Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.62 KB, 23 trang )

Mục Lục
Phần mở đầu.
I. Đặt vấn đề
“ Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng khách quan, là sự phát triển
tất yếu của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất”
1
Theo đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là
một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia trên thế giới, trong đó có
cả các nước đang phát triển tuân theo xu hướng chung của nền kinh tế hội
nhập nhằm phát triển nền sản xuất trong nước. Trong giai đoạn phát triển hiện
nay của các nền kinh tế trên thế giới đã rút ra bài học và khẳng định vai trò
tích cực, tính an toàn của nguồn vốn FDI, những ưu việt của nó so với vay nợ
và đầu tư ngắn hạn ( một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng
hoảng kinh tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao,
cụ thể năm 2003 ở Thái Lan là 85% trong khi vốn FDI chỉ chiếm 15%: Hàn
Quốc cũng trong tình trạng tương tự khi đưa ra chủ trương vay vốn để thành
lập các tập đoàn lớn, dẫn đến nợ chồng chất không trả được…)
Việt Nam với xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều nước khác trên thế giới
trong quá trình hội nhập, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò hết sức
quan trọng.Việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó trở
thành mục tiêu lâu dài và cơ bản không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đất
nước. Ngày 29/12/1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, đặt nền tảng pháp lý chính thức cho
1
Vũ Trường Sơn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trường ĐH
KHXH & NV, khoa Kinh tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Năm 1997, tr 155
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Sau đó là bốn lần bổ sung,
sửa đổi và điều chỉnh một số Điều trong Luật Đầu tư nước ngoài vào ngày
30/06/1990, 23/12/1992, 12/11/1996 và năm 2000, 2003 nhằm phù hợp hơn


với những thay đổi trong quá trình hội nhập kinh tế đã nhận được sự ủng hộ
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ FDI đầu tư vào Việt Nam có xu hướng
tăng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận
khách quan về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài không
phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, các rủi ro xảy ra từ các nguyên nhân chủ
quan và cả nguyên nhân khách quan gây nên sự cản trở
cho các dự án FDI hoạt động và phát triển.
Theo những cách nhìn nhận khác nhau thì rủi ro là những sự kiện không
may và bất ngờ xảy ra gây nên những thiệt hại đến lợi ích của con người, nó
luôn tồn tại song song với cuộc sống và trong mọi hoạt động của con người,
hoạt động đầu tư vào các dự án cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó thì việc
quản lý các rủi ro có thể xảy ra cho các dự án FDI là cần thiết để giảm thiểu
các thiệt hại do nó mang lại.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế
những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế” với đối tượng là
những rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Xuất
phát từ những dự án bị rút giấy phép đầu tư hoặc đang hoạt động trong tình
trạng thua lỗ. Từ đó đưa ra đánh giá về các nguyên nhân gây nên rủi ro của
các dự án.
Mục đích của việc nghiên cứu dự án này nhằm phát hiện ra những rủi ro
cơ bản mà các dự án FDI ở Việt Nam thường mắc phải, các nguyên nhân cơ
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
2
Chuyên đề tốt nghiệp
bản làm nảy sinh các rủi ro này và từ đó đưa ra một số giải pháp quản lý Nhà
Nước để hạn chế những rủi ro trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa ra quyết định

đầu tư và thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư FDI về cả quy mô và chất lượng,
đóng góp vào nền kinh tế quốc dân trên mọi phương diện.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không đưa ra hết tất cả các giải
pháp của mọi chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam mà chỉ là một số giải pháp chủ yếu từ phía chủ thể là Nhà Nước,
giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý vĩ mô các hoạt động đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nói riêng nhằm phù hợp với tình hình đất nước trong
giai đoạn mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
3
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Một Số Giải Pháp Quản Lý Của Nhà Nước
Nhằm Hạn Chế Những Rủi Ro Trong Hoạt Động Của Các Dự án Đầu Tư Trực
Tiếp Nước Ngoài ( FDI ) Vào Việt Nam Trong Thời kỳ Hội Nhập Kinh Tế
Quốc Tế” là do chính tôi viết. Tất cả những trích dẫn nguyên văn và không
nguyên văn đều đầy đủ và chính xác về nguồn gốc. Các số liệu, kết quả trong
chuyên đề này là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại Bộ Kế hoạch &
Đầu tư.

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008
Người cam đoan.
Hồ Thị Phương
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có

thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI
I. Lý luận về FDI
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
- Đầu tư trực tiếp cùng với đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại là
ba bộ phận cơ bản của vốn đầu tư quốc tế với hình thức là đầu tư tư nhân.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI:
Theo khái niệm mà Quỹ tiền tệ thế giới IMF trong báo cáo cán cân
thanh toán hàng năm đưa ra
2
thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là là đầu tư có lợi
ích lâu dài của doanh nghiệp tại một nước khác (là nước nhận đầu tư- hosting
country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầu
tư- source country) và với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh
nghiệp.
Uỷ ban thương mại và phát triển thế giới của Liên hợp quốc
(UNCTAD) trong Báo cáo về đầu tư thế giới năm 1996 lại đưa ra khái niệm
3
về đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và kiểm soát lâu
dài của một pháp nhân hoặc thể nhân ( là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc
2
Banlance of payments, fifth edition, Washington, DC IMF 1993, page 235
3
Xem: World Investment Report 1996, United Nations, 1996, page 219.
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
5
Chuyên đề tốt nghiệp
công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (với doanh
nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).
Quan điểm về FDI ở Việt Nam được quy định trong khoản 1 Điều 2 Luật đầu

