Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ xử lý nước THẢI AO cá TRA BẰNG cây RAU dừa jussiaea repens l và PHIÊU SINH ĐỘNG vật moina sp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.39 KB, 9 trang )

SO SÁNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO CÁ TRA BẰNG CÂY RAU DỪA
Jussiaea repens L VÀ PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT Moina sp
Văn Đỗ Tuấn Anh, Võ Thanh Bình, Nguyễn Phúc Thưởng và Nguyễn Thị Thanh Trúc
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Email:
TÓM TẮT
Nước thải cá Tra có nhiều chất hữu cơ lơ lửng và dưỡng chất dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm khi thải vào
môi trường với số lượng lớn không qua xử lý. “So sánh hiệu quả xử lý nước thải cá Tra bằng cây rau Dừa (Jussiaea
repens L.) và phiêu sinh động vật (Moina sp.)” nhằm tìm ra giải pháp sinh học hữu hiệu để xử lý nước thải cá Tra,
đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Gồm bảy nghiệm
thức với 3 lần lập lại. Nghiệm thức 1, 2, 3 có mật độ Moina lần lượt là 10, 20, 30 con/L nước thải, nghiệm thức 4, 5,
6 có mật độ rau Dừa lần lượt là 100, 200, 300 g/10L nước thải và một nghiệm thức đối chứng với 20L nước thải.
Kết quả cho thấy Moina và rau Dừa đều có thể phát triển trong môi trường nước thải cá Tra. Nước thải sau khi xử
lý thì BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng dưới mức cho phép ở cột A (BOD < 20mg/l, COD < 50mg/l, Phốt-pho
tổng < 4mg/l, Nitơ tổng < 30mg/l), còn TSS dưới mức cho phép ở cột B (TSS < 100 mg/l) của bảng giá trị giới hạn
các thông số và nồng độ chất ô nhiễm theo TCVN 5945: 1995. Trong nghiên cứu, rau Dừa mang lại hiệu quả hơn
trong việc xử lý nước thải so với Moina.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua Nuôi Trồng Thủy Sản được xem là ngành mũi nhọn của nước ta và
cá Tra là đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực đem về ngoại tệ cho đất nước. Nghề nuôi cá Tra phát
triển góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống người dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại những hệ lụy từ việc nuôi cá Tra
qui mô công nghiệp gây ra, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước do thải trực tiếp nước
thải ao cá Tra ra sông, kênh, rạch… mà không qua xử lý. Theo nghiên cứu của Boyd (1985) cho
thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 26.8% nitrogen (N), 30.1% phốt-pho (P) và 25.5% chất hữu cơ
đưa vào từ thức ăn. Do đó nước thải cá Tra chứa nhiều chất dinh dưỡng, cặn bã hữu cơ, mầm
bệnh,… gây nhiễm bẩn nguồn nước ngọt dùng trong sinh hoạt, các hoạt động nông nghiệp khác
dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống người dân và có thể gây tác động
xấu trở lại đối với nghề nuôi.
Trước thực tiễn trên một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát triển nghề nuôi cá Tra
một cách bền vững, thân thiện với môi trường, mang thêm nhiều lợi ích dân sinh thiết thực.


Chính vì vậy, “So sánh hiệu quả xử lý nước thải trong ao nuôi cá Tra bằng cây rau dừa nước
(Jussiaea repens L.) và phiêu sinh động vật (Moina sp.)” hướng đến tìm ra biện pháp xử lý nước
thải cá Tra hiệu quả, lâu bền và đồng thời tạo nguồn thu nhập cho người dân.
