Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

XÁC ĐỊNH tỷ lệ TIÊU hóa các CHẤT DINH DƯỠNG của một số LOẠI THỨC ăn GIÀU PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN NUÔI cá rô ĐỒNG anabas testudineus bloch 1792

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.52 KB, 10 trang )

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN GIÀU PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG Anabas testudineus
Bloch 1792
Ngô Hữu Toàn, Trần Thị Thu Sương
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành trên cá rô đồng để xác định tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) vật chất khô (VCK),
protein, lipid, xơ và khoáng của 5 khẩu phần (KP) (CT1: KPCS; CT2: 70% KPCS+30% bột cá; CT3: 70% KPCS +
30% bột đậu nành; CT4: 70% KPCS + 30% bột đầu tôm; CT5: 70% KPCS + 30% khô dầu lạc) và 4 loại nguyên
liệu thí nghiệm (bột cá, bột đậu nành, bột đầu tôm, khô dầu lạc). Kết quả cho thấy TLTH VCK, protein, lipid, xơ ở KP
bột cá cao hơn (P<0,05) khẩu phần cơ sở, KP bột đậu nành, KP khô dầu lạc và KP bột đầu tôm. TLTH VCK, protein,
lipid, xơ ở nguyên liệu bột đầu tôm thấp nhất và có sự sai khác thống kê (P<0,05) với nguyên liệu bột cá. TLTH
khoáng của KP bột đầu tôm và nguyên liệu bột đầu tôm cao nhất trong các khẩu phần và các nguyên liệu. Các yếu tố
môi trường nằm trong khoảng giới hạn, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng.
Từ khóa: Cá rô đồng, tỷ lệ tiêu hóa, thức ăn giàu protein.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong NTTS, thức ăn đóng vai trò quan trọng vì chiếm tỷ lệ cao trong chi phí (60-80%
tổng chi phí). Để tiết kiệm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận trong nuôi trồng thuỷ sản và giảm
thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường cần phải nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của các đối
tượng thuỷ sản cũng như xây dựng và sản xuất các công thức ăn phù hợp. Trong nghiên cứu nhu
cầu dinh dưỡng và sản xuất thức ăn việc nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn cho các đối
tượng nuôi giữ vai trò quan trọng.
Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt có khả năng thích ứng cao với các
điều kiện khắc nghiệt của môi trường (Đoàn Khắc Độ, 2008) [1], cá có giá trị dinh dưỡng và giá
trị kinh tế cao. Tuy nhiên hạn chế ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển cá rô đồng ở nước ta nói
chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là kích thước cá thương phẩm nhỏ, chậm lớn (Ngô Hữu
Toàn, 2010) [3]. Nguyên nhân do việc nghiên cứu dinh dưỡng và TLTH các chất dinh dưỡng trên
đối tượng này chưa có vì vậy các nhà nuôi trồng thủy sản cũng như các nhà chế biến thức ăn
chưa đủ cứ liệu khoa học hoàn chỉnh để thiết lập công thức thức ăn cho cá rô đồng đảm bảo đủ
thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Các nước Châu Âu và các nước đã phát triển khác trên thế giới đang sử dụng chỉ số


