Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của cá rô đồng anabas testudineus (bloch, 1792)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 129 trang )


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo









NGUYỄN TUẤN HIỆP





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI, HÀM
LƯỢNG KÍCH DỤC TỐ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CÁ RÔ ĐỒNG Anabas testudineus (Bloch, 1792)






LUẬN VĂN THẠC SĨ










Khánh Hòa - 2014


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo





NGUYỄN TUẤN HIỆP



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI, HÀM
LƯỢNG KÍCH DỤC TỐ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CÁ RÔ ĐỒNG Anabas testudineus (Bloch, 1792)







Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số : 60.62.70


LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM ANH TUẤN


Khánh Hòa – 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, do tôi
trực tiếp thực hiện với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp làm việc tại
Trung tâm Giống Thủy đặc sản Nam Định - xã Mỹ Tân – huyện Mỹ
Lộc – tỉnh Nam Định. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong một
công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tác giả




Nguyễn Tuấn Hiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã
nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của Khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại
học Nha Trang, khoa Nuôi trồng Thủy sản - trường Đại học Nha Trang; Trung
tâm Giống Thủy đặc sản Nam Định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Nam Định.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Anh Tuấn,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong trong việc định hướng chọn đề tài
thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến K.S Nguyễn Viết Huệ Giám Đốc
Trung tâm giống Thủy đặc sản Nam Định người đã giúp đỡ tôi và tạo mọi điều
kiện về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và
những nhận xét quý báu của Th.S Trần Công Khôi cùng các cộng sự ở Trung
tâm giống Thủy đặc sản tỉnh Nam Định; KS. Trần Thị Thúy Nga – phòng Hợp
tác Quốc tế - Trường Cao đẳng Thủy sản; Cử nhân Phạm Thúy Vân – Công ty
TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Đức. Lời cảm ơn cũng xin gửi tới những
người bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi.
Lời chi ân con xin gửi tới bố mẹ, những người đã nuôi dậy con lớn khôn

để có được ngày hôm nay. Con vô cùng biết ơn.
Xin được bầy tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tác giả



Nguyễn Tuấn Hiệp


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Ý nghĩa Thực tiễn: 2
1.3. Mục tiêu của đề tài: 2
1.4. Nội dung nghiên cứu: 2
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Vài nét về đối tượng nghiên cứu: 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ngoài: 3
2.1.3. Một số đặc điểm khác: 4
2.2. Các nghiên cứu về cá rô đồng: 6
2.2.1. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô

đồng trên thế giới: 6
2.2.2. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô
đồng ở Việt Nam: 13
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 244
3.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu: 244
3.1.1. Thời gian nghiên cứu: 244
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu: 244
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu: 244
3.2. Phương pháp nghiên cứu: 244
3.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: 244

iv

3.2.2. Vật liệu nghiên cứu: 277
3.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liêu. 277
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: 30
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 311
4.1. Biến động môi trường trong quá trình thí nghiệm 311
4.2. Kết quả đo kích thước của cá tham gia sinh sản 322
4.3. Kết quả kiểm tra khối lượng cá tham gia sinh sản: 333
4.4. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố LHRHa. 344
4.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên sự tham gia sinh
sản của cá rô đồng: 344
4.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu
ứng 355
4.4.3: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên sức sinh sản hữu
dụng 377
4.4.4: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ thụ tinh.
399
4.4.5. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ nở của cá

rô đồng. 40
4.4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng kích dục tố LHRHa lên khả
năng sinh sản của cá rô đồng 411
4.5. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố HCG 433
4.5.1. Ảnh hưởng liều lượng kích dục tố HCG lên tỷ lệ cá rô đồng tham
gia sinh sản 433
4.5.2. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên thời gian hiệu ứng.
455
4.5.3: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên sức sinh sản hữu
dụng 466
4.5.4: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên tỷ lệ thụ tinh. 477
4.5.5. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên tỷ lệ nở 488

v

4.5.6. Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên khả năng
sinh sản của cá rô đồng. 499
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51
5.1. Kết luận 51
5.1.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm. 51
5.1.2. Kết quả kiểm tra kích thước và khối lượng của cá trước khi tham
gia sinh sản 51
5.1.3. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố LHRHa 52
5.1.4. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố HCG 52
5.2. Đề xuất. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53





vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai
CTV Cộng tác viên
DO Ôxy hòa tan
TN Thí nghiệm
SE Sai số chuẩn
SD Phương sai
S
1
Sức sinh sản tuyệt đối
a Số lượng trứng trung bình đếm được
n Khối lượng 3 phần buồng trứng đem đếm (g)
Wt Khối lượng buồng trứng (g)
S
2
Sức sinh sản tương đối
S
1
Sức sinh sản tuyệt đối
W Khối lượng toàn thân (g)
K Hệ số thành thục (%)
Wo Khối lượng cá bỏ nội quan (g)
Wtsd Khối lượng tuyến sinh dục (g)
TLTT Tỉ lệ thụ tinh
F số trứng được thụ tinh
TLN Tỉ lệ nở
H số cá bột nở ra.
S % Tỷ lệ sống




