Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG KINH tế kỹ THUẬT của NGHỀ NUÔI ốc HƯƠNG babylonia areolata link 1807 ở đảo PHÚ QUỐC KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.65 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGHỀ NUÔI ỐC
HƯƠNG Babylonia areolata Link 1807 Ở ĐẢO PHÚ QUỐC KIÊN GIANG
Trần Hồng Tn1, Ngơ Văn Út1, Nguyễn Thị Hồng Điệp2 và Trương Hoàng Minh1
(1)
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
(2)
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ
TĨM TẮT
Nhằm đánh giá hiện trạng mơi trường nước và khía cạnh kinh tế-kỹ thuật của nghề nuôi ốc hương ở đảo
Phú Quốc, nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua việc thu mẫu môi trường nước hàng tháng theo mức nước
triều cao nhất và thấp nhất tại 4 điểm quanh khu vực nuôi. Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn 30 hộ ni ốc hương ở
5 xã Hàm Ninh, Gành Dầu, An Thới, Bãi Thơm và Cửa Cạn, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ tháng 0510/2011. Kết quả cho thấy, độ sâu mức nước dao động trong khoảng 0,7-1,5m; độ mặn từ 29,5-31,7‰; nhiệt độ:
28,2-32,4oC; pH: 7,3-8,5; DO: 6,2-9,2 mg/L; BOD: 0,3-0,8 mg/L; COD: 2,1-6,1 mg/L; TN: 0,14-0,85 mg/L và TP
từ 0,07-0,18 mg/L. Nhìn chung, các yếu tố mơi trường thích hợp cho nuôi ốc hương và biến động không đáng kể
theo không gian và thời gian (P>0,05%). Về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế, diện tích trung bình của lưới đăng là
171±134m2; mật độ thả là 548±212 con/m2; kích cỡ giống là 0,054 g/con; vụ ni chính từ tháng 2-8; thời gian ni
từ 4-4,5 tháng; kích cỡ ốc hương thu hoạch đạt 8,7±0,017 g/con (115 con/kg); tỉ lệ sống bình quân là 73,9±12,8%;
năng suất đạt 352±144 kg/100m2, giá bán bình quân là 182±55 nghìn đồng/kg; lợi nhuận đạt 22,7 triệu/100m 2; tỉ
suất lợi nhuận là 0,6. Nhìn chung, mơ hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình này vẫn cịn một
số khó khăn chủ yếu là con giống phải mua từ Nha Trang, biến động thời tiết và nguồn thức ăn.
Từ khóa: Babylonia, ni ốc hương, môi trường, kinh tế, kỹ thuật

1. GIỚI THIỆU
Phong trào nuôi ốc hương (Babylonia areolata Link, 1807) ở Việt Nam phát triển rất
nhanh ở các tỉnh ven biển nhất là tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang, Quảng Ninh, Phú Yên và gần đây
ở Kiên Giang. Ốc hương là loài động vật thân mềm biển có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm
ngon, với hàm lượng lipit đặc trưng của sinh vật biển Eicosapentaenoic axit (EPA) và
Docosahexanenoic axit (DHA) là axit béo không no (Đồn Lan Phương và ctv., 2005). Đây là
lồi có giá trị xuất khẩu nhưng nguồn lợi ốc hương tự nhiên đang giảm sút một cách đáng kể
trong những năm gần đây (Ngô Anh Tuấn, 1999). Trong thời gian qua phong trào nuôi ốc hương
đang phát triển tự phát ở đảo Phú Quốc là mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường và


dịch bệnh cho các nhà quản lý ở tỉnh Kiên Giang. Năm 2009 và 2010 tình hình dịch bệnh xãy ra
mà chưa rõ nguyên nhân, vấn đề đặt ra có phải chăng do mơi trường ơ nhiễm hay do kỹ thuật
nuôi của người dân dẫn đến thiệt hại về kinh tế nặng nề, vì lý do đó việc phân tích hiện trạng mơi
trường và kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường nước
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05/2011 đến tháng 10/2011 tại ấp Cây Sao, xã Hàm
Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được tiến hành trên 3 nông hộ nuôi ốc
hương bao gồm 7 lưới đăng với tổng diện tích 1.400 m 2. Nguồn ốc giống được thả với kích cỡ
18.000 con/kg được mua từ Nha Trang, Mật độ thả nuôi 500 con/m2.