2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản,
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Trước tiên, tiến hành khảo sát chất lượng nước ở một số ao
nuôi cá Tra ở tỉnh Bến Tre, An Giang. Dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước:
Bảng 1. Kết quả khảo sát ban đầu
STT ao Tỉnh BOD (mg/l) COD (mg/l) P tổng (mg/l) N tổng (mg/l)
1 Bến Tre 14.5 47.3 2.7 13.2
2 An Giang 17.4 43.8 2.4 21.8
3 An Giang 23.5 74.7 3.8 37.9
4 An Giang 21.7 67.7 3.7 32.2
Chúng tôi quyết định thu mẫu đại diện ở tỉnh An Giang làm thí nghiệm.
Thông tin chung:
Nước thải Cá Tra: được lấy tại cống xả ao cá Tra của anh Nguyễn Mạnh Dũng, ấp Vĩnh
Lộc, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Moina: được mua tại tiệm cá cảnh số 994, đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh. Vì đề tài chỉ chú trọng đến hiệu quả xử lý nước và điều kiện khách quan không cho
phép nên chúng tôi không định danh cụ thể loài Moina.
Rau Dừa nước: được lấy từ huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre sau đó trồng trong các bể
Composit trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm. Chúng tôi đã
chọn những cây tươi tốt, không bị sâu bệnh, tiến hành làm vệ sinh để làm giảm những chất bẩm
trong môi trường bám vào cây sau đó để ráo nước mới cân.
Bể kính: có kích thước 40cm x 30cm x 30cm. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử
dụng 21 bể.
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện đồng loạt gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần
để đảm bảo độ chính xác.
Nghiệm thức 0 (0): nghiệm thức đối chứng, 20L nước thải.

Nghiệm thức 1 (1): 10 con Moina/L nước thải.
Nghiệm thức 2 (2): 20 con Moina/L nước thải.
Nghiệm thức 3 (3): 30 con Moina/L nước thải.
Nghiệm thức 4 (4): 100g rau dừa/10L nước thải.
Nghiệm thức 5 (5): 200g rau dừa/ 10L nước thải.
Nghiệm thức 6 (6): 300g rau dừa/ 10L nước thải.
Vị trí bể nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo phương pháp bốc thăm.
Bảng 2.Sơ đồ bố trí các nghiệm thức
6.3 4.3 3.1 3.2 3.3 0.3 4.2 6.1 2.2 2.1
2.3 1.3 5.2 5.3 1.1 1.2 6.2 0.1 5.1 4.1 0.2
Quan sát và theo dõi các chỉ tiêu
Quan sát sự phát triển sinh khối của quần thể Moina thông qua việc đếm số lượng của
chúng bằng mắt thường, đồng thời quan sát sự biến đổi của môi trường nước thông qua theo dõi
các chỉ tiêu BOD, COD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS (APHA, 1985).
Xử lý số liệu: Sau khi tiến hành thí nghiệm, các kết quả được thống kê, phân tích, so sánh, xử lý
bằng phần mềm thống kê MINITAB và EXCEL.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá chất lượng nước thải trong ao nuôi cá Tra
Để đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của nước thải cá Tra, chúng tôi dựa vào:
Bảng 3. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm theo TCVN 5945: 1995
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B C
1 BOD
5
mg/l 20 50 100
2 COD mg/l 50 100 400
3 Phốt-pho tổng mg/l 4 6 8
4 Nitơ tổng mg/l 30 60 60
5 TSS mg/l 50 100 200
Sau khi tiến hành phân tích nước thải cá Tra ở ngày đầu tiên của thí nghiệm chúng tôi ghi nhận

kết quả như sau:
Bảng 4.Kết quả phân tích của nước thải cá Tra trước khi xử lý
Nghiệm thức 0 Giá trị trung bình (mg/l)
BOD 14.933 ± 0.611
COD 71.40 ± 4.484
P tổng 2.40 ± 0.10
N tổng 14.93 ± 1.617
TSS 166 ± 19.08
So sánh kết quả phân tích nước thải cá Tra chưa qua xử lý với giới hạn nồng độ các chất ô
nhiễm theo TCVN 5945: 1995 thì các chỉ tiêu COD đã vượt qua giới hạn ở cột A (Nồng độ các
chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước dùng
để cấp nước sinh hoạt), còn TSS đã vượt qua giới hạn ở cột B (Nồng độ các chất thành phần nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị quy định ở cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao
thông thủy, tưới tiêu, trồng trọt). Cho nên ô nhiễm nguồn nước tự nhiên bởi nước thải cá Tra hoàn
toàn có khả năng xảy ra và có thể xảy ra nghiêm trọng ở các vùng trọng điểm của nghề nuôi khi
mà diện tích nuôi theo quy hoạch phát triển sẽ ngày càng mở rộng. Do đó việc xử lý nước thải cá
Tra trước khi đưa ra môi trường bên ngoài là rất cần thiết.
