Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử dụng Test Denver để đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.92 KB, 8 trang )

SỬ DỤNG TEST DENVER ĐỂ ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON
Phạm Quang Tiệp
1

Nguyễn Thị Hương
2

rong bài viết này, chúng tôi giới thiệu bộ Test Denver cùng với cách thức
sử dụng để đánh giá sự phát triển của trẻ, nhằm góp phần đổi mới
công tác đánh giá trẻ mầm non nói riêng và đổi mới phương pháp giáo dục
trẻ nói chung.

1. MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển, người ta càng có điều kiện để quan tâm tới vấn đề nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, chính trong xã hội hiện đại này, cũng nảy sinh nhiều yếu tố khiến
cho con người mà nhất là trẻ em phát triển lệch lạc, gặp nguy cơ rủi ro cao. Chính vì thế, việc
chăm sóc và giáo dục trẻ ngày nay trở thành đề tài nóng bỏng hơn bao giờ hết, vấn đề này
không chỉ nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ có con em ở độ tuổi mầm non, các nhà
giáo dục mà của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục mầm non nước nhà đã có sự chuyển mình mạnh
mẽ, đáp ứng được phần nào sự mong mỏi và kỳ vọng lớn lao của xã hội. Mặc dù vậy, chúng
ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng nó còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập. Nguyên nhân
thì có nhiều, song phần lớn nằm ở chỗ trình độ chuyên môn của những người trực tiếp làm
trong lĩnh vực giáo dục mầm non chưa đáp ứng kịp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội;
thiếu trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp trẻ gặp rủi ro,
tai nạn hay bị đối xử không tốt tại chính môi trường tưởng như an toàn và đầy tính nhân văn
này.
Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng, quá trình giáo dục sẽ được thực hiện tối ưu
nhất nếu nó hướng vào Vùng cận phát triển (Zone of Proximal Development) của từng người
học [7]. Đối với trẻ em cũng thế, hoạt động giáo dục sẽ đem lại hiểu quả cao nhất khi quá


trình ấy được xuất phát từ chính kinh nghiệm và kiến thức nền tảng của trẻ. Vấn đề đặt ra ở
đây là làm thế nào để xác định được Vùng cận phát triển ấy, và kể cả là những thiếu hụt hay
một khả năng vượt trội nào đó của trẻ để từ cơ sở đó tìm ra được phương thức tác động hợp
lý giúp cho mỗi trẻ phát triển được tối đa tiềm năng của mình. Đây là câu hỏi không dễ trả lời
và trên thực tế từ các công trình nghiên cứu mang tính lý luận đến thực tiễn hoạt động giáo
dục ở trường mầm non chưa bao giờ đưa ra một câu trả lời thoả đáng. Những thứ được sử

1
TS, Trường ĐHSP Hà Nội 2
2
ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2
T
dụng ở trường mầm non để đánh giá trẻ thường được gọi là bộ chuẩn với các tiêu chí đánh
giá chung chung, mơ hồ thường đem lại kết quả thiếu thuyết phục và không có nhiều giá trị
phục vụ trực tiếp cho quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt không đủ chi tiết để đánh giá được một
mặt thiếu hụt hay khả năng vượt trội nào đó của trẻ để tìm ra các giải pháp tác động, cải thiện
tình trạng một cách hợp lí. Xuất phát từ vấn đề thực tế trong lĩnh vực giáo dục mầm non
nêu trên, chúng tôi giới thiệu bộ Test Denver cùng với cách thức sử dụng để đánh giá sự phát
triển của trẻ, vốn lâu nay mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y học nhằm chẩn đoán
và can thiệp sớm giải quyết vấn đề thiếu hụt khả năng của trẻ ở độ tuổi mầm non.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái lược về Test Denver
Test Denver có tên đầy đủ là Denver Developmental Screening Test (DDST) dùng để
kiểm tra, đánh giá về các vấn đề nhận thức và hành vi ở trẻ em từ 0 6 tuổi. Test Denver là
sản phẩm của nhóm tác giả William K. Frankenburg và Josiah B. Dobbs, được giới thiệu lần
đầu tiên vào năm 1967. Cho tới năm 1992, qua quá trình nghiên cứu, Test Denver được phát
triển thành Test Denver II. Cả hai loại Test trên đều được thiết kế để sử dụng trong lĩnh vực y
học và giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mầm non. Việc
theo dõi sự phát triển này dựa trên quá trình so sánh kết quả kiểm tra của trẻ với thang đánh
giá, với các trẻ khác cùng độ tuổi và sự phát triển của chính bản thân trẻ ở các thời điểm khác