Việc thu mẫu được thực hiện theo định kỳ 1lần/tháng từ thời điểm thả giống đến khi thu
hoạch. Các chỉ tiêu môi trường được thu theo thủy triều cao nhất và thấp nhất trong ngày tại 4
điểm (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối và điểm xa cách khu vực nuôi 500 m) quanh khu vực ni
để tìm ra sự khác biệt giữa các địa điểm thu mẫu. Vị trí thu mẫu được xác định bởi máy GPS.
2.1.1.Phương pháp thu mẫu
Các chỉ tiêu được đo trực tiếp ở hiện trường gồm: độ sâu, nhiệt độ, độ mặn, pH.
Oxy hòa tan (DO) được thu và chứa trong chai nút mài nâu. Các chỉ tiêu (COD, BOD, TN, TP)
được thu vào cal nhựa 1 lít, bảo quản lạnh (bằng nước đá) và chuyển về phịng thí nghiệm phân
tích.
2.2.2.Phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu thủy lý hóa được phân tích tại phịng phân tích chất lượng nước, Bộ mơn
Thủy sinh học Ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ theo các phương pháp chuẩn
(APHA, 1995) bao gồm:
Bảng 1: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Chỉ tiêu
Oxy hịa tan (DO)
Tiêu hao oxy hóa học (COD)
Tiêu hao oxy sinh học (BOD)

TN, TP
- NO2- NO3-

Phương pháp phân tích
Winkler
Oxy hóa KMnO4 trong mơi trường kiềm
Winkler
Kjeldahl
So màu APHA et al., 1995
Khử cadmium APHA et al., 1995

2.2. Phương pháp điều tra
Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi ốc hương thuộc 5 xã (Hàm Ninh, Gành Dầu, Bãi Thơm,
An Thới và Cửa Cạn) ở đảo Phú Quốc, với 30 mẫu phỏng vấn. Sử dụng bảng câu hỏi được soạn
sẵn, nhằm thu thập thông tin về kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của mơ hình ni ốc hương, cụ
thể như sau:
Các thông số về kỹ thuật: Đặc điểm mơ hình ni, mùa vụ, nguồn ốc giống, mật độ thả
giống, nguồn thức ăn, chăm sóc và quản lý.
Các thơng tin về hiệu quả kinh tế: Tỷ lệ sống, năng suất, tổng chi phí và tổng thu nhập từ
mơ hình để xác định hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Số liệu được xử lý trên các phần mềm Excel và SPSS 17 for Windows.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Biến động các yếu tố môi trường
3.1.1 Các yếu tố thủy lý
a. Biến động theo thời gian
Độ sâu lúc nước ròng dao động từ 0,67-1,13 m và nước lớn từ 0,97-1,49 m. Biên độ triều
biến động ở khu vực nuôi ốc hương từ 0,3-0,8 m (Bảng 2). Độ sâu tăng dần trong suốt thời gian
thu mẫu, do thời điểm thu mẫu trùng vào những tháng mưa nên lượng nước mưa qua các tháng



làm độ sâu tăng lên. Độ mặn đo được ở tháng 5 cao hơn so với 3 tháng còn lại (Bảng 2) là do thu
mẫu vào cuối mùa nắng và đầu mùa mưa, với lượng nước mưa từ trên đảo đổ xuống kết hợp
cùng việc thu mẫu ở gần bờ (vị trí thu mẫu cách bờ dao động từ 100-150 m) đã làm cho độ mặn
giảm vào các tháng cuối vụ. Boyd (1990) độ mặn trung bình trong nước biển là 34‰. Hunt
(1967) thì độ mặn trung bình trong nước biển là 30‰. Độ mặn ở các đợt thu mẫu dao động 29,531,3‰. Với độ mặn đo được phù hợp cho ốc hương sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thu lúc
nước lớn cao hơn so với nước ròng trong ngày: thu mẫu lúc nước lớn lần lượt qua các tháng
5,6,7 và 8 là 32,4; 31,5; 30,4 và 30,0oC và nước ròng lần lượt qua các đợt tháng 5,6,7 và 8 là
29,5; 29,3; 28,2 và 30,3oC nguyên nhân là do các tháng thu mẫu thời gian thu nước lớn từ 1719h, qua một ngày truyền nhiệt của năng lượng mặt trời đã làm cho nhiệt độ nước tăng hơn so
với thời điểm trung bình của ngày, cịn thu mẫu nước ròng vào lúc 6-8h nên nhiệt độ thắp hơn.
Bảng 2: Biến động các yếu tố thủy lý theo thời gian (Trung bình + std)
Chỉ tiêu
Độ sâu
(m)
Độ mặn
(‰)
Nhiệt độ
(oC)
pH

