Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.56 KB, 86 trang )

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM
TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP
SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Sự phát triển kinh tế thị trường với xu thế toàn cầu hóa kinh tế Việt Nam đang
chuyển biến mạnh mẽ mang đến những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp
Trong môi trường thử thách và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Doanh nghiệp
cần có một lối đi riêng với những định hướng chiến lược mới nhằm mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả kinh doanh để chiếm giữ thị trường. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn cải
tiến kỹ thuật thay đổi công nghệ, ý tưởng chiêu thị cổ động độc đáo, những đề xuất và
chính sách kinh doanh linh động…thì mỗi doanh nghiệp sẽ có lối đi riêng sao cho phù
hợp.
Xã hội phát triển và đời sống người dân càng được nâng cao thì xu hướng tiêu dùng
ngày càng quan tâm sản phẩm chất lượng an toàn. Đáp ứng những tiêu chuẩn của thị
trường hiện nay,Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sài Gòn phát triển sản
phẩm sạch thương hiệu sagrifood như chú trọng đến sự phát triển bền vững lâu dài và
chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong ngành Nông Nghiệp TPHCM.
Thấy được tầm quang trọng đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiến lược phân phối
thực phẩm sạch nhãn hiệu Sagrifood tại TPHCM” nhằm tìm hiểu những khó khăn và
thuận lợi trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống phân phối để kênh phân phối
ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm
hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chiến lược phân phối của công ty, phân tích đánh giá hoạt động
kênh phân phối cũng như phân tích các chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh đồng thời phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hệ
thống phân phối.
1


1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chiến lược phân phối tại phòng kinh doanh công ty Chăn Nuôi và Chế
Biến Thực Phẩm SG
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Các sản phẩm thịt sạch và thực phẩm sạch được chế biến làm sẵn
- Thời gian thực hiện: 23/03/2008 đến ngày 26/06/2008
1.4 Cấu trúc luận văn:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài và giới hạn phạm vi nghiên
cứu để thực hiện đề tài này.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan và sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty, tình hình
hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này đề cập đến những khái niệm và lý thuyết cơ bản về chiến lược phân phối, các
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, các công cụ và các
phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô tác động đến hoạt động của Công ty, đồng thời nêu lên
các đối thủ cạnh tranh trong ngành, phân tích điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến hệ
thống phân phối.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận những kết quả đạt được và nêu một số kiến nghị đối với Công ty nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
2
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm SG
(Sagrifood)
Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập ngày

31 tháng 12 năm 1996 theo Quyết định số 6178/ UB-NC-KT của UBND thành phố HCM
– hoạt động mô hình Tổng công ty bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về
lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên
cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành nông nghiệp.
Ngày 26/01/2007 Tổng công ty chính thức hoạt động Công ty mẹ - Công ty con.
Hiện tại, Tổng công ty có 5 đơn vị trực thuộc, 6 công ty con và 14 công ty liên kết.
Công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn trực thuộc Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn được thành lập ngày 25/12/2006 theo quyết định số 162/ QĐ- UB của
chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất 5 đơn
vị hạch toán phụ thuộc: Xí nghiệp Chăn nuôi heo Đồng Hiệp, Xí nghiệp Chăn nuôi heo
Phước Long, Xí nghiệp Heo Giống Cấp 1, Xí nghiệp Thức An Chăn Nuôi An Phú và Xí
Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Nam Phong.
Tên giao dịch: Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sài Gòn
(Saigon Breeding and Processing Food Company)
Tên viết tắt: SAGRIFOOD
Trụ sở chính: 189 Điện Biên Phủ, P15, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 2106460 – 2106461
Fax: (84-8) 8035409
2.1.1 Chức năng của công ty:
Chức năng công ty CN và CBTP Sài Gòn
-Chuyên sản xuất và kinh doanh heo giống, heo hậu bị, heo thịt, thực hiện các dịch
vụ kỹ thuật ngành chăn nuôi.
3
- Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, kinh doanh các loại
nguyên liệu làm thức ăn gia súc.
- Sản xuất chế biến kinh doanh các loại thực phẩm gia súc gia cầm, thực phẩm tươi
sống. Giết mổ gia súc, gia cầm, thủy cầm.
Nhiệm vụ:
Là đơn vị tiên phong xây dựng và thiết lập hệ thống dây chuyền khép kín “khép kín
từ chăn nuôi, chế biến đến phân phối” tức là: thực phẩm an toàn được nuôi và quản lý

theo một chu trình khép kín từ con giống, thức ăn công nghiệp, kỹ thuật nuôi đến giết
mổ, chế biến, bảo quản, phân phối sản phẩm.
Công ty có những nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh đúng ngành nghề mà công ty đăng ký, đúng mục tiêu thành lập.
- Thực hiện đầy đủ các quyền, nhiệm vụ nghĩa vụ mà nhà nước đã giao.
- Phát triển hiệu quả lĩnh vực hoạt động, bảo toàn và phát triển nguồn vốn tăng
cường điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng nền tảng để công ty ngày càng phát
triển.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ công nhân viên, bảo
đảm mức lương cơ bản tối thiểu ngày càng được cải thiện. Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý của
cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ pháp luật, hạch toán và khai báo kế toán, thuế trung thực, thống kê
theo chế độ do Nhà nước quy định.
- Cải tiến công cụ, dụng cụ các thành tựu khoa học kỹ thuật để không ngừng
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Bên cạnh đó thường xuyên
kiểm tra các công cụ, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng và nước dùng trong quá trình sản xuất
chế biến và giết mổ để đảm bảo thành phẩm sản xuất vệ sinh an toàn bảo đảm sức khoẻ
người tiêu dùng.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội làm tròn
nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
Sagrifood tạo bước đột phá trong việc giải quyết tận gốc về vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm của ngành chăn nuôi và chế biến Thực Phẩm TP.
4
Việc thực hiện dự án sản xuất thịt heo an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế (Codex) và
thực phẩm sạch- an toàn (bao gồm cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến) ra thị
trường tiêu thụ, là cơ sở để ngành chăn nuôi trong nước vượt qua áp lực cạnh tranh mà
vẫn không để thua thị trường trong nước về lâu dài và xuất khẩu.
2.1.2 Vài nét về xí nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Nam Phong:
Là đơn vị có nhiệm vụ chế biến sản phẩm mang hai nhãn hiệu Nam Phong và

