Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến cổ truyền đến thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cốt toái bổ (rhizoma drynariae bonii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.31 MB, 49 trang )

BỘ YTÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
PHẠM THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊ BIÊN c ổ TRUYỀN
ĐẾN THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA CỐT TOÁI BỔ
( Rhizoma Drynariae bonii)
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ

9
ỹ $ ẩ Ỉ
004
)
Ĩ Ề B
Nguời hướng dần : PGS. TS. Phạm Xuai
DS. Đào Thị Hằng
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược học cổ truyền-Trường
Đại học Dược Hà Nội.
Bộ môn Dược lý -Trường Đại học Y
Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Từ 16/2 - 31/5/2004
' <23 lon
r*'ĩỉỉỉí-ì'nh- \
i í ị ị ị 5. ^ . J
Hà Nội, tháng 5 - 2004 \ lc.^33 /
-rò '7 ® c Jlt Ơ Q l
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
- PGS. TS. Phạm Xuân Sinh - trưởng bộ môn Dược học cổ truyền,
Trường Đại học Dược Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình, chỉ bảo
cho tôi những cho tôi những kiến thức quí báu trong quá trình thực nghiệm


và hoàn thành khoá luận.
- ĐS. Đào Thị Hằng, người đã trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình thực nghiệm và hoàn thành khoá luận này.
- TS. Nguyễn Trần Giáng Hương, BS. Trần Thanh Tùng - Cán bộ
giảng dạy bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm tại bộ
môn Dược lý để hoàn thành khoá luận.
- Tập thể cán bộ Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược
Hà Nội.
- Tập thể cán bộ Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
Đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực
hiện khoá luận này.
- Gia đình, bạn bè đã luôn ở bên tôi giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình học tập ở trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2004
sv. Phạm Thị Hằng

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN ĐỂ 1
Phần 1: TỔNG QUAN 2
1*1* Ý nghĩa của chế biến cổ truyền 2
1.2. Các phương pháp chế biến cổ truyền 5
1.2.1. Phương pháp hoả chế 5
1.2.2. Phương pháp thuỷ chế 6
1.2.3. Phương pháp thuỷ hoả hợp chế 6
1.3. Chế biến cốt toái bổ 7
1.3.1. Vài nét về vị thuốc cốt toái bổ 7
1.3.2. Chế biến cốt toái bổ 10

1.3.3. Công dụng và cách dùng 10
Phần 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 12
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 12
2.1.1. Đối tượng và thiết bị 12
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 13
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 16
2.2.1 Chế biến vị thuốc cốt toái bổ 16
2.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến đến thành
phần hoá học của vị thuốc cốt toái bổ 16
2.2.3. Kết quả nghiên cứu thử tác dụng sinh học 27
2.3. Bàn luận 33
2.3.1. Về nguồn nguyên liệu cốt toái bổ 33
2.3.2. Về chế biến 33
2.3.3. Về hoá học 34
2.3.4. Về tác dụng sinh học 34
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 37
3.1. Kết luận 37
3.2. Đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU Lưc
Chú giải chữ viết tắt
CTB : cốt toái bổ
CTBS : cốt toái bổ sống
CTBTR : cốt toái bổ trích rượu
MS :mẫu sống
sc : sao vàng cách cát
TR : trích rượu
TB : trung bình
TT : thể trọng
YHCT : y học cổ truyền

ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ lâu, nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc.
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền y học hiện đại, nền y
học cổ truyền ngày càng được chú trọng và phát triển. Chính sách Quốc gia về
thuốc của Việt Nam chỉ rõ:"Thuốc y học cổ truyền cần được phát huy và phát
triển nhằm khai thác kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền, kế thừa các bài thuốc
quý, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuốc y học cổ
truyền. Công tác phát triển Dược cần được kế hoạch hoá, xây dựng các vùng
nuôi trồng cây con làm thuốc chọn lọc, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây
gốc và xây dựng vườn Quốc gia về cây thuốc" [6].
Nhờ đó, nền y học cổ truyền đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, làm sáng tỏ nhiều kinh nghiệm chữa bệnh dân
gian . Theo lý luận của y học cổ truyền, các vị thuốc trước khi dùng có thể
được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp chế biến
đáp ứng một mục đích nhất định có thể làm tăng tác dụng chữa bệnh, có khi
làm giảm độc tính hay thay đổi tính vị quy kinh, tránh mùi vị khó chịu hoặc
có tác dụng bảo quản vị thuốc. Do đó, chế biến thuốc theo y học cổ truyền là
giai đoạn hết sức quan trọng. Trong khoá luận này, vị thuốc cốt toái bổ cũng
được tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu đó. Cốt toái bổ là vị thuốc được
nhân dân ta sử dụng từ lâu đời để chữa bệnh xương khớp sưng đau, sai khớp,
gãy xương, bong gân tụ máu Để góp phần chứng minh cho tác dụng chữa
bệnh nói trên, chúng tôi tiến hành "Nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến cổ
truyền tới thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cốt toái bổ loài
Drynaria bonii". Thông qua chế biến, khảo sát sự thay đổi về thành phần hoá
học và tác dụng sinh học của cốt toái bổ loài Drynaria bonii với ba mục tiêu:
- Tiến hành chế biến cổ truyền vị thuốc Cốt toái bổ loài Drynaria bonii
bằng hai phương pháp sao vàng cách cát và trích rượu.
- Nghiên cứu thành phần hoá học của vị thuốc Cốt toái bổ trước và sau
khi chế.
- Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của vị thuốc Cốt toái bổ trước và