Thủy triều
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng

Đợt thu

1
0,97±0,12
0,67±0,05
31,3±0,60
31,7±0,60
32,4±0,13
29,5±0,21
8,5±0,03
8,4±0,09

2
1,06±0,12
0,76±0,14
30,3±1,00
29,5±0,48
31,5±0,61
29,3±0,23
8,3±0,03
8,4±0,03

3
1,49±0,15
0,73±0,10
30,9±0,50
30,6±0,48
30,4±0,41
28,2±0,42
7,3±0,05
7,3±0,02


4
1,43±0,15
1,13±0,17
30,4±0,58
30,5±0,71
30,0±0,29
30,3±0,50
7,8±0,06
7,9±0,04

pH cũng giảm dần theo thời gian thu, đặc biệt pH ở tháng 7 thấp nhất so với các tháng thu
mẫu, ở tháng 7 pH chỉ: 7,3±0,05 (nước lớn) và 7,3±0,02 (nước ròng), so với tháng 5 là 8,5±0,03
(nước lớn) và 8,4±0,09 (nước ròng). Ở tháng 7 pH thấp là do thu mẫu trùng vào thời điểm mưa
nhiều nên lượng nước mưa có tính acid đồng thời lượng nước từ trên nuối đổ xuống rửa trơi một
lượng phèn (có tính acid) chảy xuống biển kết hợp với việc thu mẫu ở tầng mặt và vị trí thu mẫu
cách bờ dao động 100-150 m.
b. Biến động theo không gian

Độ sâu và độ mặn


(a)
(b)
Hình 1: Biến động độ sâu (a) và biến động độ mặn (b) theo khơng gian
Độ sâu trung bình lúc nước ròng dao động từ 0,79-0,91 m và nước lớn dao động từ 1,16-1,38
m. Biên độ triều biến động ở khu vực ni ốc hương từ 0,36-0,47 m. Nhìn chung biên độ triều ở
nơi thu mẫu là không cao điều này làm cho mơi trường nước ít bị biến động giữa các thời điểm
trong ngày. Nguyễn Thị Xuân Thu (2006) thì độ sâu thích hợp để ni ốc hương từ 0,8 đến 1,2
m. Vì ở độ sâu này nhiệt độ ổn định nhất giữa ngày và đêm. Độ mặn ở các điểm dao động từ
30,3-31‰. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2006) là phù hợp cho ốc tăng

trưởng (30-35‰). Lồi ốc này có thể sống được ở độ mặn 15-45‰ nếu được thuần hóa, việc
tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của ốc hương và có thể gây chết
do bị sốc.
 Nhiệt độ và pH
Nhiệt độ nước biến động theo biên độ triều khá rõ rệch, nước lớn dao động từ 30,8±1,2731,2±0,82oC, nước ròng dao động từ 29,2±0,7-29,5±0,79oC. Theo Nguyễn Thị Xn Thu (2006)
thì nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc hương là 26-28 oC. Tuy nhiên
ốc cũng có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 12-35 oC, ở giới hạn nhiệt độ
thấp thích hợp cho sinh trưởng của ốc hơn nhiệt độ cao. Với nhiệt đo được ở khu vực nuôi ốc
hương ở đảo Phú Quốc là phù hợp cho ốc tăng trưởng.

(a)
(b)
Hình 2: Biến động nhiệt độ (a) và biến động pH (b) theo không gian


Theo Lê Văn Cát (2006) thì nước biển có pH khá ổn định dao động trong khoảng 8-8,5.
Một số nguồn nước biển giàu dinh dưỡng (N,P) tạo điều kiện cho sinh vật phát triển mạnh, khi
đó khoảng dao động của pH có thể hơn nhưng ít khi lớn hơn 9 hoạt thấp hơn 7,5, pH giữa các
điểm thu mẫu cho thấy các điểm thu chỉ dao động ở 7,8-8,0. Với khoảng pH kiểm tra được ở khu
vực nuôi là phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc hương vì lồi ốc này ít bị ảnh hưởng
bởi sự thay đổi của pH.
3.1.2 Các yếu tố thủy hóa
a. Biến động theo thời gian
Oxy hòa tan (DO) qua các tháng tăng dần và biến động từ 6,2-9,2 mg/l (Bảng 3). Với
hàm lượng DO đo được cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2006) là
từ 4-6 mg/l, do DO được đo được ở tầng mặt nên ở độ sâu từ 0,79-1,38 m thì DO thấp hơn. DO
giữa các tháng thu mẫu ở nước lớn cao hơn nước ròng là do thu mẫu nước lớn vào lúc 17-19h
sau một ngày quang hợp của thực vật thủy sinh làm cho DO trong nước cao hơn so với thu mẫu
nước ròng lúc 6-8h sáng.
Bảng 3: Biến động các yếu tố thủy hóa theo thời gian (Trung bình + std)

