Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về chi nhánh công ty kinh doanh và chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.16 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
L i nói uờ đầ 2
I.S l c v c s hình th nh c a Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh ơ ượ ề ơ ơ à ủ
Ch Bi n H ng Xu t Nh p Kh u N ng t i Th nh Ph H i ế ế à ấ ậ ẩ Đà ẵ ạ à ố ả
Phòng 3
1.M t v i i m v Công Ty Kinh Doanh Ch Bi n H ng Xu t Nh p ộ à đ ể ề ế ế à ấ ậ
Kh u N ngẩ Đà ẵ 3
2.C s hình th nh c a Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Ch Bi n ơ ở à ủ ế ế
H ng Xu t Nh p Kh u N ng T i Th nh Ph H i Phòng.à ấ ậ ẩ Đà ẵ ạ à ố ả 4
II) Nhi m v c a Chi Nhánh:ệ ụ ủ 7
1. Các ho t ng kinh doanh m Chi Nhánh c n th c hi n.ạ độ à ầ ự ệ 7
1.1. Mua bán h ng nông - lâm - h i S n trong n c v xu t kh u à ả ả ướ à ấ ẩ
các m t h ng n y ra n c ngo iặ à à ướ à 7
1.2. a ng i lao ng v chuyên gia Vi t Nam i l m vi c có Đư ườ độ à ệ đ à ệ
th i h n n c ngo i:ờ ạ ở ướ à 7
1.3.Ký k t v th c hi n các h p ng kinh t ph i úng n i dung ế à ự ệ ợ đồ ế ả đ ộ
u quy n c a Giám c Công ty:ỷ ề ủ Đố 9
2. N i dung c th c hi n trong gi i h n ho t ng kinh doanh.ộ đượ ự ệ ớ ạ ạ độ 9
III) Quy n h n v ch c n ng c a Chi Nhánh.ề ạ à ứ ă ủ 10
1.Quy n h n c a Chi Nhánh.ề ạ ủ 10
2.Ch c N ng c a Chi Nhánhứ ă ủ 11
IV. B máy t ch c c a chi nhánh.ộ ổ ứ ủ 11
1. Các quy nh v t ch c b máy c a Chi Nhánhđị ề ổ ứ ộ ủ 12
2. C c u b máy t ch c c a Chi Nhánhơ ấ ộ ổ ứ ủ 14
3. i ngò cán b v nhân viên c a Chi NhánhĐộ ộ à ủ 15
V. S phát tri n c a Chi Nhánhự ể ủ 16
1. ánh giá chung v tình hình các ho t ng:Đ ề ạ độ 16
2) Tình hình doanh thu v l i nhu n c a Chi Nhánh trong 3 n m ho t à ợ ậ ủ ă ạ
ng:độ 18
3) Nh ng t n t i c a Chi Nhánh:ữ ồ ạ ủ 19
K t Lu nế ậ 21


Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là nền công nghiệp
hoá hiện đại hoá. Đất nước ta đang ngày càng đổi mới để hoà nhập cùng nền
kinh tế thề giới. Đảng và Nhà nước luôn áp dụng các cơ chế chính sách xuất
nhập khẩu đối với những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam. Thành Phố Hải
Phòng-một trong những thành phố lớn và phát triển nhất của Việt Nam. Nơi
có nhiều nhà máy xí nghiệp và trường đại học lớn. Ở đó không thể không kể
đến Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh và Chế Biến hàng Xuất Nhập Khẩu Đà
Nẵng-một công ty xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh lớn nhất Việt Nam.Với sự ra
đời chưa phải là lâu năm nhưng Chi Nhánh luôn khẳng định được vị thÕ cũng
như chỗ đứng của mình, bắt nhịp được cùng với sự tiến bộ của nền kinh tế
hiện đại.
Là sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-khoa Khoa Học quản
lý, em luôn mơ ước khi ra trường sẽ có một công việc ổn định-là một nhà
quản lý kinh tế giỏi. Cũng chính vì vậy em đã lùa chọn Chi Nhánh Công ty
Kinh doanh và chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng là nơi thực tập của
mình. Thời gian thực tập chưa dài nhưng cũng đủ để em hiểu được phần nào
về Chi Nhánh và viết bài báo cáo tổng hợp này.
Bài viết của em chia làm 5 phần:
- Phần I: Sơ lược về cơ sở hình thành của Chi Nhánh
- PhầnII: Nhiệm vụ của Chi Nhánh
- Phần III: Quyền hạn và chức năng của Chi Nhánh
- PhầnIV: Bé máy tổ chức của Chi Nhánh
- Phần V: quá trình phát triển của Chi Nhánh
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-GS.TS Đỗ Hoàng Toàn cùng các
cán bộ và nhân viên của Chi Nhánh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài
viết này.
I.Sơ lược về cơ sơ hình thành của Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng
Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng tại Thành Phố Hải Phòng.
1.Một vài điểm về Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập

