Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công vua cho vận động viên cờ vua trẻ lứa tuổi 13 14 tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 63 trang )

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Đổi mới kinh tế xã hội, ổn định chính trị, bảo vệ an ninh tổ
quốc thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, không thể
không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người với tư cách
vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng. Định hướng đó đã được đại
hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ và chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư về công tác
thể dục thể thao trong giai đoạn mới soi sáng và cụ thể hoá: “TDTT là một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà
nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Chỉ thị cũng chỉ ra
“Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, từng bước xây dựng lực lượng TDTT chuyên nghiệp
đỉnh cao Phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế
trước hết là ở khu vực Đông Nam Á.
Trước mắt từ nay đến năm 2020 hình thành hệ thống đào tạo tài năng
thể thao quốc gia. Đào tạo được một lực lượng VĐV trẻ có khả năng nhanh
chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới Trước hết là ở
các môn thể thao mà ta có nhiều khả năng.
Đồng thời trong chỉ thị 112 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
đã nêu: “Thể thao thành tích cao là một trong hai mặt cấu thành nền thể dục
thể thao xã hội chủ nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển phong trào thể
dục thể thao quần chúng. Nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hoá tạo ra
không khó hào hứng, vui tươi trong cuộc sống, thúc đẩy ý chí sáng tạo vươn
lên tầm cao mới vượt khả năng của chính mình. Sự phát triển của thể dục thể
thao thành tích cao là biểu hiện sức mạnh của một xã hội, là nguồn cung cấp
những cán bộ TDTT lành nghề cho đất nước”.
Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước, trong dự án chiến lược
TDTT đến năm 2020 của Uỷ ban TDTT đã xác định: “Thể thao thành tích cao
là một trong ba nhiệm vụ chiến lược của ngành nhằm mục tiêu nhanh chóng
tiếp cận với trình độ thể thao của khu vực. Đồng thời từng bước hoà nhập với
1


Xem thêm tại: thethaohangngay.net
trình độ thể thao Châu Á và thế giới cụ thể là: Thể thao Việt Nam phải phấn
đấu là một trong ba nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2013 và
đến năm 2020 phải là một trong 15 nước có thành tích cao trong Châu Á.
Điều này đòi hỏi việc tìm tòi sáng tạo để hoàn chỉnh quy trình đào tạo VĐV
mang tính khoa học với tất cả các môn thể thao, đặc biệt là các môn thể thao được
xác định là môn thể thao mũi nhọn của ngành, trong đó có môn Cờ Vua.
Để tiến hành xây dựng được một quy trình đào tạo VĐV khoa học, hoàn
chỉnh có tính hiệu quả cao, thì việc tìm ra quy luật, những phương tiện phương
pháp phát triển các năng lực chuyên môn đóng một vai trò quan trọng và được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn. Bởi bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo
đức, ý chí, thể lực thì kỹ - chiến thuật, chiến lược là một trong những nhân tố hết
sức quan trọng cấu thành trình độ tập luyện của VĐV.
Cờ Vua là một môn thể thao mới được du nhập vào nước ta (được bắt
đầu phát triển mạnh từ năm 1980), nhưng đến nay Cờ Vua đã trở thành một
nhu cầu sinh hoạt văn hoá - thể thao của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong
thanh thiếu niên và học sinh. Đồng thời, trong các môn thể thao mũi nhọn, Cờ
Vua cũng được coi là một trong những môn mà các VĐV nước ta có khả năng
giành được nhiều thứ hạng cao ở khu vực và Thế giới, mang lại vẻ vang cho
nền thể thao nước nhà. Nhìn lại những năm qua về thành tích của làng cờ Việt
Nam trên vũ đài Cờ Vua quốc tế, Việt Nam đã khẳng định được mình với
tổng số 38 huy chương các loại, nhiều kỳ thủ Việt Nam được Liên đoàn Cờ
Vua thế giới (FIDE) phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế, Kiện tướng
FIDE và Kiện tướng quốc tế. Đặc biệt là Đào Thiện Hải và Hoàng Thanh
Trang được FIDE xếp vào danh sách 20 VĐV mạnh nhất Thế giới.
Thành tích mà các VĐV Cờ Vua Việt Nam đã giành được trong khu
vực và trên thế giới đã góp phần sớm đưa Liên đoàn cờ Việt Nam ra nhập
Liên đoàn Cờ Vua quốc tế (vào năm 1988). Đây là một bước ngoặt đánh dấu
sự trưởng thành của Cờ Vua Việt Nam.
2

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Song bên cạnh mặt tích cực của thể thao Việt Nam nói chung và Cờ Vua
nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải hạn chế cần khắc phục và giải quyết,
nhất là đối với quá trình đào tạo VĐV Cờ Vua trẻ. Với mục đích nhằm đạt được
thành tích thể thao cao, thì một yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được
trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Cờ Vua, đó chính là việc sử dụng hệ
thống bài tập thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công Vua
cho VĐV. Nhưng qua khảo sát sơ bộ quá trình huấn luyện ở một số trung tâm Cờ
Vua mạnh trên toàn quốc như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập nâng
cao hiệu quả của thủ pháp tấn công Vua cho VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 13-14 ở
nước ta hiện nay còn chưa phù hợp, các bài tập sử dụng không mang tính hệ thống
và thiếu sự đa dạng, nên đã làm hạn chế đáng kể thành tích thi đấu của VĐV
cũng như hiệu quả của quá trình huấn luyện.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng, tính bức xúc của vấn
đề, chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số bài
tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công vua cho vận động viên
cờ vua trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Bắc Ninh”.
Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả sử
dụng thủ pháp tấn công Vua cho Vận Động Viên Cờ Vua trẻ lúa tuổi 13-
14.Kết hợp với việc ứng dụng và đánh giá hiệu quả những bài tập đã lựa chọn
trong thực tiễn huấn luyện,để từ đó xác định một cách chính xác vai trò của
các bài tập mới lựa chọn trong quá trình huấn luyện.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thưc tiễn của việc lựạ chọn một số bài
tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công Vua cho VĐV Cờ vua trẻ
lứa tuổi 13-14
2. Xác định hiệu quả của các bài tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ
pháp tấn công Vua đó lựa chọn trong thực tiễn huấn luyện.
Đối tượng nghiên cứu:Các phương tiện nâng cao hiệu quả thủ pháp