Chỉ tiêu

Thủy triều

DO
(mg/l)
BOD
(mg/l)
COD
(mg/l)
TN
(mg/l)
TP
(mg/l)

Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng
Nước lớn
Nước ròng

Đợt thu
1
8,0±0,08
6,5±0,09

0,52±0,12
0,43±0,28
5,65±0,30
6,14±0,65
0,14±0,18
0,30±0,24
0,09±0,06
0,15±0,09

2
7,8±0,16
6,2±0,20
0,75±0,28
0,74±0,20
3,78±1,34
4,26±0,37
0,74±0,10
0,85±0,39
012±0,05
0,17±0,07

3
9,2±0,31
6,4±0,88
0,32±0,14
0,41±0,26
4,22±0,40
4,90±0,52
0,77±0,10
0,65±0,04

0,18±0,05
0,14±0,07

4
8,7±0,30
7,5±0,27
0,37±0,12
0,34±0,17
3,02±0,30
2,10±0,64
0,16±0,09
0,14±0,02
0,11±0,09
0,07±0,04

Tiêu hao oxy sinh học (BOD) và tiêu hao oxy hóa học (COB) ở các thời điểm thu mẫu
phân tích được thấp BOD dao động từ 0,32-0,75 mg/l, COD dao động từ 2,1-6,14 mg/l (Bảng 3)
cho thấy môi trường ở khu vục nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc sạch thuận lợi cho ốc sinh trưởng
và phát triển trong suốt thời gian nuôi. Tổng đạm (TN) và tổng lân (TP) ở địa điểm nuôi ốc
hương tăng dần qua các tháng ni. Trong đó hàm lượng TN ở tháng 5: 0,14-0,30 mg/l; tháng 7:
0,65- 0,77 mg/l. Hàm lượng TP ở tháng 5: 0,09-0,15±0,09 mg/l và ở tháng 7: 0,14-0,18 mg/l.
Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng TP thích hợp cho các khu vực nuôi thủy sản nằm trong
khoảng 0,05-0,2 mg/l, nếu hàm lượng TP trong nước thấp hơn 0,05 mg/l thì thực vật khơng phát
triển nhưng niếu hàm lượng TP trong nước vượt quá 0,2 mg/l thì thực vật sẽ nở hoa gây tác động
xấu đến môi trường. Biến động của thành phần TP qua các tháng thu mẫu khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).


b. Biến động theo không gian
 DO

DO ở các điểm thu mẫu biến động từ 8,2-8,7 mg/l (nước lớn) và biến động từ 6,6-6,8 mg/l
(nước ròng). Các điểm thu mẫu DO biến động trong khoảng từ 0,2-0,5 mg/l. Điều này cho thấy
tiêu hao oxy của ốc hương ở khu vực nuôi tác động không đáng kể đến DO của thủy vực.

Hình 3: Biến động DO theo khơng gian



BOD và COD
BOD có giá trị thấp biến động ở các điểm thu mẫu từ 0,32-0,56 mg/l (nước lớn) và 0,32-0,62
(nước ròng) trong đó BOD ở điểm xa khu vực ni thấp hơn so với các điểm trong khu vực nuôi
điều này cho thấy mơ hình ni ốc hương có tác động đến quá trình tiêu hao oxy sinh học tuy
nhiên tác động khơng đáng kể đến mơi trường biển.

Hình 4: Biến động COD và BOD theo khơng gian
Kết quả phân tích COD cho thấy lúc nước rịng COD cao hơn (Hình 4). Biên độ triều biến
động từ 0,3-0,8 m, khi nước lớn mực nước ở nơi thu mẫu cao hơn lượng nước biển ở ngoài khơi
đổ vào làm cho lượng nước ở khu vực ni ốc hương pha lỗng làm cho hàm lượng COD trong
nước giảm xuống và ngược lại khi nước ròng làm cho hàm lượng COD tăng lên.
 TN và TP
TN ở các điểm thu mẫu dao động trong khoảng 0,35-0,63 mg/l và TP có giá trị từ 0,1-0,17 mg/l.


