Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG của MANNAN OLIGOSACCHARIDE TRONG sản PHẨM ACTIGENTM lên KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG và cải THIỆN sức KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.56 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MANNAN OLIGOSACCHARIDE TRONG SẢN PHẨM
ACTIGEN
TM
LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CẢI THIỆN SỨC KHỎE
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
Đào Ngọc Thủy, Ngô Lâm Trung Nguyên, Lê Thanh Hùng
Khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra là loài cá được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp khá
lớn vào sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trước những giá trị lợi nhuận cao
do cá tra mang lại đã dẫn đến mức độ nuôi thâm canh tương đối cao và diện tích nuôi nhanh
chóng được mở rộng. Dịch bệnh do vi khuẩn gây ra là một trong những trở ngại chính của mô
hình nuôi thủy sản thâm canh (Kohler, 2000). Để điều trị bệnh do vi khuẩn, người nuôi thường
sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh tạo ra một hệ
lụy nghiêm trọng là sự tồn dư của kháng sinh trong cơ thịt cá ảnh hưởng đến người tiêu dùng, dễ
tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc và có thể làm tác động đến môi trường, hệ sinh thái của
khu vực (Sarter và ctv, 2007). Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh ngày càng gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt của động vật thủy sản nuôi thông qua việc quản
lý tốt ao nuôi và sử dụng những hợp chất có hoạt tính sinh học như Mannan oligosaccharide
(MOS), Galacto-oligosaccharide (GOS), Fructo-oligosaccharide (FOS) nhằm hạn chế việc sử
dụng kháng sinh đang là xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
Actigen
TM
là sản phẩm của công ty Alltech, thành phần chứa mannan oligosaccharide được
ly trích từ tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae. Đây là chất có hoạt tính sinh học, tác dụng
điều chỉnh khả năng đáp ứng miễn dịch, cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
(Miguel và ctv, 2004). Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá việc bổ sung Actigen vào các loài vật
nuôi. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu về tác động của Actigen đối với cá tra. Xuất phát từ
thức tế đã nêu ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của
mannan oligosaccharide trong sản phẩn Actigen
TM


lên tốc độ tăng trưởng, cải thiện sức khỏe cá
tra và khả năng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Sản phẩm Actigen
Sản phẩm Actigen
TM
do công ty Alltech sản xuất, thành phần chứa mannan
oligosaccharide được ly trích từ tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae. Tác dụng chính của
sản phẩm giúp điều chỉnh khả năng đáp ứng miễn dịch, cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn. Trong thí nghiệm, thức ăn ép đùn chứa 28% protein sẽ được sử dụng. Actigen sẽ được
bổ sung vào thức ăn theo các tỷ lệ: không bổ sung (ĐC); 400 g/tấn (A1); 800 g/tấn (A2) và 1200
g/tấn (A3).
Cá thí nghiệm
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống khỏe mạnh, sạch bệnh, có trọng lượng
trung bình 10,78 ± 0,04 g được sử dụng trong nghiên cứu này. Cá sau khi mua về được trữ trong
bể xi măng, cho ăn thức ăn công nghiệp trong vòng 15 ngày để thích nghi với điều kiện môi
trường và ổn định sức khỏe trước khi bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm này được thiết lập để so sánh ảnh hưởng của Actigen lên sự tăng trưởng, tỷ lệ
sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng miễn dịch của cá tra ở các nghiệm thức bổ sung
Actigen với tỷ lệ khác nhau (không bổ sung (ĐC); 400 g/tấn (A1); 800 g/tấn (A2) và 1200 g/tấn
(A3) ). Cá thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên vào 4 bể xi măng (2 x 3 x
1,5 m). Bố trí 16 giai (1 x 1 x 1 m) trong 4 bể xi măng cho 4 nghiệm thức (NT) với 4 lần lặp lại
với mật độ 100 cá/giai. Cho cá ăn trong vòng 10 tuần.
Trong quá trình thí nghiệm tiến hành thay nước 2 lần/tuần và mỗi lần thay 1/3 lượng nước
trong bể kết hợp với xi phông đáy. Cá được cho ăn với thức ăn thí nghiệm trong 10 tuần. Sau đó
cân trọng lượng và đếm số lượng để đánh giá tỷ lệ sống, tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, và
đánh giá các chỉ tiêu về đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá (bạch cầu và hoạt lực của
lysozyme trong huyết thanh).
Thí nghiệm 2