Sagrifood. Xí Nghiệp Nam Phong nay thuộc Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn tiếp
nhận chức năng chế biến và giết mổ gia súc.
Xí nghiệp CBTP Nam Phong là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công Ty
Nông Nghiệp Sài Gòn.
Trụ sở chính: 344 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Trước năm 1975, Xí nghiệp là một trại nuôi heo. Từ sau năm 1975 đến 1980 được
nhà nước tiếp quản và trở thành trại nuôi heo thực nghiệm, nuôi heo giống thuộc công ty
Thức Ăn gia súc do Sở Nông nghiệp TP HCM quản lý. Năm 1987 tiếp tục là trại chăn
nuôi heo nhưng cơ quan chủ quản là Công ty Chăn Nuôi heo 2; chức năng bao gồm giết
mổ heo, trâu bò, chế biến giò lụa, lạp xưởng, nem chua, da bao, jambon…
Từ tháng 3/993 đến tháng 7/1997 sát nhập trực thuộc Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo
quản lý và chuyên giết mổ heo, chế biến chỉ sản xuất jambon là chính. Đến tháng 8/1997
đến nay thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn theo Quyết Định 688 tiếp nhận chức
năng chế biến và giết mổ gia súc.
Năm 2000 được tổng công ty đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến thực phẩm theo
tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu với phần lớn trang thiết bị của Nhật và Đức.
Với quy trình khép kín kiểm soát từ hệ thống con giống- kỹ thuật chăn nuôi – thức
ăn chăn nuôi và thuốc thú y của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của Tổng Công ty đến
hệ thống giết mổ trên dây chuyền giết mổ công nghiệp được kiểm dịch chặt chẽ của cơ
quan thú y.
Bên cạnh đó, Xí Nghiệp với hệ thống sản xuất được thực hiện theo ISO 9001:2000,
HACCP và công nghệ, thiết bị của Đức, các sản phẩm chế biến xủa xí nghiệp sản xuất
đảm bảo theo quy định của bộ Y tế.
5
2.2 Hoạt động kinh doanh của Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm
Sài Gòn:
Người tiêu dùng đã biết nhãn hiệu Nam Phong của Công ty CN và CBTP Sài Gòn.
Nhãn hiệu Sagrifood đã ra đời năm 2007 vẫn còn mới đối với người tiêu dùng. Hiện nay
Công ty có những mặt hàng đa dạng vừa mang nhãn hiệu Nam Phong và Sagrifood như
sau:

+ Thực phẩm tươi sống là thịt sạch các loại: heo mảnh, heo pha lóc gồm sườn non,
sườn già, cốt lết, nạc đùi, đùi có da, xương sống, ba rọi, giò rút xương, chân giò… Thịt gà
gồm phi lê gà, ức gà nguyên miếng, gà xay, cánh gà, đùi tỏi, chân gà, gà nguyên con, gà
góc tư…Thịt bò có dăm bò, phi lê bò, thăn bò, gân bò, nạm bò rút xương, đùi sau, đùi
trước nguyên miếng…
+ Sản phẩm sơ chế gồm thịt xay, thịt viên, giò sống…
+ Thực phẩm chế biến mang thương hiệu Sagrifood gồm: thịt xay viên, thịt xiên
que, nem nướng, giò sống, chà bông, lạp xưởng, chả lụa, giò thủ, giò bì, giò lưỡi, chả
chiên, chả giò tôm thịt, chả giò tôm cua, chả giò rế đặc biệt, chả giò xốp đặc biệt, chả giò
rế tôm cua, chả giò xốp tôm cua…
+ Một số sản phẩm xúc xích gồm: xúc xích heo, bò, gà; xúc xích tỏi xắt lát, xúc xích
Đức (Frankfurter), xúc xích Tiệp (Klobasa); xúc xích nướng, xúc xích tươi, xúc xích phô
mai cocktail, jambon, pate gan và các loại xúc xích mini khác…
+Thương hiệu Nam Phong gồm các loại xúc xích tỏi, xúc xích Frankfurter, xúc xích
heo, xúc xích bò…, chả giò, chả giò rế, chả giò xốp, jambon cocktail, da bao, lạp xưởng
Mai Quế Lộ, lạp xưởng tôm, lạp xưởng bò, lạp xưởng tươi, thịt xay, thăn xông khói, giò
lụa, pate gan…
Các sản phẩm công ty đưa ra ngoài thị trường được nhiều người quan tâm và tin
tưởng bởi nó có sự khác biệt về hương vị đặc trưng, không lẫn với các sản phẩm khác
cùng chủng loại nhưng mang thương hiệu khác. Bên cạnh đó các sản phẩm công ty mang
tin tưởng cho người tiêu dùng vì không sử dụng hàn the, chất bảo quản cũng chất phụ gia
để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với quy trình khép kín kiểm soát từ hệ thống Con giống-Kỹ thuật chăn nuôivà thuốc
thú y của trại chăn nuôi gia súc gia cầm đến hệ thống giết mổ công nghiệp được kiểm
6
dịch chặt chẽ bởi cơ quan thú y. Công ty đã sản xuất bảo đảm theo quy định của Bộ y tế
và đều có công bố chất lượn. Sản phẩm công ty bao gồm thịt tươi sống và hàng chế biến
nhưng theo định hướng công ty hàng thịt tươi sống được chú trọng vì mặt hàng này hiện
nay ít đối thủ cạnh tranh, thịt tươi sống chiếm doanh số cao và là một thế mạnh của công
ty xây dựng trên quy trinh khép kín. Trong khi đó hàng chế biến lại rất nhiều đối thủ cạnh