Khẩu Đà Nẵng
Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng gọi tắt
là Procimex(trước đây là Công Ty Kinh Doanh Chế Biến hàng Xuất Nhập
Khẩu Quảng Nam-Đà Nẵng) là một thành viên của Hiệp Hội Chế Biến Và
Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam, Procimex đã được thành lập vào năm 1977.
Sau nhiều năm hoạt động và kinh doanh, Procimex đã và đang phát triển và
lớn mạnh. Ngày nay Procimex là một trong những nhà xuất khẩu hải sản đông
lạnh hàng đầu Việt Nam, sản phẩm của họ có mặt trên mọi thị trường lớn như
Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan… và một số
nước khác với sự tin tưởng tuyệt đối. Procimex hoạt động trong các lĩnh vực
chuyên môn sau:
Sản xuất và chế biến các sản phẩm thuỷ sản, các sản phẩm nông nghiệp,
các sản phẩm ngành chăn nuôi gia sóc, gia cầm để tiêu thụ và xuất khẩu.
Buôn bán nhập và xuất các loại máy, thiết bị phục vô các ngành công
nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp, vật liệu xây dựng và ngành sản xuất
hàng tiêu dùng.
Chế biến và đóng gói hải sản, nông sản, sản phẩm chăn nuôi theo yêu
cầu.
Hướng dẫn, đào tạo, hướng nghiệp và huấn luyện chuyên môn cho người
lao động trước khi ra nước ngoài.
Và đặc biệt, Procimex là đại diện cho các sản phẩm máy và thiết bị công
nghiệp, đánh bắt và tiêu thụ cá.
Công Ty có quy mô ngày một rộng lớn có các cơ sở và chi nhánh ở cả 3
miền với tất cả 7 chi nhánh và nhà máy:
-Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Khê;
- Nhà máy chế biến thuỷ sản Thuận Phước;
- Chi Nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm đào tạo và xuất khẩu nhân lực;
- Nhà máy chế biến thực phẩm Duy Xuyên;
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Đà Nẵng;

- Chi Nhánh tại thành phố Hải Phòng.
2.Cơ sở hình thành của Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng
Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng Tại Thành Phố Hải Phòng.
Xuất phát từ nhu cầu của một nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập
toàn cầu, xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam hướng tới hội nhập
WTO vào một năm rất gần đây trong khi hiện giê nền kinh tế nước ta còn
nhiều khó khăn nên việc mở cửa nền kinh tế là nối thoát duy nhất cho nền
kinh tế Việt Nam, hay nói cách khác để giải bài toán phát triển nền kinh tế
quốc dân thì cần phải thực hiện phát triển nền kinh tế tập trung vào các hoạt
động xuất nhập khẩu: Việc nhập khẩu kỹ thuật máy móc trang thiết bị phuc
vụ sản xuất, nhập khẩu nhiều sản phẩm để nâng cao cuộc sống sinh hoạt của
nhân dân ngày một cao; Xuất khẩu các măt hàng từ ngành công nghiệp chế
biến từ ( thuỷ sản, nông lâm sản ) giúp cho các ngành này phát triển phát huy
tiềm năng của đát nước ta, xuất khẩu lao động dư thừa trong nước ra nước
ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động tăng thêm thu nhập cho nhân
dân. Do điều này mà nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được thực
hiện khá hiệu quả, trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu của ta
tăng rất mạnh tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và
nhu cầu của nhân dân. Từ những nhu cầu trên của nền kinh tế Việt Nam hình
thành nên đòi hỏi vế sự mở rộng quy mô phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công Ty Kinh Doanh Chế Biến hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng
(trước đây là Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Quảng
Nam - Đà Nẵng). Với đòi hỏi đó và những mục đích của việc mở rộng quy
mô của Công ty thì việc chọn địa điểm là một điều cần thiết trước khi thành
lập.
Xét về vị trí địa lý Hải Phòng là một Thành Phố có vị trí trung tâm của nhiều
đầu mối giao thông xuyên quốc gia và quốc tế, có cảng rất thuận tiện cho việc
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển xuyên quốc gia, có sân bay Cát Bi
giúp vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và có điều kiện tốt để tạo
các mối quan hệ quốc tế, có hệ thống đường bộ tương đối thuận lợi trong việc

