Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC THAY THẾ ARTEMIA BẰNG THỨC ăn CÔNG NGHIỆP TRONG ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG cá CHẼM lates calcarifer bloch 1790

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.86 KB, 7 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ ARTEMIA BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CÁ CHẼM Lates calcarifer Bloch 1790
Trương Hà Phương, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khắc Đạt
Trung Tâm Quốc Gia giống Hải Sản Miền Trung-Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III
TÓM TẮT
Sử dụng thức ăn tươi sống (rotifer, artemia, copepoda) trong ương nuôi ấu trùng là mắt xích quan trọng
nhất, quyết định đến sự thành công trong sản xuất giống cá biển. Tuy nhiên, sản xuất thức ăn tươi sống tốn kém, đòi
hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao, diện tích cơ sở lớn, giá trị dinh dưỡng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Tập cho ấu trùng cá biển ăn sớm bằng thức ăn nhân tạo là hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học và sản xuất
thức ăn, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thức ăn tươi sống. Nghiên cứu này tập trung vào việc thay thế artemia
bằng một số loại thức ăn công nghiệp chất lượng cao hiện có trên thị trường (Instar, UP). Thí nghiệm thực hiện
trên ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer) 12 ngày tuổi (khi cá bắt đầu sử dụng artemia) đến 32 ngày tuổi, nhằm đánh
giá so sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và sự phân đàn. Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức sử dụng
thức ăn InStar (Sketting), UP (Uni-President) và artemia. Kết quả cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về
tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn khi sử dụng 3 loại thức ăn (p<0,05). Nghiệm thức sử dụng thức
ăn công nghiệp Instar cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cao, mức độ phân đàn và tỷ lệ dị hình thấp và không có sự
khác biệt so với nghiệm thức sử dung thức ăn artemia (p>0,05). Nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp UP cho
kết quả thấp nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với Instar và artemia (p<0,05). Kết quả cho thấy thức ăn công
nghiệp Instar có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn artemia trong ương nuôi cá vược.
Từ khóa: Cá vược, thức ăn công nghiệp, artemia, ương ấu trùng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá vược Lates calcarifer (Bloch,1790) là loài có giá trị kinh tế và hiện đang có nhu cầu
cao ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á và Thái Bình Dương. Trong những năm
70 các nhà khoa học Thái Lan đã nghiên cứu sản xuất thành công con giống cá vược. Sau đó,
nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng này ở giai đoạn ấu
trùng và giống. Hiện nay, cá vược được nuôi thương phẩm ở các nước như Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Việt Nam (Đào Văn Trí,
Nguyễn Văn Dũng, 2006).
Riêng ở Việt Nam, cá vược đã được nuôi trong lồng và ao từ lâu với con giống đánh bắt
từ tự nhiên nên sản lượng không đáng kể. Từ năm 2000 đến nay sản lượng cá vược thương phẩm
tăng nhanh do chủ động được con giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo và kỹ thuật ương


