Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài dự thi tìm hiểu ngày thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.97 KB, 22 trang )

BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
LỜI NÓI ĐẦU
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Câu 1: Bác Hồ đã từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời gian nào?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao hai lần. Lần thứ nhất Người giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là từ ngày
28/8/1945 (ngày thành lập Chính phủ lâm thời) đến ngày 2/3/1946 (ngày thành
lập Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến); lần thứ hai từ ngày 3/11/1946 (Ngày
thành lập Chính phủ mới hay Chính phủ Liên hiệp Quốc dân) đến tháng 3/1947.
Ngày 28/8 hằng năm là ngày truyền thống của ngành Ngoại giao và là
ngày Kỷ niệm thành lập nên ngành Ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trong thời kỳ
đầu với vô vàn thử thách mà một Nhà nước độc lập non trẻ gặp phải như chính
quyền vừa ra đời, thù trong giặc ngoài, kinh tế đình đốn, ngân sách trống rỗng…
cùng với tầm quan trọng của công tác Ngoại giao nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kiêm luôn vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đến ngày 2/3/1946, Chính
phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập từ các đảng phái khác nhau như Mặt
trận Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mệnh
Đồng minh Hội (Việt Cách). Lúc này, cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao do
Nguyễn Tường Tam (người của Việt Quốc) nắm giữ. Tuy nhiên, hơn 2 tháng
sau khi nhậm chức, ngày 30/5/1946, một ngày trước khi diễn ra Hội nghị
Fontainebleau, Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn
đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không đến Paris để tham dự Hội
nghị mà thay vào đó đã rời bỏ chính phủ, trốn theo quân đội Tưởng Giới Thạch
lưu vong sang Trung Quốc. Sự kiện này của Nguyễn Tường Tam đã đánh dấu
chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và các đảng phái không
cộng sản tại miền Bắc của Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ngày 3/11/1946,
Quốc Hội phê chuẩn Chính phủ Liên hiệp Quốc dân thay thế cho Chính phủ
Liên hiệp Kháng chiến trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa kiêm giữ
chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến tháng 3/1947. Từ tháng 3/1947 đến


Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
tháng 8/1954, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Hoàng Minh Giám đảm
nhiệm.
Trong thời kỳ đầu của một Nhà nước độc lập, tuy chính quyền còn non trẻ
và bị gián đoạn về thời gian do bối cảnh lịch sử nhiều đảng phái nhưng nền
Ngoại giao Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo, xây dựng
và dìu dắt trong hai khoảng thời gian từ 2/9/1945 đến 2/3/1946 và từ ngày
3/11/1946 đến tháng 3/1947, từ đó ngành Ngoại giao đã có đóng góp quan trọng
trong việc bảo vệ thành công chính quyền cách mạng Việt Nam trong những
ngày đầu mới thành lập.
Câu 2: Văn bản đầu tiên quy định về chức năng, nhiệm vụ
của Bộ Ngoại giao?
Trả lời:
Ngày 7/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 47 quy định về cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao. Theo sắc lệnh này, Bộ Ngoại
giao được chia ra làm Nội bộ và Ngoại bộ. Nội bộ gồm những cơ quan ở trụ sở
của Bộ (như Phòng Bí thư, Văn phòng, Phòng Cơ mật, Phòng Thông tin và Phát
ngôn, Phòng Công văn, Phòng Nhân viên Vật liệu và Kế toán, Phòng Nghi lễ
khánh tiết, Đổng lý sự vụ, Phòng Tuyên truyền và Báo chí, Phòng Thông dịch,
Phòng Luật pháp, Phòng Hành chính và Kiều dân, Phòng Chính trị và Kinh tế).
Ngoại vụ gồm các sứ bộ và lãnh sự bộ. Cách tổ chức cũng như chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan Nội bộ được quy định tại các điều 2, 3, 4 của Sắc lệnh
này còn chế độ Ngoại bộ sẽ do một Sắc lệnh riêng quy định. Như vậy, Sắc lệnh
số 47 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 7/4/1946 được coi là văn bản đầu
tiên quy định về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao. Sau này, để
phù hợp với tình hình mới, chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức của
Bộ Ngoại giao được thay thế bằng các Nghị định mới như Nghị định 157/CP
ngày 9/10/1961 hay Nghị định 82/CP ngày 10/11/1993, Nghị định 21/CP ngày
10/3/2003 và gần đây nhất là Nghị định 58/CP ngày 11/6/2013 của Thủ tướng

Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Chính phủ quy định lại về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Ngoại giao.
Câu 3: Trụ sở đầu tiên của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội được đặt ở đâu?
Trả lời:
Trụ sở đầu tiên của Bộ Ngoại giao được đặt trong Phủ Chủ tịch, sau đó
chuyển đến số nhà 43 Lý Thái Tổ. Năm 1946, trụ sở Bộ được chuyển đến số 23
phố Hàng Tre (nguyên là trụ sở Tổng Thanh tra Công chính Pháp). Sau ngày
Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 nổ ra, Bộ Ngoại giao chuyển lên An Toàn
Khu (ATK) ở Việt Bắc. Lúc đầu, Bộ được đóng tại nhà dân ở xã Kim Quan
Thượng, Yên Sơn, Tuyên Quang sau đó chuyển về xã Minh Khai (nay là xã
Minh Thanh), Sơn Dương, Tuyên Quang. Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ,
Bộ đã nhiều lần chuyển địa điểm, nhưng Bộ đóng trụ sở lâu nhất tại khu nhà
riêng thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nên ngày 25/8/2000 nơi đây
đã được xây dựng lại thành Khu di tích Bộ Ngoại giao. Tháng 7/1954, Bộ
chuyển về Đại Từ, Thái Nguyên, đến tháng 10/1954 cùng với việc về tiếp quản
Thủ đô Hà Nội được giải phóng, trụ sở Bộ Ngoại giao được đặt tại địa điểm hiện
nay là số 1 phố Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội.

Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Câu 4: Điều ước quốc tế đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết là
gì?
Trả lời:
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, tình hình trong nước vẫn hết sức rối
ren với sự hiện diện của quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng do Tưởng Giới
Thạch cầm đầu tiến vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật. Trong khi đó quân
Anh cũng tiến vào miền Nam với nhiệm vụ tương tự, chính phủ Pháp vẫn quyết

tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương và tìm mọi cách quay trở lại miền Bắc
Việt Nam. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đối phó với thù trong giặc
ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa ra quyết sách “hòa để tiến”, hòa
hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước.
Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh. Hai
nước lớn đã mua bán, trao đổi lợi ích, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở
lại Đông Dương; cho quân Tưởng Giới Thạch vơ vét thêm một ít quyền lợi, "bắt
nhân dân Việt Nam nhắm mắt nuốt chửng Hiệp ước Hoa - Pháp". Nhận định về
Hiệp ước Trùng Khánh, Đảng ta chỉ rõ: Hiệp ước Hoa - Pháp chứng tỏ "vì muốn
cứu vãn quyền lợi chung của đế quốc, chống phong trào cách
mạng vô sản và cách mạng thuộc địa, Anh, Pháp và Mỹ - Tàu đã dẹp tạm mâu
thuẫn bộ phận ở Đông Dương" và "dù nhân dân Đông Dương muốn hay không
muốn, nhất định chúng cũng thi hành Hiệp ước ấy". Vấn đề đặt ra ở đây không
phải là đánh hay không đánh, mà "là biết mình biết người, nhận một cách khách
quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho
đúng". Và đứng trước thời khắc gay go, quyết liệt, đòi hỏi những hành động tỉnh
táo, đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng
suốt: Hòa để tiến.
Điều kiện hòa hoãn đã hiện hữu và Dự thảo Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp
với những điều khoản nhân nhượng cần thiết liên quan đến quyền lợi quốc gia
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
đã được nhanh chóng hoàn thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Hội đồng
Chính phủ báo cáo với Ban Thường trực Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban kháng
chiến, Cố vấn tối cao tại phiên họp đặc biệt sáng 6-3-1946 và được sự nhất trí
của Hội nghị. Để cho sự uỷ quyền có tính chất chính thức, tất các các đại biểu
tham dự phiên họp đều ký vào Biên bản đặc biệt, đồng thời, Chính phủ cũng sẽ
yêu cầu những đại biểu vắng mặt ký vào biên bản sau.
Thực hiện quyết định này, ngày 6/3/1946, bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết
tại số nhà 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội) giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Jean Sainteny, đại diện cho
Chính phủ Pháp. Theo Hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Quốc hội, quân đội và tài chính riêng,
nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp và cam đoan thừa
nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ. Thay vào đó Việt
Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân đội Trung
Hoa và sẽ rút hết sau 5 năm…
Như vậy Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp là Hiệp định mang tính chất của
một văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết
với nước ngoài là Pháp dưới sự chứng kiến của đại diện các nước Mỹ, Anh và
Trung Hoa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Bản Hiệp định sẽ dẫn chúng ta đến
một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng, và đó là một thắng lợi chính trị lớn lao”.
Bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp không những có ý nghĩa quan trọng về mặt
thực tiễn như giúp nhân dân ta tránh đối đầu với hơn 30 vạn quân các nước thù
địch mà thay vào đó chỉ cần tập trung đánh đuổi hơn 10 vạn quân Pháp, đồng
thời, nhân thời gian này, quân ta cũng dành được giây phút nghỉ ngơi để chuẩn
bị một một cuộc chiến mới mà còn tạo cơ sở pháp lý cho công cuộc đấu tranh
ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Văn bản
pháp lý quốc tế đầu tiên này là một hình mẫu về sự thỏa hiệp có nguyên tắc
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
trong đấu tranh ngoại giao, lợi dụng mâu thuẫn của địch để lựa chọn phương
sách đỡ hao tổn mà lại chắc chắn hơn cho sự thắng lợi lâu dài của đất nước.
Hai bên Việt – Pháp ký kết hiệp định sơ bộ
Câu 5: Cơ quan đại diện đầu tiên của ta được đặt tại đâu?
Trả lời:
Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước
Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận
và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định của luật và cơ

quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán), cơ quan đại
diện lãnh sự (Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán), cơ quan đại diện tại tổ chức
quốc tế (Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực
và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt
Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ).
Trong thời kỳ cách mạng, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đầu
tiên của nước ta là Văn phòng đại diện không chính thức tại Paris trong thời gian
diễn ra Hội nghị Fontainebleau (từ 6/7/1946 – 10/9/1946) do ông Hoàng Minh
Giám đứng đầu. Đến cuối năm 1947, ta rút cơ quan đại diện này tại Pháp.
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Tháng 8/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử ông Nguyễn
Đức Quỳ đến Bangkok mở một Văn phòng đại diện, tuy nhiên đến tháng
6/1951, văn phòng này bị đóng cửa khi Chính phủ Thái Lan công nhận Chính
phủ Bảo Đại của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1950, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ở Trung Quốc khánh thành Đại sứ quán đầu tiên tại Bắc Kinh, sau
đó ta cũng lập thêm Đại sứ quán ở Liên Xô. Cuối năm 1953 đầu 1954, các Lãnh
sự quán tại Nam Ninh, Côn Minh và Quảng Châu lần lượt được thành lập. Thời
gian từ 1954 đến 1964, nước ta đã thiết lập quan hệ với 12 nước ở châu Á, châu
Phi; lập thêm 12 Đại sứ quán, 5 Tổng lãnh sự quán và 2 cơ quan đại diện. Tính
đến năm 1986 nước ta đã có 51 cơ quan đại diện nước ngoài và quan trọng nhất
là cơ quan đại diện tại Liên Hợp quốc được thành lập.
Với cơ quan đại diện đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Văn
phòng đại diện không chính thức tại Paris (năm 1946), cho đến nay Việt Nam ta
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 184 nước thuộc tất cả các châu lục và
vùng lãnh thổ và đây được coi là một nỗ lực to lớn của ngành ngoại giao Việt
Nam nói chung.
Câu 6: Cuốn sách trắng đầu tiên của Bộ Ngoại giao biên soạn về vấn đề gì
và vào thời gian nào?
Trả lời:

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2005)
và 30 năm ngày đất nước độc lập, thống nhất cũng như hưởng ứng việc Liên
Hợp Quốc kiểm điểm 5 năm việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, ngày
18/8/2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo nhằm ra mắt cuốn Sách
trắng đầu tiên mang tên “Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt
Nam”. Cuốn sách này đã mang đến cho đông đảo bạn bè quốc tế và người dân
trong nước một cái nhìn toàn diện nhất về quan điểm, chính sách, thực tiễn triển
khai và những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực bảo vệ và thúc
đẩy các quyền tự do cơ bản của con người tại Việt Nam đồng thời phản bác lại
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
những luận điệu sai lệch mà các thế lực thù địch đã xuyên tạc nhằm gây mất ổn
định và chống phá công cuộc xây dựng đất nước của ta.
Cuốn Sách trắng là một tài liệu quan trọng được Bộ Ngoại giao biên soạn
nhằm thể hiện rõ 4 phần chính là: (1) – quan điểm, chính sách của Việt Nam về
quyền con người; (2) – những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thực
hiện và thúc đẩy quyền con người; (3) – hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con
người; (4) – một số luận điệu vu cáo Việt Nam trong vấn đề quyền con người.
Cụ thể, phần một của cuốn sách tập trung hệ thống hóa các quan điểm,
chính sách và khuôn khổ pháp luật của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo
đảm các quyền con người, từ đó xác định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định sự phát triển bền vững của
đất nước. Phần hai của cuốn sách nêu bật được những thành tựu cơ bản mà Việt
Nam đạt được trong công cuộc thực hiện hóa quyền con người (bảo đảm các
quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; quyền của phụ nữ, chăm
sóc và bảo vệ) thông qua hàng loạt các bằng chứng xác thực với những con số
cụ thể. Phần ba của cuốn sách trắng thể hiện sự tôn trọng pháp luật quốc tế và
thực hiện đúng những cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong các Công ước quốc
tế về nhân quyền thông qua việc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng
hóa và tăng cường hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thúc đẩy và phát

