còn con cái, chỉ duy
nhất một người vợ nghèo goá bụa, tiền nong cũng ch

ẳng có, vài ba người bạn
thương tình, tống táng qua quýt. Đó là kết cục bi thảm của một tiểu thuyết gia
thiên tài vào bậc nhất của nhân loại.
1.2 CAO NGẠC
Bản thảo dở dang Tào Tuyết Cần để lại chỉ 80 hồi đặt tên là Thạch đầu kí.
Người viết tiếp 40 hồi sau là Cao Ngạc, tự Lan Thự (Lan Sử), biệt hiệu Hồng lâu
mộng sử, đỗ cử nhân năm M
ậu Thân Càn Long 53 (1788), làm quan Nội các
Trung thư rồi Thị Độc, Giang Nam ngự sử hình khoa cấp sự trung. Cao Ngạc là
tác giả của các sách Lại trị tập yếu, Lan thự văn tồn, Lan thự thập nghệ.
Đều là người Hán nhập tịch Mãn Châu, đều xuất thân từ gia đình quý tộc
nhưng Tào Tuyết Cần sống nghèo túng cô độc và bất đắc chí còn Cao Ngạc thì
đỗ đạt làm quan với con đường công danh rộng mở. Hai hoàn cảnh khác nhau đã
làm cho hai phần của tác phẩm Hồng lâu mộng tuy về cơ bản không có dấu vết
chắp vá nhưng khuynh hướng tư tưởng vẫn khác nhau. Cao Ngạc đã để cho nhân
vật Giả Bảo Ngọc cưới vợ, sắp sinh con nối dõi tông đường, đi thi, đỗ đạt rồi mới
bỏ đi tu biệt tích, tương lai họ Giả vẫn còn nhen nhóm hy vọng ở Giả Lan và đứa
bé trong bụng Bảo Thoa. Trong khi ở b
ản dự thảo Tào Tuyết Cần lại để Giả Bảo
Ngọc bỏ đi ngay sau khi Lâm Đại Ngọc chết, tức là sau đám cưới. Cao Ngạc còn
để gia đình họ Giả được minh oan, được phục chức nhằm cố gắng tô điểm cho
bức tranh phủ Ninh và phủ Vinh lúc xế chiều thêm màu tươi sáng.
Đó là chủ ý của Cao Ngạc muốn đẩy lùi kết thúc bi kịch đang ám ảnh những
đứa con trung thành của chế độ phong kiến.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
14
2. VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM
2.1 VĂN BẢN VÀ LỊCH SỬ LƯU TRUYỀN
Thạch đầu kí 80 hồi đầu chỉ có số ít bạn bè thân thiết của tác giả chuyền tay

nhau đọc dưới dạng bản thảo viết tay.
Năm Càn Long thứ 56 (1791), Trình Vĩ Nguyên và Cao Ngạc lần đầu tiên
cho in bằng chữ rời để xuất bản, tên sách đổi thành Hồng lâu mộng tăng lên đến
120 hồi (gọi là bản Trình A), n
ăm sau sửa chữa và in lại (gọi là bản Trình B).
Mãi về sau người ta mới khảo chứng ra rằng 40 hồi sau là do Cao Ngạc viết nối.
Hồng lâu mộng in ra, giá bán lên đến vài chục lạng bạc nhưng thiên hạ tranh
nhau mua. Người ta thích thú vừa đọc vừa khen hay, ca ngợi là tác phẩm hay
nhất không có gì hay hơn trong làng tiểu thuyết, là vì người ta đã chán ngấy Kinh
học gượng gạo thời Càn Long- Gia Khánh. Mặt khác, do sự hấp dẫn của cấu t

nghệ thuật tự nhiên, thoải mái, hình tượng nhân vật đầy đặn, tư duy thâm trầm
bén nhạy, cảm thụ chân thật tế nhị và ngôn ngữ văn học đẹp đẽ của Hồng lâu
mộng nên người ta ngang nhiên chế giễu Kinh học, khẳng định Hồng lâu mộng
mới là văn học thật sự.
Hồng lâu mộng được yêu thích như vậy nên có ngót 40 bộ sách vi
ết tiếp như
Hậu Hồng lâu mộng, Hồng lâu mộng bổ, Hồng lâu viên mộng…và có đến hơn 20
bộ phỏng tác như Kính hoa duyên, Thuỷ Thạch duyên… Đương nhiên Hồng lâu
mộng cũng vấp phải sự phỉ báng và chống đối của các thế lực bảo thủ nhân danh
bảo vệ đạo đức xã hội phong kiến. Hoặc vu khống Hồng lâu mộng là sách hối
dâm, hoặ
c nguyền rủa Tào Tuyết Cần và hậu duệ của ông chịu quả báo. Mấy
triều vua từng ra lệnh cấm và huỷ Hồng lâu mộng.
Không gì ngăn được ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Tác
phẩm ấy vẫn sống mãnh liệt trong lòng xã hội Trung Hoa và đến năm Càn Long
thứ 58 (1793) thì được truyền sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, cuối
cùng vươn xa ra thế
giới như ngày nay.
2.2 SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRUYỀN KỲ, TƯ TƯỞNG ĐỊNH MỆNH