tấn công Vua.
Phạm vi nghiên cứu: Bài tập nâng cao hiệu quả thủ pháp tấn công Vua
cho VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Bắc Ninh.
3
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở tâm - sinh lý lứa tuổi 13-14 trong huấn luyện Cờ Vua
1.1.1. Cơ sở tâm lý
Trong hoạt động thể thao, đặc biệt là trong Cờ Vua là môn trí tụê.
Chính vì thế mà các quá trình, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả tập luyện và thi đấu. Do đó, ngay từ khâu tuyển chọn giảng dạy và huấn
luyện các em, chúng ta cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nói chung
và đặc điểm tâm lý của từng em nói riêng. Để từ đó có biện pháp điều chỉnh
và phát triển tâm lý thích hợp, phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện
về tâm lý thi đấu gắn liền với quá trình giảng dạy và huấn luyện nâng cao các
năng lực chuyên môn.
- Tri giác
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách chọn vẹn các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
Ở lứa tuổi 13-14 tri giác đã đạt tới trình độ phát triển như người trưởng
thành. Tri giác có chủ định phát triển mạnh, biết phân tích, tổng hợp đối
tượng có chủ định. Khả năng nhận thức cảm tính của các em đã phát triển ở
mức độ cao. Tuy nhiên, khi các tri giác những đối tượng có màu sắc rực rỡ
mới lạ rất dễ lôi cuốn các em. Trong quá trình giảng dạy Cờ Vua cho các em,
cần hướng các em vào những dấu hiệu nhận biết và cách đánh giá để phát
triển khả năng phân tích tổng hợp, đồng thời đưa ra những đòn phối hợp,
cũng như những dạng thức tấn công đẹp mắt để gây hứng thú và sự say mê
tập luyện cho các em.
Mặt khác, khả năng phương huớng tri giác không gian lứa tuổi 13-14

đã khá chính xác. Do vậy, khi giảng dạy huấn luyện thủ pháp tấn công nên sử
dụng bàn cờ treo, đưa ra các bài tập theo từng chủ đề tấn công với thời gian
hạn định khác nhau nhưng thời gian tối thiểu cho việc thực hiện mỗi bài tập
phải là 5 phút trở lên.
4
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
- Khả năng tập trung chú ý:
Ở tuổi 13-14 có khả năng chú ý vào một đề tài, một đối tượng cao. Chú
ý có chủ định chiếm ưu thế. Chú ý ở lứa tuổi này bền vững hơn, sự di chuyển
chú ý nhanh và linh hoạt hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn so với lứa tuổi nhi
đồng. Các em có thể chú ý được 2-3 đối tượng. Khả năng chú ý có chủ định
tăng dần theo lứa tuổi. Như vậy, chú ý có chủ định, sự tìm tòi, học hỏi, ham
hiểu biết có vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu Cờ Vua.
Cho nên, người giáo viên - huấn luyện viên cần chú ý lựa chọn các bài tập,
các thế cờ phù hợp như số lượng quân, các nước cờ dự bị để phát huy tính
sáng tạo của học sinh. Ở lứa tuổi này có thể sử dụng được các bài tập có số
lượng quân nhiều với số lượng nước từ 2-3 nước cờ dự bị và độ sâu biến thế
có thể tới 10-12 nước. Tuy nhiên, cần phải dựa trên sự định hướng chiến lược
từ trước.
- Trí nhớ:
Trí nhớ của học sinh lứa tuổi 13-14 có nhiều biến đổi căn bản so với
lứa tuổi nhi đồng. Trí nhớ trừu tượng phát triển mạnh. Ghi nhớ chủ định và
ghi nhớ ý nghĩa chiếm ưu thế, khả năng ghi nhớ và nhớ lại (tái hiện) có chủ
định phát triển, các em có ý thức lựa chọn những nội dung chủ yếu để ghi
nhớ, biết hệ thống và sắp xếp nội dung bài học để các em thực hiện tốt bài tập
cờ. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tăng dần độ khó
của bài tập, từng giáo án tập luyện phải có hệ thống, kích thích sự nỗ lực ý chí
và tính tích cực tự giác, sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện Cờ Vua. Mặt khác, sử dụng hiệu quả trí nhớ, có khả năng diễn đạt
bài học, các em thích thú quan sát một cách tỷ mỉ và biết đặt ra những câu hỏi

và giải quyết vấn đề.
Với đặc điểm trên, trong quá trình huấn luyện thủ pháp tấn công trong
Cờ Vua không nên đưa ra một lượng kiến thức quá lớn, bắt ép học sinh tiếp
thu mà cần hướng dẫn cho học sinh cách tiếp nhận lượng kiến thức bằng cách
(so sánh, hệ thống hoá) ghi nhớ logic, thì những kiến thức đó các em ghi nhớ
rất lâu. Người giáo viên – huấn luyện viên cần phải lượng hoá kiến thức, trình
bày thật rõ ràng những vấn đề cần nêu và làm rõ bản chất, ý nghĩa của bài tập
cũng như các nguyên tắc, quy tắc tấn công để từ đó học sinh có thể tự rút ra
điểm giống và khác nhau giữa các dạng thức tấn công trong thực tiễn ván đấu.
5
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
- Phát triển tư duy:
Lứa tuổi 13-14, tư duy trừu tượng được phát triển nhanh. Các em có
khả năng tiếp thu những khái niệm trừu tượng và phức tạp. Khi giải quyết vấn
đề, các em dựa vào những khái niệm trừu tượng, phải dựa vào ngôn ngữ chứ
không dựa vào hình ảnh và động tác cụ thể như lứa tuổi nhi đồng - năng lực
phân tích và tổng hợp, năng lực trừu tượng hoá và khái quát hoá, hệ thống hoá
và suy luận hoá còn yếu. Đặc biệt, các em chưa chủ động vận dụng hiểu biết
của mình để kiểm nghiệm củng cố. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện thủ
pháp tấn công trong Cờ Vua, cần phải phát triển được năng lực tư duy và óc
tưởng tượng, sáng tạo của học sinh bằng cách: Bên cạnh lời giải cho từng thế
cờ với các dạng thức tấn công khác nhau, phải có những bài tập buộc các em
phải tự tìm ra lời giải mà không được di chuyển quân trên bàn cờ.
- Tưởng tượng:
Ở lứa tuổi 13-14, tưởng tượng có chủ định phát triển ở mức độ tưởng
tượng tái tạo: các em tưởng tượng lại những điều đã học, mô tả trong lớp và
được trình bày trong sách vở để áp dụng và vui chơi, thi đấu. Khả năng tưởng
tượng ở thiếu niên khá phong phú nhưng còn thiếu thực tế. Bởi vậy, khả năng
tưởng tượng của học sinh nếu được hướng dẫn nâng cao thì khả năng tưởng
tượng sáng tạo trong quá trình giảng dạy Cờ Vua sẽ có tác dụng tốt đến việc

