Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 12 13 tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.78 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu được trong nền giáo dục
chủ nghĩa xã hội nhằm đào tạo xây dựng con người mới phát triển toàn diện TDTT góp
phần nâng cao sức khoẻ cho mọi người dân. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có
sức khoẻ thì làm việc gì cũng không thấy khó. Mặt khác TDTT còn nâng cao vị trí của
một đất nước trên thế giới, mang lại tình đoàn kết "sự hiểu biết giữa các dân tộc”. Vì
vậy bất cứ quốc gia nào dù nhỏ hay lớn, dù giàu hay nghèo cũng đều chú trọng đến sự
nghiệp phát triển TDTT.
Nhận biết tầm quan trọng của TDTT ngay sau cách mạng tháng 8/1945 thành
công Hồ Chủ Tịch đã đề ra chiến lược về sức khoẻ cơ thể cho dân tộc. Người nói "giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng phải có sức khoẻ
mới thành công " " Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một
phần, mỗi một người dân mạmh khoẻ tức là cho cả nước mạnh khoẻ và vì thế tập luyện
thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mọi người dân yêu nước". Thực hiện theo
lời kêu gọi của Bác Hồ toàn dân ta đã tích cực tham giá tập luyện TDTT dù đất nước
vẫn trong cảnh bom đạn chiến tranh. Ngày nay đất nước đang chuyển mình chiến tranh
không còn nữa Đảng và Nhà nước ta càng chú trọng đến sự nghiệp phát triển TDTT,
khẩu hiệu "khoẻ xây dựng và bảo vệ tổ quốc" được nêu lên khắp mọi miền đất nước.
Tổng cục TDTT nay đã được chính phủ nâng cấp thành Uỷ ban TDTT cũng đủ thấy
rằng TDTT đang có điều kiện rất tốt để phát triển. [ 4 ]
Ngày nay, TDTT không những giúp con người nâng cao sức khoẻ, phát triển cân
đối về dáng vóc cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, góp phần giáo dục các phẩm chất nhân
cách, đáp ứng nhu cầu về học tập, TDTT còn thể hiện trình độ phát triển của nước nhà,
là phương tiện để mở rộng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.
Trong các môn thể thao thì Bóng đá được xem là môn thể thao vua, nó là môn thể
thao rất nhiều người yêu thích, không có một môn thể thao nào có số lượng người yêu
thích bằng môn Bóng đá. Bóng đá được mọi người yêu thích, say mê "Ăn cùng Bóng
đá, ngủ cùng Bóng đá". Bóng đá có một sức hút kì lạ, bởi Bóng đá có kỹ thuật phong
phú, thể thức thi đấu đa dạng với những diễn biến căng thẳng bất ngờ, những tình huống
hấp dẫn gây sảng khoái cho người xem. [1, 4]
Hiện nay, các kỹ thuật, chiến thuật Bóng đá đã đạt đến đỉnh cao. Vài năm gần


đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thì bóng đá Việt Nam đã và đang phát
triển một cách đáng kể và gặt hái được một số thành công đáng tự hào. Điển hình là như
năm vừa qua Bóng đá nam Việt Nam lần đầu tiên vô địch Đông Nam Á. Đội tuyển nữ
của chúng ta cũng là ứng cử viên vô địch của SEAGAME. Nhưng những sân chơi lớn
như ASIAD thì chúng ta vẫn chưa đạt thành tích. Như vậy Bóng đá nước ta muốn phát
triển vươn lên tầm cao mới, cần khắc phục những điểm yếu.
Chứng kiến đội tuyển Bóng đá nam chúng ta thi đấu chúng ta luôn lo lắng khi
đội tuyển của chúng ta bị tấn công dồn ép, các cầu thủ gần như chỉ thi đấu sông xáo ở
hiệp một, sang hiệp hai thì dù cố gắng đến mấy các cầu thủ vẫn không tăng tốc độ và
sức mạnh cần thiết được. Như vậy chúng ta chưa đi đến thắng lợi là một phần thể lực
vẫn còn yếu.
Một cầu thủ Bóng đá phải là người phát triển toàn diện về các mặt: Thể lực, kỹ
thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu. Quan trọng nhất trong các yếu tố này chính là thể
lực. Bởi vì VĐV có thể lực mới tiếp thu và sử dụng những kỹ, chiến thuật đuợc tốt và
áp dụng vào thi đấu. [1,4, 5]
Như chúng ta đã biết, Bóng đá hiện đại thường hay sử dụng lối chơi tổng lực, thể
lực đã trở thành nền tảng cho sự thành công. Yếu tố thể lực được sử dụng nhiều nhất đó
chính là sức mạnh tốc độ của động tác, chuyền bóng, sút bóng, tạt bóng, bật nhảy, đánh
đầu đều liên quan đến sức mạnh tốc độ. Vậy sức mạnh tốc độ là một thước đo quan
trọng trong việc huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá.
Hà Giang là một tỉnh có phong trào TDTT đã từng bước phát triển mạnh trong
những năm gần đây. Ngoài một số môn thể thao truyền thống, tỉnh đã có hướng phát
triển môn Bóng đá. Chính vì vậy, tỉnh Hà Giang luôn chú trọng đến việc phát triển
Bóng đá trẻ thông qua các giải đấu thiếu niên, nhi đồng và hội khoẻ phù đổng mà Tỉnh
đã và đang tổ chức.
Ngày nay Bóng đá hiện đại càng đòi hỏi cầu thủ phải có thể lực tốt dẻo dai, có
như vậy mới đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu. Thật vậy, một cầu thủ có thể lực tốt
biết phát huy khả năng đó trong khi có và không có bóng người đó thực hiện được ý đồ
chiến thuật một cách không mệt mỏi, luôn luôn đứng vững trước đối phương. Hơn nữa
có thể lực tốt, cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần trong những giây phút căng thẳng, đảm

