Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 142 trang )

Lun văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay
MỤC LỤC
Tàu hải quân Mỹ USS John S. McCain thăm chính thức thành phố Đà Nẵng 128
ngày 07/04/2014 128
Tuyên bố chung của Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch
nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang 131
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
ADMM+ ASEAN Defense Ministers
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng
APEC Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN
BTA Bilateral Trade Agreement-
United States Vietnam
Hiệp định thương mại song phương
Hoa Kỳ - Việt Nam
COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử
DOC Declaration on Conduct of
the Parties in the East Sea


Tuyên bố về ứng xử của các bên tại
Biển Đông
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FMF Foreign Military Financing Chương trình tài chính cho quân
đội nước ngoài
FETP Fulbright Economics
Teaching Program
Chương trình Giảng dạy kinh tế
Fulbright
IIE Institute of International
Education
Viện giáo dục quốc tế
IMET International Military
Education and Training
Thỏa thuận huấn luyện đào tạo
quân sự quốc tế
LMI Lower Mekong Initiative Sáng kiến nguồn sông Mê Kông
MIA Missing in action Tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất
tích trong chiến tranh Việt Nam
PEPFAR The U.S. President's
Emergency Plan for AIDS
Relief
Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của
Tổng thống Hoa Kỳ về phòng,
chống AIDS
TPP Trans - Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến

lược xuyên Thái Bình Dương
USGS United states Geological
Survey
Cơ quan khảo sát địa chất của Hoa
Kỳ)
USAID United states Agency for
International Development
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
USD United States dollar Đồng đô la Hoa Kỳ
VEF Vietnam Education
Foundation
Quỹ giáo dục Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 7/2015 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình quan
hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, đó là kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ
song phương (11/7/1995). Hai mươi năm qua, quan hệ hai nước đã có bước
phát triển ngoạn mục, đặc biệt là dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống
Barack Obama (B. Obama).
Những năm gần đây, sự tương đồng trong lợi ích chiến lược đã thu hút
cả hai nước xích lại gần nhau hơn. Bắt đầu từ năm 2010, hai nước đẩy nhanh
quá trình này, hình thành quan hệ đối tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khi
Chính quyền Obama xác định Việt Nam là một trong những đối tác mới cần
thiết lập mối quan hệ chiến lược và đạt được thành tựu lớn khi quan hệ đối tác
toàn diện được thiết lập vào năm 2013. Do quan hệ đối địch trong quá khứ,
nên những tiến triển nhanh chóng trong quan hệ hai nước trong những năm
qua gây không ít ngạc nhiên đối với các nhà quan sát. Như Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt Nam Ted Osiu trong buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội (ngày 06/3/2015) đã chia sẻ "Trong những năm 1990, liệu
có ai nghĩ là có thể có một quan hệ đối tác như vậy? Hồi đó tôi đã ở đây, và

dù tất cả chúng tôi đều hy vọng về những điều tốt nhất, tôi không nghĩ rằng ai
lại dự đoán được chúng ta có thể tiến xa như hiện nay" [86].
Sự phát triển trong quan hệ hai nước dựa trên cơ sở những lợi ích
chung mà cả hai nước có được trong mối quan hệ. Đối với Hoa Kỳ, cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008 và trước đó là cuộc chiến
chống khủng bố mà chính quyền G.W.Bush tiến hành đã để lại hậu quả
nghiêm trọng cho Hoa Kỳ về cả sức mạnh và uy tín trên thế giới. Mặc dù vẫn
là siêu cường, song sức mạnh của Hoa Kỳ đã bị suy giảm và phải chịu sự
1
cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc mới nổi, đặc biệt là sự “trỗi dậy” mạnh
mẽ của Trung Quốc. Do đó, phát triển mối quan hệ với Việt Nam sẽ giúp Hoa
Kỳ đẩy nhanh nỗ lực hội nhập châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ và
tăng cường lợi ích cũng như ảnh hưởng tại khu vực này. Đối với Việt Nam,
Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng trong các mục tiêu kinh tế và chiến lược: lợi
ích kinh tế hướng vào xuất khẩu và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhằm
thực hiện chủ trương đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và cân bằng giữa các
nước lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay khi mà tình hình khu vực có
nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sự quyết đoán của Trung Quốc trên Biển
Đông ngày một gia tăng, thì việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ
ngày càng có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn đối
với an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Tuy mối quan hệ song phương đã đạt được bước tiến lớn, song nhìn
chung vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi, đã xây dựng được những nền tảng căn
bản, nhưng vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai phá. Chính vì
vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009
đến nay thiết nghĩ là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất sâu
sắc. Nhất là vào tháng 7/2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa
quan hệ. Đây sẽ là dịp để cả Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhìn lại chặng đường
đã qua cùng với những gì đã đạt được, và những gì còn tồn tại, từ đó cùng
nhau tiếp tục nỗ lực để quan hệ song phương đạt được những phát triển thực