chuyên chở tới các tỉnh, thành phố trong miền bắc và trên cả nước. Xét về
tổng thể, với diện tích khá rộng, với lượng dân cư khá đông nên nhu cầu khá
rộng lớn. Về kinh tế Hải Phòng là một đỉnh trong ba đỉnh của tam giác kinh tế
vàng của miền bắc, với nền kinh tế phát triển từ rất sớm, với tiềm năng lớn
trong việc phát triển nhiều ngành công nghiệp như ngành chế biến, du
lịch, vẫn chưa khai thác hết. Từ những điều kiện trên ta thấy Thành Phố Hải
Phòng là một nơi có tiềm năng rất lớn, là một thành phố được sự quan tâm rất
lớn của các nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy mà Công ty Kinh Doanh Chế Biến
hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng chọn nơi này là nơi để Công Ty mở rộng quy
mô của Công Ty của họ với nhiệm vụ đem lại lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ tư vấn, đưa người lao động đi
làm ở nước ngoài có thời hạn.
Căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Thông qua ngày 20/4/1995; căn cứ vào quyết định
số 123/1999/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà
Nẵng về việc "đổi tên Công ty Kinh Doanh Chế Biến hàng Xuất Nhập Khẩu
Quảng Nam-Đà Nẵng thành Công ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập
Khẩu Đà Nẵng. Chi nhánh Công ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập
Khẩu Đà Nẵng tại Thành Phố Hải Phòng được manh nha từ năm 1999 đã có
quyết định thành lập vào ngày 2/5/2002 với các quy định như sau:
Chi nhánh Công ty Kinh Doanh Chế Biến hàng Xuất Nhập Khẩu Đà
Nẵng tại Thành Phố Hải Phòng hoạt động dùa trên cơ sở các quy định của
Pháp Luật Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; theo đúng chức
năng nhiệm vụ quy định, phù hợp với quy chế tổ chức tổ chức-quản lý sản
xuất kinh doanh của Công ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu
Đà Nẵng đã được cấp có thẩm quyên chuẩn y.
Với những cơ sở trên thì Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Công Ty và vì
thế nó không phải hạch toán độc lập mà phải hạch toán kinh tế phụ thuộc và
chịu sự quản lý trực tiếp của công ty.
Chi Nhánh có trụ sở làm việc tại Thành Phố Hải Phòng được trang bị cơ

sở vật chất bảo đảm cho việc hoạt động (về trụ sở, máy móc, thiết bị văn
phòng, và các điều kiện khác cho sự hoạt động của Chi Nhánh).
Về phần tên gọi:
-Tên gọi đầy đủ của chi nhánh: Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Chế
Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng tại Thành Phố Hải Phòng.
-Tên giao dịch: Đa Nang Processing Import Export Trading Company
Hai Phong City Branch.
-Tên viết tắt: Procimex_Hai Phong_City_Branch.
Về trụ sở được đặt tại số 31 tầng 2 Đông Khê_Phường Đông Khê_Quận Ngô
Quyền_ Thành Phố Hải Phòng.
Số điện thoại: 031853326
Như đã nói, Chi nhánh là một Chi Nhánh của một doanh nghiệp nhà
nước, và hoàn toàn chân ướt chân ráo bước vào hoạt động (mới có quyết định
thành lập từ năm 2002) có lẽ các hoạt động còn khiêm tốn các hoạt động còn
mang tính nhỏ lẻ vì thế có lẽ trên thương trường còn rất Ýt người biết đến Chi
Nhánh nhưng với tiền năng trên đây của chi nhánh và dưới sự chỉ đạo của
Công Ty thì em tin trong tương lai không xa, chi nhánh sẽ phát triền và có
chỗ đứng vững chắc trên thương trường đầy khốc liệt này.
II) Nhiệm vụ của Chi Nhánh:
Với cương vị là một chi nhánh của môt công ty, nhiệm vụ của chi nhánh
luôn gắn với nhiệm vụ của công ty, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sứ
mệnh của Công ty.Vì Thế Chi Nhánh có nhiệm vụ thực hiện và hoàn thành
các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh_dịch vụ của Công Ty giao phó. Cụ
thể là tổ chức khai thác và thực hiện các hoạt động theo đúng ngành nghề
kinh doanh, bao gồm:
1. Các hoạt động kinh doanh mà Chi Nhánh cần thực hiện.
1.1. Mua bán hàng nông - lâm - hải Sản trong nước và xuất khẩu các mặt
hàng này ra nước ngoài
Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản là một tiềm năng lớn
của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng với lợi thế giáp biển,

diện tích rộng. Tuy nhiên, tiềm năng Êy vẫn chưa được khai thác, đặc biệt là
ở Hải Phòng, ngành công nghiệp này còn yếu ớt, các cơ sở chế biến còn phát
triển một cách què quặt chưa xứng với tiềm năng của nó ở Thành Phố này,
chính vì vậy Công ty đã quyết định thành lập một chi nhánh ở Thành Phố Hải
Phòng với nhiềm vụ là mua bán hàng nông – lâm- hải sản. Với nhiệm vụ này,
Chi Nhánh sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng về
mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản. Nhiêm vụ này có ý
nghĩa to lớn không chỉ với việc tăng lơi nhuận cho Công Ty nói riêng mà nó
còn đóng góp phần lợi Ých không nhỏ cho đất nước: thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá-hiện đại hoá, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo mối quan hệ tốt
đẹp giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, là một hoạt động rất tích cực
cho việc quảng bá sản phẩm nông, lâm, thuỷ, hải sản của nước ta với các
nước khác trên thế giới.
1.2. Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài:
Xuất khẩu lao động và chuyên gia luôn là một hoạt động kinh tế xã hội
góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng
cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước và tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước khác trên thế
giới. Trong những năm 80, thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các
nước XHCN và một số nước trung Đông, Châu Mĩ, chúng ta dã giải quyết
việc làm ngoài nước cho hàng chục vạn người lao động và chuyên gia đi làm
việc tại nước ngoài. Từ năm 1991 đến nay việc xuất khẩu lao động cũng được
chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế mới, đã đưa được hàng vạn lao động và
chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, góp phần nâng cao tay nghề, ngoại ngữ
cho người lao động, nâng cao đời sống các gia đình có người đi lao động xuất
khẩu và đóng góp cho ngân sách. KÕt quả xuất khẩu lao động và chuyên gia
trong các mục tiêu và biện pháp giải quyết việc làm nên các ngành các cấp từ
trung ương đến địa phương còn thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư
mở rộng thị trường đào tạo nguồn lao đồng xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương,

chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Sự nỗ
lực tạo thêm việc làm trong nước và nước ngoài mới chỉ giải quyết được một
phần số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm. tỷ lệ lao động không có
việc làm ở đô thị còn khá cao. Hệ số sử dụng lao động ở nông thôn còn thấp.
Hàng năm có hơn một triệu người đến tuổi lao động. Đứng trước tình hình đó
cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao
động và chuyên gia còn có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài .Vì vậy để
thực hiện cã hiệu quả chủ trương đÈy mạnh xuất khẩu lao động theo tinh thần
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 bộ chính trị yêu cầu các tỉnh
uỷ, thành uỷ, các ban,đường đoàn ban cán sự đảng và đảng uỷ trực thuộc T Ư
lãnh đạo quán triệt va tổ chức thực hiện. Và như vậy, Công Ty Kinh Doanh
Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng đã lấy Xuất Khẩu lao động và
chuyên gia là một nhiệm vụ của chi nhánh ở HP.
1.3.Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế phải đúng nội dung uỷ quyền
của Giám Đốc Công ty:
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và đặc biệt là hoạt động
đưa lao động và chuyên gia ra làm việc có thời hạn ở nước ngoài là những
hoạt động kinh tế tương đối phức tạp bởi nó liên quan đến quan hệ giữa các
quốc gia và đặc biệt đối với vịêc đưa người lao động và chuyên gia đi làm ở
nước ngoài thì nó còn liên quan trực tiếp đến con người nên nó khá phức tạp
đòi hỏi sư minh bạch rõ ràng. Vì thế rất cần phải thực hiện việc ký kết hợp
đồng kinh tế về những hoạt động trên để có tranh chấp gì thì còn lấy đó ra làm
cơ sở để giải quyết. Điều này đòi hái khi cần ký kết một hợp đồng kinh tế cho
một hoạt động nào đó của Chi Nhánh thì Chi Nhánh phải tìm hiểu một các chi
tiết để đưa ra các điều khoản của hợp đồng sao cho phụ hợp.
2. Nội dung được thực hiện trong giới hạn hoạt động kinh doanh.
Còng do là chi nhánh của Công Ty nên tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt
đồng sản xuất kinh doanh - dịch vụ phải báo cáo đầy đủ về Công Ty vào
ngày 5 hàng tháng cả về các hoạt động lẫn các con số lời lãi. Trong quá trình
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh- dịch vụ và tổ chức nhân

sự của Chi Nhánh nếu có phát sinh đột suất hoặc có bổ sung thì Giám Đốc
Chi Nhánh phải báo cáo ngay cho Giám Đốc Công Ty duyệt cho phếp thực
hiện mới có giá trị thực hiện.
Hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh chỉ được thực hiện những nội
dung sau đây:
-Chi nhánh chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề
quy định tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cụ thể đã nói ở
trên. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được tốt đẹp
thì Chi Nhánh còn được phép thực hiện soạn thảo phương án kinh doanh,
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các đối tác có nhu cầu sử dụng lao đồng, trực
tiếp đàm phán thoả thuận nội dung và điều kiện thực hiện dịch vụ đào tạo và
cung ứng lao động. Hoàn tất thủ tục và hợp đồng lao động để đưa người lao
đồng và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Giám
Đốc Chi nhánh có trách nhiệm thanh lý hợp đồng với người lao động hết thời
hạn về nước và trực tiếp giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) đối với
người lao đồng. Phải đảm bảo Ýt tranh chấp xảy ra.
-Chi nhánh được ký kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và trực tiếp
thực hiện hợp đồng theo uỷ quyền của Giám Đốc Công Ty.
-Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh tại
Thành Phố Hải Phòng phải đảm bảo có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận,
tăng vòng quay, bảo toàn vốn và giao dịch trực tiếp với các ngân hàng sở tại
mà chi nhánh đã mở tài khoản giao dịch.
-Công ty và chi nhánh phải tôn trọng và thực hiện các quy định của cơ quan
chức năng tại Thành Phố Hải Phòng: thực hiện đúng pháp luật đã quy định,
tôn trọng cơ quan nhà nước tại Thành Phố Hải Phòng. Không làm ảnh hưởng
tới những lợi Ých chung của nhân dân, không làm ảnh hưởng đến môi trường,
đảm bảo sự phát triển lành mạnh.
III) Quyền hạn và chức năng của Chi Nhánh.
1.Quyền hạn của Chi Nhánh.
Việc tuyển dụng, phân công cán bộ-công nhân viên của Chi Nhánh phải