bảo hiệu suất thi đấu từ đầu đến cuối tận đấu. Vì vậy thể lực là một phần không thể tách
rời cầu thủ Bóng đá, không có thể lực thì cầu thủ không thực hiện tốt được các kỹ thuật
và không ứng dụng được các bài tập chiến thuật. [4,7,10]
Sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực đặc biệt quan trọng trong Bóng đá. Như chúng
ta đã biết, Bóng đá là môn thể thao tập thể, mang tính đồng đội cao, hoạt động thi đấu
của cầu thủ Bóng đá là hoạt động đặc thù của môn thể thao vận động với cường độ cao,
diễn ra liên tục, biến đổi trong suốt thời gian diễn ra của trận đấu không giống với một
số môn thể thao khác, thể lực trong Bóng đá không chỉ là trạng thái thể chất bình thường
mà còn gắn liền với kỹ, chiến thuật. Có thể nói tố chất thể lực này có ý nghĩa quyết định
tới thành tích thi đấu của cầu thủ Bóng đá.[10, 13, 17]
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp huấn luyện tiên tiến nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ cho các VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau trong đó có
Bóng đá. Trong huấn luyện thể lực chủ yếu thường dùng các bài tập, còn trò chơi vận
động thì ít được sử dụng.[13, 14]
Trò chơi vận động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các tố chất vận
động. Nó không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ở mọi lứa tuổi mà còn phát huy
tối đa năng lực vận động góp phần hình thành ở VĐV những kỹ năng cần thiết khác cho
chuyên môn. Trò chơi vận động còn là phương tiện giáo dục rèn luyện ý chí, đạo đức
cho VĐV. [16, 19]
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng vấn đề thể lực cho VĐV Bóng đá nam cũng
như hiệu quả của trò chơi vận động mang lại được sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo, các
thầy cô, HLV. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV
Bóng đá nam Tỉnh Hà Giang lứa tuổi 12-13"
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động trong việc phát
triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá trẻ Tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó góp
phần nâng cao thể lực cho nam VĐV Bóng đá trẻ tỉnh Hà Giang.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng và lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức

mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 12- 13 tỉnh Hà Giang.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 12- 13 tỉnh Hà Giang.
Đối tượng nghiên cứu
Các trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Bóng đá nam Hà
Giang lứa tuổi 12-13.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2010 đến tháng 5/2011 và được
chia làm 2 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thực hiện trên 20 nam VĐV Bóng đá lứa tuổi
12-13 Hà Giang và trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Vai trò và ý nghĩa của tố chất thể lực và sức mạnh tốc độ trong Bóng đá.
1 1. Các khái niêm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về tố chất thể lực
Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của
con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đã và đang được khai thác triệt để, nhằm
đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi đấu. Các hiểu biết về đạo đức, ý chí, kỹ
chiến thuật về thể lực của vận động viên là những yếu tố quyết định đến thành tích thể
thao. Trong đó khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và chuyên môn
giữ vai trò nền tảng.
Huấn luyện thể lực phải căn cứ vào yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và
chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến hiệu
quả hoạt động của con người. Theo quan điểm của tác giả PGS.TS. Nguyễn Toán và
TS. Phạm Danh Tốn . Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng
biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Theo quan điểm của tác
giả PGS.TS. Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên, tố chất thể lực là hoạt động thể lực
có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận
động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo.
Vì vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâm

đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên.[13, 17, 18, 21]
1.1.2. Khái niệm về huấn luyện thể lực.
Huấn luyện thể lực là tiền để nâng cao thành tích thể thao. Song, về bản chất,
mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chức năng cấu tạo
của nhiều cơ quan về hệ thống cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể
lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng giữ vai trò chủ yếu
trong hoạt động cơ bắp.
Mặt khác huấn luyện thể lực cho vận động viên là một quá trình giáo dục
chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể
chất, đảm bảo cho vận động viên đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu.
Quá trình huấn luyện thể lực phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của vận
động viên và đặc thù môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp.
Có như vậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao. [5, 10, 24]
Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế
hoạch lên cơ thể vận động viên, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệ tim
mạch, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người. Tất nhiên muốn
có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào, trước tiên cần phải có tố chất thể
lực phát triển phù hợp với yêu cầu môn thê thao đó. Song các mặt khác không được
coi nhẹ như: Kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí
Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức mạnh, sức
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Nhưng trong thực tiễn huấn
luyện, các tố chất thể lực trên thường không biểu thị riêng lẻ, mà chúng có mối quan
hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ: Kỹ thuật bật nhảy, đánh đầu: Đây là kỹ thuật biểu thị
sức mạnh tốc độ như nó lại chữa cả khả năng phối hợp động tác, phản xạ và khả năng
xử lý thông tin của thần kinh.
Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực
cho vận động viên. Song có tác giả cho rằng “Quá trình huấn luyện thể lực cho vận
động viên là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả
năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo)

Như đã trình bày ở trên quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên bao
gồm: Huấn luyện thể lực chung và quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực
cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng
biệt nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện
thể lực chuyên môn.
Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn
thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thê thao chuyên sâu, có
nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của vận động viên, huấn luyện
thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của các cơ
quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn.
Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở:
Được hình thành và phát triển trên nền tảng chung thể lực chung. Sức bền
chuyên môn của vận động viên sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao sức bền chung cho vận
động viên. Như vậy có thể nói riêng: Huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc
lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của môn thể thao, là tiền đề
hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này.
Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ
tương đối khó khăn. ở đây có 2 cách lựa chọn:
- Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn
thể thao lựa chọn.
- Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó.
Nếu lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát triển
các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lầm chuyên môn trong các cơ
quan chức phận, điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của
vận động viên. Chính vì vậy, các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục tố
chất thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao. Mặt khác,
khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở phải
tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng
của môn thể thao tương ứng phù hợp.

+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản:
Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất
vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của
môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ
thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện
trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó.
Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực
chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độ tương đương với
thi đấu. Quá trình huấn luyện của vận động viên kéo dài, thông thường từ một đến
nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu
của mỗi chu kỳ huấn luyện.
Giáo dục mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với
những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng.
Có thể nói: Thành tích thi đấu của vận động viên bóng đá phụ thuộc rất nhiều
vào thể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Chính vì vậy, sự hình thành và
phát triển một cách đây các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh tốc độ là
điều hết sức cần thiết.
Có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phải gắn liền với
các hoạt động kỹ thuật. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi việc giáo dục phát triển
các tố chất thể lực chuyên môn cho vận động viên các môn thể thao trong đó có vận
động viên bóng đá, phải là một quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp
đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có
sự kết hợp đầy đủ các yếu tố kỹ chiến thuật của nó.
Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của
nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao trong
nước: GS. Lê Văn Lẫm, PGS.TS. Nguyễn Toán và TS. Phạm Danh Tốn , chúng tôi
thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên
là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan
thông qua lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy, đồng thời đã tác động
đến quá trình phát triển của các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm cho xu

hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động.
Dưới góc độ Y sinh, PGS.TS. Lưu Quang Hiệp, PGS. Trịnh Hùng Thanh cho
rằng: Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là những
biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận
động viên dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay
thấp.
Dưới góc độ tâm lý, PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn, PGS. Lê Văn Xem cho rằng
quá trình chuẩn bị thể lực và chuyên môn cho vận động viên là quá trình giải quyết
những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp
những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên. [25]
Tổng hợp các ý trên chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của vận
động viên là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên vận
động viên nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện là hoàn thiện
các năng lực thể chất (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và
độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng
với năng lực vận động viên, phù hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra
một số tố chất thể lực có tính chất hỗn hợp: Sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức
mạnh bền. Trong đó sức mạnh tốc độ mà chúng tôi nghiên cứu là một trong các bài tố
chất như thế.
* Khái niệm về sức mạnh tốc độ
Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh Trong
hoạt động thể thao có rất nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ. Có 3 quan
điểm dưới góc độ chuyên môn sau:
- Sức mạnh tốc độ theo quan điểm cũ Verkhosanxki: Thể hiện khả năng chốn
lại đối kháng bên ngoài trong khoảng từ 40 – 70% khả năng tối đa.
- Sức mạnh tốc độ theo quan điểm Jurgen Hatmann: Nét đặc trưng cơ bản của
sức mạnh tốc độ đó là sự kết hợp giữa sức mạnh tốc độ với lực của bên ngoài (trọng
lượng tạ, trọng lượng dụng cụ )
- Sức mạnh tốc độ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động
tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định.

Như vậy có thể khái quát sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các
động tác nhanh. [5, 13, 14, 17]
1.1.3. Vai trò của tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Bóng đá.
Tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng trong môn Bóng đá. Bóng đá là
môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng trực tiếp cao có đặc điểm: Xuất phát
nhanh, dừng đột ngột, tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho việc ghi bàn, đánh đầu, chuyền
bóng, đột phá cá nhân có tính càn lướt, các hành động phòng thủ cũng có đòi hỏi sức
mạnh tốc độ cao hơn.
Vì vậy, có thể nói sức mạnh tốc độ có vai trò quan trọng để vận động viên có
thể thực hiện tốt được các động tác của kỹ thuật trong Bóng đá.
Là tố chất quan trọng vận động của Bóng đá, sức mạnh tốc độ tạo cho vận động
viên đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo ra sự bất
ngờ cho đối phương, nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu.
Thực tiễn cho thấy: Những đội Bóng đá hàng đầu của thế giới như: Pháp, Anh,
Hà Lan các vận động viên đều có trình độ phát triển sức mạnh tốc độ rất cao, từ đó
họ không những chiếm lĩnh được không gian, thời gian, thực hiện những động tác cực
khó gây được bất ngờ lớn cho đối thủ và đạt hiệu quả cao trong các động tác Bóng đá,
sút cầu môn. Điều đó cũng giải thích hiệu suất ghi bàn cũng rất cao.
Tóm lại, sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất quan trọng hàng đầu trong
tập luyện, thi đấu và nâng cao thành tích môn Bóng đá. Chính vì vậy, mà nhiều
chuyên gia, huấn luyện viên Bóng đá nổi tiếng thế giời đều rất coi trọng huấn luyện tố
chất sức mạnh tốc độ cho vận động viên của họ. [17, 18]
1.1.4. Khái niện về trò chơi vận động:
Trong hệ thống cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT thì trò chơi vận động có
ý nghĩa to lớn. Trò chơi là một hoạt động đa dạng của con người, xuất hiện đồng thời
với lao động và phát triển với sự phát triển của xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu,
đạo đức, giáo dục…
Theo nhiều nhà nghiên cứu về TDTT như Yôtmoshy (Nhật Bản), Lưu Tân (Trung
Quốc), M.Kleva (Mỹ) TDTT nói chung trong đó có trò chơi vận động có vai trò quan
trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của bộ phận cơ thể như:

- Thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cơ, khớp.
- Thúc đẩy việc tuần hoàn máu.
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ hô hấp.
- Thúc đẩy nhanh qúa trình cân bằng của hệ thần kinh.
- Thúc đẩy các hệ thống tiêu hoá nội tiết.
Do tác dụng quan trọng đó của TDTT trong đó có trò chơi vận động mà TDTT
cũng như trò chơi đã góp phần tăng cường thể chất. Mặt khác trò chơi là một hoạt động
tập thể, trò chơi có chủ đề tư tưởng và chủ đích nên tron quá trình sử dụng hoàn toàn có
thể lựa chọn những trò chơi sao cho phù hợp với mục đích lựa chọn.
Mỗi trò chơi thường có những quy tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức để đạt
được mục đích lại rất đa dạng. Trong khi đó bản thân trò chơi mang lại tính thi đua và
sự tự giác rất cao. Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi người tham gia thường vận dụng hết
khả năng về sức lực sự tập trung chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Đồng
thời những trò chơi được lựa chọn có chủ đích thường mang lại hiệu quả cao do tính
hứng thú cao, tính hiếu thắng của người chơi.
Ngày nay, trò chơi rất phong phú và đa dạng nên việc sử dụng vào nhiều mực
đích khác nhau, đặc biệt trong giáo dục các tố chất thể lực. Cách phân loại trò chơi vận
động căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi như trò chơi rèn
luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức bền, trò chơi rèn luyện sức mạnh… tuy nhiên,
cách phân loại trò này đôi khi không chính xác bởi trò chơi không chỉ rèn luyện một tố
chất cơ bản, mà có khi hai, ba tố chất. Do đó, cách phân loại này thường được dùng để
cho các huấn luyện viên trong huấn luyện TDTT .
Cách phân loại căn cứ vào khối lượng vận động như trò chơi có khối lượng vận
động không đáng kể được xếp vào loại trò chơi giải trí, trò chơi tĩnh, ví dụ một số trò
chơi “ Bịt mắt bắt dê ”, “ Bỏ khăn”… Một số trò chơi có khối lượng vận động ở mức
trung bình và cao được xếp vào loại trò chơi động ví dụ trò chơi “ Chạy tiếp sức” , “
Tiếp sức chuyển khăn” “ Chạy đổi chỗ”, “Chạy con thoi ” … [16, 21]
1.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh, sức nhanh (tốc độ)
1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
+ Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.

+ Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:
- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ.
- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.
Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều
dài ban đầu của sợi cưo là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực đó, được
gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ linh. Sức mạnh tối đa của một
cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) của các sợi cơ. Chúng
cũng là các yếu tố quyết định độ dày của cơ, hay nói một cách khác, là tiết diện ngang
của toàn bộ cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ được gọi là sức mạnh
tương đối của cơ. Bình thường sức mạnh đó bằng 0.5 – 1kg/cm
2
[13, 18]
Trong thực tế, sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực, nghĩa là
co cơ với sự tham gia của ý thức. Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xem xét thực tế chỉ là
sức mạnh tích cực tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh lý của cơ mà ta cũng có
thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ. Sự khác biệt giữa các sức mạnh tối đa sinh
lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụt sức mạnh. Nó là đại lượng biểu
thị tiềm năng về sức mạnh của cơ. ở những người có tập luyện, thiếu hụt sức mạnh
giảm đi.
Sức mạnh tích cực tối đa (trong giáo dục thể chất thường gọi là sức mạnh tuyệt
đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là:
* Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi.
Nhóm này gồm có:
a. Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòn của lực co cơ, góc tác động
của lực co cơ với điểm bám trên xương;
b. Chiều dài ban đầu của cơ;
c. Độ dày (tiết diện ngang) của cơ; d. Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại
sợi cơ chứa trong cơ.
* Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa

các sợi cơ và cơ
Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co đã được
trình bày ở các chương trên. Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh. Hoàn
thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu
cho sự co cơ.
Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), nêu khi tiết diện
ngang của cơ do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ.
Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao. Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế
bào mới. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăng thể tích).
Khi sợi cơ đã dầy lên đến một mức độ nhất đinh, theo một số tác giả, chúng có thể
tách dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ. Sự
tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài.
Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy co bóp
của sợi cơ, đều tăng lên. Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lên đáng kể. Quá
trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, trong khi sự phân huỷ chúng lại giảm đi.
Hàm lượng ARN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so với cơ bình thường. Hàm
lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và
myozin, và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ. [13, 18]
Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nam – androgen
sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận.
Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại cơ
khác là phì đại cơ tương. Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu do tăng thể
tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ. Sự phì đại này phát sinh do
hàm lượng các chất dữ trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen, CP, myoglôbin tăng
lên; số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tương là phì
đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bên, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ.
Đặc điểm cấu tạo các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợi chậm (nhóm
I) và nhóm nhanh (nhóm II – A và II – B) chứa trong cơ. Các sợi nhanh, nhất là sợi
nhóm II – B, như đã trình bày các phần trên có khả năng phát lực lớn hơn các sợi
chậm. Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn. Tập luyện

sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác, không làm thay đổi được tỷ lệ các
loại sợi trong cơ. Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh
gluco phân nhóm II – B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh ôxy hoá nhóm II – A và làm tăng sự
phì đại của các sợi cơ nhanh.
Các yếu tố thần kinh trung ương điều kiển sự co cơ và phối hợp hoạt động giữa
các cơ trước tiên là khả năng chức năng của nơron thần kinh vận động, tức là mức độ
phát xung động với tần số cao. Như đã biết, sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng
đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy để phát lực lớn, hệ thần kinh cần phải
gây hưng phấn ở rất nhiều nơron vận động. Sự hưng phấn đó phải không quá lan rộng
để không gây hưng phấn các cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng
giữa các nhóm cơ, tạo điều kiện cho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh. Trong quá
trình tập luyện sức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất
là khả năng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương. Các
yếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ động tối đa đáng kể.
Trên cơ sở các yếu tố nêu trên, cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là tăng
cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận
động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó,
trọng tải phải lớn để gây được hưng phấn mạnh đối với các đơn vị vận động nhanh có
ngưỡng hưng phấn thấp. Trọng tải đó phải không nhỏ hơn 70% sức mạnh tích cực tối
đa. [18]
1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh (tốc độ)
Sức nhanh (tốc độ) là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian
ngắn nhất.
Sức nhanh như một tố chất thể lực có thể biểu hiện ở dạng đơn giản và ở dạng
phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: 1. Thời gian phản ứng; 2. Thời gian của
một động tác đơn lẻ và 3. Tần số của hoạt động cục bộ.
Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao
phức tạp khác nhau, như chạy 100m, tốc độ ra đòn trong võ thuật, tốc độ dẫn bóng
trong bóng đá

Các dạng đơn giản của sức nhanh liên quan chặt chẽ với kết quả của sức nhanh
ở dạng phức tạp. Thời gian phản ứng, thời gian của một động tác đơn lẻ hoặc tần số
động tác cục bộ càng cao thì tốc độ thực hiện các hoạt động phức tạp sẽ càng cao.
Song các dạng biểu hiện sức nhanh đơn giản lại phát triển tương đối độc lập với nhau.
Thời gian phản ứng có thể rất tốt, nhưng động tác đơn lẻ lại chậm hoặc tần số của
hoạt động tác lại thấp. Vì vậy sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành,
là thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động.
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh nêu trên là độ linh hoạt
của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.
Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng
giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh. Ngoài ra, độ linh hoạt thần
kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ở ngoại vi.
Sự thay đổi nhanh giữa hưng phấn và ức chế làm cho các nơron vận động có khả năng
phát xung động với tấn số cao và làm cho đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó là các
yếu tố tăng cường tốc độ và tần số của động tác. Tốc độ hưng phấn của tế bào thần
kình còn ảnh hưởng trực tiếp tời thời kỳ tiềm năng và cùng với tốc độ dẫn truyền
xung động trong các dây thần kinh ngoại vi, chúng quyết định thời gian phản ứng.
Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong
bó cơ. Các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi cơ nhóm II – A có khả năng
tốc độ cao hơn.
Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng của chất cao năng ATP và CP.
Như đã trình bày ở các phần trên, hoạt động tốc độ với thời gian ngắn sử dụng nguồn
năng lượng phân giải yếu khí ATP và CP là chủ yếu. Vì vậy, khi hàm lượng ATP và
CP trong cơ cao thì khả năng co cơ nhanh cũng tăng lên. Tập luyện sức nhanh làm
cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ, nhất là sợi cơ nhanh II – A và II – B tăng
lên, theo một số tác giả, hàm lượng ATP và CP có thể tăng thêm 10 – 30% (Kox.
I.M). Theo Iacoplep N.N, tốc độ co cơ còn phụ thuộc vào hoạt tính của men phân giải
và tổng hợp ATP và CP. Tập luyện tốc độ có thể làm tăng hoạt tính của các men này.
Trong các hoạt động thể dục thể thao, tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết
với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Trong nhiều