nâng cao thành tích sau này của các em.
Bên cạnh đó, người giáo viên, HLV phải có ngôn ngữ rõ ràng, cách lập
luận ngắn gọn, chặt chẽ, khái quát kết hợp với lối suy luận của học sinh nhằm
giúp cho quá trình nhận thức và tưởng tượng của các em được phát triển
chính xác và phong phú.
- Cảm xúc:
Đặc điểm nổi bật trong tình cảm của thiếu niên lứa tuổi 13-14 là tính
cảm xúc cao (dễ bị kích động). Điều đó là do tính xung động cao của tuổi dậy
thì, nó phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh; quá trình hưng phấn tạm thời
có ưu thế so với ức chế, làm cho thiếu niên không kìm chế được bản thân.
Cho nên khi tham gia bất cứ hoạt động nào các em đều biểu hiện cảm xúc rất
mạnh mẽ và rõ nét.
6
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Cảm xúc của lứa tuổi này có nét nổi bật xuất hiện trong quá trình học
tập vui chơi là tính ấn tượng, bồng bột, hăng say, tính tự ái ít nhưng không ổn
định, dễ bị kích động. Thông thường cảm xúc chi phối khá mạnh đến cách
phán đoán cũng như cách sử sự của các em. Những đặc điểm này trước hết là
do sự cải tổ của các chức năng sinh lý trong cơ thể thiếu niên có liên quan đến
sự phát dục (dậy thì). Tình cảm của thiếu niên lứa tuổi này bắt đầu phục tùng
lý trí, có khả năng điều chỉnh tình cảm và cảm xúc của mình. Các em đã biết
che dấu phần nào sự biểu lộ cảm xúc của các em. Tâm trạng của thiếu niên
cũng thay đổi dễ dàng nhanh chóng (vui buồn nhất thời). Tâm trạng đó
thường ngắn và chuyển hoá sang cho nhau nhanh. Vì vậy, trong quá trình
giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua cho lứa tuổi này cần thận trọng khi phê bình về
mặt tâm lý. Mỗi bài giảng, thế cờ cần gây cảm xúc tình cảm cho các em, cần
có những phương pháp điều chỉnh tình cảm kịp thời, thích hợp. Bên cạnh đó
cần sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao tính thi đua học tập, tạo tính
hăng say, hứng thú cho các em, khen thưởng, động viên các em kịp thời đúng
mực khi các em thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.

- Ý thức
Ở lứa tuổi 13-14, hành vi ý thức đã phát triển, các em thường có nhiều
ước mơ táo bạo và đã bắt đầu nghĩ đến lý tưởng (nhưng dễ thay đổi do hiếu
động), sẵn sàng khắc phục khó khăn, có tính kỷ luật, sự quyết tâm song vẫn
chưa cao, tính kiên trì còn yếu. Các em thích tìm tòi khám phá nhưng dễ nản
lòng khi kết quả trước mắt không rõ ràng, chưa nghĩ đến mục đích lâu dài. Vì
thế, trong quá trình giảng dạy Cờ Vua, người giáo viên – huấn luyện viên khi
đề ra mục đích chung cần chưa ra nhiều mục đích cụ thể có tính khái quát dễ
hiểu, giúp các em thực hiện tốt và có hiệu quả nhất các bài tập đề ra.
1.1.2. Cơ sở sinh lý
Các em học sinh lứa tuổi 13-14, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so
với quá trình ức chế, một sự mất cân đối giữa phần dưới vỏ não có xu hướng
phát triển nhanh hơn và mãnh liệt hơn so với hoạt động của vỏ não, dẫn đến
sự mất cân bằng tạm thời giữa 2 hệ thống tín hiệu.
7
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Sự phát dục (dậy thì): Đây là nhân tố sinh lý – xã hội có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và nhân cách của lứa tuổi này. Các cơ
quan thực vật ở lứa tuổi này đã phát triển tương đối. Các kích thước tuyệt đối
cũng như tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi và chịu sự ảnh hưởng rất
mạnh của tập luyện. Hệ tim mạch của cơ thẻ trẻ thích nghi với sự tăng công
suất hoạt đông. Thể lực vẫn kém hơn so với người lớn, thể hiện ở chỗ khi tăng
công suất hoạt động lên 1kg/1giây thì nhịp tim của trẻ 13-14 tuổi tăng lên 5-6
lần/phút
Hệ hô hấp của trẻ lứa tuổi 13-14 nói chung có đặc điểm là thở nhanh và
không ổn định, thông khí phổi tối đa cũng tăng dần. Quá trình hồi phục chậm
với khối lượng vận động lớn, khả năng thích nghi với lượng vận động kém,
khả năng hoạt động yếm khí thấp. Do vậy ở lứa tuổi này nếu áp dụng với
lượng vận động quá lớn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của
cơ thể.