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 311

Bảng 2: Kết quả kiểm tra kích thước cá bố mẹ trước khi đưa vào thí nghiệm.322

Bảng 3: Kết quả kiểm tra khối lượng cá tham gia sinh sản 333

Bảng 4: Tỷ lệ cá rô đồng tham gia sinh sản ở liều lượng LHRHa khác nhau 344

Bảng 5: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu ứng
kích dục tố 366

Bảng 6: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên sức sinh sản hữu
dụng 388

Bảng 7: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ thụ tinh 399

Bảng 8: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ nở 411
Bảng 9: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên khả
năng sinh sản của cá rô đồng………………………………………………… 42
Bảng 10: Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên khả năng sinh sản. 433

Bảng 11: Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên thời gian hiệu ứng. 455


Bảng 12: Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên sức sinh sản hữu dụng 466

Bảng 13: Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên tỷ lệ thụ tinh 477

Bảng 14: Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên tỷ lệ nở. 488

Bảng 15: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên khả
năng sinh sản của cá rô đồng 49



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình1: Hình dạng bên ngoài cá rô đồng 3

Hình 2: Cá rô đồng đực (ở trên), Cá rô đồng cái (ở dưới) 4

Hình 3: Vùng phân bố của cá rô đồng trên thế giới 6

Hình 4: Các loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá 177

Hình 5: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15

Hình 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 16

Hình 7: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ cá rô
đồng tham gia sinh sản 355


Hình 8: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu
ứng kích dục tố 366

Hình 9: Đồ thị ảnh hưởng của kích dục tố LHRHa lên sức sinh sản hữu dụng
của cá rô đồng 388

Hình 10: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ thụ tinh
cá rô đồng 40

Hình 11: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên tỷ lệ nở. 411

Hình 12: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên tỷ lệ cá rô đồng
tham gia sinh sản 444

Hình 13: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố HCG lên thời gian hiệu
ứng 455

Hình 14:Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng liều lượng HCG lên sức sinh sản hữu dụng
466

Hình 15: Đồ thị biểu diễn Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên tỷ lệ thụ tinh .477

Hình 16: Đồ thị biểu diễn Ảnh hưởng của liều lượng HCG lên tỷ lệ nở 48


1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cá rô đồng là loài cá tuy có kích thước bé nhưng thịt béo, thơm, dai,

ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là không có xương dăm, tiêu thụ khá
mạnh cả ở nông thôn, thành phố. Cá rô đồng sống ở nước ngọt, chúng thường
sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao mương, đìa, sông rạch
Trên thế giới cá rô đồng phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, Châu Phi và các quần
đảo giữa Ấn Độ và Châu Úc.
Nguồn lợi cá rô đồng trong tự nhiên đang ngày càng giảm sút nghiêm
trong đó việc lạm dụng hóa chất thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp, khai
thác bừa bãi, sử dụng các phương tiện có tính huỷ diệt như dùng xung điện,
kích điện hoặc một số hoá chất và thảo dược có tính độc với cá. Tuy cá rô đồng
có sức sinh sản khá cao, nhưng sản lượng cá sinh ra trong tự nhiên khó bù đắp
được do bị khai thác quá mức.
Cá rô đồng có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, đặc biệt
cá có thể hô hấp bằng không khí nhờ cơ quan hô hấp phụ trên mang, cá có thể
tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên. Đây là
cơ sở để nuôi cá rô đồng với mật độ cao theo hướng công nghiệp. Hiện nay cá
rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được
nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ
và gần đây đang được đưa ra ngoài các tỉnh phía Bắc.
Là một loài cá có giá trị kinh tế và cần phải được quan tâm phục hồi
nguồn lợi trong tự nhiên, gần đây cá rô đồng đang là loài cá bản địa được chú ý
nghiên cứu phát triển. Cá rô đồng có thể nuôi được ở nhiều loại hình mặt nước
khác nhau như ao, mương, ruộng với năng xuất khá cao và mang lại nguồn
thu nhập lớn cho người nuôi.

2
Xuất phát từ những yêu cầu của thị trường cũng như việc khôi phục bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của cá rô
đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792)” nghiên cứu này góp phần vào việc

hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá rô đồng.
1.2. Ý nghĩa Thực tiễn:
Góp phần vào việc hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá Rô đồng
Là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm sinh học và sinh
thái sinh sản cá rô đồng.
1.3. Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá được vai trò của kích dục tố đến sinh sản nhân tạo cá rô đồng
Tìm ra được loại, liều lượng kích dục tố tối ưu cho sinh sản nhân tạo cá
rô đồng tại địa phương.
1.4. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái sinh sản cá rô đồng
Tìm hiểu về cơ chế tác động của 2 loại kích dục tố LHRH
a
và HCG lên
sinh sản nhân tạo cá rô đồng
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại kích dục tố lên các chỉ tiêu sinh sản
của cá.