triển quyền con người. Nhằm phá tan những vu cáo và luận điệu sai lệch của các
thế lực thù địch trong và ngoài nước về việc Việt Nam xâm phạm nhân quyền,
phần bốn của cuốn sách đã vạch rõ và phân tích những âm mưu, thủ đoạn làm
mất ổn định chính trị, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam của các thế lực nhằm che mắt
dư luận trong và ngoài nước.
Câu 7: Hội nghị Ngoại giao đầu tiên được tổ chức vào thời gian nào?
Trả lời:
Nhằm theo đuổi 3 mục tiêu cốt lõi là đấu tranh giành và giữ vững độc lập
tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; tạo môi trường quốc tế hòa
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
bình, thuận lợi để kiến quốc; không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước,
kể từ khi ra đời cho đến nay, sau 70 năm ngành Ngoại giao Việt Nam đã gặt hái
được rất nhiều thành công to lớn và không ngừng trưởng thành. Qua một chặng
đường dài, ngành Ngoại giao nước ta đã tổ chức thành công 28 Hội nghị Ngoại
giao, mỗi Hội nghị đều có chủ đề rõ ràng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của
đất nước và nêu bật được nhiệm vụ cho công tác ngoại giao trong từng giai
đoạn.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ nhất diễn ra từ ngày 11 đến ngày 23/3/1957
đã xác định đường lối đối ngoại cho ngành Ngoại giao là “củng cố và phát triển
tình hữu nghị với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa theo tinh thần
quốc tế vô sản và trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, triệt để phát triển
những mối quan hệ tốt sẵn có dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. Căn
cứ vào tình hình đất nước những năm chiến tranh đầy gian khổ khi nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn phải đối phó với nguy cơ xâm lược của đế quốc Mỹ
thay cho thực dân Pháp. Với chiến thắng vẻ vang Điện Biên Phủ và Hiệp định
Giơ-ne-vơ được ký kết, nước ta bước vào thời kỳ mới với nhiệm vụ xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại cho công tác ngoại giao trong Hội
nghị Ngoại giao lần thứ nhất là nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước. Các hội nghị tiếp theo cho đến Hội nghị Ngoại giao lần thứ
7 (1968) về cơ bản đều thực hiện nhiệm vụ này và theo đuổi mục tiêu như Hội
nghị lần thứ nhất.
Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 13 (1977) đến Hội nghị lần thứ 16 (1983)
khi đất nước đã thống nhất, ngoại giao Việt Nam đều tập trung củng cố, đào tạo
đội ngũ ngoại giao vững mạnh nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước sau thời kỳ chiến tranh.
Cùng đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới (1986), các Hội nghị Ngoại giao
lần thứ 17 (1987) đến 20 (1992) đều xác định ngành Ngoại giao đóng vai trò
quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ, phá thế bao vây, cấm vận, mở
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
rộng quan hệ quốc tế và tạo môi trường hòa bình, từng bước ổn định phát triển
đất nước.
Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện trên nhiều lĩnh vực, các
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 21 (1998) cho đến nay (Hội nghị lần thứ 28 (2013)
đều nhấn mạnh đến sự mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực của đất nước nhằm
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong
đó Ngoại giao là một phần không thể thiếu.
Như vậy, từ Hội nghị Ngoại giao đầu tiên (1957) cho đến nay đã có 28
Hội Nghị được diễn ra, mỗi Hội nghị đều trú trọng xác định rõ phương hướng,
đường lối đối ngoại của ngành Ngoại giao trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
Câu 8: CP72 là đơn vị nào?
Trả lời:
Chiến tranh chia cắt hai miền đất nước cùng những yêu cầu cấp bách của
giai đoạn mới nên ngày 6/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam ra đời, cùng với đó, Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng
Lâm thời miền Nam với mật danh CP72 được thành lập và đóng trụ sở tại Cam
Lộ, Quảng Trị do bà Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng. Kể từ khi thành lập cho

