Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chiến lược phát triển của công ty cao su đổng phú đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.7 KB, 57 trang )



1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Mục lục

MỞ ĐẦU 01

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ 04
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 04
1.2 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cao su Đồng Phú
08
Chương 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ 10
2.1 Môi trường vó mô 10
2.2 Môi trường vi mô 15
2.3 Môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty 22
2.4 Ma trận SWOT 36

Chương 3 : CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CAO SU
ĐỒNG PHÚ ĐẾN NĂM 2015. 37
3.1 Đònh hướng phát triển của Tổng Công ty Cao su Việt Nam
đến năm 2015 37
3.2 Đònh hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 38
3.2.1 Sứ mạng của Công ty 38
3.2.2 Xây dựng chiến lược 39
3.2.3 Hệ thống mục tiêu của công ty đến 2015 40


3.3 Các chiến lược được lựa chọn 41
3.3.1 Chiến lược xâm nhập thò trường 41
3.3.2 Chiến lược phát triển thò trường 41
3.3.3 Chiến lược phát triển sản phẩm mới 42
3.3.4 Chiến lược hội nhập về phía sau 42
3.3.5 Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm 43
3.3.6 Chiến lược tăng năng suất vườn cây_đổi mới cơ cấu giống 46
3.3.7 Chiến lược củng cố khách hàng truyền thống, duy trì chất lượng
sản phẩm và hạ giá thành 47
3.4 Các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện chiến lược 48
3.4.1 Các giải pháp tạo vốn 48
3.4.2 Các giải pháp về công nghệ 49




2
3.4.3 Các giải pháp về marketing 50
3.4.4 Các giải pháp về tổ chức-nhân lực 51
3.4.5 Các giải pháp về đầu tư 52
3.5 Kiến nghò : 53
3.5.1 Về phía Nhà nước 53
3.5.2 Về phía Tổng Công ty Cao su Việt Nam 54

KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



































3

Mở đầu
1.Sự cần thiết của đề tài :
Chiến lược được hiểu như là tổng thể các quyết đònh, các hành động
liên quan tới việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt
được một mục tiêu dài hạn của tổ chức. Theo Michael Porter, “có chiến lược rõ
ràng, đó là một nhu cầu thúc bách khi chúng ta bước vào thế kỷ 21”
1
Cụ thể, quá trình quản trò chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy rõ
mục đích và hướng đi của mình, giúp các nhà lãnh đạo, các quản trò viên xem
xét và xác đònh xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào đạt tới mục
tiêu.
Nhờ có quản trò chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn các quyết đònh ngắn
hạn trong bối cảnh dài hạn. Do vậy, các quyết đònh sẽ sát với tình hình thực tế
hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, thực tiễn cho thấy rằng các doanh nghiệp nào vận dụng quản
trò chiến lược tốt thì đạt được kết quả tốt hơn kết quả họ đạt được trước đó và các
kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trò chiến lược.
Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã đem lại
các kết quả khả quan, tốc độ tăng trường bình quân hàng năm đạt trên 7%, kim
ngạch xuất khẩu gia tăng từng năm. Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện rõ rệt. Trong thành tích chung đó, ngành cao su cũng có góp phần
đáng kể_ là một trong ba mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta
(cùng với gạo và cà phê), với tư cách là một đơn vò thành viên của Tổng Công ty
cao su Việt Nam, Công ty cao su Đồng Phú cũng đã, đang và sẽ phấn đấu đóng
góp cho thành tích chung của toàn ngành cao su .
Thế kỷ 21 này với những biến đổi sâu sắc về khoa học, công nghệ, với
xu hướng toàn cầu hoá kinh tế cũng như việc hình thành và phát triển của nền
kinh tế tri thức tiếp tục đặt nền kinh tế đất nước ta trước những vận hội mới

nhưng cũng không thiếu những thách thức, đe doạ mới.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh như hiện
nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích ứng
với môi trường. Nói một cách khác, môi trường kinh doanh thay đổi đòi hỏi phải

1
Tài liệu tham khảo 8 ( Tư duy lại tương lai), trang 85.




4
xem xét lại đònh hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp _cụ thể ở đây là
Công ty Cao su Đồng Phú nhằm thích ứng với giai đoạn phát triển sắp tới .

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
+ Đánh giá được thực trạng hoạt động của Công ty Cao su Đồng Phú
trong thời gian qua.
+ Đánh giá được môi trường kinh doanh đã và đang tác động đến Công
ty Cao su Đồng Phú .
+ Đánh giá được thực trạng chiến lược phát triển của Công ty trong
thời gian qua.
+ Đưa ra được những đònh hướng chiến lược phù hợp với Công ty trong
giai đoạn sắp tới.

3. Phương pháp nghiên cứu
Do đây là một đề tài nghiên cứu ứng dụng nên phương pháp nghiên
cứu chủ yếu ở đây là sử dụng các mô hình lý thuyết về quản trò chiến lược trong
một công ty để vận dụng vào điều kiện cụ thể của một doanh nghiệp nhằm
hoạch đònh được các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp đến năm 2015.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như phân tích thống kê, so sánh
và tổng hợp số liệu, phương pháp dự báo…


4. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
+ Các thông tin thứ cấp, bao gồm các số liệu về tài chính, về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Cty hay của ngành cao su , các thông tin về xã
hội, môi trường sẽ được thu thập thông qua các báo cáo, các tài liệu khác như
sách báo, tạp chí thống kê …
+ Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra trực tiếp.
Cụ thể là thông qua phỏng vấn đối với một số chuyên gia, quản trò viên của
Công ty và Tổng Công ty Cao su Việt Nam .








5
5.Kết cấu luận văn
gồm :

Mở đầu
+ Chương I : Tổng quan về Công ty Cao su Đồng Phú
+ Chương II : Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cao su
Đồng Phú.
+ Chương III : Chiến lược phát triển của Công ty Cao su Đồng Phú đến
năm 2015_Các giải pháp và kiến nghò.

