TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
BIỂN MANG ĐỘC TỐ Ở NHA TRANG KHÁNH HÒA
Trần Văn Dũng và Lê Thị Hồng Mơ
Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Email: ;
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động vật thân mềm (ĐVTM) là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon
và rất được ưa chuộng bởi nhiều người dân. Tuy nhiên, nhiều loài ĐVTM tiềm ẩn nguy cơ ngộ
độc do chúng có mang độc tố gây chết người [4], [31], [35]. Theo Võ Sỹ Tuấn (2006), ở vùng
biển nước ta hiện có khoảng 250 loài sinh vật mang độc tố, trong đó có khoảng 40 - 50 loài có
thể gây chết người, trong số 39 loài được xác định gần đây có 22 loài cá, 10 loài rắn biển, 1 loài
bạch tuộc, 2 loài ốc cối, 3 loài cua hạt và 1 loài sam [13]. Các chất độc trong cơ thể những sinh
vật này hầu hết là do chúng ăn phải nguồn thức ăn có chứa độc tố (các loại tảo độc, trùng roi đáy,
kim loại nặng,…) hoặc có thể do chúng tự tổng hợp nên thông qua mối quan hệ cộng sinh với
một số vi sinh vật trong cơ thể [34], [35]. Con người có thể bị nhiễm độc do ăn phải (cá độc, ốc
độc,…) hoặc vô tình hay cố ý chạm vào chúng (rắn biển,…) hoặc có thể bằng cả hai cách trên
(bạch tuộc đốm xanh, ốc cối,…) [13]. Bản chất của các loại độc tố ở ĐVTM rất đa dạng nhưng
chủ yếu thuộc nhóm chất độc thần kinh (tetrodotoxin, saxitoxin, ciguatoxin, conotoxin…) hay
hỗn hợp các peptides độc do chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh và tim mạch,… gây ra các
triệu chứng ngộ độc điển hình (liệt, co giật, hôn mê, trụy tim mạch,…) [34]. Đây đều là những
chất độc rất nguy hiểm có thể gây tử vong cao trong thời gian ngắn ở liều lượng thấp: cứ 100
gam thịt và râu bạch tuộc đốm xanh hay còn gọi là mực tuộc đốm xanh (Hapalochlaena
lunulata) có thể giết chết hai người trong khi 100 gam tuyến nước bọt của chúng có thể giết chết
tới 23 người [26]. Người bị nhiễm độc, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, thường có những biểu
hiện rối loạn thần kinh, co giật, liệt cơ, hôn mê, trụy tim mạch và cuối cùng là chết [1], [31],
[40]. Các cơ quan mang độc tố cũng rất đa dạng, chúng có thể nằm trong nội tạng, tuyến sinh
dục, cơ thịt hay da [9].
Trong những năm gần đây, ở nước ta các vụ ngộ độc liên quan đến việc khai thác và sử
dụng các loài thủy sinh vật mang độc tố thường xuyên xảy ra, chỉ riêng với cá nóc đã có khoảng
500 vụ ngộ độc và 30 ca tử vong mỗi năm [25]. Điều đáng lo ngại hiện nay là ở nhiều địa
phương, các loài thủy sản mang độc tố vẫn được khai thác và sử dụng công khai như một loại
thực phẩm thông thường ngoài chợ bất chấp sự cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ các cơ quan
chức năng [23], [17]. Điều này là do những quan niệm rất sai lầm trong nhân dân và sự thiếu
hiểu biết khoa học về các loài sinh vật mang độc tố cũng như việc nhận biết và phòng tránh
chúng. Thực tế cho thấy, các loại độc tố như tetrodotoxin hay saxitoxin đều là những chất có cấu
trúc hóa học phức tạp nên không bị phân hủy và biến tính bởi các phương pháp chế biến và bảo
quản thông thường (phơi, sấy, nấu chín, cấp đông,…) [16], [23], [13]. Điều này giải thích tại sao,
các trường hợp ngộ độc do ăn các loài hải sản mang độc tố vẫn thường xuyên diễn ra. Nghiên
cứu này là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác
và sử dụng nguồn ĐVTM mang độc tố, góp phần hạn chế những trường hợp tử vong đáng tiếc có
liên quan.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 – 2012 trên các loài ĐVTM mang độc tố tại vùng
biển Nha Trang – Khánh Hòa. Các mẫu ĐVTM mang độc tố (được tham khảo thông qua các tài