3.2 Sự phát triển sinh khối Moina và rau Dừa nước trong thí nghiệm
Trong suốt quá trình thí nghiệm chúng tôi không bổ sung thức ăn vào các nghiệm thức
Moina hay dinh dưỡng vào các nghiệm thức rau Dừa.
3.2.1 Sự phát triển sinh khối Moina
Ở các mật độ thả ban đầu khác nhau thì đỉnh sinh khối Moina của các nghiệm thức sẽ
khác nhau. Ở nghiệm thức 1 và 2 đạt đỉnh sinh khối vào ngày thứ 7 của thí nghiệm với 95 con/L
và121 con/L; còn nghiệm thức 3 đạt đỉnh sinh khối vào ngày thứ 6 của thí nghiệm với và 138
con/L. So với mật độ thả ban đầu thì đỉnh sinh khối thu được ở nghiệm thức 1 gấp 9.5 lần,
nghiệm thức 2 là 6 lần và nghiệm thức 3 là 4.6 lần.
Hình 1. Biến động sinh khối Moina trong thí nghiệm
Việc không cung cấp thêm thức ăn cho Moina (Nguyên, 2007), nhiệt độ môi trường vào
mùa đông đã làm cho thời gian lên đỉnh sinh khối ngắn lại và lượng Moina thu được tại đỉnh
cũng ít hơn so với nuôi Moina bằng cám gạo, men bánh mì, bột đậu nành Tuy nhiên với kết

quả như trên, ta thấy rằng sinh khối Moina có sự phát triển và khả năng ứng dụng nước thải cá
Tra để nuôi Moina là hoàn toàn khả thi.
3.2.2 Sự phát triển của rau Dừa nước
Trong 13 ngày thí nghiệm theo quan sát từ ngày thứ nhất đến ngày thứ chín thì rau Dừa
xanh tươi, mọc chòi non và phao nhưng sau đó một số ngọn rau bị héo, lá vàng nhiều và nhiều
thân cây bị thối. Đến ngày cuối cùng kết thúc thí nghiệm chúng tôi cân lại trọng lượng rau Dừa
và ghi nhận trong bảng sau:
Bảng 5. Phần trăm tăng trưởng tương đối của rau Dừa
Nghiệm thức Trọng lượng tươi thí
nghiệm (g)
Trọng lượng tươi sau
thí nghiệm (g)
% tăng sinh trưởng
tương đối
4 200 ± 1.00 212.40 ± 4.45 + 6.20
5 400 ± 1.00 384.07 ± 6.41 - 3.98
6 600 ± 1.00 555.64 ± 794 -7.39
Theo các công trình nghiên cứu trước như “Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý – hóa sinh và khả
năng xử lý nước lò mổ của rau dừa nước” (Hương và ctv., 2008) thì trong 30 ngày phần trăm
sinh trưởng tương đối của rau Dừa là 115% và “So sánh hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng
rau Dừa và rau Muống” (Nga và ctv., 2007) thì tốc độ tạo sinh khối tươi của rau Dừa là
0,384kg/m
2
/ngày.Như vậy sinh trưởng của rau Dừa trong thí nghiệm này là thấp.Theo chúng tôi
có thể do diện tích bề mặt của bể thí nghiệm (0.12 m
2
) không phù hợp với lượng rau Dừa và thời
tiết lạnh những ngày cuối năm đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
3.3 So sánh hiệu quả xử lý nước của Moina và rau Dừa nước
Nhìn chung Moina và rau dừa đều làm giảm BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS

của nước thải cá Tra. Xét về mặt phân tích thông kê thì có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Moina và rau Dừa về hiệu quả xử lý.