DUY TÂM
Truyền kỳ là tiền thân của thể loại tiểu thuyết, được viết nhiều vào đời
Đường. Nội dung truyện truyền kì chuyên miêu tả chuyện lạ lùng, kì quái, nhằm
phản ánh thế giới trần tục của con người, với những chuyện sinh hoạt, thuộc số
phận con người bình thường trong sự
biến động khôn lường của xã hội phong
kiến. Nghệ thuật truyền kỳ kết hợp tài tình giữa hiện thực và hoang đuờng, lịch
sử và kì ảo…Nhiều truyền kì có kết cấu như một giấc mơ. Ví dụ như Câu chuyện
trong chiếc gối của Thẩm Kí Tế, Anh đào thanh y của Nhiệm Phan, gần với Hồng
lâu mộng hơn có thể k
ể đến Tứ mộng của Thang Hiền Tổ đời Minh (Tử tiên kí,
Tử thoa kí, Nam kha kí, Hàm Đan kí).
Như vậy, tiểu thuyết Hồng lâu mộng đã sử dụng hình thức truyền kỳ và tư
tưởng duy tâm, định mệnh. Vì Hồng lâu mộng có kết cấu giống như một giấc
mộng lớn, ngoài ra trong tác phẩm còn đến vài chục giấc mộng lớn nhỏ khác
nhau, trong
đó đáng chú ý nhất là giấc mộng của Giả Bảo Ngọc ở hồi thứ 5
(chàng đến Thái hư cảnh ảo, được xem Thập nhị kim thoa chính sách, phó sách,
hựu phó sách ghi rõ số mệnh của những người đẹp thành Kim Lăng…). Hơn nữa
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
15
ta thấy mở đầu tác phẩm là câu chuyện hoang đường về hòn đá và cây Giáng
Châu như một cái án phong lưu “Chỉ vì trên bờ sông Linh hà ở Tây Phương, bên
cạnh hòn đá Tam sinh có một cây Giáng Châu được Thần Anh làm chức chầu
chực ở cung Xích hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt
sống lâu. Đã hấp thu tinh hoa của trời đất lại được nước cam lộ chăm bón, cây
Giáng Châu thoát được hình cây, hoá thành hình ngườ
i con gái, suốt ngày rong
chơi ngoài cõi Ly hận đói thì ăn quả Mật thanh khát thì uống nước bể Quán sầu.

Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới cho nên trong lòng nó vẫn mắc víu, khi nào
cũng cảm thấy như còn vương vấn một mối tình gì đây. Gần đây, Thần Anh bị lửa
trần rực cháy trong lòng, nhân gặp đời thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi
trần để qua kiếp ả
o duyên, nên đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ, Cảnh Ảo
liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để kết liễu câu
chuyện. Nàng Giáng Châu nói: Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để
trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước
mắt của đời ta để trả lại cho chàng, như thế mới trang tr
ải xong!. Từ đó dẫn đến
câu chuyện tình duyên đầy nước mắt rồi lại chấm dứt như sự trả nợ một kiếp
phong trần. Gạt ra ngoài tư tưởng duy tâm định mệnh thì đây cũng chỉ là một
biện pháp kết cấu được ưa chuộng ở Trung Quốc nói riêng và Phương Đông nói
chung.
Thật ra, mộng ảo trong Hồng lâu mộng chỉ là sự hiệ
n thực hoá cõi tâm linh
con người. Những yếu tố hoang đường tạo nên cái khung của bức tranh xã hội
Trung Quốc thế kỉ XVIII, là vật cống của tác giả cho những đòi hỏi của thời đại
mình. Những chuyện hoang đường không có gì là thần bí, nó đem lại cho chúng
ta bí quyết để hiểu cái vũ trụ quan vốn có của người Trung Quốc thế kỉ XVIII.
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng hình thứ
c truyền kì và tư tưởng duy
tâm định mệnh trong Hồng lâu mộng chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu
cánh. Có nghĩa là tác giả đã sử dụng hình thức truyền kì, tư tưởng định mệnh duy
tâm như một phương tiện nghệ thuật chứ không phải muốn tuyên truyền cho tư
tưởng duy tâm, định mệnh thần kì ấy. Vì vậy, bản thân Hồng lâu mộng vẫn được
đánh giá là một tiểu thuyết hiện thực xuất sắc và được xếp vào đỉnh cao của tiểu
thuyết Minh-Thanh.
2.3 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGHIÊM NHẶT TRONG HỒNG LÂU
MỘNG - ĐỈNH CAO CỦA TIỂU THUYẾT MINH THANH

