Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.07 KB, 9 trang )

Bài tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭
Chủ đề:
Vai trò của công nghệ xanh
đối với sự phát triển của nông thôn
Định nghĩa Công nghệ Xanh: Danh từ “công nghệ” (technology) dùng để chỉ
sự áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế của đời sống. Công
nghệ xanh là một khái niệm mới của con người trước nguy cơ ô nhiễm toàn
cầu,là nỗi ưu tư lớn của những nhà làm khoa học chân chính nhằm mục đích
cổ suý việc tạo dựng và tiêu dùng năng lượng qua chiều hướng phát thải phế
thải không độc hại hay ít độc hại ngõ hầu hạn chế được vấn nạn hâm nóng
toàn cầu hiện tại(thân thiện với môi trường). Từ suy nghĩ đó, họ luôn luôn
nghĩ đến phương cách, quy trình mới, sáng tạo và cải tiến các công nghệ cũ
trở thành công nghệ xanh để bảo vệ môi trường chung cho thế giới.
Đói nghèo ở nông thôn là một trong những điều tồi tệ của thế giới hiện đại.
Tình trạnh thiếu việc làm và các cơ hội kinh tế ở nông thôn đã khiến cho
hàng triệu nông dân phải di cư ra các thành phố đang quá tải. Sự di cư tiếp
diễn gây ra những vấn đề to lớn về xã hội và môi sinh cho những thành phố
lớn ở những quốc gia nghèo. Những ảnh hưởng của tình trạnh đói nghèo thể
hiện rõ nhất là ở những thành phố, nhưng cội nguồn của nó phần lớn lại ở
nông thôn. Điều mà thế giới cần là những công nghệ có thể tấn công trực
diện vào vấn đề nghèo đói bằng cách tạo ra việc làm và của cải ở vùng nông
thôn. Công nghệ nào có thể tạo ra các ngành nghề và việc làm ở nông thôn
thì sẽ đem lại cho nông dân một giải pháp khác để khỏi phải di cư. Nó có thể
tạo cơ hội để họ sống và thịnh vượng mà không phải rời bỏ quê hương làng
quán.Công nghệ xanh sẽ giúp làm cho các vùng nông thôn trên khắp thế giới
trở nên giàu có và người nông dân không phải rời bỏ nông thôn để di cư đến
các thành phố

Sự thay đổi cán cân về của cải và dân số giữa nông thôn và thành thị là một
trong nhưng chủ đề chính của lịch sử nhân lọai trong 10 thiên niên kỷ qua.


Sự thay đổi này có liên quan mật thiết đến sự dịch chuyển từ lọai hình công
nghệ này sang lọai hình công nghệ khác . Năm thập kỷ gần đây, của cải và
quyền lực thậm chí còn tập trung hơn nữa vào các thành phố.Khi các thành
phố trở nên giàu có hơn, tình trạng nghèo khó ở nông thôn ngày càng trở nên
sâu sắc thêm.
Có 3 bộ phận trong tầm nhìn cua cong nghe xanh có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của nông thôn đó là: “Năng lượng sạch” dùng để
cung cấp năng lượng cho những nơi cần thiết; “công nghệ sinh học” giúp
cung cấp những giống động thực vật mới chất lượng và giá thành rẻ; “truyền
thông và internet” giúp giảm đi sự ngăn cách về trí tuệ và kinh tế của các
cộng đồng nông dân. Khi cả 3 bộ phận đó đều được phát triển đầy đủ, thì các
vùng nông thôn sẽ được hưởng các thành quả của nền văn minh. Lúc đó, có
thể vẫn có những người thích di chuyển đến các thành phố, nhưng đấy là
xuất phát từ ý thích, chứ không phải do sự thúc bách về kinh tế.Ta sẽ đề cập
nhiều về “năng lượng sạch” và “công nghệ sinh học”
•công nghệ sinh học: không những đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người
nông dân mà còn giảm ô nhiễm môi trường nhờ tạo ra giống có năng
suất lớn,chất lượng cao và giảm lượng thuốc trừ sâu,hóa học…
_Công nghệ sinh học là một công nghệ mới mang nhiều hứa hẹn. Việc tăng
cường sử dụng và trao đổi các sản phẩm công nghệ sinh học trong nông
nghiệp đang thúc đẩy sự phồn vinh ở cả các nước phát triển và các nước
đang phát triển.
Khác với mọi phương pháp cổ điển đó, công nghệ sinh học cho phép các nhà
khoa học lựa chọn một loại gen cho một đặc điểm mong muốn và đưa nó
vào trong các tế bào để cây trồng mang đặc điểm đó. Xét ở nhiều khía cạnh,
nó đơn thuần chỉ là bản sao của việc lai tạo truyền thống. Ngoài ra công
nghệ sinh học còn cho phép các nhà khoa học có thể tích hợp gen của các
loài khác - điều mà cách lai tạo thông thường không thể thực hiện được.
Trong nông nghiệp, ứng dụng của công nghệ sinh học tập trung vào những
lĩnh vực chính như chuyển đổi gen mang những tính trạng tốt vào giống cây