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giám đốc Công Ty ký hợp đồng lao
động. Do là một chi nhánh với quy mô và hoạt động không rộng nên bộ máy
Chi nhánh không quá 5 người kể cả ban giám đốc Chi nhánh. Việc bổ nhiệm
các chức danh của chi nhánh do giám đốc của Công ty quyết định. Như thế,
Chi Nhánh chỉ được phép tuyển các nhân viên của Chi Nhánh theo đúng thủ
tục và tiêu chuẩn mà Công Ty đề ra và phân công công việc cho họ.
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh được duyệt và các hợp đồng
kinh tế đã được ký kết. nghiên cứu nhu cầu thị trường và kỹ năng kinh doanh
của chi nhánh để xây dựng kế hoạch kinh doanh, áp dụng tiến độ khoa học kỹ
thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chi nhánh có trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ vững an toàn chính trị,
trật tự an toàn xã hội trong phạm vi hoạt động theo quy đinh của pháp luật.
Chi nhánh thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lao động do công ty khai thác
thực hiện sẽ được hưởng phần lợi nhuận theo tỷ lệ % do Công ty quy dịnh
của từng hoạt động cụ thể nếu hợp đồng do chi nhánh tự khai thác thì chi
nhánh phải chuyển trả các khoản chi phí và chi phí phát sinh (nếu có) của
Công ty. Việc tuyển dụng, bố trí nhân lực của chi nhánh phải đúng với bộ luật
lao động của Nhà nước Việt Nam, các văn bản dưới luật và các quy định của
Công ty.
2.Chức Năng của Chi Nhánh
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Chi Nhánh có chức năng hay cũng là
nhiệm vụ đó là tăng thêm lợi nhuận cho Công Ty, và nhiệm vụ này được quy
định ở các chức năng cụ thể sau đây:
- Thu mua các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản để bán và xuất khẩu sang các
nước khác trên thế giới.
- Tìm hiểu và ký kết các hợp đồng lao động để đưa người lao động và chuyên
gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời đào tạo họ về chuyên
môn, nghiệp vụ và tiếng để đảm bảo đủ yêu cầu đưa họ đi làm ở nước ngoài
theo đúng hợp đồng.
- Chủ động đàm phán giao dịch ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán

ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác, liên doanh với
khách hàng trong nước và nước ngoài theo đúng nội dung hoạt động của
Công Ty quy định.
- Ngoài chức năng chính là xuất nhập khẩu, Chi Nhánh còn tiến hành kinh
doanh trong nước: trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp
kinh doanh trong nước, xúc tiến các hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu.
IV. Bộ máy tổ chức của chi nhánh.
1. Các quy định về tổ chức bộ máy của Chi Nhánh
Trong quy định thành lập Chi Nhánh có ghi rõ: Bộ máy tổ chức của Chi
nhánh Công ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng tại
Thành Phố Hải Phòng bao gồm:
-Một giám đốc Chi Nhánh;
-Một Phó Giám đốc_có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc;
-Một phụ trách tài chính - kế toán Chi Nhánh.
Về quyền lời và trách nhiệm của các chức danh được quy định nh sau:
Đối với giám đốc Chi Nhánh, Giám đốc Chi Nhánh phải chịu trách
nhiệm trước giám đốc Công Ty về vốn, cơ sở vật chất, lao đông - tiền lương
và hoạt động khác của Chi Nhánh theo đúng với các văn bản của pháp luật
quy định. Trên cơ sở đó giám đốc Chi Nhánh có trách nhiệm và quyền hạn
như sau:
- Tổ chức và thực hiện tốt các kế hoạch, các nhiệm vụ mà Công Ty giao
phó;
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động theo sự uỷ quyền của giám đốc
Công ty;
-Giám Đốc Chi Nhánh có Quyền quy định việc sắp xếp cơ cấu tổ chức
bộ máy, tuyển dụng lao động của Chi Nhánh.
-Giám đốc Chi Nhánh phải chủ động xây dựng các phương án và các
quyết định hình thức kinh doanh nhằm tìm ra biện pháp hoàn thành kế hoạch
do Công Ty giao một cách tốt nhất đạt hiệu quả cao
-Giám đốc Chi Nhánh phải thường xuyên báo cáo một cách trung thực

