Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực nâng cao độ ổn định môn súng trường cho sinh viên chuyên sâu k43 trường đại học TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.75 KB, 47 trang )

Nhận xét của giáo viên chỉ đạo

















Ngời hớng dẫn
TS: Đỗ Hữu Trờng
LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và cha từng đợc công
bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn
Lê Văn Hải
Danh mục các ký hiệu v à chữ viết tắt
ĐH TDTT : Đại học thể dục thể thao
HLV : Huấn luyện viên
TDTT : Thể dục thể thao


TT : Thứ tự
VĐV : Vận động viên
(Lần) : Số lần
LVĐ : Lợng vận động
m : Mét
NXB : Nhà xuất bản
ph : Phút
(s) : Giây
x
: S trung bỡnh ca nhúm
N : S ngi trong nhúm
A
x
: S trung bỡnh ca nhúm A
B
x
: S trung bỡnh ca nhúm B
n
A
: S ngi trong nhúm A
n
B
: S ngi trong nhúm B
: lch chun

2
: Phng sai
t : H s quan sỏt
r : H s tng quan
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Hiện trạng kế hoạch học tập học kỳ 7 cho môn súng trường của sinh viên
chuyên sâu K43
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài bắn 3 tư thế súng trường của sinh viên chuyên sâu
K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh(n=22)
Bảng 3.3: Hiện trạng các bài tập ổn định súng trong tập luyện cho sinh viên
chuyên sâu bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test nhằm đánh giá độ ổn định súng trường
cho sinh viên chuyên sâu K43 Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.5. Xác định tính thông báo của các test đánh giá độ ổn định súng trường
cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.6. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá độ ổn định súng trường cho
sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thực trạng độ ổn định môn súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Biểu đồ 3.1: Biểu diễn trình độ của đối tượng phỏng vấn
Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nâng cao độ ổn định súng
trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu K43.(n = 20)
Bảng 3.9. Tiến trình thực nghiệm ứng dụng bài tập thể lực nâng cao độ ổn định
của môn súng trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu K43 trờng Đại
học TDTT Bắc Ninh (Học kỳ VII)
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra độ ổn định của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
trước thực nghiệm (n = n = 11)
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra độ ổn định của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n = n = 11)
BiÓu ®å 3.2: Gi÷ sóng trªn tay 1 phót BiÓu ®å 3.3: B¾n chôm 30 viªn, tÝnh ®é
tÝnh thêi gian sóng æn ®Þnh (s) chôm 5 viªn/1 bia
Biểu đồ 3.4: Bắn tính điểm 60 viên (đ)
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra thành tích sau thực nghiệm bài bắn 3 tư thế súng
trường của sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(n=22)

Bảng 3.1: Hiện trạng kế hoạch học tập học kỳ 7 cho môn súng trường của sinh viên
chuyên sâu K43
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài bắn 3 tư thế súng trường của sinh viên chuyên sâu
K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh(n=22)
Bảng 3.3: Hiện trạng các bài tập ổn định súng trong tập luyện cho sinh viên
chuyên sâu bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test nhằm đánh giá độ ổn định súng trường
cho sinh viên chuyên sâu K43 Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.5. Xác định tính thông báo của các test đánh giá độ ổn định súng trường
cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.6. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá độ ổn định súng trường cho
sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thực trạng độ ổn định môn súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Biểu đồ 3.1: Biểu diễn trình độ của đối tượng phỏng vấn
Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nâng cao độ ổn định súng
trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu K43.(n = 20)
Bảng 3.9. Tiến trình thực nghiệm ứng dụng bài tập thể lực nâng cao độ ổn định
của môn súng trường thể thao cho sinh viên chuyên sâu K43 trờng Đại
học TDTT Bắc Ninh (Học kỳ VII)
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra độ ổn định của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
trước thực nghiệm (n = n = 11)
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra độ ổn định của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n = n = 11)
BiÓu ®å 3.2: Gi÷ sóng trªn tay 1 phót BiÓu ®å 3.3: B¾n chôm 30 viªn, tÝnh ®é
tÝnh thêi gian sóng æn ®Þnh (s) chôm 5 viªn/1 bia
Biểu đồ 3.4: Bắn tính điểm 60 viên (đ)
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra thành tích sau thực nghiệm bài bắn 3 tư thế súng
trường của sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(n=22)