sau khi chế.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
Chế biến thuốc cổ truyền là sử dụng các phương pháp tổng hợp để làm
biến đổi vị thuốc từ trạng thái tự nhiên ban đầu thành vị thuốc sử dụng cho
việc phòng và chữa bệnh. Hay nói cách khác chế biến để chuyển vị thuốc từ
dạng thuốc sống trở thành thuốc chín. Chế biến làm cho thuốc có sự biến đổi,
thay đổi nhất định về thành phần hoá học, công năng chủ trị.[20]
1.1. Ý nghĩa của chế biến cổ truyền.
1.1.1. Tinh chế thuốc, làm sạch tạp cơ học: [2],[3],[13],[20],[21]
- Loại bỏ những bộ phận không dùng làm thuốc như: bỏ hạt trong kim
anh tử, bỏ vỏ tang bạch bì, bỏ rễ phụ tử
- Rửa tạp cơ học: đất, sỏi
- Một số vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật được thu từ thiên nhiên, có
tính chất thăng hoa, thường tinh chế bằng phương pháp chế sương (phương
pháp nung kín) như chế lưu huỳnh, khinh phấn
1.1.2. Làm thay đổi tính, vị của vị thuốc, từ đó thay đổi tác dụng của thuốc:
- Tính, vị là đặc trưng của vị thuốc, biểu hiện xu hướng và cường độ tác
dụng. Chế biến theo các cách khác nhau có thể làm thay đổi tính, vị của chúng
dẫn đến thay đổi tác dụng. [3]
- Tăng tính ấm, giảm tính hàn bằng phương pháp hoả chế, thuỷ hoả hợp
chế hoặc dùng các phụ liệu tính ôn như gừng, sa nhân, rượu .[2],[3]
Ví dụ: Sinh địa (vị đắng, ngọt; tính mát) sau khi nấu với gừng, sa nhân,
rượu thành thục địa (vị ngọt, tính ôn). Sinh địa có tác dụng lương huyết, thục
địa có tác dụng bổ huyết.[2],[3],[20],[21]
- Giảm tính đại nhiệt hoặc đại hàn có thể chế bằng cách ngâm trong
dịch nước vo gạo, cam thảo hoặc sao đen .[3]
I
1.1.3. Giảm độc tính của thuốc:[2], [3]
Các vị thuốc có độc tính cao gây nguy hại đến tính mạng thường phải
chế biến để giảm độc tính như rán dầu hoặc ép dầu tạo các sản phẩm giảm độc

như phụ tử rán dầu, mã tiền rán dầu lạc, dầu vừng; ba đậu ép bỏ dầu.
1.1.4. Giảm tác dụng không mong muôn: [2], [3],[20],[21]
Một số vị thuốc có thành phần hoá học gây tác dụng không mong
muốn, việc chế biến có thể làm giảm tác dụng này.
Ví dụ: Hà thủ ô đỏ chứa tanin và anthraglycosid gây táo bón và đại tiện
nhiều, ngâm hà thủ ô trong nước vo gạo thì 2 chất này đều bị giảm.
Mỗi vị thuốc có nhiều tác dụng khác nhau, trong bệnh cảnh của bệnh
nhân này thì nó là tốt, nhưng trong bệnh cảnh của bệnh nhân khác thì trở
thành tác dụng bất lợi, chế biến có thể làm giảm tác dụng này.
Ví dụ: Thục địa bổ huyết, bổ âm sinh tân dịch khi dùng cho bệnh nhân
tâm tỳ hư thì sẽ gây đầy chướng bụng, rối loạn tiêu hoá. Nếu sao khô thì hạn
chế được tác dụng này.
1.1.5. Ôn định thành phần hoá học, góp phần bảo quản thuốc được tốt:
- Phương pháp sao, sấy khô ở nhiệt độ thấp khoảng 50-70°C làm giảm
độ ẩm thuốc, tránh sự phân huỷ thành phần hoạt chất, giảm hoạt động của một
số men.[2],[3],[21]
Ví dụ: Hoa hoè sao qua có tác dụng diệt men rutinase, có thể hạn chế sự
phân huỷ rutin.
1.1.6. Tăng hiệu lực trị bệnh:[2],[3],[20],[21]
- Cơ sở lý luận của phép chế biến cổ truyền là học thuyết ngũ hành. Một
trong các nội dung của học thuyết ngũ hành là sự liên hệ giữa ngũ hành với
ngũ sắc, ngũ vị. Để tăng dẫn thuốc vào các tạng phủ, đường kinh, vùng bị
3
bệnh, người xưa đã sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau nhằm tạo
cho vị thuốc có màu sắc, mùi vị tương ứng với màu sắc mùi vị của các hành
trong ngũ hành với mục đích đưa thuốc đến nơi bị bệnh.
+ Tăng tác dụng của thuốc ở tỳ, vị thì chế biến vị thuốc có màu vàng, vị
ngọt. Ví dụ: Hoài sơn sao vàng, hoàng kỳ trích mật
+ Tăng tác dụng của thuốc ở thận, bàng quang thì chế biến để vị thuốc
có màu đen, vị mặn. Ví dụ: hà thủ ô chế với nước đậu đen, đỗ trọng chế