protein tiêu hóa, năng lượng tiêu hóa,… để xây dựng các khẩu phần ăn nuôi các đối tượng thủy
sản, trong lúc đó ở nước ta hiện nay vẫn mới chỉ sử dụng chỉ số protein thô, năng lượng thô.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được TLTH của 5 khẩu phần ăn và 4 loại
nguyên liệu nuôi cá rô đồng, từ đó đánh giá được giá trị dinh dưỡng của các thức ăn mang lại
năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011 tại khoa Thủy sản, trường
Đại học Nông lâm Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh (5x5) với 5 khẩu phần
trong đó gồm 1 KPCS và 4 khẩu phần thức ăn thí nghiệm và tiến hành với 5 giai đoạn, 1 giai
đoạn kéo dài 12 ngày trong đó 7 ngày đầu làm quen với thức ăn thí nghiệm và 5 ngày sau tiến
hành thu phân.
Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống tuần hoàn với 12 bể kính, dung tích mỗi bể
130 lít, chứa 90 lít nước và có bể lọc sinh học. Hệ thống 12 bể kính được nối với 12 bể thu phân
thể tích 20lít/bể. Ngoài ra hệ thống còn có 1 bể lắng, 1 bể chứa, 1 bể khử chlorine, 1 bể lọc sinh
học, 1 máy sục khí và 1 sa-tô-đô. Giữa các bộ phận có các van. Toàn bộ các bộ phận này được
nối với nhau tạo thành 1 hệ thống tuần hoàn.
Cá thí nghiệm có trọng lượng 5g ± 0,26, kích thước 5 - 6cm. Cá được mua từ miền Nam
chuyển ra và được nuôi thích nghi trong bể composit 2 tuần trước khi tiến hành thí nghiệm tiêu
hóa. Trước khi đưa vào nuôi thí nghiệm, cá được xử lý trong dung dịch nước muối NaCl 3%
trong 15 - 20 phút để loại ngoại ký sinh trùng và nấm. Cá được thả ngẫu nhiên vào từng bể với
mật độ 300 con/m
3
. Trong thời gian thí nghiệm nếu cá bị chết hoặc bị bệnh thì được thay thế
bằng cá nuôi dự trữ trong bể composit.
Sử dụng các nguyên liệu gồm cám gạo, bột mì, bột bắp, bột cá lạt, bột đầu tôm, khô dầu
lạc, bột đậu nành, vitamin để phối trộn khẩu phần. Bột cá được xay từ cá cơm khô. Bột đầu tôm
được chế biến từ vỏ tôm tươi phơi khô 3 ngày liên tục sau đó đem xay mịn. Bánh khô dầu được
xay mịn.
Khẩu phần cơ sở gồm bột cá, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, khô dầu lạc và vitamin.
Oxit crôm (Cr

2
O
3
) được sử dụng làm chất chỉ thị tiêu hóa với tỷ lệ 1% trong khẩu phần. Thức ăn
được chế biến thành viên, sấy khô và bảo quản ở 4
0
C. Công thức phối trộn và thành phần dinh
dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Công thức phối trộn và thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn
Nguyên liệu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Bột cá 17 11,2 11,2 11,2 11,2
Cám gạo 13 9,1 9,1 9,1 9,1
Bột bắp 32 22,5 22,5 22,5 22,5
Bột đậu nành 26 18,2 18,2 18,2 18,2
Khô dầu lạc 10 7 7 7 7
Bột cá 0 30 0 0 0
Bột đậu nành 0 0 30 0 0
Bột đầu tôm 0 0 0 30 0
Khô dầu lạc 0 0 0 0 30
Vitamin 1 1 1 1 1
Cr
2
O
3
1 1 1 1 1
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Giá trị dinh dưỡng
VCK (%) 85,4 86,5 86,9 83,8 85,2
Protein thô (%) 27,5 38,0 32,05 33,85 23,8
Lipid (%) 9,5 7,5 11,08 7,5 10,2