Kết luận






























6
Chương 1 : Tổng quan về Công ty Cao su Đồng Phú
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cao su Đồng Phú là môït doanh nghiệp Nhà Nước, thành viên
của Tổng Công ty cao su Việt Nam , được thành lập theo quyết đònh số 148-
NNTCCB/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và đăng ký kinh doanh tại
Trọng tài kinh tế Tỉnh Sông Bé số 100968 ngày 23/03/1993 với chức năng nhiệm
vụ ban đầu là : Trồng, khai thác và sơ chế mủ cao su để tiêu thụ nội đòa và xuất
khẩu. Ngành nghề kinh doanh hiện nay được mở rộng thêm là : Xây dựng dân
dụng và công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, đầu
tư kinh doanh đòa ốc.
Công ty có trụ sở đóng tại : xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước_ cách thò xã Đồng Xoài 10km và TP. Hồ Chí Minh 120km về phía bắc.
Công ty cao su Đồng Phú nằm trên đòa bàn 06 xã: Thuận Phú,Tân Hòa,
Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, thuộc Huyện Đồng Phú (Tỉnh Bình
Phước), và 2 xã An Bình, Phước Sang thuộc Huyện Phú Giáo (Tỉnh Bình Dương).
Phía bắc giáp Công ty cao su Phú Riềng
Phía nam giáp Công ty cao su Phước Hòa
Phía đông giáp khu lâm nghiệp của Huyện
Phía Tây giáp lâm trường Phú Tân, Phú Thành (của Tỉnh)
Diện tích vườn cây hiện có : hơn 9.000 ha
Sản lượng mủ cao su khai thác hàng năm khoảng 12.000 tấn.
Về tổ chức, ngoài cơ quan công ty gồm các phòng ban với chức năng
tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc, còn có 05 Nông trường Cao su , 01 Xí
nghiệp Chế biến mủ cao su, 02 Xí nghiệp dòch vụ điện nước, vận tải và xây
dựng cầu đường, 01 Trung tâm Y tế với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho hơn
3.500 cán bộ công nhân của Công ty.












7
Sơ đồ tổ chức của Công ty hiện nay có thể biểu diễn như sau :











Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cao su Đồng Phú
Ghi chú : + : quan hệ trực tuyến
+ : quan hệ phối hợp
PHÓ GĐ KỸ THUẬT PHÓ GĐ HÀNH CHÍNH
P.KỸ THUẬT P.KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH P.TỔ CHỨC-HC P.THANH TRA
5 NÔNG
TRƯỜNG
XN CHẾ

BIẾN MỦ
XN VẬT TƯ-
VẬN TẢI
XN XÂY
DỰNG
TRUNG
TÂM Y TẾ
GIÁM ĐỐC
Qua sơ đồ này có thể thấy đây là dạng tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức
năng. Theo đó, giám đốc là người phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các
phòng Kế hoạch, Kế toán, các đơn vò trực thuộc. Hai phó giám đốc phụ trách
từng mảng công việc :một phó giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và trực tiếp
chỉ đạo phòng Kỹ thuật , một phó giám đốc phụ trách hành chính và trực tiếp chỉ
đạo các phòng Tổ chức-hành chính, phòng Thanh tra-Bảo vệ.
Quan hệ giữa các phòng và quan hệ giữa các đơn vò trực thuộc là quan
hệ phối hợp. Các phòng làm công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và hai
phó Giám đốc, đồng thời triển khai các quyết đònh, mệnh lệnh, chủ trương từ
Ban giám đốc xuống các đơn vò trực thuộc. Một số lónh vực công tác chủ yếu
của các phòng như sau:
+ Phòng kế hoạch làm công tác tham mưu tổng hợp. Bao gồm các công
việc chính : lập và triển khai các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, các dự án, quản
lý hợp đồng kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý kỹ thuật điện, cơ
khí, xây dựng,tin học, môi trường.




8
+ Phòng Kế toán : ngoài nhiệm vụ hạch toán kế toán và quản lý tài
chính còn phụ trách công tác thu mua mủ tư nhân, công tác tiêu thụ sản phẩm .

+ Phòng Kỹ thuật : phụ trách kỹ thuật vườn cây và chế biến mủ cao su,
công tác quy hoạch đất đai, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).
+ Phòng Tổ chức-Hành chính : đảm nhiệm các công tác về nguồn nhân
lực như đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, bố trí nhân sự, tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hộ lao động, các chế độ chính sách…và công tác quản trò văn
phòng cơ quan công ty .
+ Phòng Thanh tra : chòu trách nhiệm về các mặt công tác như thanh tra
nội bộ, quân sự động viên, bảo vệ tài sản, phòng cháy chữa cháy.
Các đơn vò trực thuộc có các chức năng chính theo như tên gọi và hoạt
động theo hình thức hạch toán báo sổ.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao su Đồng Phú có thể
phân ra thành các giai đoạn chính như sau :
*Giai đoạn 1: Từ năm 1975 đến 1980, giai đoạn sơ khai_chưa chính
thức thành lập.
Đây là giai đoạn hình thành, trên cơ sở tiếp quản hơn 2.000 ha vườn cây
cao su già của đồn điền Thuận Lợi thuộc Hãng Michelin của tư bản Pháp, với
nhiệm vụ ban đầu chủ yếu là khôi phục sản xuất , tận thu mủ từ vườn cây và
giao nộp cho Nhà Nước. Lúc bấy giờ, đây là một nông trường thuộc Ban Cao su
Nam bộ ( tên gọi lúc ấy là Quốc doanh Cao su Thuận Lợi )và chưa có điều kiện
để khai hoang, trồng mới và phát triển sản xuất .
*Giai đoạn 2 : Từ năm 1981 đến 1989, giai đoạn chính thức được thành
lập và hoạt động trong khuôn khổ Hiệp đònh hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô.
Đến tháng 5 năm 1981, sau Hiệp đònh hợp tác trồng cao su giữa hai
Chính Phủ Việt Nam và Liên Xô thì Công ty cao su Đồng Phú mới chính thức
được thành lập. Lúc này, với nguồn vốn từ Liên Xô, Công ty đã có điều kiện
khai hoang, trồng mới, mở rộng diện tích vườn cây đi đôi với việc thanh lý dần
những diện tích cao su già kém hiệu quả. Giai đoạn này, nhiệm vụ chính là trồng
mới nên sản lượng khai thác đạt được ít, hàng năm chỉ từ 1-2.000 tấn cao su .
Đặc điểm của giai đoạn này là nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ
chế tập trung và bao cấp nên hoạt động của công ty là sản xuất và giao nộp sản

phẩm theo kế hoạch, các điều kiện sản xuất đều được nhà nước cân đối và đảm
bảo. Mặc dù cơ chế kinh tế bắt đầu được đổi mới từ năm 1986 nhưng đối với