tranh, nguồn vốn đối thủ lớn nên đầu tư trang thiết bị hiện đại.
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng tươi sống năm 2007
STT TÊN MẶT HÀNG TỶ LỆ (%)
1 Heo mảnh 50.75
2 Heo pha lóc 29.77
3 Gà 10.43
4 Bò 3.39
5 Phụ phẩm 5.16
Cộng 100.00
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ một số sản phẩm tươi sống Sagrifood năm 2007
Nguồn: Phân tích tổng hợp
Đối với mặt hàng thịt tươi sống thì mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là thịt heo
chiếm đến 80.52 %, trong đó thịt gà chiếm 10.43%, bò chiếm 3.89%. Điều này cho thấy
7
thịt heo là ngành chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng cao và đây là sản phẩm thiết yếu và
là vấn đề nóng trên thị trường thực phẩm hiện nay.
Kết quả hoạt động của công ty trong hai năm 2006-2007 được thể hiện qua một số
chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau:
Bảng 2: Tóm tắt kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2006-2007
Stt Các chỉ tiêu SXKD ĐVT TH 2006 KH 2007 TH 2007
So
sánh %
so
sánh
%
1 2 3 4 5 6 7=6/4 8=6/5
1 Giá trị sản xuất 1000đ 79.239.209 81.079.234 90.240.345 113.88 111.3
2
Khối lượng SP chủ

yếu
-Heo con giống con 40.197 42.500 35.308 88.00 83.00
- Heo hậu bị con 2.845 4.150 3.911 137.00 95.00
- Heo thịt tấn 1.842 1.776 1.917 104.00 108.00
- Đàn heo cuối kỳ con 23.952 26.862 24.714 103.18 92.00
+ Trong đó cái sinh
sản con 4.236 4.400 4.200 99.15 95.45
3 Thức ăn CN các loại
- Thức ăn gia súc tấn 14.029 14.00 17.04 121.00 122.00
4
TP chế biến + tươi
sống tấn 1.051 1.311 1.165 111.00 122.00
5 Gia công giết mổ
+ GCGM heo con 689.765 261.00 259.00 38.00 99.00
+ GCGM gà con 12.000.000 12.500.000 104.17
6
Các chỉ tiêu về tài
chính
+ Tổng danh thu 1000 đ 202.243.405 207.965.500 234.014.596 115.71 112.53
+ Nộp Ngân sách
(đã nộp) 1000 đ 5.754.834 8.071.978 8.071.978 140.00 100.00
+ Thu nhập trước
thuế 1000 đ 19.638.156 14.337.700 20.663.497 105.22 144.12
7
Lao động và tiền
lương
8
+ Lao động bình
quân Người 428 430 422 99.00 98.00
+ Thu nhập bình

quân đ/ng 2.601.070 2.850.190 3.001.990 115.00 106.00
Nguồn: Phòng kinh doanh
So với năm 2006 thì năm 2007 Công ty đạt được mức tăng trưởng và đạt mục tiêu
kế hoạch đưa ra. Các sản phẩm thịt tươi sống từ 1.051 tấn năm 2006 đạt đến năm 2007
đạt 1.311 tấn tăng 11.2 % so với kế hoạch đặt ra là 1.165 tấn. Sản lượng thịt heo tăng do
nhiều nguyên nhân do công ty có lượng đàn heo cuối kỳ tăng lên rất nhiều gần 3000 con
heo đồng thời nhu cầu sử dụng thịt heo của người dân ngày càng nhiều, mở rộng địa bàn
kinh doanh cũng là một yếu tố giúp sản lượng thịt tươi sống tăng lên từ 2006-2007.
Sản lượng tươi sống tăng lên cũng đồng thời tổng doanh thu của năm 2006 từ 202,2
tỷ tăng đến xấp xỉ 208 tỷ tăng 15.7 % năm 2007. Với mục tiêu tăng doanh thu của năm
2007 công ty đã điều chỉnh mức lương hợp lý cho các cán bộ công nhân viên và cải thiện
đời sống nâng cao mức thu nhập cho người lao động. Điều này đã đưa mức thu nhập bình
quân từ 2.601.070 đ/người/tháng lên đến 2.850.190đ/người/tháng tăng 15% so với năm
2006.
Khắc phục những khó khăn như thời tiết bất thường, dịch bệnh kéo dài trên
diện rộng và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước, đối thủ cạnh
tranh trực tiếp và các đối thủ tiềm năng…đã tác động làm giá cả lẫn thị trường biến động
nhưng Công ty đã cố gắng nổ lực, ổn định sản xuất kinh doanh nên hoạt động có lãi nộp
đủ ngân sách góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các cán bộ công nhân
viên trong công ty.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức công ty:
Hệ thống quản lý tổ chức của công ty được quản lý và điều hành bởi Giám Đốc và 3
Phó Giám Đốc hổ trợ và tham mưu với nhiệm vụ được phân công cụ thể cho từng phòng
ban bộ phận như sau:
+ Bộ phận Tổ chức- Hành Chánh.
+ Bộ phận Tài Chính-Kế Toán.
+ Phòng Kinh Doanh.
+ Bộ phận Kế hoạch- Đầu Tư.
9
+ Phòng Kỹ Thuật.