Sau khi kết thúc thí nghiệm 1, 25 cá/giai sẽ được chọn ngẫu nhiên để tiến hành thí
nghiệm 2. Thí nghiệm 2 được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của Actigen lên khả năng bảo
hộ các gây nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Bố trí thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức có 4 lần lặp lại, tương ứng sẽ có 16 bể bố trí ngẫu nhiên. Cá được gây cảm nhiễm
bằng phương pháp ngâm với Edwardsiella ictaluri trong vòng 1 giờ. Mật độ vi khuẩn gây nhiễm
là 10
6
cfu/ml. Sau khi ngâm, cá sẽ được chuyển vào nuôi trong bể composite (80 lít). Theo dõi tỷ
lệ chết 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập được sau thí nghiệm sẽ được tính toán bằng phần mềm
Microsofl Excel 2007 và phân tích thống kê bằng phần mềm Minitab 15, sử dụng two-way
ANOVA, kiểm định sự khác nhau giữa các nghiệm thức bằng trắc nghiệm Turkey với mức ý
nghĩa P < 0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1
Tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá
Bảng 1: Tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá sau 10 tuần thí
nghiệm
Nghiệm thức ĐC A1 A2 A3 Giá trị P
W
1
(g/cá) 10,76 ± 0,59
a
10,53 ± 0,32
a
10,79 ± 0,10
a
10,82 ± 0,06
a

0,38
W
2
(g/cá) 63,76 ± 2,75
a
71,54 ± 9,52
ab
74,81 ± 3,94
b
79,81 ± 7,40
b
0,01
SGR (%/ngày) 2.50 ± 0,07
a
2,68 ± 0,22
ab
2,74 ± 0,62
b
2,85 ± 0,13
b
0,01
FCR 1,18 ± 0,04
a
1,16 ± 0,03
a
1,15 ± 0,01
a
1,14 ± 0,02
a
0,06

Lượng ăn 0,89 ± 0,03
a
1,00 ± 0,07
ab
1,04 ± 0,06
ab
1,12 ± 0,06
b
0,02
(g/cá/ngày)
Tỷ lệ sống 97,50 ± 3,79
a
98,00 ± 2,31
a
98,50 ± 1,92
a
99,50 ± 1,00
a
0,66
Ghi chú: W
1
: trọng lượng cá trung bình đầu thí nghiệm (g/cá); W
2
: trọng lượng cá trung bình cuối thí
nghiệm (g/cá); SGR: tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày); FCR: hệ số biến đổi thức ăn. Các giá trị trên
cùng một hàng nếu chứa các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >
0,05).
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, trọng lượng cá ban đầu ở các nghiệm thức (NT) khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, sau 10 tuần thí nghiệm trọng lượng cuối
có sự khác biệt ý nghĩa. Trọng lượng trung bình của cá ở NT A3 là lớn nhất (79,81g/con), và