nhau trong khoảng từ 0 tới 6 tuổi.
Có thể nói, so với hầu hết các loại trắc nghiệm dự đoán sự phát triển của trẻ khác, Test
Denver thể hiện được năm giá trị độc đáo khác biệt [4]:
1. Có độ tin cậy cao (đã được kiểm chứng từ nhiều nghiên cứu công phu, tỷ mỉ ở nhiều
quốc giá khác nhau như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran [2]).
2. Cho phép người đánh giá tiến hành trên bất kỳ trẻ ở độ tuổi nào từ sơ sinh tới
6 tuổi.
3. Bài kiểm tra có tiêu chí riêng cho từng nhóm đối tượng trẻ (dựa vào tỷ lệ giới tính, dân
tộc và sự giáo dục của cha mẹ khi trẻ tham gia đánh giá).
4. Việc đánh giá dựa trên quan sát thực tế mà không phải gián tiếp qua cha, mẹ hay
người thân của trẻ.
5. Thể hiện tương đối đầy đủ về sự tiến bộ của trẻ để can thiệp kịp thời khi có nghi vấn
chậm phát triển cũng như tác động hợp lý với trẻ có những tiến bộ vượt trội.
Trong bộ Test Denver, các tác giả đã xác định 125 mẫu hành vi dùng để đánh giá sự phát
triển của trẻ [1], [3], [6]. Các hành vi này xếp vào 4 lĩnh vực phát triển được xem là điển hình
nhất của trẻ thuộc lứa tuổi mầm non, đó là lĩnh vực vận động thô, lĩnh vực vận động tinh tế 
thích ứng, lĩnh vực ngôn ngữ, lĩnh vực cá nhân  xã hội. Trong đó, 1- Lĩnh vực vận động thô
có 32 hành vi, gồm: Nâng đầu lên 45
0
, 90
0
; chống tay ưỡn ngực; ngồi, giữ đầu vững không bị
lắc lư; ngồi không cần đỡ trong thời gian 5 giây; đứng vịn trong thời gian 5 giây; vịn đứng
dậy; tự ngồi lên một mình, đứng trong vài giây; cúi người xuống rồi đứng thẳng lại; đi vững;
đi giật lùi; bước lên bậc; đá bóng về phía trước; ném bóng cao tay; đứng 1 chân trong 1 giây;
nhảy tại chỗ co 2 chân đồng thời; đạp xe 3 bánh; nhảy xa co 2 chân; đứng 1 chân trong 5
giây; nhảy lò cò 1 chân; đi nối gót; bắt bóng nảy; đi nối gót giật lùi 2- Lĩnh vực vận động
tinh thế  thích ứng có 29 hành vi, gồm: Nhìn theo sự di chuyển của vật tới đường giữa; quan
sát cử động đều của tay, chân; nhìn quá đường giữa; nhìn theo 180
0