liệu và người dân) được thu tại các cảng cá và chợ đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư
dân lặn bắt quanh khu vực vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa. Trong quá trình điều tra, tiến
hành phỏng vấn trực tiếp người dân và thông qua trả lời các bản câu hỏi về tình hình khai thác,
chế biến và sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố; cách nhận biết các bộ phận và cơ quan có
chứa độc tố; phương pháp loại bỏ các loại độc tố đó. Các mẫu ĐVTM được thu, bảo quản, phân
tích và định loại thông qua các tài liệu phân loại ĐVTM thông dụng [35], [36], [30], [4]. Sau khi
định loại, các mẫu này được lưu giữ tại phòng Bảo tàng Thủy sinh vật Trường Đại học Nha
Trang phục vụ công tác xây dựng các mẫu áp phích tuyên truyền người dân nhằm hạn chế nguy
cơ ngộ độc các loài ĐVTM mang độc tố. Thông tin thu thập được xử lý theo từng nội dung riêng
dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn và dữ liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2003.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Trình độ của người tham gia khai thác và sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các ngư dân khai thác và sử dụng nguồn ĐVTM mang
độc tố được điều tra có trình độ văn hóa rất hạn chế. Đa phần có trình độ văn hóa cấp II chiếm
69,14%, trong khi số người học cấp III chỉ chiếm 14,29% thấp hơn cả số người học cấp I
(16,60%). Trình độ nhận thức hạn chế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những sai
lầm trong quá trình khai thác và sử dụng các loài hải sản nói chung [5], [10], [11] và ĐVTM
mang độc tố nói riêng, hậu quả làm gia tăng số trường hợp tử vong do ngộ độc. Đồng thời, cũng
là trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin, tài liệu tuyên truyền về phòng chống và xử lý ngộ
độc các loài sinh vật độc này.
2. Các hình thức khai thác và lưu giữ một số loài ĐVTM mang độc tố
Bảng 1. Hình thức khai thác và lưu giữ một số loài ĐVTM có mang độc tố (n = 35)
STT Khai thác và lưu giữ Số người trả lời có Tỉ lệ (%)
Hình thức khai thác
1
2
- Giã cào
- Lặn bắt
2
33
5,71
94,29
Hình thức lưu giữ Số người trả lời có Tỉ lệ (%)
1
2
3
- Ướp lạnh
- Nuôi sống
- Không ướp lạnh
8
5
20
22,86
14,29
57,14
4 - Chỉ lấy vỏ làm mỹ nghệ 2 5,71
Các hộ ngư dân thường sử dụng phương pháp lặn bắt và lưới giã cào để khai thác các loài
ĐVTM mang độc tố, trong đó lặn bắt là chủ yếu chiếm 94,29%. Hoạt động lặn bắt thường tập
trung chủ yếu tại các rạn san hô vì đây là nơi phân bố chính của các loài ĐVTM biển. Mặc dù
hình thức khai thác bằng giã cào chỉ chiếm 5,71% nhưng đây là hình thức mang tính hủy diệt
cao, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, hủy hoại môi trường của các hệ sinh thái biển (san
hô, cỏ biển,…) [12], [22]. Các loài ĐVTM thu được bằng phương pháp này chủ yếu là những
loài thuộc lớp hai mảnh vỏ và chân đầu.
Các loài ĐVTM mang độc tố sau khi khai thác được lưu giữ bằng cách giữ sống hoặc ướp
lạnh. Trong đó, lưu giữ sống là 14,29% và ướp lạnh là 22,86%. Đáng chú ý là phần lớn các loài
ĐVTM này không được lưu giữ và bảo quản lạnh sau khi khai thác chiếm đến 57,14%. Điều này
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của của chúng sau khi khai thác và quan trọng hơn là các
chất độc bên trong sẽ phân hủy và nhiễm vào các bộ phận không chứa độc tố và lan truyền khắp
cơ thể, hậu quả làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm bất chấp các phương pháp chế biến và loại
bỏ độc tính. Việc khai thác các loài sinh vật này thường diễn ra quanh năm (trừ những tháng có
mưa lớn) và tập trung chủ yếu từ tháng 1 cho đến tháng 10.