Hình 5: Biến động TN và TP theo khơng gian
Biến động của TN và TP ở các địa điểm thu mẫu và giữa thời điểm nước lớn và nước
rịng khơng cao và hàm lượng TP trong nước ít khi vượt quá 1 mg/l (Boyd, 1990). Kết quả phân
tích được cho thấy mơ hình ni ốc hương ở đảo Phú Quốc chưa gây tác động đến mơi trường.
3.2. Khía cạch kinh tế và kỹ thuật của nông hộ nuôi ốc hương
3.2.1. Một số thơng tin chung
 Trình độ học vấn và kinh nghiệm ni

Trình độ học vấn của hộ ni được khảo sát ở 5 xã thuộc huyện đảo Phú Quốc cho thấy trình
độ học vấn khơng cao: cấp 1 chiếm 34%, cấp 2 chiếm 33%, cấp 3 chiếm 20% và trên cấp 3
chiếm 13% (Hình 6). Điều này thể hiện đặc trưng của vùng biển đảo với truyền thống nghề đánh
bắc ven bờ là chính. Dẫn đến khó khăn ban đầu trong nghề nuôi ốc hương là tiếp cận những
thông tin kỹ thuật.

Hình 6: Trình độ và kinh nghiệm ni của các chủ hộ được khảo sát
Số hộ có kinh nghiệm nuôi ốc hương 2 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 57 %, cịn số hộ có kinh
nghiệm ni 5 năm chỉ duy nhất có 1 hộ chiếm 3 %, điều này cho thấy nghề nuôi ốc hương ở
Phú Quốc cịn khá mới mẽ, trong những năm trước nghề ni ốc hương mang tính chất tự phát,
khi nhận thấy được hiệu quả từ nghề nuôi nên mới phát triển trong những năm gần đây. Về
nguồn thông tin kỹ thuật được tập huấn từ cán bộ kỹ thuật của huyện, tỉnh. Học hỏi kinh nghiệm


lẫn nhau giữa các hộ ni; ngồi ra cịn tiếp nhận các thông tin từ báo đài và đây cũng là nguồn
thông tin rất quan trọng để tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2. Khía cạnh kỹ thuật của nghề ni ốc hương
a. Đặc điểm của lồng nuôi
Bảng 4: Đặc điểm lồng nuôi
Đặc điểm lồng
Diện tích lưới đăng (m2)
Độ sâu nơi đặt lưới (m)
Khoảng cách các lưới đăng (m)

Trung bình
171 ± 134
1,28 ± 0,32
6,16 ± 5,77

Khoảng biến động

36 - 700
0,85 - 2
2 - 20

Diện tích lưới đăng trung bình của các hộ ni 171±134 m 2, độ sâu nơi đặt lưới
1,28±0,32 m và khoảng cách các lưới đăng 6,16±5,77 m 2. Kết quả phân tích được là phù hợp cho
ốc hương sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên có một số hộ ni cá biệt với diện tích ni q
lớn (700 m2) điều này sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình quản lý, chăm sóc và đặc biệt khi
dịch bệnh xảy ra.
b. Vệ sinh lưới đăng và mùa vụ ni.
Vụ chính của nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc từ tháng 2-8 và vụ nghịch từ tháng 08
đến tháng 12. Các hộ nuôi đa phần tập chung thả nuôi vào mùa vụ chính vì ở thời điểm này ốc
tăng trưởng tốt và ít bị rủi ro bởi thời tiết tuy nhiên các hộ ni gặp phải khơng ít khó khăn vì
cung vượt quá cầu làm giá ốc thương phẩm giảm thấp. Vụ nghịch chỉ một số ít hộ ni có kinh
nghiệm và kỹ thuật mới dám đầu tư do ốc tăng trưởng chậm, dễ bị bệnh và rủi ro bởi mùa mưa
bảo tuy nhiên giá ốc thương phẩm cao giúp người ni có được lợi nhuận.
Trong q trình ni một số hộ nuôi định kỳ sang lồng để vệ sinh đồng thời để tạo điều
kiện nền đáy tốt cho ốc tăng trưởng tuy nhiên việc làm cần cẩn thận vì dễ làm ốc bị xây xát. Vệ
sinh lưới đăng được thực hiện 5-10 ngày/1 lần để tạo dòng chảy qua lưới đăng.
c. Kích cỡ giống và mật độ ni
Nguồn ốc giống để nuôi ốc hương thương phẩm ở Phú Quốc phần lớn điều mua từ các
tỉnh miền trung chủ yếu từ Nha Trang, chỉ một phần rất nhỏ được sản xuất ở tại đảo với cơ sở
cịn nhỏ nên khơng đủ nguồn cung. Với ốc giống chưa được chủ động đã giới hạn cho nơng hộ
ni vì khi mua giống từ Nha Trang về ốc bị cạnh tranh môi trường, xây xát khi thả nuôi tỉ lệ hao
hụt cao đồng thời giá ốc giống cũng biến động lớn từ 120-260 đ/con (186±35 đ/con) do phụ
thuộc vào kích cỡ (18.600±3.870 con/kg) và thời vụ thả ni. Mật độ thả trung bình thả giống
của các hộ được khảo sát là 548±212 con/m2 (250-1000 con/m2).
Bảng 5: Kích cỡ và mật độ ni
Các chỉ tiêu
Kích cỡ giống (con/kg)