muối
+ Tăng tác dụng của thuốc ở phế thì chế biến để vị thuốc có màu trắng,
vị cay. Ví dụ: Bán hạ, đẳng sâm chế với dịch nước gừng.
+ Tăng tác dụng của thuốc ở tâm, tiểu tràng thì chế biến để vị thuốc có
màu đỏ, vị đắng. Ví dụ: Xương bồ tẩm thần sa
+ Tăng tác dụng của thuốc ở can, đởm thì chế biến để vị thuốc có màu
xanh, vị chua. Ví dụ: Hương phụ chế với dấm
- Chế biến thuốc có thể làm tăng hiệu lực trị bệnh trên cơ sở:
+ Hiệp đồng tác dụng của vị thuốc với phụ liệu. Ví dụ: Bán hạ chế
sinh khương thì tăng tác dụng chống nôn; chế cam thảo thì tăng tác dụng chỉ
ho, long đờm.
+Thay đổi tác dụng của vị thuốc.
+ Tăng khả năng giải phóng hoạt chất khỏi vị thuốc.
1.1.7. Thay đổi vê mặt hoá học của vị thuốc do đó tác dụng sinh học của vị
thuốc sẽ thay đổi:[ 2], [20], [21]
- Dưới tác dụng của nhiệt độ và các phụ liệu thường làm cho thành phần
hoá học của vị thuốc ít nhiều bị thay đổi, do đó ảnh hưởng đến tác dụng của vị
thuốc. Ví dụ: Các dược liệu chứa tinh dầu, sau khi chế biến, hàm lượng tinh
dầu giảm rõ rệt.
4
- Sau khi chế, thành phần hoá học của một số dược liệu đã biến đổi
thành chất mới. Ví dụ: Phụ tử sống chứa aconitin, độc A, sau khi chế biến bị
thuỷ phân thành benzoylaconin, aconin có độ độc giảm rõ rệt.
1.1.8. Tạo ra tác dụng trị bệnh mới:[2],[20],[21]
- Qua chế biến, một số vị thuốc có thể thay đổi tác dụng thậm chí có thể
tạo ra tác dụng đối lập với tác dụng vốn có của nó.
Ví dụ: + Sinh địa vị đắng, ngọt; tính mát có tác dụng thanh nhiệt lương
huyết sau khi chế thành thục địa có vị ngọt, tính ôn có tác dụng bổ âm bổ
huyết.
+ Bồ hoàng sống có tác dụng hoạt huyết còn bồ hoàng thán có

tác dụng chỉ huyết.
1.1.9. Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng dược chất do
đó làm tăng hiệu lực thuô'c:[2],[20],[2ì]
- Các khoáng chất có thể chất rắn khi chế biến thường phải dùng
phương pháp vô cơ hoá, nung ở nhiệt độ cao như cửu khổng,mẫu lệ
Xuyên sơn giáp, miết giáp, quy bản dạng sống rất cứng, rắn chắc, rang
cách cát rồi tôi dấm sẽ cho thể chất nhẹ, xốp.
- Dược liệu có thể chất rắn khi ngâm, ủ sẽ trương nở giảm độ bền cơ
học.
1.1.10. Phân chia thuốc thành kích thước thích hợp thuận tiện cho việc sử
dụng:[2],[3U20U2ỉ]
Qua chế biến, dược liệu thường được phân chia thành dạng phiến mỏng
và bào chế thành dạng thuốc chín có kích thước phù hợp để sử dụng dưới dạng
thuốc thang, chè thuốc, thuốc bột, cao đơn hoàn tán.
1.2. Các phương pháp chê biến cổ truyền:[2], [3],[20],[21]
1.2.1. Phương pháp hoả chế:
Là phương pháp sử dụng sự tác động trực tiếp hay gián tiếp qua các phụ
liệu trung gian của nhiệt độ ở các mức độ khác nhau
Các phương pháp hoả chế:
■ Sao (rang)
- Sao trực tiếp: Là phương pháp lửa được truyền trực tiếp qua dụng cụ
sao.
+ Sao qua (vi sao): Nhiệt độ sao khoảng 50-80°C
+ Sao vàng (hoàng sao): Nhiệt độ sao khoảng 100-140°c
+ Sao vàng hạ thổ : Nhiệt độ sao khoảng 100-140°c
+ Sao vàng cháy cạnh : Nhiệt độ sao khoảng 140-160°c
+ Sao cháy (thán sao): Nhiệt độ sao khoảng 200-240°C
+ Sao đen (hắc sao, sao tồn tính): Nhiệt độ sao khoảng 200-
240°c
- Sao gián tiếp: Là phương pháp sao nhiệt được truyền qua phụ liệu