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý
1.1.1. Đặc điểm tâm lý 4
1.1.2. Đặc điểm sinh lý 4
1.2. Đặc điểm môn súng trường thể thao
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo súng trường thể thao 5
1.2.2. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác nằm bắn 6
1.2.3. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác quỳ bắn 6
1.2.4. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác đứng bắn 7
1.3. Các nguyên tắc huấn luyện và quan điểm về huấn luyện thể lực
trong huấn luyện thể thao
1.3.1. Các nguyên tắc huấn luyện 7
1.3.2. Quan điểm về huấn luyện thể lực 9
1.4. Vai trò của việc ổn định súng đối với việc thực hiện kỹ thuật
nhằm nâng cao thành tích thể thao
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu: 13
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 13
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: 13
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 14
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 14
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê: 14
2.2. Tổ chức nghiên cứu
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1:
3.1.1. Thực trạng kế hoạch học tập nội dung môn súng trường của sinh

viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh 16
3.1.2. Đánh giá hiện trạng các bài tập độ ổn định súng trường cho sinh
viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh 18
3.1.3. Lựa chọn các test đánh giá độ ổn định súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh 20
3.1.4. Đánh giá thực trạng độ ổn định môn súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh 23
3.2. Giải quyết mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập
thể lực nâng cao độ ổn định súng trường cho sinh viên chuyên sâu
K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập 25
3.2.2. Cơ sở thực tiển để lựa chọn bài tập 26
3.2.3. Tổ chức thực hiện 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Ngay từ những ngày đầu thống nhất đất nước, Bác Hồ đã kêu gọi toàn
dân tích cực tham gia tập thể dục: " Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước
yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe ". Bác đã xem
con người là động lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của
một quốc gia. Xuất phát từ tinh thần đó mà ngày nay trong sự nghiệp đổi mới
và hội nhập của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa -
xã hội và ngoại giao, TDTT có vai trò rất to lớn trong việc đào tạo con người
mới, phát triển toàn diện về mọi mặt: Trí - Đức - Thể – Mỹ – Lao động và đặc
biệt hơn khi Việt Nam chúng ta là thành viên của Tổ chức thương mại Thế
giới WTO thì TDTT càng có vị trí quan trọng hơn, nó giúp giao lưu, học hỏi,
thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc trên toàn thế giới. Giúp Việt
Nam chúng ta có thể giao lưu được với các bạn bè năm châu để có cơ hội học
hỏi và tiếp cận với các thành quả của nền khoa học hiện đại của nhân loại.
Cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước, TDTT ngày nay

được phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu trong đó có môn Bắn súng.
Bắn súng là một môn thể thao có nội dung phong phú, đa dạng, phát triển
rộng rãi trong thanh, thiếu niên, học sinh và dân quân tự vệ. Góp phần không
nhỏ trong công tác an ninh quốc phòng của địa phương, của đất nước. Và còn
mang về những tấm huy chương quý giá cho đoàn thể thao Việt Nam trong
nhiều năm qua tiêu biểu như: Trần Oanh, Nguyễn Quốc Cường, Đặng Thị
Đông, Nguyễn Mạnh Tường
Ngày nay, trình độ thi đấu thể thao càng phát triển cao thì yêu cầu về
kết quả phát bắn ngày càng cao, trong đó sự ổn định của súng đóng vai trò hết
sức quan trọng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện các kỹ
thuật. Từ đó mà thành tích bắn của xạ thủ được nâng lên. Nội dung bắn súng
trường thể thao không đòi hỏi sức nhanh, sức mạnh, mà đòi hỏi phải có sức
bền chuyên môn là yếu tố quan trọng có tính quyết định. Nếu không có sức
1
bền chuyên môn thì sự dao động của súng sẽ cao và không thực hiện được bài
tập đã đề ra, dẫn đến thành tích thi đấu giảm sút. Chính vì lẽ đó mà việc nâng
cao sức bền chuyên môn cho xạ thủ môn Bắn súng trường thể thao là vấn đề
then chốt không thể thiếu được trong kế hoạch huấn luyện.
Hiện nay trong nước đã có một số công trình nghiên cứu đến lĩnh vực
nâng cao sự ổn định cho súng như tác giả Nguyễn Thị Uyển Quỳnh (2004),
Phạm Quang Điền (2009). Nhưng các tác giả đều nghiên cứu trên đối tượng là
VĐV hoặc sinh viên phổ tu và các phương pháp nghiên cứu của các tác giả
trên chưa triệt để, bài tập thể lực nhằm nâng cao độ ổn định cho súng còn hạn
chế dẫn đến khả năng giữ súng của các xạ thủ còn yếu, độ rung động của súng
còn lớn, khi bắn các viên đạn không có độ chụm làm cho thành tích không
được cao.
Xuất phát từ những phân tích và yêu cầu cấp thiết nêu trên, chúng tôi
đã tiến hành lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực nâng cao độ ổn định môn súng
trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh".

* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là lựa chọn bài tập thể lực nâng cao độ ổn
định súng trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc
Ninh. Từ đó góp phần nâng cao thành tích trong học tập cho sinh viên.
* Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài xác định các mục
tiêu sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy nâng cao độ ổn
định môn súng trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.
+ Thực trạng kế hoạch học tập nội dung môn súng trường của
sinh viên chuyên sâu K43.
2
+ Đánh giá hiện trạng các bài tập độ ổn định súng trường cho sinh
viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Lựa chọn các test đánh giá độ ổn định súng trường cho sinh
viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Đánh giá thực trạng độ ổn định súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập thể lực nâng
cao độ ổn định môn súng trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
+ Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập
+ Cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập
+ Tổ chức thực hiện
* Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: Là các bài tập nâng cao độ ổn định súng
- Khách thể: Gồm 22 sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.
* Điạ điểm nghiên cứu

Tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý
1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Sinh viên đai học năm thứ 4 thường có độ tuổi là từ 20-22 nên đặc
điểm tâm lý của sinh viên chính là đăc điểm của thanh niên.
- Đặc điểm về nhân cách: Phát triển và tồn tại độc lập như một thành
viên trong xã hội, bắt đầu thể hiện sự phản đối công khai với sự quản lý của
cha mẹ. Sống có lý tưởng và hoài bão cao, tư duy sâu sắc linh hoạt, có vốn
hiểu biết sâu rộng về xã hội, có thái độ dứt khoát, không ngại khó khăn.
- Đặc điểm về trạng thái tình cảm: Rất dễ nhạy cảm về vấn đề của bản
thân, hay dao động và dễ nổi cáu gắt nhưng củng nhanh lấy lại bình tĩnh, sống
thân ái chan hoà với bạn bè, thích xây dựng mối quan hệ với người khác giới.
- Đặc điểm trí tuệ: Đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này là theo đuổi hoạt
động trí tuệ, thích những việc làm có trí tuệ cao, thích tìm hiểu những vấn đề
có tính trừu tượng cao. Quan tâm hơn đến hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị,
nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Nhưng lứa tuổi này cũng rất hay dễ hấp tấp vội vàng, nôn nóng, có khi
còn liều mạng gây tác dụng không tốt cho tập luyện TDTT. Vì vậy khi tập
luyện TDTT giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, chú
trọng tới lượng vận động tập luyện và thi đấu cho phù hợp với lứa tuổi thanh
niên và giúp đỡ họ hoàn thành tốt các bài tập.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh: Cơ bản đã hoàn thiện. Khả năng tư duy, phân tích tổng
hợp, trừu tượng hoá và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện làm cho
sự nhận thức được mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình thần kinh hưng
phấn và ức chế được cân bằng. Sự phối hợp động tác đạt được tới kỹ xảo.
- Hệ hô hấp và tuần hoàn: Đã phát triển hoàn chỉnh. Hệ thần kinh dao

cảm nhạy bén nên họ dễ thay đổi nhịp tim, nhịp thở do sự tác động, chi phối
của điều kiện hoàn cảnh bên ngoài.
4
- Hệ tiêu hoá: Phát triển hoàn chỉnh, quá trình hấp thụ dinh dưỡng
nhanh và đạt hiệu quả rất lớn.
- Hệ bài tiết: Phát triển tốt do đó khả năng hồi phục diễn ra rất nhanh có
tác dụng sớm đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.
- Hệ xương: Đã phát triển hoàn chỉnh, xu hướng bắt đầu giảm tốc độ
phát triển, lúc này xương cứng và chắc, cột sống đã ổn định hình dáng và
hoàn thiện.
- Hệ cơ: Phát triển chậm hơn so với hệ xương nên cơ còn yếu, các
nhóm cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các nhóm cơ nhỏ bắt đầu phát triển
nếu các em tập luyện một cách khoa học thì cơ sẽ phát triển ở mức độ nhanh
hơn, các nhóm cơ duỗi ở nữ phát triển chậm nên ảnh hưởng tới sức mạnh.
- Hệ sinh dục: Sự phân hoá nam nữ rất rõ ràng, điều này tác động rất rõ
rệt đến tâm lý của các em. Chính vì vậy khi sử dụng phương pháp huấn luyện
người giáo viên cần chú ý tới đặc điểm này.
- Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính ở lứa tuổi này là quá
trình dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình
thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm.
1.2. Đặc điểm môn súng trường thể thao
Súng trường thể thao là môn bắn tương đối khó nhưng độ hấp dẫn
tương đối cao vì kinh phí cho súng trường không cao bằng kinh phi cho các
loại súng khác, có thể tập luyện quanh năm ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo súng trường thể thao
Súng trường thể thao bao gồm rất nhiều loại hiện đang sử dụng rộng rãi
để tập luyện và kiểm tra đó là súng trường tự chọn Stăng-đa CM-2.
Do Liên Xô chế tạo là một loại súng tốt, chuyên dùng để bắn tập và
bắn thi ở cự li 50m (chữ viết tắt của tiếng Nga CM-2 có nghĩa là thể thao, cỡ
nhỏ, kiểu 2).