3
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vài nét về đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Vị trí phân loại

Hình1: Hình dạng bên ngoài cá rô đồng [38]
Theo

Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979)
[15]
.


Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Perciformes
Phân bộ (subordo): Anabantoidei
Họ (familia): Anabantidae
Chi (genus): Anabas
Loài (species): Anabas testudineus (Bloch,1792)
Tên tiếng Việt: Cá rô đồng;
Tên tiếng Anh Climbing perch
2.1.2. Đặc điểm hình thái ngoài:
Cá rô có màu từ xanh xám đến xanh nhạt, phần bụng có màu sáng hơn
phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ
của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ
quan hô hấp đặc biệt trên mang là mang phụ (cơ quan hoa hồng), cho phép
chúng có thể hấp thụ được ôxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp

4
thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to
hơn hai bên và răng có trên xương lá mía [8].
2.1.3. Một số đặc điểm khác:
a. Phân bố:
Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao,
mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng
vĩ độ 28° Bắc - 10° Nam, chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippin, châu Phi và các quần đảo
giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho
sự sinh trưởng (từ 22 - 30°C) Mai Đình Yên, (1979) [15]; Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương (1993) [8]; Rainboth (1996) [33] ; Dương Nhựt Long

(1998) [9]; Phạm Văn Khánh (1999) [7]. Chúng được biết đến với khả năng di
cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn, nhất là trong mùa mưa và
thông thường diễn ra trong đêm Vương Dĩ Khang, (1962) [6].
b. Sinh sản:
Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi. Khối
lượng cá bình quân khoảng 50 - 70gam/con. Cá sẽ mang trứng vào khoảng
tháng 11 Âm Lịch (với cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh) và tháng 4 - tháng 5
Âm lịch (với cá tự nhiên).


Hình 2: Cá rô đồng đực (ở trên), Cá rô đồng cái (ở dưới) [41]
Phân biệt đực - cái:
+ Cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh
dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, ta

5
sẽ thấy tinh dịch chảy ra. Đây là lúc chín muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng
cho việc sinh sản.
+ Cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng
sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản.

- Cá đẻ trong tự nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc
mực nước thủy vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp -
kích thích cá sinh sản. Hình thức sinh sản: do hưng phấn nên trong quá trình bắt
cặp sinh sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục.
- Bãi đẻ của cá là ven những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi có
nhiều cỏ và cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc
trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập
tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp váng dầu màu
vàng được phóng ra cùng lúc với trứng.

- Cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi
còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ
lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái.
- Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở
phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 – 27
0
C phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau
24h. Nhiệt độ từ 28 - 30
0
C: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ > 30
0
C, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình.
- Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực.
- Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp
tục sinh sản.
c. Đặc điểm dinh dưỡng:
Cá rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân
mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ
được coi là "bẩn" trong nước. Nó có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp đói. Vì
vậy phân cỡ rất quan trọng.

6
2.2. Các nghiên cứu về cá rô đồng:
2.2.1. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
rô đồng trên thế giới:
Cá Rô đồng - Anabas testudineus (Bloch, 1792) phân bố rộng rãi ở vùng
Đông Nam Á và là một loài cá nước ngọt có tầm quan trọng về thực phẩm
Masashi S. & Motoyuki H., (2000) [24]. Trong các loài cá có khả năng thở
trong không khí thì cá A. testudineus được xem là một loài cá đặc sản ở các
bang vùng miền Đông, Đông Bắc và miền Nam của Ấn Độ và nhu cầu về loài

cá này rất cao bởi vị thơm ngon của nó, có giá trị lưu giữ, độ tươi được kéo dài
khi không có nước và là một món ăn có giá trị cho người bệnh và đang dưỡng
bệnh. Giá thị trường hiện tại dao động từ 2 - 3 đôla Mỹ/kg Uttam & Ctv, (2005)
[39]. Mặc dù công nghệ nuôi, sinh sản và ương nuôi ấu trùng của một số loài cá
chủ yếu thuộc họ cá Chép đã được phát triển trong những thập kỷ qua, nhưng
một số loài khác có giá trị thương mại lại không được quan tâm. Gần đây, cá A.
testudineus được xem là một trong những đối tượng mới có tiềm năng đối với
nghề nuôi trồng thủy sản và sinh sản nhân tạo Ponniah & Sarkar, (2000) [30];
Ayyappan, Raizada & Reddy, (2001) [17].