Tóm lại: Trẻ ở lứa tuổi này có đặc tính là ở trung tâm thần kinh, các
quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế, hưng phấn thần
kinh phát triển mạnh hơn so với sự phát triển của ức chế. Mặt khác, khi
nghiên cứu những biến đổi của các chức năng sinh lý trong cơ thể vận động
viên Cờ Vua khi tập trung suy nghĩ, các biến đổi sinh lý khi xử lý các tình thế
phức tạp, các chỉ số sinh lý của vận động viên đều tăng hơn nhiều: Mạch tăng
đến 170-190 lần/1 phút, huyết áp tối đa tăng đến khoảng 200 mmHg. Các quá
trình sinh lý tăng cao hơn nhiều so với lúc bình thường. Do sự phát triển
mạnh mẽ của hưng phấn thần kinh trong thời gian tương đối dài dẫn đến sự
xuất hiện hiện tượng ức chế thời gian dài. Khả năng hưng phấn của cơ tim
giảm, lực bóp của cơ tim giảm. Như vậy có thể kết luận rằng: Trong Cờ Vua
khi thực hiện lượng vận động lớn (suy nghĩ tính toán các biến thế ) thì các
quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể vận động viên tương ứng với một hoạt
động thể lực (hoạt động cơ bắp) với cường độ dưới cực đại.
Như vậy, với lứa tuổi này khi giảng dạy huấn luyện cần phải thận trọng
khi sử dụng lượng vận động lớn và phải có những biện pháp hồi phục thích
hợp sau khi thực hiện lượng vận động.
8
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
1.2. Cơ sở lý luận về tấn công vua
Cờ Vua là một môn thể thao, song không giống với tuyệt đại đa số các
môn thể thao khác. Cờ Vua không đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Có
thể gọi Cờ Vua (theo một cách hình tượng) là môn thể thao bất động. Bởi vì,
trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo thi đấu. VĐV Cờ Vua dùng phần lớn
thời gian ngồi sau bàn cờ, nghĩa là đưa tới một nếp sống ít hoạt động. Với đặc
điểm Cờ Vua là môn thể thao trí lực lượng vận động trong Cờ Vua là lượng
vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập đây là
một đặc điểm cần phải chú ý trong môn thể tho này. Bởi lẽ trong các môn thể
thao khác (đặc biệt trong thời kỳ tiến hành thi đáu), sự căng thẳng về cảm xúc
thường được kết hợp với việc tăng cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý

nghĩa quan trọng vì tăng cường hoạt động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh
hưởng không có lợi của sự căng thẳng về cảm xúc lên trạng thái chức năng
của hệ thần kinh và hệ tim mạch. Cờ Vua là một dạng hoạt động thể thao với
sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, dẫn đến một số trường hợp có thể
ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khoẻ. Trước đây, có một số quan
điểm cho rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động nguy hại của những
căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng được những biện pháp, thậm chí
trong một vài trường hợp có thể dùng cả các chất dược liệu để nhanh chóng
làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian thi đấu. Song không nên coi
đó là chuẩn mực, vì rằng bản thân những căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao
lại là một trong những nguyên nhân làm giảm đi khả năng chơi của VĐV –
nghĩa là làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của VĐV Cờ Vua.
Đặc trưng cơ bản của Cờ Vua là ván đấu với 3 giai đoạn đặc trưng là
Khai cuộc, Trung cuộc và Tàn cuộc. Tuy nhiên, sự phan định ranh giới giữa
những giai đoạn này chỉ được căn cứ vào số lượng quân còn lại trên bàn cờ và
mức độ phức tạp của tình thế. Để có thể tiến hành ván đấu có hiệu quả VĐV
cần thiết phải thực hiện hợp lý và chính xác các thủ pháp, phương tiện và
phương pháp dẫn dắt ván đấu (sơ đồ 1). Đối với mỗi giai đoạn ván đấu đặc
9
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
trưng trong Cờ Vua đòi hỏi VĐV phải thực hiện rất nhiều những kỹ – chiến
thuật đơn lẻ, ngoài ra ở các thời điểm giáp ranh giữa các giai đoạn đó cũng
buộc VĐV phải thực hiện hàng loạt những kỹ – chiến thuật phức tạp như: Đổi
quân chuyển về Tàn cuộc, đơn giản hoá tình thế nhằm chuyển về thế cờ hoà,
hoặc đổi quân giành ưu thế về lực lượng
Tuy nhiên, sự phân định các kỹ – chiến thuật, chiến lược trong Cờ Vua
như trên chỉ mang tính khái quát, bởi lẽ sự đa dạng và phức tạp của vấn đề
này lại chứa đựng trong từng thành tố đơn lẻ của ván đấu Cờ Vua. Thực tế đã
chứng minh rằng lượng kiến thức và các kỹ năng, kỹ xảo cần trang bị cho
VĐV Cờ Vua nhiều hơn hẳn so với đa số các môn thể thao khác. Và cách

thức tiếp cận vấn đề của từng nội dung cũng có rất nhiều hướng khác nhau.

Sơ đồ 1: Sơ đồ lượng hoá lượng kiến thức phục vụ
ván đấu trong môn Cờ Vua (A.A. Côtơv 1982)
Trong thi đấu Cờ Vua việc quyết định thắng bại của trận đấu phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
- Tư tưởng chỉ đạo chiến lược và chiến thuật
10
Ván đấu
Khai
Trung cuộc
T n cuà ộc
Chiến lược
Kỹ thuật Chiến thuật
Tấn công Phòng thủ
Lập kế
hoạch
Phân tích -
đánh giá
Hoà
Thắng-Thua
Đặc trưng cơ bản
của Cờ Vua
Các giai đoạn
của ván đấu
Phương
tiện dẫn
dắt ván
đấu
Các thủ pháp

dẫn dắt ván đấu
Phương pháp
dẫn dắt ván đấu
Các trạng thái
cuối cùng của ván
đầu
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
- Trình độ kỹ - chiến thuật
- Phương pháp vận dụng kỹ - chiến thuật (chịu sự chi phối của thủ pháp
tấn công hay phòng thủ)
- Thể lực
- Tâm lý
Những yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau, trong đó việc vận dụng
các thủ pháp (tấn công hay phòng thủ) và kỹ – chiến thuật, chiến lược luôn đóng
vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giành thắng lợi ở ván đấu Cờ Vua.
Thủ pháp trong Cờ Vua là đấu pháp thích hợp trước tình huống cờ mà
đối phương tạo ra, nhằm mang lại hiệu quả cho ván đấu. Thủ pháp sử dụng
trong ván đấu có thể là tấn công hoặc phòng thủ. Về nguyên tắc khi có ưu thế
thì sẽ phải sử dụng thủ pháp tấn công, nhưng trong thực tế thi đấu còn cần
phải xét đến trình độ đối phương và khả năng của mình, cũng như nhân tố
thời gian trong ván đấu.
Về bản chất của ván đấu Cờ Vua là các đấu thủ liên tục tạo ra cho nhau
những tình huống bằng những nước đi của mình, còn nếu xét dưới góc độ thế
trận thì để có thể đạt được hiệu quả cao trong thi đấu Cờ Vua, VĐV luôn phải
ý thức được vai trò của các thủ pháp, các kỹ thuật, chiến thuật và chiến lược.
Đồng thời phải luôn gắn liền việc tập kỹ thuật với chiến thuật và chiến lược -
đó cũng chính là con đường để nâng cao hiệu quả thi đấu và tài nghệ thể thao
trong môn Cờ Vua.
Song song với việc vận dụng các kỹ – chiến thuật, chiến lược trong các
giai đoạn của ván đấu thì VĐV luôn phải xác định chính xác thủ pháp cần sử

