Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.42 KB, 42 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
MỤC LỤC
1.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch - vật tư sản xuất 8
1.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu mua & Kiểm soát nguyên liệu gỗ 9
1.2.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khối sản xuất 9
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương
mại quan trọng đối với mọi quốc gia, là một thước đo quan trọng phản
ánh sức khỏe của 1 nền kinh tế. Đối với một quốc gia đang phát triển như
Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những chính sách ban hành
của mình, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích
các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng hóa, khẳng định “
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại” và đó
là một trong 3 chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, ngành
xuất khẩu gỗ đóng góp 1 phần lớn vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, đóng
góp lớn vào ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mặc
dù đã đạt được nhiều thắng lợi trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn còn đó
rất nhiều hạn chế, khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của
các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần WOODSLAND là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực đồ gỗ nội ngoại thất. Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, công
ty đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, phù hợp
nhằm hướng tới các thị trường như EU, Nhật Bản … Hoạt động xuất khẩu
của công ty trong những năm gần đây đạt được những thành công lớn, đóng
góp một tỷ lệ đáng kể vào tổng doanh thu của công ty, đời sống của cán bộ
công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của


công ty còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng
nợ công châu Âu cũng như sự sụt giảm của nền kinh tế Nhật Bản, hoạt động
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
xuất khẩu của công ty cũng chịu tác động ít nhiều.
Trong thời gian thực tập tại công ty, thấy được những thực trạng như
vậy, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu sang
các thị trường như Nhật và EU đối với thành công chung của công ty, với sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị trong công ty, em đã chọn đề tài “
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND” làm báo
cáo thực tập tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Nhật và EU
của công ty cổ phần WOODSLAND. Căn cứ vào thực trạng phân tích, định
hướng và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu của công
ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xuất khẩu sản
phẫm đồ gỗ nội ngoại thất của WOODSLAND.
-Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội
ngoại thất của công ty cổ phần WOODSLAND tại các thị trường Nhật và EU
từ năm 2009 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp
4. Kết quả của chuyên đề.
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần gỗ WOODSLAND.

SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của công
ty tại các thị trường Nhật và EU.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty tại thị trường Nhật và EU.

SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND
1.1. Giới thiệu
1.1.1. Giới thiệu chung.
Tên giao dịch:
Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND
Tên Tiếng Anh: WOODSLAND JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ liên hệ :
+ Trụ sở chính:
Địa chỉ: Lô 11 khu Công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội.
Điện thoại: +84.435 840 122 Fax: +84.2113 834 944
+ Chi nhánh: ( Nhà máy 2 và Showroom ):
Địa chỉ: Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại: +84.439 581 89
Fax: +84.439 581 891
+ Văn phòng Giao dịch:
Địa chỉ: 15/107 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : +84.435 561 955 Fax: + 84.462.661.833
Email :
Website : www.woodsland.com.vn.

SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần gỗ
WOODSLAND.
-Trong 1 thập kỷ gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến
sâu sắc. Tình hình kinh tế phát triển, giao thương với các quốc gia ở các khu
vực trên thế giới ngày càng được mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu ngày
càng được ưu tiên và chú trọng phát triển. Nắm bắt được tình hình đó công ty
liên doanh Woodsland ( tiền thân của công ty cổ phần gỗ Woodsland sau này)
đã được thành lập theo quyết định số 19 GP – VP ngày 22 tháng 5 năm 2002
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi và bổ sung theo giấy phép số
19/GPDDC3 – VP ngày 10 tháng 4 năm 2006.
-Ngày 30/6/2008 công ty liên doanh Woodsland chính thức chuyển đổi
thành công ty cổ phần Woodsland theo Giấy chứng nhận đầu tư số
012023000185.
-Các sản phẩm chính của công ty: đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất,
sản xuất và lắp ráp cửa nhựa uPVC; chủ yếu xuất khẩu theo đơn đặt hàng của
khách.
-Tổng số vốn đăng ký ban đầu là 2,2 triệu USD, đến nay số vốn điều lệ
của công ty đã tăng lên 3,5 triệu USD.
-Tương ứng với sự mở rộng của số vốn điều lệ, công ty không ngừng mở
rộng dây chuyền sản xuất của mình. Năm 2004 với chỉ một dây chuyền sản
xuất gỗ keo và 200 lao động, đến năm 2007 công ty đã mở thêm dây chuyền
sản xuất các sản phẩm gỗ sồi, thông đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo
công ăn việc làm cho thêm 700 lao động. Đến nay công ty đã 4 nhà máy, dây
chuyền sản xuất với trên 1300 lao động.
-Các sản phẩm của công ty có độ bền cao, chất lượng tốt, được thị
trường trong và ngoài nước ưa chuộng, trong đó có 2 thị trường chính mà
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12