3.3.1 Xét trên chỉ tiêu BOD
Trong suốt quá trình thí nghiệm, BOD đã được đo 2 ngày một lần nhằm theo dõi sự biến
động của nó. Từ kết quả ghi nhận, chúng tôi thể hiện số liệu dưới dạng đồ thị và trình bày ở
Hình 2.
Hình 2. Biến động của BOD ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
Với Moina, BOD thấp nhất ở nghiệm thức 1, 2 vào ngày thứ 9 (nghiệm thức 1: 12.53
mg/L, nghiệm thức 2: 13.33 mg/L) và nghiệm thức 3 vào ngày thứ 7 (13.2 mg/L). Khi sinh khối
Moina tăng đã làm giảm mùn bã hữu cơ, vi tảo trong nước làm BOD giảm, sau khi Moina đạt
đỉnh sinh khối thì lượng oxy trong nước tiêu hao cho quá trình hô hấp của Moina và vi sinh vật
phân hủy xác Moina tăng dẫn đến BOD tăng. Trong các nghiệm thức Moina, nghiệm thức 1 có
hiệu quả xử lý cao nhất với 16.41%.
Đối với rau Dừa, BOD thấp nhất ở các nghiệm thức 4, 5, 6 vào ngày thứ 9 (nghiệm thức
4: 11.20 mg/L, nghiệm thức 5: 10.80 mg/L, nghiệm thức 6: 11.067 mg/L). Do rễ rau Dừa hấp thụ
mùn bã hữu trong nước, hạn chế sự phát triển của thực vật phù du nên đã làm giảm BOD. Trong
các nghiệm thức rau Dừa, nghiệm thức 5 có hiệu quả làm giảm BOD cao nhất với 27.97 %.
Tóm lại BOD trong các nghiệm thức sau thí nghiệm đều giảm so với giá trị ban đầu của
nghiệm thức đối chứng; sự biến động của BOD phụ thuộc vào mật độ Moina và rau Dừa nhưng
hiệu quả làm giảm BOD cao nhất không tỉ lệ thuận với mật độ; rau Dừa có hiệu quả làm giảm
BOD tốt hơn Moina.
3.3.2 Xét trên chỉ tiêu COD
Hàm lượng COD ở các nghiệm thức cũng được theo dõi tương tự BOD và thể hiện kết
quả dưới dạng đồ thị ở Hình 3.
Hình 3. Biến động của COD ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
Với Moina, COD thấp nhất ở nghiệm thức 2, 3 vào ngày thứ 7 (nghiệm thức 2: 42.667
mg/L, nghiệm thức 3: 48.0 mg/L) ,còn nghiệm thức 1 vào ngày thứ 9 (nghiệm thức 1: 51.20
mg/L ). Sự biến động COD là do sinh khối Moina tăng đã làm giảm mùn bã hữu cơ, vi tảo trong
nước nên COD giảm nhưng đến khi sinh khối Moina giảm đồng nghĩa có 1 lượng xác Moina
trong nước phân hủy dẫn đến COD tăng. Trong các nghiêm thức Moina, nghiệm thức 2 có hiệu

quả làm giảm COD cao nhất với 40.24%.
Ở rau Dừa, COD thấp nhất ở nghiệm thức 5, 6 vào ngày thứ 9 (nghiệm thức 5: 29.867 mg/L,
nghiệm thức 6: 25.433 mg/L) và nghiệm thức 4 vào ngày thứ 11 (21.333mg/L). Rễ rau dừa đã
hấp thụ tốt mùn bã hữu cơ trong nước làm cho COD ở các nghiệm thức giảm nhưng ở những
ngày cuối của thí nghiệm xuất hiện thân rau dừa bị thối, lá rụng nhiều có thể đã làm tăng COD.