; chắp hai tay cùng 1 lúc ở
vị trí đường giữa cơ thể; nắm quả lắc; với lấy đồ chơi; ngồi nhìn túm lên; ngồi nhìn 2 khối;
cào lấy hạt lạc; chuyển 1 khối gỗ từ tay này sang tay kia; hai tay đập 2 khối gỗ vào nhau; kẹp
ngón tay cái vào ngón tay khác (nhặt lạc dùng ngón cái và ngón khác); kẹp bằng đầu ngón tay
(nhặt lạc dùng ngón cái và ngón trỏ); vẽ nguệch ngoạc; xếp tháp 2 tầng, 4 tầng, 8 tầng; bắt
chước kẻ dọc; dốc hạt ra khỏi lọ tự phát; dốc hạt ra khỏi lọ theo mẫu; bắt chước xếp cầu; chỉ
đường kẻ dài hơn; vẽ vòng tròn theo mẫu; vẽ hình vuông theo mẫu; vẽ hình chữ nhật theo
mẫu; vẽ hình người; vẽ hình người với 6 bộ phận
3- Lĩnh vực ngôn ngữ có 39 hành vi, gồm: Phản ứng nghe chuông; phát âm; cười thành tiếng;
kêu thành tiếng; hướng về tiếng nói; phát âm ba ba ma ma; bắt chước âm nói; gọi được bố
hoặc mẹ hoặc bà; nói được 3 từ đơn ngoài bố, mẹ, bà; nói được câu có 2 từ; chỉ được 1 bộ
phận của cơ thể bản thân; gọi được tên hình trong phiếu; đi đúng hướng (làm theo 2 trong 3
lệnh liên tiếp); dùng từ ở số nhiều; nói được tên và họ của mình; hiểu được rét, mệt, đói với
những câu hỏi sau: Khi mệt cháu làm gì? Khi đói cháu làm gì? Khi rét thì cháu làm gì?; hiểu
giới từ (làm theo 3 trong 4 lệnh dùng giới từ); nhận biết 3 trong 4 màu; hiểu được từ trái
nghĩa, từ tương tự; định nghĩa được 6 trong 9 từ về tác dụng, kích thước, nguyên liệu, phân
loại; biết cấu tạo, chất liệu của đồ vật 4- Lĩnh vực cá nhân  xã hội có 25 hành vi, gồm:
nhìn mặt; cười đáp; mỉm cười hồn nhiên; tự ăn bánh; giữ đồ chơi; chơi ú oà; vươn tới đồ chơi
ngoài tầm tay; bẽn lẽn trước mặt người lạ; vẫy tay; chơi bóng; biểu lộ ý muốn; cầm cốc để
uống nước; biết cởi áo, tháo dép; bắt chước 1 số công việc trong gia đình; dùng thìa xúc để
rơi vãi ít; giúp việc vặt đơn giản (xếp đồ chơi); mặc quần áo, đi dày dép; rửa và lau tay; chơi
với bạn; cài khuy áo không cần đúng vị trí của khuy áo; biết mặc quần áo và cài khuy đúng vị
trí, có sự giúp đỡ của cha mẹ; tự mặc đúng quần, áo không cần phải giúp đỡ

Toàn bộ các lĩnh vực đánh giá cùng với các tiêu chí tương ứng nêu trên được các tác
giả mô tả, thể hiện một cách công phu trên phiếu đánh giá (Hình bên). Trong đó, phần rìa
phía trên cùng và dưới cùng của phiếu đánh giá là thang tuổi tính theo tháng từ 1 đến 24
tháng và theo tuổi từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi. Mỗi một hành vi đánh giá được biểu thị bằng một ô
hình chữ nhật. Các hành vi được sắp xếp theo mức độ từ thấp lên cao tương ứng với các độ
tuổi nhất định và phản ánh được thời điểm nào thì 25%, 50%, 75%, 90% những trẻ phát triển

bình thường có thể thực hiện được.
Ví dụ về ô hình chữ nhật (nguyên mẫu) của hành vi "Mặc áo chui" (thuộc lĩnh vực cá
nhân và xã hội).

28 tháng
32 tháng
36 tháng
41 tháng
25%
50%
75%
90%
Mặc áo chui




Theo như ví dụ trên thì có 25% trẻ có thể mặc áo chui khi 28 tháng, 50% trẻ có thể mặc
áo chui khi 32 tháng, 75% trẻ có thể mặc áo chui khi 36 tháng tuổi, và 90% trẻ có thể mặc áo
chui khi 41 tháng.
2.2. Cách thức sử dụng Test Denver để đánh giá sự phát triển của trẻ
2.2.1. Chuẩn bị
a. Dụng cụ làm Test
 Dụng cụ cơ bản:
Một quả bóng làm bằng len màu
đỏ
Mười khối gỗ vuông (cạnh 2,5cm)
Mười quả nho khô (hoặc hạt lạc)
Một lọ nhỏ với đường kính miệng lọ là
2cm