3. Các loài ĐVTM mang độc tố thường được người dân sử dụng
Bảng 2: Thành phần loài, mục đích và giá trị sử dụng của một số loài ĐVTM mang độc tố
STT
Tên tiếng
việt
Tên khoa học
Mục đích sử
dụng
Giá trị sử
dụng
(ngàn đồng)
Địa điểm thu
Quán
ăn
Cảng,
bãi
triều
Chợ
Trạm
thu
mua
1
Ốc cối hoa
đăng ten
Conus aulicus
Mỹ nghệ 20 – 30/vỏ
* * * *
Thực phẩm 20 – 30/con
2
Ốc cối hoa
mặt võng
Conus
marmoreus
Mỹ nghệ 20 – 30/vỏ
* * * *
Thực phẩm 20 – 30/con
3
Ốc cối hoa
lưới
Conus textile
Mỹ nghệ 20 – 30/vỏ
* * * *
Thực phẩm 20 – 30/con
4
Ốc cối hoa
vệt sậm
Conus striatus
Mỹ nghệ 10 – 20/vỏ
* * * *
Thực phẩm 20 – 30/con
5
Ốc cối địa
lý
Conus
geogarphus
Mỹ nghệ 15 – 20/vỏ
* * * *
Thực phẩm 15 – 20/con
6 Ốc bùn
Nassarius
papillosus
Mỹ nghệ 15 – 25/vỏ * * * *
7
Bạch tuộc
đốm xanh
Hapalochlaena
lunulata
Thực phẩm 150–160/kg *
8 Ốc hương Babylonia Mỹ nghệ 20 – 30/vỏ * * *
Thực phẩm 20 – 30/kg
Nhật Bản japonica
9
Ốc tù và
miệng đỏ
Tutufa
lissostoma
Mỹ nghệ 50/vỏ
* * * *
Thực phẩm 50/con
10
Ốc mặt
trăng
Turbo bruneus
Mỹ nghệ 10/vỏ
* * *
Thực phẩm 10/con
Trong tổng 10 loài ĐVTM mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng có 1
loài bạch tuộc đốm xanh thuộc lớp Cephalopoda và 9 loài ốc thuộc lớp Gastropoda. Trong số 9
loài ốc độc này, các đại diện thuộc họ ốc cối chiếm đến 5 loài. Đây cũng là họ ốc có nhiều loài
mang độc tố nhất, chỉ tính riêng giống Conus đã có đến 500 loài độc được biết đến trên thế giới
[40]. So với một số nghiên cứu trước đó, ốc cối vẫn là loài chiếm ưu thế trong các loài ĐVTM
mang độc tố chiếm 6/7 loài và 6/10 loài (Conus aulicus, Conus marmoreus, Conus geogarphus,
Conus textile, Conus striatus và Conus tulipa) trong các nghiên cứu của Phạm Khắc Hường
(1992) và Đào Việt Hà (2010) [4], [3]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không bắt gặp loài
Conus tulipa. Theo Cruz & White (1995) và (Kohn, 1956), 6 loài ốc cối kể trên đều là những loài
ăn cá, sống tại vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, và là những loài độc nhất trong giống
Conus. Trong khi đó, các loài ăn ĐVTM và giun thường ít độc hơn và không gây chết người
[33], [32], [38]. Hầu hết các vụ ngộ độc dẫn đến tử vong liên quan đến ốc độc đều có liên quan
đến 6 loài này, đặc biệt là loài ốc cối địa lý (Conus geogarphus) [17], [37], [18]. Cùng với bạch
tuộc đốm xanh, ốc cối địa lý nằm trong danh sách những loài sinh vật độc nhất thế giới [39],
[24]. Các loài ĐVTM mang độc tố có giá dao động từ 5.000 - 50.000 đồng/con, riêng bạch tuộc
đốm xanh có giá khá cao 150.000 – 160.000 đồng/kg.
Trong nghiên cứu này, ngoài các loài chân bụng thuộc giống ốc cối, còn có 4 loài và 1
giống phổ biến khác (Nassarius papillosus, Turbo bruneus, Tutufa lissostoma, Babylonia
japonica và Trochus). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đào Việt Hà (2010), tuy nhiên,
nghiên cứu của chúng tôi còn phát hiện thêm loài Bulla arabica và giống Natica [3]. Ngoài
nhóm ĐVTM mang độc tố gây hại cho người, còn rất nhiều loài cũng chứa độc tố gây hại cho
các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện 6 họ gây hại
(Gastropoda: Muricidae, Buccinidae, Conidae, Tonnidae, Bursidae và Bivalvia: Teredinidae).