môn thể thao, kết quả hoạt động phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh hay sức nhanh
riêng lẻ mà phụ thuộc vào sự phối hợp hợp lý giữa hai tố chất. Các hoạt động như vậy
được gọi là hoạt động sức mạnh – tốc độ (ném, nhảy, chạy ngắn )
Như vậy là sức mạnh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần kinh và tốc
độ co cơ. Cả hai nhóm các yếu tố ảnh hưởng đó, mặc dù có biến đổi dưới tác động của
tập luyện, nhưng nói chung đều là những yếu tố được quyết định bởi các đặc điểm di
truyền. Do đó trong quá trình tập luyện, sức nhanh biến đổi chậm và ít hơn sức mạnh
và sức bền. Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh và tăng cường độ linh hoạt là tốc độ
dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối
hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Các yêu cầu nêu trên có
thể đạt được bằng cách sử dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ
dài. [13, 18]
1.3. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh tốc độ trong Bóng đá và những yếu tố
chi phối sức mạnh tốc độ.
1.3.1. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh tốc độ trong Bóng đá.
Tố chất sức mạnh tốc là tố chất rất quan trọng của cầu thủ Bóng đá, là một yếu
tố dẫn đến sự thành đạt của cầu thủ. Trong Bóng đá những trở lực cần vượt qua như
trọng lượng của chính cầu thủ, quả bóng, sức hút của trái đất, đối phương Tuy vậy,
sức mạnh ở đây lại không giống như ở một số môn thể thao khác như cử tạ, vật hay
chạy việt dã Mọi hoạt động của Bóng đá đều cần đến sức mạnh. Có thể nói kỹ thuật
Bóng đá là hoạt động trong sức mạnh, kể từ động tác đơn giản nhất như di chuyển
không có bóng, đến những hoạt động phức tạp như tranh cướp, cản phá hay bay người
bắt bóng trong động tác của thủ môn .
Khi cầu thủ thực hiện các động tác kỹ thuật (trong thi đấu) của Bóng đá hầu
như có sự tham gia của tất cả các nhóm cơ để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh cơ
và căng cơ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như sân bãi, sức cản của gió, sự va
chạm của đối phương Nói chung, muốn thực hiện kỹ thuật thì phải có sức mạnh tốc
độ. Mặt khác, sức mạnh tốc độ có thể tạo nên những bất ngờ trong thi đấu. Các động
tác phá bóng nhanh mạnh hay các động tác sút bóng, đánh đầu hay càn lướt thì cũng
đều cần đến sức mạnh tốc độ.

Trong huấn luyện, khi sắp xếp nội dung các loại bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ cho một buổi tập, chúng ta cần chú ý tới vị trí của nó. Những bài tập sức mạnh chỉ
được tiến hành sau khi đã khởi động thật đầy đủ và trong mọi trường hợp đều phải sắp
xếp vào các phần tập phát triển sức khéo léo và mềm dẻo. Đối với kỹ thuật và chiến
thuật cũng vậy.
Huấn luyện sức mạnh tốc độ là công việc có thể tiến hành đối với các cầu thủ
trẻ. ở nhiều nước phát triển công việc này được tiến hành từ 10 tuổi với một chừng
mực giới hạn. Cần phát triển sức mạnh tốc độ cho các em từ sớm vì đó là một trong
những nội dung của huấn luyện toàn diện. Khi tiến hành công tác huấn luyện sức
mạnh tốc độ cho cầu thủ trẻ cần chú ý nhưng điểm sau đây:
- Sự lựa chọn dụng cụ và đối lực tập luyện
- Thường xuyên thay đổi dụng cụ tập luyện.
- Cách thực hiện bài tập và động tác cần dễ phối hợp với đối tượng: Cần phải có
nghỉ ngơi thích hợp và thay đổi nhịp điệu khi tập khối lượng lớn.
- luôn luôn chú ý đối đãi cá biệt.
- Không bao giờ tập với khối lượng tối đa: 100% ( thông thường khái niệm này
được biểu hiện ở mạch đập của cầu thủ, trên 180lần/ 1phút) [13, 17, 18, 21]
Sau các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ bao giờ cũng cần thả lỏng hồi tĩnh.
Lực bộc phát là hình thức biểu hiện cao nhất của sức mạnh tốc độ.Phát triển lực bộc
phát ngoài việc dựa vào trình độ sức mạnh cực đại, còn cần chú ý đến các điểm sau:
- Trên cơ sở nâng cao sức mạnh lớn nhất của cơ bắp, từ đó nâng cao năng lực hoàn
thành nhanh động tác.
- Nhằm phát triển lực bộc phát của tốc độ động tác, ngừi ta thường tiến hành tập
luyện với khối lượng ở các mức khác nhau của môn Bóng đá. Nếu tập với khối lượng
nhỏ, tốc độ giới hạn phát được sức nhanh nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn về sức mạnh. Nếu sử dụng khối lượng tập luyện nặng thì tốc độ động tác bị giảm
đi, mà loại giảm tạm thời này chỉ có dừng tập khối lượng lớn hoặc giảm khối lượng
tối đa, thì sau 2 đến 6 tuần lễ sau mới hồi phục được. Do đó, trong thời kỳ tốc độ động
tác giảm xuống, nên sử dụng các bài tập không có trọng lượng mang vác hoặc nếu có
thì trọng lượng giảm đi khiến cho tập luyện sức mạnh và tốc độ có cơ hội kết hợp với