Xơ (%) 6,18 4,4 6,2 7,5 5,9
Khoáng tổng số (%) 8,35 13,05 8,2 12,16 9,02
Cho cá ăn 2 lần/ ngày với lượng thức ăn khoảng 3 - 5% trọng lượng thân. Để theo dõi
chính xác lượng thức ăn ăn vào của cá, chúng tôi đã theo dõi khả năng thu nhận thức ăn của cá
hàng ngày trong thời gian cá làm quen với thức ăn thí nghiệm để điều chỉnh lượng thức ăn cho
ăn, đảm bảo cá ăn hết lượng thức ăn của mỗi lần trong ngày.
Hàng ngày phân được lấy 3 lần: buổi sáng từ 7 - 11h, buổi chiều từ 11 - 17h và buổi tối từ 17 -
24h. Xung quanh bình thu phân được làm lạnh bởi nước đá để hạn chế sự phân giải của phân.
Đối với mỗi nghiệm thức phân thu được đựng trong các lọ sau đó cho vào tủ lạnh bảo quản ở
nhiệt độ -20
0
C. Sau 5 ngày thu mẫu, trộn đều 15 mẫu thu được của một giai đoạn đem sấy khô ở
nhiệt độ 60
0
C rồi tiến hành phân tích.
Mẫu nguyên liệu, thức ăn và phân phân tích vật chất khô (VCK) bằng phương pháp sấy ở
105
0
C (đến khi có trọng lượng không đổi), phân tích protein thô theo phương pháp Kjeldal, phân
tích lipid theo phương pháp Soxhlet, phân tích xơ thô theo phương pháp Weende, phân tích
khoáng tổng số đốt trong là nung 550
0
C. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường trong bể nuôi như nhiệt độ, pH, DO và NH
3
.
- Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến VCK, protein, lipid, xơ và khoáng tổng số của KPCS và các khẩu
phần thí nghiệm được tính theo công thức:
TLTH (%) = 100 – 100 * (%Cr
ta

/%Cr
ph
) * (%DD
ph
/%DD
ta
)
Trong đó, % Cr
ta
: tỷ lệ Cr có trong thức ăn, % Cr
ph
: tỷ lệ Cr có trong phân, %DD
ph
: tỷ lệ
chất dinh dưỡng trong phân (% VCK), %DD
ta
: tỷ lệ chất dinh dưỡng trong thức ăn (% VCK)
- Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến VCK, protein, lipid, xơ và khoáng tổng số của nguyên liệu thí
nghiệm được tính theo công thức:
TLTH
nl
= TLTH
kptn
+ [(TLTH
kptn
– TLTH
kpcs
) * (0,7*D
cs
/0,3*D

nl
)]
Trong đó, TLTH
kptn
: TLTH của khẩu phần thí nghiệm, TLTH
kpcs
: TLTH của khẩu phần cơ
sở, D
cs
: % chất dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở (% VCK), D
nl
: % chất dinh dưỡng của nguyên
liệu thí nghiệm (% VCK)
Số liệu được xử lý bằng phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tương quan tuyến
tính (GLM) trên phần mềm MINITAB version 15.1 (2006).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH
3
là những thông số cơ bản để đánh giá
chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khi các yếu tố môi trường này nằm trong khoảng giới
hạn thích hợp của động vật thủy sản nói chung và của cá nói riêng thì quá trình sinh trưởng và
phát triển thuận lợi, nhờ đó quá trình nghiên cứu về khả năng tiêu hóa của cá mới chính xác.
Bảng 2. Các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm
Yếu tố môi trường
δ
±

Mean
MaxMin


Nhiệt độ (
0
C)
6,038,27
00,2830,26
±

pH
07,096,6
0,78,6
±

DO (mg/l)
28,058,6
00,700,6
±

NH
3
(mg/l)
014,0028,0
05,001,0
±

Nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ 26,3
0
C đến 28,0
0
C, đạt trung bình

27,38
0
C, pH của nước đạt trung bình 6,96, cao nhất 7,0 và thấp nhất 6,8, DO thấp nhất là 6,0
mg/l và cao nhất là 7,0 mg/l, hàm lượng NH
3
giao động trong khoảng từ 0,01 mg/l đến 0,05
mg/l, trung bình đạt 0,028 mg/l trong suốt quá trình thí nghiệm (bảng 2). Sự biến động các yếu
tố môi trường giữa buổi sáng và buổi chiều không đáng kể. Các yếu tố môi trường đều nằm trong
mức cực thuận, là điều kiện môi trường thích hợp cho hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển
của cá rô đồng, do đó không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của các khẩu phần
và nguyên liệu trong suốt thời gian thí nghiệm.
3.2. Tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở và các khẩu phần thí nghiệm
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của các khẩu phần và nguyên liệu thí nghiệm được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein thô, lipid, xơ và khoáng của KPCS và KPTN
(%)
Khẩu phần
TLTH
VCK
VCK
X
± δ
TLTH
protein
protein
X
± δ
TLTH lipid
lipid
X