trung gian. Các phụ liệu thường dùng là: Gạo, cám, cát, hoạt thạch,
văn cập
■ Các phương pháp hoả chế khác: Nung, lùi, nướng, hoả phi
1.2.2. Phương pháp thuỷ chê
Là phương pháp chế biến sử dụng tác động của nước hoặc dịch phụ liệu
để đáp ứng được các mục đích khác nhau.
Các phương pháp thuỷ chế thường dùng: Ngâm, ủ, tẩm, thuỷ phi
1.2.3. Phương pháp thuỷ hoả hợp chế:
Là phương pháp chế biến phối hợp nước lửa, sử dụng sự tác động của
nước ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường.
Trích: Trích là phương pháp tẩm vào vị thuốc một hay nhiều loại dịch phụ
liệu, ủ đến khi thấm đều thì sao hoặc nướng.
6
- Phương pháp trích rượu nhằm mục đích: Cải thiện tính dược, dẫn
thuốc lên trên; tăng cường tác dụng bổ can thận; tăng cường tác
dụng hoạt huyết, thông lạc; trừ mùi hôi tanh khó chịu[13].
- Tuỳ vào mục đích điều trị mà trích với các dịch phụ liệu khác như:
trích giấm, trích mật, trích gừng, trích cam thảo, trích đậu đen, trích
muối
Ngoài ra, có một số phương pháp khác như: chưng, đồ, nấu, sắc
1.3. Chê biến cổ truyền cốt toái bổ:
1.3.1. Vài nét về vị thuốc cốt toái bổ:
1.3.1.1. Hình thái thực vật:
Ảnh 1: Loài Drynaria bonii được thu hái ở Lạng Sơn.
Tên khoa học của một số loài Cốt toái bổ ở Việt Nam: [1],[8],[14],[27]
- Drynaria bonii Chirst.
- Drynaria fortunei J.Sm.
- Drynaria quercifolia (L) J.Sm.
- Drynaria propinqua (Wall, ex Mett.) J.Sm.
Họ Ráng: Polypodiaceae

7
/
Trong số các loài trên, Drynaria bonii hiện đang được sử dụng nhiều ở
Việt Nam còn có tên là Tắc kè đá[l],[8],[9],[14],[27], Ráng đuôi phụng Bon
[8], [9],[14].
Drynaria bonii là cây sống phụ sinh trên các cây gỗ hay trên các vách
đá. Thân rễ giống củ gừng, mọc bò dài, mọng nước, có lông màu vàng nâu.
Lá có hai loại : lá hứng mùn hình trái xoan, rộng 10cm gần như ôm lấy thân,
thường khô và có màu nâu; lá thường có phiến màu xanh, dài 25- 45 cm chẻ
thuỳ sâu thành 3-7 cặp thuỳ lông chim, trục lá có cánh, cuống lá dài 10-20
cm, các ổ túi bào tử nhỏ, rải rác khắp mặt dưới lá [1], [8], [9], [14], [27].
Thân rễ tương đối thẳng, ít phân nhánh, dài 5-17 cm, rộng 0,6-1 cm,
lông dạng vảy màu vàng nâu, dễ rụng để lộ thân rễ màu vàng nâu hoặc nâu
nhạt, thể cứng, mặt gãy màu vàng [7].
Cây thường mọc trên triền đá các vùng rừng Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Trị, Đồng Nai, Lâm Đồng, An Giang. Ngoài ra, còn mọc ở Lào, miền
trung và nam Trung Quốc [1] [8],[9].
Thân rễ được thu hái quanh năm nhưng thường từ tháng 4 đến tháng 9,
cắt bỏ rễ con, cạo sạch lông, thái phiến nhỏ phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết
lông nhỏ phủ trên thân rễ [1],[27].
1.3.1.2. Thành phần ho á học:
Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học
của thân rễ cốt toái bổ. Loài Drynaria fortunei có Flavonoid là Hesperidin
[8],[18], naringin [8],[17]; tinh bột chiếm từ 25 - 34,89% [17],[18],
Theo Trần Văn Kỳ[17], loài Drynaria bonii có chứa naringin.
R = Rutinose
Hesperidin
8
OH
Naringin