Hầu hết chúng là những động vật ăn thịt, sự xuất hiện của các loài này có thể gây hại cho các đối
tượng nuôi bằng cách ăn các loài ĐVTM (Muricidae), tấn công bằng cách đục thủng vỏ hay tiêm
độc tố vào các loài ĐVTM nuôi rồi ăn chúng (Buccinidae, Conidae, Tonnidae, Bursidae) hay đục
phá các công trình thiết bị nuôi thủy sản và tàu thuyền bằng gỗ (Teredinidae).
Bảng 3: Tình hình sử dụng và cách nhận biết các loài ĐVTM mang độc tố (n = 35)
STT Chỉ tiêu điều tra Tổng số người
trả lời
Tỉ lệ
(%)
1
Sử dụng làm thực phẩm:
- Có
- Không
25
10
71,42
28,58
2
Phương pháp sử dụng:
- Ăn tươi
- Ăn chín
- Làm cảnh, đồ mỹ nghệ
- Làm thức ăn thủy sản
5
15
15
0
14,28
42,86
42,86
0
3
Nhận biết được bộ phận chứa độc tố:
- Có
- Không
5
30
14,29
85,71
4
Biết được bộ phận chứa độc tố qua:
- Nghe nói
- Qua kinh nghiệm
- Qua tài liệu
24
10
1
68,57
28,57
2,86
5
Phương pháp loại độc tố:
- Loại bỏ những cơ quan chứa độc tố
- Nấu chin
5
30
14,29
85,71
Đa số người dân được hỏi có sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố làm thực phẩm
(71,42%) do chúng có thịt rắn chắc và thơm ngon. Khi sử dụng làm thực phẩm, người dân
thường chế biến theo hai hình thức là ăn tươi (14,28%) và nấu chín (42,86%). Ngoài ra, những
loài ĐVTM mang độc tố còn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (42,86%) do chúng có hình dạng và
màu sắc da vỏ độc đáo và đẹp mắt và được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Tuy nhiên, hầu hết người dân được hỏi rất hạn chế về việc nhận biết các bộ phận có mang
độc tố ở các loài ĐVTM (85,71%), chỉ có 14,29% số người được hỏi có khả năng nhận biết cơ
quan có chứa độc tố. Để loại bỏ các độc tố, hầu hết người dân thường nấu chín (85,71%), số còn
lại chỉ vứt bỏ các cơ quan nghi có chứa độc tố. Việc chế biến các loại ốc này bằng các phương
pháp sấy khô hay nấu chín thông thường không thể loại bỏ được độc tố [23], [13], [16], [14] do
đó, nguy cơ ngộ độc là rất lớn khi khai thác và sử dụng các loài hải sản này. Các vụ ngộ độc dẫn
đến tử vong do các loài ĐVTM từng xảy ra khá phổ biến tại khu vực Thái Bình Dương, trong đó
có nước ta [20], [19], [15]. Thông thường, nhiều loài ốc biển ăn được tuy nhiên chúng lại trở nên
độc khi ăn phải tảo độc hoặc một số chất độc có sẵn trong môi trường. Một số loài ốc chỉ độc ở
một bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt), khi đó, ngộ độc xảy ra nếu người chế biến ốc
bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Nhưng cũng có những loài ốc hoàn toàn độc và hết
sức nguy hiểm đến tính mạng con người. Gần đây, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên
nhân của các vụ ngộ độc cho con người thông qua con đường thức ăn như ốc mặt trăng (Turbo
bruneus), ốc tù và (Tutufa spp.), ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica), ốc trám (Oliva spp.),
ốc bùn (Nassarius spp.) [20], [19], [3].
Để nhận biết được các bộ phận mang độc tố, người dân chủ yếu thông qua nghe nói từ
những người xung quanh (68,57%) và kinh nghiệm của bản thân (28,57%), trong khi đó, rất ít
người biết thông qua sách báo và tài liệu (2,86%). Sự thiếu hiểu biết về các loài ĐVTM mang
độc tố và cách loại bỏ độc tố cũng như sự thiếu thốn các tài liệu khuyến cáo từ các cơ quan chức
năng là những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng số người bị ngộ độc do sử dụng các loài
ĐVTM nói riêng cũng như các loài hải sản mang độc tố nói chung gây ra.
4. Các loại độc tố và giải pháp phòng tránh
4.1. Các loại độc tố
Dựa vào nguồn gốc sản sinh ra các loại độc tố, khả năng ảnh hưởng của các loại độc tố đến
con người và các đối tượng thủy sản nuôi, các loài ĐVTM mang độc tố được chia thành 5 nhóm:
mang độc tố tetrodotoxin có sẵn, mang độc tố tetrodotoxin do ăn tảo độc, mang độc tố
conotoxins, mang độc tố saxitoxin và mang các a xít gây hại cho các loại thủy sản khác.