9
ngành cao su, với nguồn vốn Hiệp đònh từ Liên Xô , mọi hoạt động cũng chưa có
gì thay đổi.
* Giai đoạn 3 : từ sau năm 1989 đến nay.
Từ sau năm 1989, khi Liên Xô tan rã, nguồn vốn từ Hiệp đònh Hợp tác
không còn thì Công ty cao su Đồng Phú cũng như các Cty cao su khác mới thực
sự chuyển sang vận hành theo cơ chế thò trường. Lúc này, các vấn đề khách
hàng, thò trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh mới được đặt ra. Trong điều
kiện của kinh tế thò trường, cũng như các công ty khác, Công ty Cao su Đồng
Phú phải tự cân đối về mặt tài chính, phải chủ động trong việc tiếp cận thò
trường và khách hàng, phải chòu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Do mang nặng tư duy và thói quen của cơ chế bao
cấp nên những năm đầu của quá trình chuyển đổi này Công ty Cao su Đồng Phú
đã gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được, đặc biệt là
vào thời điểm những năm 1991-1992 khi giá thò trường cao su giảm thấp hơn giá
thành sản xuất , hoặc như năm 1999 và 2001 khi thò trường cao su gần như đóng
băng, không có người mua.
Tuy vậy, những khó khăn rồi cũng qua đi, mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cũng dần đi vào ổn đònh và phát triển không ngừng.
Tính đến tháng 31/12/2003, diện tích cao su hiện trạng của toàn công ty
là : 9.004,97 ha
Trong đó :
- Cao su kinh doanh : 8.870,28 ha
- Cao su KTCB : 344,69 ha

Sản lượng cao su chế biến năm 2003 : 15.800 tấn
+ Tổng vốn đã đầu tư (1.000đ) : 278.876.720
+ Tổng doanh thu (1.000đ) : 250.017.000
+ Lợi nhuận trước thuế (1.000đ) : 63.219.000











10
1.2.Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cao su
Đồng Phú qua các năm:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua được
thể hiện qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản sau :

B¶ng 1: Tỉng hỵp mét sè chØ tiªu chÝnh cđa C«ng ty Cao su §ång Phó trong 5 n¨m 1999-2003

TT ChØ tiªu §VT N¨m 1999 N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003
1 DiƯn tÝch v−ên c©y khai th¸c ha 6,601 6,998 7,732 8,499 8,870
2 S¶n l−ỵng mđ cao su chÕ biÕn tÊn 8,886 9,733 12,067 13,259 15,844
3 N¨ng st khai th¸c b×nh qu©n tÊn/ha 1.320 1.368 1.404 1.247 1.353
4 S¶n l−ỵng tiªu thơ tÊn 9,210 8,768 10,380 15,440 16,484
5 Doanh thu triƯu ®ång 74,381 79,345 86,460 164,574 250,017
6 Gi¸ b¸n b×nh qu©n ®ång/tÊn 8,076,126 9,049,413 8,329,445 10,658,91215,167,229

7 Lỵi nhn tr−íc th triƯu ®ång 0 7,016 6,727 26,933 63,219
8 Nép ng©n s¸ch " 7,036 12,320 9,592 17,051 34,674
9 Tỉng vèn ®Çu t− XDCB " 27,104 22,433 15,348 16,342 36,814

Qua bảng này ta có thể thấy :
+ Sự tăng trưởng liên tục của sản lượng chế biến và sản lượng tiêu thụ
qua từng năm. Sản lượng mủ cao su chế biến qua 5 năm đã tăng từ 8.886 tấn lên
15.844 tấn, tăng bình quân hàng năm là 19,5%. Sản lượng tiêu thụ qua 5 năm
tăng từ 9.210 tấn lên 16.484 tấn, tăng bình quân 19,74%/năm.
+ Năng suất bình quân có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, sau 5
năm chỉ tăng 2,5%. Điều này cho thấy tăng trưởng chủ yếu do sản lượng thu mua
bên ngoài, từ chỗ chỉ thu mua được 209 tấn năm 1999 và chỉ chiếm 2,35% sản
lượng chế biến, đến năm 2003 đã thu mua được 4.638 tấn, chiếm 29,27% sản
lượng chế biến trong năm.
+ Doanh thu qua 5 năm tăng 3,36 lần, trong đó do sản lượng tiêu thụ
tăng 1,79 lần và do giá bán tăng 1,88 lần.
+ Lợi nhuận trước thuế gia tăng liên tục hàng năm, từ chỗ năm 1999
không có lợi nhuận, những năm sau đã tăng đáng kể và đến năm 2003 đạt
63,219 tỷ đồng.





11
* Nhận đònh chung : Qua quá trình phát triển của Công ty Cao su Đồng
Phú, chúng tôi rút ra một số nhận đònh về thành tựu và tồn tại như sau :
• Những thành tựu :
+ Về sản xuất : Năng suất , sản lượng ngày một gia tăng, chất lượng sản
phẩm đạt độ ổn đònh ở mức cao. Vườn cây đang được củng cố và chăm sóc tốt

hơn, đảm bảo theo quy trình.
+ Về kinh doanh : So với các công ty cao su khác thì Công ty Cao su
Đồng Phú đã có chỗ đứng nhất đònh trên thò trường, đã có những khách hàng
trung thành của riêng mình. Lợi nhuận tăng trưởng hàng năm, là một trong số ít
các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận và mức đóng góp ngân sách lớn ở tỉnh Bình
Phước.
+ Về tổ chức, quản lý chung : Bộ máy quản lý đã thích ứng tốt với cơ
chế quản lý mới theo đònh hướng thò trường, sự phối hợp giữa các bộ phận trong
guồng máy quản lý đã trơn tru hơn rất nhiều.
+ Về cơ sở vật chất : Qua quá trình đầu tư và đổi mới, cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất đã được nâng lên cả về chất và lượng. Đã có nhà máy chế biến
công suất hơn 11.000 tấn/năm với thiết bò và công nghệ theo các tiêu chuẩn tiên
tiến nhất. Hệ thống đường sá, phương tiện vận chuyển cũng đang được nâng cấp
và thay thế từng năm. Các công trình xây dựng phục vụ sản xuất cũng ngày
càng khang trang và đầy đủ hơn…
• Những tồn tại :
+ Năng suất vườn cây vẫn còn thấp so với trung bình của ngành. Cơ cấu
giống cây và mật độ cây cạo chưa đạt mức hợp lý.
+ Bộ máy quản lý vẫn còn nhiều bất cập trong điều kiện kinh doanh
mới.
+ Mặc dù sự tăng trưởng của Công ty qua các năm là khá cao, song vẫn
chưa mang tính bền vững mà chủ yếu là do những thuận lợi bên ngoài như thò
trường cao su khan hiếm, giá tăng làm cho hiệu quả hoạt động của công ty tăng.
Theo chúng tôi, sự phát triển của Công ty vẫn tùy thuộc vào yếu tố biến động
ngẫu nhiên của thò trường, Công ty chưa kiểm soát được sự phát triển bền vững
của mình bằng một chiến lược có cơ sở khoa học. Đây là hạn chế rất quan trọng ø
đòi hỏi Công ty phải khắc phục trong thời gian tới.