5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
công ty nhắm đến đó EU và Nhật Bản.
-Tháng 4 năm 2004, công ty trở thành nhà cung cấp chính thức cho
IKEA (Thụy Điển) tập đoàn nội thất hàng đầu thế giới.
-Ngoài việc duy trì thị phần xuất khẩu của mình, công ty cũng chú trọng
việc phát triển thị trường nội địa. Một số công trình lớn mà Woodsland đã
cung cấp cho thị trường trong nước như: : Trụ sở chính và các chi nhánh
Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank; Tòa nhà cao tầng
Artex Building 172 Ngọc Khánh; Chung cư cao cấp Happy House Garden -
khu đô thị Việt Hưng và rất nhiều các biệt thự, căn hộ khác, …với chất lượng
cao cấp luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
1.1.3. Một số giải thưởng đạt được
- Chứng chỉ ISO 9001:2000 (2004)
-Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng IWAY (2004)
-Danh hiệu “Thương hiệu Việt Nam - Chất lượng quốc tế” (2007)
-Giải thưởng “Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc” (2007 -
2008)
-Giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt” (2011).
1.1.4. Định hướng chiến lược.
-Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến gỗ khu
vực phía Bắc Việt Nam
-Tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại sản
phẩm để nâng cao trình độ sản xuât và tăng tính cạnh tranh
-Thâm nhập và phát triển thị trường nội địa.
-Không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị, thường xuyên
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ và trình độ kỹ thuật công nghệ

cho đội ngũ công nhân, tạo môi trường làm việc lành mạnh và thân thiện.
-Áp dụng các công nghệ mới, khuyến khích làm việc sáng tạo và đổi
mới trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
-Giữ vững các danh hiệu đã được đồng thời duy trì sự tăng trưởng
nhanh, ổn định và bền vững bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành
hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty thành một thương hiệu
mạnh, tăng cường hợp tác và mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.
- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Woodsland.
1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Woodsland.
Nguồn: Công ty cổ phần Woodsland.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
1.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị.
HĐQT là cơ quan chi phối, lãnh đạo bộ máy quản lý của Công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan
tới lợi ích của công ty và quyền lợi của các cổ đông theo các điều khoản của
luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc.
-TGĐ là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trách nhiệm
trước pháp luật, HĐQT cũng như cổ đông của công ty về mọi hoạt động sản
xuất – kinh doanh của công ty trong quyền hạn của mình.
1.2.2.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức –

Hành chính.
-Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với các nhà
cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục
vụ sản xuất. Tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp với giá
cả hợp lý và chất lượng tốt để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty.
1.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch - vật
tư sản xuất
Xây dựng và triển khai, giám sát kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn
cho toàn Công ty nói chung và các phòng, ban nói riêng. Tổ chức tốt công tác
cung ứng vật tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, xây dựng đơn giá cho
hàng hoá, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu đồng thời duy trì và phát triển
các mối quan hệ với các khách hàng, bạn hàng trong và ngoài nước.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu mua &
Kiểm soát nguyên liệu gỗ
Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với các nhà
cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu
phục vụ sản xuất. Tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp
với giá cả hợp lý và chất lượng tốt để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty.
1.2.2.6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kế toán
Tổ chức thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính. Cung cấp thông
tin tài chính - kế toán kịp thời cho ban quản lý và định kỳ báo cáo với cơ quan
thuế hoặc các cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khối sản xuất
Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất
đã đề ra. Quản lý và sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả các nguồn lực của