- Trọng lượng súng không nặng quá 5kg.
- Chiều dài toàn bộ khẩu súng 110cm.
5
- Chiều dài nòng súng kể cả buồng bạn là 68cm.
- Cỡ nòng (đường kính miệng nòng tính theo rãnh xoắn âm) 5,6mm.
- Số đường rãnh xoắn 6.
- Bước rãnh xoắn 24cm.
- Lắp đạn một viên, không có băng bạn.
- Khoảng cách từ đầu ngắm tới khe ngắm 76-81cm.
- Lực cò súng quy định nặng từ 0,500kg trở lên.
- Vặn một nấc “khấc” núm vít chỉnh tầm hay vít chỉnh hướng, khi bắn
ở cự ly 50m, điểm chạm trên bia di chuyển 2,5mm.
Cấu tạo súng trường thể thao Stăng-đa CM-2 gồm có các bộ phận:
- Nòng súng.
- Hộp khoá nòng.
- Khoá nòng.
- Bộ máy cò.
- Bộ máy ngắm.
- Báng súng và phụ tùng.
1.2.2. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác nằm bắn.
Trong các tư thế bắn súng thể thao thì nằm bắn là tư thế dễ hơn cả.
Thông thường khi nằm bắn súng ít bị rung động và đạt thành tích cao hơn so
với bắn ở các tư thế khác. Sở dĩ như vậy là vì khi nằm bắn, trọng tâm của hệ
thống “cơ thể - súng” ở vị trí tương đối thấp, diện tích của thân người tiếp xúc
với mặt đất lại lớn đồng thời các cơ bắp của VĐV hoạt động tương đối thuận
lợi, ít bị căng thẳng.
1.2.3. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác quỳ bắn.
Quỳ bắn tương đối khó hơn nằm bắn vì khi quỳ bắn, trọng tâm của hệ
thống “cơ thể - súng” ở một vị trí tương đối cao và diện tích hình chân đế lại
chỉ giới hạn trong phạm vi 3 điểm tựa là: bàn chân trái, đầu gối chân phải và

mũi bàn chân phải. Thêm vào đó khi quỳ bắn, tay trái đỡ súng, tỳ lên đầu gối
chân trái ở thế chêng vênh, trọng tâm của thân người bắn dồn nhiều vào chân
6
phải làm cho sự tuần hoàn máu của xạ thủ ở chân phải khó khăn, dễ sinh tê
buốt không quỳ bắn được lâu.
Trong quỳ bắn luật thi đấu cho phép xạ thủ được dùng một bao đệm
hình ống có chiều dài 20cm với đường kính lớn nhất là 18cm để kê ở cổ chân
phải. Đồng thời xạ thủ củng được dùng dây súng căng ở cánh tay liền với cổ
tay trái cho súng bớt rung động giống như trong tư thế nằm bắn không bệ tỳ.
Thân người của xạ thủ ở tư thế gần như thẳng đứng tạo điều kiện cho các nội
quan như tim, hoạt động được dễ dàng.
1.2.4. Đặc điểm tư thế yếu lĩnh động tác đứng bắn.
Đứng bắn là tư thế bắn khó nhất trong môn bắn súng trường vì khi
đứng bắn trọng tâm chung của cả hệ thống “cơ thể - súng” rất cao, diện tích
hình chân đế lại nhỏ, chỉ dới hạn trong phạm vi tạo thành bởi hai bàn chân
của xạ thủ nên kém vững chải hơn tư thế quỳ và nằm. Thêm vào đó hệ thống
cơ phải hoạt động gắng sức nhiều để giữ tư thế người và súng được cân bằng
và ổn định, thân người ngã về sau và nghiêng sang phải, tay trái ép sát vào
mạng sườn làm cho các cơ quan nội tạng hoạt động khó khăn và chóng mệt
mỏi.
1.3. Các nguyên tắc huấn luyện và quan điểm về huấn luyện thể lực trong
huấn luyện thể thao.
1.3.1. Các nguyên tắc huấn luyện
* Nguyên tắc tích cực, tự giác: Của người tập TDTT nói chung và của
người tập bắn súng nói riêng thường được thể hiện qua hoạt động tự giác,
gắng sức tập luyện, rèn luyện để đạt được mục đích. Nó bắt nguồn từ thái độ
học tập tốt, sự cố gắng nắm bắt những kỹ năng, kỹ xảo cùng các hiểu biết có
liên quan, phát triển các phẩm chất về thể chất và tinh thần cùng việc khắc
phục những khó khăn trên con đường đó.
Hiệu quả của quá trình giảng dạy phần lớn phụ thuộc vào tính tự giác