trọng lượng giảm dần đến NT A2 (74,81 g/con), NT A1 (71,54 g/con) và thấp nhất ở NT ĐC
(63,76 g/con). Sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A1, giữa NT A1 và NT A2, giữa NT A2 và NT
A3 là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Chỉ có sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A2,
giữa NT ĐC và NT A3 là có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt tăng dần từ NT ĐC (2,50 %/ngày) đến NT A3
(2,85 %/ngày). Sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A2, giữa NT ĐC và NT A3 là có ý nghĩa
về mặt thống kê (P < 0,05). Còn sự khác biệt giữa các NT còn lại là không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05). Lượng ăn có khuynh hướng tăng đối với các NT có bổ sung Actigen. Tuy
nhiên chỉ có sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A3 mới có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05), còn
sự khác biệt giữa các NT còn lại là không có sự khác biệt. Điều này cho thấy việc bổ sung
Actigen vào thức ăn có khả năng giúp cá tăng trưởng tốt hơn và kích thích cá ăn được nhiều hơn.
Về tỷ lệ sống có xu hướng tăng dần từ NT ĐC đến NT A3. Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 4 NT (P > 0,05). Hệ số biến đổi thức ăn có khuynh hướng
giảm với các liều bổ sung Actigen nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05). Điều
này chứng tỏ việc bổ sung Actigen chưa mang lại hiệu quả rõ ràng lên hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá tra.
Sản phẩm Actigen
TM
chứa thành phần mannan oligosaccharide (MOS). Đây là chất có
hoạt tính sinh học, tác dụng điều chỉnh khả năng đáp ứng miễn dịch, cải thiện tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn (Miguel và ctv, 2004). Đã có nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh
tác dụng của MOS lên khả năng tăng trưởng của động vật trên cạn cũng như trên các loài thủy sản.
Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trên phù hợp với kết quả nghiên cứu trên các loài cá
khác. Samrongpan và ctv (2008) nghiên cứu về ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng, tỷ lệ sống
của cá rô phi bột (Oreochromis niloticus). MOS được bổ sung vào thức ăn với các liều lượng
khác nhau và cho cá rô phi bột ăn trong vòng 21 ngày. Kết quả cho thấy, cá cho ăn thức ăn với
các mức độ bổ sung MOS giúp gia tăng trọng lượng, chiều dài và tăng trọng trung bình hằng
ngày (P < 0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt về FCR và tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức bổ
sung so với nghiệm thức đối chứng (P > 0,05). Theo Hanley và ctv (1995), thức ăn có bổ sung
0,6% MOS giúp cải thiện năng suất của cá rô phi đỏ. Thí nghiệm trên cá chép cho thấy thức ăn

bổ sung 0,24% MOS sẽ giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng và cải thiện FCR (Zhou và Li, 2004).
Theo Staykov và ctv (2005), bổ sung hàm lượng 0,2% Bio-Mos vào thức ăn cá hồi, kết quả cho
thấy tỷ lệ tăng trưởng tăng lên 13,7%, FCR giảm 0,83, tỷ lệ chết giảm 0,58
(P < 0,01). Bogut và ctv (2006) nghiên cứu trên cá da trơn Châu Âu Silurus glanis với
khẩu phần có bổ sung MOS vào thức ăn cho kết quả cải thiện tăng trưởng, FCR và tỷ lệ chết
giảm xuống so với lô đối chứng. Theo Che và ctv (2011), khi thức ăn có bổ sung 0,04% Actigen
giúp gia tăng khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của heo thí nghiệm.
Số lượng bạch cầu của cá sau thí nghiệm
Bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính là các tế bào miễn dịch không
đặc hiệu trên cá. Nhiệm vụ chính của bạch cầu là chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể,
mỗi loại bạch cầu có một chức năng riêng (Nguyễn Văn Tư, 2007).
Kết quả về số lượng bạch cầu đếm được trong các mẫu máu cá tra sau 10 tuần thí nghiệm
được thể hiện qua bảng 2. Kết quả cho thấy số lượng bạch cầu đếm được ở NT A2 là cao nhất, kế
đến là NT A3, NT A1 và thấp nhất là NT ĐC. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A1, NT
ĐC và NT A3, NT A1 và NT A3 là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Còn sự khác
biệt giữa NT ĐC và NT A2 là có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Điều này chứng tỏ ở mức
bổ sung 800g Actigen/tấn thức ăn cho tác dụng tốt nhất trong việc kích thích và làm gia tăng hoạt
động của bạch cầu.
Bảng 2: Số lượng bạch cầu đếm được trong các mẫu máu cá tra thí nghiệm
Nghiệm thức Tổng số lượng bạch cầu (x10
3
tế bào/mm
3
)
ĐC 79,43 ± 18,32
a
A1 84,89 ± 9,56
ab
A2 101,21 ± 19,59
b