12
Chương 2 : Phân tích môi trường kinh doanh của Công
ty Cao su Đồng Phú
Phần nhận đònh chung về tình hình phát triển của Công ty Cao su Đồng
Phú đã cho thấy nhược điểm lớn nhất, có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
của Công ty trong thời gian qua là Công ty chưa có một chiến lược được hoạch
đònh một các khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch hành động.
Để tạo cơ sở cho việc hoạch đònh chiến lược cần phải đánh giá đúng về hiện
trạng và xu hướng môi trường kinh doanh của Công ty .
Phần này sẽ tập trung đánh giá những nhân tố bên ngoài và bên trong
đã và đang tác động đến hoạt động của Công ty Cao su Đồng Phú qua đó nhìn
nhận được chính xác về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và yếu của Công
ty Cao su Đồng Phú .
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh nói chung, xem
xét những đặc trưng riêng của ngành cao su và thực tiễn hoạt động của Công ty
trong thời gian qua, chúng tôi xác đònh cấu trúc môi trường kinh doanh của Công
ty cũng bao gồm đầy đủ 3 cấp độ cần phân tích :
+ Môi trường vó mô
+ Môi trường vi mô
+ Môi trường nội bộ
Dựa vào các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được, sau đây là những
kết quả đánh giá của chúng tôi về các yếu tố của môi trường kinh doanh Công ty
Cao su Đồng Phú như sau :

2.1 Môi trường vó mô
Việc phân tích môi trường vó mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi:
Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Mỗi yếu tố của môi trường vó mô có

thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu
tố khác. Các yếu tố chủ yếu của môi trường vó mô được nghiên cứu bao gồm :
các yếu tố kinh tế , yếu tố chính trò và pháp lý, yếu tố xã hội , yếu tố tự nhiên và
yếu tố công nghệ.

2.1.1 Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã
có những bước phục hồi và tăng trưởng . Mặc dù bò suy giảm trong năm 2001 do




13
ảnh hưởng của sự kòên ngày 11/9 nhưng năm 2002 và năm 2003 kinh tế thế giới
cũng đã phục hồi và tăng trưởng trở lại. Hiện nay, khoảng 75% lượng cao su
thiên nhiên trên thế giới được sử dụng sản xuất săm lốp ô tô. Vì thế khi kinh tế
thế giới tăng trưởng, nhất là ngành công nghiệp ô tô thì nhu cầu sử dụng cao su
thiên nhiên cũng sẽ gia tăng rất nhanh chóng.
Dầu mỏ_nguồn nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp liên tục
tăng giá. Năm 2004 sau khi Mỹ và một số đồng minh thân cận tiếp tục bò sa lầy
tại cuộc chiến Irắc , đồng thời những bất ổn của tiến trình hòa bình Trung Đông
cũng như cân đối về cung cầu trên thò trường đã đẩy giá dầu thô lên đến mức kỷ
lục là vượt qua 50 USD/thùng. Mặc dù sau đó giá dầu thô có giảm nhưng vẫn
còn ở mức rất cao.
Trung quốc, thò trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt
Nam (chiếm 60-65% sản lượng tiêu thụ)
(2)
_ kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc
độ cao nhất thế giới .
Trong nước, nền kinh tế Việt Nam sau khi chính thức gia nhập AFTA

tiếp tục duy trì ổn đònh và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm
gần đây luôn giữ trên 7%/năm.
Tất cả những nhân tố trên cùng với việc nguồn cung cao su giảm sút do
một số nước sản xuất cao su giảm sản lượng sản xuất đã và sẽ tiếp tục đưa giá
cao su lên cao và khá ổn đònh trong thời gian sắp tới . Đây chính là một cơ hội
lớn cho các công ty cao su để có thể gia tăng sản lượng và đạt mức lợi nhuận
cao.
2.1.2 Yếu tố chính trò- pháp lý
Việt Nam luôn được xem là một trong những nước có tình hình chính trò
ổn đònh trên thế giới . Hệ thống luật pháp đang được dần hoàn thiện, nhất là hệ
thống luật kinh tế đã giúp các doanh nghiệp an tâm hơn trong đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh để làm giàu cho mình và cho đất nước .
Đối với ngành cao su , đã được Chính Phủ thông qua tổng quan phát
triển đến năm 2010 với dự kiến tăng tổng diện tích cao su toàn ngành lên
700.000 ha và phát triển gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả; đồng thời
xác đònh chủ trương phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh đa
ngành nghề của đất nước.

(2)
Nguồn : Tổng Công ty Cao su Việt Nam




14
Cây cao su là cây trồng được đánh giá cao về tính bền vững trong hiệu
quả và tác động tốt đối với môi trường. Chưa kể cây cao su chủ yếu được phát
triển ở khu vực miền núi, là một trong những biện pháp để phủ xanh đất trống,
đồi trọc; đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại
chỗ, làm chuyển biến cả tình hình kinh tế xã hội của một vùng theo hướng tích

cực nên rất được các đòa phương tạo điều kiện phát triển .
Công ty Cao su Đồng Phú là một doanh nghiệp nhà nước đứng chân trên
đòa bàn tỉnh Bình Phước. Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ , quan tâm của chính
quyền đòa phương trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc _ nước nhập khẩu cao
su hàng đầu đối với Việt Nam đang ngày một phát triển theo hướng đối thoại và
xích lại gần nhau hơn. Với các thỏa thuận, đàm phán song phương, các hiệp đònh
giữa hai Chính Phủ sẽ giúp cao su Việt Nam có thể xuất khẩu chính ngạch vào
thò trường Trung Quốc thay vì trước đây chủ yếu chỉ xuất sang Trung Quốc bằng
con đường tiểu ngạch nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, với lộ trình tham gia Khu vực tự do mậu dòch Asean
(AFTA) của nước ta, khi mà thuế suất của các nước đều phải cắt giảm nhằm đạt
mức tương đương nhau thì ngành cao su Việt Nam sẽ có một số lợi thế nhất đònh
như chi phí lao động rẻ, giá thành sản xuất thấp. Điều này sẽ tạo cho cao su Việt
Nam vò thế cạnh tranh mới với cao su sản xuất từ các nước trong khối Asean.
Tuy vậy, cũng có một số khó khăn nhất đònh như :
+ Thiếu sự triển khai các chính sách phù hợp với đặc điểm từng ngành
sản xuất.
+ Chưa có sự nhất quán trong chủ trương triển khai đầu tư cho ngành cao
su. Hiện vẫn tồn tại hai quan điểm đối lập nhau là phát triển đại điền để làm bà
đỡ cho tiểu điền và quan điểm chỉ phát triển tiểu điền.
+ Nhà nước chưa có một chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp cao su
phát triển vì vậy thò trường nội đòa vẫn còn hạn chế.