Trong các nghiệm thức rau Dừa, nghiệm thức 4 cũng có tác dụng làm giảm COD cao nhất với
70.12%.
Sau thí nghiệm COD của các nghiệm thức 4, 5 và 6 đều dưới mức giới hạn cho phép ở
cột A (< 50 mg/L) theo TCVN 5945: 1995. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả làm giảm COD
không tỉ lệ thuận với mật độ ở các nghiệm thức và rau Dừa cho hiệu quả làm giảm COD cao hơn
so với Moina.
3.3.3 Xét trên chỉ tiêu Phốt – pho tổng
Chúng tôi theo dõi sự biến động của Phốt – pho tổng cũng giống như BOD và COD. Các
giá trị Phốt – pho tổng đo ở các nghiệm thức được thể hiện ở Hình 4.
Hình 4. Biến động của Phốt – pho tổng ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
Với Moina, Phốt – pho tổng thấp nhất vào ngày thứ 7 ở nghiệm thức 2 (2.0 mg/L),
nghiệm thức 3 vào ngày thứ 9 (1.8667 mg/L), còn nghiệm thức 1 vào ngày thứ 11 (1.9667
mg/L). Sự biến động của Phốt – pho tổng là do Moina sử dụng thực vật phù du, mùn bã hữu cơ
làm thức ăn nên hạn chế sự phân hủy thực vật phù du chết, mùn bã hữu cơ giải phóng Phốt – pho
vào môi trường. Bên cạnh đó Phốt – pho cũng mất đi vào bùn đất. Chính vì vậy đã làm giảm
Phốt – pho tổng. Sau khi đạt đỉnh sinh khối, Moina chết đi nhiều sẽ giải phóng một lượng lớn
Phốt – pho vào môi trường nước do đó đã làm Phốt – pho trong môi trường nước tăng lên. Trong
các nghiệm thức Moina, nghiệm thức 3 có hiệu quả làm giảm Phốt – pho tổng cao nhất với
22.22%.
Còn rau Dừa, Phốt – pho tổng thấp nhất ở nghiệm thức 5, 6 vào ngày thứ thứ 9 (1.4333
mg/L), còn nghiệm thức 4 giảm liên tục đến ngày cuối cùng của thí nghiệm. Rau Dừa đã hấp thụ
Phốt – pho sử dụng cho quá trình sinh trưởng, Phốt – pho cũng mất đi vào bùn đất do đó đã làm
giảm Phốt – pho tổng. Nhưng ở những ngày cuối của thí nghiệm thân rau Dừa bị thối và lá rụng
nhiều đã làm tăng Phốt – pho tổng trong môi trường. Trong các nghiệm thức rau Dừa, nghiệm
thức 5, 6 có hiệu quả làm giảm Phốt – pho tổng cao nhất với 40.28%.

Kết quả cho thấy rau Dừa mang lại hiệu quả làm giảm Phốt – pho tổng cao hơn hẳn so với
Moina.
3.3.4 Xét trên chỉ tiêu Nitơ tổng
Kết quả theo dõi sự biến động Nitơ tổng được trình bày ở Hình 5.
Hình 5. Biến động của Nitơ tổng ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
Với Moina, nghiệm thức 1, 2, 3 đều có Nitơ tổng thấp nhất vào ngày thứ 9 (nghiệm thức
1: 6.533 mg/L, nghiệm thức 2: 5.6 mg/L, nghiệm thức 3: 6.533mg/L). Vì Moina sử dụng thực vật
phù du, mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên hạn chế sự phân hủy thực vật phù du chết, mùn bã hữu
cơ giải phóng Nitơ vào môi trường nước nên đã làm giảm hàm lượng Nitơ tổng. Sau khi đạt đỉnh
sinh khối, Moina chết đi nhiều sẽ giải phóng một lượng lớn Nitơ vào môi trường nước đó đã làm
Nitơ tổng trong môi trường nước tăng lên. Trong các nghiệm thức Moina, nghiệm thức 2 có hiệu
quả làm giảm Nitơ tổng cao nhất với 62.50%.