A3 99,13 ± 17,68
ab
Giá trị P 0,02
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột nếu chữa các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).
MOS có khả năng kháng nguyên cao nhờ vào thành phần mannan và glucan trong cấu tạo
phân tử. Thành phần kháng nguyên chính của tế bào nấm men là mannan được phân lập từ vách
tế bào (Ballou, 1970). Mannan đã được chứng minh là có khả năng tạo ra phản ứng kháng
nguyên trên con người (Young và ctv, 1998). Vì vậy, một số tương tác giữa MOS – hệ miễn dịch
trên vật nuôi dự đoán sẽ xảy ra (Ferket và ctv, 2002). Nghiên cứu của Swanson và ctv (2002) bổ
sung hàm lượng 1 g MOS vào thức ăn cho chó cái trưởng thành, cho chó ăn liên tục trong vòng
14 ngày. Kết quả cho thấy, tổng số tế bào bạch cầu và phần trăm lympho bào có xu hướng gia
tăng với liều bổ sung MOS. Nghiên cứu của Che và ctv (2011) thức ăn có bổ sung 0,04%
Actigen giúp gia tăng tế bào bạch cầu, tế bào lympho, và bạch cầu trung tính trên lợn. Trong thí
nghiệm này, bổ sung 0,08% Actigen giúp gia tăng tổng lượng bạch cầu trên cá tra.
Hoạt lực lysozyme trong huyết thanh
Lysozyme hiện diện trong huyết thanh và màng nhầy của cá nhưng nó được đặc biệt kết
hợp với bạch cầu và các mô giàu bạch cầu. Bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và bạch cầu trung
tính được cho là nguồn gốc chính của lysozyme (Murray và Fletcher, 1976). Lysozyme là một
thành phần quan trọng của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, là một chỉ số hữu ích (Kiczka,
1994; Bayne và Gerwick, 2001).
Bảng 3: Hoạt lực lysozyme trong huyết thanh của cá thí nghiệm
Nghiệm thức Sự giảm mật độ quang (x10
-2
) Hoạt lực của lysozyme (unit/mL)
ĐC 4,6 ± 0,00
a
118,75 ± 4,79
a
A1 6,2 ± 0,01

ab
155,00 ± 32,3
ab
A2 5,2 ± 0,00
ab
130,00 ± 11,55
ab
A3 6,6 ± 0,01
b
164,38 ± 15,73
b
Giá trị P 0,02 0,02
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột nếu chữa các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).
Hoạt lực của lysozyme có sự gia tăng ở những lô bổ sung Actigen nhưng sự gia tăng
không đồng đều. Hoạt lực lysozyme cao nhất ở NT A3 (164,38 unit/mL) và thấp nhất là NT ĐC
(118,75 unit/mL). Sự khác biệt giữa NT ĐC và NT A3 là có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Còn sự khác biệt giữa các NT còn lại là không có sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05).
Sự suy giảm mật độ quang là do hoạt động của lysozyme. Lysozyme hoạt động càng
mạnh, số lượng tế bào Gram dương bị phá vỡ càng nhiều, do đó mật độ quang cũng giảm nhiều
hơn. Ở NT A3 có sự giảm mật độ quang cao nhất và có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Điều
này chứng tỏ việc bổ sung 1200 g Actigen/tấn thức ăn cho kết quả kích thích hoạt động của
lysozyme tốt nhất.
Staykov và ctv (2006) nghiên cứu về ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tình trạng
miễn dịch của cá hồi vân (Salmo gairdneri irideus G) và cá chép (Cyprinus carpio L). MOS được
bổ sung với liều 2kg/tấn thức ăn. Kết quả cho thấy, hoạt lực lysozyme được gia tăng ở liều bổ
sung MOS (P < 0,05). Thí nghiệm trên cá chép Jian cho kết quả gia tăng hoạt lực của lysozyme
khi cá ăn thức ăn có bổ sung MOS (Zhou và Li, 2004).
Thí nghiệm 2
Đồ thị: Tỷ lệ sống của cá sau khi gây cảm nhiễm bởi E. ictaluri

