Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

bệnh đơn bào ký sinh do leucocytozoon ở gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.71 KB, 30 trang )

MÔN KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
Chuyên đề:

BỆNH ĐƠN BÀO ĐƯỜNG MÁU
LEUCOCYTOZOON Ở GÀ
Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan
Học viên: Đào Thị Hoài Giang
1
NỘI DUNG
1. Đặc điểm chung về bệnh
2. Hình thái căn bệnh
3. Vòng đời
4. Đặc điểm dịch tễ
5. Cơ chế sinh bệnh
6. Triệu chứng
7. Bệnh tích
8. Chẩn đoán
9. Phòng bệnh
10. Trị bệnh
1. Đặt vấn đề
Bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon là bệnh
ký sinh trùng có tính lây lan mạnh, thấy ở nhiều lứa tuổi gà,
tỷ lệ chết cao nếu không được điều trị kịp thời.
Để hiểu biết rõ hơn về bệnh và từ đó đề ra các biện pháp
phòng và điều trị thích hợp, chúng tôi tiến hành thảo luận
chuyên đề : “ Bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon ở
gà”
3
2. Nội dung
- Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu gà, làm tan
vỡ hồng cầu, gây bần huyết và gây chết gà với tỷ lệ cao,


ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi gà.
- Bệnh cũng được phát hiện ở nhiều loài chim hoang
dã.
2.1. Đặc điểm chung về bệnh
4
Tỷ lệ lưu hành Leucocytozoon trên gà ở một số nước Châu Á
khá cao: ở Trung Quốc (7,1%), Thái Lan (13-18%), Malaysia
(15-31%).
Theo Lê Đức Quyết và cs (2009), tình hình lưu hành đơn bào
Leucocytozoon trên đàn gà ở một số tỉnh Nam Bộ là 13,29%.
Lâm Thị Thu Hương và cs (2005) cho biết: tần suất xuất hiện
các nang Leucocytozoon trên một số cơ quan phủ tạng của gà
tương ứng. Cơ là 96.22%, phổi là 92.45%, thận là 86.80%, gan
là 81.13%.
5
2.2. Hình thái căn bệnh
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) Đơn bào
Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu, bạch cầu và nội
tạng gia cầm ở hai dạng:
- Dạng tiểu thể hình dùi trống hoặc nhọn hai đầu,
kích thước từ 15-20μm.
- Dạng bào tử hình trứng, kích thước 20-25μm.
6
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) các loài Leucocytozoon có nhiều
hình dạng khác nhau trong quá trình phát triển ở ký chủ cũng như ở
ký chủ trung gian. Kích thước thay đổi theo dạng và loài đơn bào
Leucocytozoon.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006); (2008) hai loài L. caullergyi và L.
sabrazeis có hình dạng gần giống nhau, chỉ khác tính chất gây bệnh.
Chúng có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình lưỡi liềm, kích thước

20×5μm, không có sắc tố khi nhuộm Giemsa, ký sinh ở hồng cầu.
7
Đơn bào trong tiêu bản máu nhuộm giemsa
8
2.3. Vòng đời
Kết hợp
Hồng cầu
(Schizont)
KCTG
(Sporozoit, tuyến
nước bọt)
KCTG đốt gà
Gan, lách, thận
(Phân liệt → merozoit
Phá vỡ tế bào
Máu
Hợp tử
(Zygote)
Gian bào
(Gametocyte)
Giao tử đực
(Microgamete)
Giao tử cái
(Macrogamete)
9
Ký chủ trung gian
10
Theo Lê Văn Năm (2011) bệnh do Leucocytozoon gây
ra có tinh chu kỳ rõ rệt, phụ thuộc vào mùa sinh sản và
phát triển của côn trùng hút máu truyền bệnh.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) ;(2010) có 4 loài đơn
bào giống Leucocytozoon chủ yếu ký sinh và gây bệnh
cho gà: L. caulleryi, L. sabrazeis, L. simondi, L. smithi.
11
2.4. Dịch tễ học
2.4. Dịch tễ học
- Gà ở các lứa tuổi đều bị bệnh. Tuổi gà càng cao và
cường độ nhiễm bệnh càng tăng.
- Gà mắc bệnh quanh năm, nhưng mắc nhiều vào vụ
Hè và vụ Xuân.
- Điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng ảnh hưởng tới tỷ
lệ nhiễm và cường độ nhiễm bệnh.
- Do bị stress.
12
2.5. Cơ chế sinh bệnh
- Dĩn mang mầm bệnh hút màu gà khỏe, mầm bệnh
truyền cho gà khỏe và gây bệnh.
- Các bào tử xâm nhập vào các nội tạng và các tổ chức
cơ phát triển gây hoại tử tế bào và xuất huyết các cơ quan
mà chúng ký sinh.
- Merozoit xâm nhập vào hồng cầu phát triển và tiếp
tục phả hủy hồng cầu. Tiết antierythrocyt làm tan hồng
cầu.
13
2.6. Triệu chứng
Theo tài liệu của Viện Thú Y Quốc gia (2001); (2002)
triệu chứng của gà măc bệnh là:
- Ho ra máu và chết đột ngột
- Thiếu máu, đặc biệt là mào và tích tím tái
- Nhịp thở nhanh