mọi hoạt động của Chi Nhánh với giám đốc Công Ty để giám đốc Công Ty
tham gia, góp ý và xem xét quyết định.
Phó giám đốc Chi Nhánh là người giúp việc cho giám đốc Chi Nhánh và
chịu trách nhiệm về công việc do giám đốc Chi Nhánh phân công phụ trách.
Phó giám đốc Chi Nhánh chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành các hoạt động
của chi nhánh khi có văn bản uỷ quyền của giám đốc Chi Nhánh. Phải có
năng lực thực hiện các công việc và luôn luôn là cánh tay đắc lực của giám
đốc Chi Nhánh.
Phụ trách tài chính kế toán của Chi Nhánh chịu trách nhiêm trước giám
đốc Chi Nhánh về mặt tài chính kế toán của Chi Nhánh, đảm bảo các hoạt
động tài chính kế toán của Chi Nhánh được diễn ra hiệu quả nhất, chịu trách
nhiệm hạch toán thu chi của Chi Nhánh
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trên do giám đốc Công Ty ra
quyết định
Về nhân sự cần thiết của các tổ, các bộ phận công tác của chi nhánh như:
quản trị nhân lực, kế toán, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung ứng lao động và
các bộ phận tương ứng với các nghiệp vụ khác sẽ do giám đốc Chi Nhánh đề
xuất cho Giám đốc Công Ty xét duyệt. Do vậy giám đốc Chi Nhánh không
được phép tuỳ ý đề bạc nhân viên hay tuyển dụng nhân viên vào Chi Nhánh.
Những người làm việc trong Chi Nhánh đều phải qua tuyển dụng, hồ sơ tuyển
dụng của Chi Nhánh cũng phải thực hiện theo đúng quy định của Công Ty.
Tóm lại, bộ máy tổ chức của Chi Nhánh luôn phải được bố trí một cách
tinh gọn, chất lượng và phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ và có hiệu quả, phải
đảm bảo sự trong sạch lành mạnh trong bộ máy tổ chức. Và điều cũng rất
quan trọng được ghi trong quy định của Chi Nhánh về bộ máy tổ chức là Chi
Nhánh phải đảm bảo tiền lương, thu nhập ổn định cho người lao động làm
trong chi nhánh theo đúng hợp đồng đã được ký kết với người lao động.
Còn về quỹ lương để trả cho công nhân viên chức trong Chi Nhánh (có
văn bản đề xuất) được trích ra từ khoản % trên doanh thu từ hoạt động đưa
người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và % trên lợi nhuận

đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế tiền lương mà nhân viên và
công chức của Chi nhánh nhận được phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Chi Nhánh. Nếu hoạt động kinh
doanh của Chi Nhánh càng hiệu quả: ký được nhiều hợp đồng đưa người lao
động đi làm có thời hạn ở nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh mang
lại nhiều lợi nhuận thì quỹ lương càng lớn. Điều này giúp phát huy tính tích
cực và chủ động trong hoạt động kinh doanh của các thành viên hoạt động
trong Chi Nhánh. Mỗi thành viên trong Chi Nhánh sẽ phải nâng cao trách
nhiệm của mình đối với Chi Nhánh. Điều này có thể góp phần không nhỏ vào
hoạt động hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Chi
Nhánh.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi Nhánh
Về cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi Nhánh thì tương đối đơn giản: Chi
Nhánh chỉ gồm hai phòng:
a) Phòng Xuất Nhập Khẩu (hay còn gọi là phòng tổng hợp): phòng này tương
đối kiêm nhiều công việc:
Chịu trách nhiệm về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổ chức đào tào hướng dẫn, dạy tiếng cho người lao động và chuyên gia
để đưahọ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường, thực hiện công tác marketing để
tìm các đối tác. Trực tiếp thực hiện các thủ tục của quy trình đàm phán ký kết
hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế (chuẩn bị, đàm phán và soạn thảo, ký
kết hợp đồng). Giám sát chỉ đạo quá trình thực hiện các hợp đồng (xin cấp
giáy phép, chuẩn bị hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giải quyết khiếu nại, và
thanh lý hợp đồng)
b) Phòng Kế Toán: Cùng với giám đốc Chi Nhánh chịu trách nhiệm trước
Công Ty về việc bảo toàn vốn của Chi Nhánh, hoạt động tài chính của Chi
Nhánh theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Quan hệ chặt chẽ với ngân
hàng, cục thuế, cục vốn, phòng chức năng của Sở và các doanh nghiệp, xí
nghiệp bạn để giải quyết kịp thời các việc về công tác tài chính.

Ngoài công tác chủ yếu trên, phòng kế toán làm các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch tài chính trong năm
- Theo dõi lập biểu bảng báo cáo thống kê chính xác, kịp thời
- Hạch toán công tác tài chính trong sản xuất kinh doanh
- Kiểm kê, hạch toán sổ sách quyết toán tài chính quý, năm
- Giỏm sỏt, phõn chia tin lng, tin thng ca Chi Nhỏnh.
Giỏm c chi Nhỏnh
(Lờ Anh Tun)
C cu b mỏy t chc ca Chi Nhỏnh
3. i ngũ cỏn b v nhõn viờn ca Chi Nhỏnh
Hin nay, cỏn b v nhõn viờn ca Chi Nhỏnh bao gm:
1.Lờ Anh Tun vi chc danh l giỏm c Chi Nhỏnh
2.ng Quang Hng vi chc danh l Phú Giỏm c Chi Nhỏnh
3.Nguyn Th Anh Th vi chc danh trng phũng xut nhp khu
4.Nguyn Th Giang Liu vi chc danh l k toỏn trng
5.Lờ Th Lan Hng vi chc danh th qu ca Chi Nhỏnh.
V cỏc nhõn viờn ca Chi Nhỏnh bao gm: Hong Th Bớch Phng;
Ngụ Th Dung; Lờ c Cng; Nguyn Hi Quõn; Nguyn c An; Phựng
Phú giỏm c Chi
Nhỏnh
(ng Quang Hng)
Phòng Xuất
Nhập Khẩu
(Trởng Phòng:
Nguyễn Thị
Anh Th)
Phòng kế toán
(Kế toán trởng:
Nguyễn Thị
Giang Liễu)