Ở các nghiệm thức thí nghiệm, kết quả cho thấy cá có biểu hiện đặc trưng của bệnh gây
ra do E. ictaluri. Tiến hành phân lập và định danh vi khuẩn cho thấy, chỉ xuất hiện khuẩn lạc của
vi khuẩn E. ictaluri trên môi trường nuôi cấy BHIA. Điều này chứng tỏ cá chết ở các nghiệm
thức là do vi khuẩn này gây ra. Qua đồ thị cho thấy, từ ngày thứ 4 trở đi, cá bắt đầu chết ở các lô
thí nghiệm. Và đến ngày thứ 11 cá bắt đầu ngưng chết. NT ĐC có tỷ lệ cá chết cao nhất, kế đến
là NT A1, NT A2 và chết thấp nhất là NT A3. Bảng 4 thể hiện tỷ lệ sống trung bình của cá tra sau
khi kết thúc thí nghiệm.
Bảng 4: Tỷ lệ sống của cá tra sau 14 ngày gây cảm nhiễm bởi vi khuẩn E. ictaluri.
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%)
ĐC 17,00 ± 8,87
a
A1 19,00 ± 7,57
a
A2 26,00 ± 2.31
a
A3 31,00 ± 8,25
a
Giá trị P 0,11
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột nếu chữa các ký tự giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ sống của cá kết thúc thí nghiệm cảm nhiễm với E. ictaluri (Bảng 4) có xu hướng
tăng theo liều bổ sung Actigen, thấp nhất ở NT ĐC (17%), cao nhất là 31% thuộc NT A3. Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa các NT là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Qua thí nghiệm
này, việc bổ sung MOS (Actigen) vào thức ăn giúp gia tăng tỉ lệ sống của cá khi gây cãm nhiễm
với vi khuẩn E. ictaluri nhưng tác dụng giúp tăng khả năng đề kháng của cá tra đối với vi khuẩn
này chưa rõ ràng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Brian và ctv (2009), bổ
sung 2 g MOS/kg thức ăn và cho cá da trơn Mỹ ăn trong vòng 4 tuần, sau đó gây cảm nhiễm với
Edwardsiella ictaluri, kết quả tỷ lệ sống không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nghiệm thức bổ sung
MOS và nghiệm thức đối chứng. Trong thí nghiệm của chúng tôi, rõ ràng bổ sung Actigen liều
lượng 0,08%-0,12% vào thức ăn giúp gia tăng liều lượng bạch cầu và lysozymes, gia tăng hệ

miễn dịch không đặc hiệu trên cá tra giúp cá gia tăng khả năng chống lại bệnh gan thận mũ gây
ra do vi khuần Edwardsiella ictaluri. Nhưng hệ miễn dịch không đặc hiệu chỉ giúp gia tăng sức
khỏe giúp làm giãm tỉ lệ chết khi gây cãm nhiễm và trong thí nghiệm này do mật độ vi khuẩn
gây bệnh cao nên tỉ lệ chết của các nghiệm trên 50% nên khả năng bảo hộ của các lô bổ sung
Actigen không thấy rõ so với lô đối chứng.
4. KẾT LUẬN
Thức ăn bổ sung 800 và 1200 g Actigen/tấn thức ăn ảnh hưởng tốt giúp gia tăng tăng
trưởng của cá tra (P < 0,05). Lượng thức ăn gia tăng ý nghĩa so với đối chứng ở liều bổ sung
1200g Actigen/tấn. Tuy nhiên hệ số thức ăn không khác nhau ý nghĩa ở các nghiệm thức dù có
khuynh hường giãm khi bổ sung các liều Actigen vào thức ăn.
Bổ sung Actigen giúp gia tăng hệ miễn dịch không đặc hiệu trên cá tra: 1200 g
Actigen/tấn thức ăn giúp gia tăng hoạt lực của lysozyme (P < 0,05) và 800 g Actigen/tấn thức ăn
hoạt hóa bạch cầu tốt hơn so với đối chứng (P < 0,05).
Khi gây cãm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, tỷ lệ sống của cá tra sau 14 ngày
gây cãm nhiễm có khuynh hướng gia tăng với các liều bổ sung Actigen nhưng không có sự khác
biệt có nghĩa so với đối chứng (P > 0,05). Sự gia tăng hệ miễn dịch không đặc hiệu trên cá tra khi
bổ sung Actigen chưa đủ hiệu quả để bảo vệ cá khi mật độ vi khuẩn gây bệnh trong môi trường
quá cao gây chết với tỷ lệ trên 50%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ballou C.E., 1970. A study of the immunochemistry of three yeast mannans. J Biol Chem 245(5):
1197-1203.
Bayne C.J. and Gerwick L., 2001. The acute phase response and innate immunity of fish.
Developmental and Comparative Immunology 25:725-743.
Bogut I., Milakovic Z., Pavlicevic J., Petrovic D., 2006. Effect of Bio-Mos
®
on performance and
health of European catfish. In: Nutrition and biotechnology in the feed and food industries:
Alltech’s 22
nd
annual symposium (suppl. 1) (abstracts of posters presented). Lexington, KY,