Hình 3: Vùng phân bố của cá rô đồng trên thế giới [41]

7
a. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) có tên tiếng Anh thông
thường là Climbing perch, thuộc họ Anabantidae. Kích cỡ của cá hiếm khi đạt
đến 23 cm, thông thường từ 10 đến 15 cm. Vây đuôi có dạng hình tròn, đường
bên bị ngắt quãng bên dưới vây lưng, gốc vây lưng dài hơn gốc vây hậu môn,
nắp mang chính, nắp mang phụ và xương nắp mang màng được tiếp giáp với
nhau bởi các gai dài xòe ra Rainboth, (1996) [33].
Cá Rô đồng được tìm thấy ở những vùng nước chảy chậm, nước đứng,
hoặc thậm chí cả ở vùng nước tù thường với thảm thực vật rậm rạp. Xuất hiện
từ Sri Lanka đến Trung Quốc, Indonesia, và quần đảo Philippin. Là một loài ăn
thịt với thức ăn chủ yếu là các loại cá. Cá ra khỏi nước vào ban đêm khi nó tìm
kiếm một nơi sống mới bằng cách leo trèo qua các bãi đất khô bằng cách sử
dụng các nắp mang đã xòe ra và uốn cong cuốn đuôi Rainboth, (1996) [33].
Theo Uttam và Ctv (2005) [39] thì cá Rô đồng là loài cá có kích cỡ nhỏ, nơi
sống của nó cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ thuộc vùng tiểu lục địa
của Ấn Độ và Đông Nam Á. Cá có biểu hiện hoạt động nuốt không khí bắt
buộc, là loài có tập tính ăn tạp và di chuyển thông qua các dòng nước chảy vào

tạm thời, và vì vậy chúng thường bị mắc lại trên mặt đất khi những cơn mưa kết
thúc. Cá Rô đồng là loài kiếm ăn bằng thị giác, kiếm ăn trong suốt cả ngày.
Vượt qua giới hạn tự nhiên của chúng, cá Rô đồng xuất hiện phần lớn ở các
đầm lầy vùng trũng, các vùng đất ngập nước, các hồ tự nhiên, kênh rạch, đầm,
ao hồ nhỏ tự nhiên Talwar & Jhingran, (1991) [37]. Cá Rô đồng có thể sống
được trên cạn là nhờ có cơ quan hô hấp phụ hay còn gọi là cơ quan trên mang
(Air-breathing organs - ABO). Ở cá Rô đồng cơ quan ABO hoạt động theo từng
đợt với đợt “xuôi dòng”, từ 2 đôi cung mang đầu tiên máu trở về tim trước khi
nó đươc đưa đến đôi cung mang thứ 3 và thứ 4. Đôi cung mang thứ 3 và thứ 4
nằm trong một đợt và “ngược dòng” từ hệ thống lưu thông trong cơ thể Munshi

8
& Ctv, (1986) [26]; Trong tự nhiên cá Rô đồng là loài ăn tạp và thành thục sinh
dục trong năm đầu tiên Uttam &Ctv, (2005) [39].

b. Nghiên cứu về di truyền
Nguồn gen tốt là yếu tố quan trọng liên quan đến kết quả nuôi trồng. Một
số công nghệ dùng trong nghiên cứu về di truyền ở động vật thủy sản như:
Công nghệ Allozymes của Siraj (1998) [37], công nghệ sao chép ngẫu nhiên
DNA đa hình (RAPD) và sao chép chiều dài đoạn các polymorphism (AFLP)
của Chong (2000).
Nghiên cứu về di truyền ở cá Rô đồng trên thế giới hiện nay còn rất ít vì
nó là một đối tượng tương đối còn mới mẻ trong nghề nuôi trồng thủy sản và
phạm vi phân bố về địa lý của loài này tương đối hẹp. Trong nghiên cứu về các
đặc điểm và mối quan hệ về di truyền của các quần thể cá Rô đồng ở Thái Lan
của Masashi & Motoyuki (2000) [24], Có 7 quần thể cá Rô đồng tự nhiên được
thu từ các vùng miền trung, miền đông và các khu vực bán đảo ở Thái Lan đã
được nghiên cứu bằng công nghệ phân tích về allozyme để kiểm tra các mối
quan hệ về di truyền giữa các quần thể về mặt địa lý. Theo cây UPGMA dựa
vào một gốc khoảng cách về di truyền thì có 7 quần thể rơi vào 3 cụm chính

trong cùng một nhánh với những sự phân chia theo khu vực. Những sự tập hợp
thành cụm này cho thấy rằng mối quan hệ về di truyền giữa các quần thể cá Rô
đồng là tương tự như đối với các loài cá nước ngọt khác và phụ thuộc vào
những đặc trưng riêng về địa lý chẳng hạn như các hệ thống sông ở Thái Lan.
c. Nghiên cứu về sinh sản.
Những báo cáo đầu tiên liên quan đến những thử nghiệm về não thùy thể
nhân tạo ở cá Rô đồng A. testudineus và những kết quả về cho sinh sản được
điều khiển của loài cá này được xuất bản vào những năm 1970 Khan, (1972)
[21]; Banerjee & Prasad, (1974) [22]; Khan & Mukhopadhyay, (1975) [22],
tuyến não thùy của cá chép đang được sử dụng trong kích thích cho cá đẻ. Rà
soát lại các tài liệu gần đây cho thấy rằng không có thử nghiệm nào được thực