Giá ốc giống (đ/con)
Mật độ thả (con/m2)
Nguồn ốc giống

Trung bình
Khoảng biến động
18.600 ± 3.870
12.000 – 30.000
186 ± 35
120 - 260
548 ± 212
250 - 1000
Nha Trang


Khâu chăm sóc và quản lý của nơng hộ ni ốc hương được phỏng vấn khá đơn giản.
Thức ăn cho ốc ăn là cá tạp, tơm tít, cua ly được mua hàng ngày (giá từ 6.000-10.000 đ/kg) vào
mỗi buổi sáng để cho ốc ăn cả ngày, ốc nhỏ cho ăn 2 lần/ngày và ốc lớn cho ăn 1 lần/ngày. Khi
cho ốc ăn rải thức ăn điều khắp lồng nuôi, sau 2-3 tiếng kiểm tra lượng thức ăn cho ốc ăn để điều
chỉnh lại vào buổi kế tiếp đồng thời vớt sát thức ăn ra tránh ô nhiễm nguồn nước và theo dõi sức
khỏe của ốc.
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni được khảo sát
a. Tỉ lệ sống, năng suất và hiệu quả của mơ hình ni
Kích cỡ ốc thu hoạch trung bình khoảng 115±16,7 con/kg (95-160). Kích cỏ ốc thu hoạch
phụ thuộc rất lớn vào thời gian nuôi và mùa vụ thả nuôi. Theo khảo sát nhận thấy tốc độ tăng
trưởng của ốc hương tương đối nhanh với thời gian ni trung bình 4,07±0,54 tháng thì kích cỡ
ốc đạt 115±16,7 con/kg, tốc độ tăng trưởng của ốc nhanh hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Xuân Thu (2006) khi nuôi trong lồng với thời gian ni 6 tháng kích cỡ thu
hoạch 120 con/kg. Giá ốc thương phẩm trong năm 2011 biến động rất lớn từ 100-295 nghìn
đồng/kg. Tỉ lệ sống trung bình của các hộ khảo sát được 73,9±12,8% (48-97), năng suất đạt trung

bình 352±144 kg/100m2 (150-700). Nhìn chung tỉ lệ sống và năng suất nuôi của cac hộ biến
động khá lớn. Nguyên nhân do: (i) kích cỡ ốc giống nhỏ (18.600 con/kg); (ii) do ốc giống được
chuyển từ Nha Trang về bị cạnh tranh môi trường sống đồng thời ốc bị xây xát; (iii) do nuôi ốc
dưới đáy biển chịu tác động rất lớn bởi mùa mưa, bảo.
Bảng 6: Tỉ lệ sống, năng suất và hiệu quả của mơ hình ni
Chỉ tiêu
Thời gian ni (tháng)
Kích cỡ thu hoạch (con/kg)
Giá bán (triệu đồng/kg)
Tỉ lệ sống (%)
Năng suất (kg/100m2)
FCR
Tổng thu (triệu đồng/100m2)
Tổng chi (triệu đồng/100m2)
Lợi nhuận (triệu đồng/100m2)
Tỉ suất lợi nhuận
(lợi nhuận/tổng chi phí)

Trung bình
4,07 ± 0,54
115 ± 16,7
0,182 ± 0,06
73,9 ± 12,8
352 ± 144
7,28 ± 1,65
62,7 ± 31,8
40,1 ± 14,1
22,6 ± 23,7