nhau.
- Khi phát triển lực bộc phát chi dưới, cần tiến hành cách tập luyện sức mạnh chân
kết hợp với cách tập luyện các loại nhảy. Có như vậy sẽ có lợi, làm sức mạnh cực đại
chuyển hóa thành sức mạnh bộc phát.
1.3.2. Những yếu tố chi phối sức mạnh tốc độ.
* Ảnh hưởng của sự biến đổi tuổi tác với sức mạnh tốc độ cơ bắp.
Trong các tình huống chung, đối với nam giới trước tuổi 20 thì sức mạnh tốc độ
tăng lên theo tuổi tác, nhưng sau 20 tuổi thì tốc độ tăng sẽ bị giảm đi. Đến khoảng 25
tuổi thì đạt tới đỉnh cao, sau đó sức mạnh tốc độ giảm dần. Sau 25 tuổi sức mạnh mỗi
năm giảm trung bình 1%. Song từ 25 tuổi đến 30 biến đổi tương đối ít.
Khi con người ở tuổi 65, nói chung sức mạnh chỉ còn đạt được 65 – 75% sức mạnh
ở tuổi 20 – 30. Tuy vậy, sự suy giảm sức mạnh còn chịu ảnh hưởng của hoạt động sức
mạnh và các yếu tố vật chất, bệnh tật
Từ tuổi nhi đồng đến tuổi thanh niên, sức manh tốc độ và thể tích của cơ bắp tăng
lên theo tỷ lệ thuận nhưng từ 20 – 25 tuổi về sau sự giảm sút sức mạnh có thể là do
biến đổi cả về thể tích và chất lượng cơ nhất là có mối quan hệ với trạng thái chức
năng của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết.
Trong quá trình phát triển sức mạnh tốc độ nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh tốc
độ vào đúng thời kỳ nhạy cảm phát triển sức mạnh thì sẽ thu được hiệu quả rõ rệt.
Tuổi tác ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ là quy luật chung được biểu hiện ở quá
trình phát dục bình thường. Song nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh tốc độ thì bất kỳ
ở lứa tuổi nào cũng sẽ có sự thay đổi biểu đồ phát triển sức mạnh tốc độ khác đi.
* Ảnh hưởng của các mặt sinh lý cơ bắp đối với sức mạnh tốc độ.
Thông qua quá trình huấn luyện có thể làm cho tơ cơ to lên dẫn tới mặt cắt sinh lý
của cơ bắp cũng to lên. Khi mắt cắt sinh lý của cơ lớn sẽ làm cho sức mạnh co duỗi
của cơ lớn. Việc tăng thể tích to cơ sẽ làm cho hàm lượng CP và ATP trong cơ tăng,
ngoài ra cũng làm cho mạng lưới mao mạch tăng nhiều lên, chất đạm tăng dầy lên,
glucozen tăng thêm. Điều này sẽ giúp cho sức mạnh co duỗi cơ tăng lên.
* Ảnh hưởng của loại hình sợi cơ đối với sức mạnh tốc độ của cơ bắp.
Sợi cơ chia thành 2 loại cơ nhanh và cơ chậm. Cơ nhanh lại bao gồm cơ trung gian

loại hình I và loại hình II. Sợi cơ nhanh co dỗi với tốc độ nhanh sức mạnh lớn song dễ
bị mệt mỏi, chủ yếu biểu hiện ở sức mạnh tốc độ nhanh. Còn tốc độ co duỗi của loại
cơ chậm có tốc độ chậm, sức mạnh nhỏ, không dễ bị mệt mỏi. Nguyên nhân của nó là
hoạt tính men ATP – CP trong bó cơ nhanh lớn gấp 3 lần cơ chậm. Theo Iacolep N.N,
tốc độ co cơ phụ thuộc vào hoạt tính của men phân giải và tổng hợp ATP và CP. Tập
luyện tốc độ có thể làm tăng hoạt tính của các men này.
* Ảnh hưởng của việc thiếu oxy và tình hình cung cấp năng lượng khi cơ bắp
hoạt động ảnh hưởng tới sức mạnh tốc độ của cơ bắp.
Dựa vào nghiên cứu của P. Vaxiliép. áp suất không khí ở độ cao khoảng 4500 –
5000m thì sức mạnh cơ bắp giảm thấp sức mạnh co gập cổ tay giảm đi 1,8 – 2,4kg.
Lực kéo cơ lưng giảm 11,4kg. Nhưng áp suất không khí trên độ cao 2000- 2500m thì
sức mạnh cơ nói chung là không bị ảnh hưởng.
Các nhà khoa học cho rằng phân áp oxy giảm đi 25% thì có thể hiện ra hiệu quả
huấn luyện. Thiếu oxy sẽ dẫn tới sự biến đổi quá trình trao đổi chất, nâng cao tính
hưng phấn của hệ thống thần kinh trung ương. Hai tuần đầu ở trên cao nguyên có tác
dụng nâng cao năng lực vận động. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng rộng
rãi điều kiện thiếu oxy ở trên cao nguyên để tiến hành huấn luyện. Nhưng sau khi
huấn luyện ở trên cao nguyên, cần phải có thời gian để thích ứng lại với môi trường
đồng bằng. Olopiep cho rằng thời gian thích ứng trở lại nên là 3 tuần. Còn theo F.
Xuslốp (1982) cho rằng sau khi huấn luyện trên cao nguyên 2- 5 tuần, từ cao nguyên
về đồng bằng sẽ xuất hiện 3 thời kỳ nâng cao năng lực vận động tức là từ ngày thứ 2
đến ngày thứ 6, ngày thứ 14 đến ngày ngày thứ 24 và ngày thứ 35 đến ngày thứ 45.
Nếu như tiến hành thi đấu vào ngày thứ nhất thì mấy ngày cuối cùng của huấn luyện
trên cao nguyên phải giảm thấp lượng vận động.
Cơ bắp làm việc phải dựa vào năng lượng, vì vậy mà sự tích lũy vật chất giàu năng
lượng trong cơ bắp có quan hệ chặt chẽ với sức mạnh tốc độ.
* Ảnh hưởng sự cải thiện việc điều tiết chi phối của thần kinh với sức mạnh
cơ bắp.
Sự cải thiện việc điều tiết chi phối của thần kinh chủ yếu bao gồm:
- Động viên càng nhiều các đơn vị vận động tham gia vào co duỗi cơ. Số lượng các