chất và sâu sắc hơn, hướng tới xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược trong
tương lai.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn: "Quan hệ
Hoa Kỳ - Việt Nam trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Barack
Obama (2009 - 5/2015)” làm đề tài luận văn của mình.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ
XXI, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam có những bước tiến dài, từ chỗ là “cựu thù”
đã phát triển thành quan hệ “đối tác toàn diện”. Do đó, đây là đề tài thu hút sự
quan tâm của rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.1 Tài liệu nước ngoài
Cuốn “U.S – Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic
Alignment” (2012) của các tác giả Colonel William Jordan, Lewis M. Stern,
Walter Lohman đi sâu phân tích ba giai đoạn phát triển của mối quan hệ quốc
phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến năm
2012. Từ đó đưa ra những biện pháp để thúc đẩy quan hệ hai nước trên lĩnh
vực quốc phòng tiến tới mối quan hệ chiến lược.
Tác giả Mark E. Manyin trong cuốn “U.S. – Vietnam Relations in
2014: Current Issues and Implications for U.S. Policy” (2014) trình bày các
vấn đề chính trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trên các lĩnh vực như: chính
trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, môi trường, hỗ trợ nhân đạo, năng
lượng, hậu quả chiến tranh, các vấn đề nhân quyền…Tác giả cũng đi vào
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của Hoa Kỳ
đối với Việt Nam và tới quan hệ hai nước, trong đó nhấn mạnh đến những
căng thẳng gần đây trên Biển Đông, mối quan hệ Việt – Trung, mục tiêu cũng
như lợi ích của cả hai nước trong mối quan hệ với nhau.
Các tác giả Murray Hiebert, Phuong Nguyen, Gregory B. Poling trong
công trình nghiên cứu “A new era in U.S. - Vietnam relations” (2014) trình
bày những bước tiến dài trong lịch sử quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam kể từ khi

bình thường hóa và cung cấp các khuyến nghị cụ thể cho hoạch định chính
sách ở cả hai nước nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chủ yếu như:
3
chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế - thương mại, văn hóa –
giáo dục…
2.2 Tài liệu trong nước
Cuốn “Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa
Kỳ”, Nxb Khoa học xã hội, 2014 của tác giả Ngô Xuân Bình (chủ biên) làm rõ
các yếu tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi hai nước thiết lập
quan hệ ngoại giao đến nay, đặc biệt là giai đoạn sau khi hai nước ký Hiệp định
thương mại tự do song phương (BTA). Từ đó, tác giả đi vào phân tích nội dung
và ý nghĩa của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, chỉ ra khả năng
cũng như những thách thức, trở ngại đặc biệt trên phương diện chính trị mà hai
nước phải đối mặt và vượt qua để hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối mới. Trình bày thực trạng quan hệ hai nước trên
tất cả các lĩnh vực, qua đó có những đánh giá và dự báo về xu thế phát triển của
quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Tác giả Bùi Thị Phương Lan trong ấn phẩm “Quan hệ Việt Nam - Hoa
Kỳ 1994 - 2010”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2011, trình bày bối cảnh
trước bình thường hóa toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, làm rõ vị trí của
Việt Nam trong chính sách an ninh mới của Hoa Kỳ và tương quan quan hệ
của Hoa Kỳ với châu Á. Từ góc nhìn đó, tác giả cho thấy sự chuyển động cơ
năng mối quan hệ đang phát triển nhanh chóng giữa hai nước và chính sách
đối ngoại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Tác giả Cù Chí Lợi thuộc Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam trong công trình nghiên cứu cấp Bộ “Quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam - Hoa Kỳ: Quan điểm tiếp cận và tính khả thi”, (2013) phân
tích quan hệ đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua
việc xem xét một số cặp quan hệ đối tác chiến lược tiêu biểu của Hoa Kỳ đối
với Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập và Singapore. Từ đó, tập trung vào phân tích và

4
đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, cụ
thể là đánh giá sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ giai đoạn bình
thường hóa quan hệ đến nay về các mặt ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc
phòng… cũng như phân tích nhu cầu xây dựng đối tác chiến lược giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ mà các nhà hoạch định chính sách của hai nước đang hướng
tới. Ngoài ra, các tác giả còn phân tích những trở ngại bên trong và bên ngoài
cũng như xu thế phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay và trong
thời gian tới và quan điểm của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược với Hoa Kỳ.
Trong chuyên đề “Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ dưới thời
Tổng thống Obama” (2012), Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, tác giả Lê Lan Anh đã trình bày tình hình hợp tác của hai nước
trên lĩnh vực quốc phòng, coi đó là một trong những biện pháp thúc đẩy việc
xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Tác giả đưa ra những
đánh giá về triển vọng hợp tác cũng như những thách thức trong hợp tác quốc
phòng giữa hai nước và trình bày những yếu tố tác động đến quan hệ quốc
phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.
Tạp chí châu Mỹ ngày nay là tạp chí chuyên nghiên cứu về châu Mỹ,
tập hợp nhiều bài viết về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam như:
Đại sứ Ngô Quang Xuân trong “Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong vấn
đề chất độc da cam”, số 7/2013, nêu lên các tác hại của chất độc da cam mà
quân đội Hoa Kỳ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh cả về môi trường sinh
thái và sức khỏe con người, cùng với những nỗ lực và cơ chế hợp tác của hai
nước trong việc giải quyết vấn đề chất độc da cam từ những năm 1990 đến
năm 2012 và các kết quả tốt đẹp đã đạt được.
Bài viết “Đối thoại chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ” của Trần Kim Chi,
số 7/2012, nêu tổng quan các cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước từ năm
5
2008 đến năm 2011, nội dung và kết quả của các cuộc đối thoại. Ngoài ra, tác