được nâng cao.
Dinh dưỡng cho giai đoạn ấu trùng là một mắt xích quan trọng quyết định sự thành công
trong ương nuôi cá biển, luân trùng (Brachionus plicatilis) và artemia (Artemia spp.) được coi là
thức ăn tươi sống bắt buộc đối với sự thành công đó (Baskerville- Bridges và Kling, 2000). Thức
ăn tươi sống (live foods) còn có tác dụng kích thích sự bắt mồi của ấu trùng cá biển nhờ sự di
chuyển và các chất dẫn dụ hóa học khác- chủ yếu là axit amin tự do (Kolkovski, 2001). Ngoài ra,
hệ tiêu hóa của cá nhỏ tiêu hóa thức ăn tươi sống dễ hơn thức ăn công nghiệp do hệ thống
enzyme nội và ngoại sinh (Baskerville-Bridges và Kling, 2000). Tuy nhiên, việc nuôi thức ăn
tươi sống đòi hỏi trang thiết bị đồng bộ, tốn kém, đòi hỏi diện tích sản xuất lớn, chi phí cao,
trong khi đó giá trị dinh dưỡng của thức ăn sống thì lại không ổn định (Jones et al, 1993; Callan
et al, 2003). Chính vì vậy, phát triển các loại thức ăn công nghiệp có khả năng thay thế thức ăn
tươi sống đặc biệt là giai đoạn cá bắt đầu ăn artemia, nhằm cung cấp một nguồn dinh dưỡng ổn
định, đáng tin cậy và liên tục trong ương nuôi cá biển là hướng nghiên cứu hiện nay của các nhà
khoa học (Baskerville-Bridges và Kling, 2000). Trước đây, việc tập cho ấu trùng ăn sớm thức ăn
công nghiệp (hoặc chế biến) cho thấy tốc độ tăng trưởng của ấu trùng kém, tỷ lệ dị hình cao làm
giảm chất lượng con giống (Cahu và Zambonino Infante, 2001). Những tiến bộ gần đây trong
việc sản xuất thức ăn tổng hợp đã tỷ lệ dị hình, cũng như làm tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá ương (Cahu và Zambonino Infante, 2001).
Giảm (hoặc thay thế hoàn toàn) thức ăn công nghiệp trong giai đoạn cá ăn thức ăn
artemia là hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học nhằm giảm chi phí sản xuất và đơn giản
hóa quy trình sản xuất giống nhân tạo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế artemia bằng thức ăn công nghiệp trong ương nuôi ấu
trùng cá vược Lates calcarifer (Bloch).
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí thí nghiệm
Chuẩn bị bể ương: Bể thí nghiệm gồm 9 bể composite với thể tích 300 L, bể ương nuôi ấu
trùng cá vược được rửa sạch sẽ bằng xà phòng, ngâm chlorine trong khoảng 24 giờ với nồng độ
100ppm, sau đó rửa lại bằng nước sạch trước khi cấp nước. Nước biển lọc sạch và được xử lý
bằng tia cực tím trước khi cấp vào bể ương ấu trùng và lắp đặt hệ thống sục khí.
Ấu trùng cá vược sử dụng trong các lô thí nghiệm được sản xuất tại Trung tâm Quốc gia

giống Hải sản miền Trung (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III). Ấu trùng cá chẽm 12 ngày
tuổi khoẻ mạnh, đồng đều kích cỡ và bơi lội nhanh nhẹn, sau đó phân bố ngẫu nhiên sang 3 lô thí
nghiệm. Trong đó Lô thí nghiệm 1(NT1) thử nghiệm với thức ăn tổng hợp InStar (Sketting); Lô thí
nghiệm 2 (NT2) sử dụng thức ăn tổng hợp UP (Uni-President); Lô thí nghiệm 3 (NT3) là lô đối
chứng sử dụng thức ăn artemia. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Mật độ ương: Toàn bộ ấu trùng cá vược thí đều được ương nuôi trong các bể composite
300L với mật độ 30 con/ lít.
Nghiệm thức 1: Thức ăn InStar #1 cho ăn từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi đạt 19 ngày
tuổi, thức ăn InStar #2 cho ăn từ ngày thứ 19 sau khi nở đến ngày 26 sau khi nở, từ ngày 26 sau
khi nở đến khi kết thúc thí nghiệm cho ăn thức ăn InStar #3.
Nghiệm thức 2: Thức ăn UP #0 cho ăn từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi đạt 19 ngày tuổi,
thức ăn UP #1 cho ăn từ ngày thứ 19 sau khi nở đến ngày 26 sau khi nở, từ ngày 26 sau khi nở
đến khi kết thúc thí nghiệm cho ăn thức ăn UP #2.
Nghiệm thức 3: Thức ăn tươi sống artemia cho ăn từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi kết
thúc thí nghiệm với mật độ tăng dần theo khả năng bắt mồi của cá.
Chế độ cho ăn và quản lý bể ương nuôi:
Duy trì các yếu tố môi trường trong bể ương bảo đảm nhiệt độ nước 28-30
0
C, pH 8.2-8.6,
độ mặn 28-32‰, hàm lượng oxy hoà tan trong nước trên 5mg/lít trong suốt quá trình ương nuôi.
Chế độ siphon thay nước cho bể ương nuôi còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của ấu
trùng, chất lượng nước trong bể ương mà có chế độ siphon thay nước hợp lý. Hàng ngày theo dõi
các yếu tố môi trường, hoạt động bắt mồi, tình trạng sức khoẻ của ấu trùng để kịp thời điều chỉnh
lượng thức ăn và kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Chế độ cho ăn: 3 lần/ ngày; đối với thức ăn công nghiệp thì cho ăn theo nhu cầu của cá
(đến khi cá no), đối với thức ăn artemia (tăng dần theo thời gian; từ 1 cá thể đến 10 cá thể/ml).
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
 Xác định các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống:
- Chiều dài: Đo bằng máy đo điện tử với độ phóng đại 10, độ chính xác đến µm.
- Khối lượng cá: đo bằng cân điện tử, độ chính xác đến 0,0001g.