2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội
Về xã hội, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo ở Nam bộ, mức
sống người dân còn thấp, số lao động chưa có việc làm cũng còn rất nhiều. Hơn
nữa, vào vài năm gần đây, khi mủ cao su có giá trên thò trường, việc lấy cắp mủ
khá dễ dàng do diện tích vườn cây lớn, công tác bảo vệ đôi lúc chưa chặt chẽ đã





15
vô tình hấp dẫn nhiều phần tử xấu trộm cắp mủ cao su gây thiệt hại cho doanh
nghiệp và làm phức tạp thêm tình hình trật tự trò an trên đòa bàn.
Về dân số, tính đến 01/04/1999, dân số của tỉnh Bình Phước là 687.400
người, tốc độ tăng dân số trung bình 5,78%/năm. Số người trong độ tuổi lao động
khoảng 344.000 người ( năm 2000 ). Dự báo dân số đến năm 2005 là 845.000
người và đến 2010 là 1.016.287 người.
Dân số và lực lượng lao động khá dồi dào nên sẽ đảm bảo được cho nhu
cầu phát triển , mở rộng sản xuất của Công ty trong thời gian tới.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2 : Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước trong những năm qua và dự
báo các năm tiếp theo ( đơn vò : % )
Năm 1995 1998 2000 2005 2010
GDP 100 100 100 100 100
1.Nông lâm nghiệp 74.87 73.52 61.09 51.37 39.35
2.Công nghiệp –xây dựng 2.33 3.47 11.99 20.70 30.79
3.Dòch vụ 22.80 23.01 26.92 27.85 29.86
(Nguồn : Tổng quan phát triển KTXH Việt Nam _ NXB Chính trò QG 2002)
Theo số liệu trên ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của Bình Phước chuyển
dòch chậm, tỷ trọng của nông lâm nghiệp vẫn còn khá cao. Tuy nhiên theo chủ
trương của tỉnh là chuyển dòch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp
và dòch vụ , giảm tỉ trọng của nông lâm nghiệp xuống. Cũng nằm trong đònh
hướng này thì những năm tới tỉnh Bình Phước sẽ “ tập trung phát triển cây công
nghiệp dài ngày như cao su , cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả đặc sản, đồng thời
nâng cao năng suất, chất lượng của cây lương thực thực phẩm…”
Chủ trương về dòch chuyển cơ cấu kinh tế như vậy sẽ là một điều kiện
thuận lợi cho Công ty trong xây dựng chiến lược phát triển của mình.


2. 1.4 Yếu tố công nghệ
Hiện nay, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển với tốc độ rất
nhanh chóng. Khoảng cách thời gian từ việc phát minh đi đến ứng dụng vào sản
xuất đã được rút ngắn rất nhiều. Số lượng, chủng loại các phát minh, công nghệ
mới ngày càng phong phú, đa dạng. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp




16
nói chung và Cty Cao su Đồng Phú nói riêng trong việc chọn lựa, áp dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật , các công nghệ mới vào sản xuất .
Những thay đổi trong công nghệ sinh học hiện nay tạo nhiều thuận lợi
cho các hoạt động của Công ty . Đó là thành tựu của việc lai tạo, chọn lọc ra
các giống cây mới với nhiều đặc tính ưu việt về sinh trưởng, năng suất. Trong
canh tác, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học như phân vi sinh, phân bón lá,
dung dòch cải tạo đất tạo điều kiện chăm sóc cây trồng tốt hơn. Công nghệ sinh
học cũng đã và sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong các hệ thống xử lý nước thải
của nhà máy chế biến.
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm xuất hiện nhiều công
nghệ mới nhằm sản xuất sản phẩm cao su thiên nhiên thành những sản phẩm
phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Vì thế, nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên của
khách hàng ngày một đa dạng hơn về chủng loại cũng như quy cách, chất lượng.

2.1.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển cây cao su, là vùng khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm, mưa nhiều, ít giông
bão, nhất là khu vực Đông Nam bộ.
Theo tài liệu của trạm khí tượng Đồng Xoài, Công ty Cao su Đồng Phú

nằm trong vùng có khí hậu sau :
+ Nhiệt độ : cao tuyệt đối : 31,4
0
C, thấp tuyệt đối : 19,6
0
C , trung
bình năm : 25
0
C
+Lượng mưa : Trung bình hàng năm : 2.126 mm, số ngày mưa : 137
ngày/năm, thời điểm bắt đầu mưa : tháng 5-tháng 6
+ Độ ẩm không khí : Trung bình năm : 81,75 %, cao tuyệt đối : 91%,
thấp tuyệt đối : 71%.
Nhìn chung điều kiện khí hậu, thời tiết ở đây đặc trưng cho kiểu khí hậu
nóng ẩm với hai mùa mưa nắng rõ rệt, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài
ngày, nhất là cao su.
Ngoài ra, do diện tích rừng tự nhiên của nước ta ngày càng bò thu hẹp,
việc phát triển rừng trồng còn nhiều khó khăn vì thiếu vốn đầu tư, cơ chế giao
khoán cũng như hiệu quả kinh tế đem lại cho người trồng rừng thực sự chưa hấp
dẫn thì việc phát triển diện tích trồng cao su có thể xem như một trong những
giải pháp tối ưu để phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo đảm cho phòng hộ đầu




17
nguồn sông suối. Vì lẽ đó các cấp chính quyền rất ủng hộ trong việc giao thêm
đấùt cho các Cty để trồng cao su. Tuy vậy , việc nhận thêm đất để trồng cao su
cũng tạo áp lực về vốn khá lớn lên Công ty để đảm đương công tác trồng mới
này.