Còn rau Dừa, Nitơ tổng thấp nhất ở nghiệm thức 4 vào ngày thứ 11 (2.80 mg/L), nghiệm
thức 5 vào ngày thứ 7 (2.8 mg/L) và nghiệm thức 6 vào ngày thứ 5 (2.80 mg/L). Rau dừa đã hấp
thụ Nitơ tổng sử dụng cho quá trình sinh trưởng. Nhưng ở những ngày cuối của thí nghiệm thân
rau Dừa bị thối và lá rụng nhiều đã làm tăng Nitơ tổng trong môi trường. Trong các nghiệm thức
rau Dừa, nghiệm thức 4, 5, 6 đều có hiệu quả làm giảm Nitơ tổng cao nhất như nhau với 81.25%
nhưng khác nhau về thời gian cho hiệu quả làm giảm cao nhất.
Sự biến động Nitơ tổng trong các nghiệm thức phụ thuộc vào mật độ Moina và rau Dừa. Hiệu quả
làm giảm Nitơ tổng ở nghiệm thức Moina không tỷ lệ thuận với mật độ. Nhìn chung Moina và rau
Dừa đều làm giảm Nitơ tổng tốt nhưng xét về hiệu quả làm giảm thì rau Dừa vẫn tốt hơn.
3.3.5 Xét trên chỉ tiêu TSS
Kết quả theo dõi sự biến động TSS được thể hiện dưới dạng biểu đồ và trình bày ở Hình 6.
Hình 6. Biến động của TSS ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
Ở Moina, TSS giảm thấp nhất ở nghiệm thức 1, 2 vào ngày thứ 11 (nghiệm thức 1: 98.33
mg/L, nghiệm thức 2: 97.67 mg/L) và nghiệm thức 3 vào ngày thứ 9 (104.67 mg/L). Khi sinh
khối Moina tăng đã tiêu thụ 1 lượng lớn mùn bã hữu cơ, vi tảo góp phần làm TSS giảm. Sau khi
đạt đỉnh sinh khối, Moina chết nhiều đã giải phóng 1 lượng lớn Nitơ và Phốt – pho trở lại môi
trường, giúp cho sự phát triển trở lại của thực vật phù du. Do vậy xác Moina và thực vật phù du
có thể là nguyên nhân làm TSS tăng. Trong các nghiệm thức Moina, nghiệm thức 2 có hiệu quả

làm giảm TSS cao nhất với 41.16%.
Đối với rau Dừa, TSS giảm thấp nhất ở nghiệm thức 4 vào ngày thứ 11 (63.33 mg/L),
nghiệm thức 5 và 6 vào ngày thứ 9 (nghiệm thức 5: 57.0 mg/L, nghiệm thức 6: 64.0 mg/L). Rễ
rau Dừa có khả năng hấp thụ mùn bã hữu cơ rất tốt chính vì vậy đã làm giảm TSS. Nhưng ở
những ngày cuối của thí nghiệm xuất hiện thân rau Dừa bị thối và lá rụng nhiều, có thể đây là lý
do TSS tăng ở nghiệm thức 5, 6. Trong các nghiệm thức rau Dừa, nghiệm thức 5 có hiệu quả làm
giảm Phốt – pho tổng cao nhất với 65.67%.
Sau thí nghiệm hàm lượng TSS đã giảm dưới giới hạn cho phép trong cột B (< 100mg/L)
theo TCVN 5945: 1995 ở nghiệm thức 1, 2, 4, 5, 6. Rau Dừa cho thấy hiệu quả làm giảm TSS tốt
hơn Moina.