tích cực của bản thân người học đối với việc học tập, Việc hiểu được bản chất
các nhiệm vụ cũng như cách thức thực hiện, với sự quan tâm đúng đắn sẽ
7
giúp được người học rút ngắn được thời gian học tập, nâng cao hiệu quả của
động tác, tạo điều kiện sử dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào
thực tiễn tập luyện và thi đấu.
*Nguyên tắc trực quan: Trong tập luyện bắn súng tính trực quan đóng
vai trò quan trọng bởi lẽ việc phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác là điều
kiện tất yếu để hình thành và phát triển kỹ năng vận động.
Tính trực quan trong tập luyện là điều kiện cần thiết để tiếp thu động
tác. Các nhận thức thực tế bắt nguồn từ mức độ cảm giác. Hình ảnh cảm giác
càng phong phú thì các kỹ năng, kỹ xảo vận động được hình thành trên cơ sở
cảm giác đó càng nhanh.
Tính trực quan là điều kiện không thể tách rời trong quá trình hoàn
thiện động tác. Thực chất khi thực hiện một kỹ thuật nào đó ở giai đoạn ban
đầu phải xây dựng cảm giác của các bộ phận tương đối riêng biệt, sau đó các
cơ quan cảm giác khác nhau sẽ phối hợp ngày càng đồng bộ tạo nên cơ quan
phân tích tổng hợp điều khiển các động tác cụ thể trong từng điều kiện cụ thể.
* Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá: Nguyên tắc này yêu cầu tính
toán đến đặc điểm của người tập và mức độ tác động các nhiệm vụ đề ra cho
họ. Về bản chất nó thực hiện các yêu cầu của mỗi buổi tập. Yêu cầu phải tương
ứng với khả năng của người tập, như vậy phải tính đến đặc điểm về lứa tuổi,
giới tính, trình độ chuẩn bị và cả những sự khác biệt của cá nhân vế thể chất
cũng như tinh thần. Trong bắn súng nguyên tắc này đặc biệt được chú trọng,
bởi lẻ nếu sử dụng các yêu cầu sai nếu không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan
chức năng cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển kỹ năng.
* Nguyên tắc hệ thống: Đây là nguyên tắc rất đặc biệt quan trọng,
nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và luân
phiên giữa vận động với nghỉ ngơi, liên quan đến tính tuần tự trong tập luyện
và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt của nội dung tập luyện. Nguyên tắc này

còn phải đảm bảo cho phương pháp giảng dạy được tiến hành theo trình tự từ
trực quan đến tư duy, từ tư duy đến thực tiễn, từ cơ bản đến nâng cao
8
* Nguyên tắc tăng dần yêu cầu: Cần phải thường xuyên đổi mới các
nhiệm vụ với xu hướng chung là tăng dần lượng vận động, tăng độ phức tạp
của các bài tập, tạo nên khả năng phối hợp vận động hoàn chỉnh, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn. Ban đầu tác động có thể có khó khăn sau một thời gian chúng
sẽ thích nghi dần và trở thành thói quen. Tiếp sau đó những yêu cầu của
nhiệm vụ đã học sẽ trở nên đơn giản, không kích thích cho sự phát triển, bởi
vậy phải tiếp tục tăng dần yêu cầu.
1.3.2. Quan điểm về huấn luyện thể lực
Ngày nay thể thao không những mang lại cho con người sức khoẻ mà
nó còn là sự cạnh tranh thể hiện sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực
và mỗi châu lục. Chính vì thế mà thể thao hiện nay được quan tâm không kém
các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Vì thế mà trong tập luyện thể dục thể thao
cần phát triển tối đa các tố chất của người tập như: kỹ - chiến thuật, tâm lý,
thể lực những yếu tố đó quyết định tới thành tích của người tập. Trong tất cả
các yếu tố đó, yếu tố thể lực được rất nhiều người quan tâm và đó là yếu tố
quan trọng để đi tới thành công.
Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động liên tục và theo kế hoạch
sắp xếp hợp lý, bằng những bài tập thể dục thể thao nhằm phát triển các tố
chất và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thần
kinh, cơ bắp cũng như các cơ quan nội tạng của con người.
Huấn luyện thể lực bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện
thể lực chuyên môn.
* Huấn luyện thể lực chung:
Là quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả
năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho hoạt động riêng biệt nào. Và
nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể
lực chuyên môn.