Công ty hiện có 424 người gồm nam 278 người, nữ 146 người trong đó hợp đồng
lao động chính thức 357 người, thử việc và thời vụ là 67 người.
Bảng 3: Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Của Công Ty CN và CBTP Sài Gòn
Trình độ học vấn Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Đại học và trên đại học 98 23%
Cao đẳng, trung cấp 120 28%
Lao động phổ thông 206 49%
Tổng cộng: 424 100%
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Nhiệm vụ cuả các phòng ban:
- Giám Đốc và Phó Giám Đốc:
Giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn trước tổng Giám Đốc về các hoạt động sản xuất
kinh doanh trước pháp luật.
Giám đốc luôn nắm tình hình hoạt động công ty và điều hành công ty theo đúng pháp luật
về lĩnh vực mà công ty đăng ký.
Xây dựng kế hoạch hàng năm các phương án hành động, tổ chức quản lý, quy chế quản lý
nội bộ của công ty.
Báo cáo trước Tổng Giám Đốc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc
có quyền quyết định các dự án đầu tư, mua cổ phần, quyết định hợp đồng vay hay cho thuê.
Lựa chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm Phó giám đốc. Họ ký kết trực tiếp với lao động, ấn định
mức lương, quyền khen thưởng và kỹ luật cán bộ công nhân viên để kích thích người.
- Phó Giám Đốc;
Phó Giám Đốc giúp Giám Đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của
Giám Đốc.
+ Báo cáo cho giám đốc những diễn biến thuận lợi khó khăn trong quá trình chỉ đạo và
quản lý
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm.
+ Chủ động tổ chức kinh doanh để đạt mục tiêu và nhiệm vụ đựơc giao đảm bảo hệ
thống quản lý thông suốt và hiệu quả.
- Bộ phận tổ chức hành chánh:

10
Bộ phận này có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc. Bộ phận này quản lý,
phân công hoạt động của công ty theo chức năng và nhiệm vụ được Giám đốc phân công
và đảm bảo toàn bộ các công việc hành chánh của công ty.
Công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, lao động tiền lương, công tác thanh tra, thi
đua khen thưởng kỷ luật, công tác hành chánh văn thư lưu trữ và là người quản trị hậu cần
cho văn phòng công ty.
Lập quy chế công ty, quy chế tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và
các đơn vị hợp tác phụ thuộc.
Thực hiện công tác bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật, áp dụng các chính sách đối với các
cán bộ nhân viên công ty.
Là nơi tiếp nhận các loại văn bản, công văn đến, phổ biến các chủ trương chế độ Nhà
nước. Bộ phận có chức năng soạn thảo, trả lời thư, lưu hồ sơ, tiếp nhận điện thoại, xử lý
đơn khiếu nại tố cáo của người dân và thắc mắc của cán bộ nhân viên, thực hiện công việc
mua sắm các thiết bị văn phòng cho các đơn vị có yêu cầu.
- Bộ phận Tài Chính - Kế Toán:
Bộ phận tài chính - kế toán có chức năng trong công tác quản lý và điều hành các hoạt
động tài chính kế toán của công ty và các xí nghiệp thành viên.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình và thông tin vốn, các công nợ, các khoản
thu và chi trình lên Giám đốc vào cuối kỳ hạch toán.
Tham mưu cho Ban giám đốc về khai thác sử dụng các loại vốn như: vốn bằng tiền, vốn
lưu động, vốn cố định hay các loại tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chịu trách nhiệm về lưu trữ các hồ sơ mật về tình hình sản xuất kinh doanh bảo mật
cho đơn vị mình.
Lập kế hoạch thu chi và kiểm soát tài chính, cập nhật theo dõi hàng hoá (doanh số) phát
sinh trong mỗi kỳ, thực hiện việc xử lý phân tích thông tin số liệu kế toán, theo dõi kiểm
tra phân tích tình hình thực hiện để bảo toàn vốn và các quỹ tập trung, nghiêm chỉnh chấp
hành việc trình cơ quan Thuế về các báo cáo tài chính định kỳ một cách trung thực chính
xác.
Tính toán chi phí sản xuất và quản lý phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty, giá