± δ
TLTH xơ
X

± δ
TLTH khoáng
khoáng
X
± δ
KPCS 87,2
a
± 0,4 77,7
a
± 1,1 81,3
a
± 1,6 38,0
a
± 0,9 32,2
a
± 1,2
KP Bột cá 89,9
b
± 0,8 86,4
b
± 0,9 88,8
b
± 0,8 44,8
b
± 1,0 35,6
b

± 0,6
KP Bột đậu nành 86,5
ac
± 0,3 80,5
c
± 0,4 87,2
b
± 1,9 41,7
c
± 1,9 30,2
ac
± 2,0
KP Bột đầu tôm 85,6
c
± 0,7 76,0
d
± 0,8 80,8
a
± 1,3 38,2
a
± 0,4 37,2
b
± 1,3
KP Khô dầu lạc 87,6
a
± 0,5 79,1
ac
± 1,0 82,8
a
± 1,7 40,1

ac
± 1,5 28,2
c
± 1,3
SEM 0,3 0,4 0,7 0,6 0,6
P- value 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001
a, b, c, d
các ký tự khác nhau trong cùng cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
SEM: sai số chuẩn của trung bình mẫu
X
: giá trị trung bình mẫu của TLTH khoáng
δ: độ lệch chuẩn.
Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của các khẩu phần thí nghiệm trên cá rô đồng đạt từ 85,6%
đến 89,9% trong đó cao nhất là khẩu phần bột cá, tiếp đến là khẩu phần khô dầu lạc, khẩu phần
cơ sở, khẩu phần bột đậu nành và thấp nhất là khẩu phần bột đầu tôm theo thứ tự là 89,9%,
87,6%, 87,2%, 86,5% và 85,6%. Không có sự sai khác thống kê về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô
giữa khẩu phần cơ sở, khẩu phần bột đậu nành và khẩu phần khô dầu lạc (P>0,05), tương tự đối
với khẩu phần bột đậu nành và khẩu phần bột đầu tôm, có sự sai khác giữa khẩu phần bột cá với
tất cả các khẩu phần còn lại (P<0,05).
Khả năng tiêu hoá protein ở cá cao hơn so với các thành phần khác trong thức ăn, thường
từ 50 - 95% tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp protein. Protein có thành phần và tỉ lệ các
amino acid thiết yếu càng giống đối tượng nuôi sẽ cho sinh trưởng tốt hơn. Protein động vật
được tiêu hóa tốt hơn protein thực vật.
Trong 5 khẩu phần thí nghiệm, khẩu phần bột cá có thành phần hóa học protein cao nhất
38% nhờ đó nó làm tăng hoạt tính của các men tiêu hóa protein là pepsin và tripsin, kết quả là tỷ
lệ tiêu hóa protein ở khẩu phần bột cá cao nhất (86,4%).
Tỷ lệ tiêu hóa lipid của các khẩu phần ở các lô thí nghiệm sử dụng thức ăn khác nhau đã
cho kết quả khác nhau. Lô sử dụng bột đầu tôm cho kết quả thấp nhất (80,8%) và không có sự sai
khác thống kê với KPCS, KP khô dầu lạc, giữa khẩu phần bột đậu nành và bột cá (P>0,05), tỷ lệ
tiêu hóa cao nhất là bột cá 88,8% và bột đậu nành 87,2% và có sự sai khác với các khẩu phần