- Quá trình phát triển thể lực chung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giáo dục phẩm chất tâm lý và ý chí vì trong quá trình tập luyện và thực hiện
9
các bài tập phát triển thể lực chung, người tập phải vượt qua những khó khăn
ở mức độ khác nhau do việc thực hiện bài tập mang lại. Các cơ quan cần phải
đạt được khả năng hoạt động ở mức độ cao. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của
quá trình chuẩn bị thể lực chung cho người tập.
- Huấn luyện thể lực chung trong bắn súng tập nhiều ở đầu thời kỳ
chuẩn bị, giảm đi ở thời kỳ thi đấu và tăng lên ở thời kỳ quá độ. Các bài tập
thể lực chung thường được áp dụng thay đổi nhau, có thể áp dụng các bài tập
thể thao có tác dụng rèn luyện cơ quan tiền đình góp phần vào việc giảm độ
rung động của súng.
* Huấn luyện thể lực chuyên môn:
Huấn thể lực chuyên môn là việc hướng đến nhằm cũng cố và nâng cao
khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp
với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa
những năng lực đó của xạ thủ.
Huấn luện thể lực chuyên môn trong bắn súng khối lượng tăng dần ở
thời kỳ chuẩn bị. Thay đổi theo làn sóng ở thời kỳ kiểm tra, thi đấu và giảm đi
ở thời kỳ quá độ, các bài tập thể lực chuyên môn áp dụng thường xuyên hàng
ngày và thay đổi nhau trong chu kỳ tuần.
Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết chia làm hai phần:
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở là lấy nền tảng việc phát triển
thể lực chung để lựa chọn được những phương pháp thích hợp mang tính đặc
trưng của môn thể thao lựa chọn.
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản: Mục đích chính của quá trình
chuẩn bị này là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất
vận động và khả năng chức phận của cơ quan nội tạng trước những đòi hỏi
của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận động chuyên môn cơ
bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập

đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng dần độ khó.
10
Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất
thể lực chuyên môn là các bài tập có tác dụng tăng cường được các tố chất
chuyên môn và đáp ứng được những yêu cầu mà môn chuyên sâu đòi hỏi.
Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi người tập không những có thần kinh
vững vàng, tính khéo léo thực hiện phối hợp kỹ thuật động tác mà còn phải thể
lực tốt thể hiện ở sức mạnh của các cơ tham gia giữ im súng cùng sức bền
chung và sức bền chuyên môn khi bắn thi trong nhiều giờ liền, mà mức độ bắn
chính xác không bị giảm suốt, do đó việc tập thể lực toàn diện ở VĐV bắn súng
trước hết đó là phương tiện để hồi phục, nhanh chóng làm giảm bớt căng thẳng
mệt mỏi ở hệ thần kinh trung ương, cơ bắp và các cơ quan nội tạng.
1.4. Vai trò của việc ổn định súng đối với việc thực hiện kỹ thuật nhằm
nâng cao thành tích thể thao
Độ ổn định của súng là khả năng điều chỉnh súng có độ rung động nhỏ
nhất trong thời gian dài.
Thành tích thể thao là cái đích mà mỗi VĐV, sinh viên cần vươn tới.
Trong các môn thể thao khác nhau đều có những yếu tố khác nhau để nâng
cao thành tích. Trong môn bắn súng thể thao yếu tố trực tiếp để nâng cao
thành tích đó là độ ổn định súng.
Muốn bắn trúng đích, trước hết xạ thủ cần làm cho hệ thống “cơ thể - súng”
thành một khối vững chắc ít rung động. Mặt khác việc lấy đường ngắm chính
xác, đồng thời kết hợp với việc nín thở bóp cò cho súng nổ đúng lúc, đây là
một quá trình hoạt động phức tạp giữa các cơ quan thị giác, vận động và nội
tạng dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
Vì vậy để thực hiện kỹ thuật bắn tốt, tránh những sai sót thì yêu cầu
đầu tiên là súng phải có độ ổn định khi xạ thủ giữ súng ngắm bắn. Độ ổn định
của súng thể hiện ở kết quả của từng phát bắn trên bia. Nếu súng có độ ổn
định tốt thì tạo điều kiện cho việc phối hợp kỹ thuật kết thúc phát bắn đúng
lúc, đúng thời cơ giúp xạ thủ đạt được thành tích cao, ngược lại nếu súng

11
không có độ ổn định thì việc phối hợp kỹ thuật để kết thúc phát bắn rất khó
dẫn đến các điểm chạm trên bia tản mạn và thành tích sẽ không cao.
Trong tập luyện bắn súng để có kết quả tốt vấn đề phối hợp tất cả các
kỹ thuật như bóp cò, cách cầm và dương súng, tỳ vai, áp má, nín thở phải
được thực hiện một cách thống nhất. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào sự ổn
định súng của xạ thủ. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện việc rèn
luyện giữ súng ổn định đóng vai trò hết sức quan trọng tạo tiền đề để xạ thủ
thực hiện kỹ thuật của một phát bắn.
Xây dựng và nâng cao độ ổn định trước hết phải huấn luyện thể lực
chung và các tố chất thể lực chuyên môn trong đó phải đặc biệt chú ý đến sức
mạnh, sức bền và tố chất khéo léo. Chính vì vậy các bài tập thể lực đóng vai
trò hàng đầu trong việc nâng cao độ ổn định của súng, góp phần đạt được
thành tích thể thao cao.
12
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp sau:
2.1.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này là tổng hợp các nguồn thông tin và thu thập tài liệu
về vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó có thể nhìn tổng thể, đồng thời cũng là
chỗ dựa về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu thập và xử lý thông tin ban
đầu từ 20 giảng viên, HLV, chuyên gia bắn súng theo phương pháp phỏng
vấn gián tiếp nhằm thu thập tham khảo về các nội dung như nguyên tắc xây
dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung giảng dạy và các bài tập hợp lý để phát