2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố
ngoại cảnh đối với doanh nghiệp , quyết đònh tính chất và mức độ cạnh tranh
trong ngành sản xuất kinh doanh đó .
Môi trường vi mô có 5 yếu tố cơ bản đó là : đối thủ cạnh tranh, người
mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế
2.2.1 Thò trường và khách hàng
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có vò trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của nước ta, cao su cũng là một trong những nguyên liệu quan
trọng trên thò trường thế giới. Do điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi
nên sản xuất cao su thiên nhiên là ngành quan trọng đối với một số nước Châu
Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Theo nghiên cứu của IRSG (International
Rubber Study Group) thì trong 3 năm gần đây nhất (2001-2003), sản lượng cao
su của các nước châu Á bao gồm : Indonesia, Malaysia, Thailand, Việt Nam ,
Trung quốc và n độ đã chiếm từ 86-90% sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất
của toàn thế giới. Các biến động về diện tích và sản lượng của các quốc gia
hàng đầu về sản xuất cao su sẽ có tác động lớn làm thay đổi mức cung và cầu về
cao su thiên nhiên trên thế giới.
Tại Malaysia, do chi phí về nhân công ngày càng cao, hiệu quả kinh tế
của cây cao su lại thấp hơn cây cọ dầu mà diện tích trồng cây cao su trong những
năm gần đây đang bò thu hẹp nhanh chóng để chuyển sang cây cọ dầu. Trong khi
đó tại các quốc gia khác như Indonesia, Thailand, Trung Quốc và Ấn Độ do
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cho nên cây cao su vẫn được xem là có lợi thế vì
vậy diện tích và sản lượng cao su tại các quốc gia này lại có xu hướng tăng khá
nhanh trong những năm qua.
Các biến động về kinh tế – chính trò tại các quốc gia hàng đầu về sản
xuất cao su thiên nhiên cũng có tác động đến tình hình cung –cầu và giá cả của
cao su thiên nhiên trên thế giới. Hiện tại, các quốc gia này tương đối ổn đònh về
chính trò, kinh tế tiếp tục tăng trưởng , hơn nữa, ba nước Indonesia, Malaysia,





18
Thailand đã thành lập một liên minh để kìm giữ giá cao su nên khả năng giá cao
su sẽ còn đứng ở mức cao trong một thời gian dài nữa.
Cũng theo IRSG, các nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế
giới trong các năm gần đây theo thứ tự lần lượt là : Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc , Pháp, Đức. Việc nền kinh tế của các nước này tiếp tục tăng
trưởng và ổn đònh sẽ là một đảm bảo về thò trường đầu ra cho sản xuất cao su tại
các nước như Việt Nam .
Hiện nay, diện tích cao su cả nước khoảng 350.000 ha, phần lớn thuộc
hệ thống quốc doanh. Sản lượng hiện tại đạt hơn 380.000 tấn mủ quy khô. Từ
đây đến năm 2015 sẽ tăng dần, đến năm 2015 ước đạt 450.000 tấn.
Theo Tổng Công ty Cao su Việt Nam, sản phẩm cao su sơ chế của Việt
nam đã xuất qua hơn 40 nước trên thế giới, những thò trường tiêu thụ chính hiện
nay có Trung Quốc, Singapore, Đài loan, Mã Lai, Hàn quốc, Nhật Bản chiếm
80% sản lượng xuất khẩu. Ba nước Tây Âu, Đức, Pháp, Hà Lan chiếm 15 %, các
nước khác chiếm 5%. Tuy nhiên , Trung Quốc vẫn là thò trường tiêu thụ lớn nhất.
Tóm lại, thò trường tiêu thụ mủ cao su thiên nhiên trên thế giới ngày
càng tăng, giá cả tuy có biến động từng thời điểm nhưng nhìn chung sản xuất cao
su luôn có lãi và đang có cơ hội phát triển . Theo các chuyên gia thì dự báo mức
giá cao su sẽ vững ở mức trên 1.000 USD trong một thời gian dài.
Khách hàng hiện tại của Công ty Cao su Đồng Phú có thể chia ra thành
các nhóm chính như sau :
+
Các công ty sản xuất vỏ xe của nước ngoài : Michelin,Goodyear,
Mitsubishi … loại khách hàng này mua và đặt hàng với số lượng lớn, ổn đònh và
yêu cầu kỹ thuật


cao, quyền lực trong đàm phán với nhà cung ứng của họ lớn, có
sức mạnh về tài chính cùng với uy tín thương mại mạnh. Các tập đoàn này có
công ty con chuyên làm nhiệm vụ mua và cung ứng cao su nguyên liệu cho hệ
thống nhà máy của họ được bố trí ở nhiều nơi trên toàn cầu. .
+ Các công ty thương mại_các nhà phân phối cao su nước ngoài :
Taeyoung, Shin Ho (Hàn Quốc), Safic Alkan (Pháp), Weber & Schaer ( Đức),
Tong Tek (Singapore)….Đa phần là

họ mua cao su của ta về rồi sơ chế theo yêu
cầu kỹ thuật riêng của khách hàng sau đó dán nhãn và cung ứng cho hệ thống
khách hàng của họ tại các khu vực thò trường (hầu hết là các nhà sản xuất công
nghiệp loại vừa và nhỏ không có khả năng tổ chức khâu thu mua riêng). Loại
công ty này có tính chung thủy với ngành hàng cao, họ sẽ sống lâu với ngành




19
hàng vì những kinh nghiệm, kỹ năng và uy tín thương mại chuyên ngành của
mình. Những công ty này sẽ bám trụ ngay cả những thời điểm thò trường cao su
bò suy thoái.
+ Các công ty thương mại & xuất nhập khẩu của Việt Nam .

Các công ty
này mua cao su của ta về rồi bán lại cho các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ
hoặc là bán qua trung gian để kiếm lời. Hầu hết cao su của Việt Nam nói chung
và của Đồng Phú nói riêng khi xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc đều thông qua
các công ty này. Đặc điểm của những công ty này là chỉ nhảy vào kinh doanh
cao su khi nào thò trường cao su tăng trưởng hấp dẫn về lợi nhuận và rút khỏi khi

thò trường bò suy thoái hoặc bò cạnh tranh mạnh và không còn khả năng hấp dẫn
về lợi nhuận. Những công ty này có tính trung thành với ngành hàng thấp, họ
đặt quan hệ có tính ngắn hạn với các nhà cung ứng, danh tiếng thương mại của
những công ty này trong ngành thấp.
Sản lượng tiêu thụ của Đồng Phú những năm gần đây phân theo nhóm
khách hàng như sau :
Bảng 3 :Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ của Đồng Phú phân theo nhóm khách hàng
Năm 2001 (%) 2002 (%) 2003 (%)
1.Các hãng vỏ xe
32.67 23.70 21.49
2.Các nhà phân phối
quốc tế
10.96 12.06 19.88
3.Các Cty TM XNK
Việt Nam
51.17 60.04 54.60
4.Các khách hàng khác
5.20 4.20 4.03
Tổng cộng
100 100 100
( nguồn : phòng Kế toán Công ty Cao su Đồng Phú )
Nhận xét :
+ Tỷ trọng sản phẩm buôn bán với nhóm khách hàng 2 ngày một tăng,
trong khi tỷ trọng đối với nhóm khách 1 giảm do khối lượng sản phẩm SVR10,
20 có giới hạn, không thể tăng thêm.
+ Tỷ trọng số lượng giao dòch với nhóm khách hàng 3 vẫn còn cao.
+ Cần tăng hơn nữa tỷ trọng giao dòch với hai nhóm khách hàng 1 và 2.