dụng (tấn công hoặc phòng thủ). Việc quyết định sử dụng thủ pháp trong một
thời điểm nào đó của ván đấu có ý nghĩa quyết định và điều phối tư tưởng chủ
đạo về chiến lược cũng như chiến thuật. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt
của các thủ pháp trong ván đấu, một vấn đề cấp thiết được đặt ra trong quá
trình huấn luyện - Đào tạo VĐV Cờ Vua là việc nâng cao hiệu quả sử dụng
thủ pháp tấn công Vua cho các VĐV, đặc biệt là đối với các VĐV Cờ Vua trẻ.
11
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Để có thể xác định và sử dụng một cách có hiệu quả thủ pháp tấn công,
VĐV cần phải nắm được các nguyên tắc chung cũng như chiến lược và chiến
thuật đặc trưng trong từng dạng thức tấn công.
* Các nguyên tắc chung khi vận dụng thủ pháp tấn công:
- Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn Cờ Vua, cựu vô địch
Cờ Vua thế giới V. Stâyních đã đưa ra các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi
tấn công, những điểm cơ bản trong nguyên tắc đó là:
- Quyền tấn công và buộc phải tấn công thuộc về bên có ưu thế.
- Việc chọn lựa mục tiêu tấn công chính phải là điểm yếu nhất của đối
phương (cánh Vua, cánh Hậu, áp lực trung tâm, điểm yếu, vị trí của Vua )
Trước khi tấn công, bao giờ cũng phải có giai đoạn dừng lại để tổng phân tích
đánh giá, sau đó mới xác định phương hướng tấn công.
- Trình tự chung trong việc thiết lập kế hoạch tấn công: Tổng phân tích
đánh giá (của cả mình và đối phương), xác định mục tiêu, lập kế hoạch tấn
công (chọn lựa con đường, phương pháp, phương tiện tấn công, phương pháp
tiến hành kế hoạch).
Quan điểm này cho đến nay vẫn được giới chuyên môn thừa nhận, luôn
phù hợp với động thái thi đấu của Cờ Vua hiện đại.
* Các dạng thức tấn công:
Ở chủ đề này, có các dạng thức tấn công sau:
- Tấn công Vua:
+ Khi chưa nhập thành

+ Nhập thành cùng chiều
+ Nhập thành trái chiều
- Tấn công trung tâm
- Tấn công cánh Hậu (60% các cuộc tấn công ở loại này).
- Tấn công đồng thời cả 2 cánh
Tuy có 4 chủ đề tấn công nêu trên, nhưng trong thực tế huấn luyện -
đào tạo cho thấy rằng, chủ đề tấn công Vua cần phải được tiến hành trước tiên
với các VĐV Cờ Vua trẻ trong giai đoạn đào tạo ban đầu. Đây chính là cơ sở
đầu tiên cho việc tiếp thu và hoàn thiện chiến lược trong giai đoạn trung cuộc
của ván đấu.
12
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
1.2.1. Tấn công Vua
Tấn công Vua là biện pháp chủ yếu trong việc giành thắng lợi, mục
đích cuối cùng của dạng tấn công này là chiếu hết Vua đối phương.
1.2.2. Tấn công Vua khi chưa nhập thành
Thường xảy ra ở giai đoạn đầu của ván đấu, khi một trong 2 bên không
đưa Vua vào vị trí an toàn. Biện pháp tấn công chủ yếu ở dạng này là xây
dựng một kế hoạch với đặc trưng cơ bản: Không để cho đối phương tạo được
ưu thế về temp, tấn công trận địa ở khu vực nào đó để có thể lôi kéo phần lớn
lực lượng của đối phương và như vậy mới có thể tấn công trực diện được vào
Vua đối phuơng.
Ví dụ: Ván đấu giữa Côtôv – Kunuma 1930
1.e4 e6 2.d4 d5 3. Mc3 Mf6 4.
Tg5 de 5. Me4 Te7 6. Tf6 gf 7. Mf3
Mbd7 8. Tc4c69. Hd2 b6 (Hình 1)
- Phân tích: Điểm quan trọng ở đây
chính là Vua Đen chưa nhập thành, nên mục
tiêu tấn công chính là Vua đối phương.
Hình 1

- Kế hoạch của bên Trắng là tấn công trận địa bên cánh Vua khi Vua
với ý đồ liên tục đe doạ ăn hơn Tốt f7 và f6, như vậy buộc đối phương phải trì
hoãn việc nhập thành. Và mục tiêu cuối cùng là tấn công Vua Đen.
10. Hh6 Tf8 11. Hf4 Tb7 12. 0-0-0 h5 13. Vb1 Te7 14. Hg3 Mf8 15.
Xhe1 f5 16. d5 cd không nên ed vì Mf6 #; fe vì đe doạ bắt Hậu và thua cờ. 17.
Tb5Md7 18. Me5Hc7 + -
Kết luận: Như vậy nguyên tắc cơ bản khi tấn công Vua chưa nhập
thành là ngay lập tức tạo ra sự căng thẳng ở một khu vực nào đó, để kìm hãm
sự phát triển quân của đối phương và không cho Vua đối phương di chuyển
về các cánh. Trong dạng thức tấn công này đôi khi cần phải hy sinh quân để
mở những đường chéo và cột dọc ở trung tâm, nơi mà Vua đối phương đứng
rồi tấn công trực diện vào Vua. Song phải lưu ý rằng việc hy sinh quân phải
được tính toán một cách hết sức chính xác.
13
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
1.2.3. Tấn công Vua khi nhập thành trái chiều:
Khi sử dụng dạng thức tấn công này cần phải nắm vững những
điểm sau
- Nhập thành trái chiều là dấu hiệu của một cuộc chiến căng thẳng. Bởi
lẽ, khi sử dụng Tốt của mình bên phía Vua đối phương nhập thành để tấn
công, sẽ tạo ra điểm yếu trong sự phòng thủ của Vua bên mình.
- Phương tiện chủ yếu dùng để tấn công khi nhập thành trái chiều chính
là Tốt (85-90%) với sự hỗ trợ của các quân khác.
- Khi sử dụng Tốt tấn công Vua có thể rất nhanh chóng dẫn đến thắng
lợi, song cũng có thể thất bại nếu tính toán không chính xác.
- Cần thiết phải tạo ra được một cấu trúc Tốt mạnh trong tấn công
nghĩa là dây Tốt tấn công luôn phải tạo được những ô sung yếu với số lượng
lớn.
- Luôn phải lưu ý để có kế hoạch phòng ngừa sự phản công của đối
phương bên phía Vua mình nhập thành bởi đối phương cũng sử dụng dây Tốt