còn lại. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền (2003)
cho rằng các thành phần khác nhau trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến độ tiêu hóa lipid [2]. Thức
ăn có nhiều chất xơ sẽ làm giảm độ tiêu hóa. Theo kết quả phân tích hóa học các khẩu phần thức
ăn của cá rô đồng trong nghiên cứu này nhận thấy rằng khẩu phần bột đầu tôm có hàm lượng xơ
7,5% cao nhất trong các khẩu phần nên tỷ lệ tiêu hóa lipid thấp nhất đạt 80,8%. Ngược lại ở khẩu
phần bột cá hàm lượng xơ thấp nhất chiếm 4,4% nên tỷ lệ tiêu hóa lipid cao nhất 88,8%.
Khả năng tiêu hóa carbohydrate của động vật thủy sản thấp hơn so với protein và lipid.
Cá và hầu hết động vật thuỷ sản không có enzyme thủy phân nối β-1,4 nên việc tiêu hóa các
cellulose hầu như không đáng kể. Kết quả tỷ lệ tiêu hóa xơ ở cá rô đồng cho thấy khẩu phần bột
cá có tỷ lệ tiêu hóa xơ cao nhất 44,8% (P<0,05), thấp nhất là khẩu phần cơ sở 38,0%. Không có
sự sai khác về mặt thống kê của tỷ lệ tiêu hóa xơ giữa khẩu phần cơ sở với khẩu phần bột đầu
tôm và khô dầu lạc, giữa bột đậu nành và khô dầu lạc (P>0,05).
Khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy sản thì khác nhau, đặc biệt là giữa các
loài, trong đó tính ăn là khâu quyết định đến khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy
sản. Những loài ăn tạp, ăn thực vật có enzyme tiêu hóa carbohydrate mạnh hơn nên khả năng sử
dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật.
Cá rô đồng có tỷ lệ tiêu hóa khoáng thấp, đạt từ 28,2% đến 37,2%, cao nhất là khẩu phần
bột đầu tôm và thấp nhất là khẩu phần khô dầu lạc.
So sánh với một số nghiên cứu trước đây trên một số loài cá chúng tôi nhận thấy rằng ở
cá Labeo rohita tỷ lệ tiêu hóa protein của khẩu phần bột cá đạt 91,2%, khẩu phần khô dầu lạc đạt
94,7% [9], tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid của khẩu phần bột cá là 80,23% và 93,08%, khẩu phần
bột đậu nành là 84,06% và 94,05% theo thứ tự [8]. Theo nghiên cứu của Tibbetts và đồng tác giả
(2006), tỷ lệ tiêu hóa protein của khẩu phần bột đậu nành ở cá tuyết Đại Tây Dương là 91,5%,
bột đầu tôm là 85,2% [13] tương đối cao hơn so với kết quả ở nghiên cứu này.
3.3. Tỷ lệ tiêu hóa của nguyên liệu thí nghiệm
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của các nguyên liệu như bột cá, bột đậu nành, bột đầu
tôm và khô dầu lạc được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein, lipid, xơ và khoáng của nguyên liệu thí nghiệm
(%)
Nguyên liệu

thí nghiệm
TLTH
VCK
VCK
X
± δ
TLTH
protein
protein
X
± δ
TLTH lipid
lipid
X
± δ
TLTH xơ
X

± δ
TLTH khoáng
khoáng
X
± δ
Bột cá 94,7
a
± 1,8 90,1
a
± 1,1 88,9
a
± 0,8 44,8

a
± 1,0 35,8
a
± 0,7
Bột đậu nành 85,3
bc
± 1,4 81,2
b
± 0,7 87,4
a
± 2,0 41,7
b
± 1,9 30,1
b
± 2,1
Bột đầu tôm 83,1
b
± 2,4 75,4
c
± 1,1 80,8
b
± 1,3 38,2
c
± 0,4 37,4
a
± 1,3
Khô dầu lạc 88,2
c
± 1,6 79,3
d