Nhà Hán học Xô Viết nổi tiếng, viện sĩ N.S.Kônrát đánh giá rất cao tiểu
thuyết Hồng lâu mộng. Ông viết: “Tiểu thuyết Hồng lâu mộng là một tác phẩm
hiệ
n thực chủ nghĩa tiêu biểu. Đó là một bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như về
ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII…” ( Nguyễn Khắc Phi,
Lương Duy Thứ. 1998. Tr.126)
Quả thật, có thể xem Hồng lâu mộng là tập đại thành những tiến bộ nghệ
thuật của tiểu thuyết hiện thực Trung Quốc thế kỉ XIV-XVIII. Mặc dù về khuynh
hướng tư tưởng tiểu thuyết Minh và Thanh có khác nhau, tiểu thuyết Minh nặng
về ca ngợi anh hùng, còn tiểu thuyết Thanh chủ yếu nói về cuộc sống thường
ngày của con người, nhưng xét về phương pháp sáng tác thì từ Tam quốc, Thuỷ
hử đến Chuyện làng Nho, Hồng lâu mộng lại là quá trình phát triển thống nhất.
Đó là quá trình ngày càng thành thục của khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
16
Hồng lâu mộng kế thừa và phát triển đến đỉnh cao những thành tựu nghệ thuật ấy
của tiểu thuyết Minh-Thanh.
So với những bộ tiểu thuyết trước đó, Hồng lâu mộng đem đến một sự đổi
mới đáng kể. Tư duy nghệ thuật mới mẻ và tài năng sáng tạo của nhà văn đã phá
vỡ tư tưởng và cách viết truy
ền thống, đưa tiểu thuyết cổ điển phát triển ngày
càng gần gũi với tiểu thuyết hiện đại.
Nhà văn Lỗ Tấn đã nhận xét: “Điểm trọng yếu là ở chỗ đã dám miêu tả như
thực, hoàn toàn không tô vẽ, khác hẳn tiểu thuyết trước kia, hễ tả người tốt là
hoàn toàn tốt, người xấu là cực kì xấu: Bởi vậy những nhân vậ
t trong chuyện đều
là chân thật cả…” ( Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. 1998. Tr.127). Thật vậy,
con người trong Hồng lâu mộng là những con người hết sức trần thế, mang đầy
đủ những mặt tốt và cả những mặt xấu của con người hiện thực. Ngay cả nhân

vật “lý tưởng” như Lâm Đại Ngọc vừa xinh đẹp, tài hoa vừa đa tình đa cảm, dám
yêu và sống hết mình cho tình yêu…cũng còn mang nh
ững nét chưa tốt như thích
châm chọc người khác mà nhân vật Tương Vân đã phê phán “Nếu mình quả giỏi
hơn, cũng không nên gặp người nào trêu chọc người ấy” (hồi 20 ) và tính cách
kiêu kì, cô độc của Đại Ngọc đã làm phật lòng không ít bậc “bề trên” và tạo nên
sự oán ghét cho nhiều kẻ “bề dưới”. Còn như nhân vật Phượng Thư vốn mang
bản chất trục lợi, xảo quỵêt độc ác nhưng l
ại xinh đẹp, ăn nói khéo léo và cũng có
những nét tính cách tốt như biết trắc ẩn đối với những người nghèo như Già Lưu,
yêu quý và ủng hộ Đại Ngọc, xót thương Tình Văn. Một người mưu toan thâm
hiểm như Phượng Thư mà cũng có lúc thốt ra câu cảm thương người khác “Cô
nhắc đến Tình Văn, tôi cũng thương cho nó! Con bé ấy mặt mũi thân hình đều
khá, chỉ có mồm miệng sắc sả
o. Thế rồi không biết bà Hai nghe lời bịa đặt ở đâu
làm cho nó phải chết” (hồi 101)… Rõ ràng, nhân vật trong Hồng lâu mộng
không đơn điệu, một chiều mà hết sức đa dạng phức tạp như chính con người
trong cuộc sống hiện thực vậy.
Có thể khái quát những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Hồng lâu mộng như
sau:
Thứ nhất, trong khi miêu tả, tác giả đã bám sát đời sống hàng ngày, miêu tả
một cách chi tiết, cụ thể, không tô vẽ, cường điệu. Nếu trong Tam quốc diễn
nghĩa, Thuỷ hử, Tây du,…con người và sự việc đều ít nhiều mang nét khác
thường, kì lạ thậm chí phi thường thì trong Hồng lâu mộng cuộc sống diễn ra rất
bình thường như nó vốn có. Nếu như trong Tam quốc, Thuỷ hử, Tây du,…các s

việc thường được rút ngắn lại thì trong Hồng lâu mộng bức tranh cuộc sống
dường như được trải rộng ra với đầy đủ chi tiết vụn vặt của nó. Có thể nói sức
hấp dẫn của Hồng lâu mộng không phải bắt nguồn từ những mẩu chuyện ly kỳ,
những biến cố rùng rợn, những con người phi thường như trong các tiể