Độc tố saxitoxin là chất độc thần kinh có nguồn gốc từ vi tảo (hai roi, tảo giáp hay tảo lam)
tích lũy trong các loài thân mềm như ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám và một số loài hai mảnh vỏ
và một số loài cua rạn [19]. Độc tố tetrodotoxin là chất độc thần kinh sản sinh ra do sự cộng sinh
giữa vi sinh vật lên cơ thể một số đối tượng thủy sản như cá nóc, bạch tuộc đốm xanh hay con
so. Độc tố này cũng được tìm thấy trong các loài thân mềm khác như ốc tù và, ốc hương Nhật
Bản, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc bùn, ốc ngọc. Trong khi đó, chất độc của các loài ốc cối nói
chung thuộc dạng conotoxin – có bản chất là các peptides. Có khoảng hơn 50.000 dạng chất độc
khác nhau của conotoxins tồn tại trong khoảng 500 loài ốc cối [6]. Bất cứ loài ốc cối nào cũng có
khả năng tiêm hỗn hợp nhiều loài chất độc conotoxin khác nhau [16].
Điều đáng lưu ý là saxitoxin, conotoxin và tetrodotoxin là hai độc tố thuộc hợp chất có
trọng lượng phân tử thấp, do cấu trúc hóa học khá đặc biệt nên độc tố không hề bị phân hủy, biến
tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao trong khi chế biến. Chúng tồn tại trong các sản phẩm
thức ăn đã được chế biến, xào nấu hay thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp [19], [14].
Bảng 4: Các nhóm sinh vật có chứa độc tố [6], [7], [8], [16]
STT LOẠI ĐỘC TỐ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
Độc tố gây hại cho người
1
Mang độc tố Conotoxins
(Bản thân có sẵn)
5 loài
Conus aulicus
Conus marmoreus
Conus textile
Conus striatus
Conus geogarphus
Mang độc tố Tetrodotoxin
(Bản thân có sẵn)
1 loài Hapalochlaena lunulata
2
Mang độc tố Tetrodotoxin
(Ăn phải tảo độc)
3 loài và 1
giống
Tutufa lissostoma
Nassarius papillosus
Babylonia japonia
Natica
3
Mang độc tố Saxitoxin
(Bản thân có sẵn)
1 loài và 1
giống
Turbo bruneus
Trochidae
Độc tố gây hại cho nghề NTTS
4
Mang các loại axit gây hại
cho các đối tượng thủy sản
khác
5 họ và
1 giống
Muricidae
Buccinidae
Conidae
Tonnidae
Bursidae
Teredinidae: Teredo
4.2. Triệu chứng lâm sàng
Bạch tuộc đốm xanh: Thường thì mực đốm xanh lẩn trốn, né tránh hơn là tấn công, tuy
nhiên trong trường hợp bắt buộc phải tự vệ, mực phóng ra nọc độc có chứa maculotoxin và
tetrodotoxin gây tê liệt đối phương. Thường người bị trúng độc là do vô ý giẫm phải mực và bị
mực tấn công lại. Dù là vết cắn của mực rất nhỏ, khó có thể nhận biết, nhưng nọc độc thường
ngấm rất nhanh vào máu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối loạn hoạt động của tế
bào, dẫn tới tử vong [29].
Nạn nhân bị ngộ độc có thể qua đường ăn uống và đường da (do bạch tuộc cắn). Thời kỳ
nung bệnh qua đường ăn uống có thể từ 30 phút đến 3 giờ sau khi ăn. Qua đường da, sau 1 - 5
phút có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc và có thể tử vong trong vòng 10 - 20 phút [14].
Trường hợp nhẹ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân
và bàn chân; đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi; đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt.
Trường hợp nặng, người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không
vững. Yếu cơ có thể nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả cơ hô hấp, khiến người
bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, co giật, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê. Nếu
không được cấp cứu kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ chết nhanh chóng. Như vậy ngộ độc
mực đốm xanh thường rất nặng, dễ chết, nếu không được cấp cứu sớm ngay khi có các dấu hiệu
ngộ độc đầu tiên. Việc cấp cứu người bị ngộ độc ngay tại chỗ rất quan trọng. Hiện nay vẫn chưa
có thuốc đặc trị khi bị ngộ độc do mực bạch tuộc đốm xanh.