trồng mà phương pháp chọn giống truyền thống không tạo ra được; tạo
giống đồng hợp tử thông qua nuôi cấy túi phấn; ứng dụng kỹ thuật tái tổ hợp
DNA; ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng; phân tích đa
dạng di truyền, tạo ra những chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng, vật
nuôi (thí dụ, vac-xin, thuốc bảo vệ thực vật, KIT chẩn đoán nhanh dịch
bệnh, sinh khối lên men vi sinh giàu đạm, giàu vitamin,...), công nghệ chế
biến nông sản nhờ vi sinh vật và enzyme, xử lý môi trường thông qua công
nghệ phân hủy rác thải và chất ô nhiễm.
Một số người lại lo ngại công cụ này vì nó phi tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta
sẽ không có các cây trồng mới như ngày nay nếu không có sự can thiệp của
con người, mặc dù chỉ qua lai tạo, sử dụng phân bón, làm thủy lợi hay sử
dụng các thiết bị hiện đại. Công nghệ sinh học đơn thuần là một công cụ
hiện đại trong lịch sử ngành trồng trọt và nông nghiệp.
_Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học đã thúc đẩy sự phát triển
của mỗi quốc gia. Do áp dụng công nghệ sinh học nên ngành trồng trọt và
chăn nuôi ở châu Phi có mức tăng 3-4%/năm, bình quân thu nhập đầu người
tăng gần 3 lần, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm 40%. Năng suất nông nghiệp
tăng là động lực cho tăng trưởng kinh tế và mở rộng những cơ hội phát triển
thương mại, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục...
Chỉ có nông nghiệp thì không đủ cung cấp đủ lương thực cho thế giới ngày
mai, nhưng nếu kết hợp công nghệ sinh học với nông nghiệp, sẽ có ảnh
hưởng sâu rộng, năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng sẽ tăng, đồng
thời cung cấp lương thực với giá thấp hơn cho người tiêu dùng có thu nhập
thấp.
Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi bộ mặt của ngành nông nghiệp
Mỹ kể từ năm 1966. Các nước đang phát triển là những khu vực quan trọng
nhất trên thế giới trong việc mang lại ổn định và phồn vinh kinh tế. Tại Mỹ,
các chủ trang trại đã chấp nhận các giống cây được tạo ra nhờ công nghệ
sinh học, thể hiện qua việc sử dụng các giống cây đó với tốc độ nhanh. Theo
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2003, có 80% đỗ tương, 38% ngô và

70% bông tại Mỹ được gieo trồng bằng các giống lai công nghệ sinh học.
Mỹ không phải là nước duy nhất thực hiện bước phát triển mới trong lĩnh
vực này. Tỷ lệ áp dụng giống lai công nghệ sinh học tại Argentina, Canada,
Trung Quốc - nơi cho phép sử dụng giống lai công nghệ sinh học, cũng tăng
nhanh.
Năm 2006 đánh dấu năm đầu tiên của thập niên thứ hai mà nhân loại thực
hiện thương mại hóa cây trồng “biến đổi gen” (2006 - 2015). Trong năm
2007, diện tích cây trồng biến đổi gen tiếp tục phát triển, 12 triệu nông dân
thuộc 23 nước tham gia phát triển 114,3 triệu ha cây trồng “biến đổi gen”, so
sánh với 2005: có 8,5 triệu nông dân thuộc 21 quốc gia đã gieo trồng 90
triệu ha.
Diện tích trồng cây biến đổi gen của toàn thế giới gia tăng một cách ấn
tượng hơn 60 lần trong vòng 11 năm thương mại hóa, với tốc độ tăng nhanh
nhất trong lịch sử chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng.
Diện tích gieo trồng cây biến đổi gen nhiều nhất ở Mỹ, ác-hen-ti-na, Bra-xin,
Ca-na-đa, Ấn Độ, Trung Quốc, ...
Năm 2006, những nước này dẫn đầu trồng cây biến đổi gen xét về diện tích;
ấn Độ là nước đầu tiên hoán chuyển vị trí của Trung Quốc để được xếp hạng
5 nhờ phát triển diện tích trồng bông chuyển gen Bt nhiều hơn Trung Quốc.
Đậu tương biến đổi gen là cây biến đổi gen chính trong năm 2005, chiếm
58,6 triệu ha (57% cây biến đổi gen của thế giới), tiếp theo sau là ngô (25,2
triệu ha, chiếm 25%), bông vải (14,4 triệu ha, chiếm 13%), canola (4,8 triệu
ha, chiếm 5%). Cỏ alfalfa kháng thuốc cỏ, cây trồng biến đổi gen đa niên
đầu tiên đã được phát triển với diện tích 80.000 ha tại Mỹ. Cây bông vải
kháng thuốc cỏ RR#Flex phát triển hơn 800.000 ha tại Mỹ và Ô-xtrây-li-a.
Giống đu đủ kháng bệnh vi-rút đã được khuyến cáo trở thành giống thương
mại hóa ở Trung Quốc, từ quý 4 năm 2006.
Năm 2006, giống đậu tương, ngô, canola (nhóm cải dầu) và cỏ alfalfa kháng
thuốc cỏ tiếp tục trở thành tính trạng có ưu thế thứ nhất chiếm 68% diện tích
gieo trồng cây biến đổi gen (69,9 triệu ha); tiếp theo đó là giống cây trồng