công ty: nhân lực, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại các cơ
sở sản xuất của Công ty. Phản ánh kịp thời các vấn đề bất hợp lý trong sản
xuất; nghiên cứu đề xuất các sáng kiến, cải tiến quy trình công nghệ để nâng
cao năng xuất, chất lượng, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
1.2.2.8. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Quản lý chất
lượng
Xây dựng các quy trình quản lý chất lượng của toàn Công ty. Chịu trách
nhiệm thực hiện việc kiểm tra và lập báo cáo đánh giá chất lượng từ các
nguyên vật liệu và vật tư đầu vào, sản phẩm trên các công đoạn của quá trình
sản xuất đến thành phẩm trước khi xuất kho để có thể phát hiện và ngăn chăn
chặn những sai sót gây sai hỏng sản phẩm, lãng phí vật tư & nhân công. Tham
gia đề xuất các giải pháp công nghệ - kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.2.2.9. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kinh doanh nội
địa
Nghiên cứu, quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh ở thị trường
nội địa nhằm vào 2 mảng chính, thị trường bán lẻ và cung cấp nội thất cho các
dự án. Tổ chức việc trưng bày và quản lý hoạt động của các showroom. Bên
cạnh đó, phải chịu trách nhiệm về chỉ tiêu và đảm bảo lợi nhuận bán hàng ở
mức cao.
1.2.2.10.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Công Đoàn
Công Đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
chính đáng của CNVC-LĐ, vận động đoàn viên và CNVC-LĐ trong doanh
nghiệp thi đua yêu nước, tham gia quản lý doanh nghiệp, phát huy sáng kiến
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, Công đoàn còn có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ
chính sách, pháp luật, đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham

nhũng, các tệ nạn xã hội.
Các phòng ban và các bộ phận có quan hệ ngang cấp giải quyết các vấn
đề theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định. Mọi vấn đề
phát sinh đều được giải quyết theo nguyên tắc vì lợi ích chung của Công ty.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của công ty cổ
phần gỗ Woodsland.
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của công ty cổ phần
Woodsland.
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH
(Từ năm 2010 đến năm 2012)
Chỉ tiêu

số
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 58.486.351.725 59.681.907.314 49.341.774.549
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01–02)
10 58.486.351.725 59.681.907.314 49.341.774.549
4. Giá vốn hàng bán 11 51.946.486.137 52.935.684.656 43.784.481.837
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10–11)
20 6.539.865.590 6.746.222.658 5.557.360.215
6. Doanh thu hoạt động tài chính. 21 2.379.467.258 2.490.960.191 2.472.473.436

7. Chi phí tài chính 22 4.096.146.733 4.151.626.590 3.688.822.688
- Trong đó: chi phí lãi vay 23 3.648.469.145 3.736.754.628 3.434.352.710
8. Chi phí bán hàng 24 1.009.468.125 1.102.328.151 1.032.684.371
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.308.458.423 2.362.592.788 1.929.402.734
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh {30=20+(21–22)–
(24+25)}
30 1.505.259.567 1.620.635.320 1.378.923.860
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
11. Thu nhập khác 31 3.106.243.136 3.052.560.930 2.487.702.186
12. Chi phí khác 32 151.546.145 158.273.746 132.218.383,5
13. Lợi nhuận khác (40=31–32) 40 2.954.696.991 2.894.287.184 2.355.483.789
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50=30+40)
50 4.459.956.558 4.514.922.504 3.734.407.649
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 557.494.570 564.365.313 466.800.956
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60
=50–51–52)
60 4.454.207088 3.950.557.191 3.267.606.693
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
Nguồn: Công ty Cổ phầnWoodsland
1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.1. Thuận lợi.
- Với tổng diện tích 39.048 m
2
bám sát trục Đường cao tốc Bắc Thăng
Long - Nội Bài, nhà máy sản xuất của công ty hội đủ các yếu tố thuận lợi:

Tính hiện đại, đồng bộ, quy mô sản xuất công nghiệp bề thế, vị trí địa lý
thuận tiện (gần trung tâm thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, cảng Hải
Phòng và các nguồn cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh liền kề như Hà Tây, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ ) và tận dụng được nguồn lao động địa phương
dồi dào, giá rẻ.
- Có lượng khách hàng trung thành và khả năng phát triển thị trường tốt
nhờ uy tín và chất lượng sản phẩm
- Có đội ngũ quản lý giỏi và lượng công nhân trẻ, nhiệt tình, đoàn kết và
sáng tạo trong công việc.
1.3.2.2. Khó khăn.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
-Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt do có sự xuất hiện của nhiều
Doanh nghiệp cùng ngành và giá cả nguyên - nhiên vật liệu ngày càng tăng
cao.
- Những biến động khôn lường của nền kinh tế Việt Nam và thế giới có
tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Việc quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh chưa được chặt chẽ, do vậy
vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí và thất thoát nguyên – nhiên vật liệu, ảnh
hưởng đến tài sản của Công ty.
-Quá trình cổ phần hoá mới bước đầu thực hiện, chưa hoàn thiện, gây
nhiều khó khăn cho công tác tài chính - kế toán của Công ty, đặc biệt là công
nợ đối với khách hàng và nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước.
-Tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn gần đây, đặc biệt ở hai thị
trường xuất khẩu chính của Woodsland là EU và Nhật Bản đã tác động không
nhỏ đến doanh thu của công ty.
1.3.2.3.Kết quả đạt được:
+Công cuộc cổ phần hoá trong năm 2008 dù chưa đem lại thu nhập từ lãi
cơ bản trên cổ phiếu nhưng đã tiết kiệm một khoản tiền lớn thuế Thu nhập

Doanh nghiệp, góp phần nâng cao lợi nhuận sau thuế của Công ty trong các
báo cáo tài chính.
+ Tốc độ tăng trưởng giữ ở mức khá:
Trong hơn 10 năm hoạt động, Công ty luôn đạt mức mức tăng trưởng:
8%/năm - một mức tăng trưởng khá so với các Công ty cùng ngành và có quy
môi trường tương tự.
Năm 2011, tình hình kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn: lạm phát
tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 18,12% so với chi tiêu là 7%. Người
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
dân thắt chặt chi tiêu làm sức mua giảm đáng kể; Song song đó, để chống lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền
tệ, lãi suất tín dụng ở mức rất cao (>20%/năm), ngoài ra các chi phí đầu vào
(chi phí vận chuyển, thuê kho, bốc xếp…) cũng tăng từ đầu năm, tất cả là yếu
tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.Vì vậy tốc độ tăng
trưởng năm 2011 giảm 2% so với năm 2010(giảm từ 4.454.207088
-3.950.557.191 =503.649.897 trđ).
Năm 2012 khép lại với nhiều bất ổn đối với nền kinh tế Vĩ Mô và nhiều
biến động đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng
ì ạch, tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 5,03% và không đạt kế hoạch Chính
phủ đã đề ra là 5,5%-6%. Và công ty vẫn gặp nhiều khó khăn nhiều và hàng
tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng thấp và lợi nhuận sau thuế 2012 giảm
so vơi năm 2011 là 17,2 % tương đương số tuyệt đối là 682.950.498 triệu
đồng.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU EU
VÀ NHẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND

2.1. Thực trạng thị trường EU.
2.1.1. Tổng quan thị trường EU.
2.1.1.1. Môi trường tự nhiên
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng
diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng
13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm
2.1.1.2. Môi trường pháp lý.
EU thực hiện chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng
các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ
thuật, kiểm soát chất lượng…) thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp…
Các thỏa thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn
với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động,
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền. Ngay
cả việc ưu đãi dành GSP cho các đang phát triển cũng được EU gắn với các
vấn đề chính trị.
Để hoàn thiện chính sách thương mại chung cho một thị trường thống
nhất, EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên các
nguyên tắc “ minh bạch hóa và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽ
được áp dụng nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh
doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động
cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ môi trường
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
sinh thái. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của EU giai đoạn 2007 – 2013.
EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý
chất lượng hàng hóa nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như
Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng

tới tự do hóa thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân
bằng thương mại được Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cho phép, như
chống bán phá giá và trợ giá xuất khẩu.
2.1.1.3. Môi trường kinh tế
Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34 % tổng giá trị
sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dược phẩm, máy móc
và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất kim
loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học… Các lĩnh vực sản xuất có mức
đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, thiết bị văn phòng, giày dép, dệt may…
trong đó giày dép và dệt may đang ở trong tình trạng thiểu phát.
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt
hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc
các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hóa chất, giao thông vận tải, hàng
không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm
lượng gia tăng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của EU
phần nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thủy
sản, nông sản, lương thực…
2.1.1.4. Môi trường văn hóa.
Mặc dù EU là một bức tranh kinh tế đẹp nhưng đối với các công ty nước
ngoài thì vẫn là những cách giải quyết đối với 27 nước khác nhau về văn hóa,
ngôn ngữ, cũng như các hệ thống pháp lý. Trên thực tế đã có những dấu hiệu
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
cho thấy tinh thần dân tộc giữa các nước thành viên của EU đang khuếch đại
những sự khác nhau giữa các nước.
Trong thực tế, liên minh châu âu EU không phải là một thực thể văn hóa
có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Những
quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng bởi các mô hình văn hóa của thái độ
ứng xử, điều đó đáng được chú ý đối với các công ty nước ngoài khi làm