đến đầu năm 1973, Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam (ban CP72) có 12 đơn vị trong nước, trong đó có 6 Vụ làm
công tác đối ngoại và 32 đơn vị ở ngoài nước (25 Đại sứ quán, 5 Phòng Thông
tin, 1 Đoàn Đại diện ở Paris). Đến cuối năm 1975, có hơn 50 quốc gia trên thế
giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong thời gian hoạt động của mình, đơn vị
CP72 đã có đóng góp vô cùng quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam Việt Nam, những nỗ lực ngoại giao đó
được thể hiện trong vòng 4 năm, 9 tháng với 202 phiên họp công khai, 24 cuộc
họp riêng để dẫn tới ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
hòa bình ở Việt Nam. Ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Paris,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình thay mặt Chính phủ cách mạng lâm
thời miền Nam Việt Nam chính thức ký vào văn bản của Hiệp định Paris về
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và kết thúc cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất,
khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20.
Ngày 25/6/1976 khi Quốc hội tuyên bố cả nước thống nhất về mặt Nhà
nước, Bộ Ngoại giao ở hai miền Bắc, Nam được hợp nhất thành Bộ Ngoại giao
nước CHXHCN Việt Nam dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Chính trị.
Với những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước và lập lại hòa bình ở Việt Nam, ban CP72
tuy chỉ hoạt động đến năm 1976 nhưng về sau các cán bộ vẫn duy trì công tác
trong ngành ngoại giao nói chung và cho đến nay, hàng năm, nhân dịp kỷ niệm
ngàng giải phóng miền Nam hay kỷ niệm ngày Hiệp định Paris được ký kết, Ban
liên lạc cán bộ CP72 của các bậc tiền bối lão thành lại tổ chức họp mặt để ôn lại
những kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng hoạt động ngoại giao trước đây và
tự hào là một đơn vị đã trưởng thành cũng như cống hiến hết mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 9: Việc bổ nhiệm “tập sự cấp vụ” là một điểm sáng trong công tác cán

bộ của Bộ ta so với các Bộ, ngành khác, bạn hãy cho biết việc tiến hành bổ
nhiệm “tập sự cấp vụ” được tiến hành từ thời gian nào?
Trả lời:
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 13 (diễn ra từ ngày 13/5 - 17/5/1977) đã xác
định mục tiêu chính của ngành Ngoại giao là “Xây dựng đội ngũ ngoại giao
vững mạnh, thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ hai và làm tròn nghĩa vụ
quốc tế”. Trong đó, yêu cầu cấp bách về việc xây dựng đội ngũ ngoại giao vững
mạnh cả về lý luận và thực tiễn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với
công tác xây dựng ngành. Do đó, giữa năm 1978, Lãnh đạo Bộ đã mở lớp tập sự
cấp vụ đầu tiên để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cấp vụ nhằm nâng cao kiến thức lý
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
luận (lý luận Mác - Lênin, chính trị trong và ngoài nước, kinh tế, luật pháp…),
khả năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng thực tiễn cần thiết cho một nhà ngoại
giao. Sau lớp tập sự cấp vụ đầu tiên vào năm 1978, Bộ ban hành Quy chế tập sự
cấp Vụ và mở các lớp tập huấn tiếp theo. Đến năm 1983, rút kinh nghiệp từ các
lớp tập sự cấp vụ, Bộ cho ban hành Quy chế tập sự cấp Bộ và đến năm 1984 thì
lớp tập sự cấp Bộ đầu tiên được diễn ra.
Xuất phát điểm từ lớp tập sự cấp vụ, công tác xây dựng, đào tạo cán bộ
ngành Ngoại giao dần được chú trọng và từng bước trở nên bài bản, hiệu quả
hơn thông qua hàng loạt các lớp tập sự cấp Bộ, cấp Vụ hay các lớp bồi dưỡng tại
chức, bổ túc cũng như các hoạt động giảng dạy, đào tạo tại Học viện Ngoại giao
(trước đây là Đại học Ngoại giao) được chú trọng và nâng cao hơn nhằm đáp
ứng, phục vụ nhu cầu công tác ngoại giao ngày càng phức tạp của Bộ theo từng
giai đoạn phát triển của đất nước.
Câu 10: Hãy nêu 5 Hội nghị đa phương mà Việt Nam tổ chức trong giai
đoạn từ năm 1986 trở lại đây?
Trả lời:
Từ năm 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
(12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong

đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích cao nhất
của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là "giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng là mục tiêu bao trùm của chính sách
đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/19988) đã tạo ra bước
ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ
Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006)
đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng bước đước bổ sung,
hoàn chỉnh. Đó là đưòng lối đối ngoại "độc lập tự chủ, hoà bình , hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ
quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực" ( Văn kiện Đại hội X). Đại hội XI đã phát triển và bổ sung chính sách đối
ngoại, không chỉ là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;” (Văn kiện
Đại hội XI) mà còn phải “nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân
tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế” (Văn kiện Đại hội XI), năm 2011.
Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được
những thành công quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội
khỏi Cămpuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao
vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá
và đa phương hoá; bình thường hoá và từng bước xác lập khuôn khổ quan hệ ổn
định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển (cho đến
nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó có tất cả các nước

lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của
nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc (1977), Phong trào Không
liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN (1995). Diễn đàn hợp tác Á-
Âu ASEM (1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương
APEC ,1998 ); giải quyết ổn thoả nhiều tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển
đảo, giữ vững môi trường hoà bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường
ngoại giao đa phương.
Năm 1986 - thời điểm đánh dấu nước ta bước vào công cuộc Đổi mới đất
nước nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, với những nhiệm vụ mới do Đại
hội Đảng VI (1986) đề ra, Ngoại giao Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
việc phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ quốc tế và tạo môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển đất nước. Song hành cùng quá trình đổi mới đất
nước, tư tưởng đối ngoại của nước ta cũng có những bước đổi mới căn bản theo
phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn
sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển”. Trên tinh thần đó, Ngoại giao Việt Nam đã xác định đối
ngoại đa phương trở thành yêu cầu cấp thiết và là phương thức hữu hiệu củng cố
cho ngoại giao song phương, góp phần hình thành cục diện hợp tác, liên kết đa
tầng cho nền ngoại giao toàn diện của nước nhà.
Với những nỗ lực vượt bậc của ngành ngoại giao dưới sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thành công trong việc phá thế bao vây, cô lập,
bình thường hóa quan hệ và từng bước mở rộng quan hệ quốc tế, tạo tiền đề và
nền tảng vững chắc cho công cuộc đối ngoại của ngành ngoại giao ngày nay.
Với tư cách là thành viên tích cực, có trách nhiệm và đặc biệt là thông qua việc
tổ chức, chủ trì thành công các Hội nghị khu vực và quốc tế cấp cao, ngành
ngoại giao Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao uy tín và vị thế
của đất nước trên trường quốc tế. Bên cạnh ngoại giao song phương, Việt Nam

cũng gặt hái nhiều thành công trên lĩnh vực ngoại giao đa phương thông qua
việc tổ chức nhiều Hội nghị đa phương, điển hình có thể kể đến 5 Hội nghị đa
phương sau:
Thứ nhất, vào năm 1997, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp
cao lần thứ 7 của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (gọi tắt là Cộng
đồng Pháp ngữ, ngày nay là Tổ chức quốc tế Pháp ngữ - OIF). Việt Nam là
thành viên của OIF từ năm 1979, sau đó ta tích cực tham gia các hoạt động cũng
như Hội nghị cấp cao của Cộng đồng Pháp ngữ, đến tháng 11/1997, Việt Nam
đang cai tổ chức Hội nghị Cấp cao lần thứ 7 tại Hà Nội và đây cũng là Hội nghị
đa phương đầu tiên mà Việt Nam tổ chức sau Đổi mới với quy mô quốc tế lớn
gần 2000 người tham dự, trong đó có các nguyên thủ quốc gia của gần 50 nước.
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Chủ đề chính của Hội nghị này là “Hội nghị cấp cao Hà Nội: tăng cường
hợp tác và đoàn kết trong Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp vì hòa
bình và phát triển kinh tế - xã hội” được gắn với chủ đề phụ “Phát huy nguồn
nhân lực: động lực và đối tượng của sự phát triển”. Kết quả, Hội nghị đã thông
qua Tuyên bố Hà Nội, Kế hoạch hành động Hà Nội và hiến chương Pháp ngữ
(sửa đổi), Hội nghị cũng đã làm nổi bật mối quan tâm của Cộng đồng với mục
tiêu bảo vệ hòa bình và góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa 3 lĩnh vực chính trị,
kinh tế và văn hóa trong khuôn khổ hoạt động của Cộng đồng, giúp cho Cộng
đồng ngày càng hoạt động hiệu quả và năng động hơn trong bối cảnh quốc tế
mới.
Thứ hai, sau 3 năm gia nhập ASEAN (tháng 7/1995), trong 2 ngày 15 và
16/12/1998, Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ
6. Với sự tham dự của 10 nước ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội
đã diễn ra với chủ đề “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và
phát triển đồng đều”. Hội nghị lần thứ 6 này diễn ra trong bối cảnh các nước khu
vực Đông Nam Á đang gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính cũng như
vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippin.

Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Sau 2 ngày làm việc, Hội nghị đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng
như Tuyên bố Hà Nội và Chương trình hành động Hà Nội tập trung thể hiện tinh
thần đoàn kết, hợp tác nhằm phục hồi nền kinh tế, khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế - tài chính cũng như củng cố hòa bình, ổn định và phát triển
trong khu vực. Sự thành công của Hội nghị đã đánh dấu một bước tiến quan
trọng trong công tác ngoại giao của Việt Nam khi chứng tỏ nước ta là một thành
viên tích cực và năng động trên con đường hội nhập khu vực và thế giới. Bước
tiếp thành công này, năm 2010, một lần nữa Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội với chủ đề và nhiệm vụ mới phù hợp với
bối cảnh quốc tế và khu vực.
Thứ ba, là một thành viên sáng lập nên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM
(1996), Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,
đa phương hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế trong khuôn khổ ASEM
trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Trong đó,
đóng góp đáng kể và quan trọng nhất của Việt Nam có thể kể đến sự kiện Việt
Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 5 vào tháng 10/2004
tại Hà Nội. Thông qua Hội nghị đa phương lần này, Việt Nam đã đưa ra nhiều
sáng kiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế - tài chính, văn
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
hóa - giáo dục cho đến các sáng kiến về y tế, giao thông vận tải, an ninh năng
lượng, khoa học - công nghệ, du lịch.
Tiếp nối thành công của Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 5, Việt Nam
tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động quan trọng khác như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEM lần thứ 9 (25-2/5/2009), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần
thứ 2 (14-15/5/2009) hay Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEM (2012)…Với sự
năng động và tích cực của một nước thành viên và cũng là nước sáng lập
ASEM, Việt Nam đã cho thấy ngoại giao đa phương là một phương thức ngoại

giao hữu hiệu, củng cố và hỗ trợ cho các mối quan hệ song phương ngày càng
bền vững và đem lại hiệu quả hơn.
Thứ tư, năm 2006 là năm mà công tác ngoại giao đa phương của Việt
Nam gặt hái được nhiều thắng lợi, nổi bật nhất là nước ta đã tổ chức thành công
Năm APEC 2006, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra từ ngày 12-
19/11/2006 tại Hà Nội. Trong vòng 1 tuần lễ, chúng ta đã tổ chức thành công
130 hội nghị, hội thảo với sự tham gia của các lãnh đạo các nước châu Á - Thái
Bình Dương, cùng nhau thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, thực hiện Lộ
trình Bu-san cũng như tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực của các nước
thành viên APEC.
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
Tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC từ
năm 1998, đến năm 2006, Việt Nam đã thể hiện được sự đóng góp tích cực của
mình khi đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội và còn đưa ra
nhiều sáng kiến, đóng góp tích cực cho Hội nghị.
Thứ năm, từ ngày 28/3 - 1/4/2015, kỳ họp Đại hội đồng Liên minh Nghị
viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) diễn ra tại Hà Nội là sự kiện mang dấu ấn
ngoại giao nghị viện đa phương quan trọng với quy mô toàn cầu của Việt Nam.
Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi mục tiêu hòa bình, Quốc hội Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của IPU vào ngày 21/4/1979. Sau 35 năm, đây là
lần đầu tiên nước ta đăng cai tổ chức IPU-132, với kinh nghiệm là nước chủ nhà
của kỳ họp Đại hội đồng Liên minh Nghị viện các nước ASEAN (AIPO) lần thứ
23 vào năm 2002, Việt Nam đã một lần nữa thể hiện sự chuẩn bị chu đáo và tổ
chức thành công sự kiện quy mô thế giới với sự góp mặt của hơn 700 nghị sĩ đến
từ 127 nước thành viên IPU lần này. Diễn ra với chủ đề xuyên suốt “Các mục
tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”, kỳ họp IPU-132 đã tổ
chức hơn 30 phiên họp (bao gồm cả các phiên họp toàn thể và các hoạt động bên
lề) để tập trung trao đổi, đưa ra đề xuất và giải pháp cho các vấn đề hòa bình, an
ninh, hợp tác và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) cũng

Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
như các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Sự kiện mang tính toàn cầu này
được tổ chức tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng với các cơ chế nghị viện trên
thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng thể hiện được vai
trò của ngoại giao đa phương của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới.
Bên cạnh những Hội nghị đa phương kể trên, Việt Nam với tư cách là
thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế còn tổ chức rất nhiều các Hội
nghị đa phương lớn nhỏ khác nhau, điều đó tái khẳng định rằng ngoại giao đa
phương là một phần không thể thiếu của nền ngoại giao Việt Nam, góp phần
đảm bảo lợi ích đất nước cũng như cộng đồng quốc tế. Thông qua ngoại giao đa
phương, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao khi thể hiện được hình ảnh một Việt Nam đổi mới, thân thiện, năng động,
không ngừng phát triển và yêu chuộng hòa bình.
Câu 11: Liên quan đến ngành Ngoại giao, Bác Hồ đã nói: “Thực lực là cái
chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Với đường
lối đối ngoại rộng mở và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế,
Việt Nam ngày càng có nhiều quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ và
các Tổ chức quốc tế; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng
định trên trường quốc tế. Nhìn lại lịch sử phát triển của Ngành Ngoại giao
Việt Nam, bạn hiểu câu nói của Bác như thế nào và ngành đối ngoại đã vận
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
dụng, thực hiện lời dạy của Bác từ đó đến nay như thế nào; suy nghĩ của
bạn đóng góp cho sự phát triển của Ngoại giao Việt Nam trong thời gian
tới.
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của cả dân tộc là người rất có duyên với
ngành Ngoại giao. Người đã từng nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là
cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Câu nói này giản dị mà mang nhiều ý

nghĩa to lớn và sẽ đúng với mọi hoàn cảnh.
Như chúng ta đã biết, chiêng là một loại nhạc khí đặc trưng của văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên. Chiêng làm bằng hợp kim đồng, cồng có núm còn
chiêng thì không. Chiêng được đánh trong các lễ hội của người Tây Nguyên.
Chiêng càng to thì tạo nên âm thanh càng lớn. Bác Hồ là người luôn sử dụng
những từ ngữ dễ hiểu nhất, làm người nghe dễ liên tưởng nhất nhưng đầy đủ ý
nghĩa sâu sa. Ở đây cũng vậy, chiêng chính là nhân tố nội lực, là gốc rễ tạo nên
tiếng to hay bé. Tiếng chiêng là sự thể hiện ra bên ngoài của bản thân chiếc
chiêng có tốt, có to hay không. Chiêng và Tiếng của nó phát ra là 2 mặt thể hiện
của nhau.
Nếu nói Ngoại giao là cái Tiếng thì sự hùng mạnh của đất nước chính là cái
Chiêng. Đất nước yếu, chiêng bé, đất nước giầu mạnh, chiêng to. Chỉ khi đất
nước khẳng định được sức mạnh của mình thì nghành Ngoại giao mới có thể
chiến thắng trên bàn hội nghị, mới có thể đạt được những ký kết, thương lượng
có lợi cho nước nhà.
Nhìn lại lịch sử Ngoại giao của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ ràng
những sự kiện như vậy:
- Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được quốc tế công nhận
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Minh đã buộc người Pháp
phải ngồi vào bàn và ký hiệp định Geneva. Qua đó công nhận nền độc lập trên
toàn Đông Dương.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 có ý nghĩa đánh bại
hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ
trở lại bàn đàm phán và ký kết văn bản Hiệp định Paris ngày 27/01/2973.
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU 70 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM”
- Trong hiện tại, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, đất
nước ta đạt được nhiều thành tựu trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa xã hội,
quốc phòng an ninh. Việc này minh chứng cho sự lớn mạnh của đất nước. Sự

lớn mạnh này tạo tiền đề cho ngành Ngoại giao nâng cao vị thế để đảm bảo tối
đa lợi ích dân tộc khi tham gia các sân chơi khu vực cũng như quốc tế. Chúng ta
đang tham gia rất nhiều các diễn đàn, các tổ chức kinh tế, xã hội. Việc tham gia
vào các tổ chức đó không nhằm mục đích nào khác ngoài việc tìm được các mối
lợi ích, các hợp tác với các nước bạn để phát triển mình.
Về hội nhập kinh tế, Việt Nam hiện tại đang tham gia đàm phán PPT -
ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG
Hoàng Đức Kiên – Trung tâm Thông tin và Dịch vụ đối ngoại Thái Nguyên

×