triển thể lực chuyên môn, lựa chọn test và phương pháp đánh giá, các phiếu
thu được chúng tôi tiến hành tổng hợp và xử lý bằng toán học thống kê.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo
dục và giáo dưỡng mà không ảnh hưởng đến quá trình đó. Là phương pháp tự
giác, có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu nhận được những sự
kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã quan sát buổi tập của lớp
chuyên sâu bắn súng K43 để đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao
độ ổn định súng. Từ đó làm cơ sở cho chúng tôi lựa chọn được các bài tập có
hiệu quả hơn để nâng cao độ ổn định môn súng trường cho sinh viên chuyên
sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
13
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài sử dụng những nội dung kiểm
tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, nhằm thu thập số liệu cho việc
chứng minh tính khoa học có hệ thống bài tập phát triển thể lực nâng cao độ
ổn định môn súng trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng các test sau để kiểm
tra và đánh giá:
- Giữ súng trên tay 1 phút tính thời gian ổn định(s)
- Bắn chụm 30 viên, tính độ chụm 5 viên/ bia(cm)
- Bắn tính điểm 60 viên, tính điểm(đ)
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sau khi đã lựa chọn được một hệ thống các bài tập thể lực nâng cao độ
ổn định súng trường chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm so
sánh song song để kiểm định tính khoa học và tính hiệu quả của bài tập thông
qua kết quả thực nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm với sinh viên chuyên sâu

K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh chia làm 2 nhóm.
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 11 sinh viên (6 nam, 5 nữ)
Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 11 sinh viên (6 nam, 5 nữ)
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê:
Phương pháp này sử dụng để phân tích và xử lý số liệu thu thập được
trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý các số liệu của
luận văn các tham số đặc trưng mà đề tài sử dụng là.
- Số trung bình cộng:
n
x
x
i

=
- Công thức tính độ lệch chuẩn:
2
δδ
=
- Công thức phương sai:
1
)(
2
2


=

n
xx
i

δ
(n < 30)
14
- Công thức tính t quan sát:
B
c
A
c
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
(n < 30)
- Công thức hệ số tương quan:



−=
2
2
)(
)1(
6
1
ii

BA
nn
r
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ tháng 02/2010 đến tháng 5/2011 chia làm 4 giai
đoạn.
Giai đoạn 1: Từ tháng 2/2010 đến tháng 4/2010 Lựa chọn đề tài, xây
dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2010 đến tháng 08/2010 đọc và phân tích tài
liệu, lựa chọn hệ thống bài tập cho đối tượng thực nghiệm, xây dựng phiếu
phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn. Giải quyết mục tiêu 1.
Giai đoạn 3: Từ tháng 09/2010 đến tháng 01/2011 ứng dụng và đánh
giá hiệu các bài tập đã lựa chọn trên 2 nhóm thực nghiệm đã chọn.
Giai đoạn 4: Từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011 hoàn chỉnh luận văn
và báo cáo trước hội đồng khoa học.
15
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1:
Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy nâng cao độ ổn định môn súng
trường cho sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học trạng TDTT Bắc Ninh.
Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Thực trạng kế hoạch học tập nội dung môn súng trường của sinh viên
chuyên sâu K43.
- Đánh giá hiện trạng các bài tập độ ổn định súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Lựa chọn các test đánh giá độ ổn định súng trường cho sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Đánh giá thực trạng độ ổn định súng trường cho sinh viên chuyên sâu