thành sản phẩm lãi lổ và các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước.
11
- Phòng kinh doanh:
Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám
đốc công ty trong việc quản lý điều hành các hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh
của công ty.
Công tác xúc tiến thương mại:
+ Thu thập tổng hợp và xử lý kịp thời các thông tin, giá cả thị trường, cơ hội đầu tư
kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng tình hình cung cầu đối với sản phẩm
chủ yếu của công ty.
+ Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, giới thiệu quy mô hoạt động và các sản
phẩm chủ yếu cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
+ Làm cầu nối giữa đơn vị thành viên và doanh nghiệp. Tổ chức thu thập các ý kiến để
đề xuất các cơ chế, giải pháp xúc tiến thương mại, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu của
công ty.
+ Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm thương mại để giới thiệu sản phẩm ngành
đồng thời khai thác thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa các sản phẩm của
công ty.
Công tác kinh doanh:
+ Xây dựng kế hoạch và đề xuất các biện pháp quản lý, đầu tư khai thác có hiệu quả hệ
thống tài sản và sản phẩm của công ty đồng thời kiểm tra quản lý mua vào, bán ra.
+ Hướng dẫn thẩm định các hợp đồng kinh tế, phương án kinh doanh, tổ chức theo dõi
kiểm tra hoạt động kinh doanh của các đơn vị hạch toán trực thuộc, đề xuất các biện pháp
thực hiện hổ trợ và các quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Thực hiện công tác tổng hợp tổng hợp và kế hoạch gồm xây dựng chiến lược sản xuất
kinh doanh dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm của công ty, đề xuất các phương án
kế hoạch đầu tư mở rộng.
-Phòng kế hoạch đầu tư:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm và dài hạn.
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư và

các chi phí khác.
12
- Lập kế hoạch đề xuất lên Ban Giám đốc các dự án đầu tư phát triển sản phẩm mới,
đầu tư tái sản xuất mở rộng về quy mô và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu
mẫu mã nhằm đa dạng hoá mặt hang, tiêu chuẩn sản xuất các mặt hàng mới theo
đơn đặt hàng của khách.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh
doanh. Tham khảo thị trường để xác định giá mua nguyên vật liệu, tính toán đầy đủ
để xác định chính xác giá thành sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và hướng dẫn các đơn vị xây dựng các dự án đầu tư phát
triển trên cơ sở phù hợp mục tiêu phát triển của công ty, lập báo cáo thực hiện vốn
đầu tư hằng năm cho Ban Giám đốc.
Phòng kỹ thuật: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám
đốc trong việc chỉ đạo quản lý điều hành về lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất, nghiên cứu và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Lập kế hoạc xây dựng sửa chửa phục hồi và bảo trì các thiết bị máy móc văn phòng
cũng như các phân xưởng sản xuất.
- Xây dựng hướng dẫn thực hiện theo dõi chương trình quản lý giống đối với tất cả
đối tượng sản xuất thuộc phạm vi hoạt động của công ty.
- Thực hiện nghiên cứu và phát triển ứng dụng đổi mới công nghệ phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ của công ty, thường xuyên cập nhật thong tin về khoa học kỹ thuật
cũng như các sản phẩm mới.
- Theo dõi kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng, và hệ
thống định mức kinh tế kỹ thuật.
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CN và CBTPSG.
13
GIÁM ĐỐC
Nguồn: Phòng kinh doanh
2.3 Vài nét về thị trường TP Hồ Chí Minh và Sản phẩm:
Trên thị trường ngành thực phẩm ngoài tên tuổi của các công ty đang dẫn đầu thị

trường với thâm niên hoạt động rất lâu như: Vissan, Cầu Tre, Hạ Long, Le Gourmet,
Seaspimex, SG food, Tuyền ký…còn có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện đã góp phần
làm cho thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng về số lượng chủng loại sản
phẩm, quy cách nhãn hàng, khẩu vị đến giá cả. Điều này làm cho sự cạnh tranh trên thị
trường ngày một gay gắt và khốc liệt hơn.
Cũng như các công ty khác thì công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sg đang
nhắm thị trường trọng điểm là TPHCM vì đây là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất
14
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
THƯỜNG
TRỰC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
SX-CB
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
KINH
DOANH
PHÒNG
KT-CN
XN
CHẾ
BIẾN
TP
XN HEO
GIỐNG

CẤP 1
PHÒNG
TTHỊ-
KD
XN
CHĂN
NUÔI
HEO
PHƯỚC
LONG
PHÒNG
TC HC
PHÒNG
KH-ĐT
PHÒNG
TC-KT
TTÂM
PHÂN
PHỐI
NAM
PHONG
XN
THỨC
ĂN CN
AN PHÚ
TRUNG
TÂM
GIẾT
MỔ
XN

CHĂN
NUÔI
HEO
ĐỒNG
HIỆP
NAM
PHONG
AN
NHƠN
nước, cũng là nơi tập trung dân số cao nhất nước với người nước ngoài sống và làm việc
nhiều nhất, các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung tại khu vực TP HCM, do đó thu
nhập bình quân trên đầu người khá cao. Người dân chi tiêu nhiều hơn và ngày càng ý
thức hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra khi nhịp sống đô thị ngàng càng tất bật thì người dân ngày càng có xu
hướng sử dụng thực phẩm sạch hay thực phẩm qua chế biến để tiết kiệm thời gian và
công sức cũng như khỏi lo sợ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
CHƯƠNG III
15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu:
3.1.1 Chiến lược phân phối là gì?
. Do đó, chiến lược phân phối là nói đến bản chất và chức năng của kênh Marketing;
Tổ chức và hoạt động của kênh; hoạch định và quyết định kênh phân phối; tổ chức hệ
thống bán sĩ và hệ thống bán lẻ, tổ chức lực lượng bán hàng.
- Kênh phân phối: là một tập hợp các doanh nghiệp hay cá nhân tự gánh vác hay
giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ
từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
+Theo quan điểm các nhà trung gian thì kênh phân phối là dòng chảy của việc
chuyển nhượng hàng hóa hay dịch vụ qua các cấp trung gian để đến tay người tiêu dùng.
Còn chức năng phân phối chính là hệ thống hậu cần nhằm chuyển một sản phẩm, dịch vụ