tư trực tiếp nước ngoài đươc sửa đổi bổ sung năm 2000: “ đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật này”
4
.
1.2. Dự án FDI
Dự án đầu tư về nội dung là tổng thể các hoạt động dự kiến với các
nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch
sử thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định.
Theo sự đa dạng của các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài thì
cũng có những các hiểu khác nhau về dự án FDI . Trong khuôn khổ của đề tài
nghiên cứu thì có thể hiểu, dự án FDI là những dự án đầu tư do các nhà đầu
tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Các đặc trưng cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các dự án FDI để nhìn nhận một cách khách quan về
các vấn đề còn tồn tại, cần nắm được những đặc trưng cơ bản của các dự án
này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một hình thức đầu tư nên các dự án
FDI cũng mang những đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư.
Thứ nhất, đây là hoạt động bỏ vốn của các nhà đầu tư và vì vậy các
quyết định đầu tư thông thường là quyết định về tài chính và mỗi quyết định
đưa ra đều phải cân nhắc giữ lợi ích trước mắt và các lợi ích lâu dài của dự án.
4
Khoản 1, Điều 2, Luật Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi bổ sung, Năm 2000
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
6
Chuyên đề tốt nghiệp

Thứ hai, các hoạt động của các dự án đầu tư luôn mang tính chất lâu
dài.Trước bất cứ một hoạt động nào đều cần có chi phí hoạt động và mang lại
một kết quả nhất định.
Thứ ba, cũng như những dự án đầu tư khác,rủi ro chính là một trong những
đặc trưng cơ bản của các dự án FDI.
Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng có những đặc trưng riêng để phân
biệt với các dự án khác không có các yếu tố nước ngoài.Các dự án FDI có sự
tham gia của các bên có quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau, và vì vậy các dự án
bị chi phối bởi nhiều hệ thống pháp luật, từ nước đầu tư, nước nhận đầu tư
đến hệ thống pháp luật quốc tế.
Các nhà đầu tư trực tiếp tham gia hoặc họ có thể tự quản lý và điều hành
các dự án và tất cả các đối tượng bỏ vốn.
Ngoài ra,đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức giao lưu giữa các nền
văn hoá, tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới với những pháp nhân có chứa
yếu tố nước ngoài.Quan trọng hơn nữa là góp phần chuyển giao công nghệ và
các phương thức quản lý mới giữa các bên.
Mục đích cuối cùng của các dự án FDI chính là các bên tham gia hoạt
động đầu tư cùng có lợi, hoạt động sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi chủ thể
tham gia.
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
3.1. Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
5
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế,giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất.
5
Xem: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tuấn,
Nhà xuất bản Tư Pháp, năm 2005, tr181-219
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
7
Chuyên đề tốt nghiệp

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh
tế.Có thể coi đó là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩn
của sự đói nghèo.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao công nghệ làm
khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư bị thu hẹp.Bên
cạnh đó tạo phản ứng tích cực phổ biến công nghệ và hoạt động phát minh
công nghệ.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao
động,phát triển nguồn nhân lực.Hoạt động của các dự án FDI giúp trực tiếp
đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp
nhận đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế- xã hội,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu
tư.Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng năng lực xuất khẩu và
mở rộng thị truờng xuất khẩu.
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò trong việc cải thiện cán cân
thanh toán và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế .
3.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn lớn hơn so với các
nguồn vốn khác từ nước ngoài.Trong truờng hợp được cung cấp với một số
lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia.
- Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư lo
ngại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế đối với nền kinh
tế.
Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
8
Chuyên đề tốt nghiệp

- Tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất của
các dự án.Các nước đi đầu tư cần nơi thải công nghệ lạc hậu nhằm đổi mới
công nghệ của mình và như vậy các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước
kém và đang phát triển trở thành bãi rác công nghệ.
- Về lao động,người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòi
hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng sẽ bị sa thải.Bên cạnh
đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác động tiêu cực với cạnh tranh, cán
cân thanh toán và chính trị.
II. Rủi ro trong các dự án FDI.
1. Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI
1.1. Khái niệm về rủi ro.
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro được nhắc đến trong các lĩnh vực khác
nhau của dời sống kinh tế xã hội
Rủi ro đề cập đến những sự kiện, vấn đề không may mắn, bất ngờ xảy ra
gây những thiệt hại cho lợi ích con người, tài sản, nguồn lợi và trách nhiệm.
6
1.2. Một số tính chất.
Rủi ro là một trạng thái tiềm ẩn gây nên những mối nguy hiểm với các
mức độ khác nhau gây tổn thất cho con người nhưng lại rất khó để có thể đo
lường trước nó. Từ những khái niệm khác nhau về rủi ro, có thể thấy rủi ro có
những tính chất cơ bản sau:
- Tính bất ngờ: rủi ro bao gồm những sự kiện mà con người không thể đo
lường nó một cách đầy đủ và chắc chắn.Tất cả các rủi ro đều bất ngờ với
những mức độ khác nhau dẫn đến việc con người có thể nhận diện rủi ro hay
không. Trong trường hợp con người không thể đoán trước được rủi ro và
không nhận dạng được thì nó sẽ xảy ra hoàn toàn bất ngờ với con người.
Cũng có những rủi ro mà con người nhận dạng được nhưng không thể đo
6
Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI
tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội 2001, Số 12, tr7-9

Hồ Thị Phương Kinh tế & Quản lý công 46
9

×