giả cũng trình bày bối cảnh chiến lược của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong
đó có bối cảnh quốc tế, khu vực và sự phát triển của mối quan hệ song
phương giữa hai nước thời gian qua.
Bài viết “Viện trợ phát triển của Hoa Kỳ với Việt Nam” của Hoàng Thị
Lê Ngọc, số 7/2012 trình bày tình hình viện trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
trên nhiều lĩnh vực: y tế, kinh tế, giáo dục và hỗ trợ phòng chống thảm họa.
Nguyễn Tuấn Minh trong “Động thái điều chỉnh chiến lược của Hoa
Kỳ đối với Việt Nam kể từ khủng hoảng tài chính 2008”, số 8/2013, nêu khái
quát về chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trước khủng hoảng và tập
trung vào phân tích sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ
sau khủng hoảng và cả hai bên đều mong muốn đưa quan hệ hai nước lên tầm
chiến lược và hợp tác toàn diện. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích những nhân
tố quan trọng tác động tới sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt
Nam, trong đó nhấn mạnh đến tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 cũng như sự vươn lên mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế khác như
Trung Quốc, Ấn Độ trở thành thách thức với vị trí số một của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một số báo, tạp chí khác cũng đề cập đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt
Nam như: Tạp chí quan hệ quốc phòng, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, các bài tin của Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Cộng sản…
Không chỉ có các tạp chí, mà quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cũng luôn là
đề tài để các website khai thác, nhất là năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình
thường hóa quan hệ. Các bài viết trên các website thể hiện những cách tiếp
cận, phân tích, nhận xét, đánh giá từng vấn đề khác nhau trong quan hệ Hoa
Kỳ - Việt Nam.
Nhìn chung, do nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu nên các nguồn tài
liệu trên chỉ đề cập đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trên từng khía cạnh cụ
6
thể, hoặc trong thời gian nhất định, chứ chưa có một công trình hay một bài
viết nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về quan hệ Hoa Kỳ - Việt
Nam từ năm 2009 đến tháng 5/2015. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu

trên là những nguồn tài liệu quý giá và là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện luận
văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam dưới
thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B. Obama (2009 - 5/2015).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích và tổng hợp một số vấn đề
chính, mấu chốt của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trên các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học
- kỹ thuật và môi trường.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt
Nam từ năm 2009 đến tháng 5/2015. Ngoài ra, luận văn cũng trình bày một
cách khái quát về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trước năm 2009.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến
tháng 5/2015 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh -
quốc phòng, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế.
- Nhận thức được bản chất của mối quan hệ, đánh giá được những
thành tựu, hạn chế và nêu lên một số thách thức cũng như triển vọng của mối
quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trước năm 2009 và làm rõ
7
các nhân tố quốc tế, khu vực và mỗi nước có tác động đến quan hệ Hoa Kỳ -
Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo
dục, khoa học - công nghệ, y tế, môi trường.

- Đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những hạn chế trong
quan hệ hai nước, trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng của quan
hệ Hoa Kỳ - Việt Nam.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo và sử
dụng nhiều nguồn tài liệu quan trọng, bao gồm:
- Nguồn tài liệu nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt hoặc đang ở
dạng nguyên bản, gồm sách báo (đã được dịch), các công trình nghiên cứu
của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Dịch vụ Nghiên
cứu Quốc hội Hoa Kỳ.
- Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt về quan hệ quốc tế, trong đó có quan
hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu châu
Mỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn và khóa luận tốt nghiệp của
Học viện Ngoại giao.
- Các bài viết liên quan trên các báo, tạp chí như: Tạp chí Việt Mỹ, Tạp chí
châu Mỹ ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử…
- Các các tin tức, bình luận và một số nghiên cứu, đánh giá của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước trong các tài liệu trên mạng Internet.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá
8
vấn đề. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:
phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, khái quát…để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống bức tranh toàn cảnh về
quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến tháng 5/2015 trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã
hội. Do vậy, nội dung của luận văn cung cấp nguồn tài liệu tham khảo có hệ