± 1,2 82,8
b
± 1,8 40,1
bc
± 1,5 28,1
b
± 1,3
SEM 0,8 0,4 0,7 0,7 0,6
P- value 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001

a, b, c, d
các ký tự khác nhau trong cùng cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
SEM: sai số chuẩn của trung bình mẫu
X
: giá trị trung bình mẫu của TLTH khoáng
δ: độ lệch chuẩn.
Từ kết quả ở bảng 4 ta thấy tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của các nguyên liệu thí nghiệm
tăng dần theo thứ tự bột đầu tôm 83,1%, bột đậu nành 85,3%, khô dầu lạc 88,2% và cao nhất là
bột cá 94,7%, trong đó không có sự khác nhau về mặt thống kê (P>0,05) về tỷ lệ tiêu hóa vật
chất khô giữa bột đậu nành và bột đầu tôm, giữa bột đậu nành và khô dầu lạc.
Hàm lượng carbohydrate và xơ trong nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tiêu hóa các
chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần, đặc biệt vật chất khô. Nghiên cứu của Storebakken và
đồng tác giả (1998) cho thấy rằng khi tăng hàm lượng carbohydrate và hàm lượng xơ thô trong
khẩu phần sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô. Sự khác nhau về thành phần hóa học của tinh
bột trong các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa vật
chất khô của các nguyên liệu có hàm lượng tinh bột cao. Trong một vài trường hợp, tỷ lệ tiêu hóa
vật chất khô có liên quan đến hàm lượng xơ và khoáng có trong nguyên liệu [12]. Tỷ lệ tiêu hóa
vật chất khô cao nhất là bột cá, nó có hàm lượng protein thô cao nhất và hàm lượng xơ và
khoáng thấp nhất trong 4 loại nguyên liệu, ngược lại nguyên liệu có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô
thấp nhất là bột đầu tôm, nó có hàm lượng xơ và khoáng cao nhất trong nguyên liệu thí nghiệm.

So sánh với cá rô phi, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của bột cá là 91,6%, bột đậu nành 90,9% [10]
tương tự như ở cá rô đồng.
Trong 4 loại nguyên liệu thí nghiệm, bột cá có tỷ lệ tiêu hóa protein cao nhất 90,1%, thấp
nhất là bột đầu tôm 75,4% và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tiêu hóa protein giữa
các loại nguyên liệu thí nghiệm (P<0,05). Sự thay đổi tỷ lệ tiêu hóa protein có thể giải thích bằng
những sự khác nhau về thành phần hóa học, nguồn gốc và cách chế biến một số loại nguyên liệu
thức ăn cũng như các phương pháp thu phân khác nhau.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tiêu hóa protein tương đối thấp ở bột đầu tôm và khô dầu lạc.
Nhiệt quá cao trong quá trình chế biến có thể ảnh hưởng đến protein, đặc biệt lysine và làm cho
tỷ lệ tiêu hóa protein thấp đối với bột động vật Carpenter, K.J et el (1973) [5]. Opstvedt và đồng
tác giả (1984) cho thấy rằng việc nấu chín cá thu sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa protein và các amino
acid có sẵn ở cá hồi vân [11]. Hepher (1985) cho rằng tỷ lệ tiêu hóa protein không liên quan đến
hàm lượng carbohydrate trong khẩu phần [7], Falge và đồng tác giả (1978) lại cho rằng hàm
lượng carbohydrate cao làm giảm hoạt tính enzyme proteolytic [6]. Wee (1992) kết luận rằng
carbohydrate không tiêu hóa được sẽ đi qua ruột nhanh làm cho một số protein không được tiêu
hóa và như vậy ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa protein [15]. Kết quả tỷ lệ tiêu hóa protein trong
nghiên cứu này phù hợp với tỷ lệ tiêu hóa của cá trê trắng (87,0 ± 1,86% đối với bột cá và 91,0 ±
2,25% đối với bột đậu nành) [14]. Ở cá trê lai, tỷ lệ tiêu hóa protein của khô dầu lạc là 91,4% và bột
đầu tôm là 96,0% [4].
Bột cá có tỷ lệ tiêu hóa lipid (88,9%) cao hơn bột đậu nành (87,4%), bột đầu tôm (80,8%)
và khô dầu lạc (82,8%), không có sự sai khác giữa bột cá với bột đậu nành, giữa bột đầu tôm và
khô dầu lạc (P>0,05). Hầu hết các nghiên cứu về cá đều cho tỷ lệ tiêu hóa lipid cao. So sánh tỷ lệ
tiêu hóa lipid của cá rô đồng với một số loài cá có tập tính dinh dưỡng tương tự với nó, tỷ lệ tiêu
hóa lipid của nguyên liệu bột cá là 91,7 ± 1,57% đối với cá trê trắng Clarias batrachus và 90,1 ±
1,32% đối với cá trê phi C. gariepinus, tỷ lệ tiêu hóa lipid của bột đậu nành theo thứ tự là 91,0 ±
1,64% và 92,2 ± 0,89% [14].
Sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa xơ giữa bột cá và các nguyên liệu thí nghiệm khác có sự
sai khác thống kê (P<0,05) nhưng không khác nhau giữa bột đậu nành với khô dầu lạc, giữa bột
đầu tôm và khô dầu lạc. Tỷ lệ tiêu hóa xơ cao nhất ở bột cá (44,8%), đến bột đậu nành (41,7%),
khô dầu lạc 40,1% và bột đầu tôm 38,2%. Đối với nguyên liệu bột cá, tỷ lệ tiêu hóa xơ của bột cá