20
2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh
Căn cứ vào cơ cấu sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời
gian qua, có thể xác đònh thò trường mục tiêu của Đồng Phú theo thứ tự ưu tiên
là: Hàn Quốc, Singapore, Tây u, Nhật , Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Đối với cao su Việt Nam nói chung và Đồng Phú nói riêng thì đối thủ
cạnh tranh lớn nhất đến từ các nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế
giới là Thái lan, Inđônêxia, Malaixia. Các doanh nghiệp của các nước này với
những nhà máy chế biến có quy mô và khối lượng sản xuất lớn sẽ có lợi thế hơn
các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chào và cung ứng cho những hợp đồng
giao ngay có khối lượng lớn. Hơn nữa với truyền thống sản xuất cao su lâu đời
và uy tín sẵn có lâu nay trên thò trường thế giới , họ sẽ là những cản ngại lớn cho
cao su Việt Nam và cao su Đồng Phú .
Tuy vậy, các nước này cũng có những bất lợi khác đó là : chi phí sản
xuất cao do nhân công cao. Đây là những nước mà quá trình công nghiệp hóa
diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ, vì thế đa phần lao động nông nghiệp có xu
hướng rời bỏ vườn cây, đồng ruộng để tham gia trong các hoạt động sản xuất
công nghiệp và dòch vụ có thu nhập và điều kiện làm việc hấp dẫn hơn. Trong
thực tế thì những năm vừa qua, chủ yếu do thiếu lao động và chi phí nhân công
cao mà diện tích cao su của các nước này có khuynh hướng giảm sút dần. Ngoài
ra, do đại đa số vườn cây cao su ở các nước này đều là tiểu điền với quy mô nhỏ
( 5 – 10ha) nên sẽ khó áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhằm
tăng năng suất vườn cây, nâng cao chất lượng mủ cao su khai thác.
Đối với trong nước, các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cao su Đồng
Phú chủ yếu là các công ty cao su lớn. Tuy vậy, hầu hết các công ty này đều là
các đơn vò thành viên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam nên chỉ là cạnh tranh
trong nội bộ ngành. Do cơ chế quy đònh giá sàn trong tiêu thu cao su nên cạnh

tranh ở đây chủ yếu là tiết giảm chi phí nhằm có giá thành hạ, nâng cao chất
lượng sản phẩm và uy tín trên thương trường.

2.2.3 Yếu tố nhà cung cấp
Đối với sản xuất cao su thiên nhiên, ngoài yếu tố lao động và vườn cây
thì các yếu tố chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất đó là : phân bón, hoá chất
bảo vệ thực vật và hoá chất sử dụng trong chế biến, dụng cụ, nhiên liệu, thiết bò
và phụ tùng.




21
Trong đó, ngoại trừ dụng cụ như dao cạo, thùng, kiềng, chén, máng
hứng mủ… và một số ít thiết bò, phụ tùng do các cơ sở sản xuất trong nước cung
cấp còn đại đa số các chủng loại vật tư, thiết bò thiết yếu khác đều phải nhập
ngoại.
Các loại phân bón sử dụng cho vườn cây cao su chủ yếu là phân đơn như
urê, lân , clorua kali. Trừ phân lân trong nước đã sản xuất được còn lại phân urê
và clorua kali đa phần phải nhập khẩu từ các nước như Inđônêxia, Nga, Trung
quốc, Cana…. Hiện nay công nghiệp sản xuất phân bón trong nước chưa đáp
ứng đủ nhu cầu thò trường nội đòa .
Với đa phần nhu cầu vật tư phải nhập ngoại như vậy, sản xuất cao su
phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của thò trường quốc tế và thò trường vật tư
trong nước, nhất là thò trường phân bón do chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá
lớn trong cơ cấu giá thành cao su ( từ 10- 12% giá thành cao su khai thác).
Ngoài ra, sự gia tăng liên tục của giá dầu mỏ trong thời gian gần đây cũng gây
không ít khó khăn cho sản xuất cao su vì giá nhiên liệu và kéo theo các loại vật
tư khác đều tăng cao.


2.2.4 Yếu tố sản phẩm thay thế
Sản phẩm có khả năng thay thế cho cao su thiên nhiên là cao su nhân
tạo được sản xuất từ dầu mỏ hoặc các loại nhựa dẻo. Cao su nhân tạo có những
ưu điểm là có độ bền cơ, lý tốt hơn cao su thiên nhiên nên thường được sử dụng
trong các ngành kỹ thuật , chế tạo những linh kiện đòi hỏi những yêu cầu đặc
biệt như chống hóa chất ăn mòn, chòu va đập, độ bền kéo cao… Tuy vậy, cao su
nhân tạo có nhược điểm lớn nhất là chi phí sản xuất còn cao nên trong thực tế
chưa thấy xuất hiện nhiều trong các sản phẩm tiêu dùng, chủ yếu chỉ được dùng
trong các thiết bò kỹ thuật cao và số lượng cũng rất hạn chế. Xu hướng chung là
sử dụng phối hợp cả hai loại cao su nhằm đạt được yêu cầu kỹ thuật cao đồng
thời có giá cả hợp lý hơn.
Một khi giá thành của sản phẩm cao su tổng hợp ngày càng giảm và
chất lượng ngày càng đáp ứng các nhu cầu của nhà sản xuất thì khả năng mở
rộng thò trường của cao su tổng hợp sẽ ngày càng tăng và sẽ làm giảm tương ứng
thò phần của cao su thiên nhiên. Vì vậy cách tốt nhất để giảm nguy cơ này là
phải thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm
của cao su thiên nhiên.