thống về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2009 đến tháng 5/2015, và có
thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và là tài liệu hữu ích
để nghiên cứu về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương chính:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam
dưới thời kì cầm quyền của Tổng thống Barack Obama (2009 - 5/2015).
Chương 2. Nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam dưới
thời kì cầm quyền của Tổng thống Barack Obama (2009 - 5/2015).
Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam dưới thời kì
cầm quyền của Tổng thống Barack Obama (2009 - 5/2015).
9
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
HOA KỲ - VIỆT NAM DƯỚI THỜI KỲ CẦM QUYỀN CỦA
TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 - 5/2015)
1.1 Khái quát về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến 2009
Trong lịch sử, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã trải qua những bước
thăng trầm, phức tạp. Việc hai nước đã từng là kẻ thù đối đầu một mất một
còn trên chiến trường, và sau đó là chính sách cấm vận về kinh tế, cô lập về
chính trị mà Hoa Kỳ thi hành đối với Việt Nam, đã dẫn đến quan hệ giữa hai
nước bị đóng băng trong một thời gian tương đối dài. Sau nhiều cơ hội để
thiết lập và phát triển quan hệ hai nước bị bỏ lỡ. Chỉ đến đầu những năm 90
của thế kỷ XX, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mới
được đẩy mạnh. Đến năm 1995, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ
ngoại giao.
Kể từ khi bình thường hóa, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển,
có những bước tiến dài và khá nhanh, đặc biệt tiến triển nhanh nhất khi bước
vào thế kỷ XXI.
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao: Những năm đầu sau khi bình

thường hóa quan hệ, chưa có các cuộc thăm viếng chính trị cấp cao nhất giữa
hai nước. Vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2000 của
Tổng thống Bill Clinton là một sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trên nhiều mặt, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa
hai nước vốn là kẻ thù của nhau. Trong những năm tiếp theo, hai nước thường
xuyên có các cuộc viếng thăm chính thức cấp Nhà nước.
Tháng 11/2006 Tổng thống G. W. Bush sang Việt Nam tham dự Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 được tổ
chức tại Hà Nội. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Tổng thống phát biểu: “Chúng
10
tôi muốn nói rằng Việt Nam bây giờ là một đất nước hòa bình, ổn định và
hữu nghị. Nhân dân Việt Nam muốn đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Hoa
Kỳ. Hai dân tộc đều muốn hòa bình, đoàn kết, hữu nghị phải cùng nắm tay
nhau đi tới tương lai” [16; tr.36] đã thể hiện mối quan hệ giữa hai nước dần
đi vào ổn định và phát triển.
Trong năm 2006, nhiều đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ đã đến thăm Việt
Nam: Chủ tịch Hạ viện D. Hastert, Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld, Bộ
trưởng Bộ tài chính H. Paulson, Ngoại trưởng C. Rice…
Phía Việt Nam, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ thướng Phan
Văn Khải (19 - 24/6/2005) đã tạo nên bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai
nước. Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ
Việt Nam, đánh dấu bước tiến lớn trong việc bình thường hóa quan hệ giữa
hai nước. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ, hai nước đã ra Bản tuyên bố
chung, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, chứng tỏ mối quan hệ
Hoa Kỳ - Việt Nam đang và sẽ phát triển theo đúng phương châm “khép lại
quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng bắt tay vào xây dựng một trang mới trong
quan hệ hai nước.
Trong các chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết (6/2007) và tiếp đó là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng (25/6/2008), đã đánh dấu bước tiến lớn trong quan hệ chính trị - ngoại

giao hai nước. Trong các chuyến thăm đó, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều thống
nhất rằng mối quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam đang tiếp tục mở
rộng và phát triển lên tầm cao mới. Các nhà lãnh đạo của hai bên đều cam kết
cùng nhau tích cực đẩy mạnh mối quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế - thương
mại, giáo dục - đào đạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác, nhất là
mở rộng và tăng cường hợp tác trên lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc
phòng. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hoa Kỳ và
11
Việt Nam đã ra Tuyên bố chung, khẳng định hai nước sẽ nỗ lực hơn nữa để
tăng cường mối quan hệ song phương.
Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại: Từ sau khi bình thường hóa, quan
hệ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển rất nhanh.
Ngày 13/7/2000, hai nước chính thức ký “Hiệp định thương mại song
phương” (BTA), tạo khung pháp lý và cơ sở, nền tảng để xúc tiến quan hệ
hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Từ khi BTA được ký kết, quan hệ
thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không ngừng tăng lên, kim ngạch hàng
hóa hai chiều năm 2001 đạt 1,5 tỷ USD, năm 2002 tăng lên 2,6 tỷ USD. Kể từ
năm 2005, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và
Việt Nam là đối tác buôn bán lớn thứ 38 của Hoa Kỳ, đạt 7,8 tỷ USD. Quan
hệ thương mại hai nước tiếp tục tăng nhanh, năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD, năm
2007 đạt 10,834 tỷ USD và năm 2008 đạt tới 14,364 tỷ USD [16; tr.46- 47]
Tháng 11/2006, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và công bố
cấp cho Việt Nam “Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR) tạo
tiền đề cho quan hệ hai nước tiến đến bình thường hóa đầy đủ.
Tháng 6/2008, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng tới Hoa Kỳ, hai nước nhất trí sẽ khởi động đàm phán “Hiệp định Đầu tư
song phương” nhằm cam kết về đối xử công bằng, không phân biệt và minh
bạch đối với đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng khẳng định sẽ xem xét
để Việt Nam được hưởng “Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập chung” và công
nhận Quy chế thị trường cho Việt Nam, đồng thời Hoa Kỳ cũng đề nghị đàm