Xúc xắc có cán
Một quả bóng tennis
Một chiếc bút chì
Một búp bê và một bình sữa, thìa
Một cốc nhựa có quai
Giấy trắng
Phiếu kiểm tra
Hình vẽ
 Dụng cụ theo độ tuổi: quần áo các loại (cài cúc, chui đầu ), giầy dép các loại (buộc
dây, giầy lười ), bàn chải đánh răng, một số đồ vật quen thuộc và không quen thuộc với các
đặc điểm và tính chất khác nhau.
 Dụng cụ hỗ trợ: bàn ghế để làm test, thảm để trẻ nằm, đồ chơi để làm quen và chuẩn bị
tâm lý cho trẻ.
b. Lập bảng thông tin cá nhân của trẻ
 Họ và tên trẻ
 Ngày, tháng, năm sinh
 Sơ lược đặc điểm của trẻ từ khi sinh
 Điều quan tâm (lo lắng) của bố mẹ hoặc giáo viên đối với sự phát triển của trẻ
2.2.2. Tiến hành
Để đánh giá sự phát triển của trẻ theo Test Denver, người đánh giá cần thực hiện theo
quy trình sau:
Bước 1: Kẻ đường tuổi
Bước 2: Xác định các hành vi cần kiểm tra
Bước 3: Đánh giá trẻ dựa vào các hành vi đã xác định và đánh dấu vào phiếu kiểm tra
Bước 4: Điền vào bảng "Kiểm tra hành vi" theo các mức độ tham gia của trẻ
Bước 5: Kết luận về sự phát triển của trẻ:
 Bình thường (tối đa có 1 hành vi nghi vấn)
 Nghi ngờ chậm phát triển (có tối đa 1 hành vi nghi vấn và 1 hành vi chậm phát triển)
 Chậm phát triển (có từ 2 hành vi chậm phát triển ở 2 lĩnh vực kiểm tra)
Bước 6: Tư vấn cho phụ huynh về sự phát triển của trẻ, đồng thời xây dựng chiến lược

tác động giáo dục cả ở nhà và ở trường học.
Chẳng hạn, ta muốn đánh giá sự phát triển của trẻ 3 tuổi thông qua các hành vi thuộc 4
lĩnh vực được đưa ra trong Test Denver. Việc đầu tiên cần làm là kẻ đường tuổi từ mốc 3 tuổi
(ở khung lề trên thẳng xuống lề dưới). Đường tuổi này đi qua một số ô hình chữ nhật thể hiện
tỷ lệ phần trăm trẻ 3 tuổi đạt được. Tất nhiên là tất cả các hành vi mà đường tuổi không đi
qua nhưng nằm bên phía trái của nó thì mặc định được hiểu là 100% trẻ ở độ tuổi này đã đạt
được. Dưới đây là bảng thống kê tỷ lệ phần trăm trẻ 3 tuổi đạt được đối với những hành vi
mà đường tuổi đi qua.
Vận động thô
Vận động tinh tế  thích ứng
Hành vi
Phần
trăm
Hành vi
Phần trăm
Đứng 1 chân trong 3 giây
36%
Chỉ đường thẳng dài hơn
25%
Nhảy lò cò
25%
Ngọ nguậy ngón cái
57%
Đứng 1 chân trong 2 giây
45%
Xếp chồng 8 khối
80%
Đứng 1 chân trong 1 giây
80%
Vạch đường thẳng

80%
Nhảy xa
83%


Ném bóng cao tay
100%


Ngôn ngữ
Lĩnh vực cá nhân  xã hội
Hiểu 3 tính từ
33%
Tự đánh răng
28%
Gọi tên 4 màu
25%
Chơi bài
29%
Hiểu 4 giới từ
31%
Tự mặc quần áo
25%
Hiểu hết lời trẻ nói
66%
Mặc áo chui
75%
Hiểu 4 hoạt động
58%
Gọi tên bạn

84%
Biết công dụng của 3 đồ
vật
40%
Rửa tay lau khô
88%
Đếm 1 khối
33%
Đánh răng có trợ giúp
100%
Biết công dụng của hai đồ
vật
52%
Cùng bố mẹ mặc quần áo
100%
Gọi tên 3 màu
58%
Cho búp bê ăn
100%
Hiểu 2 tính từ
75%
Cởi quần áo
100%
Hiểu 2 hành động
77%