ở cá rô phi là 90,1% , của bột đậu nành là 95,2% [10] cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trên cá
rô đồng. Như vậy có thể thấy rằng cá rô đồng là cá ăn động vật nên có khả năng tiêu hóa xơ thấp
hơn so với cá rô phi. Ở cá ăn động vật, cấu tạo ruột rất ngắn vì vậy xơ không được tiêu hóa kịp
khi đi qua đoạn ruột này, trong khi đó cá ăn thực vật xơ được tiêu hóa tốt hơn.
Tỷ lệ tiêu hóa khoáng của nguyên liệu bột đầu tôm cao nhất đạt 37,4%, tiếp đến là bột cá
35,8%, bột đậu nành 30,1% và thấp nhất là khô dầu lạc 28,1%, không có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (P>0,05) về tỷ lệ tiêu hóa khoáng giữa bột cá và bột đầu tôm, giữa bột đậu nành và khô
dầu lạc. Đối với nguyên liệu bột cá, cá rô phi có tỷ lệ tiêu hóa khoáng là 38,1% [10] phù hợp với
kết quả nghiên cứu trên cá rô đồng.
4. KẾT LUẬN
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO và NH
3
nằm trong giới hạn thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng và không ảnh hưởng tiêu cực đến việc nghiên cứu tỷ lệ
tiêu hóa ở cá trong thí nghiệm này.
Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein, lipid, xơ ở khẩu phần bột cá cao nhất và thấp nhất là
khẩu phần bột đầu tôm. Tuy nhiên tỷ lệ tiêu hóa khoáng cao nhất là khẩu phần bột đầu tôm và
thấp nhất là khẩu phần khô dầu lạc.
Trong các loại nguyên liệu trên, bột cá có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein, lipid, xơ
cao nhất. So sánh với các loài cá khác cá rô đồng tiêu hóa tốt bốn loại nguyên liệu thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Khắc Độ (2008), Kỹ thuật nuôi cá rô đồng, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
2. Trần Thị Thanh Hiền (2004), Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Ngô Hữu Toàn (2010), “Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thô trong khẩu phần đến sinh trưởng
ở cá rô đồng (Anabas testudineus) nuôi tại Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Kinh tế sinh thái, (36),
69 - 75.
4. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2011), “Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa một số loại thức ăn trên cá
trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) và rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus)”,
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1 tháng 5, 80 - 87.