phán “Hiệp định thương mại tự do song phương” (FTA) với Việt Nam.
Về đầu tư, tháng 6/2007 Hoa Kỳ và Việt Nam ký “Hiệp định khung về
thương mại và đầu tư”. Đây là sự mở rộng của BTA, tạo môi trường thuận lợi
hơn cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ và tăng cường quan hệ thương mại hai nước.
Nếu như năm 2000, các doanh nghiệp Hoa Kỳ chỉ có 101 dự án đầu tư ở Việt
12
Nam với tổng số vốn là 1,1 tỷ USD, thì tới năm 2001 sau khi BTA được ký
kết, FDI của Hoa Kỳ ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng, nhất là từ sau khi
Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006), môi trường đầu tư được cải thiện, thu
hút sự chú ý các doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với thị trường Việt Nam. Đến năm
2008, FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD, chiếm tới 45,6% tổng số
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam [16; tr.53].
Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Do tính chất nhạy cảm nên quan
hệ an ninh - quốc phòng giữa hai nước phát triển muộn hơn so với các quan
hệ khác. Những năm đầu sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước chủ yếu
tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nhân đạo như tìm kiếm quân nhân
Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA).
Quan hệ quốc phòng giữa hai nước chính thức bắt đầu từ sau chuyến
thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng W.Cohen (3/2000). Sau sự kiện
11/9/2001, chống khủng bố trở thành mối quan tâm chung của cả hai nước.
Từ năm 2001 đến 2004, Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam đã kiểm tra tài khoản
và đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vào Việt Nam những cá nhân, tổ chức
liên quan đến khủng bố. Đồng thời, Việt Nam cũng yêu cầu Chính phủ Hoa
Kỳ hợp tác ngăn chặn các cá nhân, tổ chức có hành vi khủng bố, phá hoại
Việt Nam.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn
Trà (tháng 11/2003) đã khai thông bế tắc trong quan hệ hai nước. Đặc biệt, từ
năm 2005, quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam có những chuyển biến
quan trọng, bắt đầu đề cập đến các vấn đề cốt lõi trong hợp tác an ninh, quân
sự. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước đã ký

một thỏa thuận hợp tác về chia sẻ thông tin tình báo bằng việc thiết lập bộ
phận phụ trách chia sẻ thông tin về khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và rửa
tiền tại Đại sứ quán của hai nước.
13
Quan hệ quốc phòng hai nước được nâng cao khi Bộ trưởng Quốc
phòng Donal Rumsfeld trong chuyến thăm tới Việt Nam (tháng 6/2005) đã
cam kết sẽ cung cấp một số phụ tùng và phụ kiện quân sự cho Việt Nam. Hai
bên cũng đạt một số thỏa thuận hợp tác về quân sự và đồng ý hợp tác với
nhau trong khuôn khổ Interpol, hợp tác về chống buôn lậu, rửa tiền, tội phạm
xuyên quốc gia, chống khủng bố…
Với những bước tiến lớn trong quan hệ hai nước, ngày 29/6/2006, Tổng
thống G.W.Bush ra quyết định dỡ bỏ cấm vận đối với việc buôn bán vũ khí
không sát thương với Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 6/2008, hai bên đã đồng ý về việc tổ
chức đối thoại hàng năm về các vấn đề chính trị, quân sự và hoạch định chính
sách cho việc tham vấn lẫn nhau về an ninh khu vực và chiến lược, cuộc đối
thoại đầu tiên được diễn ra vào tháng 10/2008 tại Hà Nội.
Trên các lĩnh vực khác:
Giáo dục đào tạo: Quan hệ trên lĩnh vực giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam bắt đầu khởi sắc khi Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) thành lập văn phòng
đại diện ở Việt Nam (năm 1997). IIE mở văn phòng đại diện ở Việt Nam đã
tạo ra cơ sở cho việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong giáo dục,
số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ ngày càng tăng. Nếu như
năm học 1998 - 1999 số du học sinh của Việt Nam còn tương đối ít, chỉ
khoảng vài trăm sinh viên, thì tới năm học 2006 - 2007, con số này đã tăng
lên tới 6.063 sinh viên, đến năm học 2008- 2009 lần đầu tiên Việt Nam lọt
vào top 10 nước có đông sinh viên du học tại Hoa Kỳ với khoảng 12.823 sinh
viên [16; tr.60] .
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng
6/2008), Báo cáo về tình hình hợp tác giáo dục song phương được ký kết,