sợi cơ tham gia vào co duỗi cơ tăng lên, đối với VĐV trình độ thấp chỉ động viên
được khoảng 60% số sợi cơ tham gia vận động, còn đối với VĐV cấp cao có thể động
viên tới trên 90% số sợi cơ tham gia vận động.
- Cải thiện mối quan hệ nhịp nhàng giữa cơ chủ động và cơ hiệp đồng, giữa cơ đối
kháng với nhau, năng lực thả lỏng của cơ đối kháng… là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới sức mạnh tốc độ.
- Sự cải thiện cường độ và tính linh hoạt của quá trình thần kinh vỏ đại não có thể
nâng cao sức mạnh tốc độ cơ bắp một cách rõ rệt.
Các công trình nghiên cứu về sinh lý đã chứng tỏ: Nếu khi tiến hành các hoạt động
cơ dùng 20- 80% năng lực của mình thì việc tăng sức mạnh chủ yếu dựa vào động
viên càng nhiều đơn vị vận động tham gia nhưng khi dùng tới trên 80% sức mạnh tối
đa thì sự tăng lớn sức mạnh chủ yếu là dựa vào tần số và cường độ xung động thần
kinh của trung khu thần kinh đối với thần kinh vận động tăng lên.
Sự cải thiện trạng thái chức năng của hệ thống thần kih trung ương còn biểu hiện ở
sự cải thiện mối quan hệ nhịp nhàng giữa các trung khu thần kinh, giữa mỗi đơn vị
của một bó cơ giữa cơ năng tính thực vật với cơ năng tính vận động với nhau.
Sức mạnh tốc độ của cơ bắp ngoài quyết định bởi trạng thái cơ năng thần kinh
trung ương ra có mối quan hệ mật thiết với thể tích trạng thái, tính chất lý hóa, trạng
thái chức năng và điều kiện sinh cơ khi cơ bắp dùng sức.v.v…
* Ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đối với việc phát huy sức mạnh
Sự vận động của cơ thể con người đều được tiến hành dưới sự chi phối của hệ
thống thần kinh. Nếu hệ thần kinh bị ức chế thì cơ bắp không thể phát huy được sức
tối đa và sức mạnh tốc độ.
Nguyên nhân sự ức chế của hệ thần kinh cơ là do hàng loạt các trở ngại tâm lý
tạo ra. Ví dụ tâm lý không thoải mái, lo lắng bị chấn thương, căng thẳng trước đối thủ,
buồn phiền một việc gì đó…
Song vận động viên xuất sắc trước khi thi đấu thông qua việc tập chung chú ý có
ý thức tốt, có sự chuẩn bị tâm lý, có các biện pháp điều chỉnh tâm lý, như ám thị, tự
kỷ ám thị nâng cao tác dụng dị hoá của hệ thống thần kinh trung ương làm cho các
hệ thống, cơ quan của cơ thể tham gia đồng bộ vào trạng thái làm việc căng thẳng,

loại bỏ ức chế. Trong việc liên kết các hoạt động thể thao phát huy được năng lực làm
việc tối đa.
* Ảnh hưởng hiệu suất máy móc của cánh tay đòn xương ảnh hưởng tới sức
mạnh tốc độ của cơ bắp.
Cơ thể con người thông qua cơ bắp, xương và khớp tổ chức thành hệ thống lực học
đòn bẩy. Trong co duỗi của cơ bắp và sự vận động của cơ thể hiệu suất máy móc của
đòn bẩy ảnh hương trực tiếp tới sức mạnh cơ bắp.
Hiệu suất của đòn bẩy xương chủ yếu thông qua sự thay đổi vị trí một bộ phận nào
đó trên cơ thể dẫn tới thay đổi góc độ co kéo của các nhóm cơ và sự thay đổi tỉ lệ độ
dài tương đối của cánh tay đòn xương để thực hiện. Nói chung, khi co kéo đòn bẩy
men theo góc vuông thì hiệu suất máy móc được tạo ra lớn nhất, góc càng xa với góc
vuông và góc càng lớn thì lực co kéo càng nhỏ.
* Ảnh hưởng của trao đổi Ca, Na đối với sức mạnh tốc độ của cơ bắp.
Các khoáng vi lương trong cơ thể con người có tác dụng quan trọng đối với hoạt
động sống của cơ thể, trong đó Ca, Na là 2 khoáng chất có ảnh hưởng lớn nhất đối với
sức mạnh cơ bắp.
Ion Natri và Ion Canxi hàm lượng và phân bố trong cơ thể con người không giống
nhau, Ion Natri chủ yếu phân bố trong dịch thể ngoài tế bào. Nồng độ Ion Natri ở
ngoài tế bào cao gấp 8- 12 lần nồng độ Ion Natri ở bên trong tế bào. Ngược lại, Ion
Canxi chủ yếu tồn tại bên trong tế bào đặc biệt là tế bào cơ. Nồng độ Ion Canxi trong
tế bào cao gấp 20- 30 lần so với trong thể dịch.
Ion Canxi và Natri ngoài tác dụng sinh lý đa dạng (tham gia vào quá trình trao đổi
chất, duy trì áp dụng thẩm thấu, điều tiết sự cân bằng axit, bazơ… ) còn có tác dụng
quan trọng đối với hoạt động co duỗi cơ bắp. Hai loại Ion này đều tham gia tích cực
vào quá trình truyền dẫn hưng phấn thần kinh.
Tác dụng của Canxi là làm cho cơ co duỗi, còn tác dụng của Natri là làm cho cơ
bắp thả lỏng. Thiếu Natri lamg cho việc ăn uống không ngon miệng, trọng lượng cơ
thể giảm sút, huyết áp giảm, đau đầu, sức mạnh suy yếu, cơ bắp bị chuột rút… Vì vậy,
VĐV tập luyện trong mùa hè do bài tiết mồ hôi nhiều nên cần bổ sung muối. Đương
nhiên, nếu ăn nhiều muối quá cũng không tốt thậm chí còn gây hại cho thận. Thiếu

Canxi sẽ ảnh hưởng tới sự hợp thành protit làm cho sự hoạt động bình thường của cơ
bắp bị hạn chế.
Những người ốm do thiếu Canxi nghiêm trọng sẽ làm cho công năng co duỗi của
cơ xương bị giảm xuống. Từ đó có thể thấy, Canxi có tác dụng rất quan trọng đối với
sự co duỗi của cơ bắp. Vì vậy, vấn đề bổ sung Canxi và Natri trong tập luyện vẫn là
một đề tài mới mẻ. [13, 18]
* Ảnh hưởng của nhịp sinh học đối với sức mạnh cơ bắp và sức mạnh tốc độ.
Sự tăng giảm của năng lực làm việc đương nhiên cũng là tiêu chí của sự tăng
giảm của sức mạnh cơ bắp. Công trình nghiên cứu của Vaxiliép đã phát hiện: Sau khi
ngủ và trực ca đêm sức mạnh so với ban ngày giảm từ 20 - 30% khi ngủ dậy cảm thấy
cơ thể thả lỏng và yếu thậm trí còn khó nắm chặt bàn tay. Sau đó sức mạnh tăng dần.
Sau 3- 5 giờ sức mạnh đạt tới mức tối đa. Buổi trưa, sau khi ăn cơm và nghỉ ngơi, sức
mạnh lại bắt đầu giảm xuống. Buổi chiều, sau 15 giờ lại đạt tới mức tối đa lần thứ hai.
Cơ thể con người có khả năng thích ứng cao. Nếu như thay đổi thời gian nghỉ
giữa huấn luyện, sau một thời gian sức mạnh lại có thể biểu hiện với hình sin biến đổi
khác đi. Do vậy, trong huấn luyện cần bồi dưỡng và kiểm tra năng lực thích ứng đối
với nhịp sinh học cho vận động viên. Trong các cuộc thi đấu lớn, các vận động viên
xuất sắc thường phải thi đấu trong buổi tối từ 19 - 21 giờ, đối với vận động viên có
trình độ mà nói thì vấn đề này đối với họ không có trở ngại gì đáng kể. Ngược lại, có
thể biến thành các kích thích dương tính (tốt lên) và thường lập lên các thành tích xuất
sắc.
* Ảnh hưởng của các điều kiện kích thích bên ngoài đối với sự hoạt động
cơ bắp.
Hille vào thập kỷ 50 thế kỷ trước đã phát hiện ra nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên
2
0
C thì sức mạnh tăng lên. Còn Glose thì phát hiện ra nếu cánh tay ngâm vào trong
nước 50
0
C trong 8 phút sức mạnh cũng sẽ tăng lên.Nhiệt độ xung quanh cơ thể tăng