- Tốc độ tăng trương tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng cá (g/con/ngày):
DGW =
12
12
tt
WW


Trong đó: W1, W
2
là khối lượng cá tương ứng với ngày tuổi t
1
, t
2
.
- Tốc độ tăng trưởng % theo khối lượng cá (%):
X
w
=
%100
'
''
1
12
×

W
WW
Trong đó: W’
2

, W’
1
là khối lượng cá ban đầu và cuối.
- Tỉ lệ sống (%):
Số cá thu cuối đợt + số cá lấy mẫu
SR = × 100%
Số cá ban đầu
- Mức độ phân đàn (%):
C
V
=
%100
×
X
S
Trong đó: S là độ lệch chuẩn và
X
là chiều dài trung bình của cá.
- Tỷ lệ dị hình (%):
Tỷ lê cá dị hình thu cuối đợt
Tỷ lệ dị hình = × 100%
Số cá ban đầu
 Xác định các yếu tố môi trường:
- Nhiệt độ, DO (Oxy hoà tan) được đo bằng máy điện tử Oxy Guard (R), độ chính xác đến
0,1
o
C và 0,01 mgO
2
/L.
- pH đo bằng máy điện tử cầm tay, độ chính xác đến 0,01.

- Độ mặn đô bằng khúc xạ kế Refractometer, độ chính xác đến 1 ppt.
- Độ kiềm, NO
2
-
, NH
4
+
tổng số đo bằng KIT TEST của hãng EVT-KIT.
Tất cả các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần
mềm Excel và chương trình SPSS version 18.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường nước trong bể ương
Sự biến động các yếu tố môi trường nước ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm
được trình bày trong Bảng 1. Các yếu tố môi trường ở bảng cho thấy các yếu tố môi trường đều
nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Theo Boyd (1990) nhiệt độ thích hợp cho
các loài thủy sản vùng nhiệt đới dao động 25-30
o
C, pH thích hợp là 6,5-9 và hàm lượng NH4
+
thích hợp nhất là dưới 1,0 mg/l (cho phép đến 2mg/L), và hàm lượng N-NO
2
-
thích hợp nhất là
dưới 0,5mg/L (cho phép cho phép đến 1,7 mg/l). Chỉ những ngày mưa nhiệt độ xuống 26,5
o
C,
những ngày nắng nóng nhiệt độ lên 30,5
o
C. Quan sát, cho thấy trong suốt thời gian thí nghiệm cá
đều mạnh khỏe và phát triển tốt. Các yếu tố môi trường giữa các lô thí nghiệm là tương đương