R = Neohesperidose
OH
Naringenin
1.3.1.3. Tác dụng sinh học của cốt toái bổ:
Cốt toái bổ là cây thuốc dễ kiếm, rẻ tiền, được sử dụng nhiều trong
đông y và kinh nghiệm dân gian. Cho đến nay, cốt toái bổ vẫn chưa được
nghiên cứu sâu về tác dụng dược lý. Theo nghiên cứu của Trần Thanh Tùng
(2003) [24] cho thấy, dạng cao lỏng 2:1 của cốt toái bổ loài Drynaria fortunei
có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp và mạn tính.
Theo Gu Sui Bu [25], bột cao 5 :1 của cốt toái bổ loài Drynaria fortunei
còn được sử dụng như một thức ăn bổ sung.
Theo Trần Văn Kỳ [17], cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu
canxi của xương, nâng cao lượng phospho của canxi trong máu, giúp cho
chóng liền xương; thuốc có tác dụng giảm đau, an thần; đồng thời có tác dụng
phòng ngừa Lipid huyết cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch.
Trên cơ sở những tác dụng sinh học đã được nghiên cứu về cốt toái bổ,
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về thành phần hoá học và ảnh hưởng của các
phương pháp chế biến đến thành phần hoá học và tác dụng sinh học của loài
Drynaria bonii, từ đó góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa khoa học của phương pháp
9
chế biến cổ truyền, góp phần xây dựng phương pháp chế biến vị thuốc để việc
sử dụng thuốc cổ truyền hiệu quả và an toàn.
1.3.2. Chế biến cốt toái bổ:
Ở nước ta, cốt toái bổ là vị thuốc còn được dùng chủ yếu trong phạm vi
nhân dân để chữa các bệnh về xương khớp. Việc chế biến cốt toái bổ cho đến
nay chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học. Nhân dân chủ yếu thu
lấy thân rễ, loại bỏ cuống lá, lông, rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô, có thể sao
vàng để sắc uống; có khi được dùng sống để đắp các vết thương[18].
Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, do đó cốt toái bổ cũng như các vị
thuốc khác có nguồn gốc dược liệu rất dễ bị mốc gây khó khăn cho việc bảo

quản.
Các phương pháp chế biến cốt toái bổ: [20]
+ Sao vàng cách cát : Rang cát nóng già (ở nhiệt độ 220°C), cho cốt
toái bổ phiến vào, đảo đều đến khi mặt phiến bắt đầu phồng lên ngả màu
vàng hơi
sém, đổ ra sàng bỏ cát và lông còn sót lại.
+ Sao vàng'. Đem cốt toái bổ phiến sao đến khi mặt phiến hơi phồng,
có màu vàng hơi đen là được.
+ Trích rượu: Đem cốt toái bổ phiến tẩm với rượu theo tỷ lệ 1 kg tẩm
200 ml rượu 30°, ủ lgiờ cho ngấm hết rượu. Tiến hành sao đến khi mặt phiến
có màu vàng đậm là được.
1.3.3. Công dụng và cách dùng:
Theo y học cổ truyền, cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm, quy vào hai kinh
can và thận, có khả năng bổ thận, tiếp cốt, hoạt huyết tán ứ dùng chữa phong
thấp, đau lưng, thận hư, đau răng, trẻ em cam tích, đòn ngã, thần kinh suy
nhược, ứ huyết gây đau [1], [8],[9].
10
Có thể dùng thân rễ tươi giã nát gói vào lá chuối nướng cho mềm, rồi
đắp lên chỗ đau chữa đòn ngã, ứ huyết gây đau, bong gân. Ngày làm 2 -3 lần.
[1]
Một số phương thuốc có chứa cốt toái bổ:[22]
+ Bổ cốt chỉ hoàn II
An tức hương 80g Bổ cốt chỉ (sao sơ) 120g
Cốt toái bổ 40g Ngưu tất 120g
Quế tâm 60g Tân lang 80g
Các vị thuốc tán bột, để An tức hưởng riêng, trộn mật, cho An tức hương
vào sau làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước nóng pha rượu.
Tác dụng: Thắt lưng co rút, đau không ngừng.
+ Bổ cân thang :
Bạch thược

8g
Thục địa
12g
Hồng hoa
4g
Đinh hương
4g
Phục linh
12g
Nhũ hương
4g
Cốt toái bổ
12g
Trần bì
6g
Một dược
4g
Đương quy
12g
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Bong gân, khớp bị sai, trật gây đau.
11
PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm:
2.1.1. Đôi tượng và thiết b ị:
* Đôi tượng:
- Thân rễ của loài cốt toái bổ Drynaria bonii. Christ được thu hái tại
Lạng Sơn vào tháng 9.
- Cao lỏng 2:1 của loài cốt toái bổ sống và trích rượu.
- Dịch chiết saponin toàn phần của cốt toái bổ chưa chế.

* Trang thiết bị, máy móc:
- Bộ đo thể tích (plethysmometer) loại N°.7140 của hãng UGO
BASILE-Italy.
- Cân phân tích Sartorius -BP221S
- Mâm nóng (hot plate) mode-DS37 SOSCREL loại N° 7280 hãng
UGO BASILE-Italy.
- Máy phân tích độ ẩm Precisa PH 60 - Thuỵ sĩ.
-Tủ sấy Memmenrt
* Súc vật thí nghiệm:
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss cả 2 giống khoẻ mạnh, nặng từ 18-22g;
chuột cống trắng cả 2 giống khoẻ mạnh nặng từ 150-170g do Viện vệ sinh
dịch tễ cung cấp và được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống
của phòng thí nghiệm Bộ môn Dược lý-Trường Đại học Y Hà Nội
* Dung môi hoá chất:
+ Hoá chất đủ tiêu chuẩn phân tích:
- Acid acetic - Ether petrolium
- Acid formic - Ethylacetat
- Cloroform - Methanol
- Ethanol - n-Butanol
+ Dung môi hoá chất dùng để thử tác dụng dược lý:
- Acid acetic 1%J — Carrageenin 1%