u thuyết
trước kia mà chính từ những cái bình dị, thường nhật, có thể tìm thấy ở bất cứ nơi
đâu và bất kỳ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày. Đúng như tác giả đã viết ở hồi
thứ nhất của tác phẩm “Xưa nay những nhân vật phong lưu chẳng qua chỉ để lại
một chút gì rất ít với một số thư từ mà thôi. Còn những chuyện ăn uống trong gia
đình, trong khuê các thì không bao giờ ghi chép đầy đủ: hơn nữa những chuyện
gió trăng, phần nhiều chỉ là trộm hương cắp ngọc, hò hẹn riêng tây mà thôi,
chưa hề nói tới chân tình của người con gái. Tưởng lũ người này xuống trần thì
những bọn si tình, hám sắc, hiển ngu bất tiếu ở đây, khác hẳn những truyện trước
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
17
để lại”. Vì thế, trong Hồng lâu mộng không có những cảnh chiến trường oanh
liệt, không có đấu trí tranh hùng mà chỉ quanh đi quẩn lại với những cảnh tiệc
tùng, ma chay, sinh nhật, thưởng hoa, ngắm trăng…hết sức đời thường. Nhưng
chính trong cái cuộc sống hàng ngày đó mâu thuẫn, xung đột đang phát triển, câu
chuyện đang diễn tiến, cá tính rõ nét…Tất cả được một ngòi bút kết cấu sành sỏi
“khéo léo nh
ư thợ trời, không lộ đường may” thể hiện một cách xuất sắc, tài hoa.
Cuộc sống đuợc tái hiện trong Hồng lâu mộng dường như trào tuôn một cách tự
nhiên trên mặt giấy mà người đọc không hề cảm thấy bàn tay đẽo gọt công phu
nhưng thực chất nhà văn đã phải trải qua cả một quá trình rèn luyện gian khổ mới
có thể đạt được. Cái cuộc sống ấ
y thật sinh động, muôn màu muôn vẻ, mọi thứ
đều phức tạp rối rắm mà lại hết sức trong sáng rõ ràng. Tác giả đã phản ánh tỉ mỉ,
sâu sắc nhưng lại khái quát cao độ bộ mặt chân thật cuộc sống, đó là tài năng bậc
thầy của một ngòi bút tả thực theo một quan điểm nghiêm nhặt, mỗi người mỗi
việc đều được xử lý một cách xác đáng, đ
úng như tác giả dã khẳng định trong hồi
1 của tác phẩm “…những cảnh hợp tan vui buồn, thịnh suy và những cảnh ngộ

thay đổi, từ đầu đến cuối đều theo sát sự thực không có thêm bớt tô vẽ chút nào,
không vì chiều lòng người mà xuyên tạc sự thật…”. Chính quan niệm hiện thực
đó qua ngòi bút điêu luyện của tác giả đã đưa Hồng lâu mộng lên một đỉnh cao
của chủ ngh
ĩa hiện thực như Lỗ Tấn đã nhận xét “là một tác phẩm hiện thực
không tô vẽ”.
Bên cạnh đó nhân vật trong Hồng lâu mộng cũng được Tào Tuyết Cần dụng
tâm xây dựng rất thành công. Có thể nói hệ thống nhân vật trong Hồng lâu mộng
rất đông đúc nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Các nhân vật điển hình
có khả năng bước ra từ trang sách và
đi vào cuộc đời, và có thể đại diện cho một
loại người nào đó trong xã hội, như Đại Ngọc được dùng để chỉ những cô gái đa
sầu, đa cảm, kiêu kì và cô độc, Phượng Thư là loại nàng dâu kiêm quản gia xinh
đẹp… Có một số nhân vật chỉ phác họa đơn sơ mà để lại ấn tượng hết sức sâu sắc
cho người đọc như Chân Bảo Ngọc, Bồi Dính... Đặc bi
ệt là phần đông các nhân
vật phụ nữ tuổi tác suýt soát nhau, môi trường sống, quá trình giáo dục cũng
tương tự mà tính cách lại khác xa nhau như Đại Ngọc khác Bảo Thoa, Phượng
Thư khác Thám Xuân…Đồng thời tác giả cũng chú trọng việc miêu tả các nhân
vật có tính cách gần giống nhau nhưng biểu hiện khác xa nhau. Ví dụ như tính
kiêu kì của Đại Ngọc khác xa Diệu Ngọc - một người nhập thế còn một người
xuất thế
, hay tính ôn hoà của Bình Nhi lại khác với tính ôn hoà của Tập
Nhân…Không chỉ nhân vật chính được tập trung miêu tả mà các nhân vật khác
cũng hiện lên rõ ràng, có xương có thịt, có dáng dấp riêng, có lời ăn tiếng nói
riêng không lẫn với ai. Đối với cô thiếu nữ đa sầu đa cảm như Lâm Đại Ngọc thì
Tào Tuyết Cần tập trung bút lực đã đành. Nhưng dưới ngòi bút của ông, ngay cả
những cô nữ tì chẳng được học hành gì cũ
ng được thể hiện đẹp đẽ và cảm động,
đó là Tử Quyên biết vì nỗi bất hạnh của người khác mà đau khổ, là Tình Văn vì