22
2.2.5 Nhận đònh chung về môi trường bên ngoài ( Ma trận EFE)
Dưới đây chúng ta sẽ liệt kê các cơ hội và các đe dọa đã được phân tích:
Bảng 4: Bảng liệt kê các cơ hội ( Opportunity_ O )
T T Nội dung
Mức độ quan
trọng đối với
Công ty
1


2

3

4

5

6

7
8

9
10
Kinh tế thế giới đang phục hồi nhanh chóng, do đó nhu
cầu sử dụng cao su đang ngày một tăng.
Sự giảm sút trong sản xuất cao su thiên nhiên ở các nước
sản xuất hàng đầu như Malaysia, Thái lan
Chính phủ Việt Nam vẫn xem cao su như một ngành được
ưu tiên phát triển .
Việc gia nhập AFTA và dự kiến gia nhập WTO của Việt
Nam sẽ làm giảm thuế nhập khẩu cao su
Nông dân chuyển qua trồng cao su nhiều hơn, do vậy tiềm
năng thu mua sản phẩm ngày một tăng.
Chủ trương của Chính phủ và tỉnh Bình Phước nhằm giao
thêm một số diện tích đất rừng .
Dầu mỏ tăng giá, giá cao su tổng hợp tăng
Khoa học và công nghệ phát triển mạnh làm tăng khả

năng ứng dụng vào sản xuất
Dân số và lực lượng lao động khá dồi dào tại đòa phương.
Điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng cao su

4

4

5

4

4

4
4
4

3
3















23
Bảng 5 : Bảng liệt kê các đe dọa ( Threat _ T )
TT Nội dung
Mức độ quan
trọng đối với
Công ty
1

2

3

4


5
6
7

8
9
10
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn, chủng
loại cao su yêu cầu ngày càng phức tạp hơn.
Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng giữa các nước sản
xuất cao su thiên nhiên ngày càng gay gắt.

Giá cả các loại vật tư chủ yếu phụ thuộc lớn vào biến
động giá quốc tế.
Việc cạnh tranh trong thu mua mủ cao su của các hộ tiểu
điền và vấn đề quản lý chất lượng nguyên liệu trong thu
mua rất phức tạp.
Nhu cầu lớn về vốn để phát triển thêm diện tích cao su.
Thò trường nội đòa còn nhỏ bé
Chưa có sự nhất quán trong chủ trương phát triển cao su
đại điền hay tiểu điền.
Công tác bảo vệ sản phẩm rất phức tạp.
Sự chi phối của các khách hàng lớn của Công ty .
Khả năng cạnh tranh của cao su tổng hợp trong tương lai.


4

4

5

4

4
3

3
4
4
4




• Ghi chú : sử dụng thang điểm từ 1-5 để đánh giá tầm quan trọng của
các cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của Công ty .
+ Rất quan trọng : 5
+ Quan trọng : 4
+ Bình thường : 3
+ Không quan trọng : 1 - 2








24
2.3 Môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
2.3.1 Mô hình xích giá trò đặc thù của Cty cao su Đồng Phú
Căn cứ các mô hình lý thuyết và trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động
thực tế tại Công ty cao su Đồng Phú, có thể xây dựng mô hình xích giá trò riêng
cho Công ty như sau :










Cơ sở hạ tầng ( pháp lý,vốn,bộ máy quản lý)
Quản trò nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ ( R & D )
Cung ứng vật tư
Dòch vụ
hậu mãi
Mức lời
Tiếp
thò, bán
hàng
Hậu cần đầu
ra (vận
chuyển, đóng
gói, tồn trữ)
Vận hành
(sản
xuất,sơ
chế )
Hậu cần đầu
vào (giống,
đất đai,lao
động …)
Các
hoạt
động
hỗ
trợ

Các hoạt động chủ yếu

Sơ đồ 2 : Mô hình xích giá trò Cty Cao su Đồng Phú
Qua kết quả thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên
gia, các quản trò viên của Công ty cao su Đồng Phú và Tổng Công ty cao su Việt
Nam, có thể rút ra những đánh giá theo từng mặt như sau : ( Xem bảng tổng
hợp đánh giá ở phụ lục )

2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ
2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một dạng hoạt động hỗ trợ cấu thành trong chuỗi giá
trò, nó là nền tảng cho các hoạt động hỗ trợ khác và các hoạt động chủ yếu thuộc
chuỗi giá trò. Các yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm : các yếu tố thuộc về pháp lý, bộ
máy tổ chức quản lý chung của công ty , hệ thống thông tin, các yếu tố liên quan
đến tài chính kế toán,…
Đối với các nội dung về pháp lý như các nội quy, quy chế hoạt động của
đơn vò, việc xây dựng các chiến lược phát triển … có thể có đánh giá như sau :




25
Các nội quy, quy chế đều đã được xây dựng và được triển khai có hiệu
quả trong đơn vò.
Riêng việc xây dựng chiến lược phát triển đối với đơn vò chưa được chú
trọng. Đơn vò chỉ có các kế hoạch hàng năm, các kế hoạch này được xây dựng
khá chi tiết và đã có những tác dụng nhất đònh trong quản lý và điều hành tại
đơn vò. Các chiến lược dài hạn chưa có. Chủ yếu đơn vò chỉ mới có các kế hoạch
5 năm nhưng cũng còn rất sơ sài, chưa có những mục tiêu cụ thể cần đạt được
cũng như các giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu. Đây là một điểm yếu
cần được khắc phục.
Tình hình tài chính của Công ty khá tốt, lấy năm 2003 làm ví dụ ta thấy

tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu khá thấp (35,84%), khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn cao, tỷ số nợ (Tổng nợ/Tổng tài sản) ở mức khá an toàn là
26,38%. (Xem thêm phụ lục 1 )
Khả năng về vốn đầu tư của Công ty cũng khá so với các Công ty trong
ngành. Công ty có khả năng huy động để đầu tư các dự án khoảng 20-30 tỷ
đồng/năm.
Bộ máy quản lý của Công ty mặc dù đã qua nhiều lần cải tổ nhưng vẫn
còn khá cồng kềnh. Tỷ lệ lao động quản lý so với lao động trực tiếp vẫn còn khá
cao ( hiện nay là gần 7%).
Ngoài ra, việc bố trí, phân nhiệm cho các bộ phận trong bộ máy quản lý
cũng còn chưa hợp lý. Cụ thể là nhiệm vụ bán hàng hiện nay vẫn giao cho
phòng Kế toán-Tài vụ, chưa có bộ phận chuyên trách ( phòng Tiếp thò-bán hàng
hoặc phòng Kinh doanh ) . Công tác marketing chủ yếu do nỗ lực cá nhân của
Giám đốc và Kế toán trưởng. Hoạt động của bộ máy quản lý cũng chưa thật sự
hiệu quả, có những việc còn chồng chéo, có việc bò đùn đẩy qua lại giữa các
phòng.
Một điểm yếu của công ty ở đây là hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống
này đã có nhưng còn rất rời rạc, chưa thể hiện sự liên thông và hỗ trợ chặt chẽ
cho nhau. Các máy vi tính khu vực cơ quan đều nối mạng cục bộ. Tuy nhiên
chưa có các phần mềm chuyên dụng phục vụ quản lý. Chủ yếu chỉ là các phần
mềm của Micrrosoft Office. Sự yếu kém về thông tin phần nào đã ảnh hưởng
đến công tác quản lý chung của công ty và giảm khả năng phản ứng nhanh với
những yêu cầu của khách hàng.



×