- Aspegic 250mg (lysin acetyl salicylat)
- NaCl 0,9%
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm:
2.1.2.1. Chế biến vị thuốc cốt toái bổ theo hai phương pháp sao vàng cách
cát và trích rượu[20].
2.1.2.2. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học của vị thuốc cốt toái
bổ trước và sau khi chế.
+ Định tính các thành phần hoá học bằng các phản ứng theo phương

pháp chung [4],[5],[12], [23].
+ Sắc ký lớp mỏng với bản mỏng silicagel GF254(Merck) đã tráng sẵn
[12].
+ Định lượng Flavonoid toàn phần và Saponin toàn phần của cốt toái bổ
trước và sau chế bằng phương pháp cân[4],[23].
2.1.2.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học của vị thuốc cốt toái bổ trước và
sau khi chế:
Nghiên cứu tác dụng giảm đau
■ Tác dụng giảm đau trung ương
Phương pháp mâm nóng (Hot plate)
Chuột nhắt trắng được chia làm 5 lô:
- Lô l(lô chứng): uống NaCl 0,9% -2ml/0,lkg chuột.
- Lô 2: Uống aspegic (lysin acetyl salicylat 0,09g/kg) tương đương aspirin
0,05g/kg.
- Lô 3: Uống cao cốt toái bổ sống 4gCTB/kgTT
- Lô 4: Uống cao cốt toái bổ trích rượu 4gCTB/kgTT
13
- Lô 5: Uống dịch chiết saponin toàn phần của cốt toái bổ tương đương
4gCTB/kgTT
Cho chuột uống thuốc thử 3 ngày liền vào một giờ nhất định, riêng lô
uống aspirin chỉ uống vào ngày thứ 3. Đến ngày thứ 3, sau khi uống thuốc thử
60 phút, đặt chuột lên mâm làm nóng được duy trì ở 56°c. Theo dõi thời gian
chuột phản ứng với nhiệt độ, là thời gian tính từ lúc đặt chuột lên "mâm nóng"
đến khi chuột liếm chân sau. Loại bỏ những chuột phản ứng quá sớm (dưới 8
giây) hoặc quá chậm (trên 30 giây).
■ Tác dụng giảm đau tại chỗ:
Phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic[26]
Thực nghiệm được tiến hành theo phương pháp Koster, chuột nhắt trắng
được chia làm 5 lô:
- Lô l:(lô chứng) Uống NaCl 0,9% -2ml/0,lkg

- Lô 2:Uống aspegic (lysin acetyl salicylat)0,09g/kgTT tương đương aspirin
0,05g/kgTT
- Lô 3: Uống cao cốt toái bổ sống 4gCTB/kgTT
- Lô 4: Uống cao cốt toái bổ trích rượu 4gCTB/kgTT
- Lô 5: Uống dịch chiết saponin toàn phần của cốt toái bổ tương đương
4gCTB/kgTT
Cho chuột uống thuốc thử 3 ngày liền vào một giờ nhất định, riêng lô
uống aspirin chỉ uống vào ngày thứ 3. Đến ngày thứ 3, sau khi uống thuốc thử
60 phút, tiêm màng bụng acid acetic l%-0,2ml/con, đếm số lần quặn đau của
từng chuột trong từng 5 phút, đến phút thứ 20.
Nghiên cứu tác dụng chống viêm
■ Thử tác dụng chống viêm cấp
+ Gây phù viêm lòng bàn chân chuột cống trắng bằng carrageenin[28]
Chuột cống trắng cả 2 giống khoẻ mạnh nặng từ 150-170g được chia
ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con.
14
- Lô l(lô chứng): Uống NaCl 0,9%-2ml/0,lkgTT
- Lô 2: Uống aspegic (lysin acetyl salicylat) 0,09g/kgTT tương đương
aspirin 0,05g/kgTT
- Lô 3: Uống cao cốt toái bổ sống 4gCTB/kgTT
- Lô 4: Uống cao cốt toái bổ trích rượu 4gCTB/kgTT
- Lô 5: Uống dịch chiết saponin toàn phần của cốt toái bổ tương đương
4gCTB/kgTT
Cho chuột uống thuốc thử 3 ngày liên tục vào một giờ nhất định. Ngày
thứ 3 sau khi uống thuốc 1 giờ, tiến hành gây phù viêm bằng cách tiêm vào
dưới da gan bàn chân sau bên phải của chuột dung dịch carrageenin 1 % (trong
nước muối sinh lý)-0,05ml/chuột, thể tích chân chuột được đo bằng dụng cụ
chuyên biệt plethysmometer loại N°7140 của hãng UGO BASILE Italy trước
và sau khi gây phù viêm bằng carrageenin ở các thời điểm sau gây phù viêm
2-4-6-24giờ.