USA.
Brian C., Tyler C., Bruce B., 2009. Effects of of Bio-Mos
®
on growth and survival of channel
catfish challenged with Edwardsiella ictaluri. Journal of the world aquaculture society
41(1): 149-155.
Che T.M., Song M., Johnson R.W., Kelley K.W. and Van Alstine W.G., 2011.
Actigen
TM
improves growth efficiency and immune responses in pigs experimentally infected
with PRRS virus. Science and Technology in the Feed Industry: Alltech’s 27
th
International
symposium (conclusion of posters presented). Lexington, KY, USA, May 22-25.
Hanley F., Brown H., Carbery J., 1995. First observations on the effects of mannan
oligosaccharide added to hatchery diets for warmwater Hybrid Red Tilapia. Poster presented
at the 11th annual symposium on biotechnology in the feed industry. Lexington, KY, USA.
Hossu B., Salnur S. and Gultepe N., 2005. The effects of yeast derivatives (Bio-Mos
®
) on growth
of Gilthead sea bream, Sparus aurata. Nutritional Biotechnology in the Feed & Food
Industries: Proceedings of Alltech’s 21st Annual Symposium (Suppl. 1) (Abstracts of posters
presented). Lexington, KY, May 23-25.
Kiczka W., 1994. From lysozyme monomer to lysozyme dimer. Zycie Weterynaryjne 4A:131-136.
Kohler C.C., 2000. Striped bass and hybrid striped bass culture. In: Encyclopedia of
Aquaculture (Eds. Tickney R.R.). Wiley, New York, USA, pp. 898– 907.
Miguel JC., Rodriguez-Zas SL., Pettigrew JE., 2004. Efficacy of a mannan oligosaccharide (Bio-
Mos
®
) for improving nursery pig performance. J Swine Health Prod. 12(6):296–307.