9
hiện sau những năm 1970 để cho cá A. testudineus đẻ ngoại trừ nghiên cứu của
Uttam & Ctv, (2005) [39].
Uttam & Ctv (2005) [39] đã nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Rô đồng
bằng hormone tổng hợp Wova-FH. Trong nghiên cứu này đã sử dụng hormone
tổng hợp Wova-FH với các liều lượng lần lượt là 0.1, 0.2 và 0.3 ml/kg cá bố mẹ
để kích thích cá đẻ. Cá bố mẹ được tiêm một lần và chuyển đến các bể đẻ với tỉ
lệ giới tính giữa con đực và con cái là 2:1. Số lần đẻ, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh,
tỉ lệ nở và tỉ lệ sống được xác định trong mỗi lô thí nghiệm. Lượng trứng đẻ
ra/cá cái ở liều lượng hormone 0.3 ml/kg cá bố mẹ là cao hơn đáng kể so với ở
liều lượng hormone 0.1 và 0.2 ml/kg cá bố mẹ. Phân tích thống kê cho thấy ảnh
hưởng có ý nghĩa (P≤0.05) giữa liều lượng hormone lên tỉ lệ thụ tinh, đẻ trứng
và tỉ lệ nở. Nghiên cứu này cũng khuyên rằng hormonse Wova-FH ở liều lượng
0.3 ml/kg cá bố mẹ có hiệu quả hơn và nó được cân nhắc cho nghề nuôi cá Rô
đồng. Trong một nghiên cứu về khả năng làm suy yếu chức năng buồng trứng ở
cá Rô đồng bởi hàm lượng thuốc trừ sâu không gây chết đối với cá của
Chirashree & Ctv (1993) [18], đã thử nghiệm các mức không gây chết của
metacid-50 (0.106 ppb) và carbaryl (1.66 ppm) trong 90 ngày cả giai đoạn tiền

sinh sản và giai đoạn sinh sản trong chu kỳ sinh sản hàng năm. Điều đáng lưu ý
trong nghiên cứu này là ảnh của thuốc trừ sâu lên chỉ số thể kích dục (gonado
somatic index - GSI) được biểu hiện trong mức estrogen của buồng trứng.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng trong tiếp xúc thời gian ngắn với các mức độ
không gây chết của thuốc trừ sâu sẽ không có ảnh hưởng kiềm chế, trong khi
nếu tiếp xúc thời gian lâu dài thì thuốc trừ sâu sẽ có những ảnh hưởng kiềm chế
tiềm tàng lên sinh sản của cá Rô đồng.
Nghiên cứu về kích thích sinh sản của các loài cá chép Ấn Độ và sự
thành thục của cá rô và cá da trơn bằng hormonse kích thích thành thục sinh dục
của cá lóc (cGnRH), pimozide và canci của Siddhartha & Ctv (2003) [36] cho
thấy, khi sử dụng cGnRH với 2 liều lượng khác nhau là 10 hoặc 12 g/kg cá cái

10
kết hợp với pimozide (1 mg/kg) và Ca
2+
(300 g/kg) trong thời gian 6 giờ để
kiểm tra sự phá vỡ túi noãn hoàn (GVBD) ở cá da trơn (Clarias batrachus) và
cá rô (Anabas testudineus). Kết quả cho thấy đường kính noãn bào tăng lên
đáng kể ở cá da trơn (từ 0.71008 lên 1.03005 mm, P<0.005) và ở cá rô (từ
0.46003 lên 0.74009 mm, P<0.01) trong 36 giờ. Kết quả này cho thấy rằng
việc sử dụng cGnRH bằng phương pháp “Linpe” kết hợp với Ca
2+
là rất thích
hợp trong việc làm cho buồng trứng của cá da trơn và cá rô thành thục hoàn
toàn. Đây cũng là một hướng mới mở ra cho việc sinh sản cá Rô đồng bằng
kích dục tố.
Nhìn chung các tài liệu về nghiên cứu sinh sản của cá Rô đồng chưa được
công bố nhiều. Các công trình nghiên cứu về cá A. testudineus chủ yếu tập
trung ở một số quốc gia có loài cá này phân bố tự nhiên như Ấn Độ và các nước
Đông Nam Á.

d. Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Cá Rô đồng là một loài cá nuôi có tiềm năng ở vùng châu thổ sông
Mêkông với giá trị kinh tế cao và nhu cầu tiêu thụ lớn. Ở Bangladesh, công
nghệ sản xuất giống cá Rô đồng với năng suất cao đã được phát triển. Hiện nay,
sản lượng cá trung bình trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trong nuôi đơn
cá Rô đồng ở Bangladesh đạt 8.000 - 10.000 kg/ha The Bangladesh Observer,
(2006). Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về nuôi thương phẩm loài
cá này được phổ biến trên thế giới. Trong những năm gần đây, công nghệ nhân
giống cá Rô đồng đã được tiến hành thành công Yakupitiyage & Ctv, (1998)
[40]; Doolgindachabaporn, (1994) [22]. Đối với nuôi loài cá này thì
Doolgindachabaporn (1994) [22] đã tiến hành bằng cách sử dụng phụ phẩm
trong nông nghiệp để nuôi cá.