sắc đẹp mà bị ngược đãi đến chết, là Uyên Ương xinh đẹp và trung thành mù
quáng đến đáng thương, là cô ba Vưu xinh đẹp, phóng khoáng và khảng khái
hiếm có… Phải có một sự quan sát tận tường cuộc sống và một tài năng văn
chương hơn người thì mới có th
ể tả thực đến cao độ như vậy.
Tương truyền khi xây dựng hình tượng 12 cô gái đẹp đất Kim Lăng, Tào
Tuyết Cần đã vẽ sẵn chân dung 12 cô gái treo lên tường rồi theo đó mà miêu tả.
Đó có thể chỉ là một giai thoại. Nhưng ít nhiều cũng cho ta thấy tinh thần lao
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
18
động nghệ thuật nghiêm túc và thái độ tôn trọng hiện thực của tác giả. Có lẽ, tất
cả những điều đó đã góp phần tạo nên chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt trong
Hồng lâu mộng.
Có thể thấy chủ nghĩa hiện thực trong Hồng lâu mộng có một bước tiến xa
hơn so với những tiểu thuyết hiện thực cổ điể
n trước đây. Vì thế mà người ta nói
rằng chủ nghĩa hiện thực trong Hồng lâu mộng là chủ nghĩa hiện thực nghiêm
nhặt.
Thứ hai, chú trọng miêu tả tâm lý nhân vật có chiều sâu đáng kể. Trong khi
những tiểu thuyết trước Hồng lâu mộng chưa chú trọng mấy đến tâm lý nhân vật,
thì trong Hồng lâu mộng tâm lý nhân vật được miêu tả đầy đủ và chi tiết hơn.
Việc miêu tả tâm lý ở
đây có thể thấy từ hai mặt: từ lời miêu tả của người kể và
từ ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Ví dụ như Lâm Đại Ngọc, vốn là con người
có tính cách kiêu kì cô độc trong sự xung đột với hoàn cảnh, cô ta luôn có diễn
biến tâm lý hết sức phức tạp, đôi khi vui, buồn, giận hờn đến cùng một lúc như ở
hồi thứ 26 khi Đại Ngọc đang nằm khe khẽ
hát “Suốt ngày mê mẩn bồi hồi, tình
riêng chán ngắt” thì Bảo Ngọc đến, cô bối rối đỏ mặt sau đó nói cười với Bảo

Ngọc, rồi khi nghe Bảo Ngọc dùng lời trong truyện Tây Sương để nói với mình
cô lại nổi ngay cơn giận lên và khóc… Ngoài ra, việc miêu tả tâm lý còn được
triển khai bằng những thủ pháp độc đáo như mượn hàng loạt những giấc mộng để
diễ
n tả tâm lý yêu đương không nói nên lời hoặc thông qua độc thoại nội tâm của
nhân vật (giấc mộng của Đại Ngọc ở hồi 82 thấy mình bị bắt về miền Nam lấy
chồng, giấc mộng của Diệu Ngọc thấy mình bị vương tôn công tử đến ép
duyên…). Tóm lại, ở Hồng lâu mộng việc miêu tả tâm lý nhân vật thông qua
ngôn ngữ và hành động đều sắc nét hơn những bộ tiểu thuy
ết trước kia. Đó là
bước tiến bộ mới trên con đường phát triển của tiểu thuyết hiện thực.
Thứ ba, kết cấu đồ sộ nhưng rất tập trung. Tuy còn có hạn chế như những sự
kiện ở 80 hồi đầu tản mạn rời rạc mà ở 40 hồi cuối lại quá dồn nén. Nhưng nhìn
chung kết cấu Hồng lâu mộng vẫn được đánh giá là đặ
c sắc. Và kết cấu ấy đã thể
hiện rất rõ tài năng của tác giả: có thể chỉ mô tả câu chuyện 8 năm của một gia
đình mà đạt đến quy mô của những tác phẩm viết về câu chuyện kéo dài 100 năm
của ba nước, hơn thế nữa kết cấu ấy còn rất tập trung. Tác giả đề cập đến mọi
mặt của đời sống gia đình họ
Giả từ chuyện giàu sang phú quý, ăn tiêu xa xỉ đến
chuyện tranh quyền đoạt lợi, dâm ô trác táng của bọn thống trị thậm chí đến cả số
phận dáng thuơng của những a hoàn, đầy tớ…nhưng bao giờ cũng xoay quanh
câu chuyện tình duyên Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc. Câu chuyện tình ấy là cái
mạch ngoài dễ nhận thấy. Nhưng tác phẩm còn được liên kết bởi những mạch
ngầ
m ngàn dặm làm cho một dấu vết, một sự việc có khi lờ mờ cũng có đầu mối
của nó. Ví dụ như cái chết của Đại Ngọc rất có thể là do mẹ con Bảo Thoa đầu
độc dần dần chứ không phải đơn thuần do u uất mà chết. Mặc dù tác giả không
nói rõ nhưng dựa vào một số chi tiết ta có thể suy đoán. Từ đầu Bảo Thoa vốn
không ưa Đại Ngọ