nhau trong suôt thời gian thí nghiệm.
Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm sử dụng các loại thức ăn khác nhau
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
InStar UP Artemia
Nhiệt độ (
o
C)
28,59 ± 0,95 28,59 ± 0,95 28,59 ± 0,95
DO (mg/L) 4,31 ± 0,07 4,31 ± 0,07 4,31 ± 0,05
pH 7,8± 0.4 7,8± 0.4 7,8± 0.4
Độ kiềm (mgCaCO
3
/L) 148.24± 1,42 148.24± 1,42 148.24± 1,42
NO
2
-
(mg/L) 0,21± 0.04 0,21± 0.04 0,21± 0,02
NH
4
+
(mg/L) 0,42± 0.02 0,42± 0.03 0,40± 0.02
Độ mặn (ppt) 33,0±1,0 33,0±1,0 33,0±1,0
3.2 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn trong ương nuôi cá vược
Kết quả ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp thay thế artemia trong giai đoạn cá bắt đầu ăn
artemia ở các lô thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2. Kết quả ương nuôi cá vược từ 12 – 32 ngày
tuổi cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá (p<0,05). Thức ăn
Instar và thức ăn artemia cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, giai đoạn này khi sử dụng thức ăn
khác nhau thì chiều dài trung bình có sự sai khác và đã có cá lớn vượt đàn. Ở lô thí nghiệm sử
dụng thức ăn InStar cá đạt kích thước trung bình (21,22 mm) và khối lượng 125,5 mg, lô thí

nghiệm sử dụng thức ăn artemia là 21,52 mm và khối lượng đạt 126,5 mg cao hơn so với lô sử
dụng thức ăn UP. Sự sai khác này là có ý nghĩa và chất lượng thức ăn đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng của cá vược từ 12 – 32 ngày tuổi (p<0,05). Tốc tăng trưởng tuyệt đối của cá trong quá trình
ương nuôi cũng có sự sai khác đáng kể, cá ương sử dụng thức ăn InStar và artemia cho tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn cá ương sử dụng thức ăn UP (p<0,05).
Bảng 2. Kết quả ương nuôi cá chẽm bằng các loại thức ăn khác nhau
Các thông số
Nghiệm thức
Instar UP Artemia
Mật độ (con/L) 30 30 30
Chiều dài ban đầu (mm) 9,8 ± 0,4 9,8 ± 0,4 9,8 ± 0,4
Số cá thả (con) 27000 27000 27000
Số cá thu hoạch (con) 20474 17447 21089
Số cá dị hình (con) 716 732 674
Chiều dài khi thu hoạch (mm) 21,22 ± 2,58
b
20,97 ± 3.1
a
21,52 ± 3,58
b
Khối lượng khi thu hoạch (mg) 125,5 ± 4,9
a
122,5 ± 5,2
b
126,5 ± 7,5
a
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều
dài (mm/ngày)
0,57±0,07
a