Phần trăm độ tăng thể tích chân chuột được tính như sau:
V - V
v°/o——-— — .100
K
Trong đó:
Vt:Thể tích chân chuột sau khi gây phù viêm
Vo:Thể tích chân chuột trước khi gây phù viêm
So sánh độ tăng thể tích biểu hiện của phù viêm giữa chân chuột thử
thuốc và chân chuột đối chứng trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Tác
dụng chống phù viêm được biểu thị bằng tỉ lệ % ức chế phản ứng phù viêm.
Tỉ lệ phần trăm ức chế phản ứng phù viêm (1%) được tính như sau:
AVC% -AV,%
A v„ %
Trong đó:
AVc%: Trung bình % độ tăng thể tích chân ở lô chứng
AVt%: Trung bình % độ tăng thể tích chân ở lô thuốc
■ Xử lý sô liệu: Các kết quả nghiên cứu được trình bày theo:
Số trung bình ± độ lệch chuẩn (M ± SD) và được xử lý bằng thuật toán
thống kê T-test Student. [11]
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét:
2.2.1. Chê biến vị thuốc cốt toái bổ
2.2.1.1. Sơ chế:
Cốt toái bổ được thu hái ở Lạng Sơn vào tháng 9, tiến hành loại bỏ
cuống lá, bỏ lông, vảy, rễ con sau đó rửa sạch, thái phiến dầy l-2mm, dài 10-
15cm, phơi khô tới độ thuỷ phần không quá 13%.
22.1.2. Chế biến cổ truyền:
Nguyên liệu là cốt toái bổ phiến khô
+ Sao vàng cách cát:
- Xử lý cát: Cát được làm sạch bằng cách cho cát vào trong nước rửa kỹ
rồi gạn bỏ nước, làm như vậy nhiều lần rồi đem phơi khô cát.

- Cho cát đã được xử lý vào chảo gang đảo đến khi cát nóng già ở nhiệt
độ khoảng 200- 220°c (được xác định bằng cách để tờ giấy lên mặt cát thì tờ
giấy chuyển màu vàng cháy), cho cốt toái bổ phiến vào, đảo đều đến khi mặt
phiến bắt đầu hơi phồng lên ngả màu vàng đậm, đổ ra sàng xát bỏ cát và lông
còn sót lại.
+ Trích rượu: Đem cốt toái bổ phiến tẩm với rượu (1 kg cốt toái bổ
phiến với 200ml rượu 30° ), ủ 1 giờ cho ngấm hết rượu, rồi đem sao tới khi
mặt phiến có màu vàng đậm là được.
2.2.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành phần
hoá học của vị thuốc cốt toái bổ
16
Các mẫu nghiên cứu: cốt toái bổ sống, sao vàng cách cát, trích rượu.
2.2.2.1. Định tính saponin:
+ Chiết xuất:
Cân 2g bột cốt toái bổ cho vào bình nón 250ml, thêm 20ml cồn 80°, đun
sôi cách thuỷ 10 phút, lọc nóng, để nguội. Đem dịch lọc làm các phản ứng
sau:
- Phản ứng tạo bọt:
Trong ống nghiệm to chứa sẵn 5 ml nước cất, thêm 1 ml dịch chiết cồn.
Lắc mạnh dọc theo chiều thành ống nghiệm trong 1 phút. Quan sát thấy cột
bọt tạo thành cao trên lcm và bền sau 15 phút. (Phản ứng dương tính ở cả 3
mẫu)
- Phản ứng phân biệt saponin steroid và saponin triterpenoid:
Cho vào 2 ống nghiêm lớn, mỗi ống lml dịch chiết cồn, ống 1 thêm
5ml NaOH 0,1N (pH=13) và ống 2 thêm 5 ml HC1 0,1N (pH=l). Lắc mạnh
dọc theo chiều thành ống nghiệm trong 2 phút. Quan sát thấy cột bọt tạo thành
ở ống nghiệm thứ 1 cao hơn cột bọt tạo thành ở ống nghiệm thứ 2.
Sơ bộ kết luận, thân rễ cốt toái bổ có chứa saponin steroid.
- Phản ứng Vanilin 1%/cồn trong H2S04đặc:
Cho 1 ml dịch chiết cồn vào một ống nghiệm, thêm 0,5 ml Vanilin

1%/cồn trong H2S04đặc, thấy xuất hiện màu âỏ.(Phản ứng dương tính ở cả 3
mẫu)
- Phản ứng Salkowski:
Cho 1 ml dịch chiết cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ, thêm 1 ml H2S04 đặc
dọc theo thành ống nghiệm, xuất hiện màu tím đỏ ở mặt phân cách giữa 2 lớp
chất lỏng .(Phản ứng dương tính ở cả 3 mẫu)
Xác định chỉ số tạo bọt:
Cân 5g bột cốt toái bổ (sống hoặc chế) cho vào các bình nón 250ml
khác nhau. Thêm 100ml nước cất, đun sôi cách thuỷ 30 phút, lọc nóng sau đó
để nguội, cho vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch, lấy 50ml
dịch chiết pha thành 100ml để xác định chỉ số tạo bọt.
Lấy 10 ống nghiệm(16 X l,6cm), đánh số thứ tự từ 1 đến 10 và bố trí thí
nghiệm theo bảng sau:
Bảng 2.1. Thí nghiệm xác định chỉ số bọt.
SỐ ống 1
2 3 4 5 6
7 8
9
10
Dịch chiết saponin (ml) 1 2
3 4 5 6
7 8
9
10
Nước cất (ml) 9
8 7 6 5 4
3 2 1 0
Tổng số (ml)
10 10
10 10 10 10 10 10 10 10