Marketing ở EU. Điều đó có nghĩa là thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ
thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước cơ
bản có một nền bản sắc dân tộc và văn hóa riêng mà các nhà xuất khẩu tại các
nước đang phát triển chưa nghĩ tới, trong đó có Việt Nam. Mỗi nước thành
viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác.
2.1.2. Thị trường gỗ tại EU.
2.1.2.1. Đặc điểm tiêu dùng đồ gỗ tại thị trường EU.
-EU là thị trường có nhu cầu về đồ gỗ nội ngoại thất lớn nhất thế giới
-Những yếu tố mà người tiêu dùng EU quan tâm nhất là chất lượng, tính
bền, công năng và tiện lợi. Ngoài ra đồ gỗ làm từ gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tếch và
các loại gỗ màu đen khác cũng được ưa chuộng do khuynh hướng hoài cổ của
người tiêu dùng.
-Người tiêu dùng EU rất khó tính trong việc lựa chọn sử dụng các sản
phẩm từ thiên nhiên, ý thức về môi trường là rất cao, nên họ đòi hỏi những
sản phẩm gỗ nhập khẩu phải được làm từ nguyên liệu hợp pháp.
-Người tiêu dùng EU có thói quen thay đổi thị hiếu nhanh, do đó đòi hỏi
doanh nghiệp cũng phải liên tục thay đổi mẫu mã, sản phẩm của mình để theo
kịp với thị hiếu của khách hàng.
-Sở thích của người EU là có thói quen thay đổi phong cách trang trí nhà
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
cửa, khiến cho nhu cầu sử dụng nhất là của giới trẻ đối với các sản phẩm
trang trí nội thất giá thấp nhưng vẫn thời trang ngày càng trở nên phổ biến.
-Đối với đồ gỗ có xuất xứ từ Việt Nam, người tiêu dùng Châu Âu hiện
có thị hiếu đối với một số chủng loại sau: Nội thất dân tộc, đồ dùng bình dân
phù hợp với phong cách giản dị đương thời như: ghế không đệm, bộ bàn tròn,
đồ dùng nhà bếp không giá đỡ, nội thất thuộc địa với đồ dùng xa hoa bằng gỗ
sẫm màu (wenge, gỗ mun, gỗ anh đào).
2.1.2.2. Môi trường pháp lý đối với ngành gỗ.

-Đối với thị trường châu Âu, gỗ và sản phẩm từ gỗ nhập khẩu vào các
nước này sẽ không phải giải trình nếu có giấy phép FLEG (tăng cường thực
thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản). Để có giấy phép
FLEG, một quốc gia cần thông qua hiệp định đối tác tự nguyện VPA. Đây là
hiệp định thương mại giữa EU và các quốc gia xuất khẩu gỗ đến EU, trong
nội dung có cam kết cùng thực hiện các hành động của FLEG, tập trung vào 3
vấn đề chính là : (1) Định nghĩa gỗ hợp pháp; (2) Thiết lập và vận hành hệ
thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trong chuỗi cung ứng và (3) Giám sát
độc lập, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các bên tham gia trong chuỗi cung
ứng sản phẩm.
-Quy định về tính an toàn của sản phẩm: trách nhiệm pháp lý theo quy
định 85/343/EEC. Nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể
khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt mạng cho người sử dụng.
-Quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm như:
cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiang, PCB, PCT bị cấm, hóa
chất gây thủng tầng ozon (bị cấm từ năm 2015) và cho kiểm soát chế độ đặc
biệt khắt khe các sản phẩm làm từ gỗ gụ, gỗ thông Chile, gỗ hồng sắc Brazil
… Cùng một số yêu cầu khắt khe khác về bao bì, nhãn mác sản phẩm.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
2.1.3. Thực trạng thị trường xuất khẩu tại EU của công ty cổ phần
gỗ Woodsland.
-Hiện tại, đa số các sản phẩm gỗ của công ty Woodsland xuất khẩu vào
thị trường liên minh châu Âu EU là các sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng
của hãng đồ gỗ nội thất IKEA. Vì thế, kết quả kinh doanh hoạt động kinh
doanh của IKEA tác động lớn tới hoạt động của Woodsland tại thị trường này.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, IKEA luôn đạt mức doanh thu cao, cùng với đó
là lượng hàng gia công mà Woodsland xuất sang châu Âu luôn ở số lượng
lớn. Doanh thu theo đó cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình

kinh tế suy thoái, nền kinh tế châu Âu đang chịu sự tác động của nợ công,
doanh thu của IKEA bắt đầu giảm sút. Điều này ngay lập tức tác động tới thị
trường xuất khẩu EU của Woodsland. Cụ thể doanh thu thu được từ thị trường
EU trong năm 2012 giảm 30 % so với năm trước.
-Bên cạnh gia công theo đơn đặt hàng của IKEA, Woodsland còn tự
nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm của mình, quảng bá sang thị trường
EU. Tuy nhiên do nhu cầu người dân luôn thay đổi, cộng với chưa có tên tuổi
trên thị trường nên các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang EU không được
nhiều người quan tâm.
-Quá phụ thuộc vào IKEA: hiện nay trên 80 % số lượng hàng xuất sang
EU là theo đơn đặt hàng của IKEA. Dẫu biết rằng đối với một doanh nghiệp
chưa có nhiều tên tuổi thì việc thông qua một doanh nghiệp lớn như IKEA để
thâm nhập thị trường rộng lớn và khắt khe như EU là điều hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, về lâu dài, doanh nghiệp cần tự tin hơn nữa trong việc phát triển
sản phẩm của riêng mình, qua đó từng bước thâm nhập và phát triển thị
trường tại liên minh châu âu EU.
-Chưa có những chiến lược truyền thông, phân phối nhằm gia tăng số
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
lượng tiêu thụ tại thị trường EU. Các sản phẩm xuất bán trực tiếp sang thị
trường EU cũng chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu tiêu dùng, sự
khác nhau về văn hóa tiêu dùng tại từng quốc gia thành viên của liên minh
châu Âu. Chi phí hàng năm cho việc marketing các sản phẩm đồ gỗ sang châu
Âu còn thấp, chưa đạt hiệu quả.
Bảng 2: Phần trăm chi phí marketing so với doanh thu.
2008 2009 2010 2011 2012
1 % 3 % 3,5 % 3,4 % 4 %
(Nguồn: Công ty cổ phần Woodsland)
-Quy chế mới FLEG của Liên minh châu Âu yêu cầu tính pháp lý của

nguồn gốc xuất xứ các loại gỗ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2013. Thực tế,
việc đáp ứng FLEG sẽ không gây ra nhiều khó khăn cho công ty cổ phần
Woodsland tuy nhiên điều khiến doanh nghiệp e ngại là đang phải gồng mình
với quá nhiều chứng chỉ xuất khẩu, trong khi đơn hàng từ EU chưa có dấu
hiệu khả quan do những khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới và
khủng hoảng nợ công đang diễn ra tại các quốc gia EU, khiến cho người dân
và chính phủ ngày càng thắt chặt chi tiêu.
-Chưa chú trọng phát huy lợi thế, sức mạnh của hình thức thương mại
điện tử. Hiện nay, công ty mới chỉ có duy nhất trang web Woodsland.vn . Tuy
nhiên, chưa có nhiều thông tin liên quan đến các sản phẩm của công ty.
Khách hàng từ các quốc gia liên minh châu Âu cũng không thể trực tiếp đặt
hàng thông qua trang web.
-Hàm lượng gia tăng chất xám và giá trị gia tăng ở thị trường EU chưa
cao, do công ty chỉ gia công theo đơn đặt hàng với nguồn nguyên liệu gỗ
được IKEA chỉ định sẵn.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
20
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
2.1.4. Xác định SWOT của công ty cổ phần gỗ Woodsland tại EU.
Bảng 3: Mô hình SWOT của công ty tại thị trường EU.
Strength Weakness
- Sản phẩm chất lượng, nhiều
kiểu dáng mẫu mã, giá thành vừa
phải, thân thiện với môi trường.
- Chi phí nhân công thấp.
- Quy trình chế biến khép kín,
đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của
thị trường EU.
- Doanh nghiệp có mối quan hệ
xã hội khá tốt.

- Nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc
rất lớn vào nhập khẩu (trên 80%). Do
đó không chủ động được nguồn
nguyên liệu và chịu sự tác động từ
những nhà cung ứng.
- Việc hình thành xuất khẩu ở
EU muộn hơn so với các nhà sản
xuất khác từ các nước khác . Do đó,
việc phát triển thị trường tiêu thụ gặp
rất nhiều khó khăn.
Opportunity Threat
- EU là thị trường gỗ lớn thứ hai
của Việt Nam.
- Được hợp tác với IKEA, một
tập đoàn danh tiếng lớn trong ngành
công nghiệp chế biến, sản xuất sản
phẩm từ gỗ.
- Đồ gỗ xuất sang EU được
hưởng mức thuế SGP với mức thuế
suất 0 %.
- Dưới sự tác động của khủng
hoảng kinh tế, ngày càng có nhiều
hơn người dân EU ưa chuộng những
đồ gỗ giá rẻ.
- Sự cạnh tranh lớn mạnh của
các tập đoàn, công ty sản xuất gỗ tại
Châu Âu, trong đó có chính IKEA
nếu Woodsland muốn tạo dựng
thương hiệu riêng của mình.
- Khủng hoảng kinh tế kéo dài,

nhu cầu tiêu dùng của người châu Âu
giảm sút.
- Ngày càng có nhiều quy định
khắt khe hơn đối với sản phẩm xuất
khẩu gỗ sang liên minh châu Âu.
- Giá nguyên liệu đầu vào ngày
càng tăng cao.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
21
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
2.2. Thị trường Nhật Bản.
2.2.1. Tổng quan thị trường gỗ Nhật Bản.
2.2.1.1. Môi trường tự nhiên.
-Là đất nước có GDP đứng thứ 3 trên thế giới, là một quần đảo với trên
3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu
dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á. Toàn bộ diện tích của
Nhật Bản là 377.829 km2.
2.2.1.2. Môi trường kinh tế
-Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản,
trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu,
kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù
hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và phát triển cao độ. Thu
nhập trên đầu người luôn ở mức cao. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ
ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là
nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có rất
nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ:
đồng yên Nhật.
2.2.1.3. Môi trường văn hóa.
-Là quốc gia phương Đông có môi trường văn hóa tương tự với Việt
Nam.

-Có sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền, các thành phố. Ở mỗi 1
địa phương, khu vực có nét văn hóa, tập tục riêng.
2.2.2. Thị trường gỗ tại Nhật Bản.
2.2.2.1. Đặc điểm thị trường đồ gỗ tại Nhật Bản.
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
22
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
-Nhật Bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128 triệu nguời (năm
2009), nhưng lại là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng
đầu thế giới. Người Nhật có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc
hạng cao trên thế giới.
- Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm
về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản
phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu
dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ
của thị trường này rất lớn. Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản
phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất
cao như hiện nay, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất
liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt, nhô.
- Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm
có mặt hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp,
đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ…nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như:
Mỹ, Ý, Đức… Những năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập
khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia,
Thái Lan và Việt Nam… Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị
trường Nhật Bản cũng khá đa dạng gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản
phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và
đánh giá cao về mặt chất lượng.
- Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao
cấp nhập từ Châu Âu, Châu Mỹ như: Ý, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và một khối

lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Ý và
Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy
tín nhãn hiệu hàng hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản
xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
23
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về
thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.
-Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng
đáng kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật
bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong
nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN
đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng. Tuy nhiên, các sản phẩm
của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải
trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe. Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu
từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp
được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong
những năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu Thái Lan, Indonesia, Việt Nam
cũng tăng nhanh. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu sản phẩm
gỗ vào Nhật Bản gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan
Malaysia…
-Hiện tại, Nhật Bản có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ,
trong đó khoảng 6.000 cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ
hơn 1.500 m2, 290 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn
1.500 m2
2.2.2.2. Đặc điểm tiêu dùng đồ gỗ của người Nhật Bản.
-Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng
Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Do sống trong môi trường có mức sống
cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính

xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn
sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt, yêu cầu
này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản
xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản
SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12
24

×