Thị Quyên; Lê Văn Chung; Nguyễn Văn Cường; Nguyễn Ngọc Sơn; Vũ Thị
Phượng; Đặng Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Thư; Phan Hương Giang.
Và như vậy Với tư cách là một Chi Nhánh thì ta thấy đÊy là một Chi
Nhánh có quy mô nhỏ với bộ máy cán bộ-nhân viên tương đối đơn giản (chỉ
có tất cả là 18 người) có lẽ nó là phù hợp với tình hình mấy năm đầu mới đi
vào hoạt động của Chi Nhánh. Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vưc
kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ đưa lao động đi làm ở nước ngoài có
thời hạn, nên Chi Nhánh chỉ hầu như chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại
chứ không tham gia sản xuất và như thế Chi Nhánh không có phân xưởng và
không có công nhân, nếu chăng chỉ là thuê ở phân xưởng ngoài thôi. Và như
vậy thành viên của Chi Nhánh chỉ gồm có cán bộ nhân viên như trên.
V. Sự phát triển của Chi Nhánh
1. Đánh giá chung về tình hình các hoạt động:
Như ta đã biết, Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất
Nhập Khẩu Đà Nẵng là một chi nhánh mới đước thành lập được chưa đầy 4
năm. Khoảng thời gian như vậy quả thật chưa đủ thời gian để khẳng định sự
vững mạnh của một cơ sở kinh doanh. Và với quy mô khá nhỏ và vốn điều lệ
Ýt ỏi thì việc thoát ra khỏi những bỡ ngỡ của giai đoàn hình thành để bước
vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển không thể là chuyện một sớm một
chiều nhất là trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.Tuy nhiên Chi
Nhánh đã tích cực triển khai và phát huy các hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ của mình.
Chi Nhánh đã tìm kiếm và tạo nhiều mối kinh doanh với nhiều đối tác
trong nước và cả nước ngoài. Với hơn ba năm hoạt động Chi Nhánh đã ký
được nhiều hợp đồng Xuất Nhập Khẩu với rất nhiều nước trên thế giới, nhiều
nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Malayxia và nhiều nước khác trong khu vực.
Nhiều đối tác nước ngoài đã trở thành bạn hàng quen thuộc của Chi Nhánh.
Hiện nay hàng tháng Chi Nhánh thực hiện hàng trăm đơn đặt hàng từ nhiều
đối tác khác nhau. Các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản như Tôm, mực, cá thu,
cá vược của Việt Nam đã được mở rộng thị trường tiêu thụ sang nhiều nước

tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến ở Hải Phòng phát triển.
Chi Nhánh cũng đã đưa người lao động đi làm có thời hạn nhiều nước
như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malayxia,… tuy nhiên hoạt động này còn nhiều
hạn chế: việc đào tạo người lao động còn chưa đáp ứng nhu cầu của nước tiếp
nhận người lao động và chuyên gia. Do việc đảm bảo các điều kiện bảo vệ
người lao động còn chưa tốt nên nhiều hợp đồng lao động còn tồn tại nhiều
khiếu nại của người lao động, chưa xây dựng được niềm tin cho người lao
động, vì thế hoạt động đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài còn rất nhỏ bé chỉ chiếm 10-20% trong thu nhập của Chi
Nhánh, chưa phát huy được tiềm năng của nó.
2) Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Chi Nhánh trong 3 năm hoạt
động:
Năm
chỉ
tiêu
2002 2003 2004
Tuyệt đối
(đv:đồng)
%Tăng
So sánh
với năm
trước đó
Tuyệt đối
(đv: đồng)
%tăng so
sánh với
năm
trước đó
Tuyệt đối
(đv: đồng)