c, thậm chí có lúc còn dùng kế “kim thiền thoát xác” để bọn a
hoàn ghét Đại Ngọc (hồi 27), thế mà bỗng dưng chị ta lại ân cần khuyên bảo Đại
Ngọc và tâng bốc Đại Ngọc ( hồi 42)… Tất cả những hành động đó là nhằm tạo
lòng tin với Đại Ngọc để đến khi Đại Ngọc ốm Bảo Thoa lại hào phóng tặng 2
bao yến sào cho Đại Ngọc bồi bổ (hồi 45). Và kết quả là, Đại Ng
ọc nói với Bảo
Ngọc “đêm qua cũng yên ổn, nhưng vẫn ho đến hai lần, đến canh tư mới ngủ
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
19
được, sau đó lại thức đến sáng” (hồi 52). Sau đó, dì Tiết đến Đại Quan viên
chăm sóc Đại Ngọc (hồi 59) và kết quả là Đại Ngọc than thở với Tương Vân “tôi
vẫn ngủ không được, đại khái trong vòng một năm qua, chỉ ngủ hơn mười đêm
đẫy giấc thôi” (hồi 76). Ghê gớm hơn, Bảo Thoa cho người mang tặng Đại Ngọc
một bình quả vải ướp mật ong thì ngay trong
đêm đó Đại Ngọc ho rũ rượi, khạc
ra máu, lạnh buốt cả người (hồi 82). Như vậy, rõ ràng Đại Ngọc chết không chỉ
vì u uất, không chỉ vì sức khoẻ vốn yếu từ bé mà còn do âm mưu hết sức thâm
sâu, hiểm ác của mẹ con Bảo Thoa(

). Ta thấy, các sự việc rời rạc ở các hồi xa
nhau, nhưng vẫn liên kết với nhau hết sức chặt chẽ mà nếu chú ý ta sẽ phát hiện
ra sự thật đằng sau cái chết đáng thương của Đại Ngọc.
Cuối cùng, phải nói đến thành tựu ngôn ngữ của Hồng lâu mộng, đó là cuốn
tiểu thuyết viết bằng tiếng Bắc Kinh thuần tuý. Tác giả đã bỏ nhiêu công s
ức lựa
chọn, trau chuốt nên ngôn ngữ không mang nặng thổ âm mà là một thứ ngôn ngữ
phổ thông lưu loát, uyển chuyển và đẹp đẽ. Ngoài ra, tác giả cũng rất giỏi cá tính
hoá ngôn ngữ nhân vật làm cho lời nói từng người khác nhau, hợp với tính cách
của họ.

Tất cả những điều đó đã góp phần đưa Hồng lâu mộng lên vị trí đỉnh cao của
tiểu thuyết hiện thự
c Minh-Thanh.
2.4 VAI TRÒ DỰ BÁO CỦA HỒI THỨ NĂM ĐỐI VỚI SỐ PHẬN
CÁC NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG HỒNG LÂU MỘNG- MỘT CÁCH
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT
Năm hồi đầu của tiểu thuyết Hồng lâu mộng giữ một vai trò hết sức quan
trọng đối với toàn bộ kết cấu của tiểu thuyết, trong đó không thể không kể đến vai trò
dự báo cũng như tóm t
ắt của hồi thứ năm đối với số phận của các nhân vật phụ nữ
trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.
Giấc mộng “chơi cõi ảo” của Giả Bảo Ngọc trong hồi thứ năm không chỉ đơn
thuần là một giấc mộng duy tâm, huyền hoặc mà thông qua giấc mộng ấy với những
bài thơ ngắn ngủi trong Chính sách, Phó sách và Hựu phó sách cuộ
c đời của những
người đẹp thành Kim Lăng đã được giới thiệu đến người đọc. Từ Hồi thứ 5, người
đọc có thể dự đoán, biết được những sự kiện xảy ra với các nhân vật phụ nữ trong
toàn bộ tiểu thuyết.
Hựu phó sách viết về số phận của Tình Văn và Tập Nhân - hai a hoàn thân tín
của Bảo Ngọc. Hãy xem bài thơ viết v
ề Tình Văn:
Trăng thanh khó gặp, mây đa sắc dễ tan
Tâm hồn ví như trời cao, thân phận lại thấp hèn
Phong lưu, khéo léo khiến người ghen ghét
Thọ yểu khác nhau đều bị phỉ báng
Công tử đa tình chỉ than phiền.
Bài thơ này đã dự báo toàn bộ cuộc đời, số phận và những biến cố mà cô a hoàn xinh
đẹp đã trải qua, rõ ràng ở những hồi sau ta bắt gặp một hình ảnh Tình Văn xinh đẹ
p,