đến tay người tiêu dùng vào một thời điểm hay địa điểm nhất định.
+Theo quan điểm quản trị chiến lược thì kênh phân phối là tổ chức các quan hệ bên
ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt mục
tiêu doanh nghiệp trên thị trường.
3.1.2 Bản chất và chức năng kênh phân phối:
Phân phối là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng sản
phẩm, thời điểm, đúng kênh và luồng hàng.
Các thành viên của kênh phân phối bao gồm:
- Nhà sản xuất
- Trung gian thương mại
- Người tiêu dùng
Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất là người khởi nguồn của hệ thống phân phối, là thành viên chủ yếu và
là chủ thể của hệ thống tiêu thụ. Họ cung cấp cho thị trường các sản phẩm nhằm thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
Phần lớn nhà sản xuất tập trung vào việc sản xuất hàng hoá nên không thuận lợi để
trực tiếp phân phối hàng hoá của họ đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, họ thiếu kinh
16
nghiệm cần thiết lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả công việc phân phối hàng hoá
đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy nhà sản xuất chuyển các công việc phân phối cho
các thành viên khác của kênh.
Các trung gian:
Các trung gian là cầu nối nhà sản xuất với các trung gian khác và người tiêu dùng.
Họ có vai trò mua đi bán lại hàng hoá để kiếm lời, đảm bảo cho dòng chảy sản phẩm,
khuyến mãi, thông tin, thanh toán…giữa nhà sản xuất, các trung gian và người tiêu dùng
được thông suốt nhanh chóng và tiện lợi. Bao gồm: trung gian bán buôn và trung gian
bán lẽ.
- Trung gian bán buôn:
Bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng hoá để bán cho người bán lại
hoặc sử dụng kinh doanh như nhà bán lẻ.

+Bán buôn hàng hoá: là các Doanh nghiệp thương mại mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ
và quản lý số lượng lớn và bán lại với số lượng nhỏ cho người bán lẻ, sản xuất công
nghiệp thương mại, các tổ chức bán buôn khác.
+ Đại lý, môi giới và bán buôn hàng hoá nhận hoa hồng: cũng là các trung gian độc
lập, đảm nhiệm tất cả hoặc phần lớn công việc kinh doanh. Họ không sở hữu hàng hóa
mà họ phân phối nhưng họ có chức năng thương lượng, đàm phán về mua hàng hoá nhận
được thu nhập dưới hình thức tiền hoa hồng trên doanh số bán hoặc khoản lệ phí nhất
định.
+ Các chi nhánh và đại diện bán hàng của nhà sản xuất: Các chi nhánh này phục vụ
mục đích phân phối sản xuất của nhà sản xuất. Một số thực hiện chức năng tồn kho. Một
số chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất cũng hoạt động như nhà bán buônvà cung
cấp sản phẩm được đặt hàng từ những nhà sản xuất khác.
- Trung gian bán lẻ:
Bao gồm các Doanh nghiệp có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực
tiếp cho người tiêu dùng để họ sử dụng chứ không phải để kinh doanh. Đây là giai đoạn
cuối cùng trong phân phối.
Các hình thức bán lẻ trên thị trường
+ Theo quyền sở hữu
17
+ Theo các loại hình kinh doanh
+ Theo mức độ liên kết dọc
+ Theo phương pháp tiếp xúc khách hàng
+ Theo địa điểm
+ Theo mức độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm người tiêu dùng cá nhân và các tổ chức, doanh
nghiệp là điểm đến cuối cùng của hàng hoá.
Tập hợp người tiêu dùng cuối cùng và hành vi mua sắm của họ thay đổi kéo theo sự
thay đổi của hệ thống phân phối.
Các thành viên thực hiện các chức năng phân phối sau:

+ Thông tin: đóng vai trò quang trọng trong việc hoạch định chiến lược Marketing
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm và dịch vụ.
+ Cổ động: Là triển khai phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm
nhằm thu hút khách hàng.
+ Tiếp xúc: Là thực hiện các quan hệ tiếp xúc để xác định ai là người mua hàng ở
các giai đoạn khác nhau trong kênh để thông báo cho khách hàng biết thông tin, thiết lập
quan hệ thương mại và nhận các đơn hàng.
+ Cân đối: Là định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu
khách hàng.
+ Thương lượng: Là cố gắng để đạt được sự thoả thuận cuối cùng về giá cả và
những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu hàng
hoá hay dịch vụ.
+ Phân phối: Thông qua các hoạt động vận chuyển bảo quản lưu kho hàng hóa làm
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều hoà cung cầu giữa các khu vực thị trường và giữa
các thời điểm tiêu dùng khác nhau.
+ Tài trợ: Là huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán
hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối.
+ Chia sẽ rủi ro: Là chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc điều hành hoạt động
của kênh phân phối.
18
3.1.3 Hoạch định và quản trị kênh phân phối:
Doanh nghiệp phải phân tích toàn diện về thị trường và môi trường
Marketing để xác định các tác động chủ yếu đến mục tiêu và các chiến lược kinh
doanh, mục tiêu và các chiến lược Marketing. Đây là căn cứ để lựa chọn thị trường mục
tiêu, xác định cấu trúc kênh, lựa chọn các thành viên trong kênh. Việc hoạch điinh một
kênh phân phối hiệu quả bắt đầu bằng sự định rõ cần phải vươn tới thị trường nào với
mục tiêu nào? Các mục tiêu có thể là sự phục vụ khách hàng tới đâu và trung gian hoạt
động thế nào? Do đó việc phân tích càng chính xác và đầy đủ giúp Doanh nghiệp có cơ
sở thực tiễn để tổ chức hệ thống kênh tối ưu bao gồm các căn cứ sau:
+ Đặc điểm của khách hàng: số lượng, nhu cầu, mong muốn, hành vi…