%tăng so
sánh với
năm
trước đó
Doanh thu
9665156536
100 10204033174 105,6 97755125321 858
Lợi nhuận sau thuế -180278157 100 -399946128 -121,85 -240202765 40
Tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí (%)
-1.8 -4.08 -245.12
Từ bảng số liệu nói trên ta có bản đồ về doanh thu và lợi nhuận của Chi
Nhánh nh sau:
Bản đồ về doanh thu của Chi Nhánh Bản đồ về lợi nhuận của Chi Nhánh
Mét Chi Nhánh mới được thành lập được hơn 3 năm thì hoạt động kinh
doanh của Chi Nhánh còn chưa thể ổn định ngay được do chưa thể thích nghi
được một cách tốt nhất với môi trường đầy biến động. Từ bảng số liệu và đồ
thị về doanh thu nói trên ta thấy mặc dù mới thành lập nhưng doanh thu của
chi nhánh liên tục tăng đặc biệt là năm 2004 doanh thu của Chi Nhánh tăng từ
10204033174 đồng lên tới 97755125321 đồng, tốc độ tăng khá nhanh tăng
gấp hơn 9 lần, so với năm đầu mới thành lập thì doanh thu đã tăng gấp hơn 10
lần. Điều này khẳng định quy mô và các hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh
được mở rộng một cách nhanh chóng.
Bất kỳ một công ty hay một nhà máy xí nghiệp nào khi bắt tay vào kinh
doanh đều luôn mong muốn mình thu đựơc mét nguồn lợi nhuận lớn cả công
ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Đà Nẵng chi nhánh Hải Phòng cũng như vậy
.Với thời gian hoạt động chưa dài ,kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế nên
công ty cũng chưa thu được nguồn lợi nhuận như mong muốn,có năm lợi
nhuận tăng cao nhưng cũng có năm lợi nhuận còn âm. Năm 2002 khi mới bắt
đầu vào hoạt động Chi Nhánh phải chịu lỗ -180278157 Việt Nam đồng, năm

2003 khi trình độ quản lý và kinh doanh chưa thích nghi được với nền kinh tế
thị trường, Chi Nhánh vấn tiếp tục thu được lợi nhuận âm. Đến năm 2004 tình
hình có vẻ khả quan hơn nhưng lợi nhuận thu được vẫn âm. Điều này cũng dễ
giải thích vì Chi Nhánh mới đi vào hoạt động nguồn thu chưa đủ để bù đắp
được các chi phí đầu vào là máy móc cũng như các trang thiết bị hiện đại. Mặt
khác các cán bộ nhân viên còn chưa vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ vì
vậy Chi Nhánh còng tốn kém khá nhiều chi phí cho hoạt động tuyển dụng và
đào tạo đội ngò nhân lực.Trình độ chuyên môn còn chưa cao nên các thành
viên trong Chi Nhánh chưa làm việc đạt hiệu quả như mong muốn điều đó
cũng phần nào giải thích cho việc lợi nhuận âm của Chi Nhánh
3) Những tồn tại của Chi Nhánh:
Mặc dù với cơ cấu bộ máy tổ chức khá đơn giản nhưng việc phân công
công việc giữa các cán bộ nhân viên còn chưa phù hợp, trình độ của cán bộ
công nhân viên còn chưa đồng đều, trong đội ngò nhân viên còn có những
người trình độ quá thấp. Điều này dẫn đến sự tiêu cực trong đội ngò cán bộ
nhân viên trong Chi Nhánh, gây lãng phí và không có hiệu quả trong hoạt
động.
Việc thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm ở nước ngoài vẫn
còn chưa tốt, còn nhiều khiếu nại nên gây mất niềm tin đối với các đối tác.
Việc tìm hiểu thị trường, công tác chuẩn bị cho việc ký kết các hợp đồng
xuất nhập khẩu còn chưa tốt, việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn khá
lúng túng, phương pháp quản lý hoạt đông xuất nhập khẩu của Chi Nhánh còn
chưa tối ưu, chưa hoàn thiện còn nhiều vấn đề bất cập rất cần giải quyết. Vì
thế kim ngạch xuất nhập khẩu chưa đạt được mức xứng đàng với tiềm năng
lớn của nó.
Do chưa có điều kiện nên Chi Nhánh còn chưa có phân xưởng sản xuất
nên với các hợp đồng cần gia công thì lại phải thuê gia công ngoài với chi phí
cao như thế khá bất tiện cho việc thực hiện hợp đồng và tăng chi phí lên, vì
thế nó làm giảm lợi nhuận của Chi Nhánh đi.
Với những tồn tại nh vậy đối với một doanh nghiệp mới được thành lập

là điều khó tránh khỏi. Em tin rằng với tiềm năng lớn lao mà Chi Nhánh có
được và với mét “người mẹ”đỡ đầu là Công Ty Kinh Doanh Chế Biến hàng
Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng thì em tin chỉ trong 1-2 năm nữa thôi Chi Nhánh
Sẽ không còn chịu lợi nhuận âm như bây giê.
Kết Luận
Bài viết đã khép lại với sự hiểu biết hơn phần nào của em về Chi Nhánh.
Víi mét địa thế đặt Chi Nhánh phù hợp, cách bố trí công việc khoa học, em tin
rằng Chi Nhánh sẽ ngày càng phát triển đáp ứng được kịp thời cùng sự đổi
mới của đất nước. Chắc trong tương lai không xa chóng ta ai cũng sẽ biết đến
Chi Nhánh Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng-
một thành viên quan trọng của nền kinh tế quốc gia về việc xuất nhập khẩu
các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ra nước ngoài . Với thời gian thực tập không
dài và khả năng phân tích còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi
thiếu sót em rất mong được sự chỉ dẫn của thầy cũng như của các cán bộ chi
nhánh để em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
và các cán bộ nhân viên Chi Nhánh đã tần tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn
thành bài viết này.

×