11
e. Những nghiên cứu khác
Nghiên cứu về sự hấp thụ oxy trong môi trường nước ở giai đoạn đầu
trong vòng đời của cá Rô đồng A. testudineus đã được thực hiện bởi Mishra &
Singh (1979) [25]. Sự tiêu thụ oxy (mg/giờ) trong nước của cá Rô đồng trong
suốt quá trình sinh trưởng và phát triển đã được đo và mối liên quan của sự tiêu
thụ oxy này với chiều dài và khối lượng cơ thể cá cũng được nghiên cứu. Đồ thị
đường logarit của 2 sự hấp thụ oxy trong nước nghịch nhau hoặc là theo khối
lượng cơ thể hoặc là theo chiều dài cơ thể đã đưa ra một đường cong tập hợp có
ý nghĩa về thống kê (P>0,05), điểm cắt nhau của 2 đường này tại thời điểm khối
lượng cá 11 mg và chiều dài thân 1.78 cm. Đây là giá trị lý thuyết về chiều dài
hay khối lượng ở mức mà khả năng cung cấp gần 40% trong tổng nhu cầu oxy
trong giai đoạn mới phát triển cơ quan thở trong không khí ở cá mới nở. Nghiên
cứu về sự di chuyển của cá Rô đồng trên mặt đất cũng đã được tiến hành bởi
Davenport & Martin (1990) [19]. Nghiên cứu này cho thấy cá Rô đồng có thể di
chuyển trên mặt đất, chúng sử dụng các nắp mang có gai để bám vào mặt nền
và dùng đuôi để đẩy cơ thể tiến về phía trước. Độ dốc mà cá có khả năng leo

giới hạn đến 25
o
khi leo trên vỏ cây và 30
o
khi leo trên cỏ. Tốc độ tối đa trên
mặt đất được theo dõi tương đương đến 1.8 chiều dài cơ thể/giây.
Cá rô đồng Anabas testudineus loài cá nuôi rất quan trọng ở khu vực
Đông Nam Châu Á, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương
phẩm trên đối tượng này đã và đang được các quốc gia trong khu vực này hết
sức quan tâm.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá rô đồng cho thấy; cá rô đồng là loài
thích ứng rộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, vào mùa khô thậm chí lúc thời
tiết khô hạn cá cũng có thể sống chui rúc dưới bùn hay thoát ra khỏi mặt nước
để tìm thức ăn ở các vùng đất ẩm thấp Potongkam, (1971) [32].
Doolgindachabaporn (1994) [22] đã nghiên cứu cho đẻ thành công cá rô
đồng (Anabas. testudineus). Yakupitiyage et al. (1998) [40] nghiên cứu hoàn

12
thiện quy trình sản xuất giống cá rô đồng và từ đó hoàn toàn chủ động về con
giống cá rô đồng cho nhu cầu của người nuôi. Ngày nay người ta có thể sản
xuất cá rô đồng đơn tính, cũng như một số loài cá khác (rô phi, cá diếc, cá
vàng,…) nhờ cách xử lý trực tiếp bằng hormone sinh dục, hoặc áp dụng phương
pháp gián tiếp thông qua cá đực XX, cá siêu đực YY, cá cái ZZ hay cá siêu cái
WW, mà những cá này được tạo ra bằng hormone kết hợp với những cách lai
tạo tương ứng (Pongthana et al., 1999; Vera Cruz and Mair, 2000 và Hendry et
al., 2003) [31]. Trong thí nghiệm của mình trên cá mè vinh Pongthana et al.,
(1999) [31] đã khẳng định một con cá đực giả định là XX khi phối với 2 cá cái
khác nhau về nguồn gốc đã cho tỉ lệ cá cái trong thế hệ con khác nhau rất xa
(97,3 % và 37,1 %). Cũng theo Pongthana et al., (1999) [31] thì việc sản xuất
thế hệ cá con mang nhiễm sắc thể giới tính XX để biệt hóa thành toàn cái và