+ Đặc điểm của sản phẩm: tính dễ hỏng, tính mới lạ, trọng lượng, kích thước, mức
độ tiêu chuẩn, các dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì…
+ Đặc điểm của trung gian thương mại: khả năng sẳn sàng, chi phí phân phối, dịch
vụ khách hàng…
+ Đặc điểm về cạnh tranh: mức độ cạnh tranh, các kênh hiện đại, đối thủ cạnh tranh.
+ Đặc điểm của công ty: quy mô, thị phần, khả năng về tài chính, kinh nghiệm quản
lý, nguồn nhân lực, mức độ trung thành của khách hàng, chính sách Marketing…
+ Đặc điểm về môi trường kinh doanh: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, luật pháp,
công nghệ…
a) Xác định cấu trúc kênh phân phối:
Xác định cấu trúc kênh phân phối dựa vào các biến số như:
- Chiều dài: phản ánh số lượng các cấp độ trung gian có mặt trong hệ thống phân
phối.
- Bề rộng: phản ánh số lượng trung gian ở mỗi cấp độ phân phối trong hệ thống
phân phối.
- Các loại trung gian: Dựa vào đặc điểm thị trường và thói quen mua hàng của
khách hàng để lựa chọn.
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối
19
Kênh A Kênh B Kênh C Kênh D
Nguồn: Quản trị Marketing.
+ Kênh A:
Là kênh trực tiếp vì nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Do
không có trung gian trong kênh trực tiếp nên nhà sản xuất phải thực hiện tất cả các chức
năng của kênh. Kênh này thích hợp những hàng hoá có giá trị lớn, dể hư hỏng, cồng kềnh
và kỹ thuật phức tạp.
+ Kênh B:
Thường gọi là kênh 1 cấp nhà sản xuất qua người bán lẻ để tới tay người tiêu dùng.
Kênh này được hình thành khi người bán lẻ có quy mô lớn có thể mang khối lượng hàng
hoá từ nhà sản xuất.

+ Kênh C:
Thường gọi là kênh 2 cấp, trong kênh có thê người bán buôn. Kênh này sử dụng phổ
biến cho hàng hoá có giá trị thấp mà người tiêu dùng mua thường xuyên như bánh kẹo,
thuốc lá, báo, tạp chí, cà phê…
+ Kênh D:
Đây là kênh dài nhất còn gọi là kênh 3 cấp được nhà sản xuất và nhà bán lẻ nhỏ sử
dụng. Ở đây được sử dụng để tập hợp hàng hoá và phối hợp cung cấp sản phẩm với khối
lượng lớn.
b) Tuyển chọn các thành viên của kênh:
20
Nhà sản xuất
Nhà buôn sĩ
Nhà môi giới
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Người bán lẻ
Nhà buôn sĩ
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Chọn đối tác phân phối là một khâu vô cùng quang trọng trong việc tổ chức mạng
lưới phân phối. Nhiều Doanh nghiệp chọn nhà phân phối dựa trên yếu tố đầy cảm tính
như người thân, bạn bè hoặc chọn một đối tác đang phân phối tốt một sản phẩm.
- Nhà phân phối có lòng nhiệt thành cao nhưng không đủ khả năng về tài chính,
việc phát triển mạng lưới sẽ gặp hạn chế, sẽ không phát huy được toàn bộ năng lực của
mình và tiềm năng của thị trường mà sẽ phải chấp nhận thị phần hạn chế tuỳ vào khả

năng nhà phân phối.
- Nhà phân phối làm tốt sản phẩm khác có thể không làm tốt sản phẩm của doanh
nghiệp. Nguyên nhân là vì không cùng thị trường, không cùng ngành hàng nên những lợi
thế mà nhà phân phối đó đang có không có ích gì đối với sản phẩm của doanh nghiệp,
mọi thứ bắt đầu bằng con số 0.
- Nhà phân phối không có uy tín tốt trên thị trường. Khi Doanh nghiệp dựa vào
nhà phân phối ấy để tung sản phẩm mới ra thị trường thì khách hàng sẽ ủng hộ không
cao, họ nghĩ “ lần này chắc cũng sẽ như lần trước” điều này ảnh hường việc kinh doanh
của Doanh nghiệp.
c) Kích thích thành viên của kênh:
- Tìm ra nhu cầu và trở ngại của các thành viên trong kênh:
Người quản trị kênh cần phải tìm hiểu các thành viên kênh đang cần gì từ các mối
quan hệ trong kênh. Nếu không có động cơ thúc đẩy người trung gian thương mại sẽ
không duy trì các báo cáo về doanh số bán cho từng mặt hàng, thậm chí họ còn giữ bí
mật mọt các có mục đích mà những thông tin này rất cần thiết để người sản xuất phát
triển sản phẩm, định giá, cải tiến bao bì sản phẩm hay xây dựng chương trình cổ động.
- Giúp đỡ các thành viên trong kênh:
Hợp tác kích thích bằng mức lời cao, những thoả thuận đặc biệt, tiền thưởng, bớt giá
trong hợp tác quảng cáo, trợ cấp trưng bày hàng và tổ chức bán hàng.
- Cộng tác làm ăn lâu dài với nhà phân phối vì lợi ích chung của nhau
- Lập kế hoạch phân phối một cách tiến bộ nhất giữa các trung gian. Đó là việc
xây dựng một hệ thống Marketing dọc được quản trị theo đúng chức năng và kết hợp
được nhu cầu nhà sản xuất và phân phối.
d) Đánh giá các thành viên trong kênh:
21
Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh theo
các tiêu chuẩn như mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao
hàng, cách xử lý hàng thất thoát hoặc hư hỏng, mức độ hợp tác trong các chương trình
quảng cáo, huấn luyện của Doanh nghiệp và những dịch vụ họ phải làm cho khách.
Việc định mức doanh số cho các trung gian để sau từng thời kỳ đánh giá mức độ đạt