của họ để tấn công.
* Các quy tắc tấn công khi nhập thành trái chiều:
+ Nếu cả hai đấu thủ đồng thời tấn công ở cả hai cánh (mỗi bên đều tấn
công vào cánh mà Vua đối phương đang đứng) thì thắng lợi thuộc về đấu thủ
giành được ưu thế trước – tức là buộc đối phương phải quay về phòng thủ.
Khi đó, mối đe doạ về phía Vua mình không còn có ý nghĩa nữa.
+ Để tấn công phải tạo được sự cân bằng về lực lượng bên cánh – nơi
Vua của mình trú ẩn.
14
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
+ Trước khi nhập thành phải có 2 đến 3 nước đi bằng Tốt ở bên phía
đối diện, điều đó không bộc lộ ý đồ một cách nhanh chóng và rất có hiệu quả
trong việc lợi thế về temp
+ Trong tấn công Vua đối phương, việc cần thiết phải bỏ ra 2 đến 3 temp
mang tính chất phòng thủ ở bên cánh Vua của mình là điều không tránh khỏi.
+ Khi sử dụng dây Tốt để tấn công, công thức sử dụng chủ yếu trong
tính toán là những biến thế nhánh phức, vì tấn công bằng các Tốt đòi hỏi 5
đến 7 temp mới mở được một cột hoặc một đường. Và mặt khác, Tốt chỉ có
thể tiến mà không lùi được.
* Các nguyên tắc để dẫn đến nhập thành trái chiều:
+ Dựa vào các nhân tố về cấu trúc dãy Tốt của mình nghĩa là có quân
Tốt nào đẩy xa lên hay không; Có bị chồng không; Có phải tốn nhiều temp để
đưa được dãy Tốt lên phía trước hay không (với điều kiện không làm suy yếu
thế phòng thủ của mình).
+ Phải lưu tâm đến cấu trúc, vị trí Tốt của đối phương. Đặc biệt với
những quân Tốt cô lập đẩy cao là mục tiêu Tốt nhất có thể tấn công và đó là
dấu hiệu dễ nhất để mở cột. Bên phòng thủ tránh đẩy Tốt quá cao, bên tấn
công cố gắng làm đối phương đẩy Tốt cao.
+ Cần chú ý đến vị trí quân đứng của mình và quân đối phương trước dãy
Tốt. Nếu quân đối phương đứng trước dãy Tốt thì mình được lợi temp, bởi vừa là

nước đi của Tốt, lại vừa là nước đi tấn công các quân đó. Vì thế trước khi nhập
thành trái chiều cần tiến hành các nước chuẩn bị giải phóng đường đi cho Tốt.
+ Tạo mối liên kết các quân của mình trong việc hỗ trợ dãy Tốt tấn
công. Đặc biệt phải tính được lực lượng dự bị có thể vừa tham chiến lại có thể
quay về phòng thủ được (tính cơ động).
Ví dụ: Ván đấu giữa Côtôv – Côliác, 1937
1. d4 f5 2. e4 fe 3. Mc3 Mf6 4. f3
e3 5. Te3 e6. Td3 Te7 7. Hd2 b6 8.
Mh3 Ta6 9. 0-0-0 Td3 10. Hd3 Mc6
11. Mf4 Mb4 12.He2 0-0 13. Vb1 Hc8
14. a3 Md5 15. Mcd5 ed (Hình 2)
15
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Hình 2
- Phân tích: Cuộc chiến ở đây chủ yếu là tấn công bằng Tốt. Trung tâm
ổn định và cân bằng, Trắng có ưu thế: Lực lượng Trắng tích cực và đã dồn hết
sang cánh Vua. Quân Đen đưa lực lượng sang cánh Vua rất khó. Nhưng
Trắng vẫn phải chú ý phòng thủ bên cánh Hậu.
16. g4 Hb7 17. h4 b5 18. hd3! Me8? 19. h5 Xf6 (19 Tg5 20. h6 th6
21. g5; 20 Tf4 21. hg Mg7 22. Hh7 Vf7 23. Tf4; 20 gh 21. Me6 de22. Tg5;
20 Xf4 21. Tf4 Tf4 22. hg Mg7 23. Hh7 Vf7 24. Xh5) 20. g5 Xd6 21. Hf5
b4 22.ab a5 23. g6 Mf6 24. h6 hg 25. Hg6 Tf8 26. h7 Mh7 27. Hh7 + Vf7
28 Hf5 Vg8 nếu 26 Vh8 thì Trắng chiếu hết trong 5 nước. 29.Mg6 XT6 30.
Xh8 + Vf7 31. Me5 + Ve8 32. hd7 #.
1.2.4. Tấn công Vua khi nhập thành cùng chiều
Phần lớn các ván đấu được phân định bởi khi Vua nhập thành cùng
chiều mà 90% trong số đó là nhập thành gần. Lực lượng chủ yếu dùng để tấn
công Vua trong nhập thành cùng chiều thông thường là:
- Các quân nặng và nhẹ: Ở đây chủ đề chủ yếu là tấn công trực diện vào
Vua với biện pháp chủ yếu là: Tập trung một số đông quân ở bên cánh Vua