Theo bài viết của Thuỷ Thôn đưa lên mạng đăng trên Quảng Tây báo ngày 17 tháng 5 năm 2003,
Phùng Hoài Ngọc dịch.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
20
khéo léo, ăn nói sắc sảo nên bị ghen ghét và cuối cùng phải chết đi vì những phỉ báng
rẻ rúng của đời. Đối với a hoàn Tập Nhân cũng tương tự, bài thơ thứ hai trong Hựu
phó sách đã tiên liệu số phận cô: một Tập Nhân lúc nào cũng nhũn nhặn, nhún
nhường đối với nguời khác, luôn ấp ủ ước mơ được sánh duyên cùng công tử nhà họ
Giả, cuối cùng tất cả cũ
ng bằng không, cô trở thành vợ của “con hát” Tưởng Ngọc
Hàm như một mối duyên đã được định trước. Người đọc có thể suy ra những a hoàn
xinh đẹp khác cũng được nêu tên trong Hựu phó sách này như: Uyên Ương, Tử
Quyên, Tuyết Nhạn, Kim Xuyến, Hồng Ngọc, Bình Nhi,…
Phó sách là bài thơ về thân phận của Hương Lăng, vốn xuất thân từ dòng dõi
thư hoạn khá giả, nhưng sớm bị bắt cóc phải lìa cha, xa m
ẹ làm người hầu rồi vợ lẽ
cho người ta cuối cùng phải chết trên giường đẻ một cách đau đớn. Người đọc có thể
đoán được tên của những nhân vật khác trong Phó sách như Vưu Nhị Thư, Bảo
Thiềm,…
Chính sách là một loạt bài thơ về số phận của “thập nhị kim thoa”, bài thơ mở
đầu như đã khái quát tình thế đối đầu giữa nàng
Đại Ngọc và thiên kim Bảo Thoa:
Than ôi có đức mà phải dừng khung cửi giữa chừng
Đáng tiếc cái tài ngâm thơ vịnh hoa
Đai ngọc treo giữa rừng
Trâm vàng treo trong tuyết.
Rõ ràng bài thơ ám chỉ cái chết non của Đại Ngọc, cuộc hôn nhân lạnh lùng

không hạnh phúc của Bảo Thoa và sự ra đi khỏi chốn trần thế thị phi của Bảo Ngọc.
Ba nhân vật chính trong bốn câu thơ, Đại Ngọc và Bảo Thoa ở thế đối x
ứng với hai
vị trí đầu và cuối bài thơ, Bảo Ngọc ở giữa. Ở đây, như ngầm báo hiệu một cuộc
xung đột giữa hai người phụ nữ ấy và kết quả tất yếu diễn ra sẽ là bi kịch cho cả ba
người.
Những bài thơ tiếp theo trong Chính sách lần lượt đề cập đến việc Nguyên
Xuân được là vương phi vinh hiển nhưng chết sớm trong n
ước mắt, Thám Xuân sáng
suốt tài cao phải lấy chồng xa đau khổ một đời, Tương Vân côi cút những tưởng tìm
được hạnh phúc nào ngờ chồng mất sớm, Diệu Ngọc thích trong sạch mà cuối cùng
phải bước ra khỏi cửa tu hành nhuốm vào bùn nhơ của bọn bắt cóc, Nghênh Xuân lấy
phải họ Tôn vũ phu mới tròn một năm đã chết trong uất ức, Tích Xuân chán đời
nương nhờ cửa Phật, Phượ
ng Thư tài ba cuối cùng cũng mất mạng, Xảo Thư bị anh
và cậu ép gả cuối cùng được bà già nhà quê Lưu lão lão cưu mang, Lý Hoàn goá bụa
được hưởng chút vinh hiển từ con trai…
Bên cạnh đó, Hồng lâu mộng thập nhị khúc cũng góp phần dự báo cuộc đời các
nhân vật chính trong tiểu thuyết. Khúc giáo đầu nói về những kẻ si tình nói chung.
Khúc thứ nhất “Chung thân ngộ”, một lần nữa Đại Ngọc và Bảo Thoa được
đặt trong
thế đối xứng cây-ngọc-vàng để cuối cùng là bi kịch tình yêu của Đại Ngọc và bi kịch
hôn nhân của Bảo Thoa. Khúc thứ hai “Uổng ngưng mi” như lời dự báo, thở than cho
mối tình đầy nước mắt của Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Khúc thứ ba “Hận vô thường”
nói về tâm tính nàng Đại Ngọc nhạy cảm và kiêu kì, đồng thời báo trước cái chết non
nớt của cô gái yếu đuối, cô độc này. Khúc th
ứ tư “Phân cốt nhục” báo trước đường
đời của Thám Xuân: lấy chồng xa xôi, ra đi mà cõi lòng tan nát. Khúc thứ năm “Lạc
trung bi” viết về Tương Vân mồ côi, bất hạnh nhưng phóng khoáng, tài hoa, ngỡ đâu
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc

SVTH: Nguyễn Hoàn Anh
21
được duyên lành ai ngờ cuối cùng phải khóc than cho người chồng bạc số. Khúc thứ
sáu “Thế nan dung” tiên đoán cuộc đời trần ai của Diệu Ngọc. Khúc thứ bảy “Hỉ oan
gia” dự báo cuộc hôn nhân bất hạnh dẫn đến cái chết của Nghênh Xuân. Khúc thứ
tám “Hư hoa ngộ” kể về việc Tích Xuân đi tu. Khúc thứ chín “Thông minh luỵ” báo
trước cái chết bi thảm của Phượng Thư tinh ranh. Khúc thứ mười “Lưu dư khánh” dự
báo cuộc đời của tiểu mỹ nhân Giả Xảo Thư. Khúc thứ mười một “Vãn thiều hoa”
diễn tả cuộc hôn nhân không hạnh phúc của Bảo Thoa, nàng có những thứ nàng
muốn nhưng lạnh lẽo cô đơn. Khúc mười hai “Hảo sự chung” phơi bày kết cục suy
tàn của hai phủ Ninh, Vinh. Khúc kết “Phi điểu các đầu lâm” bày tỏ những suy nghĩ
của tác giả về nhân sinh về cuộc đời. Trong các khúc ca này, Bảo Thoa và Đại Ng
ọc
được đề cập đến trong cùng một khúc, sau đó mỗi người đều được dành riêng một
khúc. Nếu xem kĩ, độc giả sẽ nhận ra ngay từ trong hồi thứ năm tác giả đã dành sẵn
một thế đối đầu cho hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa này.
Tuy các bài thơ và các ca khúc trong hồi năm được xây dựng như những lời dự
báo, tiên đoán đối với số phận các nhân vật nữ
chính trong tiểu thuyết nhưng như vậy
không có nghĩa là tác giả rơi sâu vào tư tưởng duy tâm định mệnh. Ở một góc độ nào
đó có thể xem đây như một cách giới thiệu nhân vật, để người đọc có nhận thức bao
quát, sơ lược về nhân vật trước khi đi vào nội dung chính của tác phẩm. Cũng có thể
nói đây là một bản tóm tắt về các nhân vật nữ chính và các sự kiện chính để
người
đọc tiện theo dõi, nắm bắt vì Hồng lâu mộng vốn là một thiên tiểu thuyết đồ sộ.
Có một điều chắc chắn là, mỗi một nhân vật trong Hồng lâu mộng đặc biệt là
các nhân vật được đề cập đến trong hồi thứ năm này đều mang những mâu thuẫn,
những xung đột đầy ý nghĩa. Những xung đột ấy đã góp phần làm nên ý nghĩa tư
tưởng cho Hồng lâu mộng. Vì vậy, tìm hiểu Hồng lâu mộng không thể bỏ qua hệ
thống những xung đột được xây dựng trong đó. Từ trong vô số xung đột của các

nhân vật trên, luận văn chỉ chọn đi sâu tìm hiểu xung đột tư tưởng giữa cặp nhân vật
Đại Ngọc- Bảo Thoa mà như ở trên đã nói: họ luôn được sắp xếp trong một thế đối
xứ
ng, đối đầu với nhau để rồi dẫn tới bi kịch không lối thoát.
2.5 HỆ THỐNG XUNG ĐỘT ĐƯỢC MIÊU TẢ TRONG HỒNG LÂU MỘNG
Người Trung Quốc vẫn gọi Hồng lâu mộng là thiên hạ đệ nhất tình thư nhưng
nói như thế không có nghĩa rằng Hồng lâu mộng chỉ đơn thuần là một tiểu thuyết
tình yêu viết về chuyện tình tay ba ly kỳ giữa Đại Ngọc, B
ảo Ngọc và Bảo Thoa.
Mối duyên tiền định của Giáng Châu và Thần Anh là một sợi dây xuyên suốt tác
phẩm nối kết bao nhiêu sự kiện bề bộn lại với nhau. Nhưng bao trùm lên thiên tiểu
thuyết ấy là một ý nghĩa xã hội rộng lớn dưới thời phong kiến Mãn Thanh đang trên
đà thoái trào. Rõ ràng Hồng lâu mộng chứa đầy những xung đột và như đã nói ở trên
những mâu thuẫn xung đột ấy làm nên ý nghĩ
a của tác phẩm để nó vượt lên trên giới
hạn của sự nhạt nhẽo tầm thường trở thành đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực Trung
Quốc.
Hồng lâu mộng được kết cấu theo lối tự nhiên như cuộc sống nên những xung
đột được miêu tả trong tiểu thuyết cũng chằng chịt và đan xen vào nhau rất chân
thực. Có cả những xung đột trong nội bộ mộ
t giai cấp, những xung đột giữa các giai
cấp khác nhau, có cả xung đột về mặt tư tưởng, xung đột về mặt nhận thức hành
động, có cả xung đột quyền lợi và xung đột quyền lực…Tất cả tạo nên một bức tranh

×