phối cá cái XX bình thường với cá đực XX (từ thế hệ F1 được đực hóa bằng
androgen) cho thế hệ con F2 mang toàn nhiễm sắc thể XX. Việc xử lý bằng 17α
- Methyltestosteron với liều lượng 40 mg/kg thức ăn, trong 2 tuần kể từ ngày
thứ 2 sau khi nở đã tạo được tỉ lệ là 97,5 ± 1,43 % cá đực, tỉ lệ sống của cá 1
tháng tuổi là 5,24 ± 0,11 %. Qua kiểm tra 68 con ở đàn F2 đã phát hiện 16 cá
đực F1 cho tỉ lệ cá cái bằng 78,95 – 95,12 % là tỉ lệ không có sự khác biệt với tỉ
lệ lý thuyết 100 % cá cái từ cá đực XX. Theo phương pháp này sẽ tránh được
việc mẫu sinh khi lọc những con XX (thông thường thì cá mẫu sinh yếu và có tỉ
lệ sống thấp) nhưng phải thêm công đoạn chọn những con cá đực XX
Pongthana et al.,(1999) [31]. Trong điều kiện không thể phân biệt được con đực
bình thường là con đực XY với con đực XX theo ngoại hình trực tiếp, người ta
phải phát hiện cá đực XX thông qua giới tính của thế hệ con (về lý thuyết sẽ là
toàn cái vì mang các nhiễm sắc thể giới tính XX).
Doolgindachabaporn (1994) [22] đã thử nghiệm nuôi cá rô đồng trong ao,
sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và đạt năng suất khoảng 10 kg/100m
2
sau 3
tháng nuôi. Kết quả ương cá rô đồng của Doolgindachabaporn (1994) [22] cho

13
thấy; sau 1,5 tháng đạt kết quả với tỉ lệ sống dao động từ 3,7 – 15,6 %, năng
suất cá ương bình quân đạt 1653 kg cá giống/ha mặt nước ao nuôi. Theo nhận
định của Ray (1989) thì hệ số tiêu tốn thức ăn ở cá rô đồng có lẽ là cao so với
các loài cá nhiệt đới khác. Theo Mangklamanee (1986) [23] thì cá rô đồng có
tốc độ tăng trưởng chậm khoảng 0,5 gr/ngày khi nuôi trong ao với mật độ 10 –
15 con/m
2
và có bổ sung thêm thức ăn. Thức ăn cung cấp cho cá nuôi trong 3
tháng đầu là thức ăn viên công nghiệp có 28 % đạm, khẩu phần ăn dao động từ
10 – 12 % khối lượng thân của đàn cá nuôi/ngày Sangrattanakhul, (1989) [34].

2.2.2. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
rô đồng ở Việt Nam:
a. Các Nghiên cứu về nuôi thương phẩm:
Ở nước ta, cá Rô đồng phân bố ở hầu hết trong các loại hình thủy vực
nước ngọt, từ Bắc vào Nam và khu vực Tây Nguyên Mai Đình Yên và Ctv,
(1992) [16]; Nguyễn Thị Thu Hè, (2001) [3]. Đối với nghề nuôi trồng thủy sản,
cá Rô đồng là một đối tượng khá mới mẻ nhưng là một đối tượng có giá trị kinh
tế và nhu cầu về loài cá này đang ngày càng tăng.
Các nghiên cứu về cá Rô đồng ở nước ta là về phân loại, phân bố. Nghiên
cứu sản xuất giống nhân tạo cá Rô đồng thành công vào năm 1999 trong
Chương trình Khuyến ngư được tài trợ bởi Quỹ hỗ trợ và phát triển Đan Mạch
(DANIDA). Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
cũng đã cho sinh sản nhân tạo cá Rô đồng thành công và đến nay loài cá này
được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh Nam bộ và một số tỉnh Nam Trung bộ. Ở
Thành phố Cần Thơ, nuôi thâm canh cá Rô trong ao đất đã được áp dụng với
các nguồn thức ăn như phụ phẩm của sản xuất thực phẩm, tôm, cua, cá tạp, cám
gạo, thóc, Nguyen & Ctv, (2003) [30]. Hiện nay cá Rô đồng được nuôi dưới
nhiều hình thức khác nhau như: nuôi đơn, nuôi trong lồng trong ao đất, nuôi
ruộng lúa, và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi.

14
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nuôi cá Rô đồng cũng đã
được thực hiện. Nguyen & Ctv (2004) [31] đã nghiên cứu nuôi kết hợp cá Rô
đồng trong lồng trong ao nuôi cá Rô phi ở Cần Thơ. Thí nghiệm được tiến hành
trong 150 ngày để xác định khoảng mật độ thả cá Rô đồng nuôi lồng trong các
ao nuôi cá Rô phi, nhằm đánh giá sự tăng trưởng và sản lượng của cá nuôi cả
trong nuôi lồng và nuôi ao, đồng thời đánh giá những lợi ích về kinh tế và môi
trường của hệ thống nuôi kết hợp lồng trong ao đất này. Một lồng 4 m
3
/ao được