Các loài ốc độc: Cơ chế gây độc của ốc cối được tạo ra từ cơ quan miệng có răng sừng
dạng kim và một ống xoắn gắn với một túi chứa dạng bầu có thể co bóp. Khi con vật tiếp cận con
mồi, vòi thò ra và một bộ phận hình mũi tên đâm con mồi rồi phóng chất độc vào. Đa số những
trường hợp bị ốc độc chích là do người tiếp xúc cầm nắm chúng không đúng cách, vết chích
thường là vết thương thủng sâu [18]. Nếu nhẹ, giống như vết chích của ong hay côn trùng; từ chỗ
vết thủng bắt đầu gây đau nhiều, bị sẫm màu hoặc có dấu hiệu của sự thiếu máu cục bộ, bên
ngoài xuất hiện vằn hay vết chấm lốm đốm ở xung quanh vết cắn và tê cứng và dấu hiệu này
nhanh chóng lan khắp toàn cơ thể. Người bệnh có biểu xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn
nôn, nhìn nhòe, khó chịu, rối loạn nhịp tim và hô hấp, và suy yếu trong vài giờ. Sau 2 - 3 tuần
mới thực hiện được sự tiêu độc toàn bộ và cơ thể mới phục hồi. Nếu bị nặng hơn, có thể gây nên
sự dị ứng tại vùng vết thương, nhanh chóng lan đến xung quanh miệng, sau đó khắp nơi. Những
triệu chứng lâm sàng: ngứa, khó nuốt, yếu ớt, mất tiếng, mất phản xạ, nhìn nhòe một hóa hai,
ngất, hôn mê, liệt các cơ, trụy hô hấp, trụy tim và chết [19].
4.3. Giải pháp phòng tránh
Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc trong quá trình khai thác và sử dụng các loài ĐVTM mang
độc tố cần có sự phối hợp của người dân, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng. Hạn
chế khai thác và sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố làm thực phẩm. Cần nhận biết và loại bỏ
các loài ĐVTM mang độc tố ngay từ khi kéo lưới và đánh bắt tại bến. Không vận chuyển, mua
bán và sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố hay sản phẩm được chế biến từ chúng, khi chưa
được kiểm chứng an toàn thực phẩm hoặc cho phép của cơ quan quản lý. Tuyệt đối không ăn
mực bạch tuộc đốm xanh và các loài ốc độc cũng như các dạng sản phẩm được chế biến từ chúng
dưới mọi hình thức. Không ăn các loại ốc lạ, có màu sắc, mùi vị đặc biệt được khai thác từ các
vùng nước bị ô nhiễm. Khi lặn bắt hoặc tham quan phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo vệ,
không để các loài ĐVTM này tiếp xác trực tiếp với da. Không tò mò cầm nắm, đụng chạm các
loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ. Nên nhận biết và hiểu rõ các loài này thông qua tài liệu, sách báo, các
phương tiện thông tin đại chúng.
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được thuốc giải độc tố tetrodotoxin, chính vì vậy
các biện pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ để loại bỏ phần độc tố trong ruột [29]. Khi bị ốc hay
bạch tuộc đốm xanh chích, trước tiên phải garô vết thương và giữ cố định vùng bị cắn và nhanh
chóng đến bệnh viện gần nhất để kịp thời chữa trị. Quá trình chuyển nạn nhân đi cấp cứu, phải để
nạn nhân nằm im, thường xuyên theo dõi và làm hô hấp nhân tạo [21]. Về biện pháp sơ cứu khi
bị ngộ độc: Ngay khi thấy các dấu hiệu ngộ độc đầu tiên như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay, người
bệnh vẫn còn tỉnh phải tìm mọi cách làm cho nôn ra được. Khi gây nôn chú ý để bệnh nhân nằm
nghiêng, đầu thấp để tránh sặc. Cho bệnh nhân uống than hoạt tính (25 – 30 gam pha với nước)
càng sớm càng tốt. Than hoạt tính có tác dụng hấp phụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hoá, nếu
cho người bệnh uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn sẽ có hiệu quả cao [14]. Trường hợp
người bệnh đã rối loạn ý thức, hôn mê, tụt huyết áp, co giật, loạn nhịp tim, thở yếu hoặc ngừng
thở,… phải khẩn trương thổi ngạt bằng đường miệng - miệng hay miệng - mũi. Trong mọi
trường hợp phải tìm mọi cách nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được áp
dụng các biện pháp điều trị cấp cứu tích cực, dùng các loại thuốc và biện pháp cần thiết để hồi
sức hô hấp, tuần hoàn, bảo đảm chức năng sống.
Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng (ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông
thôn) cần phối hợp với nhau trong việc tuyên truyền người dân về tính độc hại, cách nhận biết,
biện pháp phòng tránh và cấp cứu khi bị ngộ độc. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát việc
thực thi các chỉ thị về phòng chống ngộ độc do các loài thủy sinh vật mang độc tố gây ra [2].
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Có 10 loài ĐVTM mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng làm thực
phẩm, mỹ nghệ và làm cảnh. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân trong việc nhận biết và loại bỏ
độc tố của các loài ĐVTM còn rất hạn chế.
Cần tiến hành điều tra đầy đủ về thành phần loài ĐVTM mang độc tố nói riêng và các loài
hải sản mang độc tố nói chung tại vùng biển nước ta, tiến tới quy hoạch việc khai thác và sử
dụng nguồn lợi các loài này phục vụ cho y học và xuất khẩu.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các
biện pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng các loài ĐVTM mang độc tố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế, 2002. Quyết định số 354/QĐ-BYT ngày 06.02.2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng ngộ độc cá nóc.
2 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, 2011. Công văn số 601/ATTP-NĐTP, ngày 28/4/2011 về
việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên. Hà Nội.
3 Đào Việt Hà & Shigeru Sato, 2010. Độc tính của một số loài ốc biển liên quan đến các vụ ngộ độc
gần đây tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, số 10.
4 Nguyễn Khắc Hường, 1992. Cá và sinh vật độc hại ở biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội.
5 Võ Thiên Lăng, 2001. Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại
các thôn biển xã Ninh Ích – Ninh Hoà – Khánh Hoà. Báo cáo khoa học, Sở Thủy sản Khánh Hòa.
6 Trương Quốc Phú, 2006. Hình thái và Giải phẫu động vật thân mềm (Mollusca). Nhà xuất bản
Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
7 Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 1981. Động vật học không xương sống, tập 1, Nhà xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8 Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 1982. Động vật học không xương sống, tập 2, Nhà xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9 Lâm Ngọc Trâm, Đỗ Tuyết Nga, Nguyễn Phi Đính, 1999. Các hợp chất tự nhiên trong sinh vật
biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
10 Trung tâm tin học - Bộ Thủy sản, 2007. Hiện trạng và các giải pháp phát triển bền vững khai thác
hải sản ở Việt Nam. Thông tin chuyên đề số 4/2007.
11 Phạm Ngọc Tuấn, 2008. Những thách thức liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản. Thông
tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế thủy sản tháng 05/2008.
12 Võ Sĩ Tuấn, 2003. Các hệ sinh thái biển – chức năng, hiện trạng sử dụng và những tác
động. Trong: Khóa huấn luyện quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, 7 – 36. Viện Hải Dương Học
Nha Trang.
13 Võ Sĩ Tuấn, 2006. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển
Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập XV. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Tài liệu từ internet:
14 Ăn bạch tuộc có thể trúng độc. />trung-doc/, cập nhật ngày 13/10/2011.
15 Ăn ốc biển, 1 người chết, 2 người ngộ độc nặng. />Cập nhật ngày 05/04/2006.
16 Biotoxins: Part 3. cập nhật ngày
31/05/2008.
17 Cảnh giác với những loại thủy sản cực độc. />thuy-san-cuc-doc/40135209/250/, cập nhật ngày 29/04/2006.
18 Cẩn thận khi bắt ốc. cập nhật
ngày 25/04/2005.
19 Có bao nhiêu loài ốc độc? cập nhật ngày
22/11/2006.
20 Conus geographus Linnaeus, 1758.
cập nhật
ngày 11/02/2012.
21 Hai loài ốc biển độc có ở Việt Nam. />Xahoi/2006/12/174647/, cập nhật ngày 02/12/2006.
22 Khai thác hải sản bằng nghề giã cào: Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.
cập nhật ngày 10/01/2011.
23 Không thể coi thường ngộ độc cá nóc. />th7875-coi-th4327901ng-ng7897-2737897c-ca-noc.htm, cập nhật ngày 25/12/2004.
24 Mười loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới. />loai-vat-co-noc-doc-khung-khiep-nhat-the-gioi.htm, cập nhật ngày 06/01/2010.
25 Nghiên cứu sản xuất chất điều trị ngộ độc cá nóc. />san-xuat-chat-dieu-tri-ngo-doc-ca-noc/200910/63461.datviet, cập nhật ngày 15/10/2009.