Kết hợp Hình 1 với các kết quả phân tích BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS của
chúng tôi cho thấy ở ngày 7 của thí nghiệm khi Moina vẫn còn ở đỉnh sinh khối thì đã bắt đầu
xuất hiện sự khác biệt về mặt thống kê ở các chỉ tiêu BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS
theo hướng giảm so với ban đầu. Ta có thể tận dụng điều này để vừa thu được sinh khối cao, vừa
xử lý được ô nhiễm.
Trên thực tế nếu áp dụng biện pháp xử lý nước thải cá Tra bằng Moina hay rau Dừa thì
người dân sẽ tiến hành thu sinh khối, điều này sẽ tránh việc hàm lượng các chỉ tiêu trên tăng trở
lại khi Moina hay rau Dừa chết.
Theo nghiên cứu của Hương và ctv (2008) ở mật độ 200 g rau Dừa / 30L nước thải lò mổ
trong 30 ngày thì khả năng loại bỏ BOD là 68.44%, COD là 81.27%. So sánh với nghiệm thức 5
(200g rau Dừa/10L nước thải ao cá Tra), trong 12 ngày có hiệu quả loại bỏ BOD là 27.97% và
COD là 52.19% thì 2 kết quả không có sự khác biệt lớn.
Tóm lại rau Dừa cho hiệu quả xử lý BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS cao hơn hẳn so
với Moina.
3.3.6 So sánh sự khác biệt về hiệu quả xử lý nước giữa Moina và rau Dừa
So sánh hiệu quả làm giảm từng chỉ tiêu BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS ở
các nghiệm thức. Từ đó chọn ra nghiệm thức xử lý nước tốt nhất bằng Moina và bằng rau Dừa.
Bảng 6. So sánh hiệu quả xử lý tốt nhất ở các chỉ tiêu
Chỉ tiêu Nghiệm thức Moina Nghiệm thức rau Dừa
Nghiệm thức % hiệu quả xử lý Nghiệm thức % hiệu quả xử lý

BOD 1 16.41 5 27.97
COD 2 40.24 4 70.12
Phốt-pho tổng 3 22.22 5, 6 40.28
Nitơ tổng 2 62.50 4, 5, 6 81.25
TSS 2 41.16 5 65.67
Theo Bảng 11 cho thấy hiệu quả xử lý nước thải bằng Moina ở nghiệm thức 2 (mật độ thả
20con/L) là tốt nhất và bằng rau Dừa ở nghiệm thức 5 (mật độ 200g/10L) là tốt nhất.
Bảng 7.So sánh sự khác biệt về hiệu quả làm giảm BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng,
TSS tốt nhất giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 5
Chỉ tiêu Trước xử lý Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 5
BOD (mg/L) 14.933
a
± 0.611 13.333
b
± 0.462 10.800
c
± 0.400
COD (mg/L) 71.400
a
± 4.484 42.667
b
± 4.888 29.867
b
± 6.661
Phốt-pho tổng (mg/L) 2.4000
a
± 0.1000 2.0000
b
± 0.1000 1.4333
c

± 0.0577
Nitơ tổng (mg/L) 14.933
a
± 1.617 5.600
b
± 2.800 2.800
b
± 0.000
TSS (mg/L) 166.00
a
± 19.08 97.67
b
± 15.37 57.00
c
± 10.54
Ghi chú: Các giá trị theo hàng ngang có ký tự giống nhau ở Bảng trên là sai khác chưa có ý
nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
Kết quả so sánh nghiệm thức 2 và nghiệm thức 5 cũng đại diện cho sự khác biệt về hiệu quả xử
lý nước thải ao cá Tra bằng Moina và rau Dừa.Từ tất cả các bảng trên cho thấy rau Dừa đã làm
giảm BOD, COD, Phốt-pho tổng, Nitơ tổng, TSS trong môi trường nước thải cá Tra tốt hơn
nhiều so với Moina.