Khoảng biến động

3,5 - 5,5
95 - 160
0,1 - 0,3
48 - 97
150 - 700
5,91 - 14,17
26,5 - 168
15,9 - 71
2,13 - 1001

0,57 ± 0,52

0,09 - 1,82

Lượng thức ăn sử dụng trong suốt thời gian ni khảo sát được có FCR trung bình
7,28±1,65 (5,91-14,17). Mặc dù FCR tương đối lớn nhưng tất cả các hộ khảo sát được điều có lợi
nhuận trung bình 22,6±23,7 nghìn đồng/100m2 với tỉ suất lợi nhuận trung bình 0,57±0,52 (0,091,82) và tỉ suất lợi nhuận tỉ lệ nghịch với FCR. Tỉ suất lợi nhuận đạt được từ mơ hình là khá cao
và có khoảng biến động lớn từ 0,09-1,82.
b. Chi phí đầu tư cho mơ hình ni


Các khoảng chi phí đầu tư của nơng hộ khảo sát được là: Thức ăn: 50,65 %; con giống:
25,31 %; cơng lao động: 16,34%; lưới đăng 4,69%; hóa chất và chi phí khác: 3,02% (Hình 7).
Chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao do trong suốt q trình ni, lượng thức ăn cung cấp phần lớn
điều được mua từ các ghe cào và một số ít từ các hộ đánh bắt nhỏ ven bờ, không chủ động được
nguồn thức ăn, đồng thời do số hộ nuôi ốc ngày càng tăng làm lượng thức ăn khai thác tự nhiên
ngày càng cạn kiệt đã đẫy giá thức ăn lên cao. Nguồn ốc giống phụ thuộc hồn tồn từ Nha
Trang, khơng chủ động được từ địa phương cũng đã làm chi phí đầu tư tăng lên.

Hình 7: Tỉ lệ phần trăm các khoảng đầu tư

Nhìn chung mơ hình ni ốc hương khảo sát được cho thấy mang lại lợi nhuận cao nhưng
chi phí đầu tư lớn điều này đã làm giới hạn nghề ni của một số nơng hộ có kinh tế thấp và nếu
có thể chỉ ni nhỏ lẻ.
3.2.4. Tình hình dịch bệnh
Trong năm 2009 dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại xã Gành Dầu huyện Phú Quốc khi ốc
sắp đến ngày thu hoạch thì chết hàng loạt chủ yếu do bệnh sưng vịi. Các hộ ni ốc hương tại
các bãi Rạch Vẹm, Bãi Dài đã bị mất trắng vì ốc chết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ốc hương bị
chết hàng loạt có thể xuất phát từ nguồn giống mang sẵn mầm bệnh, phần lớn giống mua từ Nha
Trang đưa về chưa qua kiểm dịch, con giống không khỏe mạnh. Năm 2010, dịch bệnh lại tiếp tục
xảy ra nhưng chủ yếu vào mùa nghịch, theo khảo sát trong tồn huyện thì có 73% số hộ có ốc bị
bệnh sưng vịi. Riêng năm 2011 thì dịch bệnh khơng xảy ra.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Hầu hết các chỉ tiêu môi trường ít bị biến động theo khơng gian và thời gian như: độ
mặn, BOD, COD, TN, TP. Nhưng có một số chỉ tiêu biến động theo biên độ triều trong ngày (độ
sâu, nhiệt độ, DO). Kết quả nghiên cứu cho thấy mơi trường ven đảo Phú Quốc có chất lượng
nước tốt và nghề nuôi ốc hương chưa gây tác động xấu đến mơi trường ven đảo.
Diện tích mỗi lưới đăng của các hộ trung bình 171±134 m 2; mật độ thả 548±212 con/m 2;
kích cỡ giống thả 18.600±3.870 con/kg; vụ ni chính từ tháng 2 đến tháng 8; thời gian ni
4,07±0,54 tháng; kích cỡ ốc thương phẩm 115±16,7 con/kg; tỉ lệ sống 73,9±12,8%.