26 Những hiểm họa từ… biển!. />cập nhật ngày 21/02/2006.
27 Ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên - một vấn đề cần được quan tâm.
cập nhật ngày
28/04/2011.
28 Sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển Việt Nam.
cập nhật ngày
24/09/2009.
29 Xử trí và phòng ngừa ngộ độc mực tuộc đốm xanh. />khoe/Nhung-dieu-can-biet/149953/Xu-tri-va-phong-ngua-ngo-doc-muc-tuoc-dom-xanh.html, cập
nhật ngày 11/10/2006.
Tài liệu tiếng Anh:
30 Abbott, R.T. and S. Peter Dance, 1998. Compendium of seashells: a full color guide to more than
4,200 of the world’s marine shells. Odyssey, El Cajon, California, 411 pp.
31 Botana, L.M., 2008. Seafood and freshwater toxins: Pharmacology, physiology and detection, 2
nd
ed Boca Raton, Fla: Taylor & Francis/CRC Press.
32 Cruz LJ, White J., 1995. Clinical toxicology of Conus snail stings. In: Meier J, White J, (eds)
Clinical Toxicology of Animal Venoms. CRC Press, Boca Raton FL.
33 Endean, R. and Rudkin, C., 1965. Further studies of the venoms of Conidae. Toxicon 2, 225.
34 Fusetani, N. & Kem, W., 2009. Marine toxins: an overview. Prog. Mol. Subcell. Biol, 46, 1-44.
35 Halstead, BW., 1988. Poisonous and venomous marine animals of the world, 2nd rev. ed.
Princeton, NJ, Darwin Press, 1168 pp.; 288 plates.
36 Halstead, BW., Auerbach, PS., Campbell, D., 1990. A colour atlas of dangerous marine animals.
London, Wolfe Medical Publications Ltd., 192 pp.
37 Junior, V.H., J.B.P., Neto and V.J., Cobo., 2006. Venomous mollusks: the risks of human accidents
by Conus snails (Gastropoda: Conidae) in Brazil Moluscos peçonhentos: riscos de acidentes em
humanos pelo molusco Conus (Gastrópode: Cunidae) in Brazil. Revista da Sociedade Brasileira de
Medicina Tropical 39(5):498-500.
38 Kohn, A.J., 1956. Piscivorous gastropods in the genus Conus. Proceedings of the National
Academy of Sciences USA 42:168-171.
39 Kohn, A.J., 1963. Venomous Marine Snails of the Genus Conus. In: Venomous and Poisonous
Animals and Noxious Plants of the Pacific Area (Hugh L. Keegan and W. V. Macfarlane, Eds.).
Symposium Publications Division, Pergamon Press, 83 – 86.
40 West, DJ, Andrews, EB, Bowman, D, McVean, AR and Thorndyke, MC, 1996. Toxins
41 from some poisonous and venomous marine snails, Comp. Biochem. Physiol. 113 C, pp.
42 1–10.
STATUS OF EXPLOITATION AND UTILIZATION OF SOME POISONOUS
MOLLUSK SPECIES IN NHA TRANG BAY, KHANH HOA PROVINCE
ABSTRACT
Food poisoning is one of the major concerns of society. There are hundreds of cases of food poisoning
related to exploitation and utilization of poisonous marine animals in our country every year. This investigation was
conducted between 2011 and 2012 in order to provide information about the status of exploitation and utilization of
some poisonous mollusk species in Nha Trang bay – Khanh Hoa province. Poisonous mollusk samples were
collected in fishing ports, wholesale markets, coastal areas and from fishermen exploited around Nha Trang coastal
areas and then identified by common classification materials home and abroad. A number of direct interviews and
questionnaires were also carried out to learn about the status of exploitation and utilization of poisonous mollusks.
The result showed that there were 10 poisonous mollusk species (1 species of blue-ringed octopus and 9 species of
snails in which the genus of Conus accounted for 5 species) commonly exploited and utilized by inhabitants for
food, fine arts and ornament. In general, inhabitants’ knowledge of poisonous mollusk species was still very limited.
85.71% interviewers were not able to recognize the poisonous organs as well as the reasonable ways of disposing of
the toxins. This resulted in several cases of mollusk poisoning every year. This survey also put forward a great
number of solutions in order to reduce the risk of food poisoning related to exploitation and utilization of these
kinds of species.
Keywords: exploitation, utilization, poisonous mollusks, prevention and treatment.