theo đó kiến nghị thành lập trường đại học theo mô hình đại học Hoa Kỳ, đưa
14
vào triển khai các chương trình tiên tiến tại các trường đại học ở Việt Nam,
đồng thời cam kết giúp Việt Nam đào tạo nghiên cứu sinh tại các trường đại
học uy tín của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn hỗ trợ Việt Nam đào tạo tiếng
Anh và giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả công tác khảo thí,
kiểm định và đảm bảo chất lượng.
Y tế: Từ năm 2000, quan hệ hợp tác giữa hai nước có nhiều bước tiến.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như: Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ
D.Shalala và Michael O’Leavitt thăm Việt Nam vào các năm 2000, 2005,
2008. Bộ trưởng Trần Chung Chiến thăm Hoa Kỳ năm 2006. Hai nước đã ký
kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng: Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa
hai nước (năm 2000), Ý định thư về hợp tác y tế (năm 2005), Hiệp định về
hợp tác y tế và khoa học y học giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt
Nam (năm 2006), Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Y tế về thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi và sản phẩm y tế (năm 2008). Năm 2003, lần đầu tiên
Chính phủ hai nước ký văn bản thỏa thuận về chương trình dự phòng và chăm
sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 trị giá 20 triệu
USD. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Hoa Kỳ chọn Việt Nam là một trong 15
quốc gia được ưu tiên tiếp nhận viện trợ từ “Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp AIDS
của Tổng thống” (PEPAR) trị giá 15 tỷ USD để chống lại đại dịch HIV/AIDS
trên toàn cầu [16; tr.60].
Khoa học - công nghệ: Năm 2000, hai nước ký “Hiệp định về hợp tác
khoa học - công nghệ”. Đây là sự khẳng định cam kết của hai nước về việc
khuyến khích và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Từ năm 2001, hai nước trao đổi nhiều đoàn cấp Bộ và
cấp chuyên gia để đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực này. Hai nước đã thành lập
Ủy ban hỗn hợp về khoa học - công nghệ Hoa Kỳ - Việt Nam, thành lập cơ
chế hợp tác trong việc nghiên cứu và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước
15

biển dâng, lập trung tâm nghiên cứu về vấn đề này ở Cần Thơ (gọi tắt là
DRAGON). Năm 2005, trong chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ của Thủ
tướng Phan Văn Khải, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với Tập đoàn
Micrsoft (về hỗ trợ đào tạo tin học trong các trường phổ thông ở Việt Nam),
Viện Công nghệ Massachussette (MIT) và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG)
được ký kết.
Trong giai đoạn này, công nghệ hạt nhân trở thành lĩnh vực hợp tác đầy
tiềm năng giữa hai nước. Hai bên đã ký “Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng
hạt nhân”. Bản ghi nhớ đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ
quan tâm hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này, tạo đà cho hai
nước tiến tới các hoạt động đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự giữa
hai nước.
Sự phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian qua cho thấy đã đến
lúc quan hệ hai nước cần được mở rộng và tăng cường hơn nữa theo hướng ổn
định lâu dài, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn vì hòa bình,
hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
1.2 Những thay đổi lớn của tình hình thế giới
1.2.1 Sự trỗi dy của Trung Quốc và vấn đề biển Đông
Ở vị trí đầu tàu phát triển kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương là một
Trung Quốc đang trỗi dậy. Sự nổi lên của Trung Quốc là nhân tố tác động rất
lớn đến việc điều chỉnh chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và
quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam.
Từ sau khi đổi mới (năm 1979) đến nay, kinh tế Trung Quốc luôn duy
trì đà tăng trưởng bình quân hàng năm trên 9%. Tổng sản phẩm quốc nội tăng
từ 1,32 nghìn tỷ USD trong năm 2001 lên khoảng 5,87 nghìn tỷ USD vào năm
2011, tương ứng với hơn 400% [14; tr.137]. Thu nhập bình quân đầu người
không ngừng tăng lên đạt 4.428 USD năm 2010, 5.424 USD năm 2011 và
16
6.091 USD năm 2012. Sức mua tương đương của Trung Quốc cũng tăng liên
tục và ổn định. Nếu như năm 2011 là 11.54 tỷ USD, thì năm 2012 là 12.43 tỷ