lên ở phạm vi nhất định sức mạnh cơ bắp cũng có thể tăng lên. Đó là vì nếu nhiệt độ
cơ bắp hơi cao hơn thân nhiệt thì lúc này độ nhớt (tức độ đậm đặc) của máu giảm thấp
phản ứng hoá học của cơ co và thả lỏng tăng nhanh, tuần hoàn được cải thiện. Do vậy,
cơ co càng nhanh càng mạnh hơn. Ngược lại, nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt bình
thường (37
0
c) thì trị số ngưỡng kích thích (Stress) của cơ bắp tương đối cao, độ nhớt
của máu tăng cao từ đó làm cho hoạt động cơ bắp bị trì trệ hơn, lực cơ co bị giảm đi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sức mạnh tốc độ và tố chất thể lực khác là rõ
rệt và dễ thấy, trước khi vận động viên tham gia tập luyện thi đấu cần phải khởi động
kỹ. Mục đích thứ nhất là để tăng thêm thân nhiệt từ đó đạt được mục đích nâng cao
năng lực vận động. Xoa bóp trước khi thi đấu, đặc biệt là khi xoa xát sử dụng một số
cao, dầu có thể có tính kích thích đối với cơ thể phát nhiệt thì càng có tác dụng nâng
cao sức mạnh. Fuss và Wefoshe (1965) đã tiến hành một thực nghiệm khá lý thú: Để
cho 3 người bị thực nghiệm một người tắm nước lạnh, một người tắm nước ấm và một
người dùng khởi động chung đều trong thời gian 6 phút. Sau đó họ ngồi yên tĩnh
trong 15 phút, để quan sát hiệu quả của nhiệt độ kích thích đối với sức mạnh. Hai nhà
khoa học này đã rút ra kết luận là nước lạnh hiệu quả tốt nhất. Hai nhà khoa học cho
rằng: Tắm lạnh do mao mạch ngoại biên co hẹp lại làm giảm nhẹ gánh nặng của hệ
thống tim mạch đồng thời đã kích hoạt các tổ chức ứng kích tố thượng thận tiết ra
nhiều hơn từ đó nâng cao năng lực làm việc và nâng cao sức mạnh.
Trong thi đấu thể thao nói chung (nhất trong thi đấu cử tạ ) vận động viên
dùng nước lạnh xoa lên mặt cũng có hiệu quả khá tốt.
Ngoài ra mùi vị, âm thanh, ánh sáng cũng phát huy tác dụng tốt nhất định với sức
mạnh tốc độ. Như vận động viên trước khi ra thi ngửi khí amôniăc, trong thi đấu tự hô
thành tiếng, hoặc âm thanh cổ vũ của khán giả, ánh sáng của đèn và các điều kiện kích
thích bên ngoài khác đều có thể giúp cho việc phát huy sức mạnh. Tất cả những cái đó
đều có tác dụng kích thích của môi trường bên ngoài với hệ thống thần kinh làm tăng
tính hưng phấn của hệ thống thần kinh từ đó nâng cao sức mạnh tốc độ của cơ bắp.
* Ảnh hưởng của huấn luyện và dừng huấn luyện đối với sức mạnh tốc độ

của cơ bắp.
Trong huấn luyện, sự phát triển sức mạnh tốc độ của cơ bắp chịu ảnh hưởng của
các nhân tố như cường độ vận động, tốc độ động tác, biên độ động tác, số lần lặp lại,
thời gian nghỉ giữa …. Nếu như ngừng huấn luyện sức mạnh tốc độ, sức mạnh tốc độ
sẽ dần dần giảm thấp. Tốc độ giảm của sức mạnh sẽ bằng khoảng 1/3 tốc độ cao. Điều
đó cũng có nghĩa là nếu sức mạnh tốc độ nâng lên nhanh thì tốc độ giảm đi cũng sẽ
nhanh. Sức mạnh sẽ được hình thành qua tập luyện lâu dài thì sau khi ngừng huấn
luyện thời gian duy trì được sức mạnh cũng sẽ dài.
Đương nhiên muốn tiếp tục phát huy sức mạnh tốc độ cũng cần có kế hoạch để
tập luyện lại, muốn duy trì được sức mạnh tốc độ, cũng phải kiên trì tập luyện. Vậy
thời gian cách quãng bao lâu tập luyện một lần sức mạnh có thể giữ được sức mạnh
vốn đã đạt được, điều này còn phải xem xét đến trình độ phát triển sức mạnh đến mức
độ nào. Nếu trình độ phát triển rất cao tiếp tục tiếp cận cực đại của anh ta rồi, muốn
duy trì loại sức mạnh phát triển cao nếu thời gian giãn cách quãng huấn luyện dài sẽ
không thể được.
Nếu như đã có trình độ phát triển sức mạnh tố độ cao rồi, muốn tiếp tục phát
triển cao hơn thì càng cần phải tiến hành một cách khoa học hệ thống và gian khổ hơn
mới có hy vọng đạt được.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp rất đa dạng, những nhân tố này
khái quát lại gồm các nhân tố về cấu tạo cơ, thần kinh, sinh cơ tâm lý, nhân tố điều
kiện bên ngoài… Nhận thức và lý giải được các nhân tố trên sẽ có lợi cho việc nâng
cao tính khoa học và tính hiệu quả của huấn luyện các môn thể thao nói chung và môn
bóng đá nói riêng. [13, 18, 24]

×