được của từng trung gian có tác dụng khuyến khích hoạt động của họ. Các con số này
giúp doanh nghiệp thấy được hoạt động của toàn kênh và bổ sung các biện pháp
Marketing kịp thời trong phân phối.
3.1.4 Tổ chức hệ thống bán lẻ:
Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực
tiếp cho người tiêu dùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải để kinh doanh.
Bán lẻ là một ngành quang trọng
Bán lẻ theo mặt hàng kinh doanh:
- cửa hàng chuyên doanh
- cửa hàng bách hóa
- Các siêu thị và đại siêu thị
- Các cửa hàng thực phẩm tiện dụng
Bán lẻ theo giá bán:
- Cửa hàng chiết khấu
- Cửa hàng kho ( bán số lượng lớn với giá hạ)
Bán lẻ không dùng cửa hiệu:
- Bán qua catalog
- Bán qua điện thoại
- Bán lẻ tận nhà
Bán lẻ tổ chức độc quyền kênh tiêu
Nhà bán lẻ thực hiện chức năng sau:
- Hỗ trợ nhà sản xuất, người bán buôn có nhiều điểm tiếp xúc khách hàng.
- Cung cấp việc bán hàng cá nhân, quảng cáo trưng bày để bán sản phẩm.
- Phát hiện nhu cầu tiêu dùng và truyền thông tin này trở lại kênh.
22
- Phân chia số lượng hàng hoá thành nhiều lượng nhỏ phù hợp với nhu cầu người
tiêu dùng.
- Thực hiện dự trữ, tồn kho rộng để người tiêu dùng tiếp xúc tiện lợi nhất với sản
phẩm.
- Chia sẽ rủi ro với nhà sản xuất.

3.1.5 Tổ chức hệ thống bán sỉ:
Bán sỉ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hóa và dịch vụ cho người mua
và để bán lại hoặc để kinh doanh. Họ chủ yếu mua hàng từ nhà sản xuất bán cho người
bán lẻ, cho các cơ sở kỹ nghệ và cho các nhà bán sỉ khác.
Nhà bán sỉ thực hiện nhiều chức năng bao gồm việc bán hàng và quảng cáo mua
hàng và làm công việc phân phối, bốc dở hàng, chuyên chở tài trợ…
+ Nhà bán sỉ là các nhà môi giới và đại lý:
Họ thực hiện chức năng môi giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán qua đó
họ được hưởng hoa hồng từ 2-6% trên giá bán.
Đại lý có nhiều dạng: đại lý tiêu thụ, đại lý thu mua, nhà buôn.
+ Chi nhánh và văn phòng của nhà sản xuất:
Văn phòng giao dịch và chi nhánh bán hàng của nhà sản xuất được thành lập để
thực hiện công tác bán hàng, quảng cáo, kiểm tra tồn kho.
Nhà bán sỉ thực hiện các chức năng sau:
- Thực hiện tiếp xúc bán hàng.
- Mua hàng và làm công việc phân loại, bốc dở hàng với khối lượng lớn.
- Bảo quản và giữ tồn kho.
- Thực hiện đặt hàng.
- Thu thập thông tin thị trường.
- Trợ giúp khách hàng.
3.2 Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh:
Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh là môi trường bên ngoài hay còn
gọi là môi trường ngoại vi của doanh nghiệp, Môi trường bên ngoài đặc biệt chú trọng
đến các cơ hội, đe dọa trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài
bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
23
A- Môi trường vĩ mô:
Hình 4: Sơ đồ các môi trường tác động
Nguồn: tài liệu từ Internet
Môi trường kinh tế:

Trạng thái môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng nền kinh tế
nó luôn gây ra những tác động đến doanh nghiệp và các ngành
Các ảnh hưởng của nền kinh tế có thể làm thay đổi tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty.
Có 4 nhân tố quang trọng trong môi trường kinh tế:
+ Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP)
+ Lãi suất
+ Tỷ suất hối đoái
+ Tỷ lệ lạm phát
Môi trường công nghệ:
Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội. Khoa học ngày càng
phát triển liên tục nhanh chóng như hiện nay, chính vì vậy mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp
đều bị chi phối bởi tác nhân công nghệ.
Công nghệ bao gồm:
+ Các hoạt động liên quan đến sáng tạo ra các kiến thức mới.
+ Chuyển dịch công nghệ đó ra các sản phẩm và vật liệu mới.
24

×