USD và năm 2013 là 13.37 tỷ USD [29; tr.12].
Trong phạm vi khu vực, Trung Quốc đã thay thế vị trí của Nhật Bản
trong một số lĩnh vực quan trọng. Từ năm 2004, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản
về kim ngạch xuất khẩu, vượt về dự trữ ngoại tệ (2006) và đến năm 2010, vượt
qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.
Trên phạm vi thế giới, Trung Quốc đứng đầu thế giới trong sản xuất
nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, đồng, nhôm, xi măng, là cường quốc thứ
nhất thế giới trong xuất khẩu tàu biển và hàng điện tử, hàng tiêu dùng, đứng
thứ hai sau Hoa Kỳ trong xuất khẩu ô tô. Năm 2012 lần đầu tiên Trung Quốc
đã vượt Hoa Kỳ để trở thành nước có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất thế
giới đạt 3.866,76 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2011, trong khi tổng kim
ngạch thương mại của Hoa Kỳ chỉ đạt 3.862,86 tỷ USD, tăng 3,5%. Cũng
trong năm 2012, Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới
đạt 2.048,93 tỷ USD so với mức 1.563,58 tỷ USD của Hoa Kỳ [29; tr.13].
Trung Quốc cũng là nước nắm giữ tiền tệ lớn nhất thế giới. Dự trữ tính
theo tỉ giá ngoại tệ của Trung Quốc là 1500 tỉ USD, nhiều hơn 50% so với
Nhật Bản, lớn gấp 3 lần dự trữ của Liên minh châu Âu gộp lại, tất cả 20 đô thị
phát triển nhanh nhất thế giới đều là của Trung Quốc. Với những bước tiến
vượt bậc đó, Trung Quốc đang trở thành một thế lực thực sự lớn trên vũ đài
chính trị và là một cực mới nổi trong trật tự kinh tế quốc tế.
Đối với Đông Nam Á, quan hệ kinh tế, thương mại của Trung Quốc với
các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, Trung Quốc bắt đầu trở
thành thị trường lớn nhất của ASEAN (kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần
2311 tỉ USD, trong đó xuất khẩu từ Trung Quốc tăng gần 21% so với năm
2007) [74; tr.99].
17
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc là động lực
quan trọng của tăng trưởng kinh tế châu Á. Hiện nay quan hệ kinh tế của các
nước châu Á với Trung Quốc nhiều hơn quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Trung
Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản,

Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, trong khi những nước này là đồng minh truyền
thống của Hoa Kỳ.
Cùng với sự trỗi dậy về kinh tế, Trung Quốc không ngừng khẳng định
vai trò nước lớn của mình trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, vai trò của
Trung Quốc đã tăng lên đáng kể do việc đẩy mạnh hợp tác khu vực trên cả
bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc ngày càng tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề
khu vực và quốc tế, cam kết gánh vác các công việc của nước lớn, thể hiện
văn hóa Trung Quốc, như chủ động tham gia giải quyết nhiều vấn đề nóng
của khu vực và trên thế giới, cùng với Nga, Hoa Kỳ và các nước liên quan đạt
được nhất trí về việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc về vấn đề Syria hay cùng với các nước thuộc nhóm P5 + 1 đạt được
thỏa thuận mang tính lịch sử với Iran về hạn chế chương trình hạt nhân của
nước này. Trung Quốc cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy
đàm phán nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra,
trong các vấn đề như Đài Loan, quan hệ Ấn Độ - Pakixtan, việc giải quyết
khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các diễn đàn quốc tế…Trung Quốc đều có
tiếng nói và được xem như một nhân tố tích cực, thúc đẩy việc giải quyết các
vấn đề còn đang tranh cãi.
Thông qua các hoạt động viện trợ nhân đạo, chính sách đầu tư ra nước
ngoài, Trung Quốc đang trở thành đối tác kinh tế quan trọng của các nước châu
Phi và Mỹ - Latinh, dần thay thế vai trò của Hoa Kỳ và châu Âu ở khu vực này.
Với phương châm không can thiệp vào thể chế chính trị cũng như quá trình dân
18
chủ hóa của các nước, nên sự có mặt của Trung Quốc được rất nhiều chính phủ
ủng hộ và mô hình phát triển “mang màu sắc Trung Quốc” ngày càng mang lại
cho Trung Quốc vị thế và tiếng nói quan trọng đối với nhiều nước Mỹ - Latinh,
vốn từ lâu được Hoa Kỳ coi như là “sân sau” của mình.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới còn thể hiện ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Trong đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang trở thành