0,55 ± 0,09
b
0,59 ± 0,15
a
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối
lượng (mg/ngày)
42,14 ± 3,21
a
40,12 ± 2,82
b
42,20 ± 2,46
a
Tỷ lệ sống (%) 75,83
a
64,62
b
78,11
a
Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài (%)
8,7 10,06 15,5
Tỷ lệ phân đàn theo trọng lượng (%)
26,1 24,5 37,4
Tỷ lệ dị hình (%)
3,5 ± 1,2
a
4,2 ± 2,0
b
3,2 ± 1,4
a
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng dòng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Như vậy, cá vược ương nuôi sử dụng loại thức ăn phù hợp sinh trưởng nhanh hơn. Giai
đoạn này cá có sự lớn vượt đàn, khoảng dao động chiều dài cá con khá lớn, có những con lớn
gấp đôi. Giai đoạn này, cá có sự cạnh tranh về thức ăn và không gian sống, con nào khoẻ mạnh,
bắt mồi tốt thì sẽ sinh trưởng nhanh, con nào yếu sẽ thiếu dinh dưỡng và chậm lớn. Cá vược là
loài cá dữ, khi phát triển đến kích thước có nhu cầu dinh dưỡng và không gian sống thì có sự
cạnh tranh gay gắt. Thậm chí chúng còn ăn thịt nhau khi không có đủ thức ăn. Những con ăn thịt
đồng loại có kích thước vượt hẳn so với quần đàn của chúng. Do đó, sinh trưởng của cá con
không đều. Đó là vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất cần theo dõi sự phát triển của cá để có kế
hoạch phân cỡ cá kịp thời, tránh hiện tượng cá ăn thịt nhau làm giảm tỉ lệ sống.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của cá ương nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau
có sự sai khác. Cá nuôi bằng thức ăn InStar và artemia cao hơn cá nuôi bằng thức ăn UP
(75,83%; 78,81% và 64,62%; riêng biệt). Tỷ lệ sống giảm dần từ lô thí nghiệm sử dụng thức ăn
artemia đến lô thí nghiệm sử dụng thức ăn artemia. Tuy nhiên, so sánh với nghiên cứu của
Trương Hà Phương (2010) thì tỷ lệ sống này là rất tốt.
Chất lượng thức ăn và phương pháp cho ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá vược từ 12 –
32 ngày tuổi (p<0,05). Ở giai đoạn này, cá bắt đầu phân đàn, một số con vượt đàn sẽ ăn những
con nhỏ nên tỉ lệ sống giảm dần. Bên cạnh đó, cá nuôi bằng các loại thức ăn có chất lượng không
ổn định dễ bị nhiễm bệnh, yếu và chết. Còn cá ương nuôi bằng các loại thức ăn có chất lượng tốt
ổn định, cá đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh nên tỷ lệ sống cao.
Mức độ phân đàn của cá vược 32 ngày tuổi ở các lô thí nghiệm có sự sai khác, lớn nhất là
ở lô thí nghiệm sử dụng thức ăn là artemia (C
vL
=15,5%, C
vW
=37,4%) và nhỏ nhất ở lô thí nghiệm
sử dụng thức ăn InStar (C
vL
= 8,7%, C
vW
=26,1%). Tuy nhiên, mức độ phân đàn của cá giữa lô thí

nghiệm sử dụng thức ăn là InStar và UP có sự sai khác không có ý nghĩa (p<0,05). So sánh với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2009) trên cá mú thì sự phân đàn của ấu trùng cá ăn
artemia cao hơn.
Thức ăn đã ảnh hưởng đến mức độ phân đàn của cá chẽm 32 ngày tuổi (p<0,05). Mức độ
phân đàn khá lớn chứng tỏ cá chẽm 32 ngày tuổi ương nuôi bằng các loại thức ăn tổng hợp phát
triển đồng đều hơn cá ương nuôi bằng thức ăn artemia.
Như vậy, ương nuôi cá vược bằng các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng rất nhiều đến tốc
độ sinh trưởng, mức độ phân đàn và tỉ lệ sống (do cá ăn thịt nhau làm giảm tỉ lệ sống) của cá
vược từ 12 – 32 ngày tuổi. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp có tốc
độ sinh trưởng trung bình cao nhất, tỉ lệ sống cao, mức độ phân đàn thấp nhất.
Tỷ lệ dị hình của cá ương trong các lô thí đều có sự khác nhau, cá sử dụng thức ăn UP tỷ lệ dị
hình cao nhất (4,2%), thấp nhất là lô thí nghiệm sử dụng thức ăn InStar và artemia (p<0,05). Kết quả
nghiên cứu cũng trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2009) trên đối tượng cá
mú. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bích và cộng tác viên nghiên cứu trên cá vược thì
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn. Điều này chứng tỏ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển của cơ thể cá giai đoạn ấu trùng.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau 30 ngày ương cá vược bằng các loại thức ăn trong giai đoạn cá ăn artemia, các
nghiệm thức có cho ăn bằng thức ăn tổng hợp InStar và thức ăn artemia cho tăng trưởng, tỷ lệ
sống cao nhất, tỷ lệ cá phân đàn thấp nhất.
Việc thay thế artemia bằng thức ăn công nghiệp không ảnh đến tốc độ tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá vược giai đoạn này. Vì thế, trong ương nuôi cá vược giai đoạn này có thể cho cá
ăn đơn thuần thức ăn tổng hợp.
Cá chẽm chấp nhận ăn tốt thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu tiếp
theo để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm ở các giai đoạn khác nhau để xây dựng và sản
xuất thức ăn công nghiệp cho cá vược.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lương Trọng Bích, Nguyễn Thị Thu Hằng, Dương Thị Hoàn (2009). Hiệu quả sử dụng
Vitaminc trong ương nuôi cá chẽm (Lates calcarifer). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học
công nghệ (2005-2009)