Năng suất ốc thương phẩm đạt 352±144 kg/100m 2, giá bán 182±55 nghìn đồng/kg, lợi
nhuận thu được từ mơ hình 22,7 triệu/100m2 và tương ứng tỉ xuất lợi nhuận/vụ là 0,57±0,52.
4.2. Đề xuất
Nhằm phát triển nghề nuôi ốc hương bền vững hơn ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Một số biện pháp được đề xuất như: về mặt quản lý: (i) qui hoạch vùng nuôi ốc hương; (ii) xây
dựng trại sản xuất giống; (iii) nông dân nuôi ốc hương và các doanh nghiệp thủy sản cần liên kết
chặt chẽ để thị trường tiêu thụ ốc được ổn định. Về mặt kỹ thuật: (i) mật độ ni ốc hương thích
hợp là khoảng 500 con/m2; (ii) lưới đăng thiết kế với diện tích từ 200-300 m 2 để thuận tiện cho

việc quản lý và chăm sóc; (iii) quản lý thức ăn chặt chẽ tránh để thức ăn thừa gây ô nhiễm môi
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Claude E. Boyd, 1990. Water quality in ponds for aquaculture. 482 trang.
Đoàn Lan Phương, Phạm Quốc Long, Hoàng Thanh Hương, Lưu Văn Huyền, Cầm Thi Ính,
Trịnh Thị Thu Hương, Chu Quang Truyền và Đỗ Văn Mạnh, 2005. Nghiên cứu hóa học và
hoạt tính sinh học trong một số đối tượng thân mềm Việt Nam: Hàu Crassostrea belcheri
(Sowerby), vẹm xanh Perna viridis (Linne) và ốc hương Babylonia areolata (Link). Tuyển
tập báo khoa học Hội thảo động vật thân mềm tồn quốc. Nhà xuất bản nơng nghiệp, 2005:
trang 183 - 191.
Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2008. Một số khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mơ hình ni cá
trình (Anguilla sp.) ở Cà Mau. Trong tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ, 2008 (2), Trang
198-204.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải
pháp cải thiện chất lượng. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội. 424 trang.
Ngơ Anh Tuấn, 1999. Đặc điểm phân bố và tình hình khai thác ốc hương (Babylonia areolata
Lamarck) tại vùng biển Bình Thuận. Tuyển tập báo khoa học hội thảo động vật thân mềm
tồn quốc. Nhà xuất bản nơng nghiệp, 1999: trang 118 - 126.
Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009. Giáo trình Kỹ thuật ni động vật thân mềm.
Khoa thủy sản Đại Học Cần Thơ: trang 24 - 30.
Nguyễn Thị Xuân Thu, 2006. Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương.
NXB. Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 77 trang.
Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Trương Quốc Phú và Nguyễn Hữu Hiệp, 2011. Ảnh hưởng
của vi khuẩn hữu ích lên các yếu tố môi trường và tôm sú (penaeus monodon) nuôi trong
bể. Trong tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ, 2011, số: 20B, Trang 59-68.
Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Bài Giảng Quản Lý Chất Lượng Nước. Khoa Thủy
Sản-Đại Học Cần Thơ. 201 trang.
ABSTRACT
In order to assess the current status of water environmental, technical and economic aspacts in Babylonia culture in
Phu Quốc island, this study was conducted out through water sampling monthly at highest and lowest tidal levels at

4 sampling sites in Babylonia culture area. Besides, interviews 30 Babylonia farmers was also carried out in Ham
Ninh, Ganh Dau, An Thoi, Bai Thom and Cua Can hamlets, Phu Quoc district, Kien Giang province from May to
October, 2011. As the results, environmental parametters’ fluctuation such as water level was 0.7-1.5m; salinity at
29.5-31.7‰; temperature: 28.2-32.4oC; pH: 7.3-8.5; DO: 6.2-9.2 mg/L; BOD: 0.3-0.8 mg/L; COD: 2.1-6.1 mg/L;
TN: 0.14-0.85 mg/L and TP was 0.07-0.18 mg/L. Generally, water environmental variation was suitable for


Babylonia culture and non-significant difference in temporal and spatial terms. In terms of technical and economic
aspacts, average culture area of household was 171±134m 2; stocking density at 548±212 ind./m 2; seed size was
0.054 g/ind.; main culture period was from Feb to Aug; culture period was 4-4.5 months/crop; harvest size was
8.7±0.017 g/ind. (115 ind./kg); survival rate at 73.9±12.8%; yield wast 352±144 kg/100m2; selling price was VND
182±55 thousand per kg; profit gained VND 22.7 mil./100m 2; Benefit per cost was 0.6. In general, Babylonia
culture has high economic effect. However, this culture system faces some major issues such as seed Babylonia
source is from Nha Trang, weather changes and trash fish feed.
Keyword: Babylonia culture, environment, technique, economy



×