treo trong 12 ao có diện tích 100 m
2
/ao, và 3 ao có kích cỡ như nhau được dùng
làm đối chứng không treo lồng. Cá Rô đồng giống cỡ 9 g/con được thả với mật
độ 50, 100, 150 và 200 con/m
3
trong các lồng, trong khi đó cá Rô phi giống cỡ
10 g/con được thả với mật độ 2 con/m
2
trong toàn bộ 15 ao, đưa ra các tỉ lệ về
số lượng cá Rô đồng trong lồng - cá Rô phi trong ao lần lượt là 1:1, 2:1, 3:1,
4:1. Cá Rô đồng nuôi lồng được cho ăn thức ăn viên công nghiệp (độ đạm 26-
28%) với tỉ lệ 5%, 3% và 2% khối lượng cá/ngày lần lượt trong suốt tháng đầu
tiên, tháng thứ hai và các tháng còn lại. Các ao được bón phân hàng tuần với urê
và TSP với liều lượng 28 kg N và 7 kg P/ha/tuần, trong khi các ao đối chứng
không được bón phân. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỉ lệ sống của cá Rô đồng ở
lô thí nghiệm mật độ cao nhất (97.1%), thấp hơn ở các lô thí nghiệm khác
(99.3-99.3%, P>0.05), trong khi đó không có sự khác nhau đáng kể về tỉ lệ sống
của cá Rô phi, dao động từ 72.5% đến 87.2% (P>0.05). Khối lượng trung bình
cuối cùng của cả cá Rô đồng và cá Rô phi không khác nhau đáng kể giữa tất cả
cá lô thí nghiệm, dao động từ 19.5 đến 20.5 g/con và từ 111.5 đến 133.9 g/con
(P>0.05). Tổng lượng cá Rô đồng thu hoạch được dao động từ 4.00 - 15.2
kg/lồng, tăng theo sự tăng mật độ thả (P<0.05), trong khi tổng lượng cá Rô phi
thu hoạch cao nhất ở lô thí nghiệm thả cá Rô đồng trong lồng với mật độ 150
con/m
3
(22.7 kg/ao), trung bình ở các lô thí nghiệm khác (19.0-20.7 kg/ao), và
thấp nhất ở lô đối chứng (15.8 kg/ao; P<0.05). Hệ số thức ăn (FCR) của cá Rô
đồng trong tất cả các lô thí nghiệm là rất cao, dao động từ 5.05 đến 6.60. FCR


15
thấp nhất ở lô thí nghiệm 150 con/m
3
, trung bình ở các lô thí nghiệm 100 và 200
con/m
3
, và cao nhất ở lô thí nghiệm 50 con/m
3
(P<0.05). Các kết quả cho thấy
rằng nuôi cá Rô đồng trong lồng kết hợp với nuôi cá Rô phi trong ao với tỉ lệ
3:1 là tốt nhất. Nghiên cứu của Nguyen & Ctv (2003) [30] về ảnh hưởng của
thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên sinh trưởng của cá Rô đồng (Anabas
testudineus) nuôi trong mương vườn, nhằm đánh giá tiềm năng của mô hình
nuôi cá Rô đồng trong mương vườn và tìm loại thức ăn thích hợp cho nuôi thâm
canh loài cá này. Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống 12 mương vườn có
diện tích mỗi mương là 50 m
2
, với 4 nghiệm thức khác nhau. Nghiệm thức 1 cá
được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm 30% (P
30
); nghiệm thức 2 cá được
cho ăn bằng 3 loại thức ăn bao gồm thức ăn viên P
30
trong tháng đầu tiên, P
25

trong tháng thứ hai, từ tháng thứ 3 trở đi cá được cho ăn thức ăn viên P
20
;
nghiệm thức 3 cá được cho ăn thức ăn viên P

20
; và nghiệm thức 4 cá được cho
ăn thức ăn tự chế biến dạng ẩm. Kết quả thí nghiệm cho thấy mô hình nuôi cá
Rô đồng trong mươn vườn là mô hình có tiềm năng lớn trong việc cải thiện thu
nhập cho các nông hộ sản xuất với qui mô nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thức ăn viên có hàm lượng đạm 30% cho kết quả cao về tăng trưởng, tỉ lệ sống
và năng suất với hệ số thức ăn thấp, loại thức ăn này có thể ứng dụng trong nuôi
thâm canh cá Rô đồng.
Trong nghiên cứu về mô hình lúa-cá của Cao Quốc Nam và Ctv (2003)
[1] để đánh giá sự thay đổi năng suất cá và lúa, và môi trường nước trong ruộng
lúa cao sản khi nuôi cá thâm canh. Cá Rô đồng, cá Mè vinh và cá Trê vàng lai
được đưa vào thí nghiệm nuôi trong ruộng lúa với hai mật độ thả khác nhau.
Một nhân tố được thí nghiệm nữa là cá mức đầu tư dinh dưỡng cho ruộng nuôi.
Kết quả cho thấy tổng năng suất của cá loài cá giữa hai mật độ thả không khác
biệt (P>0.05). Ngoài ra năng suất của cá Mè vinh và cá Rô đồng tăng lên ở
trường hợp mật độ cá thả và mức dinh dưỡng cao nhất (P<0.05). Tuy nhiên,
mức đầu tư dinh dưỡng trung bình và mật độ cá thả thưa cho hiệu quả cao nhất.

×