phá huỷ hàng rào phòng thủ (thông thường có hy sinh quân nhằm đạt được ưu
thế tối đa tại khu vực Vua đối phương trước). Để đạt được điều đó thì mục
tiêu tấn công chủ yếu là các ô f2, g2, h2, f7, g7, h7 và các đường chéo a1-h8,
h-a8, a2-g8, a7-1, b8-h2, b1-h7. Các cột f, g, h
- Sử dụng dãy Tốt để tấn công (có sự hỗ trợ tham gia của các quân nhẹ)
Điều kiện để tấn công Vua khi nhập thành cùng chiều là:
+ Trung tâm ổn định trật trội
+ Không tạo điều kiện cho đối phương
khiến Tốt ở cột “f”
+ Phải có lực lượng dự bị để ngăn chặn
sự phản công của đối phương ở cánh Hậu.
16
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Ví dụ: Ván đấu giữa Rêmin – Can,
1936 (Hình 3)
Hình 3
Phân tích: Thế trận cân bằng, đặc trưng chủ yếu là trung tâm ổn định và
cột “f” không bị phong toả. Diễn biến tiếp theo của ván đấu như sau:
1. f4f6 2. Td6 Hd6 3. XT3 Te6 4.Xh1 Xe7 5. Xg4 Xae8 6. g4 Tf7 7.
Hf2 Vh8 8.h4 h6 9. f5 e5 10. Mbe2 cd 11. ed Hb 4. 12. Md4 Xe4 13. Xg3
Xg4 14. Xg1 He7 15.g5 fg6. hg He3. 17. He3 Xe3. 18. Vf2 Fe8. 19. Vf2.Xe7
20. Xe1 Tc6 21. Vf3 Xf7 22. Vg4 Xe7 23. Me6 Me6 24. fe Vg8 25. Vf5 Vf8
26. Ve5g6 7.Vd6 Xe7 28. Ta6 Ve8 29. Td3 +
Với các nguyên tắc chung và những định hướng chiến lược chơi cụ thể
trong mỗi dạng thức tấn công nêu trên, khi sử dụng các bài tập trong huấn
luyện cần phải gắn với nội dung cụ thể của từng chủ đề. Đồng thời cần gắn
liền với việc hoàn thiện kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích đánh giá và lập
kế hoạch.
17
Xem thêm tại: thethaohangngay.net

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Chúng tôi đã tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp các văn bản, chỉ
thị của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT, các tài liệu chuyên môn cũng
như các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó chúng tôi đã
rút ra những vấn đề có ý nghĩa khoa học làm tiền đề cho việc lựa chọn và
đánh giá hiệu quả những bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn sử dụng.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi toạ đàm với các nhà chuyên
môn trong và ngoài nước (chuyên gia). Qua đó chúng tôi tìm hiểu những vấn
đề về thực tiễn của công tác huấn luyện nâng cao hiệu quả thủ pháp tấn công
Vua cho VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 13-14.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm quá trình tập luyện của các
đơn vị khác nhau, cũng như các cuộc thi đấu, để tìm hiểu thực trạng và
hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công Vua của các VĐV Cờ Vua trẻ ở lứa
tuổi nghiên cứu.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định ảnh hưởng của
những bài tập mới mà chúng tôi đã lựa chọn, đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng thủ pháp tấn công Vua cho các VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Bắc
Ninh. Để từ đó có thể đưa ra được những kết quả chính xác và khách quan về
hiệu quả của những bài tập đó trong thực tiễn công tác huấn luyện.
18
Xem thêm tại: thethaohangngay.net

2.1.5. Phương pháp sử dụng test sư phạm
Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng
thủ pháp tấn công Vua của VĐV một cách chính xác và khách quan, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chia nhóm trong quá trình thực nghiệm, đồng thời
đánh giá mức độ phát triển kỹ năng tấn công Vua của các VĐV khi sử dụng
các bài tập mới.
Trong đề tài này trên cơ sở tham khảo các tài liệu chuyên môn, trao đổi
mạn đàm và quan sát thực tế quá trình huấn luyện, chúng tôi đi đến lựa chọn
Test bài tập cờ thế (thuộc nhóm cờ thế giải quyết nhiệm vụ) để đánh giá khả
năng tấn công Vua của VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 13-14. Test này đã được các
nhà chuyên môn trong và ngoài nước kiểm định (đảm bảo độ tin cậy và tính
thông báo cần thiết).
Test cờ thế đưa vào sử dụng được tiêu chuẩn hoá về nội dung và hình
thức (độ khó, số lượng nước cờ dự bị, độ sâu biến thế là như nhau), nhưng vị
trí cụ thể các quân cờ có sự khác biệt ở mỗi lần kiểm tra (do yêu cầu chuyên
môn). Test cờ thế được cụ thế hoá thông qua 3 bài tập cờ với chủ đề tấn công
Vua (độ sâu biến thế trung bình là 5 nấc, với từ 2 đến 3 nước cờ dự bị), thời
gian thực hiện mỗi bài là 5 phút, điểm tối đa cho mỗi bài tập là 10 (phụ lục 2).
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số
liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà
chúng tôi quan tâm là:
,x
t, r,
σ
và được tính theo công thức:
- Số trung bình công:
n
x
x

i

=
- Phương sai:
2
)()(
22
2
−+
−+−
=
∑∑
ba
bbaa
c
nn
xxxx
σ
- Độ lệch chuẩn:
2
σσ
- Tính t quan sát:
b
c
a
c
ba
nn
xx
t

22
σσ
+

=
19
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
- Tính t tự đối chiếu:
n
x
t
d
d
σ
=
- Tính hệ số tương quan:
∑ ∑

−−
−−
=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
Kết quả xử lý số liệu với các tham số đặc trưng nêu trên được chúng tôi
trình bày trong phần "kết quả nghiên cứu" của đề tài.
2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2011 và
được chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ Tháng 11/2009 đến tháng 12/2009: Là giai đoạn xác
định vấn đề nghiên cứu, thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, lập đề cương và
kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2010 đến tháng 2/2011: Tiến hành giải
quyết các mục tiêu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn một số bài
tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công Vua cho VĐV Cờ vua trẻ
lứa tuổi 13 - 14
+ Xác định hiệu quả của các bài tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ
pháp tấn công Vua đã lựa chọn trong thực tiễn huấn luyện
- Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011: Xử lý các số liệu,
viết và bảo vệ luận văn trước Hội đồng khoa học.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh
và Trung tâm TDTT Bắc Ninh.
20
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sử dụng các bài tập tập huấn luyện thủ pháp tấn công
Vua trong quá trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ.
Với mục đích lựa chọn được những bài tập nâng cao hiệu quả sử dụng
thủ pháp tấn công Vua thích hợp cho các VĐV Cờ vua trẻ lứa tuổi 13 - 14
chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng các bài tập huấn luyện
thủ pháp tấn công Vua trong quá trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ tại một số
trung tâm Cờ vua mạnh trong cả nước như: Trung tâm huấn luyện quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc

Ninh, Bắc Giang, thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. Kết quả thu được
như sau:
* Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công Vua của Trung tâm
huấn luyện quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Bài tập phân tích thế cờ theo công thức
- Bài tập cờ thế chiếu ngược
- Bài tập cờ thế lôgic
- Bài tập cờ thế nghệ thuật
- Bài tập sử dụng chức năng quân
- Bài tập cờ thế sử dụng nước đi phongc ấp
- Bài tập cờ thế phác hoạ nghệ thuật
- Bài tập cờ thế phác hoạ phân tích
- Bài tập Đòn phối hợp
- Bài tập xác định nước cờ dự bị
- Bài tập phân tích - đánh giá và thực hiện Đòn phối hợp
- Bài tập cờ tàn
21
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
* Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công Vua của Trung tâm
TDTT TP. Hồ Chí Minh trung tâm TDTT Đồng Tháp
- Bài tập cờ thế sử dụng chức năng quân
- Bài tập thế cờ sử dụng nước đi phongc ấp
- Bài tập cờ thế phác hoạ nghệ thuật
- Bài tập cờ thế phác hoạ phân tích
- Bài tập đòn phối hợp
- Bài tập xác định nước cờ dự bị
- Bài tập phân tích - đánh giá thực hiện Đòn phối hợp
- Bài tập đánh giá khả năng lựa chọn các phương án nảy sinh
- Bài tập cờ tàn
* Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công Vua của Sở văn hoá thể

thao và Du lịch Hà Nội trung tâm TDTT Bắc Ninh và Bắc Giang
- Bài tập phân tích thế cờ theo công thức
- Bài tập cờ thế chiếu ngược
- Bài tập cờ thế logic
- Bài tập cờ thế nghệ thuật
- Bài tập phân tích - đánh giá và thực hiện Đòn phối hợp
- Bài tập cờ tàn
- Bài tập xác định nước đi tối ưu cho bên đi trước
* Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công vua của Trường năng
khiếu TDTT Quảng Ninh.
- Bài tập phân tích thế cờ theo công thức
- Bài tập cờ thế chiếu ngược
- Bài tập cờ thế logic
22
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
- Bài tập cờ thế nghệ thuật
- Bài tập phân tích - đánh giá và thực hiện Đòn phối hợp
- Bài tập cờ tàn
- Bài tập xác định nước đi tối ưu cho bên đi trước
* Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công Vua của Trường năng
khiếu TDTT Quảng Ninh
- Bài tập phân tích thế cờ theo công thức
- Bài tập cờ thế chiếu ngược
- Bài tập cờ thế logíc
- Bài tập cờ thế nghệ thuật
- Bài tập sử dụng chức năng quân
- Bài tập cờ thế phác hoạ phân tích
- Bài tập đòn phối hợp
Từ thực trạng sử dụng các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công Vua
nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Các bài tập huấn luyện thủ pháp tấn công

Vua hiện đang được sử dụng tại các cơ sở còn chưa thống nhất, hạn chế về số
lượng và nội dung, cũng như thiếu tính đa dạng, thậm chí một số đơn vị còn
sử dụng đơn điệu dạng thức bài tập cờ thế như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.
Mặt khác, một số bài tập được sử dụng vào quá trình huấn luyện thủ pháp tấn
công Vua đã được các chuyên gia Cờ vua hàng đầu thuộc CHLB Nga đánh
giá cao về hiệu quả sử dụng - như là bài tập phân tích đánh giá và lập kế
hoạch, bài tập lựa chọn các phương án nảy sinh thì lại chưa được đơn vị
nào quan tâm sử dụng. Theo chúng tôi thì chính điều này đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng tiếp thu và hoàn thiện kỹ năng sử dụng thủ pháp tấn
công Vua của các VĐV Cờ vua trẻ.
Để giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của đề tài, thông qua các tài liệu
chuyên môn và qua phỏng vấn trao đổi mạn đàm, cũng như quan sát thực tiễn
tập luyện ở một số Trung tâm Cờ vua mạnh trên toàn quốc, chúng tôi đã thu
thập được những bài tập sử dụng trong quá trình huấn luyện thủ pháp tấn
công Vua sau:
23
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
1. Bài tập phân tích thế cờ theo công thức
2. Bài tập cờ thế chiếu ngược
3. Bài tập cờ thế logíc
4. Bài tập cờ thế nghệ thuật
5. Bài tập sử dụng chức năng quân
6. Bài tập thế cờ sử dụng nước đi phongc ấp
7. Bài tập cờ thế phác hoạ nghệ thuật
8. Bài tập cờ thế phác hoạ phân tích
9. Bài tập Đòn phối hợp
10. Bài tập xác định nước cờ dự bị
11. Bài tập phân tích - đánh giá thực hiện Đòn phối hợp
12. Bài tập lựa chọn các phương án nảy sinh
13. Bài tập đánh giá thế cờ

14. Bài tập cờ tàn
15. Bài tập xác định nước đi tối ưu cho bên đi trước
16. Bài tập phân tích đánh giá và lập kế hoạch
3.2. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả sử dụng thủ
pháp tấn công Vua cho VĐV Cờ vua trẻ lứa tuổi 13 - 14
Để đảm bảo tính khách quan cho việc lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn các huấn luyện viên, giáo viên và các nhà chuyên môn về tầm
quan trọng của việc sử dụng thủ pháp tấn công Vua trong thực tiến huấn
luyện. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn việc lựa chọn bài tập
cũng như mức độ quan trọng của các bài tập này trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng thủ pháp tấn công Vua cho các VĐV Cờ vua trẻ lứa tuổi 13 - 14
(nội dung chi tiết phần phụ lục - số phiếu phát đi là 28, số phiếu thu về là 24).
24
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Về tầm quan trọng của việc sử dụng thủ pháp tấn công Vua trong thực
tiễn huấn luyện, chúng tôi nhận thấy đại đa số các ý kiến (23/24 ý kiến -
chiếm 95.8%) đều cho rằng thủ pháp tấn công Vua có tầm quan trọng đặc biệt
trong giảng dạy - huấn luyện.
Kết quả phỏng vấn việc lựa chọn bài tập, cũng như mức độ quan trọng
của các bài tập này trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng thủ pháp tấn công
Vua cho các VĐV Cờ vua trẻ lứa tuổi 13 - 14 thu được như trình bày ở
bảng3.1 .
25

×