Nguyễn Văn Dũng (2009). Ảnh hưởng của vitamin C trong làm giàu Artemia lên tốc độ
tăng trưởng tỷ lệ sống và dị hình trong sản xuất giốnmú bùn (Epinephelus bruneus). Luận văn
thạc sỹ. Tiếng anh.
Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Dũng (2006). Kỹ thuật sản xuất giống cá Chẽm (Lates
calcarifer). Tạp chí Thủy sản.
Trương Hà Phương (2010). Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ ương cá Chẽm
(Lates calcarifer) trong ao đất từ cá bột lên cá giống cỡ 2 – 3 cm: 34 trang.
Baskerville-Bridges and Kling, 2000. Early weaning of Atlantic cod (Gadus morhua)
larvae onto a microparticulate diet. Aquaculture, 189 (2000), pp. 109–117
Boyd C.E, 1990. Water quality in ponds for aquaculture, Birmingham pubishing Co.
Brimingham, Alabama. 482pp.
Cahu C, J. Zambonino Infante, 2001. Substitution of live food by formulated in marine
fish larvae . Aquaculture, 200 (2001), pp. 161–180
Callan C, A. Jordaan, L.J. Kling Reducing Artemia use in the culture of Atlantic cod (Gadus
morhua) Aquaculture, 219 (2003), pp. 585–595
Jones D.A., M.S. Kamarudin, L. Le Vay, 1993. The potential for replacement of live
feeds in larval culture J. World Aquac. Soc., 24 (1993), pp. 199–210
Kolkovski, 2000. Amino acids as food attractants. 21st Congress of the European Society
for Comparative Physiology and Biochemistry, Liege, Belgium, Comp. Biochem. Physiol., vol.
126 (1) (2000), p. 80
Kolkovski, 2004. Marine fish larvae diets — current status and future directions 11th
International Symposium on Nutrition and Feeding in Fish Proceedings, 2–7th May 2004,
Phuket, Thailand (2004) 112 pp.
ABSTRACT
Using live foods (rotifer, artemia, copepoda) in larval rearing of marine fish species has been known as an
important step, which affects the success of marine fingerling production. However, culturing live foods are costly,
high techniques required, large area needed, variable in nutrition, and depended on weather. Early weaning onto
marine fish larval stage has been introduced as a new research direction of aquaculture scientists and aquatic
animal manufacturers in the aim of reducing live foods dependently. This study concentrated on the replacement of
artemia by some high quality artificial feeds which are available in domestic market (Instar, UP). Trials were

conducted with seabass (Lates calcarifer) larvae aged 12 days old (starting artemia feed) to 32 days old (after
hatching 32 days); larvae were fed by three different feeds (Instar, UP, and Artemia); Survival, growth rate
performances as well as cluster variation level were examined. Results show that there were significantly different in
survival, growth rate and cluster variation level of larvae fed by different feeds (p<0,05). There were no significant
difference in survival and growth rate performances of larvae fed by Instar and artemia (p>0,05). However, there
was a significant lower performance in survival and growth rate of larvae fed by UP compared to those of larvae
fed by Instar and Artemia (p<0,05). Result also shows the Instar feed can replace a part of Artemia or completely
replaced in seabass larval rearing.
Keywords: Seabass, artificial food, artemia, larval rearing.

×