Gọi tên 4 hình
100%



Hiểu lời trẻ nói
100%



Từ bảng thống kê trên, ta đã có được cái nhìn tương đối toàn diện về chuẩn phát triển của
trẻ 3 tuổi, vấn đề bây giờ là phải sử dụng các công cụ cần thiết để đo nghiệm sự phát triển
thực tế của trẻ về các hành vi được lựa chọn. Sau đó so sánh kết quả vừa thu được với bảng
thống kê trên. Việc cuối cùng của quá trình đánh giá là phân tích và đưa ra kết luận về sự
phát triển của trẻ, để trên cơ sở đó giáo viên hay cha mẹ của trẻ có phương cách bồi dưỡng,
giáo dục hợp lí, giúp quá trình phát triển của trẻ được diễn ra tốt nhất.
3. KẾT LUẬN
Test Denver là công cụ tương đối hữu hiệu trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ.
Trong đó, nội dung đánh giá chia thành 4 lĩnh vực phát triển chủ yếu, bao gồm: lĩnh vực vận
động thô, vận động tinh, giao tiếp và quan hệ xã hội. Việc sử dụng công cụ này trong lĩnh vực
y học và xã hội học đã khá phổ biến kể cả trên thế giới và ở Việt Nam nhằm phát hiện và can
thiệp sớm những sai lệch hay thiếu hụt chức năng của trẻ. Ngày nay, nó cũng được sử dụng
như một công cụ hữu ích trong việc phát hiện những năng lực vượt trội hay năng khiếu của
trẻ để có phương thức bồi dưỡng, phát triển hợp lí. Tuy nhiên, việc ứng dụng bộ test này
trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, trong
khi đó các lĩnh vực đánh giá và mức độ tin cậy của nó tương đối phù hợp với lĩnh vực giáo
dục nhằm phát hiện kiến thức và kinh nghiệm nền tảng của trẻ (Vùng cận phát triển). Đồng
thời, việc sử dụng bộ test này cũng giúp cho nhà giáo dục phát hiện và khắc phục những hạn
chế hay phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ.
Trên đây mới là những nghiên cứu bước đầu việc sử dụng Test Denver và phát hiện khả
năng ứng dụng nó trong lĩnh vực giáo dục. Để bộ test này thực sự phát huy hiệu quả của nó
trong thực tiễn giáo dục mầm non, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa của các nhà
khoa học, đặc biệt về các khía cạnh: chọn lọc các tiêu chí đánh giá trong Test Denver để đánh
giá trẻ ở trường mầm non; các biện pháp can thiệp, giáo dục đối với những trẻ chưa có khả

năng thực hiện hành vi theo chuẩn Test Denver; các biện pháp giáo dục đối với trẻ có năng
khiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frankenburg, W.K., Camp, B.W, Pediatric Screening Tests, Thomas 1975, Springfield; 2637.
2. Frankenburg, W.K., Dodds J. et al, DENVER II Training Manual, Denver Developmental
Materials, Inc., Denver, CO. 1992:13.
3. Frankenburg, W.K., Dodds, J., Archer, P. et al.: The DENVER II: A major revision and
restandardization of the Denver Developmental Screening Test. Pediatrics, 89: 9197, 1992.
4. Ngô Công Hoàn và các cộng sự, Những trắc nghiệm tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia, H., 1997.
5. Soheila Shahshahani, MD; Roshanak Vameghi, MD; Nadia Azari, MD; Firoozeh Sajedi,
MD; and Anooshirvan Kazemnejad, PhD.
6.
7.
8. _William K. Frankenburg, MD, MSPH.
USING TEST DENVER TO ASSESS THE DEVELOPMENT OF
PRESCHOOL CHILDREN
Pham Quang Tiep, Nguyen Thi Huong
Abstract
In this paper, we introduce the Test Denver with the way we use to assess a child's development,
wich contributing to innovate assessing preschool children in particular and innovate methods to
educate preschool children in general.

×