K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3.1.1. Thực trạng kế hoạch học tập nội dung môn súng trường của sinh
viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
* Thực trạng kế hoạch học tập: Qua tìm hiểu kế hoạch học tập môn bắn
súng của sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh chúng tôi
thu được bảng sau.
Bảng 3.1: Hiện trạng kế hoạch học tập học kỳ 7 cho môn súng trường
của sinh viên chuyên sâu K43.
TT Nội dung học tập Học kỳ 1 (60 tiết) Tỉ lệ(%)
1 Số giờ tập kỹ thuật 30/60 50%
2 Số giờ tập chiến thuật 5/60 8,33%
3 Số giờ tập thể lực chung 9/60 15%
4 Số giờ tập thể lực chuyên môn 10/60 16,66%
5 Số giờ thi đấu 2/60 3,33%
6 Số giờ lý thuyết 2/60 3,33%
7 Số giờ kiểm tra 2/60 3,33%
Thông qua kết quả tại bảng 3.1 cho thấy mỗi kỳ học chuyên sâu bắn
súng có 60 tiết hàng tuần các em có 2 buổi chuyên sâu mỗi buổi đều có giáo
16
viên có kinh nghiệm trực tiếp tham gia giảng dạy. Trong mỗi buổi học chuyên
sâu các em tham gia tập một buổi thường kéo dài 100 phút với các nội dung
cơ bản huấn luyện về kỹ chiến thuật, huấn luyện về thể lực và huấn luyện về
tâm lý. Trong đó số giờ tập thể lực chung là 9/60 chiếm 15% và số giờ tập thể
lực chuyên môn là 10/60 chiếm 16,66%, như vậy số giờ dành cho việc tập thể
lực của sinh viên chuyên sâu bắn súng K43 còn ít chưa thật sự phù hợp với
trình độ thể lực của các em sinh viên, các bài tập chưa được chú ý, quan tâm
đưa vào nội dung và phương pháp nhằm nâng cao thể lực nói chung và thể lực
chuyên môn nói riêng cho sinh viên chuyên sâu bắn súng K43. Các bài tập thể
lực còn đơn điệu, hình thức, phương pháp tập luyện chưa phong phú và đa
dạng. Trong khi đó số giờ tập luyện kỹ thuật lại tương đối nhiều 30/60 chiếm

50%, từ đó có thể nhận thấy phần nào nguyên nhân dẫn đến độ ổn định súng
của sinh viên chuyên sâu bắn súng K43 còn yếu nên thành tích bắn kiểm tra
còn chưa cao.
* Thực trạng thành tích bắn kiểm tra: Để làm rõ nội dung độ ổn định
môn súng trường của sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc
Ninh. Chúng tôi đi sâu phân tích thành tích bắn kiểm tra súng trường của sinh
viên chuyên sâu K43 so với tiêu chuẩn mà bộ môn đã xây dựng để đánh giá
thành tích của sinh viên. Từ đó đánh giá độ ổn định súng trường của sinh
viên chuyên sâu K43 một cách chính xác và khách quan hơn. Chúng tôi tiến
hành thu thập kết quả kiểm tra bài bắn 3 tư thế thu được kết quả như sau:
17
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài bắn 3 tư thế súng trường của sinh viên
chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh(n=22).
TT Tư thế bắn
Kết quả(điểm)
Chục 1 Chục 2 Chục 3 Chục 4
x
δ
±
x
δ
±
x
δ
±
x
δ
±
1 Tư thế nằm bắn 86
±

3 83
±
3 79
±
3 74
±
3
2 Tư thế quỳ bắn 75
±
3 74
±
3 70
±
3 61
±
3
3 Tư thế đứng bắn 71
±
3 70
±
3 65
±
3 55
±
3
Kết quả bảng 3.2: Bài bắn 3 tư thế mổi tư thế bắn 40 viên, chia làm 4
chục mỗi chục bắn 10 viên cho thấy:
Tư thế nằm bắn chục 2 là 83 điểm giảm so với chục 1 là 3 điểm, nhưng
đến chục thứ 3 giảm xuống 7 điểm so với chục 1 còn 79 điểm, đến chục thứ 4
thì giảm rỏ rệt so với chục 1 còn 74 điểm tức là giảm so với chục 1 là 12 điểm.

Tư thế quỳ bắn chục 1 đạt 75 điểm chục 2 giảm so với chục 1 là 1 điểm,
nhưng đến chục 3 và chục 4 thành tích giảm rỏ rệt, chục 3 giảm so với chục 1
là 5 điểm, chục 4 giảm so với chục 1 là 9 điểm.
Tư thế đứng bắn chục 1 đạt 71 điểm, chục 2 giảm xuống còn 70 điểm,
chục 3 giảm so với chục 1 là 6 điểm còn 65 điểm, đến chục thứ 4 giảm mạnh
so với chục 1 là 16 điểm còn 55 điểm.
Sự chêng lệch và giảm suốt về điểm của nội dung bắn súng trường của
sinh viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh được biểu hiện rất
rõ ở các tư thế bắn và ở những lần bắn cuối của mỗi tư thế. Điều này cho thấy
sự giảm suốt rõ rệt về thể lực của sinh viên chuyên sâu K43 ở nội dung bắn
súng trường. Do vậy không duy trì được độ ổn định súng dẫn đến khả năng
phối hợp kỹ thuật còn kém. Chính vì vậy mà điểm chạm ở trên bia không tốt,
đạn đi xa tâm bia.
3.1.2. Đánh giá hiện trạng các bài tập độ ổn định súng trường cho sinh
viên chuyên sâu K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
18

×