4. KẾT LUẬN
Mức độ dưỡng chất gây ô nhiễm trong nước thải cá Tra cao so với tiêu chuẩn TCVN
5945: 1995 (COD vượt qua giới hạn ở cột A, TSS vượt qua giới hạn ở cột B). Điều này đáng báo
động về môi trường ở những nơi trọng điểm vùng nuôi khi diện tích nuôi ngày càng tăng.
Moina và rau Dừa đều có khả năng sinh trưởng trong môi trường nước thải cá Tra, có thể áp tận
dụng điều này để cải thiện thu nhập cho người dân qua việc nuôi Moina và trồng rau Dừa.
Khả năng xử lý nước thải của rau Dừa tốt hơn Moina. Nếu rau Dừa được trồng trong các ao xử
lý nước thải cá Tra trước khi đổ vào các sông, kênh, rạch…sẽ là một giải pháp lọc sinh học hiệu
quả để phát triển bền vững nghề nuôi đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Mai Hương và Trẩn Thanh Tùng, 2008. Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý – hóa sinh và khả
năng xử lý nước lò mổ của rau dừa nước (Jussiaea repens.L). Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số
48.
2. Trương Thị Nga, Hồ Huy Thông, Trương Hoàng Đan, Nguyễn Xuân Lộc và Nguyễn Công
Thuận, 2007. So sánh hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng rau Dừa (Jussiaea repens.L) và
rau Muống (Ipomoea aquatica forssk). Kỷ yếu khoa học, Đại học Cần Thơ.
3. Phạm Nguyễn Hồng Nguyên, 2007. Nuôi sinh khối Moina. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản,
Đại học Nông Lâm TP.HCM.
4. Trần Thị Thanh Phượng, 2008. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến nuôi sinh khối Moina.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, Đaị học Nông Lâm TP.HCM.
5. APHA, 1985. Standard methods for examination of water and wastewater. 6
th
ed. American
Public Health Association, Washington, D.C.
6. Boyd, C.E., 1985. Chemical Budgets for Channel Catfish Ponds. Transactions of the American
Fisheries Society 114: 291 – 298. Deparment of Fisheries and Allied Aquacultures Alabama
Agricultural Experiment Station, Auburn University, Alabama.
7. Boyd, C.E., 1998. Water Quality for Pond Aquaculture. Research and Development Series No.
43. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments, Alabama Agricultural
Experiment Station, Auburn University, Alabama.
COMPARISION THE EFFECTIVENESS OF WASTEWATER TREATMENT FROM
TRA CATFISH PONDS BETWEEN AQUATIC PLANT (Jussiaea repens L.) AND
ZOOPLANKTON (Moina sp.)”
Văn Đỗ Tuấn Anh, Võ Thanh Bình, Nguyễn Phúc Thưởng và Nguyễn Thị Thanh Trúc
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Email:
ABSTRACT
There are high organic matter and nutrients in wastewater of tra catfish ponds caused to the risk of pollutants being
discharged into the environment without treatment. "Comparision the effectiveness of wastewater treatment from tra

catfish ponds between aquatic plant (Jussiaea repens L.) and zooplankton (Moina sp.)” aim to find effective
solutions to biological wastewater treatment and bring economic benefits to farmers. The experiment was
completely randomized design; include seven treatments with three replications. Treatment of 1, 2, 3 were carried
out Moina density stocking 10, 20, 30 individual/L respectively; and aquatic plant density 100, 200, 300g/10L
respectively in treatment of 4, 5, 6 and a control with 20L wastewater. The results showed the both of them can grow
in wastewater. After treated 12 days, the BOD, COD, total phosphorus and total nitrogen below the level allowed in
A level (BOD <20mg/L, COD <50mg/L, total phosphorus <4 mg/L, total N <30mg/L), and TSS below the permitted
B level (TSS <100mg/L) according to TCVN 5945:1995. In the study, aquatic plant is more effective in the
wastewater treatment than Moina.

×