- Phân có màu xanh
- Giảm sản lượng trứng và vỏ trứng mỏng (gà đẻ)
- Xuất huyết da chân
14
Gà mắc bệnh Leucocytozoon
Chân gà xuất huyết
15
Phân có màu xanh
Mào tích tím tái
16
2.7. Bệnh tích
- Xuất huyết đỏ sẫm ở tất cả các phủ tạng và tổ chức
cơ.
- Đôi khi gan cũng có nhứng điểm hoại tử trắng trên
mặt gan giống như bệnh tụ huyết trùng.
- Niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương và xuất
huyết.
17
Theo Lê Văn Năm (2011) bệnh tích đại thể của bệnh do
đơn bào Leucocytozoon gây ra rất điển hình. Những biến
đổi đại thể trong các cơ quan nội tạng:
- Gan: sưng to, mềm nhũn và dễ vỡ, trên bề mặt có
nhiều điểm trắng.
- Lách: sưng to, dễ vỡ, trên bề mặt xuất hiện nhiều điểm
xuất huyết hoặc hoại tử.
18
- Thận: sưng to, xuất huyết.
- Phổi: sung huyết
- Ruột non, dạ dày tuyến, dạ dày cơ: viên tăng sinh.
- Não: phù nề, sung huyết và xuất huyết não.

- Buồng trứng bị viên, thoái hóa. Ống dẫn trứng sưng,
dầy lên và có nhiều điểm xuất huyết.
- Tim to, cơ tim dầy lên.
19
Phổi bị xuất huyết Thận bị xuất huyết
20
Lách sưng to và dễ vỡ, mủn nát Xuất huyết trong xoang bụng
21
Gan có điểm hoại tử
Đường tiêu hóa bị tổn thương
22
2.8. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: gà từ 1-3 tháng chết đột ngột,
các phủ tạng bị xuất huyết, ỉa chảy, phân xanh có lẫn
máu.
- Chẩn đoán xét nghiệm: lấy máu, phủ tạng làm tiêu
bản để soi kính tìm đơn bào.
- Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với các bệnh
như bệnh Marek, bệnh bạch huyết, bệnh sốt rét gà.
23
2.9. Phòng bệnh
- Phát hiện sớm gia cầm bệnh, cách ly điều trị hoặc
xử lý.
- Gà chết thì xử lý như gà bị mắc các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm khác.
- Diệt côn trùng môi giới trung gian: phun thuốc diệt
dĩn.
- Vệ sinh chuồng trại và môi trường nuôi gia cầm.
24
2.10. Điều trị

Dùng một những thuốc sau:
- Pyrimethamine: dùng 0,5-1ppm/kg thức ăn, cho ăn
liên tục 1-2 tuần.
- Sulfadimethoxine: dùng 50-70 ppm/kg thức ăn, cho
ăn liên tục 1-2 tuần.
- Sulfaquinoxaline: dùng 50 ppm/kg thức ăn, cho ăn
liên tục 1-2 tuần.
Ngoài ra còn điều trị bằng các loại thuốc trợ sức, để
nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
25

×