5. Carpenter, K.J., Booth, V.H. (1973), “Damage to lysine in food processing: its
measurement and its significance”, Nutr. Abstr. Rev. 43, 424 - 451.
6. Falge, R., Schpanof, L., Jurss, K. (1978), “Amylase, esterase and protease activity in the
intestine content of rainbow trout, Salmo gairdneri, Richardson after feeding with feed
containing different amounts of starch and protein”, J. Ichthyol, (18), 283 - 287.
7. Hepher, B. (1985), Nutrition of Pond Fishes, Cambridge Univ. Press, Cambridge, UK.
8. Hossain M. A, Nahar N., Kamal M. (1997), “Nutrient digestibility coefficients of some
plant and animal proteins for rohu (Labeo rohita)”, Aquaculture, (151), 37 - 45.
9. Jafri, A. K. & Anwar, M. F. (1995), “Protein digestibility of some low-cost feedstuffs in
fingerling Indian major carps”, Asian Fisheries Science, (8), 47 - 53.
10. Ko¨pru¨cu¨, K., YaYar O¨ zdemir (2005), “Apparent digestibility of selected feed
ingredients for Nile tilapia (Oreochromis niloticus)”, Aquaculture, (250), 308 - 316.
11. Opstvedt, J., Miller, R., Hardy, R., Spinelli, J. (1984), “Heat-induced changes in
sulfhydryl groups and disulfide bonds in fish protein and their effect on protein and amino
acid digestibility in rainbow trout Salmo gairdneri”, J. Agric. Food Chem., (32), 929 - 935.
12. Storebakken, T., Shearer, K.D., Refstie, S., Lagocki, S., McCool, J. (1998), “Interactions between
salinity, dietary carbohydrate source and carbohydrate concentration on the digestibility of
macronutrients and energy in rainbow trout Oncorhynchus mykiss”, Aquaculture, (163), 347 - 359.
13. Tibbetts, S.M., Milley, J.E., Lall, S.P. (2006), “Apparent protein and energy digestibility of
common and alternative feed ingredients by Atlantic cod, Gadus morhua (Linnaeus, 1758)”,
Aquaculture, (261), 1314 - 1327.
14. Usmani, N., Jafri, A. K., Khan, M. A. (2003), “Nutrient digestibility studies in
Heteropneustes fossilis (Bloch), Clarias batrachus (Linnaeus) and C. gariepinus (Burchell)”,
Aquaculture Research, (34), 1247 - 1253.
15. Wee, K.L. (1992), Aquaculture nutrition research in Australia. In: Allan, G.L., Dall, W.
Eds., Proceedings of Aquaculture Nutrition Workshop, Salamander Bay, 15 - 17 April, 1991.
pp. 243–244, NSW Fisheries
SUMMARY
Latin Square disigned Digestible Experiment was conducted in fish named Anabas testudineus Bloch, 1792 to identify
digestibility of Dry matter (DM), crude protein (CP), Ether extract (EE), crude fiber (CF) and ash in 5 experimental

dietaries (CT1: Basic diet; CT2: 70% basic diet +30% fish meal; CT3: 70% basic diet + 30% Peanut meal; CT4:
70% basic diet + 30% Shrimp head meal; CT5: 70% basic diet+ 30% ground nut meal), and to identify those in 4
different protein feed sources (Fish meal, peanut meal, shrimp head meal, ground nut meal). The results shown that
the digestibility of DM, CP, EE, CF in CT2 were higher (P<0.05) than in CT1, CT3, CT4, CT5. The digestibilty of
DM, CP, EE, CF in Shrimp head meal were lowest and have significant different (P<0,05) with fish meal while
digestibility of Ash in CT4 as well as in shrimp head meal were highest compared to others. Environmental factors
were in line with performant and development capacity of this fish.
Key words: Anabas testudineus, digestibility, protein feed sources.

×