kháng sâu bằng chuyển nạp gen Bt chiếm 19 triệu ha (19%) và giống biến
đổi gen tính trạng khác chiếm 13,1 triệu ha (13%). Những tính trạng mục
tiêu gia tăng nhanh nhất trong 2005 - 2006 với tốc độ phát triển 30%, so với
17% tính kháng sâu, và 10% tính kháng thuốc cỏ.
Tác động toàn cầu của cây trồng biến đổi gen trong những năm 1996 - 2005
xét trên góc độ lợi ích kinh tế thuần túy là 27 tỉ USD (13 tỉ USD ở các nước
đang phát triển và 14 tỉ USD ở các nước công nghiệp). Thuốc trừ sâu giảm
224.300 tấn a.i. (chất hữu hiệu), tương đương với tỷ lệ giảm 15% tổng lượng
thuốc sâu sử dụng cho cây trồng.
Các tính trạng của gen được chuyển chống chịu thuốc cỏ (36%), cải tiến chất
lượng nông sản (19%), kháng sâu hại (15%), tính trạng khác (20%).
Thị trường toàn cầu về cây trồng biến đổi gen với doanh thu 75 triệu USD
năm 1995, tăng đến 2,3 tỉ USD năm 1999 (gần 30 lần trong 5 năm). Năm
2005, doanh thu này đã tăng lên 5,6 tỉ USD, đạt 27 tỉ USD trong suốt 10
năm (1996 - 2005).
Thực vậy, tốc độ tăng trưởng hiện nay đến năm 2015 sẽ là sự đột phá so với
10 năm đầu tiên; nhiều giống cây trồng biến đổi gen hơn sẽ được phát triển
trong các dự án đầu tư khổng lồ đáp ứng yêu cầu sản xuất nhiên liệu sinh
học (biofuel) đầy tham vọng. Đây là minh chứng cho sự tiếp nhận công nghệ
sinh học nhằm gia tăng sản lượng biofuel cho cả quốc gia đang phát triển và
quốc gia công nghiệp, và công nghệ sinh học sẽ là yếu tố chủ lực cho phát
triển biofuel tương lai. Gắn với kỹ thuật canh tác tối hảo, luân canh, quản lý
dịch hại; cây trồng biến đổi gen sẽ thể hiện tính ưu việt mà nó đã từng thể
hiện trong kế hoạch 10 năm đầu tiên.
_Công nghệ sinh học dưới khía cạnh môi trường :
Công nghệ sinh học không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho
người nông dân, mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy công nghệ
sinh học còn mang lại những lợi ích to lớn về an toàn lương thực và môi
trường.
Những kết quả sử dụng công nghệ sinh học tại Mỹ cho thấy, việc sử dụng

thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, môi trường vẫn được bảo đảm trong khi sản
lượng vẫn tăng và tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặc dù kết quả sử dụng công
nghệ sinh học đối với từng địa phương có khác nhau nhưng những lợi ích
kinh tế do nó mang lại rất rõ ràng, không chỉ đối với người sử dụng mà còn
đối với cả môi trường và người tiêu dùng. Các giống cây lai theo công nghệ
sinh học ít phụ thuộc vào hóa chất đầu vào do đó nguy cơ gây ô nhiễm
nguồn nước thấp hơn. Việc hạn chế sử dụng hoá chất sẽ tăng độ an toàn của
nguồn nước, đảm bảo môi trường tốt hơn cho sinh vật trong tự nhiên.
_An toàn thực phẩm và công nghệ sinh học :
Những nghiên cứu hiện có sẽ đưa tới các loại cây lương thực có khả năng
chống lại sức ép môi trường như hạn hán, thay đổi nhiệt độ đột ngột hay đất
nhiễm mặn. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang nghiên cứu thế hệ thứ hai

×