mối lo ngại không chỉ của Hoa Kỳ mà còn của rất nhiều quốc gia khác trong
khu vực. Trong “Báo cáo chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương”,
Hoa Kỳ tỏ ra lo lắng trước sự “lớn mạnh không ngừng” của quân đội Trung
Quốc và “sự không minh bạch” của quá trình phát triển quân sự, cũng như sự
“tăng lên nhanh chóng” của chi phí quân sự, và các “hoạt động liên tiếp” của
hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Chi phí quân sự của Trung Quốc chiếm tỉ
lệ rất lớn trong tổng thu nhập. Năm 2007, ngân sách quốc phòng được chi ra
là 70 tỉ USD (theo thông tin của Chính phủ Trung Quốc) và khoảng 138 - 156
tỉ USD (theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) và năm 2014 tổng chi phí
ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131.57 tỷ USD [29; tr.14]. Như
vậy, Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Hoa Kỳ trong chi tiêu quốc phòng,
vượt qua cả Nhật Bản và Nga. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là một trong những
cường quốc về vũ trụ, nắm giữ trong tay hầu hết các hệ thống vũ khí hiện đại,
số lượng quân đội đông, tinh nhuệ bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, sự thiếu minh
bạch trong công khai chi tiêu quốc phòng của nước này đã trở thành lí do
khiến cho các nước lo ngại, nhất là các nước đang có tranh chấp lãnh thổ và
biển đảo với Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Biển Đông trở thành điểm nóng của khu
vực với việc Trung Quốc gia tăng các tranh chấp với một số quốc gia Đông
Nam Á. Trung Quốc thực hiện một loạt các hành động đơn phương để khẳng
định chủ quyền của mình như: công bố đường lưỡi bò, chiếm tới hơn 90%
19
diện tích Biển Đông, tăng cường việc bắt giữ các tàu đánh cá của ngư dân
Việt Nam, Philippin, thông báo kế hoạch phát triển các đảo tranh chấp, thành
lập thành phố Tam Sa, cắt cáp tàu ngầm, ngăn cản các công ty năng lượng
phương Tây hợp tác với Việt Nam để thăm dò hoặc khai thác dầu khí trên
vùng thềm lục địa Việt Nam. Đặc biệt, ngày 2/5/2014 Tổng công ty dầu khí
Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 (HD – 981) (được hộ tống bởi hơn 80 tàu Trung Quốc, bao gồm ít nhất 7
tàu hải quân) trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam đã đẩy sự căng

thẳng trên Biển Đông lên mức độ chưa từng thấy kể từ vụ Trung Quốc chiếm
đóng Bãi cạn Scarborough của Philippin hồi tháng 4/2012. Đây là nhân tố
chính làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, khiến các nước nghi ngờ về sự
“trỗi dậy hòa bình” mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn khẳng định
Những hành động và thái độ của Trung Quốc trong những năm qua đã
khiến cho các nước Đông Nam Á lo ngại và tạo cơ hội cho Hoa Kỳ “trở lại”
châu Á sau một thời gian dài “sao nhãng” khu vực này. Biển Đông trở thành
điểm đột phá cho sự trở lại của Hoa Kỳ, đây được coi là một cơ hội để khôi
phục lại ảnh hưởng và giành lại vai trò chủ đạo ở Đông Á. Tháng 5/2009, Trợ
lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Scot Marciel phát biểu: “Hoa Kỳ có lợi to lớn
trong việc duy trì ổn định, quyền tự do hàng hải và quyền hoạt động thương
mại theo luật quốc tế ở các tuyến hàng hải ở Đông Á…” [14; tr.137].
Như vậy, sự lớn mạnh không ngừng cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng
của Trung Quốc trong những năm gần đây là nhân tố quan trọng cho việc Hoa
Kỳ đặt trọng tâm chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở
Đông Nam Á. Trong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ đã dần đánh mất vai trò của mình
tại khu vực, thay vào đó là vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này trở
thành thách thức lớn của Hoa Kỳ khi muốn quay trở lại hiện diện tại khu vực.
Đặc biệt, những bất ổn gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc
20
gia Đông Nam Á trở thành thách thức không nhỏ đối với sức mạnh của Hoa Kỳ.
Vì vậy, để duy trì vai trò và tăng cường sức mạnh tại khu vực này, Chính quyền
Obama đã triển khai chiến lược “tái cân bằng”, tăng cường sự can dự của Hoa
Kỳ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó tập trung nhiều vào khu
vực Đông Nam Á, nơi Hoa Kỳ chưa phát triển quan hệ đầy đủ và tích cực đối
với một số nước, trong đó có Việt Nam.
1.2.2 Sự vươn lên của “phần còn lại” của thế giới
Những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh sự suy giảm sức mạnh của Hoa
Kỳ và sự trỗi dậy của Trung Quốc, thế giới còn chứng kiến sự vươn lên mạnh
mẽ của một số quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là các nước thuộc

nhóm BRICS. Sự vươn lên của các nước BRICS đang được ghi nhận là một
trong những xu thế nổi bật của thế kỷ XXI.
BRICS bao gồm các nước: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam
Phi, chiếm khoảng 30% diện tích thế giới, 42% dân số, gần 18% GDP,
khoảng 15% kim ngạch thương mại toàn cầu. Theo dự báo, tới năm 2050 tổng
GDP của nhóm có thể sẽ đuổi kịp, rồi vượt GDP của nhóm G7 (gồm Mỹ,
Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italia và Canađa) [68; tr.31].
Những năm gần đây, trong khi nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Hoa
Kỳ, lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách do tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế, thì BRICS lại nhanh chóng thoát khỏi
khủng hoảng, trở thành đầu tàu thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Với mức
tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục (trung bình hơn 6% mỗi năm), phần đóng
góp của BRICS cho tăng trưởng kinh tế thế giới đã tăng từ 13,1% năm 2000
lên hơn 60% trong vòng 10 năm (2003-2013) [80]. Năm 2010, Trung Quốc đã
chính thức vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các
nước còn lại cũng đều nằm trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong đó, Brazil được coi là quốc gia đầu tàu của Khối thị trường chung Nam
21

×