Murray C.K. and Fletcher T.C., 1976. The immunohistochemical localisation of lysozyme in
plaice (Pleuronectes platessa L.) tissuse. J. Fish Biology 9: 329-334.
Nguyễn Văn Tư, 2007. Bài giảng Sinh lý cá và giáp xác. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh,
142 trang.
Samrongpan C., Areechon N., Yoonpundh R. and Srisapoome P., 2008. Effectc of mannan-
oligosaccharide on growth, survival and disease resistance Nile tilapia (Oreochromis
niloticus Linnaeus) fry. International Symposium on Tilapia in Aquaculture 8: 345-353.
Sarter S., Kha N.H.N., Hung L.T, Lazard J. and Diditier M., 2007. Antibiotic Resistance in
Gram-negative bacteria isolated from farmed catfish. Food Control 18: 1391 – 1396.
Staykov Y., Denev S., Spring P., 2005. Influence of dietary mannan oligosaccharides (Bio-Mos
®
)
on growth rate and immune function of common carp (Cyprinus carpio L.). In: Howell B,
Flos R (eds) Lessons from the past to optimise the future. European Aquaculture Society,
Special Publication. 35: 431–432.
Staykov Y., Spring P., Denev S. Influence of dietary Bio-Mos
®
on growth, survival and immune
status of rainbow trout (Salmo gairdneri irideus G.) and common
carp (Cyprinus carpio L.). Bulgaria: Trakia University; 2006.
Staykov Y., Spring P., Denev S. and Sweetman J., 2007. Effect of a mannan oligosaccharide on
the growth performance and immune status of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss).
Aquacult. Int., 15, 153-161.
Swanson K.S., Grieshop C.M., Flickinger E.A., Bauer L.L., Healy H.P., Dawson K.A., Merchen
N.R. and Fahey G.C., 2002. Supplemental fructooligosaccharides and
mannanoligosaccharides influence immune function, ileal and total tract nutrient
digestibilities, microbial populations and concentrations of protein catabolites in the large
bowel of dogs. J Nutr 132: 980-989.
Torrecillas S., Makol A., Caballero M. J., Montero D., Robaina L., Real F. and Sweetman J., 2007.
Immune stimulation and improved infection resistanxe in European sea bass (Dicentrarchus

labrax) fed mannan oligosaccharides. Fish & Shellfish Immunology, 23, 969-981.
Young M., Davies M.J., Bailey D., Gradwell M.J., Smestad-Paulsen B., Wold J.K., Barnes
R.M.R., and Hounsell E.F., 1998. Characterization of oligosaccharides from an antigenic
mannan of Saccharomyces cerevisiae. Glycoc J 15: 815-822.
Zhou XQ., Li Y-L., 2004. The effects of Bio-Mos
®
on intestinal microflora and immune function
of juvenile Jian carp (Cyprinus carpio Var. Jian). In: Nutritional biotechnology in the feed
and food industries: Proceedings of Alltech’s 20
th
annual symposium (Suppl. 1—Abstracts of
posters presented), Lexington, KY, USA.
ABSTRACT
The effects of dietary MOS (Actigen
TM
, Alltech, USA) on the growth, survival, fish health improvement of tra catfish
were evaluated. Experimental diets were prepared by using supplementation of 0 (Control), 400 (A1), 800 (A2),
1200 g Actigen ton
-1
(A3) commercial tra catfish diet containing 28% protein. A tra catfish with an average weight
of 10,78 ± 0,04 g was cultured in hapas (1 x 1 x 1 m) at a stocking density of 100 fish/hapa. The experiment
consisted of four treatments with four replicates. The trial was aimed to evaluate effect of Actigen on growth
performances, feed utilization and non-specific immune response of fish.
At the end of 10 weeks of rearing period, A2 feed supplied 800 g Actigen ton
-1
and A3 feed supplied 1200 g Actigen
ton
-1
increased significantly growth performances, specific growth rate (SGR) (P < 0,05). However, fish fed the
Actigen supplement could not improve food conversion ratio (FCR) and survival rates (P > 0,05). Feed intake in

Actigen supplementing feed treatments tends to increase when compared to the control (significant improvement in
treatment A3 (P < 0,05)). Non-specific immune response including lysozyme activity and density of white blood cells
of fish were evaluated. Treatment A3 (800 g Actigen ton
-1
) enhanced significantly lysozyme activity, and treatment
A2 increased significantly the density of white blood cells (P < 0,05).
At the end of the trial, fish fed different feed in 10 weeks were challenged with Edwardsiella ictaluri bacteria by
immersion. Mortality was observed twice per day, for 14 days. There were a tendency of increased survival rates in
Actigen supplement fish when compared to the control but no significant differences among treatments (P > 0,05). It
seems that Actigen has improved the non specific immune systems in fish fed 800-1200g Actigen.ton
-1
; however,
when challenged with high bacteria solution, the health improvement had a tendency to be improved with Actigen
supplementation but no significant differences among treatments

×