Bịt đầu ống nghiệm rồi lắc mạnh theo chiều dọc thành ống trong 30
giây, để yên 15 phút, đo chiều cao cột bọt. Kết quả cột bọt cao lcm xuất hiện
ở ống thứ 6 của mẫu sống và mẫu trích rượu; ở ống thứ 7 của mẫu sao cách
cát.
Chỉ số bọt (CSB) được tính theo công thức:
CBS = K . ^ -
a.n
Trong đó:
V: Thể tích dịch chiết đem xác định chỉ số bọt
a : Khối lượng dược liệu
n : Số ống nghiệm có cột bọt cao lcm
K: Hệ số pha loãng dịch chiết
Kết quả:
CSBus = 2 . ! ^ = 66,7
5.6
18
CSBsc = 2.10,100 =57,1
5.7
CSBm = 2.10'-— = 66,7
™ 5.6
2.2.22. Định tinhflavonoid:
■ Chiết xuất:
Cân 5 g bột cốt toái bổ(sống hoặc chế) cho vào bình nón dung tích 250
ml, thêm 20 ml cồn 80°, đun sôi cách thuỷ 10 phút, lọc nóng, bốc hơi cách
thuỷ thu được cắn, đem cắn hoà tan với 20 ml nước cất đã được đun nóng, lọc,
cho dịch lọc vào một bình gạn 150 ml, thêm 10ml CHC13, lắc, gạn lấy lớp
nước, làm như vậy 3 lần. Dịch nước thu được, thêm 10 ml ethylacetat, lắc, gạn
lấy lớp ethylacetat, làm như vậy 3 lần, gộp dịch chiết ethylacetat bốc hơi cách
thuỷ tới cắn, hoà tan cắn bằng lOml cồn 80° để làm các phản ứng:
■ Phản ứng Cyanidin: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết cồn thêm

một ít bột Mg kim loại, nhỏ từng giọt HC1 đặc (4-5 giọt) để trên cách thuỷ
sôi vài phút, thấy xuất hiện màu đỏ. (phản ứng dương tính ở cả 3 mẫu)
■ Phản ứng với kiềm: Nhỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô rồi để lên
miệng lọ amoniac đậm đặc đã mở nắp thấy xuất hiện màu đỏ cam(phản
ứng dương tính ở cả 3 mẫu)
■ Phản ứng với FeCls 5%: Lấy 1 ml dịch chiết 1 cồn, lắc đều cho tan rồi
thêml ml FeCl3 thấy xuất hiện tủa màu xanh đen .(phẩn ứng dương tính ở 3
m ẫu )
■ Sắc ký lớp mỏng:
- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Lấy 5ml dịch chiết ethylacetat ở trên cho
vào ống nghiệm nhỏ, bốc hơi dung môi thu được cắn, hoà cắn bằng lml cồn
80°, dùng dịch này để chấm sắc ký.
- Chất hấp phụ: Bản mỏng bằng nhôm tráng sẵn Silicagel GF254 của
hãng Merck đã được hoạt hoá ở nhiệt độ 110°c trong 1 giờ.
19
- Hệ dung môi khai triển:
Hệ 1: Toluen- Ethylacetat- Acid formic (4:5:1)
Hệ 2: Ethylacetat-Methanol-Nước-Acid acetic (100 : 17 : 13 : 1)
Nhận xét: sắc ký đồ của mẫu sống và mẫu trích rượu đều tách 5 vết
giống nhau về màu sắc (hơ hơi NH3 đậm đặc) và giá trị Rf, còn mẫu sao vàng
cách cát thì chỉ cho một vết có Rf= 0,72 được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2 : Kết quả khai triển sắc ký lớp mỏng của hệ 2:
Vết
Rf
Màu của vết với hơi NH3
TR(1)
SC(2)
MS(3) TR(1)
SC(2) MS(3)
1

0,25
0,25
Đỏ cam
Đỏ cam
2 0,46
0,46
Đỏ cam
Đỏ cam
3
0,56
0,56 Đỏ cam
Đỏ cam
4
0,64
0,65
Hồng nhạt
Hồng đậm
5 0,72
0,72 0,72
Nâu vàng Nâu vàng Nâu vàng
Ảnh 2: sắc ký đồ khai triển bằng hệ dung môi 2.—»
[ I I GO u y
Nhận xét: Cả 3 mẫu đều có chứa flavonoid, tức là sau khi sao vàng cách
cát và trích rượu thành phần flavonoid vẫn tồn tại nhưng ở mẫu sao vàng cách
cát đã giảm đi nhiều.
20

×